Mục lục.
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở luận chung về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1. I. Khái niệm và vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
a. Khái niệm
b. ý nghĩa và vai trò.
c. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh.
3. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định.
II. Nội dung của việc phân tích hoạt động kinh doanh.
1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Công ty.
2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty.
3. Phân tích tình hình cung ứng sản phẩm hàng hóa của Công ty.
Chương II: Tổng quan về Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm HP.
3. Cơ cấu tổ chức quản trị của Công ty.
4. Một số đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của Công ty.
Chương III: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. I. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006.
II. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
III. Thị trường tiêu thụ của Công ty.
Chương IV:Một số biện pháp nâng cao hiêụ quả hoạt động sản xuất kinh doanh
I. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
1. Những thuận lợi & khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
2. Định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới.
II. Một số biện pháp nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
1. Các biện pháp marketing.
2. Các biện pháp hoàn thiện bộ máy tiêu thụ .
3. Một số biện pháp khác.
IV. Một số kiến nghị.
1. Đối với Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.
2. Đối với các cơ quan cấp trên nhà nước.
Kết luận.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty tương đối trẻ đáp ứng được nhu cầu về sức khỏe làm việc, đồng thời có khả năng tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Tuy nhiên, do lực lượng lao động còn trẻ nên kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế nên có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Hiện nay Công ty có 49 công nhân cơ khí và 303 công nhân công nghệ, con số này là tương đối hợp lý vì tính chất công việc trong Công ty là chuyên về sản xuất trực tiếp. Trong đó công nhân cơ khí có trình độ tay nghề cao( bậc 6, bậc 7) là 27/49 người, công nhân công nghệ bậc giỏi(bậc 6) là 112/303 người.
3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được thể hiện ở bảng kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2004 - 2006.
(trang sau)
Nhận xét: Qua các số liệu ở bảng 4 ta thấy, tuy sản lượng tiêu thụ thực tế giảm nhưng việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm qua các năm 2004, 2005, 2006 cũng có sự biến động lớn.
+ Năm 2004 hầu hết các chỉ tiêu về sản lượng tiêu thụ của các chủng loại sản phẩm đều đạt kế hoạch đặt ra, tổng sản lượng 3 chủng loại sản phẩm sắt tráng men, nhôm, Inox tiêu thụ vượt kế hoạch 322.371 sản phẩm, tương ứng với tỷ lệ 11,72%. Cụ thể sản phẩm nhôm vượt 222.176 sản phẩm (=14,81%), sản phẩm sắt tráng men vượt 113.454 sản phẩm(=9,3%). Tuy sản lượng nhôm và sắt tráng men tiêu thụ đều vượt kế hoạch nhưng sản phẩm Inox lại không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đặt ra, giảm 13.259 sản phẩm(= -44,2%) so với kế hoạch. Đặc biệt trong năm 2004 sản lượng men bán ra vượt đáng kể 23,3 tấn, ứng với tỷ lệ 116,5%.
+ Năm 2005 sản lượng tiêu thụ của Công ty đều không đạt được kế hoạch đặt ra ( đạt được 71,77% so kế hoạch) ở tất cả các chủng loại sản phẩm. Đặc biệt sản phẩm Inox tiêu thụ thực tế rất thấp, chỉ bằng 33,22% so với kế hoạch. Điều này có thể thấy được do năm 2005 Công ty bắt đầu hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần nên có nhiều biến động về cơ cấu tổ chức, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra có phần chưa hợp lý với tình hình thực tế của Công ty.
+Năm 2006, tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ có bước tiến đáng kể. Sản lượng tiêu thụ đều đạt và vượt kế hoạch đặt ra ở tất cả các mặt hàng. Đạt được kết quả này có sự đóng góp rất lớn của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng như đội ngũ nhân viên tiêu thụ, đã không ngừng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của Công ty để đạt kế hoạch đặt ra. Cũng kết quả này cho thấy công tác lập kế hoạch về sản lượng tiêu thụ của Công ty đã có hiệu quả phù hợp với thực tế tại Công ty.
Bảng 4: Kết quả thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2004- 2006.
SốTT
Tên sản phẩm
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh thực hiện/ kế hoạch
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
+,-
%
+,-
%
+,-
%
1
Sp nhôm
Cái
1.500.000
1.722.176
2.280.000
1.594.169
1.223.750
1.223.953
+222.176
+14,81
-685.831
-30,08
+203
+0,02
2
SP STmen
Cái
1.220.000
1.333.454
1.420.000
870.036
869.800
870.036
+113.454
+9,3
-384.313
-27,06
+236
+0,03
3
SP Inox
Cái
30.000
16.741
45.000
9.000
8.950
9000
-13.259
-44,2
-30.053
-66,78
+50
+0,56
4
Nhôm khác
Tấn
75
70,6
80
65,3
85
86,6
-4,4
-5,87
-14,7
-18,38
+1,6
+0,02
5
Men bán ra
Tấn
20
43,3
100
31,8
19
19,2
+23,3
+116,5
-68,2
-68,2
+0,2
+0,01
Tổng
Cái
2.750.000
3.072.371
3.685.000
2.644.803
2.102.500
2.102.989
+322.371
+11,72
-1.040.197
-28,23
+489
4.Giá trị và sản lượng tiêu thụ của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006.được thể hiện ở bảng 5(trang sau).
Nhận xét: qua bảng tổng kết kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm 2004, 2005, 2006 ta thấy: tuy sản lượng tiêu thụ qua các năm đều giảm và giảm ở tất cả các mặt hàng nhưng doanh thu tiêu thụ vẫn có xu hướng tăng. Điều này có thể giải thích là do sự biến động của thị trường, giá hàng tiêu dùng trong những năm vừa qua tăng liên tục và do giá của nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên giá bán sản phẩm của Công ty cũng tăng theo, kéo theo doanh thu tiêu thụ tăng mặc dù tiêu thụ được ít sản phẩm được ít sản phẩm hơn năm trước. Cụ thể:
+ Về sản lượng tiêu thụ: năm 2005 tiêu thụ được ít hơn năm 2004 là 427.568 cái, tương ứng với tỷ lệ 13,92%, trong dod mặt hàng nhôm giảm 128.007 cái, ứng với tỷ lệ 7,43%, mặt hàng sắt tráng men giảm 297.767 cái, ứng với tỷ lệ 22,33%, mặt hàng Inox giảm 1794 cái (= -7,43%), ngoài ra còn giảm ở các mặt hàng nhôm khác và men bán ra. Nguyên nhân là do sự chuyển biến hình thái sở hữu từ một Công ty Nhà nước sang Công ty cổ phần với 30% vốn Nhà nước nên những biện pháp hỗ trợ tiêu thụ của Nhà nước bị cắt giảm làm cho công tác tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là mặt hàng Inox giảm mạnh chứng tỏ mặt hàng Inox chưa được thị trường ưa chuộng hay có thể nói Công ty chưa có thế mạnh về sản xuất mặt hàng này.
Năm 2006 sản lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục giảm so với năm 2005 là 541.814 sản phẩm chiếm 20,49%. Sự giảm sút này là tương đối lớn. Trong đó giảm mạnh nhất là ở sản phẩm Inox giảm 5.917 sản phẩm tương ứng với 39,79% do Công ty không ký được hợp đồng sản xuất bình nóng lạnh Inox; sau đó là sản phẩm nhôm giảm 370.216 sản phẩm, tương ứng với tỷ lệ 23,22%.
Nguyên nhân chính của việc sản lượng tiêu thụ ở hầu hết các mặt hàng đều giảm là do năm 2006 thị trường trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, việc Đông Âu đánh thuế cao các mặt hàng nhập khẩu đã làm cho việc xuất khẩu mặt hàng khay nướng của Công ty chậm lại và giảm so với năm 2005. Đồng thời việc Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại quốc tế đã khiến cho hoạt động tiêu thụ các sản phẩm của Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn.
+ Về doanh thu tiêu thụ: Tuy sản lượng tiêu thụ qua các năm đều giảm mạnh năm đều giảm mạnh nhưng doanh thu tiêu thụ đều tăng . Nhìn chung năm 2005, doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2004 là 2.170 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,19% nhưng chỉ tăng ở mặt hàng nhôm là 4.880 tr.đ chiếm 10,09% còn các mặt hàng khác đều giảm. Đặc biệt là mặt hàng Inox giảm 1.278 tr.đ, ứng với tỷ lệ 60,86%. Nguyên nhân chính làm cho doanh thu sản phẩm nhôm tăng mạnh là trong năm 2005 Công ty đã ký kết được hợp đồng sản xuất ruột nồi cơm điện với Công ty Kinh Bắc.
Năm 2006 nhìn chung doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2005, từ 70.204 tr.đ vào năm 2005 lên đến 70.452 tr.đ vào năm 2006, số chênh lệch cho thấy tăng 248 tr.đ, tương ứng với tỷ lệ 0,35%. Xét từng mặt hàng cụ thể cho thấy, doanh thu tiêu thụ năm 2006 tăng chủ yếu là do tăng ở mặt hàng sắt tráng men 1.824 tr.đ (= 12,44%) dựa vào việc Công ty xuất khẩu được mặt hàng khay nướng sang Đông Âu ở những tháng đầu năm. Doanh thu các mặt hàng còn lại vẫn giảm so với năm 2005 và giảm mạnh ở mặt hàng Inox là 322 tr.đ( = -39,17%).
+ Về sản phẩm tồn kho cũng có những chuyển biến rõ rệt: năm 2005 mặt hàng tồn kho tương đối lớn 130.048 sản phẩm(= -20%) so với năm 2004 nhưng sang đến năm 2006 sản phẩm tồn kho lại tăng lên 87.948 sản phẩm(= 16,91%) so với năm 2005. Việc tăng sản phẩm tồn kho này ảnh hưởng không nhỏ đến vòng quay của vốn đầu tư, gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Như vậy kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty cho thấy mặc dù doanh thu tiêu thụ qua các năm vẫn tăng nhưng tăng chủ yếu là do giá bán được đẩy lên cao chứ không phải là tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Điều này chứng tỏ hoạt động tiêu thụ của Công ty đang gặp nhiều khó khăn
Bảng 5:Giá trị và sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua các năm 2004, 2005, 2006.
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
2005/2004
2006/2005
(+,-)
%
(+,-)
%
I
Sản lượng tiêu thụ
Cái
3.072.371
2.644.803
2.102.989
-427.568
-13,92
-541.814
-20,49
1
SP nhôm
Cái
1.722.176
1.594.169
1.223.953
-128.007
-7,43
-370.216
-23,22
2
SP sắt tráng men
Cái
1.333.454
1.035.687
870.036
-297.767
-22,33
-165.651
-15,99
3
SP Inox
Cái
16.741
14.947
9.000
-1.794
-10,71
-5.947
-39,79
4
Nhôm khác
Tấn
70,06
65,3
86,6
-5,3
-7,5
-21,3
-30,17
5
Men bán ra
Tấn
43,3
31,8
19,2
-11,5
-26,56
-12,6
-39,62
II
Doanh thu tiêu thụ
Tr.đ
68.034
70.204
70.452
+2.170
+3,19
+248
+0,35
1
SP nhôm
Tr.đ
48.349
53.229
52.380
+4.880
+10,09
-849
-1,59
2
SP sắt tráng men
Tr.đ
15.620
14.662
16.486
-958
-6,13
+1.824
+12,44
3
SP Inox
Tr.đ
2.100
822
500
-1.278
-60,86
+322
+39,17
4
SP khác
Tr.đ
1.965
1.491
1.086
-474
-24,12
-405
-27,16
III
SP tồn kho
Cái
650.220
520.172
608.120
-130.048
-20,00
+87.948
+16,91
cần có những biện pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn đó.
IV. Thị trường tiêu thụ của Công ty.
Qua 48 năm đi vào hoạt động với thế mạnh là cơ sở sản xuất sản phẩm sắt tráng men và nhôm lớn nhất cả nước, vì vậy thị trường tiêu thụ chủ yếu của Công ty là thị trường trong nước và một phần xuất khẩu ra nước ngoài.
Muốn nắm bắt được thực tế năng lực sản phẩm của Công ty, chúng ta phải đi xét đến khả năng tiêu thụ sản phẩm thực tế tại từng thị trường để xây dựng, lựa chọn thị trường mục tiêu cho hợp lý.
Bảng 6: Thị trường tiêu thụ của Công ty qua các năm.
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng(%)
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng(%)
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng(%)
- Thị trường nước ngoài
10.530
15,48
11.645
16,59
9.320
13,23
- Thị trường trong nước
57.504
84,52
58.559
83,41
61.132
86,77
Tổng
68.034
100
70.204
100
70.452
100
Từ các số liệu trong bảng trên cho thấy: nhìn chung trong các năm 2004, 2005, 2006, tình hình tiêu thụ tại thị trường nước ngoài có sự biến đông lớn, từ 10.530 (tr.đ) doanh thu năm 2004 tăng lên 11.645(tr.đ) năm 2005 và lại giảm xuống còn 9.320(tr.đ) năm 2006. Tuy doanh thu từ việc tiêu thụ ở thị trường nước ngoài có sự biến động lớn nhưng doanh thu ở thị trường trong nước vẫn có xu hướng tăng, từ 57.504(tr.đ) năm 2004 lên 58.599( tr.đ) năm 2005 và tăng vượt lên 61.132(tr.đ) năm 2006. Các sản phẩm dụng cụ gia đình bằng sắt tráng men, nhôm, dụng cụ y tế……của Công ty được xuất khẩu thường xuyên sang các thị trường như: Lào, Campuchia. Đặc biệt sản phẩm khay nướng được xuất khẩu sang các nước Đông Âu, hàng năm xuất khẩu 300.000 -350.000 sản phẩm với giá trị 7 - 8 tỷ đồng, tuy nhiên tiềm năng xuất khẩu về mặt hàng này không nhiều, chủ yếu theo đơn đặt hàng.
Để cụ thể hóa kết quả tiêu thụ của các thị trường trong nước, ta xét bảng sau:
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng(%)
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng(%)
Doanh thu (tr.đ)
Tỷ trọng(%)
TT Tây Bắc
12.077
21
15.025
25,66
16.352
26,75
TT Đông Bắc
25.301
43
20.110
34,34
26.440
43,25
TT M.Trung
9.012
15,67
10.410
17,78
8.210
13,43
TT M. Nam
11.114
19,33
13.014
22,22
10.130
16,57
Tổng
57.504
100
58.599
100
61.132
100
Qua bảng thị trường tiêu thụ trong nước ta thấy các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở thị trường Tây Bắc và Đông Bắc là chủ yếu chiếm tới 65 -70% tổng doanh thu của Công ty, thị trường Miền trung là thị trường có khả năng tiêu thụ thấp nhất so với các thị trường trong cả nước. Công ty được phân phối ở 24/64 tỉnh thành phố trong cả nước.
+ Thị trường Tây Bắc: Cao Bằng, Yên Bái, Điện Biên.
+ Thị trường Đông Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Sơn Tây, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
+ Thị trường Miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Thị trường Miền Nam: Tây Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, TP HCM
Qua các năm 2004, 2005, 2006 ta thấy doanh thu tiêu thụ tại các thị trường cũng có sự biến động đáng kể. Doanh thu tiêu thụ tại thị trường Đông Bắc vẫn đứng đầu trong các thị trường nhưng qua các năm có sự biến động. Cụ thể năm 2004 doanh thu tiêu thụ đạt 25.301 (tr.đ) ứng với tỷ lệ 43% nhưng sang đến năm 2005 thì doanh thu giảm xuống chỉ còn 25.301 (tr.đ) (34,43%) và lại tăng trở lại vào năm 2006 với con số 26.440(tr.đ) (43,25%). Nhìn chung doanh thu tiêu thụ tại 2 thị trường Miền Trung, Miền Nam đều có xu hướng tăng vào năm 2005 so với năm 2004 và lại giảm vào năm 2006. Các sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Đông Bắc, Tây bắc và vì đây là nhũng thị trường nơi Công ty đặt trụ sở hoạt động và đặt cửa hàng giới thiệu sản phẩm nên nhiều bạn hàng biết đến, các nhà bán buôn lớn của Công ty cũng ở thị trường này. Mặt khác do đây cũng là những thị trường gần nơi sản xuất nên chi phí vận chuyển thấp, có khả năng cạnh tranh về giá. Đối với các thị trường Miền Trung, Miền nam, quãng đường vận chuyển xa, mà các sản phẩm của Công ty lại mang tính chất cồng kềnh nên cước phí vận chuyển lớn, đặc biệt là thị trường Miền Nam có nhiều đối thủ cạnh tranh với Công ty như Công ty nhômKim Hằng nên khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩm của Công ty là rất thấp, do đó khó tiêu thụ tại các thị trường này. Những kết quả đạt được như trên cho thấy thị trường tiêu thụ của Công ty đang có những khó khăn lớn cần được tháo gỡ để tiếp tục duy trì thị trường và tìm cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước.
Qua quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cho thấy đối thủ cạnh tranh với Công ty đa số là cạnh tranh về chủng loại sản phẩm nhôm, các mặt hàng sắt tráng men thì rất ít đối thủ, còn mặt hàng Inox Công ty chưa xác định sản xuất với chủng loại đa dạng vì mặt hàng này chưa phải là thế mạnh của Công ty. Căn cứ vào tình hình thực tế tiêu thụ của Công ty và các đối thủ cạnh tranh, Công ty đưa ra những dự đoán về thị phần sản phẩm nhôm của Công ty như sau:
Ký hiệu
Tên công ty
Sản lượng
Thi phần
Tuyệt đối (%)
Tương đối
A
Cty CP sắt tráng men nhôm HP
1.223.953
38
1,3
B
Cty kim khí Thăng Long
466.342
14
0,4
C
Cty nhôm Kim Hằng
957.428
29
0,8
D
Các doanh nghiệp tư nhân khác
632.398
19
0,5
Tổng
3.282.131
100
3
Từ các kết quả nghiên cứu trên ta thấy thị phần của Công ty về sản phẩm nhôm trên thị trường là tương đối lớn. Thị phần tuyệt đối chiếm 38% thị trường, thị phần tương đối cho thấy sản lượng tiêu thụ của Công ty gấp 3 lần so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Công ty nhôm Kim Hằng. Điều này cho thấy hiện Công ty đang là nhà sản xuất sản phẩm nhôm mạnh nhất trên thị trường trong nước, đang giữ vị thế hàng đầu về sản xuất sản phẩm nhôm. Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh của Công ty là Công ty nhôm Kim Hằng cũng là một đối thủ tương đối mạnh, thi phần tương đối của Công ty cũng đạt 29% thị trường, vì vậy Công ty cần có những biện pháp hợp lý để nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, vượt xa so với đối thủ cạnh tranh.
Chương IV. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Từ thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty, qua những phân tích đánh giá ở phần trên ta thấy Công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi.
Do Công ty vừa mới tiến hành cổ phần hóa từ một Công ty nhà nước nên được nhiều sự ưu đãi của nhà nước về thuế và các khoản phải nộp ngân sách. Mặt khác Công ty hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần nên khả năng huy động vốn dễ dàng, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao nguồn vốn tạo điều kiện đầu tư máy móc, trang thiết bị hiện đại cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô của Công ty.
Hiện nay thị trường trong và ngoài nước đang có nhu cầu về các chủng loại về các sản phẩm của Công ty. Mặt khác Công ty đã có sẵn tiềm năng của một thương hiệu có uy tín trên thị trường nên các sản phẩm của Công ty rất được ưa chuộng so với các sản phẩm cùng loại khác, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Trải qua 48 năm đi vào hoạt động, Công ty đã có bề dày về sản xuất các mặt hàng sắt tráng men, nhôm………nên Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trí tuệ và tay nghề công nhân. Công ty được coi là cơ sở sản xuất các sản phẩm bằng sắt tráng men, nhôm lớn nhất cả nước.
Đây là những mặt mạnh giúp Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả trong công tác tiêu thụ và hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Tuy có thế mạnh trên nhưng Công ty vẫn gặp phải những khó khăn:
1.2. Khó khăn.
Các yếu tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thị trường quốc tế.
+ Trong những năm vừa qua, giá dầu thế giới có những biến động lớn làm cho giá cả các mặt hàng tăng cao, đặc biệt là giá thép tăng liên tục. Do đó kéo theo giá các nguyên liệu đầu vào của Công ty cũng tăng cao. Điều này ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
+ Hàng năm Công ty đều xuất khẩu một số loại sản phẩm sang các thị trường như: Lào, Campuchia và các nước Đông Âu nên sự biến động của các thị trường này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Công ty. Cụ thể là từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2006 hoạt động xuất khẩu sang thị trường Đông Âu bị chững lại do Đông Âu đánh thuế nhập khẩu cao.
Môi trường kinh tế quốc dân.
+ ảnh hưởng của yếu tố chính trị: Việc Việt nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO tháng 11 năm 2006 vùa qua có tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty nói riêng. Nó vừa tạo ra cho Công ty những cơ hội mới để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào các thị trường mới, tìm ra hướng đi mới cho hoạt động tiêu thụ của Công ty, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những thách thức không nhỏ. Đặc biệt khi đất nước tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì sản phẩm của Công ty cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại cũng trở lên gay gắt hơn.
+ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và quản lý của nhà nước về kinh tế: Năm 2004 theo nghị định 41NĐ/CP và thông tư 22 của chính phủ về việc sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp từ nhà nước sang Công ty cổ phần, Công ty đã tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.Việc cổ phần hóa đã làm tăng nguồn vốn kinh doanh tạo điều kiện để đầu tư máy móc thiết bị, để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, chủng loại, màu sắc, kích cỡ………thêm phong phú hơn, từ đó sản phẩm sẽ chiếm được ưu thế thị trường.
+ ảnh hưởng của yếu tố xã hội: sản phẩm của Công ty hầu hết là các dụng cụ gia đình nên chịu ảnh hưởng rất lớn của nhân tố xã hội. Nếu trước đây nhu cầu về các dụng cụ bằng sắt tráng men, nhôm ở nước ta là rất cao, thì ngày nay do đời sống người dân được nâng cao nên nhu cầu về các sản phẩm đó lại được thay thế bởi các sản phẩm làm bằng Inox, sành, sứ, thủy tinh……Mặt khác hiện nay mức sống của người dân được nâng lên đáng kể, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng phong phú, đòi hỏi sản phẩm của Công ty cũng phải được nâng cao về chất lượng, kiểu dáng và mẫu mã. Đây cũng chính là một thách thức lớn đối với Công ty, vì nếu không đáp ứng được nhu cầu này thì sản phẩm của Công ty sẽ bị người tiêu dùng từ chối.
Các lực lượng cạnh tranh nội bộ ngành.
Vì các sản phẩm mà Công ty đang sản xuất là những dụng cụ thiết yếu trong gia đình nên việc tiêu thụ cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của các lực lượng cạnh tranh trên thị trường. Hiện tại các sản phẩm của Công ty đang chịu ảnh hưởng của các lực lượng như: các sản phẩm dịch vụ thay thế, nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Sự tác động của các lực lượng này đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty được thể hiện qua mô hình sau:
Các sản phẩm dịch vụ thay thế
Khách hàng
Nhà cung ứng
Doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
+ Sức ép từ phía khách hàng:
Các khách hàng thường xuyên của Công ty: Do Công ty sử dụng hình thức bán buôn là chủ yếu, chiếm 90% tổng sản lượng tiêu thụ nên các nhà bán buôn là các khách hàng thường xuyên của Công ty. Hiện nay Công ty có 22 nhà bán buôn được phân bố ở các tỉnh thành phố thể hiện ở bảng sau:
Bảng 5: Số lượng các nhà bán buôn.
STT
Địa điểm
Số lượngkhách hàng
STT
Địa điểm
Số lượngkhách hàng
1
Hải Phòng
3
7
Hà Đông
1
2
Hà Nội
4
8
Sơn Tây
2
3
Nam Định
2
9
Hải Dương
1
4
Thái Bình
1
10
Vinh
2
5
Hà Tĩnh
1
11
Ninh Bình
2
6
Nghệ An
2
12
TP Hồ Chí Minh
1
ảnh hưởng của khách hàng tới hoạt động tiêu thụ: vì hầu hết các sản phẩm của Công ty đều được tiêu thụ dưới hình thức bán buôn nên tác động của các nhà bán buôn đối với hoạt động tiêu thụ là rất lớn. Số lượng sản phẩm hàng hóa của Công ty tiêu thụ được nhiều hay ít tùy thuộc vào các đơn đặt hàng của các nhà bán buôn. Khi nhà bán buôn mua hàng với một số lượng lớn thì họ có thể sử dụng ưu thế của mình để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý và nhiều khi Công ty phải áp dụng nhiều chính sách về chiết khấu, trợ giá khác nhau để kích thích hoạt động tiêu thụ.
+ Sức ép từ phía các nhà cung ứng.
Hầu hết các vật tư, nguyên nhiên vật liệu của Công ty đều nhập từ nước ngoài nên chất lượng, số lượng và giá cả của nguyên nhiên vật liệu phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung ứng từ nước ngoài. Các nguyên liệu hư thép lá, nhôm, Inox nhiều lúc phải chịu sức ép giá của các nhà cung ứng do khoảng cách vận chuyển. Cũng do nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài nên nhiều khi chất lượng nguyên vật liệu không được nhà cung ứng cung cấp đảm bảo theo hợp đồng, thời gian nhập nguyên vật liệu bị chậm so với tiến độ. Tất cả những nguyên nhân trên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, giá thành sản phẩm trực tiếp đến chất lượng, giá thành sản phẩm dầu ra. Điều này sẽ tác động tới hoạt động tiêu thụ, gây sức ép cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
+ Tác động của đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty bao gồm các đối thủ trong nước và ngoài nước.
Thị trường trong nước: đối thủ cạnh tranh của Công ty là những doanh nghiệp sản xuất cùng mặt hàng. Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có một số cơ sở sản xuất cùng mặt hàng cạnh tranh với Công ty: Công ty tư nhân Hiến Thành, Công ty nhôm Hải Phòng, Hợp tác xã Toàn Thắng. Tại Hà Bắc có cơ sở sản xuất nhôm đồng, tại TP Hồ Chí Minh có Công ty nhôm Kim Hằng, Tại Hà Nội có Công ty kim khí Thăng Long.
Thị trường nước ngoài: sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh vói các sản phẩm ngoại nhập Inox, nhôm đa chủng loại, đặc biệt là các sản phẩm của Trung Quốc.
Như vậy tuy đối thủ cạnh tranh với Công ty là không nhiều nhưng đây cũng là một vấn đề cần hết sức chú ý trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Các đối thủ cạnh tranh gây sức ép về giá đối với các sản phẩm của Công ty, đặc biệt là ở chủng loại sản phẩm nhôm và Inox.
+ ảnh hưởng của các sản phẩm dịch vụ thay thế.
Các sản phẩm thay thế cạnh tranh với các sản phẩm của Công ty như đồ dùng dụng cụ bằng nhựa, đồ mây tre, sành, sứ, thủy tinh……
Hiện nay với sự ảnh hưởng của các sản phẩm thay thế trên đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm của Công ty. Vì đây là những sản phẩm rẻ tiền, phù hợp với khả năng thanh toán của đại đa số người dân có thu nhập như hiện nay. Điều này cho thấy nguy cơ đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất rõ rệt. Tác động của các sản phẩm thay thế làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm gần đây giảm xuống. Đặc biệt trong những năm tới khi đất nước tiến vào hội nhập kinh tế quốc tế thì thách thức cạnh tranh càng cao. Các sản phẩm của Công ty không những phải cạnh tranh với các sản phẩm thay thế trong nước mà còn cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm ngoại nhập khác, tiêu biểu là các sản phẩm nhựa của Trung Quốc.
Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, căn cứ vào nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất hiện có, Công ty đã lên phương án đầu tư trong những năm tiếp theo: đầu tư thiết bị tập trung, nâng cao chất lượng sản phẩm nhôm và đổi mới mặt hàng sắt tráng men.
2.1. Đối với sản phẩm nhôm.
Đầu tư thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm nhôm lá cán, khắc phục phần lớn chất lượng sản phẩm bị hỏng do phân lớp, phồng dộp, nâng cao chất lượng sản phẩm ở công đoạn rửa trắng, bảo đảm hạn chế sản phẩm bị bóp méo.
Để đảm bảo các yêu cầu trên cần tập trung đầu tư các thiết bị sau:
+ Máy chuốt nóng khối nhôm đúc: đầu tư đồng bộ 1 máy chuốt nóng khối nhôm đúc. Dự kiến chi phí đầu tư gần 500 tr.đ.
+ Hệ thống tẩy rửa sản phẩm nhôm: đầu tư đồng bộ một hệ thống tẩy rửa sản phẩm nhôm dự kiến chi phí đầu tư gần 1,5 tỷ đồng.
Đối với sản phẩm sắt tráng men.
Đầu tư mở rộng sản xuất sản phẩm bình nước nóng tráng men. Trên cơ sở thiết bị mà Công ty đã có, cần cải tạo và đầu tư, dự kiến chi phí đầu tư gần 10 tỷ đồng.
Trong điều kiện đất nước vừa ra nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO là điều kiện tạo cho Công ty những cơ hội mới để tạo điều kiện nâng cao vị thế cạnh tranh của mình nhưng đồng thời cũng tạo cho Công ty những thách thức mới. Căn cứ vào tình hình thực hiện năm 2007, dự báo khả năng phát trển thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 như sau:
Giá trị tổng sản lượng vượt 8-10%.
Doanh thu vượt từ 10-15%.
Nộp ngân sách hoàn thành.
Thu nhập bình quân hơn 2000.000đ/ng/tháng.
Lợi nhuận tăng, dự kiến cổ tức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần sắt tráng men nhôm Hải Phòng.doc