Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập tháng 7 năm 1988 trên cở sở sáp nhập vụ tín dụng thương nghiệp và công nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Công thương Quảng Ninh là chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập ngày 08/8/1988. Nhìn lại ngày đầu mới thành lập: Ngân hàng Công thương Quảng Ninh tiếp nhận 3 chi nhánh của ngân hàng nhà nước Quảng Ninh là: Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, tổng nguồn vốn của chi nhánh chỉ có 22 tỷ đồng thì đến nay mạng lưới kinh doanh của chi nhánh bao gồm một hội sở và 4 chi nhánh trực thuộc, 11 phòng giao dịch, 19 quỹ tiết kiệm và 2 cửa hàng vàng bạc, tổng vốn huy động lên tới 1.560 tỷ. Có thể nói 17 năm qua chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh đã làm tốt nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ góp phần đáng kể vào kết quả của công cuộc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, xứng đáng là trung tâm tín dụng - thanh toán - tiền tệ của tỉnh.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng kinh doanh của ngân hàng. Các hoạt động nếu được diễn ra trên địa bàn rộng, có nhiều phòng giao dịch, chi nhánh thì khả năng huy động vốn càng cao. Tiềm lực tài chính cũng góp phần tạo nên uy tín và vị thế trên thị trường, giúp tạo được lòng tin nơi khách hàng khiến họ có thể gửi tiền vào ngân hàng những khoản tiền lớn và thời gian dài. Năng lực quản lý của lãnh đạo, trình độ, tinh thần thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng đối với khách hàng Ngân hàng muốn hoạt động và phát triển thì không thể thiếu sự lãnh đạo của những người quản lý. Họ là người đề ra và giải quyết các chính sách, phương hướng và những hoạt động quan trọng của ngân hàng trong đó có hoạt động huy động vốn trung và dài hạn. Như vậy việc tăng cường hoặc giảm quy mô huy động vốn trung và dài hạn chịu sự ảnh hưởng của quyết định của ban lãnh đạo. Khi đến ngân hàng gửi tiền, người đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc là các cán bộ, nhân viên giao dịch của ngân hàng nên một thái độ phục vụ tốt của cán bộ nhân viên sẽ tạo ra một tâm lý thoải mái cho khách hàng, tin cậy và từ đó sẵn sàng gửi tiền của mình vào ngân hàng, thậm chí trong một thời gian dài một cách tự nguyện. Bên cạnh đó, với trình độ chuyên môn cao là điều kiện cần thiết để các cán bộ giải quyết công việc nhanh chóng, khoa học... làm nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, là điều mà khách hàng rất quan tâm. Cơ sở hạ tầng và trình độ khoa học công nghệ của ngân hàng Trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong việc thu hút khách hàng không chỉ ở uy tín của ngân hàng thể hiện thông qua tiềm lực tài chính mà còn ở địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, những hình ảnh đẹp về cơ sở vật chất hạ tầng và các trang thiết bị hiện đại. Khả năng huy động phụ thuộc vào quy mô tích luỹ, thu nhập của dân cư cũng như các tổ chức kinh tế nên địa điểm của ngân hàng phải nằm ở vị trí thuận lợi như khu trung tâm, khu đông dân cư, đi lại thuận tiện...; ngân hàng phải có mạng lưới chi nhánh rộng, hợp lý để thu hút nhiều vốn hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện giao dịch. Tuy nhiên việc mở rộng chi nhánh phải phù hợp với điều kiện và năng lực của ngân hàng. Trình độ khoa học công nghệ cũng đã góp phần to lớn trong việc huy động vốn của ngân hàng. Với việc áp dụng những tiến bộ khoa học vào hoạt động của mình, ngân hàng có thể giảm thời gian giao dịch, tăng độ chính xác của nghiệp vụ và tạo hình ảnh ngân hàng hiện đại. Thêm vào đó, cùng với đội ngũ cán bộ giỏi, ngân hàng có thể giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý, tạo điều kiện áp dụng những chính sách khuyến khích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn dài. 1.3.2. Nhân tố khách quan Việc huy động vốn trung và dài hạn không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nội tại ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài như sự ổn định và phát triển kinh tế, tình hình chính trị xã hội, nhu cầu vốn trung và dài hạn và chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự ổn định và phát triển nền kinh tế Khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp, thu nhập của người dân giảm sút, quá trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là huyđộng vốn trung và dài hạn. Không những thế, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, người dân sẽ ồ ạt rút tiền đã gửi hoặc không yên tâm gửi tiền vào ngân hàng với thời gian dài mà dùng tiền để mua hàng hoá, ngoại tệ mạnh hay vàng... với kỳ vọng giữ được giá trị đồng tiền của mình. Muốn giữ được nguồn vốn không ra khỏi ngân hàng và tránh sự sụp đổ do mất khả năng thanh khoản, các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất danh nghĩa lên lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Như vậy người có tiền thường quan tâm đến lãi suất thực, đièu đó có nghĩa là lãi suất thực dương mới thực sự hấp dẫn các nguồn tiền. Ngược lại, khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập khá. Khoản thu nhập cao này giúp họ đảm bảo được cuộc sống và có những khoản dư thừa để gửi vào ngân hàng. Đồng thời khi nền kinh tế tăng trưởng cao thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, nhu cầu về vốn trung và dài hạn tăng lên. Điều này là một trong những nguyên nhân để ngân hàng tăng cường huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư. Như vậy những động thái của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn, đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn. Duy trì được sự ổn định nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của ngân hàng. Tình hình chính trị xã hội Tình hình chính trị của mỗi đất nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân, các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Những bất ổn chính trị, chiến tranh, khủng bố, an ninh trật tự không đảm bảo, người dân trong đát nước đó lúc nào cũng lo sợ về sự an toàn của mình thì họ sẽ không còn tâm trí để nghĩ đến việc dự trữ tiền của cũng như không an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng không thể phát triển được. Ngoài ra những yếu tố về xã hội như trình độ dân trí, phong tục tập quán, điều kiện địa lý cũng có tác động không nhỏ đến quyết định gửi tiền của người dân vào ngân hàng. Nếu người dân có trình độ dân trí cao, có ý thức tiết kiệm và biết cách lựa chọn các hình thức tiết kiệm có lợi nhất thì hoạt động huy động vốn nói chung và huy động vốn trung và dài hạn nói riêng của ngân hàng đó rất có khả năng phát triển. Nhu cầu về vốn trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế Cũng như quy luật cung - cầu, khi các tổ chức kinh tế muốn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, sẽ cần đến một lượng vốn lớn với thời gian dài và tìm đến ngân hàng để vay. Do đó ngân hàng phải tiến hành huy động vốn, trong đó có vốn trung và dài hạn để nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, nhu cầu vốn trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế là tiền đề ban đầu để ngân hàng mở rộng hoạt động huy động vốn trung và dài hạn để tiến hành cho vay, đầu tư. Chính sách của Đảng và Nhà nước Hoạt động ngân hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế, đều chịu sự điều tiết của các chính sách của Đảng và Nhà nước. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng của các luật như Luật tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng nhà nước... Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng thương mại so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu và cả mức cho vay của ngân hàng thương mại đối với một khách hàng... Nếu muốn khuyến khích hay hạn chế hoạt động huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng thì Nhà nước sẽ đưa ra các văn bản, các quy định hay một hành lang pháp lý thông thoáng và các hướng dẫn cụ thể cho ngân hàng thực hiện. Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay không cũng ảnh hưởng đến chính sách huy động của ngân hàng. Để khuyến khích sản xuất, đầu tư, nhà nước có chính sách bảo hộ cho hàng hoá sản xuất trong nước, chính sách trợ giá... tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Các doanh nghiệp và người lao động có tích luỹ là nền tảng tốt cho ngân hàng huy động vốn được nhiều hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính Một mặt, thị trường tài chính phát triển theo chiều sâu sẽ cho ra đời nhiều loại công cụ vay nợ có tính lỏng cao. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc đa dạng hoá các loại hình huy động có kỳ hạn dài. Mặt khác, sự phát triển theo chiều rộng sẽ làm gia tăng các tổ chức tín dụng phi ngân hàng dẫn dên sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân cư hay tổ chức kinh tế, xã hội khác. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này cũng là động lực để ngân hàng phát triển. Chu kỳ thời vụ và tâm lý người tiêu dùng Vào đầu thời vụ sản xuất bao giờ nhu cầu sử dụng vốn đàu tư cũng cao, do đó nguồn tiền gửi trung và dài hạn tại ngân hàng cũng bị thu hẹp lại, còn nguồn tiền gửi ngắn hạn có xu hướng tăng lên do có sự gia tăng nhiều khoản thu tạm thời. Ngược lại, vào cuối vụ, vốn đầu tư được thu hồi cộng với lợi nhuận giữ lại là cơ sở để ngân hàng thu hút làm gia tăng nguồn dài hạn. Tâm lý chi tiêu là yếu tố khó nắm bắt song lại có tác động nhất định đến nguồn vốn của ngân hàng. Vào những dịp đặc biệt như lễ hội hay thời điểm bắt đầu năm học mới... nguồn tiền tiết kiệm cũng như tiền gửi của doanh nghiệp có xu hướng giảm sút, đặc biệt là trong điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tóm lại, phân tích và lượng hoá được sự tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan là cơ sở để ngân hàng duy trì được quy mô, cơ cấu hợp lý và những biện pháp phù hợp, hiệu quả để tăng cường khả năng huy động vốn trung và dài hạn. Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Quảng Ninh 2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh ngân hàng Công thương tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Sự thành lập và cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập tháng 7 năm 1988 trên cở sở sáp nhập vụ tín dụng thương nghiệp và công nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Công thương Quảng Ninh là chi nhánh phụ thuộc của ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập ngày 08/8/1988. Nhìn lại ngày đầu mới thành lập: Ngân hàng Công thương Quảng Ninh tiếp nhận 3 chi nhánh của ngân hàng nhà nước Quảng Ninh là: Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí, tổng nguồn vốn của chi nhánh chỉ có 22 tỷ đồng thì đến nay mạng lưới kinh doanh của chi nhánh bao gồm một hội sở và 4 chi nhánh trực thuộc, 11 phòng giao dịch, 19 quỹ tiết kiệm và 2 cửa hàng vàng bạc, tổng vốn huy động lên tới 1.560 tỷ. Có thể nói 17 năm qua chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh đã làm tốt nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ góp phần đáng kể vào kết quả của công cuộc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh, xứng đáng là trung tâm tín dụng - thanh toán - tiền tệ của tỉnh. Về cơ cấu nguồn nhân lực, chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh liên tục nhận những cán bộ được đào tạo cơ bản cũng như quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ hiện có. Tính đến ngày 31/12/2004 tổng số cán bộ công nhân viên tại chi nhánh là 391 người, trong đó 102 nam, 289 nữ, trình độ chuyên môn có 205 người tốt nghiệp đại học, 132 người trình độ trung cấp. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh gồm có Ban giám đốc và 11 phòng nghiệp vụ. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc thực hiện việc chỉ đạo chung và ra những quyết định chỉ đạo chiến lược kinh doanh, chính sách kinh doanh, các biện pháp thực hiện cụ thể trong từng thời kỳ phù hợp với chiến lược phát triển chung của ngân hàng. Các phòng nghiệp vụ là phòng tài chính kế toán, phòng nguồn vốn kinh doanh, phòng tín dụng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính, phòng giao dịch, phòng thẩm định quản lý tín dụng, phòng thanh toán quốc tế, phòng kiểm tra kế toán nội bộ, phòng kinh doanh. 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt nhưng hoạt động không nằm ngoài mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch mà ngân hàng có được khi thực hiện hai hoạt động chính - hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động trọng tâm và xuyên suốt của tất cả các ngân hàng. Chính vì vậy, chiến lược chủ động thu hút vốn là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh. Bảng 1: Tình hình huy động vốn phân theo tính chất nguồn huy động đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 20042.1.3. Tình hình hoạt động kinh nă Năm 2004 So 03/02 % So 04/03 % %% Tiền gửi của tổ chức kinh tế 215 255 326 118,6 127,84 Tiền gửi của dân cư 1.068 1.184 1.233 110,86 104,14 Tổng nguồn 1.285 1.440 1.560 112,06 108,33 (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh) Theo số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn ngân hàng tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Năm 2003 tổng nguồn huy động là 1.440 tỷ đồng, tăng 12,06% so với năm 2002 thì đến 31/12/2004, con số này tăng lên 120 tỷ đồng, bằng 108,33% năm 2003. Trong đó tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn: năm 2003 chiếm 82,22% và năm 2004 là 79,04%. Điều này là một bất lợi cho công tác kinh doanh của ngân hàng nhưng lại chứng minh rằng chi nhánh có uy tín trong lòng người dân tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên tốc độ tăng của tiền gửi dân cư giảm đi (chỉ tăng 4,14% so với năm 2003) mà thay vào đó là sự tăng lên của tiền gửi của các tổ chức kinh tế (năm 2004 tăng 27,84% so với năm 2003) - đây là một tín hiệu khả quan của chi nhánh trong việc khơi tăng nguồn tiền gửi của tổ chức kinh tế. Bảng 2: Tình hình huy động vốn phân theo thời hạn vốn huy động đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So 03/02 % So 04/03 % Không kỳ hạn 53 65 74 122,64 113,85 Kỳ hạn < 12 tháng 561 620 665 110,51 107,26 Kỳ hạn > 12 tháng 671 755 821 112,52 108,73 Tổng cộng 1.285 1.440 1.560 112,06 108,33 (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh) Về cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn vốn, ta thấy: năm 2004, quy mô loại vốn theo kỳ hạn đều tăng lên cả số tuyệt đối và tương đối. Vốn không kỳ hạn tăng 13,85%, nguồn có kỳ hạn 12 tháng tăng 8,73%. Song tốc độ tăng này không cao như năm 2003 (tương ứng là 22,64%; 10,51%; 12,52%). Mặc dù năm 2004 chi nhánh đã tăng cường tiếp thị, tìm kiếm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra nhiều hình thức huy động với các kỳ hạn khác nhau, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có tăng lên nhưng đã không đạt được kế hoạch đã đề ra là 15% và thấp hơn trên địa bàn (tăng 18%). Một phần đó là do một trong các đơn vị trực thuộc không hoàn thành nhiệm vụ và do những tác động của nền kinh tế (như chỉ số giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng đột biến ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động nhất là tiền gửi dân cư...). 2.1.2.2. Hoạt động cho vay Bên cạnh công tác huy động vốn, chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh cũng luôn coi trọng hoạt động sử dụng vốn, đặc biệt tập trung vào hoạt động tín dụng. Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến ngày 31/12/2004 đạt 1.448 tỷ đồng bao gồm cả nợ khoanh, tăng 87 tỷ đồng (tăng 6,39%). Dư nợ đã trừ nợ khoanh là 1445 tỷ, tăng 96 tỷ đồng (7,11%). Năm 2004, việc tăng trưởng tín dụng của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng dư nợ thấp so với các năm trước, chỉ đạt 96,5% kế hoạch trung ương giao, việc tăng dư nợ tại các địa bàn lớn (Hội sở, Cẩm phả) rất khó khăn. Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu xuất phát từ việc hạn chế tốc độ tăng trưởng dư nợ theo chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam và tình hình thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Bảng 3: Tình hình dư nợ tại ngân hàng Công thương Quảng Ninh đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 20022.1.3 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 So 03/02 % So 04/03 % Dư nợ cuối kỳ (gồm cả nợ khoanh) 1.144 1.361 1.448 118,96 106,39 Dư nợ cuối kỳ( đã trừ nợ khoanh) 1.121,6 1.349 1.445 120,27 107,11 Trong đó: Cho vay ngắn hạn Cho vay trung-dài hạn 438 683 572 777 498 947 130,59 113,76 87,06 121,87 (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh) Mặt khác, việc tăng trưởng dư nợ của NHCT Quảng Ninh tập trung ở cho vay trung dài hạn . Nếu như năm 2003, cho vay ngắn hạn tăng 30,59% thì năm 2004 có xu hướng giảm hẳn so với đầu năm(chỉ bằng 87,06% đầu năm). Ngược lại, cho vay trung và dài hạn tăng đáng kể - 170 tỷ (tăng 21,88%) và chiếm hơn 65% trên tổng dư nợ. Có thể thấy dư nợ trung và dài hạn tại chi nhánh luôn lớn hơn dư nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy nhu cầu vốn trung và dài hạn ở Quảng Ninh rất lớn, đòi hỏi chi nhánh phải có tiềm lực đủ lớn để cho vay nhưng vẫn an toàn. Về đối tượng đầu tư, chi nhánh quan tâm nhất về khối quốc doanh và các đơn vị ngành than. Dư nợ khối quốc doanh là 1.189 tỷ đồng, chiếm 82% tổng dư nợ (năm 2003 là 87%), tuy có tăng về số tuyệt đối so với năm 2003 nhưng lại giảm về số tương đối- điều này là do tốc độ tăng của tổng dư nợ lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ khối quốc doanh. Ngành than là khách hàng lớn của chi nhánh nên cũng rất được quan tâm. Dư nợ các đơn vị ngành than là 897 tỷ đồng, chiếm 61,9% tổng dư nợ( năm 2003 là 60%). Bảng 4: Tình hình nợ quá hạn đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Nợ quá hạn từ 1 đến 180 ngày 1.077 1.003 274 Nợ quá hạn từ 180 ngày đến 360 ngày 144 92 16 Nợ quá hạn trên 360 ngày 5.877 2.958 1.806 Tổng dư nợ quá hạn 7.098 4.053 2.096 (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh) Tổng dư nợ quá hạn đến 31/12/2004 là 2.096 triệu đồng = 0,14% trên tổng dư nợ (năm 2003 là 0,29%), so với 31/12/2003 giảm 1.957 triệu (trong đó giảm do xử lý rủi ro là 1.675,5 triệu), về số tương đối giảm 0,15%. Nếu tính cả nợ khoanh thì nợ xấu tại chi nhánh là 5.305 triệu đồng = 0,36% trên tổng dư nợ, so với đầu năm giảm 10.549 triệu đồng (về tỷ lệ giảm 0,80%). Trong năm 2004, bên cạnh việc tích cực đôn đốc thu hồi nợ tồn đọng và xử lý tài sản tồn đọng, tìm mọi biện pháp tận thu nợ khó đòi, nợ đã xử lý rủi ro (toàn chi nhánh thu nợ tồn đọng được 9.057 triệu đồng trong đó thu nhóm I đạt 557 triệu = 114,4% kế hoạch trung ương giao- thu từ nợ đã xử lý rủi ro là 230 triệu, nhóm III thu 8.500 triệu – nợ khoanh của Công ty cơ khí Động lực), chi nhánh tiếp tục thực hiện phân loại lựa chọn khách hàng để đầu tư, tăng cường công tác thẩm định cho vay. Do vậy, chất lượng công tác tín dụng ngày càng được nâng cao, nợ quá hạn toàn chi nhánh cả về số tuyệt đối và tương đối đều vượt mục tiêu đề ra (mục tiêu 3,5 tỷ, tỷ lệ dưới 0,3%- thực hiện 2,096 tỷ, tỷ lệ 0,14%). Kết quả kinh doanh Trong những tháng cuối năm 2004, tình hình KT-XH có nhiều diễn biến không thuận lợi cho hoạt động ngân hàng. Đến 31/12/04, về cơ bản Chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh đã hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch kinh doanh năm 2004. Lợi nhuận hạch toán nội bộ năm 2004 là 37.735 triệu đồng (tăng 103,96% so với năm 2003)- đây là mức lợi nhuận cao nhất từ khi chi nhánh thành lập đến nay, vượt 64,06% mục tiêu đề ra và đạt 150,94% kế hoạch NHCT Việt Nam giao năm 2004. Tóm lại, trong những năm gần đây, bằng biện pháp tích cực nhằm chuyển dịch cơ cấu tài sản Nợ - Có, chi nhánh Ngân hàng Công thương Quảng Ninh đã thu được những kết quả rất khả quan, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động và vị thế của ngân hàng trên địa bàn. 2.2. Thực trạng hoạt động huy động vốn trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Quảng Ninh Xu hướng xã hội ngày càng phát triển thì nền kinh tế ngày càng đòi hỏi có thêm nhiều vốn để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu về vốn trung và dài hạn. Đây là nguồn để doanh nghiệp có thể đổi mới trang thiết bị, xây dựng mới nhà xưởng... Theo nguyên lý chung, thị trường vốn là nơi cung ứng vốn trung và dài hạn nhưng trong điều kiện ở Việt Nam, vai trò này lại chủ yếu thuộc về hệ thống ngân hàng. Là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - một tỉnh đang chuyển dịch sang cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ nên nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất nhiều, Chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh cũng đang phấn đấu đáp ứng nhu cầu đó. 2.2.1. Quy mô nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh Thực tế trong vòng 3 năm qua nguồn vốn trung và dài hạn mà Chi nhánh huy động được cũng có nhiều biến đổi Bảng 5: Nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So 03/02 So 04/03 ± % ± % Tổng nguồn 1.285 1.440 1.560 155 112,06 120 108,33 Nguồn TDH 671 755 821 84 112,52 66 108,74 Nguồn TDH/ tổng nguồn 52,21% 52,43% 52,63% - - - - (nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh) Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng sự biến đổi nguồn trung và dài hạn của Chi nhánh trong vòng 3 năm qua là tương đối ổn định và được đánh giá theo chiều hướng tích cực. Xét về con số tuyệt đối có thể thấy rằng qua các năm nguồn vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh đều tăng lên, tuy nhiên năm 2003 tăng nhiều hơn năm 2004. Năm 2003 tăng 84 tỷ ( tăng 12,52%) nhưng năm 2004 chỉ tăng 66 tỷ(108,74%). Có sự tăng trưởng này là do Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã đề ra. Cụ thể là đã tiến hành đa dạng hoá các phương thức huy động kết hợp với sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất để thu hút nguồn tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế đặc biệt là thông qua huy động tiết kiệm và phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn. Tuy nhiên xét trên tổng nguồn vốn thì nguồn vốn trung và dài hạn đều tăng qua các năm: Năm 2002 chiếm 52,21%; năm 2003 là 52,43% và năm 2004 là 52,63%. Nhưng tốc độ tăng của nguồn vốn này không nhiều. Với nguồn vốn trung và dài hạn chiếm trên 50% tổng nguồn là một kết quả rất tốt vì ở hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay thì nguồn vốn ngắn hạn vẫn chiếm tye trọng cao hơn nguồn trung và dài hạn. Đó là những nét tổng quát về nguồn vốn trung và dài hạn của Chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh, để có cái nhìn chính xác hơn chúng ta sẽ xem xét đến từng khoản mục trong tổng nguồn trung và dài hạn của Chi nhánh. 2.2.2. Nguồn tự huy động trung và dài hạn Nguồn tự huy động trung và dài hạn gồm 2 loại hình chính là huy động từ tổ chức kinh tế và huy động từ dân cư. Nguồn tiền gửi trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế Bảng 6: Nguồn tiền gửi trung và dài hạn của tổ chức kinh tế đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So 03/02 So 04/03 ± % ± % Nguồn TDH 671 755 821 84 112,52 66 108,74 Tiền gửi của TCKT 113 134 171,5 21 118,58 37,5 127,98 Tỷ trọng so với tổng nguồn TDH 16,84% 17,75% 20,89% - - - - (nguồn: phòng nguồn vốn) Nhìn chung trong 3 năm qua nguồn tiền gửi trung và dài hạn mà Chi nhánh huy động cũng tăng lên. Tuy nhiên so với các ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn tỉnh Quảng Ninh thì nguồn tiền này của chi nhánh không phải là nhiều, chỉ chiếm 16 - 20% tổng nguồn trung và dài hạn. Năm 2002, số tiền huy động được từ các tổ chức kinh tế là 113 tỷ, chiếm 16,84% so với tổng nguồn tiền gửi trung và dài hạn, đến năm 2003 con số này có tăng lên nhưng không nhiều nên cũng chỉ chiếm 17,75%. Đến năm 2004, Chi nhánh đã bắt đầu quan tâm đến việc huy động từ các tổ chức này nên có sự tăng mạnh lên 37,5 tỷ đồng, tăng lên 27,98% so với năm 2003 và chiếm 20,89% so với tổng nguồn trung và dài hạn. Có đựoc kết quả khả quan như vậy là do trong thời gian qua Chi nhánh đã chú trọng thực hiện những biện pháp nhằm giữ những khách hàng cũ và thu hút thêm một số khách hàng mới. Đây là một trong những thành công của Chi nhánh. Nguồn tiền gửi trung và dài hạn của dân cư Bảng 7: nguồn tiền gửi dân cư trung và dài hạn đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So 03/02 So 04/03 ± % ± % Nguồn TDH 671 755 821 84 112,52 66 108,74 Tiền gửi của dân cư Trong đó: Tiết kiệm Giấy tờ có giá 549 397 152 610 427 183 638 424 214 61 30 31 111,11 107,56 120,39 28 -3 31 104,59 99,29 116,94 Tỷ trọng tiền gửi dân cư/ tổng nguồn TDH 81,81% 80,79% 77,71% - - - - (nguồn: phòng nguồn vốn) Trong các ngân hàng thương mại tiền gửi của dân cư thường là nguồn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn tiền gửi trung và dài hạn vì dân cư là đối tượng huy động tiền gửi chủ yếu. Đối với Chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh cũng vậy. Xem xét nguồn tiền gửi dân cư từ năm 2002 đến năm 2004 ta nhận thấy một sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của nguồn vốn này. Năm 2002 số tiền gửi huy động được tại Chi nhánh là 549 tỷ thì năm 2004 là 638 tỷ. Tuy có tăng về số tuyệt đối nhưng lại giảm về số tương đối: Năm 2002 chiếm 81,81%; năm 2004 chỉ chiếm 77,71%. Sự giảm sút tiền gửi này là do trong năm 2004, chỉ số giá một số mặt hàng thiết yếu tăng đột biến ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động nhất là nguồn tiền gửi tiết kiệm. Năm 2004 tiền gửi tiết kiệm của dân cư giảm 3 tỷ, chỉ chiếm 99,29% năm 2003. Sự giảm sút tiền gửi tiết kiệm còn do sự cạnh tranh mạnh mẽ trong công tác huy động vốn với nhiều hình thức linh hoạt của các ngân hàng thương mại và các ngân hàng cổ phần trên địa bàn làm cho nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, phong cách tiếp thị khách hàng của cán bộ làm công tác tiết kiệm còn hạn chế do cán bộ tuy công tác lâu năm trong lĩnh vực huy động vốn nhưng chưa đựơc đào tạo theo bài bản về công tác tiếp thị để đáp ứng phù hợp thời kỳ đổi mới. Giấy tờ có giá Trong thời gia qua Chi nhánh ngân hàng Công thương Quảng Ninh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu là nhận tiền gửi tiết kiệm dân cư. Tuy nhiên hình thức huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu vẫn chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn tiền gửi. Năm 2002 Chi nhánh huy động giấy tờ có giá 152 tỷ gồm cả trái phiếu và kỳ phiếu dài hạn, tuy nhiên kỳ phiếu dài hạn cũng chỉ là 13 tháng. Năm 2003 nguồn này tăng lên 31 tỷ, chiếm 30 % nguồn tiền gửi của dân cư. đến năm 2004 con số này cũng tăng lên 31 tỷ và chiếm 33,54% nguồn tiền gửi dân cư. Có sự phát triển như vậy là do năm 2003 và 2004 Chi nhánh đã có sự chú trọng hơn trong việc huy động vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá theo kế hoạch và chỉ đạo của ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh đã hoàn thành cả hai đợt huy động kỳ phiếu do trung ương giao (đợt 1:hoàn thành 109,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK2678.Doc
Tài liệu liên quan