Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

A>VỐN CỐ ĐỊNH (VCĐ)

I) Tài sản cố định (TSCĐ) và Vốn cố định của DN

1 TSCĐ của DN

1.1 Các khái niệm

1.2 Đặc điểm của TSCĐ

1.3 Vai trò của TSCĐ

1.4 Phân loại TSCĐ (vốn cố định)

2 Vốn cố định trong kinh doanh

2.1 Khái niệm và đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

2.2 Nguồn hình thành TSCĐ

2.3 Công tác quản lý TSCĐ

II) Sự cần thiết phải quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ

1, Hiệu quả sử dụng VCĐ

2, Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong DN

3, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ

3.1 Các chỉ tiêu tổng hợp

3.2 Các chỉ tiêu phân tích

4, Yêu cầu quản lý và biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả VCĐ trong doanh nghiệp

4.1 Yêu cầu quản lý

4.2 Các biện pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp

B> VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

I) Những vấn đề lý luận cơ bản về vốn lưu động (VLĐ)

1, Khái niệm, đặc điểm của VLĐ trong doanh nghiệp

1.1 Khái niệm

1.2 Đặc điểm

2, VLĐ trong hoạt động của doanh nghiệp

2.1 Phân loại VLĐ

2.2 Vai trò của VLĐ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

II) Hiệu quả sử dụng VLĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

1, Hiệu quả sử dụng VLĐ và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

1.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng VLĐ

1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

1.3 Quản lý và bảo quản VLĐ

2, Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ

2.1 Tốc độ chu chuyển VLĐ

2.2 Hiệu suất bộ phận

2.3 Các chỉ tiêu khác

3, Hệ thống chỉ tiêu phân tích

3.1 Đánh giá khả năng thanh toán

3.2 Đánh giá khả năng hoạt động của công ty, doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng công tác quản lý tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

I) Giới thiệu về công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

1, Quá trình hình thành và phát triển của công ty

2, Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh của Công ty

3, Cơ cấu tổ chức quản lý và kinh doanh của Công ty

3.1 Tổ chức bộ máy quản lý

3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty được trình bày theo sơ đồ sau:

4, Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

II) Thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

1, Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua

2, Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3 Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của Công ty

3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty

3.2 Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công ty

3.3 Phân tích tình hình nợ đọng và khả năng thanh toán của Công ty

4, Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP xây dựng số 9 – Vinaconex

4.1 Hiệu quả sử dụng vốn

4.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

4.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

III) Đánh giá tình hình sử dụng vốn của Công ty

1, Những kết quả đạt được

2 Hạn chế và nguyên nhân

Chương III: Giải pháp nâng cao tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

1, Chiến lược phát triển

2, Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

2.1 Các giải pháp chung- tổng thể để thực hiện thắng lợi kế hoạch

2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

2.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex

3, Kiến nghị với cơ quan hữu quan

3.1 Về môi trường kinh tế

3.2 Môi trường pháp lý

KẾT LUẬN

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Bảng chữ cái viết tắt- tài liệu tham khảo

 

doc71 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợng hoạt động phục vụ xã hội của Bộ xây dựng, của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam nói chung và của Công ty Cổ phần xây dựng số 9 nói riêng. 3 Cơ cấu tổ chức quản lý và kinh doanh của Công ty: 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý : Bộ máy công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến, tham mưu. 3.1.1 Lãnh đạo công ty: -Giám đốc công ty là đại diện của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước Pháp luật về điều hành hoạt động của Công ty.Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong Công ty. -Các phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc điều hành hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của cấp trên.Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. 3.1.2 Các phòng chức năng: * Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Tổ chức - Hành chính thực hiện chức năng văn phòng của Công ty, là bộ phận giúp lãnh đạo quản lý lực lượng CBCNV; thực hiện các chế độ chính sách cho CBCNV như BHYT, BHXH, chế độ hưu trí, quản lý, theo dõi, phát hành cập nhật văn bản, tài liệu đi, đến. Đồng thời phòng TC- HC thực hiện công tác hành chính, quản trị phục vụ cho sự điều hành công việc, chăm lo cơ sở vật chất, trang bị cơ quan và kết hợp với phòng Kế toán quản lý về tài chính. *Phòng Tài chính - Kế toán: Công ty CP xây dựng số 9 là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty xuât nhập khẩu xây dựng Việt Nam, là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân đối với Nhà nước. Vì vậy chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế toán là thực hiện chức năng nhiệm vụ của kế toán trưởng và thực hiện nhiệm vụ của kế toán theo điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước. -Tham mưu giúp Giám đốc Công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế tóan, thống kê, hạch toán, kinh tế ở Công ty theo cơ chế quản lý mới, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà nước tại Công ty. -Trợ giúp Giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính của Công tytheo đúng quy định của Nhà nước và cấp trên. * Phòng Kỹ thuật - Quản lý dự án: - Chức năng : + Tham mưu cho Giám đốc Công ty về lĩnh vực khoa học kỹ thuật, và quản lý toàn diện các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật và công tác thi công trong toàn Công ty. + Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong các công tác điều hành sản xuất, trong việc triển khai thực hiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác SXKD của Công ty mộ cách có hiệu quả. + Tham mưu về lĩnh vực thí nghiệm vật liệu xây dựng đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước ban hành. - Nhiệm vụ : + Quản lý về chất lượng kỹ thuật, tiến độ thi công, an toàn lao động của tất cả các công trình do Công ty đảm nhiệm thi công. + Nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào điều kiện sản xuất thực tế của Công ty, đồng thời đề xuất với lãnh đạo Công ty về việc ứng dụng công nghệ mới, thiết bị thi công phù hợp với mục tiêu phát triển lâu dài của Công ty. *Phòng Đầu tư: - Chức năng: + Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về công tác kế hoạch, về các giải pháp sản xuất kinh doanh. + Tham mưu cho Giám đốc Công ty về ký kết, thanh và tìm kiếm các hợp đồng kinh tế. Nhiệm vụ: + Xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn trên cơ sở kế hoạch về GTSL tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan. + Tham mưu cho Giám đốc giao kế hoạch SXKD cho các đơn vị nội bộ. Phòng Đầu tư dựa trên báo cáo về tình hình thực hiện của các đơn vị trực thuộc để tổng hợp việc thực hiện kế hoạch. + Nghiên cứu thị trường, nắm bắt thông tin và trình Giám đốc các dự án xây dựng mà Công ty có thể tiếp cận ký hợp đồng và tô chức ký kết các hợp đồng kinh tế. + Thực hiện công tác lập đơn giá dự toán. + Thực hiện công tác báo cáo thống kê một cách chính xác, kịp thời giúp Giám đốc Công ty trong công tác điều hành sản xuất. *Phòng Quản lý công nghệ thiết bị: - Rà soát lại toàn bộ năng lực thiết bị xe, máy của toàn Công ty kể cả các thiết bị do các đơn vị tự mua. Trên cơ sở đó báo cáo cho Giám đốc Công ty hướng quản lý cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong SXKD. + Căn cứ vào tình hình SXKD của các đơn vị nội bộ để điều động máy móc, thiết bị thi công một cách hợp lý tránh tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. + Quản lý toàn bộ số, chất lượng các máy móc, thiết bị, vật tư. Tổ chức kiểm kê định kỳ; sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời đáp ứng nhu cầu và hoàn thành tiến độ thi công của các công trình. + Lập các dự án đầu tư mua sắm, kế hoạch duy tu bảo dưỡng các thiết bị, máy móc của Công ty. Các phòng ban này có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc, trước hết là điều hành SXKD của Công ty, mà thực chất gắn liền với quá trình đấu thầu giành quyền xây dựng công trình thu lợi cho Công ty. *Các ban điều hành dự án: Công ty có 6 ban điều hành dự án có nhiệm vụ phối hợp với các phòng ban có chức năng xây dựng dự án và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi công xây dựng các công trình, đảm bảo cho các công trình được thi công theo đúng trình tự, quy trình, quy phạm kỹ thuật đạt chất lượng tốt và an toàn lao động. *Các đơn vị trực thuộc: Công ty có 10 đơn vị sản xuất thi công trực thuộc, các đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thi công xây dựng các công trình và hạng mục công trình theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty gồm có: - Các chi nhánh của Công ty tại Ninh Bình và Thành phố Hồ Chí Minh. - Các đội xây dựng công trình. - Đội vận hành thiết bị trượt. - Xưởng cơ khí và xây dựng. - Tổ điện nước. 3.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc công ty Ban kiểm soát 1.Chi nhánh Ninh Bình. 2. Chi nhánh Thành phố HCM 1. Đội xây dựng công trình số 1 2. Đội xây dựng công trình số 3 3. Đội xây dựng công trình số 7 4. Đội xây dựng công trình số 8 5. Đội xây dựng công trình số 12 6. Đội vận hành thiết bị trượt 7. Xưởng cơ khí và xây dựng. 8. Tổ điện nước. Các ban điều hành dự án 1. Ban điều hành dự án B1 2. Ban điều hành dự án B2 3. Ban điều hành dự án B3 4. Ban điều hành dự án B5 5. Ban quản lý dự án Chí Đông 6. Ban quản lý dự án Nghi Phú Các phòng chức năng 1. Phòng Tổ chức- hành chính 2. Phòng Tài chính- ké toán 3. Phòng Kỹ thuật - quản lý dự án 4. Phòng Đầu tư 5. Phòng quản lý CN-TB. Phó giám đốc Phó giám đốc Kế toán trưởng Phó giám đốc Phó giám đốc Sơ đồ bộ máy Phòng Tài chính- kế toán Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán vốn bằng tiền Kế toán tổng hợp Kế toán quản lý dự án Kế toán tiền thưởng BHXH Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán các đội, xí nghiệp y -> Kế toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo giao công việc đối với từng kế toán viên và chịu trách nhiêm trước ban Giám đốc Công ty. Các kế toán viên và kế toán các đội xí nghiệp, có trách nhiêm hoàn thành công việc của mình được giao, và cùng với kế toán trưởng giúp ban giám đốc thực hiện các công tác về tài chính. 4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng số 9- vinaconex đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2006/2005 chênh lệch tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 155.347,296.119 183.798,964.583 28.451,668.464 18,31 2. Các khoản giảm trừ - - 3. Doanh thu thuần 155.347,296.119 183.798,964.583 28.451,668.464 18,31 4. Giá vốn hàng bán 137.811,528.504 166.803,275.235 28.991,746.731 21,03 5. Lợi nhuận gộp 17.535,767.615 16.995,689.348 (540,078.267) -3,079 6. Doanh thu hoạt động tài chính 242,145.177 740,446.154 498,300.977 205,78 7. Chi phí tài chính 9.805,396.805 7.061,674.382 (2.743,722.423) -27,98 8. Chi phí bán hàng - 312,116.685 312,116.685 0 9. Chi phí Quản lý doanh nghiệp 7.265,760.310 7.025,451.588 (240,308.722) -3,307 10. Lợi nhuận thuần 706,755.677 3.336,892.847 2.630,137.170 372,14 11. Thu nhập khác 36,557.067 5,644.261 (30,913.416) -84,51 12. Chi phí khác 129,571.381 14,963.666 (114,607.715) -88,45 13. Lợi nhuận khác (93,014.314) (9,319.405) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 613,741.363 3.327,573.442 2.713,832.079 442,17 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp 211,375.556 918,890.638 707,515.082 334,71 16. Lợi nhuận sau thuế 402,365.807 2.408,682.804 2.006,316.997 498,63 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex . Trong nền kinh tế thị trường kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy vốn luôn được coi trọng trong công tác quản lý. Sự tồn tại của Doanh nghiệp gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì Doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất (tái sản xuất mở rộng), vị thế của Doanh nghiệp càng được củng cố trên thị trường. Ngược lại nếu làm ăn thua lỗ thì Doanh nghiệp dễ dẫn đến phá sản.Trước khi xem xét vốn của công ty ta đánh giá tình hình kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây: Nhìn vào bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2005, 2006, ta thấy tổng doanh thu trong 2 năm của công ty đã tăng lên. Năm 2006 tổng doanh thu là 183.798,964.583 triệu đồng tăng II) Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex 1. Khái quát về hoạt động KD của công ty trong thời gian qua Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cp xây dựng số 9 –vinaconex Năm Doanh thu (triệu đồng) Nộp ngân sách (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) TN bình quân (tr.đ/người/tháng) 2005 155.347,296.119 211,375.556 402,365.807 1,183.407 2006 183.798,964.583 918,890.638 2.408,682.804 1,620.000 Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex năm 2005, 2006. Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Doanh thu tăng đều đặn qua các năm,năm 2006 là 183.798,964.583 triệu đồng tăng hơn so với năm 2005 là 28.451,668.464 triệu đồng. Lợi nhuận của công ty cũng tăng qua 2 năm, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 2.006,316.997 triệu đồng. Lợi nhuận của công ty tăng lên làm cho thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một tăng, năm 2005 thu nhập bình quân đầu người là 1,183.407 triệu đồng, năm 2006 là 1,620.000 triệu đồng tăng lên so với năm 2005 là 0,436.593 triệu đồng. Công nhân viên có đủ việc làm, đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên của công ty 2 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex đạt được những kết quả trên, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên lành nghề, cũng phải kể đến những điều kiện khác đã giúp Công ty có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường: + Về sự thuận lợi của thị trường: Ngày nay với quá trình CNH-HĐH mạnh mẽ kéo theo đó là quá trình đô thị hoá nhanh chóng. Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thưong mại quốc tế WTO, thì nhu cầu về nhà ở và việc xây dựng cơ sở hạ tầng càng tăng lên. Nhờ nắm bắt được xu thế phát triển của thời đại, cũng như sự phát triển thuận lợi của thị thời cuộc và thị trường xây dựng là những nhân tố không nhỏ tạo nên kết quả đáng khích lệ trên. + Về đặc điểm sản phẩm: sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình xây dựng (những khu nhà trung cư; những khu thể dục thể thao; hay những ngôi trường) đã và đang đáp ứng được nhu cầu thị trường, phù hợp với người thị hiếu của người tiêu dùng cả về chất lượng lẫn giá cả nên sản phẩm của công ty dễ được thị trường chấp nhận. Có thể thấy rằng lợi nhuận trong 2 năm gần đây của công ty có những biến động rất ổn định. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2006 bằng 498,630% năm 2005 Ta có thể tính chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: 402,365.556 - Năm 2005: x 100% = 0,259% 155.347,296.119 2.408,682.804 - Năm 2006: x 100% = 1,31% 183.798,964.583 Tình hình tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về tài chính Tình hình tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 9 – Vinaconex Chỉ tiêu 2005 2006 Khả năng thanh toán hiện hành (Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn) 0,9 (lần) 0,99 (lần) Hệ số nợ (nợ/tổng tài sản) 0,955 (lần) 0,95 (lần) Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex năm 2005, 2006 Nhìn vào bảng ta thấy: - Hệ số nợ của công ty không có những biến động bất thường. Có thể nói hệ số nợ năm 2005, 2006 là tương đối cao. Tuy nhiên, năm 2006 do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn nhỏ hơn tài sản nên hệ số nợ năm 2006 giảm xuống đôi chút 0,005 (lần) so với năm 2005. Điều này đảm bảo hơn cho công ty tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đảm bảo lòng tin cho các chủ nợ nhưng sẽ lại là bất lợi cho chủ doanh nghiệp nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lời cao. - Khả năng thanh toán hiện hành tại thời điểm năm 2006 ổn định so với năm 2005. Điều này cho phép chúng ta nhận định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là không thay đổi và có khả quan. Nói chung tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định. 3 Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thời kỳ mở cửa thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng lên, chủ yếu dựa vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh . Nguồn vốn của công ty trong vài năm gần đây như sau: Bảng Nguồn vốn của công ty cổ phần xây dựng số 9 - vinaconex Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Ghi chú 1. Tổng vốn kinh doanh 340.522,400.848 345.788,088.665 1.1. Vốn cố định 55.118,618.730 23.006,962.611 1.2. Vốn lưu động 285.403,782.118 322.778,126.054 2. Nguồn hình thành 2.1. DN tự bổ sung 15.214,858.463 17.320,681.889 2.2. Vay từ các nguồn khác 325.307,542.385 328.464,406.776 Nguồn: Báo báo tài chính của Công ty cổ phần xây dựng số 9- Vinaconex năm 2005, 2006. Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn của công ty.  Bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty cổ phần xây dựng số 9 - vinaconex Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 Số tiền % Số tiền % A.TSLĐ và ĐTNH I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu III. Hàng tồn kho IV. TSLĐ khác 285.403,782.118 47.249,237.377 111.439,597.997 117.100,887.919 9.614,058.825 83,81 13,87 32,72 34,38 2,82 322.778,126.054 21.520,146.532 116.582,136.321 176.418,340.744 8.257,502.140 93,35 6,22 33,71 51,01 2,38 B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ II. Các khoản phụ III. Các khoản đầu tư TCDH IV. TSCĐ khác 55.118,618.730 52.735,236.241 0 2.050,000.000 493,382.489 16,19 15,48 0 0,6 0,14 23.006,962.611 18.584,182.661 84,936.350 4.190,000.000 147,845.600 6,65 5,37 0,24 1,21 0,04 Tổng tài sản 340.522,400.848 100 345.785,088.665 100 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex . Qua bảng trên ta thấy + Tổng tài sản năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, tăng hơn 5.262,687.817 triệu đồng, trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 37.374,343.936 triệu đồng tương ứng với tăng 9,54%. TSLĐ và ĐTDH tăng là do hàng tồn kho tăng 59.317,452.825 triệu đồng tương ứng với tăng 16,63%, các khoản phải thu tăng 5.142,538.324 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,99% cũng tác động đến sự tăng nhanh của TSLĐ và ĐTNH. Việc hàng tồn kho lại tăng nhanh có thể làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong trường hợp cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh. + TSCĐ và ĐTDH đang có chiều hướng ngày càng giảm giữa 2 năm 2005 và 2006 là 32.111,656.119 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,54%. Trong đó TSCĐ giảm nhiều nhất đã tác động nhiều đến sự giảm thiểu TSCĐ và ĐTDH , năm 2006 giảm 34.151,053.580 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷ lệ giảm là 10,11%.Bên cạnh đó TSCĐ khác cũng có giảm đôi chút giảm 0,1% tương ứng với giảm 345,536.889 triệu đồng. Qua đó Công ty cần phải tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ. + Riêng năm 2006 ta còn thấy có sự thay đổi lớn so với năm 2005 là lượng tiền mặt giảm mạnh giảm 25.729,180.845 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 7,65% tuy nhiên các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể, tăng 5.142,538.324 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0,99% Đây là điều thuận lợi cho công ty trong việc đáp ứng ngay nguồn vốn cho sản xuất. Nhưng lại có ảnh hưởng tới khả năng thanh toán tức thời của công ty. Sự biến động của các nhân tố này ảnh hưởng lớn đến tình hình VLĐ của công ty. + Các bộ phận khác nói chung là ổn định, không có biến động gì lớn. 3.1 Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty. BảNG TổNG KếT TSCĐ NăM 2005, 2006 của công ty cổ phần xây dựng số 9 – vinaconex Năm 2005: Đơn vị tính: triệu đồng Tài sản cố định Nguyên giá đầu năm Khấu hao luỹ kế đầu năm Khấu hao trong năm Khấu hao luỹ kế cuối năm Nhà của vật kiến trúc 5.237,598.151 755,283.400 177,303.599 932,586.599 Máy móc thiết bị 42.783,094.346 24.086,295.835 5.495,505.821 29.379,733.553 Phương tiện vận tải 1.479,672.877 440,677.251 147,967.288 588,644.539 Dụng cụ quản lý 5.515,211.943 2.849,343.861 706,521.360 3.372,403.085 TSCĐ khác 1.075,172.892 608,923.123 275,034.578 823,957.701 Tổng cộng 56.180,750.209 28.740,523.470 6.802,332.646 35.097,325.477 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex . Năm 2006: Đơn vị tính: triệu đồng Tài sản cố định Nguyên giá đầu năm Khấu hao luỹ kế đầu năm Khấu hao trong năm Khấu hao luỹ kế cuối năm Nhà của vật kiến trúc 5.237,598.151 932,586.999 177,303.599 1.109,890.598 Máy móc thiết bị 42.758,861.081 29.439,733.553 7.037,836.910 36.477,570.463 Phương tiện vận tải 1.479,672.877 588,644.579 147,967.249 736,611.828 Dụng cụ quản lý 5.483,638.631 3.372,403.085 600,327.204 3.972,730.289 TSCĐ khác 1.057,172.892 823,957.701 104,780.097 928,737.780 Tổng cộng 56.124,943.632 35.157,325.917 8.068,215.041 43.225,540.958 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex . Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng TSCĐ (VCĐ) của Công ty cổ phần xây dựng số 9 trong năm 2005 và năm 2006 như sau: Nhà cửa vật kiến trúc năm 2005 nguyên giá đầu năm là 5.327,598.151 triệu đồng khấu hao đầu năm là 755,283.400 triệu đồng, khấu hao trong năm là: 177,303.599 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là 932,586.599 triệu đồng như vậy giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc là rất lớn nên hầu hết tình hình xuống cấp cũng như sự kém hiệu quả trong năm 2005 là không quan trọng. Trong khi đó năm 2006 thì mức khấu hao luỹ kế đầu năm và cuối năm lớn hơn năm 2005. Giá trị còn lại của nhà cửa vật kiến trúc thấp hơn năm 2005, vậy khi có sự xuống cấp thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến TSCĐ (VCĐ). Máy móc thiết bị năm 2005 nguyên giá là 42.783,094.346 triệu đồng trong đó khấu hao luỹ kế đầu năm là 24.086,295.835 triệu đồng, khấu hao trong năm là 5.495,505.821 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là 29.37,733.553 triệu đồng. Năm 2006 số tiền khấu hao máy móc thiết bị ở đầu năm và cuối năm cao hơn năm 2005. Vì vậy giá trị còn lại của máy móc thiết bị là không nhiều.Như vậy sự xuống cấp của máy móc thiết bị là đáng báo động. Công ty cần có biện pháp thanh lý và mua sắm máy móc thiết bị mới thay thế để hoạt động sản xuất được tốt hơn. Phương tiện vận tải năm 2005 nguyên giá đầu năm là 1.479,672.877 triệu đồng, trong đó khấu hao luỹ kế đầu năm là 440,677.251 triệu đồng, khấu hao trong năm là 147,967.288 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là 588,644.539 triệu đồng. Năm 2006 mức khấu hao luôn cao hơn năm 2005. Đây cũng là vấn đề cấp thiết cần quan tâm của công ty.Cần có biện pháp sử dụng quản lý thích hợp. Dụng cụ quản lý năm 2005 nguyên giá đầu năm là 5.515,211.943 triệu đồng khấu hao luỹ kế đầu năm là: 2.849,343.861 triệu đồng, khấu hao trong năm là: 706,521.360 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là: 3.372,403.085 triệu đồng. Năm 2006 tình hình khấu hao cao hơn 2005 cụ thể là khấu hao luỹ kế đầu năm là:3.372,403.085 triệu đồng, khấu hao trong năm là: 600,327.204 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là: 3.972,730.289 triệu đồng. Công ty nên đầu tư thêm vào dụng cụ quản lý mua sắm mới và thanh lý thiết bị dụng cụ đã cũ. TSCĐ khác năm 2005 nguyên giá đầu năm 1.075,172.892 triệu đồng, khấu hao luỹ kế đầu năm là: 608,923.123 triệu đồng, khấu hao trong năm là: 275,034.578 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là: 823,957.701 triệu đồng. Năm 2006 mức khấu hao trong năm thấp hơn so với năm 2005 nhưng mức khấu hao luỹ kế đầu năm và cuối năm cao hơn năm 2005.Vì vậy công ty luôn quan tâm để các TSCĐ luôn phục vụ hiệu quả, cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty mình. Tổng TSCĐ đầu năm 2005 là: 56.180,750.289 triệu đồng, khấu hao luỹ kế đầu năm là: 28.740,523.470 triệu đồng, khấu hao trong năm là: 6.802,332.646 triệu đồng, khấu hao luỹ kế cuối năm là: 35.096,325.477 triệu đồng. Vậy giá trị còn lại của TSCĐ của công ty < 50% điều đó cho thấy hầu hết tình trạng chung của TSCĐ của công ty trong năm 2005 ở mức trung bình. Công ty cần quan tâm về vấn đề quản lý,đổi mới TSCĐ. Năm 2006 giá trị còn lại của TSCĐ thấp hơn năm 2005. Đây là thời điểm công ty đặc biệt quan tâm về tình trạng TSCĐ, để cho TSCĐ luôn phục vụ tốt quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, cuối cùng là sẽ thu được lợi nhuận cao. 3.2 Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động của Công ty. phân tích tình hình TSLĐ bình quân các năm 2005-2006 của Công ty. đvt: triệu đồng Năm/ chỉ tiêu 2005 2006 Giá trị % Giá trị % TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 285.403,782.118 100 322.778,126.054 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 47.249,237.377 16,55 21.520,146.532 6,66 1. Tiền mặt 47.249,237.377 16,55 21.520,146.532 6,66 2. Tiền gửi ngân hàng - 0 - 0 II. Các khoản phải thu 111.439,597.997 39,04 116.582,136.638 36,1 1. Phải thu của KH 72.247,478.756 25,31 64.238,851.321 19,90 2. Trả trước cho người bán 5.194,869.640 1,82 9.210,040.218 2,85 3. Phải thu nội bộ 0 0 0 0 4. Các khoản phải thu khác 33.997,249.601 11,91 43.133,245.099 13,36 III. Hàng tồn kho 117.100,887.919 41,02 176.418,340.744 54,65 1. NVL tồn kho 117.100,887.919 41,02 176.418,340.744 54,65 IV. TSLĐ khác 9.614,058.825 3,36 8.257,502.140 2,55 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005, 2006 của Công ty cổ phần xây dựng số 9 - Vinaconex Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy vốn bằng tiền luôn biến động, năm 2005 là16,55% về mặt tỷ lệ và về mặt giá trị là 47.249,237.377 triệu đồng. Năm 2005- 2006 về mặt tỷ lệ và mặt giá trị giảm xuống rõ rệt, cụ thể là về mặt giá trị năm 2005 là 47.249,237.377 triệu đồng, năm 2006 là 21.520,146.532 triệu đồng giảm 25.729,180.845 triệu đồng so với năm 2005. Về mặt tỷ lệ năm 2005 là 16,55%, năm 2006 là 6,66% giảm 9,89% so với năm 2005, trong đó tiền mặt cũng biến đổi theo cho thấy vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động và luôn được biến đổi qua các năm. Các khoản phải thu năm 2006 cũng tăng so với năm 2005. Năm 2005 các khoản phải thu là 111.439,597.997 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 39,04%, năm 2006 là 116.582,136.638 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ là 36,1%, tăng lên so với năm 2005 là 5.142,538.641 triệu đồng, và giảm về mặt tỷ lệ là 2,94%. Trong đó phải thu của khách hàng giảm và trả trước cho người bán tăng. Chứng tỏ công ty có chính sách thu hồi nợ hợp lý, làm cho vốn chiếm dụng ngày càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Các khoản phải thu tăng là do công ty trả trước cho người bán tăng. Hàng tồn kho: năm 2006 so với năm 2005 thì về mặt giá trị lẫn mặt tỷ lệ của năm 2006 tăng lên so với năm 2005. Cụ thể là: về mặt giá trị năm 2005 là 117.100,887.919 triệu đồng, năm 2006 là 176.418,340.744 triệu đồng, tăng lên 59.317,452.825 triệu đồng. Về mặt tỷ lệ năm 2005 là 41,02%, năm 2006 là 54,65% tăng lên 13,63% so với năm 2005. Điều này chứng tỏ công tác giải toả hàng tồn kho của công ty chưa hiệu quả, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. TSLĐ khác năm 2006 so với năm 2005 có giảm xuống đôi chút cụ thể là: về mặt giá trị năm 2005 là 9.614,058.825 triệu đồng, năm 2006 là 8.257,502.140 triệu đồng. Về mặt tỷ lệ năm 2005 là 3,36%, năm 2006 là 2,55% giảm 0,81% so với năm 2005. Nhưng do TSLĐ khác chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng vốn lưu động nên sự tác động là không nhiều. 3.3. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty. Tình hình công nợ của công ty liên quan đến các khoản nợ và các khoản phải thu với các đối tượng như: khách hàng, nhà nứơc, nội bộ.Đó là các khoản phải thu, phải trả phát sinh thường xuyên trong kinh doanh. Tốc độ vòng quay của các khoản phải thu nhanh, tức là chuyển tiền nhanh chứng tỏ sự cố gắng của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4057.doc
Tài liệu liên quan