Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật của Nhà nước và theo những quy định trong điều lệ của công ty, thực hiện những chức năng sau:
- Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Tư vấn và giúp đỡ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ cho các công ty bảo hiểm trong việc thu xếp tái bảo hiểm và khai thác bảo hiểm.
- Cung cấp thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Đào tạo cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm.
- Đầu tư vốn nhàn rỗi.
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao năng lực nhận tái của Vinare trong bối cảnh gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hay các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu khu vực và thế giới.
3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tái bảo hiểm
Thường xuyên mở các khoá đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm. Ngoài hiểu biết về tái bảo hiểm, cần am hiểu cặn kẽ về bảo hiểm gốc đặc biệt là công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất để tư vấn, hỗ trợ nhà bảo hiểm gốc quản lý tốt rủi ro. Nắm bắt kịp thời những thông tin , tình hình tổn thất diễn biến trên thị trường bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế để kịp thời đưa ra những quyết sách cho phù hợp, an toàn, mang lại hiệu quả cao. Đó là quyết định có hay không nhận tái, hoa hồng nhận tái, cơ cấu mức giữ lại/ tái đi, hoa hồng nhượng…Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, trau dồi kiến thức về ngoại ngữ sẽ không chỉ là yêu cầu mà còn là mục tiêu phấn đấu của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VINARE GIAI ĐOẠN 2004 – 2007
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÁI BẢO HIỂM QUỐC GIA VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Từ năm 1993, sau khi Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP về kinh doanh bảo hiểm nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã được thành lập theo các hình thức khác nhau: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…tạo được bước ngoặt lớn cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam về sau.
Sự phát triển với tốc độ cao, ổn định của nền kinh tế - xã hội đã làm tăng nhu cầu bảo hiểm toàn xã hội. Với quy mô vốn vừa và nhỏ, đối với các dịch vụ bảo hiểm có mức trách nhiệm cao, các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài, nhằm san sẻ rủi ro và đảm bảo khả năng thực hiện trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm. Do cạnh tranh, các doanh nghiệp bảo hiểm gốc trong cùng thị trường không thực hiện hoặc chi chuyển tái không đáng kể cho các công ty khác cùng một thị trường. Trong bối cảnh như vậy, phần lớn dịch vụ bảo hiểm được chuyển ra nước ngoài.
Trước tình hình mới, Chính phủ đã xúc tiến thành lập Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam nay theo Quyết định số 920/TC/QĐ/TCCB ngày 27/9/1994 của Bộ Tài chính, được phép hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100104 ngày 06/10/1994. Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995 với số vốn ban đầu 40 tỷ VND.
Mục đích khi thành lập VINARE : là tổ chức duy nhất chuyên kinh doanh tái bảo hiểm, trung tâm điều tiết, trao đổi dịch vụ tái bảo hiêm, nhằm nâng phần giữ lại dịch vụ bảo hiểm trong nước. Hạn chế tối đa lượng dịch vụ bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài. Ngoài ra, VINARE còn đảm nhiệm chức năng trung tâm thông tin thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm. Tư vấn hỗ trợ các công ty trong thị trường trong việc thu xếp tái bảo hiểm. Là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước quản lý thị trường bảo hiểm trong thời kỳ hội nhập
Năm 2004, thực hiện Chiến lược phát triển ngành bảo hiểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg ngày 29/8/2003 “Phát triển VINARE thành công ty cổ phần, vốn Nhà nước chi phối, hoạt động chuyên lĩnh vực tái bảo hiểm duy nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Phát triển VINARE trở thành một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh, đủ sức đảm nhận vai trò đứng đầu nhận tái bảo hiểm trong nước và khu vực, trung tâm điều tiết dịch vụ, trung tâm thông tin của thị trường bảo hiểm; phát triển hoạt động đầu tư tài chính sâu rộng vào các lĩnh vực của nền kinh tế”, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 3089/QĐ-BTC ngày 10/10/2003 tổ chức lại VINARE theo hướng cổ phần hoá, trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối, với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi Nhân thọ đang hoạt động trên thị trường. Trong năm 2004, Công ty đã thực hiện cổ phần hoá thành công. Ngày 15/11/2004 Bộ Tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc Gia Việt Nam số 28GP/KDBH. Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005. Là doanh nghiệp cổ phần, trong đó vốn Nhà nước chiểm tỷ lệ chi phối (56,5%), VINARE hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật kinh doanh Bảo hiểm và các quy định khác có liên quan.
Vốn điều lệ của Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam là 500.000.000.000 đồng (Năm trăm tỷ đồng chẵn), trong đó vốn điều lệ đã góp tại thời điểm thành lập là 343.000.000.000 đồng (Ba trăm bốn mươi ba tỷ đồng chẵn). Cơ cấu vốn góp của Tổng công ty như sau: Vốn Nhà nước: 56,5%; Vốn góp của các cổ đông chiến lược: 40,5%( gồm 13 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động tại thị trường Việt Nam: Bảo Việt, Bảo Minh, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm PJICO, bảo hiểm Bưu điện, UIC, VIA, VASS, Samsung-Vina, Bảo Long, IAI, Grouppama, Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam), vốn góp của các cổ đông thể nhân: 3%.
2. Địa vị pháp lý của VINARE
2.1 Chức năng hoạt động
Tổng công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm theo pháp luật của Nhà nước và theo những quy định trong điều lệ của công ty, thực hiện những chức năng sau:
Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm trong và ngoài nước.
Tư vấn và giúp đỡ về mặt kỹ thuật nghiệp vụ cho các công ty bảo hiểm trong việc thu xếp tái bảo hiểm và khai thác bảo hiểm.
Cung cấp thông tin bảo hiểm, tái bảo hiểm trong và ngoài nước.
Đào tạo cán bộ bảo hiểm và tái bảo hiểm.
Đầu tư vốn nhàn rỗi.
2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty
2.2.1 Quyền hạn của công ty
- Quan hệ với các công ty bảo hiểm, tái bảo hiểm trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm.
- Ký kết và thực hiện các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm với các khách hàng trong và ngoài nước.
- Được liên doanh và liên kết với các tổ chức kinh tế theo quy định của Nhà nước.
- Được phép vay vốn bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ của các ngân hàng huy động vốn các tổ chức kinh tế khác theo quy định của Nhà nước khi cần thiết để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Được phép đầu tư vốn theo quy định của Nhà nước.
- Banh hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ, lệ phí dịch vụ, hoa hồng dịch vụ thuộc phạm vi hoạt động tái bảo hiểm của công ty.
- Yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp các tài liệu liên quan đến việc thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ bảo hiểm, tiến hành giám định và đánh giá về giá trị bảo hiểm, tổn thất về tài sản được bảo hiểm và thực hiện nghĩa vụ của mình với doanh nghiệp bảo hiểm.
- Khởi kiện các tranh chấp trong quan hệ với khách hàng trước cơ quan Toà án kinh tế.
2.2.2 Nghĩa vụ của công ty
- Thực hiện kinh doanh nhận tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước.
- Thực hiện tái bảo hiểm phần vượt khả năng tài chính của mình trên nguyên tắc sử dụng có hiệu quả khả năng nhận tái bảo hiểm của thị trường bảo hiểm trong nước tới mức tối đa.
- Giúp đỡ và tư vấn về việc thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
- Tổ chức việc tiếp nhận và cung cấp các thông tin về thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm thế giới (quy tắc, hợp đồng, điều khoản, tỷ lệ phí bảo hiểm, hoa hồng tái bảo hiểm…) cho các doanh nghiệp bảo hiểm.
- Nghiên cứu và tiến hành các nghiệp vụ, tăng cường khả năng tài chính của Công ty để đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước và khách hàng, đồng thời có trách nhiệm bảo toàn vốn theo các quy định hiện hành.
- Thông tin tuyên truyền nhằm mở rộng và phát triển hoạt động tái bảo hiểm.
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của VINARE
Bộ máy quản lý của VINARE được tổ chức theo mô hình của công ty cổ phần như sau:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Tổng công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của Tổng công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).
Ban kiểm soát: là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát mọi mặt hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.
Ban tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Tổng công ty theo chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua. Tổng giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Tổng công ty.
Phòng nghiệp vụ: phòng phi hàng hải, phòng hàng hải, phòng hàng không, phòng kỹ thuật, phòng dầu khí và các nghiệp vụ khác: phòng đầu tư và các phòng ban chức năng khác.
2.4 Ngành nghề kinh doanh
Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm trong và ngoài nước. Bao gồm những nghiệp vụ chính sau:
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng không;
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm xây dựng - lắp đặt;
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt;
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm thân tàu;
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm P&I (bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu);
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hoá;
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm dầu khí;
+ Nghiệp vụ Tái bảo hiểm khác (xe cơ giới, nông nghiệp, trách nhiệm nghề nghiệp, nhân thọ, du lịch…)
Đầu tư tài chính vào các lĩnh vực trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào các doanh nghiệp khác, kinh doanh bất động sản và các hoạt động đầu tư khác theo luật định.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của VINARE
Trải qua hơn 12 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm, VINARE đã nỗ lực không ngừng để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng hoạt động kinh doanh cả trong và ngoài nước, và từng bước đang khẳng định tên tuổi cũng như uy tín của mình trên thị trường. Cùng với những diễn biến mới của thị trường cũng như những thay đổi từ chính nội bộ công ty, mà quá trình hoạt động kinh doanh của VINARE cho đến nay có thể được chia làm hai giai đoạn chính: giai đoạn trước cổ phần hoá và giai đoạn từ cổ phần hoá đến nay.
3.1 Giai đoạn 1995 - 2004
Trong giai đoạn này VINARE đã có những lợi thế nhất định so với các công ty bảo hiểm trên thị trường trong kinh doanh tái bảo hiểm như:
Thứ nhất, là công ty duy nhất của thị trường hoạt động chuyên trong lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm bắt buộc, VINARE là đầu mối thu hút dịch vụ nhận tái bảo hiểm trong và ngoài nước.
Thứ hai, với quy chế tái bảo hiểm bắt buộc của Bộ Tài chính về tái bảo hiểm bắt buộc là tất cả các công ty bảo hiểm hoạt động trên thị trường Việt Nam có trách nhiệm chuyển tái bảo hiểm theo tỷ lệ tối thiểu 20% các dịch vụ có tái trước khi chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài đã mang lại nguồn thu ổn định cho VINARE. Ngoài ra, nguồn thu từ sự hợp tác giữa VINARE và các công ty bảo hiểm theo hình thức tự nguyện cũng tạo điều kiện cho VINARE tập trung lực lượng dịch vụ trao đổi trong thị trường, nâng phần giữ lại của toàn thị trường.
Thứ ba, có điều kiện thuận lợi đàm phán Hợp đồng tái bảo hiểm và xây dựng các sản phẩm tái bảo hiểm có hiệu quả nhất nhờ lượng dịch vụ luôn phát triển và ổn định. Hạn chế tình trạng bị áp đặt khi đàm phán tái bảo hiểm với các tổ chức bảo hiểm nước ngoài: giá phí, hoa hồng, các điều kiện của hợp đồng tái bảo hiểm.
Thứ tư, số lượng đơn bảo hiểm/dịch vụ bảo hiểm lớn và rộng khắp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam giúp VINARE có được thông tin một cách đầy đủ về các rủi ro được bảo hiểm, tính toán mức giữ lại một cách hợp lý trên cơ sở kiểm soát và đánh giá rủi ro. Hoạt động chuyên tái của VINARE là công cụ quản lý đắc lực của nhà nước trong lĩnh vực quản lý kinh doanh bảo hiểm.
Thứ năm, tái bảo hiểm mang tính chất toàn cầu, qua đó VINARE sẽ thiết lập mối quan hệ quốc tế rộng, tạo điều kiện đánh giá và lựa chọn đối tác trong các tổ chức bảo hiểm có uy tín với các điều kiện đàm phán có lợi nhất trong quan hệ trao đổi dịch vụ, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin, đào tạo…
Thứ sáu, do việc nhận dịch vụ của tất cả các tổ chức bảo hiểm trong thị trường Việt Nam, tỷ lệ tổn thất của các dịch vụ có tái bảo hiểm của VINARE gần với tỷ lệ tổn thất trung bình của thị trường Việt Nam, giúp VINARE ổn định được quá trình kinh doanh rủi ro, đồng thời hoạch định các chính sách về tái bảo hiểm của VINARE thích ứng và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Thứ bảy, đội ngũ cán bộ VINARE được tuyển chọn kỹ càng ngay từ đầu thành lập. Đây là những hạt nhân nòng cốt cho việc phát triển nguồn nhân lực sau này. Đặc thù đội ngũ lao động VINARE là sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, bộ máy quản lý gọn nhẹ, thuận tiện cho việc điều hành kinh doanh.
Với những lợi thế kể trên, trong giai đoạn này VINARE đã đạt được những kết quả quan trọng sau:
- Tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm đạt 3.484 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm. Trong đó: tổng phí nhận tái bảo hiểm tự khai thác ngoài phần quy chế tái bảo hiểm bắt buộc1.764 tỷ đồng (phí nhận từ nước ngoài đạt 84,5 tỷ đồng) và chiếm 50,63%/tổng phí nhận.
- Doanh thu phí giữ lại 691 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 34%/năm.
- Tổng phí giữ lại cho thị trường 1.187 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 39%/năm.
- Tổng lợi tức thực hiện 144 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 25,6%/năm.
- Tổng lợi tức nộp ngân sách 63,4 tỷ đồng.
Về thanh toán bồi thường tái bảo hiểm: Toàn bộ phần dịch vụ chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài được VINARE thu xếp hết sức thận trọng và an toàn cho các nhà nhận tái bảo hiểm hàng đầu thế giới. Các tổn thất thuộc trách nhiệm nhà nhận tái đều được thu hồi đầy đủ và kịp thời, không có thất thoát. Tổng số thu bồi thường tái bảo hiểm giai đoạn này đạt 685 tỷ đồng, tổng số chi trả bồi thường nhận tái bảo hiểm là 911 tỷ đồng, tổng số bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 226 tỷ đồng. VINARE luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với các công ty bảo hiểm gốc: giám định tổn thất, thanh toán và hỗ trợ thanh toán nhanh, nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
3.2 Giai đoạn 2005 - 2007
Kể từ khi hoạt động dưới mô hình công ty cổ phần, lĩnh vực kinh doanh tái bảo hiểm của VINARE có sự thay đổi so với giai đoạn trước:
- Thực hiện cam kết về chuyển nhượng dịch vụ tái bảo hiểm giữa VINARE và các cổ đông thay cho quy định về tái bảo hiểm bắt buộc. Theo đó, các cổ đông của VINARE cam kết chuyển nhượng tối thiểu 20% dịch vụ có tái bảo hiểm cho VINARE trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài. Đồng thời, VINARE cũng ưu tiên (tỷ lệ nhận, hoa hồng và các điều kiện khác) chuyển nhượng lại dịch vụ cho cổ đông trước khi chuyển tái bảo hiểm ra nước ngoài.
- Tiếp tục thực hiện quy định tái bảo hiểm bắt buộc 20% đối với các công ty bảo hiểm không phải cổ đông của VINARE.
- Mở rộng khai thác nhận dịch vụ trong và ngoài nước (ngoài phần dịch vụ khai thác theo cam kết/bắt buộc).
- Ngoài ra khả năng tài chính của VINARE đã được tăng cường đáng kể so với giai đoạn trước do có sự góp vốn của các cổ đông và phần vốn tích luỹ trong quá trình hoạt động, từ đó đã chủ động nâng mức giữ lại cho phù hợp với khả năng tài chính mới.
Trong bối cảnh có nhiều thay đổi trên, kết quả kinh doanh nhận/nhượng tái bảo hiểm của VINARE trong giai đoạn này có thể tóm tắt qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Tổng doanh thu phí nhận giai đoạn này đạt khoảng 2.521 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,12%/năm.
- Doanh thu phí nhượng tái cho thị trường trong nước đạt 597.9 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,7%/năm.
- Doanh thu phí giữ lại 510 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,8%/năm.
- Tổng lợi nhuận gộp hoạt động kinh doanh là 106,83 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 31,7%/năm.
- Tổng lợi tức nộp ngân sách là 34,646 tỷ đồng
Về giải quyết bồi thường trong giai đoạn này:
Tổng chi bồi thường nhận tái bảo hiểm là 828,023 tỷ đồng.
Tổng thu bồi thường nhượng tái bảo hiểm là 563,514 tỷ đồng.
Chi bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 264,509 tỷ đồng.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TÁI BẢO HIỂM CỦA VINARE GIAI ĐOẠN 2004 – 2007
1. Kết quả hoạt động nhận tái của VinaRe
Có thể nói nhận tái bảo hiểm cũng giống như khâu khai thác trong nghiệp vụ bảo hiểm gốc nên có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm. Chính vì nó có vai trò quyết định đến sự thành bại của các hoạt động về sau mà VINARE đã rất chú trọng đến khâu nhận tái bảo hiểm. Không những vậy VINARE cũng luôn cố gắng mở rộng thị trường nhận tái bảo hiểm, để không chỉ là đầu mối nhận tái bảo hiểm trong nước, mà phấn đấu vươn ra tầm khu vực và thế giới. Song do kinh nghiệm hoạt động cũng như khả năng tài chính còn hạn chế mà phần lớn dịch vụ nhận tái của công ty đều được khai thác từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước. Các hoạt động nhận tái nước ngoài chủ yếu từ các nước trong khu vực và Châu Á trên cơ sở trao đổi dịch vụ. Chính vì vậy, trong phần này chủ yếu đề cập tới hoạt động nhận tái bảo hiểm của VINARE từ thị trường trong nước.
Theo hình thức tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc - tự nguyện
Từ những quy định về tái bảo hiểm bắt buộc cùng những cam kết giữa VINARE và các doanh nghiêp bảo hiểm là cổ đông mà có thể chia nguồn nhận tái của VINARE ra làm hai nguồn chính: nguồn nhận tái cam kết/bắt buộc và nguồn nhận tái tự nguyện. Như vậy ngoài những dịch vụ khai thác từ quy định tái bảo hiểm bắt buộc cũng như từ nhượng tái bảo hiểm của các cổ đông sang, VINARE cũng tích cực đàm phán với các đối tác là các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước để thuyết phục họ nhượng tái sang VINARE. Nguồn thu nhận tái bảo hiểm tự nguyện có vai trò hết sức quan trọng vì nó thể hiện được năng lực cạnh tranh cũng như chất lượng dịch vụ mà VINARE có thể cung cấp cho các nhà nhượng tái.
Bảng 1: Doanh thu phí nhận TBH của VinaRe theo hình thức
cam kết/bắt buộc - tự nguyện giai đoạn 2004 – 2007
Năm
Phí nhận TBH cam kết/bắt buộc
Phí nhận tái tự nguyện
Tổng phí nhận TBH (tỷ đồng)
Tốc độ tăng trưởng (%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Giá trị
(tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
2004
353,536
49,56
359,795
50,44
713,331
–
2005
399,990
48,43
425,840
51,57
825,830
15,77
2006
458,594
58,58
324,250
41,42
782,844
- 5,21
2007
601,203
65,89
311,281
34,11
912,484
16,56
Tổng
1.813,323
56,06
1.421,166
43,94
3.234,489
8,55
(Nguồn: Phòng tổng hợp, VinaRe)
Nhìn vào bảng tổng kết doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VinaRe, ta có thể thấy ngay được tổng phí nhận tái từ năm 2004 đến năm 2007 đạt 3.234,489 tỷ đồng. Chỉ tính riêng 3 năm 2005 – 2007, con số này là 2.251,158 tỷ đồng, chiếm đến 72,36% tổng phí nhận tái của VinaRe giai đoạn 1995 – 2004.
Mặt khác năm 2005, một năm sau khi tiến hành cổ phần hoá, năng lực nhận tái của VinaRe đã đạt 825,83 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm hoạt động kinh doanh từ 1995 – 2005, tăng 112,499 tỷ đồng tương đương tăng 15,8% so với năm 2004. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,55%.
Để có được kết quả trên phải kể đến sự đóng góp của việc tiến hành cổ phần hoá thành công, giúp VinaRe tăng vốn điều lệ từ 40 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, tăng gấp 12,5 lần. Thêm vào đó, việc chuyển nhượng dịch vụ tái bảo hiểm giữa VinaRe và các cổ đông thay vì bắt buộc nay sẽ là thực hiện theo hình thức cam kết. Theo đó, các cổ đông của VinaRe cam kết chuyển nhượng tối thiểu 20% các dịch vụ có tái bảo hiểm cho VinaRe trước khi tái bảo hiểm ra nước ngoài. Bên cạnh đó, quy định tái bảo hiểm bắt buộc 20% đối với các công ty bảo hiểm không phải là cổ đông của VinaRe vẫn tiếp tục thực hiện. Công ty cũng không ngừng mở rộng khai thác nhận dịch vụ trong nước và ngoài nước.
Tuy nhiên cũng có thể dễ nhận thấy rằng tốc độ tăng trưởng của doanh thu phí nhận tái bảo hiểm qua các năm từ 2004 đến 2007 là thiếu ổn định. Năm 2006, doanh thu phí nhận tái bảo hiểm giảm 42,986 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là -5,21%. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm trên là do cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo hiểm được đẩy lên tới mức cao, diễn ra khốc liệt và ở tất cả các loại hình dịch vụ: cạnh tranh về giá phí, điều kiện/điều khoản bảo hiểm. Đáng lưu ý là ở chỗ một số công ty trong cuộc đua tranh giành thị phần, giành khách hàng đã có tình trạng hạ phí phi kỹ thuật, buông lỏng quản lý khiến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ thấp. Để thích ứng với điều kiện mới, cũng như một số các doanh nghiệp truyền thống khác “ không chạy đua theo doanh thu”. “an toàn - hiệu quả - ổn định” là các tiêu chí trong kinh doanh được VinaRe đặt lên hàng đầu. Hàng loạt các giải pháp quản lý dịch vụ bảo hiểm được tăng cường thực hiện. Yêu cầu đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận dịch vụ nhận tái bảo hiểm ngày càng cao. Công ty cũng kiên quyết từ chối nhận tái bảo hiểm các dịch vụ có giá phí quá thấp hoặc điều kiện bảo hiểm mở rộng không hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Song với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong nước và sự khởi sắc của thị trường bảo hiểm trong nước với mức tăng trưởng 30% vào năm 2007 đã có ảnh hương khá lớn đối với hoạt động nhận tái của VinaRe với doanh thu từ hoạt động này là 912,484 tỷ đồng, tăng 16,56% so với năm 2006.
Nhìn sang cơ cấu của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc và phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện ta có thể thấy một xu hướng chung là từ sau năm 2004, phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc đang trong chiều hướng tăng dần qua các năm còn tỷ trọng của phí nhận tái bảo hiểm tự nguyện lại bắt đầu giảm dần cả về số tuyệt đối và tương đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân của phí nhận tái bảo hiểm cam kết/bắt buộc từ năm 2005 - 2007 là 22,6%. Riêng năm 2007 đạt 601,203 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2005. Sở dĩ dẫn đến xu hướng trên là do nguồn phí nhận tái bảo hiểm của công ty từ khi chuyển sang mô hình cổ phần đã có sự thay đổi. Nếu như trước năm 2005, số phí nhận tái từ nguồn bắt buộc chiếm xấp xỉ 50% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của VinaRe thì từ năm 2005 trở lại đây, tỷ lệ này ngày càng giảm mạnh và đến năm 2007 thì chỉ còn chiếm chưa đến 1% doanh thu phí nhận tái của VinaRe. Theo đó, nguồn phí nhận tái bảo hiểm chủ yếu từ cam kết trao đổi dịch vụ từ các cổ đông (chiếm khoảng 64,89% trong năm 2007) và khai thác ngoài cam kết (chiếm 34,11%), trong đó phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài phí nhận tái bảo hiểm từ thị trường nước ngoài chủ yếu được nhận từ thị trường châu Á.
Theo loại hình nghiệp vụ
Theo số liệu thống kê được qua các năm 2004 - 2007, ta có thể thấy tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm trong vòng 4 năm qua có sự khác nhau giữa các nghiệp vụ. Đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu phí nhận tái giai đoạn này là nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng không với doanh thu phí đạt 1.021,667 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trung bình 31,59% tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm của công ty. Đứng thứ hai là nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt với tổng doanh thu phí nhận tái bảo hiểm là 562,633 tỷ đồng, chiếm 17,39% tổng doanh thu phí nhận tái cả thời kỳ. Tiếp đến là nghiệp vụ tái bảo hiểm cháy và P&I với tỷ trọng lần lượt là 14,93% và 11,66% tổng doanh thu phí nhận tái. Nghiệp vụ có đóng góp thấp nhất là tái bảo hiểm nhân thọ và các nghiệp vụ khác với tổng doanh thu chỉ chiếm 0,95% tổng doanh thu phí nhận của công ty trong 4 năm qua.
Tái bảo hiểm xây dựng - lắp đặt: Sau khi tiến hành cổ phần hoá thành công, năng lực nhận tái của VINARE đã tăng lên một bước đáng kể. Nhiều nghiệp vụ có tốc độ tăng trưởng doanh thu phí nhận tái cao. Trong đó, nghiệp vụ tái bảo hiểm xây dựng lắp đặt (XDLĐ) là có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất (33,82%/năm) và có sự ổn định qua các năm. Đây cũng là một trong nghiệp vụ chính mang lại phần lớn doanh thu phí nhận tái cho VINARE.
Để giải thích cho những kết quả trên phải kể đến những ảnh hưởng tích cực từ nền kinh tế nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, đầu tưa trực tiếp nước ngoài không ngừng gia tăng qua nhiều năm gần đây đã là những động lực thúc đẩy thị trường bảo hiểm kỹ thuật phát triển. Mặt khác hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia về thủy điện và cơ sở hạ tầng được khởi công xây dựng trên toàn quốc…khiến nhu cầu về loại hình bảo hiểm này càng tăng cao. Trong bối cảnh có nhiều thuận lợi này, doanh thu phí của các công ty bảo hiểm gốc không ngừng tăng cao. Trong đó thị phần của các cổ đông lớn của VINARE là Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO luôn chiếm phần lớn trên thị trường bảo hiểm kỹ thuật đã tạo điều kiện cho công ty tăng phí nhận tái cam kết, từ đó tăng doanh thu phí nhận tái của cả nghiệp vụ.
Tái bảo hiểm dầu khí: Mặc dù doanh thu phí nhận tái của nghiệp vụ dầu khí trong 4 năm mới chỉ chiếm 9,89% tổng doanh thu phí nhận tái của VINARE nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân của nghiệp vụ này lại khá ấn tượng 26,82%/năm, đứng thứ hai sau nghiệp vụ XDLĐ. Nếu như năm 2005, tốc độ tăng trưởng của nghiệp vụ này mới chỉ đạt ở con số khiêm tốn là 2,79% thì sang năm 2006 khi mà tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh thu phí nhận tái của công ty đạt con số âm, thì nghiệp vụ lại có tốc độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33046.doc