Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội

Phòng Tài chính – Kế toán Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính – Kế toán Công ty gồm Kế toán trưởng, 1 phó phòng tài chính kế toán và 7 nhân viên phụ trách các mảng khác nhau trong hoạt động tài chính, kế toán của Công ty.

Công ty được Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công ty có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn.

Ngoài vốn điều lệ, Công ty được tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Khi cần thiết Công ty được Tổng công ty bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và theo điều kiện của Tổng công ty. Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của Công ty, trong đó có phần vốn nhà nước giao.

 

docx71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tích cực và chủ động. Mặt khác hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch, doanh nghiệp phải xác định được quy mô vốn lưu động thiếu hoặc thừa so với nhu cầu vốn lưu động cần phải có trong năm. Trong trường hợp số vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng vốn bị ứ đọng, chiếm dụng. Trường hợp vốn lưu động thiếu so với nhu cầu, doanh nghiệp cần phải có biện pháp tìm những nguồn tài trợ như: Nguồn vốn lưu động từ nội bộ doanh nghiệp (bổ sung từ lợi nhuận để lại). Huy động từ nguồn bên ngoài: Nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, liên doanh liên kết. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, doanh nghiệp phải có sự xem xét và lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể. +. Kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian Trong thực tế sản xuất ở các doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn giữa các thời kỳ trong năm thường khác nhau. Vì trong từng thời kỳ ngắn như quý, tháng ngoài nhu cầu cụ thể về vốn lưu động cần thiết cón có những nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng. Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian, doanh nghiệp cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý, tháng trên cơ sở cân đối với vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung trong quỹ, tháng từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục, liền mạch trong sử dụng vốn lưu động cả năm. Thêm vào đó, một nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán của doanh nghiệp với nhu cầu vốn bằng tiền trong từng thời gian ngắn tháng, quỹ. Bên cạnh việc thực hiện kế hoạch hoá vốn lưu động, doanh nghiệp cần phải biết chú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hoá vốn lưu động với quản lý vốn lưu động. 1.3.3.2. Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học Như ta đã phân tích, quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoản thanh khoản; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải thu. Quản lý vốn lưu động được thực hiện theo các mô hình đã được trình bày trong phần “các nhân tố lượng hoá ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp”. Vấn đề đặt ra là các nhà quản lý phải lựa chọn mô hình nào để vận dụng vào doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi vận dụng các mộ hình quản lý vốn lưu động khoa học, doanh nghiệp cần phải biết kết hợp các mô hình tạo sự thống nhất trong quản lý tổng thể vốn lưu động của doanh nghiệp. Quản lý tốt vốn lưu động sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động, kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh đảm bảo việc thực hiện kế hoạch vốn lưu động, tránh thất thoát, lãng phí từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.3.3.3. Rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, giảm giá thành sản xuất thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Ta biết chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ dài thời gian của các khâu: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi doanh nghiệp áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, năng suất cao, giá thành hạ. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian của khâu sản xuất sẽ trực tiếp được rút ngắn. Mặt khác, với hiệu quả nâng cao trong sản xuất sẽ ảnh hưởng tích cực đến khâu dự trữ và lưu thông: chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ sẽ góp phần đảm bảo cho doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá nhanh hơn, giảm thời gian khâu lưu thông, từ đó doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong dự trữ, tạo sự luân chuyển vốn lưu động nhanh hơn. 1.3.3.4. Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính Nguồn nhân lực luôn được thừa nhận là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh doanh nghiệp. Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực, trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Doanh nghiệp phải có chính sách tuyển lựa chặt chẽ, hàng năm tổ chức các đợt học bổ sung và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho các cán bộ nhân viên nhằm đảm bảo và duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tài chính. Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống kê, những thông tư hướng dẫn chế độ tài chính của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ, kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý tài chính, cũng như trong từng khâu luân chuyển của vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc cho mỗi nhân viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp. Tóm lại, qua quá trình phân tích, chúng ta đã thấy được vai trò của vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có nhiều giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tuy nhiên phần lớn đều mang tính định hướng, việc áp dụng giải pháp nào, áp dụng giải pháp đó như thế nào còn tuỳ thuộc rất lớn vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp. CHƯƠNG 2 Tình hình sử dụng và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội 2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty :Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội Trụ sở : 324 Tây Sơn – Đống Đa – Hà nội VP giao dịch : Làng Sinh viên Hacinco - Phường Nhân Chính Thanh Xuân - Hà Nội Điện thoại: (84-4)5584167 - (84-4)5584168 -(84-4)5572123 Fax: (84-4)5584201 Email: Hacinco@fpt.vn Website: Hacinco.com.vn Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội hiện nay là một doanh nghiệp Nhà nước tiền thân là Công ty xây dựng nhà ở số 2 được thành lập ngày 15/6/1976 theo quyết định thành lập số 736/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Đến ngày 17/11/1993 thực hiện quyết định số 6124/QĐ-UB của UBND Thành phố Hà Nội sát nhập Công ty xây dựng số 2 vào Công ty đầu tư phát triển đô thị Hà Nội và đổi tên là Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà Nội có tên đăng ký giao dịch quốc tế là Hanoi Construction Investment Number 2 gọi tắt là HACINCO N02 trực thuộc Sở xây dựng Hà Nội và từ năm 2004 là thành viên của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội cho tới nay. Với tổng số cán bộ công nhân viên là hơn 500 người được tổ chức thành 6 phòng và 2 ban quản lý dự án (Phòng Tài chính kế toán, Phòng Quản trị -Hành chính, Phòng Thị trường, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Tổ chức LĐTL, Phòng Công nghệ) ; 6 Xí nghiệp (Xí nghiệp xây dựng 201, XN Quản lý xây dựng số 2, XN xây dựng số 1, Xí nghiệp vật tư xe máy, Xí nghiệp cơ điện, Xí nghiệp dịch vụ và kinh doanh nhà) và đội điện nước cùng đội ngũ công nhân kỹ thuật bao gồm nhiều ngành nghề: nề, mộc, sắt, cơ khí.… với cán bộ công nhân viên kỹ sư lành nghề có nhiều năm tham gia thi công xây dựng các công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao, đủ năng lực để xây dựng những công trình có quy mô lớn. Đảng bộ Công ty có 9 chi bộ trực thuộc gồm 96 đảng viên và các tổ chức đoàn thể khác: Công đoàn, đoàn thanh niên... 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ phương hướng hoạt động và vị trí của Công ty: Kể từ khi được thành lập cho đến nay Công ty luôn lấy mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh giải quyết việc làm, ổn định và không ngừng cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, động viên đội ngũ đảng viên công nhân viên chức phát huy nội lực đoàn kết nội bộ thi đua khắc phục mọi khó khăn bám sát chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, đòi hỏi thực tiễn của thị trường để xây dựng tổ chức thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh. Trong quá trình hoạt động Công ty luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND Thành phố và các ban ngành có liên quan của Sở xây dựng Hà Nội nay là sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Công ty đã mạnh dạn đổi mới về công tác tổ chức cán bộ, đổi mới về quản lý kinh tế, nỗ lực tìm kiếm việc làm, chủ động liên doanh liên kết để mở rộng địa bàn hoạt động và đa dạng hoá sản phẩm, ngành nghề, đầu tư chiều sâu mua sắm các thiết bị thi công hiện đại, đào tạo đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật để áp dụng công nghệ sản xuất mới. Trong thời kỳ đổi mới của cả nước, Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu, nhận thầu xây dựng các công trình phục vụ cho sự phát triển của thủ đô. Công ty còn mạnh dạn đổi mới tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường, đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm. Công ty đã chuyển trụ sở từ 110 Thái Thịnh về 324 Tây Sơn để cải tạo trụ sở cũ tận dụng ưu thế mặt bằng và diện tích phù hợp xây dựng thành khách sạn HACINCO (xếp hạng 3 sao) hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch có hiệu quả.Thực hiện chủ trương đổi mới quản lý doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Chính phủ, Công ty đã thực hiện thành công việc cổ phần hoá một bộ phận của doanh nghiệp là chuyển khách sạn HACINCO thành công ty cổ phần HACINCO N02 (năm 1999) và hiện nay đang phát huy hoạt động tốt trong lĩnh vực linh doanh khách sạn du lịch đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện tại Công ty đang thực hiện các bước tiếp theo để cổ phần hoá toàn bộ. Trong lĩnh vực kinh doanh khác Công ty cung mang lại những kết quả đáng được khích lệ. Trong hoạt động thương mại dịch vụ Công ty đã cung cấp cho thị trường nhiều loại sản phẩm vật liệu xây dựng có sức cạnh tranh như: Tấm trần thạch cao, các loại sơn phủ tường cao cấp, vật liệu điện ... Đồng thời cũng xây dựng mô hình hoạt động cửa hàng bán nhu yếu phẩm tự chọn tại khu tập thể Ngọc Khánh để phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Đầu tư xây dựng khu nhà ở để bán ở đường Nguyễn Văn Cừ – Gia lâm- Hà Nội để phục vụ cho các đối tượng có nhu cầu về nhà ở, phù hợp với chủ trương phát triển nhà ở của Thành uỷ và UBND Thành phố. Đặc biệt là hiện nay Công ty đang triển khai đầu tư xây dựng dự án làng sinh viên HACINCO tại phường Nhân chính, quận Thanh xuân Hà nội và đến ngày 10/10/2001 đã khai trương đưa vào sử dụng đợt 1 khu nhà ở 7 tầng có diện tích sàn xây dựng hơn 10.000 m2 và đã bố trí được hơn 1000 sinh viên tại các trường đại học vào ở với đầy đủ tiện nghi để góp phần giải quyết nhà ở cho sinh viên đang là những vấn đề bức xúc của xã hội hiện nay được nhà nước thành phố quan tâm giải quyết. Ngoài ra Công ty còn thực hiện hàng loạt các dự án khác như: Dự án nhà cho thuê tại lô đất 3.7 Thanh Xuân, Dự án Đại Kim, Dự án Khu du lịch Đền Đầm – Từ Sơn – Bắc Ninh….Từ chỗ Công ty chỉ thực hiện một chuyên nghành duy nhất là nhận thầu xây dựng, nay đã chuyển hoá phát triển đa dạng thành một Công ty đa ngành; xây dựng, kinh doanh nhà (bán và cho thuê), dịch vụ du lịch khách sạn, thương mại dịch vụ... Trong những năm qua, Công ty đã tích luỹ để đầu tư chiều sâu, mua sắm nhiều thiết bị hiện đại từ các thiết bị như: Máy đầm, máy hàn, hệ thống dàn dáo cốt pha, các thiết bị văn phòng đến các thiết bị thi công lớn chuyên dùng như máy bơm bê tông, cần cẩu tháp...để phục vụ thi công các công trình với mọi quy mô, xây dựng nhà ở cao tầng. 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Ban Giám đốc Công ty, dưới là các phòng, ban chức năng giúp việc cho Ban Giám đốc và các đội xây dựng trực thuộc và Công ty còn có các Xí nghiệp thành viên và các chi nhánh đại diện. - Ban giám đốc: Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Giúp việc cho Ban Giám đốc là 3 Phó Giám đốc. - Phòng Tổ chức - LĐTL: là phòng chuyên tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tổ chức sản xuất, quản lý và sử dụng người lao động. Phòng có trách nhiệm theo dõi tình hình thanh quyết toán lương cho người lao động, thực hiện chế độ chính sách với người lao động, xây dựng định mức lao động và làm công tác thanh tra bảo vệ và khen thưởng cho toàn Công ty. - Phòng Kế hoạch tổng hợp: là phòng chuyên môn có chức năng thanh quyết toán khối lượng công việc đối với từng hạng mục công trình với từng xí nghiệp thành viên, xây dựng các kế hoạch trong tháng quý trên cơ sở thực tế các kỳ kinh doanh và xu hướng biến động của thị trường, báo cáo kết quả thực hiện các kế hoạch với Ban Giám đốc và đề ra kế hoạch mới. - Phòng Công nghệ: có nhiệm vụ xây dựng các phương án thi công mang tính khả thi, giám sát và quản lý về kỹ thuật an toàn cũng như tiến độ các công trình. - Phòng Kế toán tài chính: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty. Đồng thời phòng có chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo đúng pháp luật hoạt động cụ thể của phòng vụ được nêu ở phần sau. - Ban Quản lý dự án: Có nhiệm vụ thu nhập các thông tin về dự án đầu tư, đánh giá và đưa ra nhận định trình Ban Giám đốc để phê duyệt. - Phòng Thị trường: Có nhiệm vụ đưa ra các phương án nâng cao hình ảnh của công ty, các nhiệm vụ liên quan đến dịch vụ cho thuê văn phòng và nhà ở... - Đội điện nước và Xí nghiệp trực thuộc có chức năng thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty và các phòng chức năng. - Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cá phòng ban được ban hành theo quyết định của giám đốc Công ty, các trưởng phó phòng là người chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện của phòng, ban mình. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Giám đốc công ty Phó Giám đốc (phụ trách văn phòng) Phó Giám đốc (phụ trách kinh tế) Phó Giám đốc (phụ trách kỹ thuật) Các đơn vị trực thuộc Các phòng nghiệp vụ Xí nghiệp Xây dựng số 1 Xí nghiệp Quản lý Xây dựng số 2 Xí nghiệp Vật tư xe máy Xí nghiệp Cơ điện Đội điện nước Xí nghiệp Xây dựng 201 Xí nghiệp Dịch vụ kinh doanh nhà Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức LĐTL Phòng Công nghệ Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Hành chính Ban QLDA 2 Ban QLDA 1 2.3. Công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty: 2.3.1 Công nghệ sản xuất, kết cấu sản xuất của xây dựng: Chỉ thầu Hợp đồng Giao khoán nội bộ Mua sắm vật tư Giao nhận mặt bằng vị trí Đấu thầu Giao nhiệm vụ Đơn vị thi công Quyết toán công trình: * Khối lượng dự toán * Khối lượng phát sinh * Giá cả theo: +Trúng thầu + Chỉ thầu + Tại thời điểm Công trình hoàn thành Ngiệm thu bộ phận Nghiệm thu bàn giao sử dụng Hồ sơ hoàn công Điều hành SX theo tiến độ Xây dựng tiến độ thi công Công nghệ sản xuất và kết cấu sản phẩm sản xuất bê tông: Xi măng Sản phẩm bê tông Máy Trộn bê tông Đá (sỏi) Cát Phụ gia Sản phẩm theo mẫu thiết kế của từng loại máy móc: - Trong xây dựng công việc đầu tiên phải thực hiện là tham gia dự thầu, khi dự thầu Công ty phải lập hồ sơ dự thầu với các bản mẫu thiết kế có hình thức đẹp và có chất lượng cao để có cơ hội trúng thầu. - Sau khi trúng thầu một mặt Công ty tiến hành ký hợp đồng giao khoán nội bộ cho các đội xây dựng trực thuộc Công ty hoặc các Xí nghiệp thành viên đồng thời tiến hành giao khoán mặt bằng vị trí và lập kế hoạch mua sắm vật tư xây dựng tiến độ thi công. - Mặt khác Công ty tiến hành giao nhiệm vụ cho các đơn vị thi công, các đơn vị trên cơ sở số lượng vật tư mua sắm được và thời gian thi công xây dựng tiến độ thi công và điều hành sản xuất theo tiến độ để có được công trình hoàn thành. - Khi công trình hoàn thành Công ty sẽ nghiệm thu từng bộ phận, bàn giao công trình đưa vào sử dụng và hoàn thành hồ sơ hoàn công công trình. - Cuối cùng là quyết toán công trình. - Đối với sản xuất sản phẩm bê tông thương phẩm quá trình sản xuất bao gồm xi măng, đá (sỏi), các phụ gia được đưa vào máy trộn theo các tỷ lệ quy định của các loại máy bê tông thiết kế. Máy trộn bê tông tiến hành trộn trong một khoảng thời gian nhất định và cho ra sản phẩm bê tông. 2.4. Cơ chế quản lý tài chính của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội Phòng Tài chính – Kế toán Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trước Giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính. Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính – Kế toán Công ty gồm Kế toán trưởng, 1 phó phòng tài chính kế toán và 7 nhân viên phụ trách các mảng khác nhau trong hoạt động tài chính, kế toán của Công ty. Công ty được Tổng công ty cấp vốn điều lệ ban đầu khi thành lập phù hợp với mức vốn pháp định cho ngành nghề kinh doanh của Công ty. Công ty có nghĩa vụ nhận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn và các nguồn lực được Tổng công ty giao, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn. Ngoài vốn điều lệ, Công ty được tự huy động vốn để phát triển kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về việc huy động vốn. Khi cần thiết Công ty được Tổng công ty bảo lãnh vay vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành và theo điều kiện của Tổng công ty. Công ty chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự đối với hoạt động kinh doanh trước pháp luật trong phạm vi vốn của Công ty, trong đó có phần vốn nhà nước giao. Về quản lý tài sản, Công ty có quyền sử dụng, cho thuê, thế chấp, cầm cố, nhượng bán tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn; tuân thủ các quy định theo quy chế của Tổng công ty và Nhà nước. Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty gồm: Mua trái phiếu, cổ phiếu; Liên doanh, góp vốn cổ phần với doanh nghiệp khác; Các hình thức đầu tư khác theo pháp luật quy định. Công ty thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau: Kiểm kê đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dùng tài sản để góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần (đem góp tài sản và khi nhận lại tài sản). Khi bị tổn thất về tài sản, Công ty phải xác định giá trị tổn thất; nguyên nhân, trách nhiệm. Đối với những vụ tổn thất có giá trị từ 20 triệu đồng trở xuống Giám đốc có quyền và trách nhiệm quyết định bồi thường, những vụ tổn thất có giá trị trên 20 triệu đồng Công ty phải báo cáo lên Tổng công ty xử lý. Khái quát về tình hình tài chính của Công ty Để có thể phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội ta cần có cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây. Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ta có những đánh giá về các mặt sau đây. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn. 3.1.2. Bảng 2.1: Bảng phân tích kết quả kinh doanh qua các năm Đơn vị tính: triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị Giá trị Tăng so với 2004(%) Giá trị Tăng so với 2005 (%) Giá trị 1 Tổng doanh thu 78.6201 119.802 52,38 235.947 96,95 429.135 2 Các khoản giảm trừ 0 28 0 79 3 Doanh thu thuần (= 2-1) 78.621 119.773 53,34 235.947 96,99 429.056 4 Giá vốn hàng bán 69.886 108.578 55,36 211.929 95,19 376.454 5 Lãi gộp (= 3-4) 8.734 11.195 28,17 24.018 114,55 52.602 6 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 0 Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh luôn là tiêu chí hàng đầu đánh giá hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty nói riêng. Tốc độ tăng trưởng của Công ty tương đối cao và chắc chắn. Trong 4 năm duy chỉ có năm 2005 có lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2004 (giảm 40,96%). Giải thích cho vấn đề này có thể thấy trong Bảng 2.1: mặc dù so với năm 2004, năm 2005 có lãi gộp tăng 28,17% song chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng những 78,93% đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm.. Năm 2007, Công ty đạt mức doanh thu 429 tỷ đồng (tăng 193 tỷ đồng tương đương 81,88% so với năm 2006), lợi nhuận sau thuế đạt 5,5 tỷ (tăng 2,1 tỷ đồng tương đương 62,35%). 3.1.3. Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty Nhìn tổng thể kết quả kinh doanh của Công ty, ta có thể thấy phần nào hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển theo các giai đoạn thời gian tuy nhiên để có thể hiểu sâu về tình hình tài chính không thể không xét đến cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn. Dữ liệu của ‘Bảng cân đối kế toán’ qua các năm của Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội (bảng 2.2), cho thấy Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua. Trong cơ cấu tài sản của Công ty, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%). Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn (năm thấp nhất là 5,1%-năm 2006; năm cao nhất đạt 14,1%-năm 2004), có một sự tăng trưởng đều đặn trong nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm. Nguồn vốn nợ ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn (trên 50%), Công ty đang có sự điều chỉnh trong cơ cấu nguồn vốn bằng cách gia tăng vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn. Bảng 2.2: Bảng cân đối kế toán 31/12/N Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Tăng so 2005 (%) Giá trị (đ) I. Tổng tài sản 201.100,5 100 90,62 355.703,2 100 76,88 319.838,5 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 157.744,4 78,44 80,41 218.769,7 61,50 38,69 215.324,9 1. Tiền 2.764,8 1,37 -59,43 4.631,7 1,30 67,53 24.146,86 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0,00 0 0,00 0 3. Các khoản phải thu 76.857,4 38,22 287,82 83.511,7 23,48 8,66 71.962,2 4. Hàng tồn kho 74.608,2 37,10 26,90 129.278,3 36,34 73,28 116.893,3 5. Tài sản lu động khác 3.514 1,75 75,08 1.348 0,38 -61,64 2.312,1 B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 43.356,2 21,56 140,05 136.933,6 38,50 215,83 104.523,7 1. Tài sản cố định 36.763,8 18,28 191,02 120.103,9 33,77 226,69 95.882,9 1.1. Tài sản cố định hữu hinh 36.763,8 18,28 191,02 120.103,9 33,77 226,69 95.882,9 1.2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0,00 0 0,00 0 1.2. Tài sản cố định vô hình 0 0,00 0 0,00 0 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0,00 0 0,00 2.000 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6.592,321 3,28 21,44 16.829,6 4,73 155,29 6.640,6 II. Nguồn vốn 201.100,5 100 90,62 355.703,3 100 76,88 319.838,5 A. Nợ phải trả 187.469,9 93,22 106,87 337.569,7 94,90 80,07 297.494,2 1. Nợ ngắn hạn 142.566,3 70,89 111,84 188.818,8 53,08 32,44 171.266,6 - Vay ngắn hạn 48.330 24,03 106,36 61.743,7 17,36 27,75 48.773 - Phải trả cho người bán 45.478,7 22,61 111,18 62.499 17,57 37,42 57.092,8 - Người mua trả tiền trước 31.222 15,53 110,87 45.127,7 12,69 44,54 42.641,5 - Nợ ngắn hạn khác 17.535,6 8,72 132,64 19.448,3 5,47 10,91 22.759,2 2. Nợ dài hạn 42.235,8 21,00 87,40 147.482,2 41,46 249,19 116.092,9 3. Nợ khác 2.667,6 1,33 241,05 1.268,6 0,36 -52,44 10.134,6 B. Nguồn vốn CSH 13.630,7 6,78 -8,37 18.133,5 5,10 33,03 22.344,3 1. Nguồn vốn quỹ 13.630,7 6,78 -8,37 18.133,5 5,10 33,03 22.344,3 Vốn lưu động ròng (NWC = TSLĐ - Nguồn ngắn hạn) của Công ty qua các năm đều > 0 thể hiện Công ty đã sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động. Với chính sách tài trợ này khả năng thanh toán của Công ty sẽ tăng tuy nhiên khả năng sinh lời sẽ giảm do các nguồn dài hạn có chi phí cao hơn. Sự thận trọng của Công ty là đúng đắn trong hoàn cảnh: do đặc điểm của hoạt động xây dựng,kinh doanh nhà khi thiếu vốn sẽ dẫn đến chậm tiến độ thi công và có thể gây những tổn thất cực kỳ to lớn; các khoản vay ngắn hạn của Công ty đa phần đều là các khoản tín dụng ngắn hạn của các Ngân hàng thương mại. Như vậy, thông qua phân tích kết quả kinh doanh và cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn của Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội cho thấy trạng thái hoạt động của Công ty tương đối tốt. Công ty đang nỗ lực mở rộng quy mô, năng lực hoạt động điều này cũng tưng ứng tạo ra sự tăng trưởng hợp lý trong kết quả doanh thu, lợi nhuận. Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên trong cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu còn có tỷ trọng nhỏ, trong điều kiện của Công ty hiện nay: là một doanh nghiệp Nhà nước, được sự đảm bảo của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội nên Công ty vẫn giành được sự tín nhiệm và nhận được các khoản tín dụng từ các ngân hàng thương mại, nhưng rõ ràng cần một sự cải thiện đáng kể trong khoản mục này. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Phần trên ta đã nghiên cứu khái quát những đặc điểm hoạt động và tình hình tài chính của Công ty Đầu tư xây dựng số 2 Hà nội, đó là bước đệm để ta có thể nghiên cứu kỹ lưỡng về vốn lưu động và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Nguồn hình thành vốn lưu động Nhìn vào Bảng 2.2 có thể thấy vốn lưu động của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ ngắn hạn và một phần được bổ sung t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty đầu tư xây dựng số 2 Hà nội.docx
Tài liệu liên quan