MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I: 6
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
I. Lý luận chung về đầu tư 6
1. Khái niệm và phân loại đầu tư 6
1.1. Khái niệm 6
1.2. Phân loại đầu tư 7
1.2.1. Theo bản chất của đối tượng đầu tư: 7
1.2.2. Theo cơ cấu tái sản xuất : 7
1.2.3. Theo nguồn vốn : 7
1.2.4. Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: 7
1.2.5. Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư 8
1.2.6. Theo tính chất của hoạt động đầu tư. 8
2. Khái niệm và đặc trưng của vốn đầu tư . 8
2.1. Khái niêm vốn đầu tư 8
2.2. Đặc trưng của vốn đầu tư 9
2.2.1. Vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định 9
2.2.2. Vốn phải tích lũy và tập hợp để phát huy hiệu quả 10
2.2.3. Vốn phải vận động để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. 10
2.2.4. Vốn luôn luôn biến đổi hình thái của nó trong quá trình vận động. 10
2.2.5. Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt. 10
3. Cơ cấu vốn đầu tư 11
3.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 11
3.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn đầu tư 11
3.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng và lãnh thổ 14
3.4. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế 14
II. Bảo đảm vốn đầu tư và nhân tố liên quan đến bảo đảm vốn đầu tư. 14
1. Xác định được nhu cầu vốn đầu tư 14
2. Bảo đảm vốn đầu tư bằng các nguồn vốn đầu tư 15
2.1. Nguồn vốn trong nước là chủ yếu 15
2.2. Nguồn vốn nước ngoài là quan trọng 19
3. Bảo đảm công tác cung ứng vốn hợp lý, kịp thời cho quá trình thực hiện các đối tượng đầu tư. 22
III. Sự cần thiết phải bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội đối với tỉnh Yên Bái. 22
1. Bảo đảm vốn đầu tư và vấn đề thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế. 22
2. Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư. 23
3. Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 24
4. Bảo đảm vốn đầu tư với quan điểm đường lối lãnh đạo các tỉnh miền núi. 25
PHẦN II: 27
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ Ở TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2001 - 2005 27
I. Khái quát về tỉnh Yên Bái 27
1. Vị trí địa lý kinh tế 27
2. Nguồn lực 27
2.1. Tài nguyên thiên nhiên 27
2.2. Nguồn nhân lực 30
3. Tình hình kinh tế - xã hội 30
II. Thực trạng bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005. 32
1. Quy trình phân bổ vốn đầu tư của tỉnh 33
2. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư 34
3. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn 35
4. Cơ cấu đầu tư theo ngành 41
4.1. Ngành công nghiệp và xây dựng 42
4.2. Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản. 47
4.3. Ngành thương mại dịch vụ. 49
III. Đánh giá chung về việc bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005 51
1. Bảo đảm quy mô vốn đầu tư 51
2. Bảo đảm vốn đầu tư theo nguồn 51
3. Bảo đảm vốn đầu tư theo ngành 52
4. Những mặt tồn tại và nguyên nhân trong quá trình bảo đảm vốn đầu tư ở tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005 52
4.1. Những mặt tồn tại 52
4.2. Nguyên nhân tồn tại 54
PHẦN III: 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI 56
THỜI KỲ 2006 - 2010 56
I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư từ 2006 - 2010 56
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010 56
2. Nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái từ 2006 - 2010 59
II. Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2010 64
1. Tăng cường khả năng huy động vốn 64
1.1. Đối với nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế 64
1.2. Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài 65
2. Khuyến khích đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm 66
3. Cải tiến cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả 67
4. Giải pháp về đầu tư cho một số công trình trọng điểm đặc biệt là hệ thống đường xá 68
III. Một số những kiến nghị nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho một số công trình trọng điểm của tỉnh 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên đẹp, nhiều di tích cách mạng, nhiều dân tộc thiểu số có những nét văn hóa riêng biệt mang đậm đà bản sắc dân tộc vùng núi phía Bắc là tiền đề để phát triển ngành du lịch
Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá là bắt đầu khởi động. Từ năm 2004 nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tân Hương, nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hiện nay các dịch vụ du lịch mới chỉ ở hình thức kinh doanh lưu trú. Năm 2000 có 16 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón 50.200 lượt khách, đạt doanh thu 9,9 tỷ đồng. Đến nay toàn tỉnh có 39 cơ sở kinh doanh lưu trú, tăng 2,4 lần năm 2000 với tổng số 1.180 phòng, trong đó có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao. Năm 2004 có 105.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 7.396 lượt, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 16,172 tỷ đồng, tăng 62,5% so với năm 2000. Năm 2005 dự kiến sẽ có 44 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón khoảng 130.000 lượt khách.
2.2. Nguồn nhân lực
Dân số năm 2001 là 702.412 người, mật độ 102 người/km2, trong đó dân số thành thị 20%, nông thôn 80%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 48% dân số.
Ước năm 2005 tăng lên 729.400 người, trong đó: tỷ lệ nữ 50,41%, nam 49,59%, dân số thành thị là 149.360 người chiếm 20,48%, dân số nông thôn là 580.040 người chiếm79,52%.
Dân số trong tuổi lao động tăng từ 388.172 người năm 2000 lên 461.140 người năm 2005, so với dân số trung bình tăng từ 56% lên 53,2%. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 335.290 người năm 2000 lên 407.910 người năm 2005, so với lao động trong độ tuổi tăng từ 86,4% lên 88,4% . Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm từ 16000 - 17000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,7% năm 2000 xuống 4% năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 76% năm 2002 lên 80% năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15% năm 2000 lên 25% năm 2005.
3. Tình hình kinh tế - xã hội
Về tăng trưởng kinh tế: dự kiến năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,15%. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 4,21 triệu đồng bằng 45% so với cả nước. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh còn một số hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tình hình trong nước và khu vực, chưa phát huy hết được các tiềm năng của tỉnh.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nhìn chung cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt mục tiêu đề ra, nhưng sự phát triển của cơ cấu kinh tế cũng còn một số hạn chế. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành phần còn hạn chậm, do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa phát huy hết tiềm năng, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành cũng còn chậm: Trong sản xuất công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm; trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, nhưng tỷ trọng chăn nuôi tăng chậm, một phần do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2003, nhưng chủ yếu là chưa có sự đột phá trong phát triển chăn nuôi.
Kết quả thực hiện một số ngành lĩnh vực chủ yếu:
- Về sản xuất nông lâm nghiệp: trong 5 năm 2001 - 2005 ngành nông lâm nghiệp đạt tốc độ bình quân 5,51%. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ giống cây, con và vật tư nông nghiệp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
- Về sản xuất công nghiệp: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 5 năm 2001 - 2005 tăng bình quân 12,55%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 dự kiến đạt 1.100 tỷ đồng, bình quân 5 năm 2001 - 2005 tăng 14,8%.
- Thương mại, dịch vụ: họat động thương mại dịch vụ trên địa bàn đã có bước phát triển, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động lưu thông hàng hoá trên toàn địa bàn phát triển ổn định, thị trường khu vực nông thôn, vùng cao có dấu hiệu ngày càng phát triển hơn. Khu vực quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hoá thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội, thực hiện tốt việc thu mua nông lâm sản cho nông dân, việc thực hiện văn minh thương mại đã được coi trọng. Khu vực ngoài quốc doanh đạt được tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và cơ cấu ngành nghề. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2005 đạt 1.300 tỷ đồng, bình quân 5 năm tăng 16,25%.
Các lĩnh vực văn hoá xã hội:
- Giáo dục đào tạo: trong 5 năm 2001 - 2005, quy mô giáo dục đào tạo phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học. Năm 2005 toàn tỉnh có 566 trường (159 trường mầm non, 383 trường phổ thông, 24 trường chuyên nghiệp). Về điều kiện đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: dự kiến đến hết năm 2005 toàn tỉnh có tổng số 27 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 7 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 3 trường THCS, 2 trường PTTH.
Về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: năm 2005 tổng số cơ sở điều trị, điều dưỡng toàn tỉnh là 248, tổng số cán bộ là 2735 người trong đó có 452 bác sỹ, số xã có cán bộ y tế là bác sỹ là 90 xã. Công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở y tế đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế do các trang thiết bị y tế hiện đại còn thiếu, trình độ của cán bộ y tế còn yếu, hệ thống cơ sở y tế cấp huyện xuống cấp nghiêm trọng…
II. Thực trạng bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước theo nền kinh tế thị trường mở cửa ra bên ngoài, thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm phát huy nội lực trong nước, đưa đất nước đi lên. Yên Bái cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống dân cư... Trong các thành tựu trên thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả đó là tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh thơì kỳ 2001 - 2005.
Trong thời gian qua đầu tư của tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực trong quy mô vốn đầu tư cũng như kết quả và hiệu quả mà đầu tư đem lại. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn cấp phát, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các công trình trọng điểm.... ổn định và nâng cao mức sống dân cư. Bên cạnh những thành tựu đó Yên Bái còn bộc lộ nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư như vốn đầu tư ngoài ngân sách quá nhỏ, đầu tư mất cân đối, quản lý và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư còn chậm phát huy hiệu quả...
Để nhận xét xác thực hơn về đầu tư của tỉnh ta phải dựa trên đặc thù kinh tế xã hội của tỉnh, Yên Bái là một tỉnh nghèo, kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc và đây là đầu tư trên địa bàn tỉnh nên vốn đầu tư được xem xét dưới góc độ do sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh quản lý. Cụ thể hoạt động đầu tư của tỉnh được xem xét thông qua các khía cạnh sau.
1. Quy trình phân bổ vốn đầu tư của tỉnh
Vốn đầu tư toàn xã hội Yên Bái bao gồm vốn của nhà nước và vốn của dân cư .Vốn đầu tư của dân do dân trực tiếp đầu tư và quản lý. Còn đối với nguồn vốn đầu tư của nhà nước, bao gồm vốn ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương, vốn vay các ngân hàng thương mại…sau khi được phê duyệt và đưa vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư, vốn này được tập chung lại do UBND tỉnh quản lý mà trực tiếp là phòng tài chính tỉnh. Để vốn đến khâu cuối cùng là thanh quyết toán cho các công ty, đơn vị nhận thực hiện dự án, hay hộ nông dân được cấp vốn đầu tư thì vốn đầu tư được phân bổ theo qui trình sau đây.
Sơ đồ phân bổ vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái
Vốn đầu tư của nhà nước
Các công ty đơn vị thực hiện dự án
Ban định canh, định cư
Ban quản lý dự án
Các công ty đơn vị thực hiện dự án hay hộ nông dân được nhận vốn đầu tư
Các công ty đơn vị thực hiện dự án
Như vậy vốn đầu tư của Yên Bái được cấp cho ban quản lý dự án và ban định canh định cư, hai ban này có thể trực tiếp đứng ra tổ chức thi công xây dựng hoặc lựa chọn nhà thầu để thực hiện công việc đó. Còn lại là do UBND tỉnh trực tiếp cấp cho các đơn vị thực hiện, đây là các công trình do UBND trực tiếp tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, có sự tham gia của phòng quản lý dự án.
2. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư
Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài:
- Vốn trong nước được huy động từ các nguồn sau:
Thứ nhất: Vốn đầu tư từ ngân sách tập trung. Nguồn này có được do các khoản đầu tư từ ngân sách Trung ương qua địa phương hoặc Trung ương qua ngành trên địa bàn.
Thứ hai: Vốn huy động từ địa phương. Bao gồm các nguồn do Quốc hội để lại theo Luật ngân sách ( thuế khai thác tài nguyên, cấp quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa...). Ngoài ra còn có vốn huy động từ các doanh nghiệp và dân cư.
Thứ ba: Vốn tín dụng từ Trung ương, địa phương và vốn vay các ngân hàng thương mại.
-Vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn này có được từ hai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên khi tính chỉ tiêu này nếu cộng tất cả các khoản nói trên lại thì phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ bị tính trùng, lý do là nguồn này đã được tính trong nguồn ngân sách tập trung.
Như vậy vốn đầu tư toàn xã hội là chỉ tiêu tổng hợp nhất về mức vốn đầu tư, tại Yên Bái vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Yên Bái
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
ước 2005
Tổng vốn đầu tư
Tỷ đồng
754,296
890,2
1050,219
1343
1575
Tốc độ tăng vốn đầu tư liên hoàn
%
18,02
17,98
27,88
17,27
Tốc độ tăng vốn đầu tư định gốc
%
18,02
39,23
78,05
108,8
Nguồn : Tỉnh Yên Bái - báo cáo thực hiện kế hoạch các năm 2001-2005
Qua bảng số liệu cho thấy, tốc độ tăng liên hoàn của vốn đầu tư năm sau cao hơn năm trước, tuy nhiên có năm 2005 chỉ tăng 17,27% so với năm 2004. Năm 2004 là năm có tốc độ gia tăng đầu tư cao nhất đạt 27,88% so với năm 2003. Đây cũng là năm tăng cao nhất từ năm 1991 đến nay. Vì đây là năm tập trung nhiều nhất các chương trình dự án đầu tư của nhà nước như: chương trình định canh định cư, chương trình y tế giáo dục…Mặc dù có sự tăng lên song tốc độ gia tăng còn thấp và hàng năm tốc độ tăng chậm.
Thêm vào đó nói chung số tuyệt đối vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái còn nhỏ, năm 2001 chỉ có 754,296 tỷ đồng, nói chung con số này cũng gia tăng qua các năm, vào năm 2005 ước tính tổng vốn đầu tư là 1575 tỷ đồng.
Quy mô vốn đầu tư còn được đánh giá thông qua tương quan của nó với GDP, chúng ta có nhận xét rằng để đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá, tổng vốn đầu tư phải đạt 15 -25% so với GDP.
Có nhiều vấn đề song quan trọng nhất đó là Yên Bái còn nghèo kinh tế chưa có gì nên tích luỹ đầu tư từ nội lực chưa nhiều, chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách cấp phá từ trung ương, đi vay viện trợ với ưu đãi, do đó còn phụ thuộc vào cả cung cấp yếu tố bên ngoài để quyết định cho lượng vốn đầu tư có thể huy động. Đây là một trở ngại lớn trong việc huy động vốn thời kỳ qua cũng như giai đoạn tới cho hoạt động đầu tư của tỉnh Yên Bái.
3. Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Nếu phân theo nguồn huy động có thể chia thành 5 nguồn cơ bản sau:
- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA)
- Tín dụng đầu tư
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Vốn của dân và tư nhân
- Vốn của doanh nghiệp
Đây là 5 nguồn vốn đầu tư chủ yếu của tỉnh Yên Bái, trong đó nguồn vốn ngân sách là quan trọng nhất (bao gồm vốn ngân sách, địa phương, ngân sách trung ương và các nguồn chương trình, mục tiêu quốc gia lồng ghép trên địa bàn).
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư theo nguồn
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
ước 2005
1. NSNN
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
382,9
50,8
550,1
61,8
43,6
602
57,3
9,4
708,9
52,8
17,7
756,9
48,1
6,8
2. Tín dụng đầu tư
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng định gốc
tỷ đồng
%
%
157,9
21
65,5
7,4
-58,5
104
9,9
-34,2
246
18,3
55,8
400
25,4
153
3. ĐTTTNN
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng định gốc
tỷ đồng
%
%
13
1,7
3
0,3
-76,7
0,35
0,03
-97,3
7,8
0,6
-39,6
8
0,5
-38
4. Vốn của dân, tư nhân
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng đầu tư
tỷ đồng
%
%
183,7
24
215,2
24,2
17,2
308,1
29,3
43,1
350
26,1
13,6
380
24,1
8,6
5. Vốn của doanh nghiệp
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
16,9
2,5
56,3
6,3
232
36,1
3,4
-35,9
32
2,4
-11,3
30
1,9
6,3
Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch các năm 2001-2005
Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng Yên Bái đã bao gồm khá đầy đủ các nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào những năm 2002 (3 tỷ đồng), 2003 (0,35 tỷ đồng) đã giảm rất lớn so với năm gốc 2001 (13 tỷ đồng) đây cũng là một khó khăn cho phát triển kinh tế của tỉnh, tín dụng đầu tư cũng là một nguồn được huy động khá lớn đặc biệt vào năm 2005 tới 400 tỷ đồng.
Tỷ trọng nguồn vốn ngân sách luôn chiếm khá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh, năm 2002 là 61,8% và cũng có sự giảm dần qua các năm, đến năm 2005 tỷ lệ này là 48,1% xong nó vẫn giữ vai trò chính trong tổng vốn đầu tư. Hàng năm các chương trình dự án đều được đầu tư bằng nguồn ngân sách đầu tư, theo như đã nói ở trên nguồn thu ngân sách tỉnh không đáp ứn chi, do đó tổng vốn đầu tư không những chủ yếu là nguồn ngân sách còn chủ yếu là ngân sách trung ương. Đầu tư từ ngân sách tỉnh ngày càng ít đi, trong khi đó đầu tư từ ngân sách tỉnh luôn bảo đảm sự gia tăng vốn đầu tư của tỉnh trong những năm qua. Bên cạnh đó nguồn vốn từ doanh nghiệp nói chung chiếm tỷ trọng nhỏ 6,3% năm 2002 và giảm dần qua các năm, đặc biệt đến năm 2005 chỉ còn 1,9%. Do các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến các hoạt động đem lại lợi nhuận kinh tế cao chứ không chú ý đến những lĩnh vực mang lại hiệu quả xã hội nên đầu tư cho xã hội thì vốn của doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm hữu hạn hầu như không đáng kể.
Đối với nguồn vốn huy động từ dân và tư nhân thì không có sự gia tăng đáng kể và đứng thứ hai sau vốn ngân sách và vẫn tiếp tục tăng qua các năm, mặc dù có sự gia tăng về giá trị song còn nhỏ. Năm 2001 là 183,7 tỷ đồng chiếm 24% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm, đến năm 2002 tăng là 215,2 tỷ đồng chỉ chiếm 24,2%, đến năm 2005 là 380 tỷ đồng nhưng lại chỉ chiếm có 24,1%. Trong khi cuộc sống của người dân chưa có nhiều tích lũy, thì vấn đề dành cho đầu tư là một khó khăn lớn. Theo số liệu thống kê, công tác xóa đói giảm nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2000 tỉ lệ hộ nghèo là 19,3%, năm 2005 dự kiến giảm xuống còn 7%, tổng mức huy động vốn đầu tư cho các chương trình dự án tham gia thực hiện xóa đói giảm nghèo của tỉnh 5 năm 2001-2005 khoảng 1108 tỷ đồng, đay cũng là một nhân tố quan trọng làm cho nguồn vốn này không có sự gia tăng và tỷ trọng giảm dần trong khi các nguồn vốn khác luôn được đẩy mạnh.
Theo đó ta có:
Sơ đồ cơ cấu quản lý nguồn vốn của tỉnh Yên Bái
Tổng vốn đầu tư xã hội
ODA - OECF
NSNN
Vốn ngân sách địa phương ĐTXDCB
Ngân sách địa phương
Các chương trình quốc gia có tính chất XDCB
Nguồn do tăng thu địa phương
Nguồn do quốc hội để lại
Ngân sách tập trung
Đầu tư qua Bộ, ngành
Vay vốn các NHTM
Vốn đầu tư của các hộ cá thể
Vốn đầu tư của DNNN
Vốn đầu tư ưu đãi của nhà nước
Vốn quỹ hỗ trợ quốc gia
Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Nước ngoài
Trong nước
Thật khó có thể xem chi tiết được một cách đầy đủ việc sử dụng vốn thông qua từng nguồn đó với số liệu chi tiết qua tất cả các năm như đã phân loại ở trên, song qua cách phân loại đó ta có thể đánh giá việc sử dụng các nguồn vốn của Yên Bái năm 2004 như sau:
Đầu từ từ nguồn ngân sách tập trung .
Trong năm hầu hết các công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn này, và đầu tư chủ yếu cho hạ tầng cơ sở xây dựng giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế...Cụ thể một số công trình lớn như đường Hợp Minh - Mỵ, cầu Trái hút - Đông An… , các công trình giao thông như đường Yên Thế - Vĩnh Kiên, đường Yên Bái - Khe Sang, đường Xuyên á..., Xây dựng các trường học dạy nghề, các trường phổ thông, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ... và một số công trình như bệnh viện đa khoa tỉnh, trường trung học y tế, bệnh viện Yên Bình, Trấn Yên, Lục Yên, phòng khám đa khoa khu vực…
Đầu tư từ nguồn tín dụng và đầu tư quỹ hộ trợ quốc gia.
Nguồn này chủ yếu vay để giải quyết việc làm xây dựng đường giao thông quốc lộ 32, 37, 32C và cầu Văn Phú - Phú Lộc, ngoài ra còn để sửa chữa nâng cấp trạm y tế.
Như vậy thời gian qua nguồn ngân sách nhà nước giữ vị trí chủ chốt trong tổng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn của Yên Bái. Trước mắt đây là một thuận lợi cho Yên Bái, nguồn này giúp cho Yên Bái giải quyết những khó khăn trước mắt về ổn định dân cư, vì tỷ lệ du canh du cư của Yên Bái khá lớn đặc biệt là các dân tộc vùng cao, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành, sẽ tạo điều kiện cho các nguồn vốn khác phát huy tác dụng, tạo việc làm cho người lao động.
Trong thực tế có thể nguồn vốn huy động trong dân có thể gia tăng cao và ngày càng bền vững, song nó phụ thuộc vào sự phát huy tác dụng của nguồn ngân sách, khi mà các công trình y tế, giao thông đi vào hoạt động. Lúc đó người dân ở các vùng xa có thu nhập từ nông lâm nghiệp mới có thể đem ra thị trường trao đổi để có nguồn thu, từ đó tất yếu có phần dành cho đầu tư. Trong thời gian qua, một phần là do người dân chưa biết vị trí sản phẩm của mình làm ra trên thị trường, và nữa là do đường giao thông nên sản phẩm làm ra không có điều kiện bán ra trên thi trường. Như vậy nguồn vốn huy động sẽ là nguồn chính cho phát triển trong tương lai còn hiện tại nguồn ngân sách vẫn là nguồn chủ đạo.
4. Cơ cấu đầu tư theo ngành
Các phân ngành phổ biến nhất hiện nay được áp dụng theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), theo đó nền kinh tế sẽ được chia thành 3 khu vực.
Khu vực 1: Bao gồm các ngành nông nghiệp , lâm nghiệp, và thuỷ sản.
Khu vực 2: Bao gồm các ngành xây dựng, và công nghiệp
Khu vưc 3: là nhóm các ngành dịch vụ
Trong 5 năm qua lượng vốn đầu tư của tỉnh vào 3 khu vực này như sau:
Bảng 3: Cơ cấu đầu tư theo ngành
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
ước 2005
1. Ngành công nghiệp xây dựng
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
214,3
38,8
183
25,9
-14,6
262,7
30,8
43,5
300
29,4
14,2
350
29,7
16,7
2. Ngành Nông lâm nghiệp, thuỷ sản
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
134,5
24,3
98,9
14
-26,5
171,9
20,2
73,9
200
19,6
16,3
250
21,2
25
3. Các ngành thương mại dịch vụ
- Vốn đầu tư
- Tỷ trọng
- Tốc độ tăng liên hoàn
tỷ đồng
%
%
204
36,9
424,1
60,1
108
417,9
40
-1,5
520
51
24,4
580
49,1
11,5
Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005
Qua bảng ta có sơ bộ đánh giá, Yên Bái tập trung vốn vào ngành thương mại, dịch vụ, trong khi đó ngành nông lâm thủy sản hầu như không được đầu tư nhiều.
Trước hết, trong thời kỳ vừa qua do tốc độ tăng vốn đầu tư vẫn còn thấp và phụ thuộc nguồn bên ngoài nên tốc độ tăng của từng ngành cũng thấp và không ổn định.
Thứ hai, tốc độ tăng cao nhất thuộc về nhóm ngành thương mại dịch vụ năm 2002 tăng 108% so với năm 2001 và năm 2004 tăng 24,4% so với 2003 đây là sự tăng cao song năm 2003 giảm đi 1,5% so với năm 2002. Đứng thứ hai về sự gia tăng là khu vực nhóm các ngành công nghiệp xây dựng, tỷ trọng đầu tư cũng khá lớn, năm 2001 là 38,8%, năm 2003 là 30,8%. Song đây là ngành có tốc độ tương đối cao, năm 2003 tăng 43,5% so với 2002, tuy nhiên do năm 2002 tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành thương mại dịch vụ quá lớn nên tốc độ tăng vốn giảm 14,6% so với năm 2001. Khu vực nông lâm nghiệp là ngành kinh tế trọng yếu được đầu tư một lượng vốn cũng khá cao và ổn định qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng thấp so với các lĩnh vực khác. Chỉ có năm 2003 tốc độ tăng rất lớn so với năm 2002 là 73,9%, và sau đó có xu hướng giảm dần năm 2004 tăng 16,3% so với năm 2003.
Như vậy, vốn đầu tư trong công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và nông lâm thủy sản có xu hướng tăng về giá trị tuyệt đối. Tuy nhiên ngành nông lâm nghiệp, thủy sản có tốc độ tăng chậm và có xu hướng giảm dần trong cơ cấu vốn đầu tư của tỉnh. Bây giờ chúng ta xem xét từng khu vực để có thể hiểu rõ hơn về cơ cấu trên.
4.1. Ngành công nghiệp và xây dựng
Đây là ngành cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm, trừ năm 2002 chỉ chiếm có 25,9%, còn lại các năm hầu hết đều đạt 30% trở lên trong tổng vốn đầu tư, riêng năm 2001 chiếm 38,8%. Nguyên nhân đầu tiên là vốn đầu tư để thực hiện thường rất nhiều so với một dự án thuộc lĩnh vực khác và một đặc điểm riêng đối với các vùng sâu, vùng xa đặc biệt là Yên Bái đó là bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho các ngành kinh tế do vậy tỷ trọng vốn đầu tư cho khu vực này cũng khá cao. Trong khu vực này tỷ trọng vốn đầu tư trong công nghiệp có xu hướng tăng lên, tỷ trọng xây dựng giảm xuống.
Xác định phát triển công nghiệp để tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đã chỉ đạo phát triển công nghiệp theo hướng tập trung vào các lĩnh vực chế biến nông lâm, khoáng sản, vật liệu xây dựng…nhằm khai thác tiềm năng lợi thế của tỉnh như : chế biến chè, tinh bột, gỗ, xi măng, cacbonatcanxi…Các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu, mở rộng các dây chuyền sản xuất, tăng quy mô và nâng cao công nghệ sản xuất, liên doanh liên kết để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đổi mới phương thức sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Với tổng số vốn đầu tư trong 5 năm, tổng số các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng tăng lên. Đến nay đã bước đầu hình thành khu công nghiệp phía Nam với một số doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: công ty liên doanh đá vôi Yên Bái - BanPu, công ty liên doanh Yên Hà, công ty cổ phần khoáng sản, công ty cổ phần ván nhân tạo, công ty cổ phần chế biến lâm nông sản thực phẩm…Hiện tỉnh đang tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, đồng thời tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu công nghiệp và đề nghị chính phủ quyết định công nhận khu công nghiệp này. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn hình thành một số cụm, khu công nghiệp nhỏ như khu công nghiệp Bắc Văn Yên, khu công nghiệp phía Tây, cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Đầm Hồng của thành phố Yên Bái.
Ta có:
Bảng 4: một số danh mục dự án đầu tư xây dựng cơ bản về ngành công nghiệp chủ yếu thời kỳ 2001-2005
Đơn vị : triệu đồng
STT
Danh mục dự án
Địa điểm thực hiện
Tổng vốn đầu tư
1
Sản xuất nguyên liệu gốm sứ
TP Yên Bái
85000
2
Sản xuất ván sơi ép
TP Yên Bái
120.000
3
Dự án chế biến gỗ ván dăm
Huyện Trấn Yên
110.000
4
Khai thác chế biến CaCO3
TP Yên Bái
375.000
5
Nhà máy sản xuất giấy để xuất khẩu
Huyện Trấn Yên
4759
6
Làng nghề Yên Bái
Huyện Văn Chấn
3500
7
Đầu tư dây chuyền chế biến đá xuất khẩu
Huyện Trấn Yên
3500
8
Nâng công suất chế biến chè
Huyện Yên Bình
3200
9
Thiết bị chế biến chè thành phẩm
Huyện Lục Yên
2400
10
Dự án khai thác tận thu chế biến đá vôi
Huyện Trấn Yên
11145
11
Dây chuyền sản xuất chế biến gạch Ceranit
Huyện Trấn Yên
55000
12
Dây chuyền sản xuất chè tinh
Huyện Yên Bình
88.000
13
Dây chuyền sản xuất sứ dân dụng
Huyện Trấn Yên
100.000
14
Cải tạo nâng cấp chợ trung tâm các huyện thị
Các huyện , thị
5.500
15
Mở rộng phân xưởng chế biến Cácbonát
Huyện Yên Bình
10.000
16
Sản xuất chế biến tinh dầu quế
Huyện Văn Yên
500
17
Dự án tận thu quặng sắt
Huyện Văn Chấn
2500
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 –2005 của tỉnh Yên Bái
Phần đa số vốn đầu tư tập trung cho lĩnh vực xây dựng, các công trình xây dựng chủ yếu là đường giao thông, công trình thủy lợi, các cơ sở vật chất cho ngành y tế giáo dục. Cụ thể vốn đầu tư được sử dụng xây dựng cho một số công trình trọng điểm được hoàn thành trong thời kỳ 2001 - 2005 như sau:
Bảng 5: Một số công trình trọng điểm được hoàn thành trong thời kỳ 2001 - 2005
Đơn vị : triệu đồng
Công trình
Vốn đầu tư
1. Công trình thuộc lĩnh vực GTVT
- Đường xuyên á (quốc lộ 70)
1.800.000
- Quốc lộ 32, 37, 32C
506.000
- Dư án đường giao thông thành phố
80.000
- Đường Yên Thế- Vĩnh Kiên
78.500
- Đường Yên Bái - Khe Sang
71.000
- Đường Hợp Minh - Mỵ
66.000
- Cầu Văn Phú - Phú Lộc
58.585
- Cầu Trái Hút - Đông An
75.000
2. Công trình thuộc ngành giáo dục
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các trường PT, CĐ, THCN.
101.978
- Đầu tư xây dựng các trường dạy nghề
19.600
3. Công trình thuộc y tế
- Bệnh viện đa khoa tỉnh
2000
- Trường trung học y tế
1000
- Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm
1500
- Bệnh viện Yên Bình
3000
- Bệnh viện Trấn Yên
2500
- Bệnh viện Lục Yên
1500
- Phòng khám đa khoa khu vực
2500
Nguồn: Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch 5 năm 2001- 2005 của tỉnh Yên Bái
Các công trình này đã nâng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp và xây dựng lên một cách đáng kể. Nhìn vào các công trình trọng điểm nêu trên có thể thấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 12261.DOC