Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cafe và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

Chương I : Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex 4

1.1 Khái quát công ty 4

1.1.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của công ty 4

1.1.1.1 Thông tin chung về công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên unimex – Hà Nội 4

1.1.1.2 Sự hình thành của công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên unimex – Hà Nội 5

1.1.1.3 Quá trình phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Unimex - Hà Nội 6

1.1.2 Định hướng phát triển trong những năm tới 10

1.2 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật tác động đến xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy 10

1.2.1 Sản phẩm 11

1.2.2 Nguồn cung ứng sản phẩm 12

1.2.3 Vốn kinh doanh 12

1.2.4 Thủ tục hành chính 13

1.3 Thực trạng xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty Unimex – Hà Nội 13

1.3.1 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa 13

1.3.1.1 Xuất khẩu café 13

1.3.1.2 Nhập khẩu xe máy 20

1.3.2 Một số tồn tại trong quá trình xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex – Hà Nội 27

1.3.2.1 Xuất khẩu xe máy 27

1.3.2.1.1 Nguồn cung ứng café chưa bảo đảm cho nhu cầu xuất khẩu 30

1.3.2.1.2 Bất cập trong công tác kiểm tra giám sát tiếp nhận café tại cảng 33

1.3.2.2 Nhập khẩu xe máy 34

1.3.2.3 Một số tồn tại từ phía Nhà nước 38

Chương II: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy tại công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Unimex – Hà Nội 41

2.1 Giải pháp từ phía công ty 41

2.1.1 Xuất khẩu café 41

2.1.1.1 Mở rộng nguồn café với chất lượng đảm bảo 41

2.1.1.2 Thành lập đội ngũ cán bộ thu nhận cafe và giám sát xuất khẩu café tại cảng Sài Gòn 45

2.1.2.3 Hiệu quả dự kiến sau khi thực hiện kết hợp 2 biện pháp trên 49

2.1.2 Nhập khẩu uỷ thác xe máy 50

2.1.2.1 Xây dựng hình thức nhập khẩu xe máy trực tiếp thay thế hình thức nhập khẩu uỷ thác 50

2.2 Một số kiến nghị với Nhà nước 53

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

 

 

 

docx59 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu cafe và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch nhiệm của các bên đối với sản phẩm và với pháp luật. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------- HỢP ĐỒNG ỦY THÁC NHẬP KHẨU Số:123354./HĐKTNK Hôm nay ngày 7 tháng.7năm.2007 chúng tôi gồm có: BÊN UỶ THÁC - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Kuong Ngan - Địa chỉ trụ sở chính: 124 Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội - Tài khoản số: 01457832354 Mở tại ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - Đại diện là ông Nguyễn Hữu Minh Chức vụ: Giám đốc công ty Trong hợp đồng này gọi tắt bên A BÊN NHẬN ỦY THÁC - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Nhà Nước 1 thành viên UNIMEX Hà Nội - Địa chỉ trụ sở chính.: 41 Ngô Quyền - Hà Nội - Tài khoản số: 0021000000273 tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - Đại diện là ông : Trần Quốc Hùng Chức vụ: Giám đốc Trong hợp đồng này gọi tắt là bên B Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Nội dung công việc ủy thác 1) Bên A ủy thác cho bên B nhập khẩu mặt hàng sau đây: STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Xe máy nhãn hiệu Zip – 110 Phân khối Chiếc 100 1900 USD 190000 Gía trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển 2) Viết bằng chữ : một trăm chín mươi ngìn đô la Mĩ Điều 2: Giá cả - Đơn giá mặt hàng là giá mà bên A đã kí kết với nước ngồi) - Nếu giá cả có thay đổi bên A phải báo ngay cho bên B biết khi nắm được thông tin về giá để xử lý. Điều 3: Quy cách, chất lượng hàng nhập khẩu Bên A có trách nhiệm tìm nguồn hàng nhập khẩu theo yêu cầu về qui cách, phẩm chất và bao bì Điều 4: Thủ tục nhập khẩu hàng hóa 1) Bên A có trách nhiệm chuyển cho bên B những giấy tờ cần thiết sau: - Quota hàng nhập khẩu. - Xác nhận của ngân hàng ngoại thương... (nơi bên A mở tài khoản ngoại tệ) về khả năng thanh tốn. 2) Bên A có trách nhiệm nhận hàng được bên B nhập về tạicảng Hải Phòng Điều 5: Trả chi phí ủy thác a) Tổng cộng tồn bộ chi phí mà bên A có trách nhiệm phài thanh tốn cho bên B là: 221560 USD trong vòng 6 tháng b) Thống nhất thanh tốn theo phương thức: chuyển khoản Điều 6: Trách nhiệm giải quyết khiếu nại với nước ngồi 1/ Trường hợp bên A đem hàng nhập khẩu về kho, trong vòng 30 ngày, khi mở bao bì phát hiện hàng không đúng phẩm chất, thiếu số lượng v.v...thì để nguyên trạng và mời Vinacontrol đến kiểm tra và lập biên bản công khai xác nhận tình trạng hàng nhập, gửi cho bên B làm cơ sở pháp lý đòi bên nước ngồi bán hàng bồi thường. 2/ Đối với bên B, khi nhận được văn bản xác nhận về hàng nhập cho bên A không đúng với yêu cầu đã cam kết với bên nước ngồi, phải tiến hàng ngay các biện pháp hạn chế tổn thất và chịu trách nhiệm liên hệ khiếu nại đòi bồi thường với bên nước ngồi trong thời hạn quy định là 15ngày Điều 7: Trách nhiệm của các bên trong thực hiện hợp đồng 1/ Nếu bên nào để xảy ra vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% - 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, mặt khác còn phải bồi thường các thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như: mất mát hư hỏng tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác với tiền bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra. .2/ Trong trường hợp bên A đến nhận hàng chậm so với thời gian qui định, sẽ bị gánh chịu các khoản phạt do bên nhận chuyên chở, vận tải hàng hóa phạt và bồi thường chi phí lưu kho bãi, bảo quản hàng, cảng phí và các khoản phạt khác. 3/ Khi bên A có khiếu nại về hàng nhập mà bên B không làm hết trách nhiệm trong việc thụ lý và giải quyết các khiếu nại tới bên nước ngồi để có kết quả thực tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên A, thì sẽ bị phạt 10 % giá trị tiền ủy thác, đồng thời phải gánh chịu những bồi thường về hàng hóa cho bên A thay cho bên nước ngồi đã bán hàng. 4/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng không có lý do chính đáng thì bị phạt vi phạm là 10 % tổng giá trị chi phí ủy thác và bồi thường các khoản phạt cùng các chi phí thực tế khác mà bên bị vi phạm có thể gánh chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng này do bên kia gây ra Điều 8: Thủ tục giải quyết tranh chấp trong hợp đồng 1/ Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng. 2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết được thì mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này. 3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra, xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu. Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 7/7/2007 đến ngày31/12/2007/ Hợp đồng này sẽ được làm thành 4 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 2 bản ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ - Trình vay vốn ngân hàng: Đây là công việc tiếp theo cần thực hiện trong quy trình nhập khẩu ủy thác. Vốn là điều quan trọng và chi phối tồn bộ quá trình nhập khẩu ủy thác này. Tuy nhiên, vốn chỉ có thể được vay khi giám đốc kí duyệt phương án kinh doanh và phương án kinh doanh khả thi. Với tư cách pháp nhân của UNIMEX thì vay vốn ngân hàng không quá khó. Hai ngân hàng chính cung cấp vốn vay cho UNIMEX là: Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn và ngân hàng đầu tư phát triển việt nam. - Thực hiện quá trình nhập khẩu ủy thác: Với đặc thù của nhập khẩu ủy thác, UNIMEX sẽ phải chịu trách nhiệm hồn tồn về mặt pháp lý, đứng tư cách pháp nhân tham gia vào quá trình nhập khẩu cho dù đầu vào và đầu ra của sản phẩm là nhiệm vụ của công ty thuê ủy thác. Quá trình thực hiện nhập khẩu cũng đơn giản hơn xuất khẩu khi mà nhiệm vụ của công ty chỉ cần đảm bảo hồn tất hồ sơ thủ tục nhập khẩu dưới tư cách pháp nhân của UNIMEX. Tất cả các công việc còn lại như: Vận chuyển, bốc dỡ, thuê kho bãi, kiểm định…thuộc trách nhiệm của công ty thuê ủy thác - Hình thức thanh tốn: Cũng giống như hình thức thanh tốn trong hoạt động xuất khẩu. Phương pháp L/C được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong hoạt động ngoại thương. Với nhập khẩu thì Unimex phải có trách nhiệm mở L/C để thanh tốn và cũng sẽ phải thanh tốn tồn bộ tiền hàng sau khi đã nhận được bộ chứng từ. Tuy nhiên, do công ty sử dụng hình thức nhập khẩu ủy thác nên các công ty thuê ủy thác sẽ hồn vốn theo hình thức trả chậm. 1.3.2 Một số tồn tại chủ yếu trong quá trình xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy 1.3.2.1 Xuất khẩu café Café là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực đối với xuất khẩu Việt nam nói chúng và với UNIMEX nói riêng. Là một mặt hàng mới gia nhập vào danh mục hàng xuất khẩu của UNIMEX từ năm 2003 nhưng đã đặt được tốc độ tăng trưởng và doanh thu đáng kể. Qua bảng số liệu I trên đã cho chúng ta thấy rõ tình hình xuất khẩu café tại UNIMEX. Mặt hàng café được đưa vào xuất khẩu từ năm 2003 và đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu café đạt 3,12 triệu USD với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu café đạt 0,21837 triệu USD. Nếu chỉ nhìn vào những số liệu tuyệt đối này thật khó có thể đưa ra nhận xét khách quan tình hình xuất khẩu của công ty bởi lẽ tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế luôn được xem xét trong xu hướng biến động theo chu kì. Qua bảng số liệu 5 năm trên đây đã phản ánh rõ nét xu hướng biến động của xuất khẩu café đồng thời giúp chúng ta thấy được những mặt chưa hiệu quả trong quá trình xuất khẩu. Chúng ta đều biết rằng, mục tiêu cao nhất của bất kì một chủ thể kinh tế khi tham gia vào thị trường chính là tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, mục tiêu này lại bị chi phối bởi các yếu tố như: Sản lượng xuất khẩu, giá xuất khẩu, giá đầu vào….Vì vậy. để có được đánh giá chính xác nhất về thực trạng xuất khẩu café cần nghiên cứu và đánh giá phân tích tổng hợp các yếu tố trên. Nhìn chung, qua các năm sản lượng café xuất khẩu đều có mức tăng trưởng đáng kể. Năm 2003 sản lượng café xuất khẩu đạt 200,43 tấn nhưng đến năm 2007, con số này đã được nâng lên thành 2001 tấn ( tăng trưởng 10% ) nhưng lợi nhuận thu được từ hoạt động này đem lại chỉ tăng khoảng 4% từ năm 2003 đến 2007. ( Năm 2003, lợi nhuận đạt 0.055 triệu USD và năm 2007 đạt 0,218 triệu USD). Điều này hồn hồn hợp lý nếu chúng ta nhìn vào xu hướng biến đổi của giá đầu vào và giá xuất khẩu. Đây là chỉ tiêu có mức độ biến động mạnh nhất trong vòng 5 năm qua đặc biệt là mức chênh lệch giữa giá đầu vào và giá xuất khẩu café. Chỉ tiêu này tác động trực tiếp đến lợi nhuận xuất khẩu và tỷ lệ thuận với nó. Xu hướng biến đổi của chỉ tiêu này qua bảng số liệu phản ánh một thực trạng không tốt cho công ty. Dù café là một mặt hàng nhạy cảm chịu sự biến động lớn từ giá thị trường và phụ thuộc vào thời tiết nhưng việc đảm bảo nguồn cung ứng hạn chế những rủi ro từ yếu tố khách quan đem lại trong hoạt động xuất khẩu café chưa thật sự hiệu quả.Qua tìm hiểu quá trình xuất khẩu café Em thấy có một số tồn tại sau: 1.3.2.1.1 Nguồn cung ứng café chưa đảm bảo cho nhu cầu xuất khẩu Nói đến nguồn cung ứng hay yếu tố đầu vào chúng ta cần xem xét đến nhiều yếu tố trong đó không thể không nhắc đến sản lượng café, chất lượng và giá cả. Các yếu tố này chịu sự tác động mạnh từ các nhân tố nằm ngồi tầm kiểm sốt của công ty như thị trường thế giới, thời tiết nhưng chúng ta sẽ nhìn nhận thực trạng trên góc độ chủ động từ phía công ty *Sản lượng Hiện nay, UNIMEX đang kí hợp đồng với 3 bạn hàng lớn cung cấp café tại Komtun, Gia lai, Lâm đồng. Đó là các công ty chuyên thu mua café từ bà con nông dân và sơ chế một phần để bảo quản cung ứng xuất khẩu. Tuy nhiên, do đặc thù của mặt hàng café chịu tác động nhiều từ thời tiết và thu hoạch theo mùa nên trong nhiều trường hợp các nhà cung cấp này không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu café theo các đơn đặt hàng của nước ngồi. Hình thức duy nhất mà UNIMEX đã làm để huy động nguồn café đầu vào cho xuất khẩu chính là tìm kiếm thu mua trên thị trường sau khi có đơn đặt hàng. Chính việc làm này khiến việc huy động café của UNIMEX luôn bị động và trong nhiều trường hợp đã phải từ chối các đơn đặt hàng lớn vì không đủ khả năng cung ứng. Việt Nam là một trong những quốc gia có trữ lượng café lớn nhất trên thế giới nhưng cũng có rất nhiều các công ty xuất khẩu và còn những văn phòng đại diện thu mua café của các hãng chế biến café thương hiệu lớn trên thế giới như: Hãng café Du monde, hãng café Starbuck, Công ty chế biến hải sản Foodsea, Ricemith. Hiện nay, cầu về café trên thế giới đang tăng cao, Việt Nam là điểm đến của rất nhiều nhà nhập khẩu tạo nên sức sự thiếu hụt trong việc cung ứng trên khía cạnh sản lượng. Trước tình hình đó khiến UNIMEX hồn tồn bị động trong việc huy động café thô phục vụ cho xuất khẩu cho dù những nhà cung cấp hiện tại là những nhà cung cấp lớn và gắn bó với công ty nhưng chưa đủ để đem đến cho UNIMEX một nguồn cung ứng dồi dào và tránh được những rủi ro từ thời tiết và thị trường. Tính đến cuối năm 2007, sản lượng xuất khẩu café đạt 2.001 tấn trong khi lượng café xuất khẩu của cả nước ước tính vào khoảng 900.000 tấn. Trước một mặt hàng tiềm năng như café và với thâm niên lâu năm kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu thì con số này thật khiêm tốn. Nó đã phản ánh phần nào thực trạng thiếu hụt nguồn café đầu vào phục vụ cho xuất khẩu nhưng hồn tồn hợp lý nếu nhìn vào hình thức kiểm sốt nguồn cung ứng café của công ty. Tính đến thời điểm này, UNIMEX chưa đưa ra được một chiến lược nào để kiểm sốt và hạn chế những biến động của thị trường đem lại nguồn cung ứng ổn định. Với xu thế kinh tế đang trong tình trạng suy thối như hiện nay, những biến động là khó tránh khỏi và UNIMEX sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa * Giá cả: Giá cả là một yếu tố rất nhạy cảm và tuân theo quy luật cung cầu. Riêng với mặt hàng café, yếu tố này càng nhạy cảm hơn và bị chi phối bỏi các phiên giao dịch trên thị trường London và NewYork. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, việc kiểm sốt dự trữ lượng café để hạn chế rủi ro từ biến động thị trường chưa được chú trọng. Chức năng trung gian của việc xuất khẩu đòi hỏi sức cạnh tranh về giá là nhưng thực tế đã cho thấy, UNIMEX khó lòng có thể làm được điều này khi mà thiếu sự ổn định về cung. Giá cả chi phối mạnh bởi cung và cầu. Khi mà lợi thế về cung sản phẩm không có thì việc kiểm sốt giá cả là điều không thể thực hiện được. Qua bảng số liệu bảng I trên cũng đã chỉ ra biên độ dao động mạnh của giá đầu vào và đầu ra. Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này ngồi những lý do khách quan từ phía thị trường và thời tiết còn có một lý do quan trọng xuất phát từ phía công ty. Đó chính là việc kiểm sốt sản lượng cung ứng và là hệ quả tất yếu của việc thiếu tích lũy dự trữ đã khiến cho giá đầu vào và đầu ra của café hồn tồn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngồi thị trường mà công ty không thể kiểm sốt được. * Chất lượng café xuất khẩu Chất lượng café xuất khẩu là vấn đề không những của ngành café mà còn là vấn đề cần quan tâm của cả chính phủ. Theo đánh giá của các chuyên gia thế giới về café, café vối Robusta của việt nam là ngon nhất thế giới nhưng sản lượng thu hoạch không nhiều và hiệu quả không cao. Việt nam là một trong những quốc gia có tiềm lực café lớn nhất trên tồn thế giới nhưng khai thác chưa tốt nên chất lượng còn nhiều hạn chế. Đây là lý do khiến giá xuất khẩu café của Việt Nam nói chung thấp hơn so với mặt bằng của thế giới khoảng 100USD. Nhiều doanh nghiệp thừa nhận khách hàng còn than phiền cà phê Việt Nam có chất lượng không đều và ngoại quan còn chưa thật bắt mắt. Tất cả đều xuất phát từ công nghệ thu hoạch và chế biến. Công nghệ chế biến café của Việt Nam được coi là thủ công nhất thế giới. Có thể mô tả quy trình thu hoạch và chế biến cà phê phổ biến hiện nay ở hầu hết các hộ trồng cà phê ở Việt Nam như sau: Đến mùa thu hoạch, người trồng cà phê sau khi hái xong, mang về phơi khô trên sân xi măng, thậm chí cả sân đất bằng cách tận dụng năng lượng mặt trời. Vào thời điểm mưa kéo dài trong vụ thu hoạch, người trồng cà phê phải sấy trong các lò sấy đốt bằng than đá, củi... Sau đó dùng các máy xay xát nhỏ để xay cà phê quả khô ra cà phê nhân bán cho những người thu gom cà phê. Với kiểu chế biến thủ công như vậy, hậu quả tất yếu là chất lượng sản phẩm không đều. Một nguyên nhân dẫn đến chất lượng café Việt Nam không được đánh giá cao còn xuất phát từ nhận thức của bà con nông dân. Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đắc Lắc cho biết khi tiến hành cuộc vận động để người nông dân sản xuất ra hạt cà phê có giấy chứng nhận, một số bà con trả lời rằng việc theo dõi sổ sách, ghi chép, kiểm tra hàng trăm chỉ tiêu từ giống đến phân bón, thu hái, phơi sấy khá phức tạp nên khi nào không có ai mua hàng nữa thì bà con mới làm theo. Sản xuất cà phê không cần giấy chứng nhận thường bị áp lực về giá nhưng dễ dàng trong việc mua bán, thị trường rộng, cạnh tranh rộng; số sản phẩm chọn lọc ra đạt chất lượng cao thì lại có tiền thưởng lớn từ nhà thu mua. Sản xuất ra sản phẩm cà phê có giấy chứng nhận phải chịu sự kiểm tra giám sát nhưng thị trường hạn chế, sức cạnh tranh vừa phải vì phải giữ giá cao. Xu thế phát triển hiện nay không cho phép những nhận thức như vậy tồn tại. Đây chính là thực trạng đáng báo động cho ngành café nói chung và nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu của các công ty xuất khẩu. Tóm lại, một thực trạng đang tồn tại khiến hiệu quả xuất khẩu café của UNIMEX chưa thực sự hiệu quả khi nguồn cung ứng café chưa đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu về cả số lượng, chất lượng và chưa có tính cạnh tranh về giá. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do công ty chưa có những biện pháp kiểm sốt được thị trường vốn đã rủi ro và nhiều biến động. 1.3.2.1.2 Bất cập trong công tác kiểm tra giám sát tiếp nhận và xuất khẩu café tại Cảng Trong quy trình xuất khẩu café được nêu lên ở trên, quá trình tiếp nhận và làm thủ tục xuất khẩu café là công việc quan trọng và đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao nhưng với năng lực hiện tại, UNIMEX chưa làm tốt công việc này và nó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau: * Tiếp nhận café từ nhà cung cấp tại Cảng Sài Gòn Theo hợp đồng đã kí kết, các nhà cung cấp phải có trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, chủng loại và phải được vận chuyển đến Cảng Sài Gòn phục vụ cho việc xuất khẩu nhưng do việc cấp giấy chứng nhận chất lượng chế biến café chưa được thực thi thì nhiệm vụ kiểm tra giám định chất lượng thuộc về nhiệm vụ của UNIMEX bởi lẽ họ sẽ phải chịu hồn tồn trách nhiệm với nhà nhập khẩu về các yếu tố này. Hiện tại, việc kiểm tra và tiếp nhận café tại cảng của công ty còn thiếu tính chuyên nghiệp và rất lỏng lẻo. Nhân viên thực hiện công việc này chưa nhận thức được rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra giám sát nguồn hàng. Sự khác biệt lớn nhất của đặc thù kinh doanh xuất nhập khẩu với loại hình kinh doanh khác chính là các đối tác là bạn hàng nước ngồi. Đó là những nền kinh tế mang tính chuẩn mực và nghiêm túc cao trong khi môi trường kinh tế trong nước chưa đáp ứng được điều đó .Hiện nay, công tác kiểm tra chất lượng café vẫn dựa trên các biện pháp thô sơ và trực quan. Việc kiểm tra thiên về số lượng hơn là chất lượng và phần lớn vẫn mang tính hình thức. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do sự thiếu sót của những nhà quản lý chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác này để đầu tư xây dựng quy trình kiểm tra giám định chất lượng chuyên nghiệp và chính xác đồng thời đào tạo nguồn nhân lực có kĩ năng thực hiện tốt nhiệm vụ tại Cảng. * Công tác vận chuyển café lên tàu kéo dài và khó kiểm sốt Theo hợp đồng giữa Unimex và nhà cung cấp, café sẽ được vận chuyển đến cảng bàn giao cho nhân viên công ty, từ đó mọi vấn đề phát sinh thuộc phạm vi xử lý của Unimex. Do công ty xuất khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF nên nhiệm vụ của nhân viên lúc này là phải làm mọi thủ tục hải quan, thuê tàu cũng như hồn tất các công việc để đưa được café lên tàu. Thực tế công ty chưa có một bộ phận chuyên phụ trách công việc vận chuyển hàng lên tàu mà vẫn đang sử dụng các dịch vụ của các tư nhân tại cảng. Điều này khiến cho tính chủ động trong việc vận chuyển café lên tàu bị hạn chế và một vài trường hợp café phải chấp nhận lưu kho do công tác vận chuyển và thủ tục hải quan không đáp ứng yêu cầu. Để công tác xuất khẩu café tại cảng được nhanh chóng và hiệu quả cần phối hợp đồng bộ trong nhiều khâu. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này cũng xuất phát từ sự quản lý lỏng lẻo từ phía công ty và sự thiếu hụt nhân lực. Triển khai công tác xuất khẩu vẫn mang tính bộc phát và thiếu tính chuyên nghiệp. Sau nhiều năm tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu nhưng vẫn chưa tạo dựng được guồng máy chuyên nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa tại cảng nên tính ổn định không cao và gặp phải rủi ro khi mọi thứ biến động ngồi dự kiến Tóm lại, với thực tế đang diễn ra cho chúng ta thấy những bất cập trong công tác tiếp nhận và xuất phát tại cảng từ quá trình kiểm tra hàng hóa đến công tác vận chuyển đưa hàng lên tàu và chúng đều xuất phát từ một nguyên nhân chính là sự lỏng lẻo trong quá trình quản lý, kiểm tra giám sát và thiếu nguồn nhân lực có khả năng đảm nhận tốt công việc 1.3.2.2 Nhập khẩu xe máy Nuất khẩu ủy thác là một hình thức đã tồn tại lâu và trở thành truyền thống của Unimex. Với lợi thế về tư cách pháp nhân cũng như uy tín khiến việc huy động vốn của công ty có nhiều thuận lợi. Tận dựng ưu thế này để phát kinh doanh theo hướng nhập khẩu ủy thác là một hướng đi đúng của Unimex trong những năm qua. Tuy nhiên, do sự phát triển chung của nền kinh tế đã khiến cho việc nhập khẩu ủy thác xe máy còn tồn tại một vài hạn chế gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận từ hình thức này đem lại. Qua bảng thống kê dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ tình hình nhập khẩu ủy thác xe máy tại UNIMEX trong những năm gần đây. Qua bảng số liệu II trên đã cho chúng ta thấy được phần nào tình hình nhập khẩu ủy thác xe máy trong giai đoạn 2003-2007. Xu hướng biến động thời kì 2003-2005 phản ánh hiệu quả nhập khẩu xe máy là rất tốt với tốc độ tăng trưởng của số lượng lẫn lợi nhuận từ hoạt động này. Với chức năng và vai trò của nhập khẩu ủy thác, chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn là một chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh hiệu quả quá trình nhập khẩu ủy thác. Trong thời kì 2003 – 2005, chỉ tiêu này cũng rất thuận lợi. Thời gian thu hồi vốn trung bình đã giảm đáng kể ở thời kỳ 2004 và 2005. Nhưng tình hình lại có xu hướng biến đổi không tốt trong thời kì 2006 - 2007. Tuy số lượng xe nhập khẩu tăng mạnh với tốc độ 120% và 125 % năm 2006 và 2007 nhưng tốc độ tăng lợi nhuận chỉ đạt 120% và 113,33 %. Thêm vào đó, thời gian thu hồi vốn trong thời kì này tăng cao từ 80 ngày năm 2005 lên 101 ngày năm 2006 và 137 ngày 2007. Đây là những dấu hiệu phản ánh tình trạng nhập khẩu xe máy của UNIMEX đang gặp phải một số khó khăn và cần đưa ra hướng khắc phục. Với quy trình nhập khẩu ủy thác công ty đang áp dụng, vai trò của UNIMEX chỉ thể hiện rõ nét nhất trong việc sử dụng vốn. Qua nghiên cứu và tìm hiểu về hiệu quả sử dụng vốn Em nhận thấy quá trình nhập khẩu ủy thác xe máy đang đối mặt với khó khăn trong việc quản lý vốn.Trước hết, chúng ta xem xét tỷ lệ nguồn vốn vay ngân hàng so với kim ngạch nhập khẩu BẢNG III : TỶ LỆ VỐN VAY Nguồn số liệu trích từ báo cáo tài chính – phòng kế tốn Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch (triệuUSD) 1,40 1,50 1,80 2,40 3,20 Vốn vay (triệuUSD) 1,21 1,25 1,52 2,21 3,01 Tỷ lệ vốn vay so với kim ngạch (%) 86,43 83,33 84,44 92,08 94,06 Số liệu trong bảng III này phản ánh tỷ lệ vốn vay tham gia vào hoạt động nhập khẩu ủy thác chiếm trên 80% và gần đây nhất, năm 2007 con số này là 94,06% . Điều này phản ánh khả năng huy động vốn của công ty khá tốt song cũng cho thấy rủi ro cao khi mà khả năng hồn vốn cho ngân hàng lại phụ thuộc hồn tồn vào khả năng trả nợ của công ty thuê ủy thác và chính điều này đã ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được. Hơn nữa, nhìn vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn từ năm 2003 - 2007 phản ánh một thực trạng rất đáng ngại trong việc quản lý vốn vay sau khi nhập khẩu. Đến cuối năm 2007, thời gian thu hồi vốn trung bình là 137 trong khi con số này của năm 2004 chỉ là 80. Hiện tại, Unimex đang áp dụng thu hồi vốn theo hình thức trả chậm. Trước tình hình kinh doanh khó khăn hiện nay của các công ty nhập khẩu xe máy, việc hồn vốn trong khoảng thời gian ngắn là rất khó khả thi. Vì vậy, theo hợp đồng cam kết ủy thác, các công ty thuê nhập khẩu ủy thác xe máy sẽ được phép trả vốn chậm đồng thời phải chịu mọi chi phí phát sinh từ lãi ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công ty đang lạm dụng công cụ này mà không tính đến rủi ro có thể xảy ra. Khi thời gian hồn vốn của các công ty TNHH lên đến 137 ngày là một con số đáng báo động. Trên góc độ kinh doanh, việc hồn vốn này phụ thuộc hồn tồn khả năng tiêu thụ hàng hóa. Thời gian hồn vốn có thể lâu hơn nữa nếu việc kinh doanh của họ gặp khó khăn và mọi rủi ro đều có thể xảy ra. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do các yếu tố khách quan nằm ngồi sự kiểm sốt của công ty. Để đảm bảo lợi nhuận, công ty phải chấp nhận các hình thức thu hồi vốn rủi ro để tăng tính khả thi. Một hợp đồng ủy thác thật khó có thể được ký kết nếu chúng ta chỉ chấp nhận hồn vốn 1 lần trong thời gian ngắn. Đòi hỏi của thực tế đã khiến thời gian qua công ty phải chấp nhận rủi ro để đem lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trước sự khủng hoảng kinh tế nói chung và sự khủng hoảng về tình hình tài chính nói riêng buộc các nhà quản lý nhập khẩu ủy thác cần xem xét lại hình thức thu hồi vốn để tránh rủi ro cao. 1.3.2.3 Một số tồn tại từ phía nhà nước Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực chịu tác động nhiều nhất của các chính sách nhà nước từ chính sách xuất nhập khẩu, thủ tục hành chính và các chính sách tài chính. Các chính sách này tác động đến tồn bộ hoạt động xuất nhập khẩu và đang gây trở ngại không nhỏ đến hiệu quả của các công ty. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét thực trạng công tác xuất khẩu café và nhập khẩu xe máy từ các chính sách nhà nước này * Chính sách mở rộng tài chính của nhà nước đối với việc cho vay vốn Trước xu thế nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu về vốn tăng mạnh. Để kích thích nền kinh tế tăng trưởng, Nhà nước đã quyết định mở rộng chính sách tài chính, cho phép thành lập nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tạo nên một nguồn cung về tiền tệ dồi dào, cơ hội vay vốn của các công ty TNHH được cải thiện. Chính sách này đã và đang tác động rất mạnh đến công tác nhập khẩu ủy thác xe máy của Unimex. Với vai trò tận dụng ưu thế tư cách pháp nhân của mình để huy động vốn hộ các công ty TNHH thì bây giờ, nhu cầu sử dụng trung gian trong việc huy động vốn không còn nữa. Thay vào đó, các công ty có thể tự vay vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần một cách dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn. Việc nhập khẩu ủy thác xe máy đứng trước nguy cơ bị thay thế và không còn thích hợp. Nhiều chuyên gia nhận xét, hình thức nhập khẩu ủy thác là một hình thức hữu ích và hiệu quả nhưng nó chỉ thích hợp trong nền kinh tế quá độ. Hiện nay, Việt nam đã bước qua khỏi thời kì quá độ, tất cả mọi thứ cần thay đổi và thích nghi theo hồn cảnh mới. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn nữa, việc nhập khẩu ủy thác của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu café và nhập khẩu ủy thác xe máy tại công ty TNHH Unimex Hà Nội.docx
Tài liệu liên quan