CHƯƠNG I : LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
I. khái niệm và bản chất của lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp.
1. Khái niệm :
2. nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận :
3. Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận
II.Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp.
III.Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp
1.đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CTGT 208
I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của công ty CTGT 208.
II.Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty CTGT 208 .
1.nguồn hình thành và phương pháp xác định lợi nhuận của công ty .
2.phân tích tình hình lợi nhuận của công ty.
3. các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
III. Đánh giá chung về tình hình lợi nhuận tại công ty CTGT 208.
1. Một số thành công của công ty.
2. Một số tồn tại của công ty .
CHƯƠNG III :MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CTGT 208
1. phương hướng hoạt động của công ty trong những năm tới .
2. một số biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty CTGT 208 .
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
58 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty CTGT 208, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quản lý, góp phần giảm giá thành tăng lợi nhuận.
Còn trong công tác tổ chức hành chính , yêu cầu phải đảm bảo tiền vốn vật liệu hợp lý, kịp thời , đầy đủ. Nếu ở bất cứ khâu nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn không đáp ứng đầy đủ, kịp thời hoặc có sự dư thừa về vốn thì sẽ xảy ra tình trạng sản xuất ngưng trệ hoặc ứ đọng vốn, cả hai trường hợp đều làm phát sinh chi phí ngoài dự kiến dẫn đến tăng giá thành sản phẩm tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng :
Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, nó đảm bảo quá trình tiêu thụ sản phẩm được nhanh chóng. Doanh nghiệp phải chú ý cắt giảm chi phí này mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp.
2.2.4. Người lao động :
Nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Số lượng, trình độ và ý thức của người lao động luôn là vấn đề doanh nghiệp cần phải quan tâm. Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động khi thuê họ làm việc, chi phí này càng cao thì lợi nhuận càng giảm và ngược lại. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng phải tiết kiệm một cách hợp lý chi phí này ( trả lương theo năng lực, trình độ ) . Trình độ và ý thức phục vụ của người lao động có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi trình độ của người lao động cao, ý thức phục vụ tốt thì chắc chắn làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại. Do đó , việc tuyển chọn lao động, bố trí lao động hợp lý luôn là vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều phải quan tâm.
2.2.5 Biện pháp điều hành, quản lý, chỉ đạo của ban lãnh đạo, phương hướng, chiến lược, mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp đều ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Muc tiêu cuối cùng của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, nếu ban lãnh đạo của doanh nghiệp năng động, nhạy bén , có trình độ hiểu biết sâu rộng, quan tâm đến người lao động thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và ngược lại. Việc đề ra chiến lược, kế hoạch, mục tiêu kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ có thích hợp hay không đều ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp.
Chương ii: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty công trình giao thông 208
I. Khái quát chung về hoạt động kinh doanh của công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty Công trình Giao thông 208 là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Công trình Giao thông 4 - Bộ Giao thông Vận tải. Tiền thân của Công ty là trạm quản lý quốc lộ Hà Nội thuộc Sở Giao thông Vận tải, được thành lập năm 1965. Nhiệm vụ chính của trạm là đảm bảo giao thông thông suốt tất cả các cửa ngõ trong Thủ đô Hà Nội mà lúc đó chủ yếu là các bến phà, cầu phao.
Năm 1971, Công ty thuộc Cục Quản lý đường bộ Việt Nam và đổi tên là Xí nghiệp Quản lý Sửa chữa Giao thông Trung ương 208. Nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là đảm bảo giao thông thông suốt khu vực Hà Nội và ứng cứu đảm bảo giao thông trên phạm vi toàn quốc khi có lịch điều động. Ngoài ra, Xí nghiệp còn quản lý một số lượng lớn các thiết bị giao thông phục vụ cho quốc phòng và chỉ Xí nghiệp này mới được giao nhiệm vụ đó. Xí nghiệp cũng có nhiệm vụ duy tu và bảo dưỡng 125 Km quốc lộ từ Hà Nội đến dốc xây Thanh Hóa.
Năm 1992, Xí nghiệp đổi tên thành phân khu quản lý đường bộ 208 thuộc khu quản lý đường bộ 2. Nhiệm vụ là bảo dưỡng các thiết bị giao phà, ứng cứu đảm bảo giao thông trên toàn quốc khi có lệnh, tiến hành xây dựng các công trình cơ bản nhỏ. Đại tu sửa chữa các cầu đường bộ, rải thảm bê tông atphal, sửa chữa và làm mới một số cầu và đường ở các tỉnh phía Bắc, xây dựng các công trình dân dụng.
Tháng 7/1992, phân khu quản lý đường bộ 208 tách làm đôi, một nửa thành lập phân khu quản lý đường bộ 234 trực thuộc khu quản lý đường bộ 2, còn lại một nửa trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có tên là Công ty Sửa chữa Công trình Giao thông 208.
Từ năm 1995 trở lại đây, Công ty Sửa chữa Công trình Giao thông 208 được đổi tên thành Công ty Công trình Giao thông 208, trực thuộc Tổng Công ty Công trình Giao thông 4. Nhiệm vụ của Công ty lúc này là đại tu, làm mới nâng cấp và mở rộng đường bộ, xây dựng cầu bê tông cốt thép. Sản xuất và rải thảm atphal, lắp ráp các cầu phao khi xảy ra bão lụt, phạm vi hoạt động của Công ty trên toàn quốc và cả nước ngoài, thông qua đấu thầu dự án.
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty là: 5.843.068.057 đồng.
Trong đó:
- Vốn do Ngân sách cấp : 1.623.766.038 đồng
- Vốn tự bổ sung : 4.209.302.019 đồng.
Năm 1992, hoàn thiện việc tách Công ty thành 1 Công ty kinh doanh và một Công ty quản lý nên Công ty Công trình Giao thông 208 là Công ty sản xuất đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm việc làm. Việc làm chủ yếu của Công ty lúc này được Tổng Công ty giao là chính, trong đó cơ chế đấu thầu mới ra đời nên quản lý không chặt chẽ. Năm 1998, Công ty giải quyết được 80% việc làm cho công nhân, năm 1999 Công ty thắng thầu và được Tổng Công ty giao nên đã giải quyết được 90% việc làm và đến năm 2000 đã lo đầy đủ được 100% việc làm cho CBCNV.
Tổng số CBCNV của Công ty: Năm 2001 : 332 người
Năm 2002 : 355 người
Dưới đây là kết quả hoạt động SXKD của Công ty năm 2001 - 2002.
Đơn vị : triệu đồng .
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
1. Tổng
doanh thu
42.700
53.576
2. Nộp Ngân sách
2.135
2.678,8
3. Lợi nhuận
488
749
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
Công ty công trình giao thông 208 tổ chức hoạt động với một số các nghành nghề sản xuất kinh doanh trong đó chủ yếu là xây dựng mới đường bộ , cầu bê tông cốt thép , rải thảm bê tông atphal . Với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng , nó tác động trực tiếp lên công tác tổ chức quản lý . Quy mô công trình giao thông thường là rất lớn , sản phẩm mang tính đơn chiếc , thời gian sản xuất kéo dài , chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng và đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn .
Để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này , một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xây lắp là phải xây dựng được giá dự toán cho từng công trình (dự toán thiết kế và dự toán thi công ) . Trong quá trình sản xuất , thi công , giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh . Sau này khi công trình hoàn thành , giá dự toán lại là cơ sở nghiệm thu , kiểm tra chất lượng công trình , xác định giá thành quyết toán và thanh lý hợp đồng đã ký kết .
Bên cạnh sự ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm xây dựng thì việc tổ chức quản lý sản xuất , hạch toán các yếu tố đầu vào còn chịu ảnh hưởng của quy trình công nghệ . ở công ty hiện nay gôm có 3 quy trình công nghệ chính là : Làm đường mới , vá đường và rải thảm đường bê tông atphal . Có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty qua 3 sơ đồ sau :
+Dây chuyền làm đường mới :
Đào khuôn đường Trồng đá hộc Rải đá 4x6
Lu nèn Rải đá 1x2 Tưới nhựa nhũ tương 2 lớp .
+Vá sửa đường :
Vệ sinh mặt đường Cuốc sửa vuông chỗ vá Rải đá 2x4 Lu nèn rải đá 1x2 Tưới nhựa nhũ tương 2 lớp .
+ Rải thảm bê tông đường atphal :
Vệ sinh mặt đường Bổ lỗ châm chim Tưới nhựa dính bám Rải nhựa bê tông atphal Lu bánh lốp Lu nặng 10 tấn Đập mép đường
Trên cơ sở nắm chắc quy trình công nghệ của quá trình thi công sẽ giúp cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến giai đoạn cuối cùng . Từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất một cách đáng kể , nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Với tư cách pháp nhân của mình , công ty có thể đứng ra vay vốn , thay mặt các xí nghiệp sản xuất đứng ra ký kết các hợp đồng cũng như tham gia đấu thầu tìm việc làm cho đơn vị .Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế , công ty tiến hành giao khoán và điều hành sản xuất các đơn vị thành viên là : xí nghiệp thi công cơ giới , xí nghiệp công trình giao thông I,II,III . Đội 281 , 282 , 283 ,284, trạm bê tông Phú Viên , trạm bê tông Phủ Lý , trạm bê tông Văn Lâm .
Bên cạnh các xí nghiệp trên , trạm sản xuất nhựa bê tông atphal hoạt động lại mang tính chất của một nghành sản xuất để tạo ra sản phẩm chuyên phục vụ cho công tác rải nhựa và nâng cấp đường .
Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất – kinh doanh .
Công ty
XN công trình giao thông I.
XN công trình giao thông II
XN công trình giao thông III
XN thi công cơ giới
Đội 281
Đội 282
Đội 283
Đội 284
Để duy trì tốt bộ máy sản xuất , công ty đã xây dựng và hoạt động theo cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh cuả mình .
Kế hoạch sản xuất mang tính pháp lệnh , các phòng ban bằng các nỗ lực chủ quan phải chấp hành nghiêm túc , tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả cao nhất . Kế hoạch sản xuất mang các nội dung : nhiêm vụ công trình, khối lượng công việc , chất lượng sản phẩm , tiến độ hoàn thành bàn giao .
Giá trị sản lượng và kinh phí cho từng công trình chia theo giai đoạn hoàn thành . Mọi hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư , các cơ quan trong và ngoài nghành đều do giám đốc trực tiếp ký kết , không uỷ quyền cho các xí nghiệp thành viên ký kết và tổ chức thực hiện . Tuy nhiên , bản hợp đồng đã ký phải nộp về phòng kinh doanh và tài vụ của công ty để công ty theo dõi .
Công ty giao kế hoạch kèm theo các điều kiện đảm bảo thực thi kịp thời : hồ sơ , mặt bằng , tiền vốn (theo từng giai đoạn nếu công trình kéo dài). Các xí nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện , huy động nhân lực , vật tư thiết bị đưa vào sản xuất , chịu trách nhiệm về chất lượng công trình , giá thành xây dựng cũng an toàn trong sản xuất , phải giao nộp sản phẩm theo đúng kế hoạch ấn định được giao. Công ty theo dõi , giám sát hướng dẫn , tập hợp và lập hồ sơ để thanh toán dứt điểm đối với xí nghiệp đồng thời bàn giao ngay công trình cho chủ đầu tư . Khi giao việc làm cho các xí nghiệp , công ty có các hình thức khoán sau đây : khoán gọn công trình , khoán theo dự toán , khoán nhân công thiết bị . Nguyên tắc của khoán là đảm bảo chất lượng , tiến độ động viên công nhân viên hăng hái trong lao động sản xuất .
Tỷ lệ công ty thu theo từng loại công trình : từ 5% đến 20% của doanh thu .
+ Đối với công trình chọn thầu , chỉ định thầu , công ty tìm kiếm thi thu tối đa 20% .
+ Đối với công trình đấu thầu : tuỳ theo tình hình cụ thể , giám đốc công ty quyết định mức thu hợp lý nhưng không thấp hơn 8% .
+ Công trình do cá nhân , hoặc xí nghiệp tìm kiếm để công ty ký kết hợp đồng để giao lại cho cá nhân hoặc đơn vị chịu trách nhiệm thi công và giao nộp sản phẩm cho bên A thì công ty thu 5% ( không kể các khoản thuế ) .
Chi phí tại công ty bao gồm chi phí cho bộ máy quản lý của công ty, nộp thuế giá trị gia tăng , lợi tức , tiền thuê sử dụng vốn, phân phối lợi nhuận, các quỹ doanh nghiệp . Đảm bảo tích luỹ chung và các hoạt động xã hội khác. Các khoản chi BHYT , BHXH , KPCĐ , bảo hộ lao động tiện sẽ tập trung tại văn phòng công ty và phân bổ cho các xí nghiệp khi thanh toán nội bộ hàng năm .
Tại các xí nghiệp được hưởng từ 80% đến 90% doanh thu thì chi phí dùng để trả cho giá thành công trình như : nhân công , nguyên nhiên vật liệu , chi phí cho máy hoạt động quản lý xí nghiệp , trả lãi vốn vay và mọi quyền lợi của người lao động .Đối với công trình bàn giao kế hoạch , xí nghiệp phải có trách nhiệm cho đến khi có biên bản phúc tra và chịu trách nhiệm bảo hành theo quy định . Đối với công trình do xí nghiệp tự tìm kiếm thì xí nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn .
Về vốn ứng cho sản xuất , công ty căn cứ vào bảng tổng hợp khối lượng, tiến độ thi công , trên cơ sở có xác nhận của các phòng chức năng để cho vay vốn trên nguyên tắc : ứng kỳ sau phải nộp chứng từ chi tiêu kỳ trước và
công ty không để bất cứ công trình nào ứng quá giá trị về vật tư , tiền lương hoặc không quá 80% giá trị thực hiện .
Các xí nghiệp phải căn cứ vào tiến độ sản xuất và nhu cầu xí nghiệp , cân đối khả năng vay ứng của công ty để chuẩn bị vốn sản xuất như : Hợp đồng mua, bán, thuê mướn, các hoá đơn xuất hàng , các chứng từ hợp pháp khác ...
3 - Đặc điểm bộ máy quản lý .
Cũng như các doanh nghiệp xây dựng cơ bản khác, bộ máy quản lý của công ty công trình giao thông 208 chịu ảnh hưởng rất lớn của đặc điểm ngành xây dựng cơ bản khác .
Mô hình tổ chức bộ máy sản xuất , tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng : từ công ty đến xí nghiệp , đội sản xuất , tổ sản xuất đến người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng ban chức năng .
Đứng đầu công ty là giám đốc công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật , đại diện cho quyền lợi của công nhân viên toàn công ty và chịu trach nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc .
Các phòng ban chức năng bao gồm : Phòng tài chính – kế toán , phòng tổ chức hành chính , phòng kế hoạch , phòng kỹ thuật - vật tư .
+ Phòng tổ chức hành chính : Giải quyết mọi công việc có liên quan đến tổ chức nhân sự , tiền lương và công tác văn phòng trong công ty như : Tổ chức sản xuất quản lý hồ sơ cán bộ , chính sách lao động tiền lương , lập phương án trang thiết bị sửa chữa nhà cửa , tài sản phục vụ cho hoạt động chung toàn công ty .
+ Phòng tài chính – kế toán : Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện công tác hạch toán của công ty theo yêu cầu , chế độ kế toán nhà nước , theo dõi hạch toán các khoản chi phí phát sinh , kiểm tra giám sát xem các khoản chi phí đã hợp lý chưa , từ đó giúp giám đốc đưa ra các biện pháp khắc phục .Đồng thời phòng kế toán cũng phải chịu trách nhiệm lo thanh toán vốn , đảm bảo cho công ty có vốn liên tuc hoạt động .
+ Phòng kỹ thuật – vật tư : công ty không tổ chức kho vật tư và vật tư sử dụng do các xí nghiệp thành viên , các đội sản xuất tự đi mua lấy nên phòng kỹ thuật - vật tư của công ty không phải trực tiếp mua vật tư mà chỉ tìm kiếm các nguồn vật tư ổn định , rẻ nhất giúp các xí nghiệp tìm nguồn vật tư .
+ Phòng kỹ thuật :có nhiệm vụ vẽ thiết kế và giám sát thi công đối với các đội sản xuất trên các mặt :tiến độ thi công, định mức tiêu hao, vật tư công trình, nghiệm thu công trình ... Bên cạnh đó phòng kỹ thuật – vật tư cùng phối hợp với các phòng ban khác lập dự toán công trình giúp công ty tham gia đấu thầu và giám sát thi công sau này.
+ Phòng kế hoạch : có nhiệm vụ tìm hiểu thị trường , khai thác hợp đồng nhận thầu , lập các hợp đồng kinh tế , lập và kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty , lập kế hoạch thực hiện các hợp đồng nhận thầu , tổ chức điều đội sản xuất , tổ chức thanh toán công trình .
Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau nên lực lượng lao động của công ty được tổ chức thành các xí nghiệp sản xuất , các đội công trình và dưới đó lại tổ chức sản xuất theo yêu cầu của thi công ở mỗi xí nghiệp hoặc mỗi đội công trình thì có giám đốc hoặc đội trưởng và các nhân viên kinh tế kỹ thuật chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp về kinh tế , kỹ thuật . Phụ trách các tổ sản xuất là các tổ trưởng .
Cách tổ chức lao động , tổ chức sản xuất như trên tạo điều kiện thuận lợi cho công ty quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế kỹ thuật tới từng đội công trình, từng đội sản xuất , đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để công ty có thể ký kết hợp đồng làm khoán với từng đội công trình , từng tổ sản xuất .
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế hoạch
Phòng kỹ thuật vật tư
Phòng tài chính kế toán
XN thi công cơ giới
XN công trình GT
I
XN công trình GT II
XN công trình GT III
Đội 281
Đội 282
Đội 283
Đội 284
II. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty công trình giao thông 208 :
1.Phương pháp xác định lợi nhuận của công ty
Cũng như các doanh nghiệp khác , tại công ty CTGT 208 để xác định được lợi nhuận của công ty cần phải xác định được doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, giá vốn hàng bán, các khoản giảm trừ và thuế phát sinh trong kì. Đồng thời công ty còn phải xác định thu nhập, chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính bất thường để xác định lợi nhuận từ những hoạt động này .
Lợi nhuận của công ty được xác định theo từng tháng, sau đó cộng lợi nhuận ba tháng trong quý để tính lợi nhuận của quý . Lợi nhuận năm được tính dồn của bốn quý trong năm.
Lợi nhuận chung của doanh nghiệp trong kỳ được xác định như sau :
Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận + Lợi nhuận + Lợi nhuận
Của DN HĐSXKD HĐTC HĐBT
1.1. Phương pháp xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
1.1.1Phương pháp xác định doanh thu :
Doanh thu tại công ty CTGT 208 được xác định theo giai đoạn quy ước tức là công trình khi có biên bản nghiệm thu kỹ thuật giữa A và B thì lúc đó khối lượng hoàn thành đó được coi là tiêu thụ hoặc công trình đã được quyết toán.
Tổng doanh thu của công ty được xác định dựa trên cơ sở doanh thu của từng loại hoạt động mà công ty đang tiến hành . Hiện tại công ty có các khoản doanh thu từ các hoạt động sau :
Doanh thu từ xây lắp
Doanh thu từ cơ khí , sữa chữa
Doanh thu từ các dịch vụ khác
Trong ba loại hoạt động kinh doanh trên thì hoạt động kinh doanh xây lắp là chủ yếu còn hai hoạt động còn lại chỉ là phụ.
1.1.2 Phương pháp xác định giá vốn hàng bán :
Tại công ty CTGT 208, giá vốn hàng bán được xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí, tức là toàn bộ những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra phục vụ cho công trình đó.
Những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra phục vụ cho công trình đó bao gồm : Chi phí vật liệu, chi phí nhân công , chi phí máy , chi phí sản xuất chung.
Trong đó :
- Chi phí vật liệu : Căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu cho công trình nào thì ghi đích thị cho công ty đó vì đối tượng tính giá thành là công trình ( nhìn thấy được )
- Chi phí nhân công : Căn cứ vào bảng khoán nhân công trực tiếp của từng công trình nào thì ghi tiền lương trực tiếp cho công trình đó.
- Chi phí máy : Toàn bộ phần chi phí máy đều căn cứ vào những chứng từ xuất vật liệu ( Xăng, dầu, mỡ ) cho máy nào phục vụ cho công trình nào thì ghi trực tiếp cho công trình đó, còn lại những máy phục vụ chon nhiều công trình cùng một lúc thì phân bổ theo ca máy hoạt động.
Ca máy hoạt động thì lại căn cứ vào sổ vận hành của máy theo từng ca hoạt động. Cuối tháng tổng hợp giờ máy chạy sau đó căn cứ vào chi phí phục vụ cho máy thi công để phân bổ cho từng công trình.
Công thức :
Chi phí máy thi công Tổng chi phí cho máy giờ máy chạy
Phân bổ cho từng = x Công trình Tổng số giờ máy chạy cá biệt
- Chi phí sản xuất chung : căn cứ vào khối lượng xây lắp dã thực hiện trong kỳ ( giá trị sản lượng thực hiện )
Chi phí SXC Tổng chi phí SXC giá trị sản
Phân bổ cho = x lương thực
Từng công trình Giá trị sản lượng thực hiện hiện cá biệt
Những chi phí này đã được loại trừ :
+ Đối với chi phí vật liệu : đã trừ phần vật liệu đã thu hồi làm giảm giá thành.
+ Đối với chi phí nhân công : ( bao gồm nhân công thuê ngoài và nhân công trong doanh nghiệp ) : nhân công thực hiện xây lắp không phân biệt.
+ Chi phí chung : cũng đã loại trừ các khoản làm giảm giá thành.
1.1.3. Chi phí QLDN :
Chi phí QLDN của công ty bao gồm những khoản mục sau :
- Chi phí nhân viên : Lương, bảo hiểm, thu lại bảo hiểm.
- Chi phí sữa chữa, khấu hao TSCĐ
- Trị giá vật liệu xuất dùng trong văn phòng
- Chi phí về thuế phí và lệ phí :
+ Thuế môn bài
+ Thuế nhà đất
+ Các khoản lệ phí có tính chất thuế phải nộp
- Chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho và phải thu khó đòi
- Chi phí tiền điện, nước, điện thoại, dịch vụ thuê ngoài sữa chữa
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài khác
- Các chi phí bằng tiền phát sinh liên quan đến hoạt động chung của toàn doanh nghiệp
Chi phí QLDN không được theo dõi cụ thể cho từng công trình hay hạng mục công trình nào. Để xác định lợi nhuận theo từng hoạt động, công ty phải phân bổ chi phí QLDN như sau :
Chi phí QLDN Tổng chi phí QLDN Doanh thu công
Phân bổ cho công = x trình, hạng mục
Trình hay hạng công trình X
Mục công trình Tổng doanh thu
Chi phí bán hàng :
Chi phí bán hàng là chi phí thời kì không được tập hợp riêng cho từng công trình hay hạng mục công trình nào mà tập hợp thành một khoản chi phí chung. Để xác định lợi nhuận theo từng công trình, hạng mục công trình thì công ty phải phân bổ chi phí bán hàng cho từng hoạt động đó. Công thức phân bổ chi phí bán hàng như sau :
Chi phí bán hàng Tổng chi phí bán hàng Doanh thu công
Phân bổ cho công = x trình, hạng mục
Trình, hạng mục công trình X
Công trình X Tổng doanh thu
Xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh :
Lợi nhuận = lợi nhuận từ + Lợi nhuận từ + Lợi nhuận từ
HĐKD HĐ xây lắp HĐ cơ khí, sữa chữa KD dịch vụ khác
1.1.4. Chi phí bán hàng :
Chi phí bán hàng là chi phí thời kì không được tập hợp riêng cho từng công trình hay hạng mục công trình nào mà tập hợp thành một khoản chi phí chung. Để xác định lợi nhuận theo từng công trình, hạng mục công trình thì công ty phải phân bổ chi phí bán hàng cho từng hoạt động đó. Công thức phân bổ chi phí bán hàng như sau :
Chi phí bán hàng Tổng chi phí bán hàng Doanh thu công
Phân bổ cho công = x trình, hạng mục
Trình, hạng mục
công trình X Tổng doanh thu
1.1.5. Xác định lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh :
Lợi nhuận = lợi nhuận từ + Lợi nhuận từ + Lợi nhuận từ
HĐKD HĐ xây lắp HĐ cơ khí, sữa chữa KD dịch vụ khác
1.2 Phương pháp xác định lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính :
Lợi nhuận thuần = Thu nhập - Chi phí
HĐTC HĐTC HĐTC
Thu nhập hoạt động tài chính của công ty :
- Thu lãi tiền gửi
- Thu lãi trả chậm của khách hàng
- Chênh lệch tăng tỷ giá
- Thu nhập hoạt động tài chính khác
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm :
- Chênh lệch giảm tỷ giá
- Chi phí hoạt động tài chính khác
1.3.Phương pháp xác định lợi nhuận hoạt động bất thường :
Lợi nhuận bất thường được xác định như sau :
Lợi nhuận = Thu nhập - Chi phí
HĐBT HĐBT HĐBT
Thu nhập hoạt động bất thường của công ty gồm
- Nợ vô chủ
- Thu về thanh lý tài sản
- Thoái thu thuế
- Thu nhập từ những năm trước bị bỏ sót không ghi sổ nay phát hiện ghi sổ bổ sung
- Thu về bất thường khác
Chi phí bất thường gồm :
- Truy thu về thuế
- Chi phí thanh lý tài sản
- Chi phí bất thường khác
1.4. Phương pháp xác định lợi nhuận sau thuế của công ty :
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế TNDN phải
Của DN trong kỳ của DN trong kỳ nộp trong kỳ
Trong đó :
Lợi nhuận trước Lợi nhuận Lợi nhuận Lợi nhuận
Thuế của DN = HĐKD + HĐTC + HĐBT
Trong kỳ trong kỳ trong kỳ trong kỳ
2. Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty CTGT 208 trong 2 năm 2001 – 2002 :
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 2 năm 2001 -2002:
Biểu 1: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2001 -2002
Đơn vị: 1000đồng.
Chỉ tiêu
Năm
So sánh
2001
2002
Số tiền
Tỷ lệ %
2
3
4
5 = 4 - 3
6 = 5/3
Tổng doanh thu
59.674.607
25.466.672
- 34.027.935
- 57,02
Các khoản giảm trừ
2.260.480
- 2.260.480
- 100
Doanh thu thuần
57.414.126
25.646.672
- 31.767.454
- 55,33
Giá vốn hàng bán
54.646.228
23.482.255
- 31.163.703
- 57,02
Lợi nhuận gộp
2.767.898
2.164.146
- 603.752
- 21,81
CP QLKD
2.225.181
1.900.175
- 325.006
- 14,6
LN từ HĐKD
542.717
263.2970
- 278.746
- 51,36
LN từ HĐTC
236.365
191.605
- 447.609
- 18,94
LN từ HĐBT
371.694
56.866
- 314.828
- 84,7
Tổng LN trước thuế
1.150.775
512.441
- 638.334
- 55,47
LN sau thế
963.201
384.332
- 478.869
- 55,47
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 giảm so với năm 2001 toàn bộ các chỉ tiêu năm 2002 đều thấp hơn năm 2001. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến và vì sao. Ta hãy phân tích từng chỉ tiêu.
- Tổng doanh thu.
Tổng doanh thu năm 2002 là: 34.027.935 nghìn đồng và tỷ lệ giảm tương ứng là 57,07%. Qua xem xét thấy cuối năm 2001 giá tị sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty nhỏ (3.437.427.801 đồng) điều đó chứng tỏ khối lượng các công trình hầu hết đã kết thúc vào 31/12/2001, sang đầu năm 2002 mới bắt tay ký các hợp đồng các công trình mới mà trong xây dựng, thời gian hoàn thành các công trình khá dài do đó trong một năm khó có thể hoàn thành hết khối lượng các hợp đồng đó để quyết toán.
Trong năm 2002 Công ty được 30 hợp đồng kinh tế với giá trị sản lượng đật 45 tỷ đồng tăng so với năm 2001 xấp xỉ 1 tỷ đồng (năm 2001 chỉ đạt 43, 8 tỷ). Như vậy so về sản lượng đơn vị vẫn vượt nhưng doanh thu lại giảm điều đó cho thấy nguyên nhân chỉ có thể là do công tác nghiệm thu chưa tốt, chưa hoàn chỉnh. Như vậy doanh thu giảm là do công tác nghiệm thu kỹ thuật làm chưa kịp thời.
- Đối với các khoản giảm trừ.
Các khoản giảm trừ năm 2002 giảm 2.260.480 nghìn đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 100% so với năm 2001.
Các khoản giảm trừ ở đây chính là do thuế doanh thu năm 2001, sang năm 2002 không có thuế doanh thu mà Công ty áp dụng thuế GTGT cho nên chỉ tiêu này năm 2002 không có, nguyên nhân giảm là do cơ chế tài chính của nàh nước chứ không phải do nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp.
- Giá vốn hàng bán.
Doanh thu giảm làm cho giá vốn hàng bán giảm theo. Giá vốn hàng bán năm 2002 giảm so với năm 2001 với số tiền 31.163.703 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ giamr 57,02%. Nhưng để kết luận được Công ty làm ăn theo chiều hướng nào ta đi vào cụ thể hơn:
Xem xét tỷ lệ giá vốn so với doanh thu thuần :
69.822.12001
Năm 2002 = = 0,9279
75.248.767
49.855.574
Năm 2001 = = 0.8719
57.181.034
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4643.doc