Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi

Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, trước đây khi còn trong nền kinh tế bao cấp, Công ty còn được sự ưu ái từ phía Nhà nước, thế mạnh của Công ty lúc bấy giờ là được cấp và phân phối hàng hoá từ cấp trên theo kế hoạch phân cấp giót hàng của Nhà nước, không có sự cạnh tranh mua, không có sự cạnh tranh bán (hàng được đưa từ nơi sản xuất hoặc nhập khẩu, qua kho cấp I, sau đó được người tiêu dùng ở mọi thành phần tranh nhau tiêu thụ cho thương nghiệp) không cần phải quảng cáo, tiếp thị, hay các xúc tiến phục vụ cho quảng bá bán ra.

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1664 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức nghiệp ụ chuyên môn. Coi trong hoạt động súc tiến Thương mại, tham gia tìm hiểu khảo sát thị trường, tiếp cận thong tin, phân tích xử lý thông tin Thương mại, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin- tin học trong công tác quản lý. Coi trong công tác chống lãng phí và thực hành tiết kiệm, trong hoạt động kinh doanh,phát huy nội lực, xây dựng và triển khai qui chế dân chủ trong toàn Công ty. Phần thứ hai Thực trạng và những vấn đề đặt ra về hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thương mại dich vụ Tràng Thi I. Đặc điểm tình hình Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 1.1. Giai đoạn1 ( từ năm 1955 - 1960 ) Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi tiền thân ban đầu là Công ty ngũ kim, được thành lập ngày 14/02/1955, có trụ sở chính tại số 5-7 phố Tràng Tiền. Thời gian này Công ty thuộc quyền quản lý của sở thương nghiệp Hà Nội, nhiệm vụ chính của Công ty là cung cấp hàng hoá, vật liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất cho nhân dân - cơ quan... và cho chiến trường theo kế hoạch của Sở thương nghiệp. 1.2.Giai đoạn 2.( từ năm 1962 - 1987 ) Tháng 3/1962 trên cơ sở hợp nhất cônh ty ngũ kim và Công ty Môtô xe máy, thành lập nên Công ty kim khí hoá chất Hà Nội. Nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn này là sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng và gia công chế biến các sản phẩm sẵn có phục vụ cho nhu cầu xây dựng đất nước sau chiến tranh và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 1.3.Giai đoạn 3 ( từ năm 1988 - 1992 ) ở giai đoạn này số lượng CBNV của Công ty tăng trưởng hơn giai đoạn trước, tháng 6/1988 Công ty đã tiếp nhận thêm 400 lao động của Công ty gia công thu mua hàng công nghệ phẩm và Công ty kinh doanh tổng hợp. đồng thời mở rộng thêm một số điểm kinh doanh mới. lúc này Công ty dược đổi tên thành Công ty kim khí điện máy. 1.4. Giai đoạn 4 ( từ năm 1993 đến nay ) Ngày 29/4/1993 để phù hợp với tình hình thị trường và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh, nên Công ty nhận quyết định đổi tên thành Công ty Thương mại dich vụ Tràng Thi, đồng thời được bổ xung một số chức năng, nhiệm vụ mới. Đây cũng chính là tên giao dịch chính thức của Công ty hiện nay. Thời gian 5 năm (1993-1997 ) là quãng thời gian quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi cơ chế bao cấp sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường xây dựng và phát triển, đây là quãng thời gian hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn mới do những nguyên nhân sau: - Sự cạnh tranh gay gắt của các thành phần kinh tế thị trường. - Các cửa hàng và Công ty tư nhân, liên doanh với nước ngoài phát mạnh mẽ ngày càng chiếm ưu thế với nhiều chủng loại mặt hàng phong phú, mẫu mã đẹp đa dạng hiện đại, phương thức kinh doanh linh hoạt... hơn hẳn thương nghiệp quốc doanh, nhất là trên địa bàn Hà Nội. Thời gian từ năm 1998 đến nay hạ tầng cơ sở, mạng lưới kinh doanh trong Công ty dã và đang được đầu tư nâng cấp và phát triển, thời gian tới Công ty sẽ xây dựng các trung tâm Thương mại lớn, áp dụng phương thức kinh doanh tiên tiến, mở rộng chức năng - ngành nghề kinh doanh. 2. Tổ chức bộ máy Công ty Trong suốt quá trình trao đổi và phát triển, Công ty chỉ có từ chỗ chỉ có một cơ sở hoạt động thì nay đã lên tới rất nhiều cơ sở bán hàng và địa điểm kinh doanh. cùng với sự mở rộng và không ngừng nâng cao chất lượng, doanh số của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Hiện nay Công ty đã có một màng lưới bán hàng rộng rãi, với một bộ máy lãnh đạo và quản lý nang động, phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống quản lý của Công ty được tổ chức theo chế độ một thủ trưởng và được xây dựng theo mô hình trực tuyến - chức năng. Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty Giám đốc Công ty các phó Giám đốc Công ty phòng tổ chức hành chính phòng kinh doanh xuất nhập khẩu phòng kế toán các đơn vị kinh doanh Thực chất mô hình trực tuyến - chức năng là kiểu cơ cấu được kết hợp từ hai kiểu cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chức năng. Về nguyên tắc trong hệ thống trực tuyến chức năng đường quản trị trực tuyến từ trên xuống dưới vẫn tồn tại nhưng ở các cấp doanh nghiệp, người ta xác định các điểm chức năng theo các lĩnh vực công tác, như lĩnh vực nhân sự, lĩnh vực kế toán, lĩnh vực lao động, lĩnh vực kế hoạch... Theo kiểu cơ cấu này, các bộ phận quản trị chức năng không phải là các điểm tư vấn, không có quyền ra mệnh lệnh mà là các lĩnh vực chức năng có quyền ra mệnh lệnh. Người thủ trưởng được sự giúp sức của các phòng chức năng, các chuyên gia tư vấn trong việc bàn bạc, nghiên cứu tìm ra các giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp. tuy nhiên quyền quyết định tối cao cho những vấn đề này vẫn thuộc về thủ trưởng. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng đã nghiên cứu, đề xuất khi được thủ trưởng thông qua biến thành mệnh lệch, truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định. Việc gắn các chuyên gia làm việc với các chỉ huy trực tuyến khi ra cá quyết định quản trị có liên quan đến lĩnh vực chức năng mà họ phụ trách đã khắc phục được hạn chế tách rời việc chuẩn bị ra quyết định , có nghĩa là khắc phục nguy cơ tách người ra quyết định với người chuẩn bị cho ra quyết định. 2.1.Các chức danh nhân sự 2.1.1. Giám đốc Công ty Do uỷ ban nhân dân Thành phố bổ nhiệm. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty, có quyền điều hành cao nhất, tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và chịu trách nhiệm toàn diện trước thành phố, Sở Thương mại và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. 2.1.2. Phó giám đốc Công ty Do giám đốc Sở Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của giám đốc Công ty. Hiện nay Công ty có bốn Phó Giám đốc giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách các lĩnh vực công tác theo sự phân công, thay mặt giám đốc giải quyết cụ thể công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện các công việc thuộc phận sự được giao: Phó giám đốc phụ trách mạng lưới hành chính. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh bán buôn - bán lẻ nội địa Phó giám đốc phụ trách kinh doanh xuất nhập khẩu Phó giám đốc phụ trách tài chính kế toán 2.1.3 Trưởng các phòng ban chức năng - Trưởng phòng hành chính: điều hành mọi hoạt động và giải quyết mọi vấn đề có liên quan đén công tác quản lý nhân viên dưới quyền, như thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm và phối hợp với các phòng ban trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự, lập kế hoạch theo dõi tổ chức cán bộ,... nghiên cứu đề xuất ý kiến giải quyết kịp thời chính xác những đơn từ - kiến nghị - khiếu tố của cán bộ trong và ngoài Công ty, gửi tới theo đúng nguyên tắc chế độ của Nhà nước. - Trưởng phòng kế toán: Điều hành mọi hoạt động về kế toán tài vụ, giúp giám đốc Công ty chỉ dạo tổ chức thực hiện công tác thống kê, phân tích hoạt động kinh doanh, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả. - Trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: điều hành mọi hoạt động có liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu , tham mưu cho giám đốc về các chiến lược kinh doanh xuất nhập khẩu... 2.2. Các phòng ban chức năng. Các phòng chức năng là những tổ chức bao gồm cán bộ và nhân viên được phân công chuyên môn hoá theo các chức năng quản trị, có nhiệm vụ giúp giám đốc và các phó giám đốc, theo dõi, hướng dẫn các bộ phận kinh doanh, cũng như nhân viên cấp dưới thực hiện đúng những quyêt định quản lý. Trách nhiệm chung của các phòng chức năng là vừa phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vừa phải phối hợp chặt chẽ với các phòng khác, nhằm đảm bảo cho tất cả các lĩnh vực công tác của Công ty, được tiến hành ăn khớp đồng bộ và nhịp nhàng. 2.2.1. Phòng tổ chức hành chính Chức năng, nhiệm vụ : tham mưu cho giám đốc Công ty về công tác tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương, quản lý mạng lưới kinh doanh, công tác thanh tra bảo vệ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, quản trị hành chính, các chế độ có liên quan đến bảo hiểm và quyền lợi- nghĩa vụ của CBNV trong toàn Công ty,các công việc về văn thư, lưu trữ, lái xe, bố trí đủ biên chế lao động có trình độ chuyên môn nghiẹp vụ, có năng lực thực tiễn để đáp ứng được công việc phân công cho từng cá nhân, từng bọ phận. Biên chế lao động : gồm có 13 cán bộ công nhân viên, về trình độ chuyên môn: có 4 đại học, 3 trung học,1 sơ cấp, 4 bảo vệ, 1 lái xe. 2.2.2. Phòng kế toán. Chức năng, nhiệm vụ: tổ chức các hoạt động về kế hoạch tài chính và công tác kế toán thống kê theo pháp luật Nhà nước quy định, cụ thể là lập kế hoạch tài chính, dự trữ ngân sách hàng năm cho từng dự án, tổ chức theo dõi và kiểm soát các công viẹc thu chi, việc thực hiện các chính sách tài chính của các đơn vị trong Công ty, hướng dẫn các đơn vị trong Công ty thực hiện các chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh, các chính sách tài chính của Công ty và của ngành. Biên chế lao động : phòng gồm có 11 cán bộ nhân viên, về trình độ chuyên môn có 7 đại học,3trung học, 1 sơ cấp. 2.2.3. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu : Chức năng nhiệm vụ : Tham mưu cho giám đốc về các nhiệm vụ kinh doanh và quản lý chất lượng hàng hoá của Công ty, thực hiện nhiệm vụ khai thác tìm nguồn hàng, tổ chức các hoạt động tiêu thụ hàng hoá trên thị trường, phụ trách các nhiệm vụ xuất nhập khẩu. Biên chế lao động : phòng gồm có 9 cán bộ nhân viên, về trình độ có 1 trên đại học, 6 đại học , 2 trung cấp 2.3. Các đơn vị kinh doanh: Hiện nay Công ty có 12 đơn vị kinh doanh trực thuộc : 1 . Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. 2 . Trung tâm Thương mại Dịch vụ 5-7 tràng tiền 3 . trung tâm Thương mại Dịch vụ 12 Tràng Thi. 4 . Cửa hàng Thương mại Thuốc Bắc 5 . Cửa hàng Thương mại Đồng Xuân 6 . Cửa hàng Thương mại Hàng Đào 7 . Cửa hàng Thương mại Cửa Nam 8 . Cửa hàng Thương mại Đại La 9 . Cửa hàng Thương mại Giảng Võ 10. Cửa hàng Thương mại Cát Linh 11. Xí nghiệp sửa chữa điện lạnh 12 . Xí nghiệp mô tô xe máy. Chức năng nhiệm vụ : Hoạt động một cách độc lập tự chủ, tự hạch toán làm ăn theo nhu cầu thị trường. Cụ thể là khai thác tìm nguồn hàng, tổ chức kinh doanh theo mục tiêu lợi nhuận, tự trang trải kinh phí và tự chịu trách nhiệm đối với mọi lỗ lãi, rủi ro, Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao cho như ;thuế doanh thu, thuế sử dụng vốn, thuế thu thập, thuế đất, thuế môn bài, , khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội,bảo hiểm thân thể, quản lý phí, trích 3 quỹ... Quản lý và sử dụng tốt nhất, có hiệu quả nhất mọi tiềm năng về vốn, về màng lưới đất đai, nhà xưởng tài sản...và khả năng tổ chức- sử dụng nhân lực Tiếp thu thông tin, mệnh lệnh từ các cấp quản trị để có biện pháp xử lý kịp thời, cùng với các phòng chức năng đề ra phương hướng giải quyết Tổ chức tốt hoạt động kinh doanh để thực hiện được các kế hoạch được giao dúng thời hạn. Biên chế lao động: Mỗi đơn vị kinh doanh đều có một trưởng đơn vị và từ 1 đến 2 phó,các nhân viên dưới quyền. 2.4. Chức năng nhiệm vụ của Công ty - Kinh doanh bán buôn, bán lẻ các hàng hoá tiêu dùng, tư liệu sản xuất, hoá chất, thiết bị, phương tiện... - Làm đại lý cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước - Tổ chức sản xuất, gia công Dịch vụ, sửa chữa các đồ dùng điện tử, điện lạnh, đồ điện và phương tiện đi lại ( như xe đạp, xe máy, ...) - Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng các hoạt động kinh doanh của Công ty. - Tổ chức các Dịch vụ kinh doanh ăn uống, cho thuê văn phòng đại diện cho các tổ chức trong và ngoài nước, ... - Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ - Nhập khẩu vật tư, nguyên liệu hoá chất và các thiết bị hàng điện gia dụng... - Thực hiện văn minh thương nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của Công ty, hoàn thành các chỉ tiêu nộp ngân sách Nhà nước và tăng trưởng vốn, không ngừng nâng cao thu nhập cho người lao động. - Bố trí sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả : xây dựng và áp dụng các định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh nhằm khuyến khích nâng cao năng xuất lao động. Tổ chức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chế độ chính sách; tổ chức các phong trào thi đua, chống các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng, buôn lậu trong Công ty... 3.Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật chủ yéu của Công ty 3.1. Cơ cấu mặt hàng: Xét về ngành hàng có thể chia cơ cấu mặt hàng của doanh nghiệp thành 11 loại như sau. Mặt hàng kim khí Mặt hàng công cụ dụng cụ Mặt hàng điện máy, máy mặt hàng điện gia dụng Mặt hàng vật liệu điện Mặt hàng gia dụng Mặt hàng phương tiện vận tải, như xe đạp, xe máy, phụ tùng xe đạp xe máy... Mặt hàng vật liệu xây dựng, thiết bị nước... Mặt hàng thiết bị dụng cụ y tế Mặt hàng thiết bị văn phòng Mặt hàng tạp phẩm và văn phòng phẩm Trải qua gần 50 năm hoạt động kinh doanh của Công ty, cơ cấu ngành nghề truyền thống của Công ty vẫn được duy trì và đang tiếp tục phát triển, mở rộng nhằm phù hợp với nhu cầu biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường, nhưng xét đến cùng thì vẫn có những đặc điểm chính sau - Những mặt hàng liệt kê ở trên, chủ yếu là các mặt hàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nên yêu cầu đầu tiên phải đáp ứng là chất lượng hàng hoá, hay nói cách khác là phải giữ gìn chữ tín với khách hàng. Đây là cơ cấu ngành hàng có độ rủi ro trong kinh doanh thấp hơn các nghành hàng khác. - Với các mặt hàng truyền thống như hàng điện máy, Công ty vẫn theo đuổi mục tiêu là giữ vững và tăng trưởng hơn nữa vị thế của mình trên thị trường. Công ty đã cố gắng cân bằng tỷ trọng nhóm mặt hàng này giữa các khu vực, các thị trường nhưng hiện nay nhóm mặt hàng này đang được bán tập trung tại các địa điểm trong Công ty... Có thể nói tính chất nhiệm vụ kinh doanh của Công ty là tương đối ổn định, do vậy Công ty đã chủ động nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, đáp ứng đúng thời gian và địa điểm, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, trong cơ chế thị trường luôn luôn vận động, biến đổi theo thời gian, luôn có sự đào thải theo quy luật “ cá lớn nuốt cá bé”, Công ty có màng lưới kinh doanh rộng khắp 4 quận nội thành, song song với kinh doanh Công ty đã phát triển các Dịch vụ sửa chữa , lắp đặt điện - máy... cùng với sự ngày càng nâng cao về chất lượng phục vụ, tham gia cạnh tranh trên thị trường. 3.2.Lực lượng lao động của Công ty Lực lượng lao động của Công ty được chia theo hai nghiệp vụ kinh doanh chính là Thương mại và Dịch vụ - Sửa chữa. Trong đó nghiệp vụ Thương mại thu hút tỷ trọng lao động cao hơn so với nghiệp vụ Dịch vụ-Sửa chữa, Điều này chứng tỏ Công ty vẫn đi theo hướng kinh doanh Thương mại là chính, còn lĩnh vực Dịch vụ mới phát triển ở mức độ khiêm tốn. tỷ lệ giữa nhân viên trực tiếp kinh doanh với người quản lý cũng hợp lý, cho thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty là vừa phải. đây là một lợi thế có ý nghĩa đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh so với các doanh nghiệp khác . Trong những năm gần đây, đội ngũ lao động của Công ty đã không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng được nhu cầu đặt ra của quá trình kinh doanh, trong đó nổi lên là sự phát triển về năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. đó là do kết quả từ việc trú trọng tới công tác tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong Công ty. 3.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật Trong những năm qua Công ty đã quan tâm đến cải tạo nâng cấp các điểm kinh doanh trong màng lưới của Công ty, nhằm đáp ứng văn mjnh Thương mại , tuy rằng cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện hiện đại. - Đầu tư gần chục tỷ đồng cải tạo nâng cấp Trung tâm Thương mại Dịch vụ số 5-7 Tràng Tiền, Cửa hàng Thương mại Giảng Võ, Cửa hàng Thương mại Cửa Nam, Cửa hàng Thương mại Thuốc Bắc, Cửa hàng Thương mại Đồng Xuân, Cửa hàng Thương mại Hàng Đào, Xí nghiệp điện lạnh, Cửa hàng Thương mại Đại La... - Mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh, hoạt động quản lý: máy tính máy photocophy, máy fax, máy tính tiền bán hàng tự chọn, máy thử độ dung xe trang bị cho xưởng sửa chữa bảo dưỡng xe máy... Dự kiến trong năm tới sẽ tiến hành nối mạng máy vi tính trong khâu kế toán toàn Công ty 3.4. Nguồn cung ứng hàng hoá. Nguồn cung ứng hàng hoá của Công ty bao gồm các thành phần kinh tế, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp quốc doanh như : Công ty điện cơ thống nhất, Công ty điện cơ 91, Công tykỹ thuật điện , nhà máy dây điện trần phú,.Công ty khoá đông Anh, Công ty khoá Việt Tiệp, Công ty khoá minh khai, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty điện quang, Công ty kim khí Thăng Long,Công ty Vi Ha, Công ty Li Xe Ha, Công ty liên doanh Hon Đa Việt Nam, Công ty cổ phần Thương mại nội thương, Công ty Hoà Phát, Công ty nhựa Rạng Đông...Những doanh nghiệp kể trên là mối quan hệ thường xuyên của Công ty, ngoài ra còn rrất nhiều các đối tác chuyên cung ứng hàng hoá cho Công ty, nhằm tạo nguồn cung cấp đầu vào ổn định trong nhiều năm. 3.5. Địa bàn kinh doanh - Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi có trụ sở chính ở 12 phố Tràng Thi,quận Hoàn Kiếm, là quận có nhiều trung tâm giao dịch lớn, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế Thương mại của thủ đô, về lợi thế so sánh, là Công ty có nguồn nhân lực có trình độ nghiệp vụ và trình độ văn hoá tập trung hơn so với các Công ty khác trong toàn ngành Thương mại Hà Nội. - Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp các nơi trong thành phố Hà nội, đây là một lợi thế thuận lợi vì các địa điểm kinh doanh đều nằm ở các đầu mối giao thông thuận tiiện, ở các khu dân cư đông đúc, thương hiệu ngành nghề đã ăn sâu trong tiềm thức người tiêu dùng và được sự mến mộ của người Hà Nội và khách ngọai tỉnh, với điều kiện này đã góp phần không nhỏ cho Công ty giành được hiệu quả kinh doanh trong nhiều năm qua. 3.6. Khách hàng của Công ty Khách hàng của Công tychủ yếu là người tiêu dùng, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức xã hội, các đơn vị quân đội, các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các xí nghiệp, các Công ty, các công trình...có nhu cầu về tiêu dùng, về tư liệu sản xuất và Dịch vụ sửa chữa..Trải qua nhiều năm kinh doanh trên thị trường Hà Nội, ngay từ thời bao cấp đã xây dựng được mối quan hệ thường xuyên với các bạn hàng, cho đến nay mặc dù cơ chế thị trường có nhiều thay đổi, song các bạn hàng của Công ty vẫn rất gắn bó, quan tâm. Không chỉ giới hạn trong địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu của Công ty là mở rộng màng lưới kinh doanh ra các tỉnh thành phố khác, đồng thời súc tiến các nghiệp vụ và chuẩn bị đầu tư cơ sở vật chât tiến tới mở rộng bán buôn hiếm thị phần nhiều hơn so với bán lẻ. 3.6.Các đối thủ cạnh tranh Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, trước đây khi còn trong nền kinh tế bao cấp, Công ty còn được sự ưu ái từ phía Nhà nước, thế mạnh của Công ty lúc bấy giờ là được cấp và phân phối hàng hoá từ cấp trên theo kế hoạch phân cấp giót hàng của Nhà nước, không có sự cạnh tranh mua, không có sự cạnh tranh bán (hàng được đưa từ nơi sản xuất hoặc nhập khẩu, qua kho cấp I, sau đó được người tiêu dùng ở mọi thành phần tranh nhau tiêu thụ cho thương nghiệp) không cần phải quảng cáo, tiếp thị, hay các xúc tiến phục vụ cho quảng bá bán ra... Nhưng từ khi xoá bỏ bao cấp và nhất là những năm gần đây các quy luật của nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, đã gây cho Công ty không ít khó khăn, Công ty đã khai thác nguồn hàng và tìm nơi tiêu thụ, chấp nhận cạnh tranh trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các Công ty trách nhiệm hữu hạn cùng nghành nghề, các tư nhân, và nhiều doanh nghiệp khác trong và ngoài nghành Thương mại trước kia không kinh doanh nghành nghề này, thị nay cũng buôn bán tràn lan...Hầu hết các đối thủ cạnh tranh họ có lợi thế là :bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hệ thống thu thập và sử lý thông tin nhanh,có cơ chế làm việc thoáng,nguồn nhân lực không bị chói buộc bởi chế độ chính sách...Tuy nhiên cán bộ cong nhân viên trong Công ty đã không ngừng phấn đấu vươn lên, học tập trau rồi kiến thức và đã tự khẳng định được vị trí của mình trong ngành Thương mại của Thủ Đô. II. Thực trạng tình hình kinh doanh ở Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi thời gian vừa qua 1. Về những lợi thế và hạn chế của Công ty 1.1.Về lợi thế Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi là một doanh nghiệp Thương mại trực thuộc sở Thương mại Hà Nội, có trụ sở tại phố Tràng Thi, trung tâm quận Hoàn Kiếm, có màng lưới kinh doanh trên cả các quận của thành phố. trong giai đoạn thị trường và hoạt động Thương mại phát triển sôi động, khối lượng hành hoá lưu thông trên thị trường tăng liên tục với tốc độ tương đối cao, măt hàng ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng muôn hình muôn vẻ nhu cầu tiêu dùng xã hội. Về phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng, với nhiều hình thức linh hoạt, như đại lý, ký gửi, uỷ thác, trả góp, trả chậm... Về đối tác cung ứng hàng hoá, là những bạn hàng ở nhiều thành phần kinh tế khác nhau nên có nhiều thuận lợi trong giao dịch ... 1.2.Về hạn chế Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán ra có xu hướng tăng chậm, sản phẩm hàng hoá trong nước còn nghèo nàn chưa đáp ứng kịp nhu cầu đa dạng của thị trường,hàng hoá nhập ngoại phong phú trôi nổi trên thị trường với giá cả hấp dẫn thường khó có nguồn gốc xuất sứ và rất khó khăn về chứng từ ban đầu trong thủ tục nhập hàng,do đó hạn chế rất lớn phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh, đến khả năng cạnh tranh trên thị trường. Màng lưới kinh doanh nhiều nhưng nhỏ ,lẻ nằm rải rác ở các nơi, trang thiết bị còn nghèo nàn,phương thức kinh doanh còn ở dạng thô sơ, các Dịch vụ còn chưa dược quan tâm phát triển, văn minh Thương mại còn thấp. Trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh nói chung trong CBNV còn ở mức khiêm tốn... 2. Những kết quả đạt được 2.1.Phân tích tình hình kinh doanh ở Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi trong thời gian 2 năm gần đây (1999-2000) Sau những năm đổi mới và cải tiến phương thức hoạt động kinh doanh, thương nghiệp quốc doanh trên địa bàn Hà Nội đã có những bước tiến bộ rõ rệt, thị trường ngày càng phát triển sống động, phong phú, đa dạng hơn trước. Thực tế đã chỉ ra trong những năm chuyển đổi cơ chế gần đây, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng chiếm tỷ trọng hơn hẳn so với khu vực doanh doanh nghiệp Nhà nước do sự năng động và hiệu quả trong thực tế hoạt động kinh doanh, điều náy ít nhiều đe doạ đến sự phát triển của khu vực Thương mại quốc doanh, đạt ra cho mỗi doanh nghiệp Thương mại quốc doanh phải có mục tiêu, phải có chiến lược thông minh sát thực tế. Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi là một trong những doanh nghiệp có nhiều cố gắng vươn lên tham gia cạnh tranh trên thị trường, trong nhiều năm qua đã đạt được những hiệu quả, thể hiện trên số liệu của bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 1999-2000 như sau : Đơn vị : Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000/1999 1 Tổng doanh thu 135.340 175.250 129.5% 2 Doanh thu thuần 129.580 174.000 134.3% 3 Giá vốn hàng bán 123.230 165.060 133.9% 4 Lợi tức gộp 6.350 8.940 140.8% 5 Chi phí bán hàng 5.890 6.910 117.3% 6 Chi phí quản lý DN 1.120 1.021 117.9% 7 Tổng lợi tức trước thuế 660 1.009 152.9% 8 Thuế thu nhập DN 230 248 107.8% 9 Lợi tức sau thế 430 761 177.0% 10 Lợi tức còn lại 68 74 108.8% Năm 1999 thị trường trong nước nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, cả nước áp dụng luật thuế mới, luật thuế VAT. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,sức mua thấp, chỉ số giá cả hàng hoá tiêu dùng giảm. Nằm trong tình hình chung đó, Công ty Thương mại Dịch vụ Tràng Thi cũng vấp phải nhiều khó khăn. Nhìn trên bảng kết quả kinh doanh ta thấy, năm 2000 là năm có nhiều cố gắng, nỗ lực các chỉ tiêu đều tăng so với năm 1999, trong đó tỷ lệ tăng lợi tức gộp và tăng doanh thu là cao nhất (đạt 134.3% đối với doanh thu và 177.0% đối với lợi nhuận sau thuế), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng đáng kể nhưng so với tỷ trọng tăng doanh thu và lợi nhuận là hợp lý, có thể nói Công ty đã kinh doanh có hiệu quả. 2.2.Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu tổng quát 2.2.1.Các chỉ tiêu về doanh lợi : Doanh lợi là chỉ tiêu thể hiện rõ nét tình hình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đồng thời qua chỉ tiêu này ta cũng có thể đánh giá sơ bộ về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp là hiệu quả hay không? Đối với các doanh nghiệp Thương mại thì việc phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh lợi là đặc biệt quan trọng, bởi mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là lợi nhuận và tốc độ tiêu thụ mà doanh thu là chỉ tiêu tổng quát thể hiện điều đó. Biểu doanh thu theo các hình thức kinh doanh (Đơn vị triệu đồng) STT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 2000/1999 1 DT KD thương nghiệp 125.480 159.450 127.1% 2 Doanh thu Dịch vụ 1.250 1.530 122.4% 3 DT đại lý, ký gửi, hoa hồng 105 65 61.9% 4 Doanh thu khác 8.505 14.205 167.0% Tổng doanh thu 135.340 175.250 129.5% Qua bảng trên ta thấy, nhìn chung tình hình thực hiện doanh thu trong những năm qua có sự tăng trưởng, doanh thu của các hình thứckinh doanh khác nhau có tốc độ tăng khác nhau, riêng doanh thu đại lý, ký gửi, hoa hồng giảm, chỉ đạt được 61.9% so với năm 1999. Tuy nhiên nhìn chung phần lớn doanh thu của Công ty chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh thương nghiệp đem lại, chiếm bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Thư­ơng mại Dịch vụ Tràng Thi.DOC
Tài liệu liên quan