Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 198 Bộ quốc phòng

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 1

Chương I: Vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định 3

của Doanh nghiệp 3

I. Tầm quan trọng của vốn cố định đối với Doanh nghiệp 3

1. Khái niệm, đặc điểm và nguồn hình thành vốn cố định trong Doanh nghiệp. 3

1.1. Khái niệm vốn cố định: 3

1.2. Phân loại tài sản cố định : 3

1.2.1.Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện. 4

1.2.2.Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng gồm : 4

1.2.3. Phân loại tài sản cố định theo tính chất, công dụng kinh tế. 5

1.2.4. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu. 5

1.2.5. Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành. 6

1.2.6. Phân loại tài sản cố định theo cách khác. 6

1.3.Đánh giá tài sản cố định. 6

1.4.Nguồn hình thành vốn cố định. 7

2. Tầm quan trọng của vốn cố định đối với Doanh nghiệp 7

3. Nội dung công tác quản lý sử dụng vốn cố định 8

3.1.Hao mòn tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng có thể hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình 8

3.2. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định . 10

3.3.Bảo toàn và phát triển vốn cố định . 10

3.3 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định. 10

II. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp 14

1- Khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh. 14

2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 14

III. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 15

1. Các nhân tố khách quan 15

1.1. Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước.15

1.2. Tác động thị trường.15

1.3. Các nhân tố khác.15

2. Nhân tố chủ quan.15

2.1.Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp.15

2.2.Đặc điểm về kỹ thuật sản suất kinh doanh.16

2.3. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh 16

2.4. Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong Doanh nghiệp. 16

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty 198 Bộ quốc phòng 17

I. Quá trình hình thành và phát triển 17

II. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 17

2.1 Trong việc sử dụng và quản lý vốn cố định. 20

2.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại Công ty. 25

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với Công ty 198 Bộ quốc phòng 27

I. Hướng phát triển của Công ty 198 Bộ quốc phòng 27

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 27

Kết luận 30

Danh mục tài liệu tham khảo 31

 

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty 198 Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: 3.1.Hao mòn tài sản cố định: Trong quá trình sử dụng có thể hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình - Hao mòn hữu hình: Hao mòn về mặt vật chất tức là tổn thất dần về mặt chất lượng và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định cuối cùng tài sản cố định đó không sử dụng được nữa và phải thanh lý. Về mặt kinh tế của hao mòn hữu hình là giá trị của tài sản cố định giảm dần và giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm được sản xuất ra - Hao mòn vô hình: Tài sản cố định bị giảm giá trị do năng suất lao động xã hội tăng lên, người ta sản xuất các loại tài sản cố định mới sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng như cũ nhưng có giá thành hạ hơn: Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản xuất được loại tài sản cố định khác hoàn thiện hơn về mặt kỹ thuật. Tài sản cố định bị giảm giá trị do sản phẩm của nó làm ra bị lỗi thời. Như vậy hao mòn vô hình là do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra. Khấu hao tài sản cố định - Tài sản cố định được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó hao mòn dần và được dịch chuyển từng phần và giá trị của sản phẩm làm ra. Phần giá trị này được thu hồi lại dưới hình thức khấu hao, được hạch toán vào giá thành sản phẩm để hình thành quỹ khấu hao đáp ứng nhu cầu sửa chữa lớn, khắc phục, cải tạo, đổi mới hoặc mở rộng tài sản cố định. - Có 2 loại khấu hao: Khấu hao cơ bản: Dùng để bù đắp tài sản cố định sau khi bị đào thải vì mất giá trị sử dụng. Khấu hao sửa chữa lớn: Dùng để sửa chữa tài sản cố định một cách có kế hoạch và có hệ thống nhằm duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định trong suốt thời gian sử dụng. Doanh nghiệp tính một phần tiền khấu hao sửa chữa lớn gửi tài khoản riêng ở ngân hàng để dùng làm nguồn vốn cho kế hoạch sửa chữa tài sản cố định. Tỷ lệ khấu hao là tỷ lệ phần trăm giữa tiền trích khấu hao hàng năm so với nguyên giá tài sản cố định. Tỷ lệ này có tính chung cho cả 2 loại khấu hao hoặc cho từng loại. Việc xác định tỷ lệ khấu hao quá thấp sẽ không bù đắp được hao mòn thực tế của tài sản cố định, Doanh nghiệp không bảo tồn được vốn cố định, còn nếu tỷ lệ khấu hao quá cao yêu cầu cho bảo toàn vốn được đáp ứng, song nó sẽ làm tăng giá thành một cách giả tạo ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. 3.2. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định . Đối với tài sản cố định đã trích khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng được Doanh nghiệp vẫn tiếp tục tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn theo tỷ lệ nguyên giá và hạch toán vào giá thành nhưng không hạch toán giảm vốn cố định . Tài sản chưa khấu hao mà đã hư hỏng, Doanh nghiệp cần nộp vào Ngân sách số tiền chưa khấu hao hết và phân bổ vào khoản lỗ cho đến khi nộp đủ. Kế hoạch khấu hao tài sản cố định gồm: Tài sản cố định không phải tính khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữ lớn như đất đai. Tài sản cố định tăng thêm trong năm kế hoạch, nếu tăng một ngày nào đó của tháng thì tháng sau mới tính khấu hao. Tài sản cố định giảm trong năm kế hoạch, nếu giảm bớt từ ngày nào đó trong tháng thì tháng sau không phải tính khấu hao . 3.3.Bảo toàn và phát triển vốn cố định . Theo quy định Nhà nước, các Doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm bảo toàn và phát triển cố định cả về mặt hiện vật và giá trị. Bảo toàn về mặt hiện vật thì Nhà nước bắt buộc Doanh nghiệp phải giữ nguyên hình thái vật chất của tài sản cố định hiện có khi giao vốn mà là bảo toàn năng lực sản suất của tài sản cố định. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định vào sản suất kinh doanh, Doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm hư hỏng, mất mát tài sản cố định. Bảo toàn về mặt giá trị có nghĩa là trong điều kiện có biến động lớn về giá cả, các Doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định theo hệ số tính lại được cơ quan có thẩm quyền công bố nhằm bảo toàn vốn cố định. 3.3 Các phương pháp khấu hao tài sản cố định. Để thực hiện khấu hao, thông thường người ta sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau 3.3.1. Phương pháp khấu hao tuyến tính và tỷ lệ khấu hao tài sản cố định Đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng. Theo phương pháp này mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của tài sản cố định được xác định theo công thức sau: Mức khấu hao = Nguyên giá Thời gian 3.3.2. Phương pháp khấu hao nhanh 3.3.2.1. Phương pháp theo số dư giảm dần Theo phương pháp này số tiền khấu hao từng năm của tài sản cố định được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định ở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với một tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm được xác định qua công thức sau: Mức khấu hao = giá trị còn lại tài sản cố định đầu năm thứ i * số khấu hao tài sản cố định năm thứ i Tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm của tài sản cố định trong phương pháp này được xác định bằng cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính * một hệ số nhất định Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính * hệ số Các nhà kinh tế thường sử dụng. _ Tài sản cố định có thời hạn sử dụng từ 3 năm đến 4 năm thì hệ số là: 1.5 - Tài sản cố định có thời hạn sử dụng từ 5 năm đến 6 năm thì hệ số là: 2.0 -Tài sản cố định trên 6 năm trở lên thì hệ số là: 2.5 3.3.3.2. Phương pháp khấu hao theo tổng số Theo phương pháp này, số khấu hao của từng năm được xác định bằng cách láy nguyên gía của tài sản cố định nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm và được xác định bằng công thức. Số tiền khấu hao tài sản cố định ở năm thứ T = Nguyên giá tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của năm thứ T. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định sử dụng trong phương pháp này có 2 cách tính Cách 1: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của năm cần tính khấu hao được xác định bằng cách lấy số năm còn sử dụng tính từ đầu năm khấu hao đến khi tài sản cố định hết thời hạn sử dụng chia cho tổng số các số năm còn sử dụng của tài sản cố định theo thứ tự năm của thời hạn sử dụng. Cách 2: Tỷ lệ khấu hao của năm cần tính khấu hao được xác định theo công thức: Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định của năm thứ T= 2( thời hạn sử dụng tài sản cố định +1 – thời điểm của năm cần tính khấu hao) chia cho thời hạn sử dụng( thời hạn sử dụng cố định +1) 3.3.3.3. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định Trong công tác quản lý tài sản cố định là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao năm và nguyên giá tài sản cố định. Có thể xác định theo công thức sau: TK = MK NG Trong đó: TK: Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ - MK: Mức khấu hao năm của TSCĐ - NG: Nguyên giá cảu TSCĐ Theo phương pháp khấu hao tuyến tính, tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định còn có thể được xác định bằng công thức: TK = 1 T Từ đó có thể xác định tỷ lệ khấu hao hàng tháng của tài sản cố định: Th = TK 12 Trong công tác quản lý, người ta thường sử dụng các loại tỷ lệ khấu hao: - Tỷ lệ khấu hao của từng tài sản cố định - Tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định - Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định tổng hợp bình quân của doanh nghiệp Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của doanh nghiệp có thể xác định bằng 2 cách: Cách 1: TK = MKT NGK Trong đó: - TK: Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm - MKT: Tổng số tiền khấu hao TSCĐ trong năm - NGK: Tổng nguyên giá TSCĐ bình quân phải tính khấu hao trong năm Cách 2: TK = N ồ i=1 Fi x Ti) Trong đó: - fi: Tỷ trọng của từng loại TSCĐ - Ti: Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ - i: Loại TSCĐ Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao thực tế tài sản cố định có thể đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi vốn cố định của doanh nghiệp Trong tác kế toán, để thuận tiện cho việc tính toán, ngoài ta sử dụng tỷ lệ khấu hao để xác định trong kỳ Việc khấu hao tài sản cố định của các doanh nghiệp nước ta thực hiện theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Bộ Tài chính đã ban hành quyết định số 1062 TC/QĐ/CSTC về “Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định” (ngày 14/11/1996). Chế độ này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp Nhà nước, còn đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác thì chế độ này chỉ có ý nghĩa trong việc xác định chi phí khấu hao tài sản cố định để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Một điểm đáng chú ý trong chế độ này là: Nhà nước quy định khung thời gian sử dụng cho từng loại tài sản cố định, bao gồm thời gian sử dụng tối thiểu và thời gian sử dụng tối đa. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp chủ động đăng ký thời gian sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mình với cơ quan tài chính trực tiếp quản lý (các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đăng ký với cơ quan thuế trực tiếp quản lý). Sau khi đã đăng ký, thì ít nhất là trong 3 năm liền doanh nghiệp không được phép thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định. II. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Doanh nghiệp 1- Khái niệm về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh: Còn gọi là hiệu quả Doanh nghiệp, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của Doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra – Yếu tố đầu vào 2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định. Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là một yếu tố đầu vào của Doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với kết quả thu được trong kỳ kinh do ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân tài sản cố định bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy có một đồng doanh thu thì cần bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. ý nghĩa : Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận Doanh nghiệp phải bỏ vào sản suất kinh doanh bao nhiêu đồng vốn cố định. Sau khi đã tính được các chỉ tiêu nêu trên người ta tiến hành so sánh chúng giữa các năm với nhau để thấy vốn cố định (hoặc tài sản cố định) sử dụng có hiệu quả hay không. Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân sử dụng tronh kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Hệ số dung động tài sản cố định trong kỳ = Tài sản cố định đang dùng Tài sản cố định hiện có của Doanh nghiệp Hệ số hao mòn tài sản cố định = Số KH luỹ kế của tài sản cố định Nguyên giá tài sản cố định III. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 1. Các nhân tố khách quan 1.1. Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước: các văn bản pháp luật về tài chính, kế toán, quy chế đầu tư, cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định, trích khấu hao, văn bản về thuế vốn. 1.2. Tác động thị trường: Nhu cầu tiêu dùng của thị trường cao thì Doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị. Bên cạnh đó lãi suất tiền vay cũng là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chi phí đầu tư. 1.3. Các nhân tố khác: Bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2. Nhân tố chủ quan. 2.1.Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp: Cơ cấu vốn cố định của Doanh nghiệp thế nào là hợp lý, đầu tư ra sao, tài trợ được đầu tư từ đâu. 2.2.Đặc điểm về kỹ thuật sản suất kinh doanh: Nếu Doanh nghiệp sử dụng trang thiết bị giản đơn thì phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với nhu cầu khách hàng về chất lượng. Nếu kỹ thuật sản suất phức tạp, trình độ máy móc thiết bị cao. Doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh, đòi hỏi tay nghề công nhân cao. 2.3. Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ ăn khớp với nhau. 2.4. Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong Doanh nghiệp. Chương Ii Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty 198 Bộ quốc phòng I. Quá trình hình thành và phát triển Công ty 198 Bộ quốc phòng trực thuộc Tổng tham mưu –Bộ quốc phòng được thành lập ngày 17-4-1996 quyết định 477/QD-QP của Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Công ty 198-BQP được hợp nhất từ các xí nghiệp 297, xí nghiệp 198, xí nghiệp 199, xí nghiệp X55, xưởng sản xuất vật liệu xây dựng, xí nghiệp điện nước. Công ty 198 đổi mới trong công tác quản lý kinh doanh của Bộ quốc phòng. Cũng nhờ đó công ty 198 Bộ quốc phòng đã củng cố và tập hợp được một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao có quy mô lớn và đồng bộ. Tổng số vốn khi thành lập : 6.075.000.000 đ Vốn cố định : 5. 039.000.000 đ Vốn lưu động : 1.004.000.000 đ Bao gồm nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước : 3.008.000.000 đ Vốn Doanh nghiệp tự bổ xung : 32.000.000 đ II. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Công ty xây dựng 198 có bộ máy quản lý và tổ chức sản suất khá phức tạp nhưng được tổ chức chặt chẽ phân cấp rõ ràng bộ máy quản lý. Gián đốc Công ty: Giữ vai trò chủ đạo của Công ty, là người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định phương án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, và chịu trách nhiệm trước nhà nước. - Phó giám đốc công ty: Giúp giám đốc chỉ đạo và quản lý toàn bộ chuyên môn chuyên ngành mà mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách. Hướng dẫn các phòng chức năng mà bản thân phó giám đốc phụ trách khi trưởng các phòng phân công, phân nhiệm, phân nhóm kỹ sư. Duyệt các bản hồ sơ thiết kế và các dự án. - Kế toán trưỏng: Là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và nhà nước công tác tài chính kế toán, thống kê Công ty. Do chức năng nhiệm vụ mà Công ty đảm nhận và cũng để phù hợp cơ chế kinh tế mới. - Phòng tài chính kế toán: Gồm 8 người có trách nhiêm quản lý tài chính và các nguồn vốn theo đúng chế độ của nhà nước đảm bảo cung ứng cho các hoạt động xây dựng. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 198 Bộ quốc phòng là hình thức áp dụng theo phương pháp chứng từ ghi sổ : Bảng cân đối số phát sinh Chứng từ gốc Bảng kê Chứng từ ghi sổ Ghi chú: Sổ cái Báo cáo kế toán Sổ kt chi tiết Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ kế hoạch chi tiết : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ hình thức sổ kế toán chung -Phòng hành chính: Gồm 9 người làm công tác tổ chức quản lý tổng hợp, công tác văn phòng, giao dich, văn thư tiếp nhận, và văn thư gửi đi, phục vụ tiếp khách đến cơ quan giao dịch . - Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về tổ chức quản lý hành chính, quản lý lao động sử dụng cán bộ phù hợp để cán bộ phát huy hết năng lực.Tổ chức tuyển dụng nhân viên mới, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ theo yêu cầu sản xuất kinh doanh . 1.Khái quát thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty 198 BQP Qua thời gian thực tập của công ty 198 BQP, được nghiên cứu, tìm hiểu thực tế quá trình xây dựng, phát triển của công ty, em xin phép được nhận xét về những thành tựu và những nhược điểm còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn. Bảng 1 : Kết quả sản xuất kinh doanh Đơn vị tính :1000Đ Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 15,970,992,750.000 17,880,892,088 1,909,899,338 12,0 2. Các khoản giảm trừ 227,092,800.000 197,934,477 (29,158,323) _ 12,8 3. Doanh thu thuần 15,743,899,950.000 17,682,957,611 1,939,057,661 12,3 4. Giá vốn hàng bán 12,803,575,800.000 14,467,885,883 1,664,310,083 13,0 5. Lãi gộp 2,940,324,150.000 3,215,071,728 274,747,578 9,3 6. Chi phí bán hàng 1,946,568,300.000 1,926,618,648 (19,949,652) 1,0 7. Chi phí quản lý KINH DOANH 848,391,150.000 960,439,701 112,048,551 13,2 8. LN thuần từ hoạt động KINH DOANH 145,364,700.000 328,013,379 182,648,679 225,6 9. Kết quả hoạt động khác 15,462,900.000 (25,419,863) (40,882,763) _ 264,0 10. Tổng Lợi nhuận trước thuế 160,827,600.000 302,593,517 141,765,917 88,1 11. Thuế TNDN 51,464,832.000 96,829,925 45,365,093 88,1 12. Lợi nhuận sau thuế 109,362,768.000 205,763,591 96,400,823 88,1 Qua số liệu từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh: Ta thấy rõ nguyên nhân của mức tăng lợi nhuận trước thuế là do doanh thu thuần năm 2002 tăng so với năm 2001 về số tuyệt đối là 141.765.917 tương ứng với tỷ lệ 88,1% và giá vốn tăng 1,664,310,083 tương ứng 13% từ đó tác động tới lợi nhuận gộp cũng tăng tương ứng là 274,747,578 Chi phí bán hàng giảm nhẹ so với năm 2001 là 19.949.652 tương ứng 1% Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 tăng so với năm 2001 là 112.048.551 tương ứng 13.2% Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng Cố định của công ty như sau: 2.1 Trong việc sử dụng và quản lý vốn cố định. Công ty 198 BQP chuyển sang cơ chế thị trường, thực hiện hạch toán độc lập.Công ty đã gặp phải khó khăn chung là tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ ít, trình độ chuyên môn kỹ thuật lúc đầu còn hạn chế. Nhưng nhờ có sự mạnh dạn của ban lãnh đạoCông ty, Công ty đã trưởng thành và củng cố được chỗ đứng vững chắc trong bộ quốc phòng cũng như trong thị trường.Trong quản lý và sử dụng vốn cố định, Công ty đã thu được những thành tựu sau: Bảng 2 : cơ cấu nguồn vốn của công ty 198 năm 2001-2002 Đơn vị tính:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) A. Nợ phải trả 7,504,955,340 71.4 5,538,579,600 64.28 (1,966,375,740) (7.14) I. Nợ ngắn hạn 7,489,452,840 71.3 5,506,001,100 64.28 (1,983,451,740) (6.99) 2. vay ngắn hạn 288,331,500 2.7 225,000,000 2.61 (63,331,500) (0.13) 3. Phải trả người bán 6,218,807,759 59.2 4,165,347,750 48.34 (2,053,460,009) (10.84) 4. Người mua trả trước 605,330,336 5.8 532,097,550 6.18 (73,232,786) 0.41 5. Thuế và các Xkhoản phải nộp nhà nước 168,990,063 1.6 228,033,300 2.65 59,043,237 1.04 6. Phải trả công nhân viên 210,000,000 2.0 360,000,000 4.18 150,000,000 2.18 7. Các khoản phải trả phải nộp khác (2,006,817) (0.02) (4,477,500) (0.05) (2,470,683) (0.03) II. Nợ dài hạn III. Nợ khác: 15,502,500 0.1 32,578,500 0.38 17,076,000 0.23 1. Chi phí phải trả 15,502,500 0.1 32,578,500 0.38 17,076,000 0.23 B. Nguồn vốn CSH 3,003,748,778 28.6 3,078,136,650 35.72 74,387,873 7.14 1. Nguồn vốn quỹ 3,003,748,778 28.6 3,078,136,650 35.72 74,387,873 7.14 Tổng cộng nguồn vốn 10,508,704,118 100.00 8,616,716,250 100.00 (1,891,987,868) - Nhận xét : Năm 2001 nợ phải trả là 7,504,955,340 chiếm 71.4% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu là 3,003,748,778 chiếm 28.6% Năm 2002 nợ phải trả là 5,538,579,600 đã giảm chiếm 64.28%, nguồn vốn chủ sở hữu là 3,078,136,650.Tương ứng 35.72% cho thấy rằng nguồn vốn của Công ty 198 hình thành chủ yếu từ nguồn nợ phải trả. A- Công ty đã tận dụng tối đa vốn cố định hiện có. Ngoài số vốn ngân sách cấp và số vốn tự bổ xung, hàng năm Công ty còn huy động thêm một lượng vốn đáng kể thuộc nguồn khác. B- Để đảm bảo việc tái đầu tư tài sản cố định, Công ty còn thường xuyên thực hiện việc tính và trích khấu hao tài sản cố định. Hàng năm Công ty tiến hành trích khấu hao đúng theo kế hoạch nhằm bổ xung vào quỹ khấu hao, tái đầu tư cho tài sản cố định. Qua đó thực tế sử dụng vốn cố định đã tăng lên rõ rệt. Bảng 3 : kháI quát tình hình nguyên giá TSCĐ và khấu hao TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 I. TSCĐ hữu hình 1,852,605,072 1,846,988,100.00 1,655,018,100 1. Nguyên giá 2,434,762,500 2,624,859,450.00 2,624,859,450 2. Giá trị hao mòn luỹ kế 582,157,428 777,871,350.00 969,840,450 II. TSCĐ vô hình 99,613,500 99,613,500.00 99,613,500 1. Nguyên giá 99,613,500 99,613,500.00 99,613,500 2. Giá trị hao mòn luỹ kế Nguồn : Trích Báo cáo tài chính năm 2000, 2001, 2002 Trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy tài sản cố định không chuyển trực tiếp vào gía trị của thành phẩm như tài sản lưu động nhưng tài sản cố định trong quá trình đó luôn bị hao mòn. Giá trị hao mòn được chuyển gián tiếp vào giá trị sản phẩm thông qua hình thức khấu hao. Việc trích khấu hao hợp lý là một trong những biện pháp góp phần phát triển và bảo toàn vốn đồng thời phản ánh chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. C- Điểm quan trọng nhất trong quá trình sử dụng vốn cố định thời gian qua đem lại là tạo được doanh số và lợi nhuận đáng kể cho công ty. Hiện nay công ty bước đầu hoạt động đã có hiệu quả và đem lại lợi nhuận. D- Thông qua việc sử và quản lý vốn cố định có hiệu quả, công ty đã tạo được uy tín đối với chủ đầu tư các công trình. Mặt khác công tác tư vấn khảo sát thiết kế công trình của công ty ngày càng được nâng cao về mặt chất lượng. Về bảo toàn và phát triển vốn cố định, trong điều kiện cạnh tranh găy gắt như hiện nay, việc bảo toàn và phát triển vốn cố định nói chung là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp. Năm 2001 tài sản cố định giảm (381,714,000) tương ứng 16.4 % so với năm 2000 Năm 2002 lại cũng giảm so với năm 2001 số tiền (84,227,952) tương ứng 4.3%. Xét theo hình thái vật chất thì tài sản cố định ở Công ty chia làm 2 loại tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Thực tế cho thấy tài sản cố định vô hình luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với tài sản cố định hữu hình do mở rộng quy mô sản xuất mua sắm máy móc thiết bị. Năm 2001 máy móc thiết bị tăng (83,272,500) tương ứng mức tăng 20.1 % so với năm 2000 điều này cho thấy qua từng năm công ty đều có sự đầu tư mới cho công nghệ nhằm giảm bớt chi phí nhân công nhằm tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó, các thiết bị dụng cụ quản lý cũng từng bước được cải thiện nhằm tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ công nhân viên, tăng hiệu quả sản xuất. Còn theo xét theo tình hình sử dụng thì TSCĐ chưa dùng trong từng năm vẫn là 48,000,000, chiếm hơn 2 % trong tổng TSCĐ tỷ lệ này tuy thấp nhưng Công ty cần phải nhanh chóng đưa toàn bộ số TSCĐ chưa dùng này vào sử dụng để đạt hiệu quả sử dụng được cao hơn. BANG 5: Tình hình nguồn vốn hình thành TSCĐ Đơn vị tính: 1000đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh Số tuyệt đối Tỷ lệ % Vốn ngân sách cấp 700.179.772 468.532.457 (231.647.314) -33.08 Vốn tự bổ sung 723.519.097 507.576.829 (215.942.269) -29.85 Vốn khác 910.233.703 976.109.286 65.875.583 7.24 Qua bảng số liệu trên ta thấy Công ty đã sử dụng một lượng vốn cố định tương đối lớn. Năm 2002 tổng số vốn cố định mà Công ty sử dụng, nguồn vốn khác tăng mạnh với mức tăng 7.24%, cho thấy Công ty đã huy động được một lượng vốn đáng kể thuộc nguồn vốn khác là 65.875.538. Vốn ngân sách cấp và vốn tự bổ xung đều giảm 2.2 Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình sử dụng vốn cố định tại Công ty. Mặc dù trong quá trình sử dụng vốn cố định Công ty có nhiều cố gắng và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, song quá trình sử dụng vốn cố định của Công ty cũng còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót nhất định. Để có thể nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn cố định trong quá trình kinh doanh của Công ty trong thời gian tới đòi hỏi Công ty phải nghiêm túc xen xet và phân tích kỹ lưỡng những thiếu sót, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách khắc phục phù hợp. a.Về công tác thị trường của công ty: thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty 198 BQP việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. b.Về công tác khấu hao tài sản của Công ty, hiện nay tỷ lệ khấu hao mà Công ty đang thực hiện cho các máy móc thiết bị đặc biệt là phần thiết bị văn phòng còn thấp không phù hợp với tốc độ hao mòn nhanh của nó. c.Trong công tác quản lý, sử dụng vốn cố định: đối với một số tài sản cố định hư hỏng mà không có khả năng khắc phục sửa chữa như máy phát điện. Công ty còn chưa tiến hành thanh lý nhượng bán dứt điểm để thu hồi vốn cố định kịp thời. d.Trong công tác hạch toán kế toán: do chưa có chủ trương từ cấp trên, nên việc hạch toán kế toán của Công ty vẫn chưa theo dõi và phản ánh đầy đủ sự lưu chuyển tài sản cố định. Nhìn vào bảng chỉ tiêu sử dụng vốn cố định ở công ty 198 ta thấy: Năm 2001 doanh thu, lợi nhuận và lượng vốn cố định ở mức cao hơn cả so với năm 2000 và năm 2002. - Hiệu xuất sử dụng vốn cố định (VCĐ) Chỉ tiêu này cho biết nếu bỏ ra một đồng VCĐ thì sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty 198 không ổn định tăng lên ở năm 2001 và giảm chút ít ở năm 2002. Nếu năm 2000 công ty bỏ ra một đồng VCĐ thì thu được 4,255đ doanh thu. Năm 2001 thu được 7,452đ doanh thu tăng 3,195 đ và năm 2002 tăng 1,909 so với năm 2001. Như vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty năm 2002 là cao nhất, điều này chứng tỏ tốc độ tăng doanh thu tăng cao hơn tốc độ đổi mới của TSCĐ. - Hàm lượng vốn cố định: Chỉ tiêu hàm lượng VCĐ là đại lượng nghịch đảo của hiệu suất sử dụng VCĐ. Để tạo ra một đồng doanh thu năm 2000 thì cần 0.235 đồng VCĐ tỷ lệ này càng nhỏ càng hiệu qủa. Năm 2001 thì cần 0.134 đ VCĐ và năm 2002 thì cần 1.07 để tạo ra một đồng doanh thu. Vậy cho thấy năm 2002 hiệu quả sử dụng vốn cố định là tốt nhất. Chương III Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định đối với Công ty 198 Bộ quốc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc12395.DOC
Tài liệu liên quan