MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM. 2
I. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 2
1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏvàvừa 2
2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. 11
II. Các nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 13
1. Khái niệm môi trường kinh doanh. 13
2. Các nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh. 14
a. Môi trường kinh tế 14
b. Môi trường xã hội. 21
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM 24
1. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam 24
2. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 34
2.1. Môi trường kinh tế. 34
2.2. Chính sách cạnh tranh. 37
2.3. Chính sách thương mại. 46
2.4. Chính sách thuế 49
2.5. Chính sách công nghệ. 52
2.6. Thủ tục hải quan. 54
2.7. Chính sách vốn: 56
2.8. Chính sách đất đai. 58
2.9. Chính sách về lao động. 58
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ĐẾN 2010 VÀ CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH. 60
I. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến 2010. 60
1. Các quan điểm chính trong việc xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. 60
.2. Nội dung phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. 62
II. Các giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 71
1. Tiếp tục thực hiện thi hành tốt luật doanh nghiệp. 71
2. Cải cách và phát triển thị trường vốn 72
3. Xây dựng hoàn thiện chính sách cạnh tranh. 73
4. Đổi mới chính sách thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc xuất khẩu, mở rộng thị trường nước ngoài. 74
5. Giảm bớt thủ tục hải quan không cần thiết. 75
6. Tiếp tục cải thiện chính sách thuế. 75
7. Kiến nghị về chính sách công nghệ. 76
8. Kiến nghị về chính sách đất đai 77
9. Kiến nghị về chính sách lao động. 77
10. Những công việc cần tiếp tục triển khai 77
11. Cần có các chương trình đào tạo năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chính phủ đưa ra các chương trình, chính sách vươn ra thị trường xuất khẩu. 78
12. Tiếp nhận công nghệ mới và ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) như một giải pháp để đạt được hiệu quả cao hơn. 79
13. Hình thành các tổ chức nhà nước về quản lý các doanh nghiệp
nhỏ và vừa .80
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
84 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của hệ thống thông tin trong nền kinh tế. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị lừa và bị thiệt hại một cách oan uổng.
- Tính ổn định của hệ thống chính sách chưa cao:
Việc thực hiện một số hợp đồng kinh tế bị cản trở còn có thể do tính bất định của hệ thống chính sách kinh tế. Chính sách theo kiểu “dừng lại tiếp tục” trong thời gian qua không cho phép các doanh nghiệp có thể lường trước được hiệu quả của mối hợp đồng kinh tế. Bất kỳ một sự thay đổi nào về tỷ giá, chính sách ngoại thương, thuế cũng có thể làm khả năng thực hiện hợp đồng và dẫn theo sự đổ vỡ của nhiều doanh nghiệp khác.
b. Luật thương mại.
Luật thương mại được quốc hội nước XHCNVN thông quan ngày 10/5/97 và có hiệu lực thi hành ngày 1/1/98. Luật đã cụ thể hoá và phân biệt rành mạch các hành vi thương mại khác nhau với sự ban hành của luật thương mại thì giao dịch của các thương nhân đã được điều chỉnh một cách cụ thể và chi tiết cho từng loại hình. Một số điều khoản liên quan đến hợp đồng kinh tế đã được thay đổi hơn để phù hợp với cơ chế thị trường. Ví dụ về trường hợp thoả thuận lãi phải trả trong việc thanh toán chậm cho khách hàng. Thương nhân đã được tự do hơn trong việc ra quyết định ký kết hợp đồng, đặc biệt nghị định 57/1999 đã cho phép tất cả mọi doanh nghiệp đều được phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Sự đổi mới này không những là một bước tiến quan trọng và cơ bản cho quá trình tự do hoá thương mại mà còn cải thiện một cách rõ rệt trong việc ký kết hợp đồng. Các doanh nghiệp có thể trực tiếp và giao dịch ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu với đối tác nước ngoài chứ không phải thông qua uỷ thác, do đó họ có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch.
c. Những tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
Cùng với một số luật khác, pháp lệnh hợp đồng kinh tế cũng như luật thương mại đã tạo thuận lợi cho các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch thương mại trên thị trường, định quyền và trách nhiệm của các bên ký kết hợp đồng điều này rất có lợi cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nhỏ và vừa.
- Nhà nước chính thức bảo hộ quyền lợi cho các bên tham gia ký kết hợp đồng.
- Sự bình đẳng các giữa các pháp nhân và cá nhân được pháp luật khẳng định bất kể quy mô nào hoặc thành phần kinh tế nào.
Cũng như ở nhiều chính sách kinh tế khác, sự ưu đãi của Nhà nước chủ yếu được xác định theo thành phần kinh tế chứ không theo quy mô do đó doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gặp một số khó khăn nhất định.
- Do quy mô nhỏ nên một số đối tác cung ứng cũng như tiêu thụ các doanh nghiệp này cũng không lớn, thậm chí một số còn không có cả giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp này hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ký kết hợp đồng dân sự hoặc đối tác của họ phải nhờ tư cách pháp nhân của doanh nghiệp khác để ký.
- Thông thường các doanh nghiệp nhỏ và vừa có ít mối quan hệ hơn so với doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Sự hiểu biết về pháp lý của họ cũng bị hạn chế hơn. Trong trường hợp có tranh chấp, khả năng theo đuổi quá trình khiếu nại của họ sẽ khó khăn hơn đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng núi và nông thôn.
- Tiềm lực về tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất mong manh, ý thức chấp hành trong pháp luật chưa cao, việc xử lý các vụ tranh chấp không nghiêm minh do vậy khi hợp đồng của doanh nghiệp này bị huỷ bỏ, hay bị vi phạm thanh toán chậm thì tình thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất nguy nan. Một số doanh nghiệp bị phá sản “oan” chỉ vì những nguyên nhân này.
2.2. Chính sách cạnh tranh.
2.2.1. Quan điểm về cạnh tranh ở Việt Nam.
Theo quan điểm truyền thống trong thời kỳ kinh tế kế hoạch thì cạnh tranh kinh tế thị trường luôn gắn với chủ nghĩa tư bản do vậy cạnh tranh được coi là hiện tượng xấu xa, thiếu đạo đức “cá lớn nuốt cá bé”, là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế và tệ nạn xã hội.
Trong nếp nghĩ của nhiều người thì thương nhân được đặt ở vị trí thấp nhất trong xã hội do họ cho rằng thương nhân là lừa đảo, bóc lột sức lao động của công nhân. Từ những quan niệm trên đã làm hạn chế cạnh tranh và bóp méo cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và để hội nhập với nền kinh tế thế giới thì khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận theo hướng tích cực hơn. Cả Nhà nước lẫn doanh nghiệp đều nhận thức rõ vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Sự chuyển biến tích cực này đã tác động đến chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nội dung của nhiều chính sách của Nhà nước, hỗ trợ bước đầu cho việc hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh ở Việt Nam.
- Trong khi chính phủ đang từng bước làm lành mạnh môi trường cạnh tranh thì vấn đề độc quyền của một số doanh nghiệp Nhà nước vẫn tồn tạo ở nhiều lĩnh vực. Các doanh nghiệp Nhà nước độc quyền đã can thiệp quá sâu vào thị trường dẫn đến hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh.
2.2.2. Các Công ty độc quyền phân chia và khống chế thị trường ở một số lĩnh vực làm cho các Công ty tư nhân không thể xâm nhập vào được mặc dù các Công ty này có đủ năng lực để đảm nhận công việc đó. Điều này đã làm hạn chế t rong việc xây dựng thương hiệu và hình ảnh của các doanh nghiệp mà điều này lại có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì thương hiệu là tài sản quý giá nhất của mỗi doanh nghiệp nó quyết định đến chỗ đứng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Những quy định pháp lý điều chỉnh cấu trúc thị trường và hành vi các doanh nghiệp thị trường.
+ Hiến pháp năm 1992 chương 2 chế độ kinh tế điều 28 quy định “mọi hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng.
+ Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+ Nghị định 57/CP ngày 31/7/98 cho phép tất cả những Công ty tham gia xuất nhập khẩu những gì mà Nhà nước không cấm.
Những quy định pháp lý trên đã cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa được đối xử công bằng bình đẳng hơn so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên vấn đề cạnh tranh không lành mạnh còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực.
2.2.3. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
a. Khái niệm:
Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi làm ảnh hưởng xấu đến lợi ích của người cạnh tranh khác, hoặc người tiêu dùng thông qua biện pháp không công bằng, thiên vị hoặc vi phạm đạo đức, luân lý trong xã hội.
b. Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh và tác động của chúng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể được thể hiện thông qua một số hoạt động sau:
Đối tượng
Hậu quả
Nhóm 1
Sản phẩm và uy tín bản thân của doanh nghiệp
Làm hại khách hàng và đối thủ cạnh tranh
Nhóm 2
Khách hàng hoặc người cạnh tranh khác
Gây thiệt hại cho các đối thủ cạnh tranh
Nhóm 3
Hành vi của các cơ quan Nhà nước hỗ trợ cạnh tranh không lành mạnh
Gây thiệt hại cho 1 hoặc 1 nhóm doanh nghiệp
b1: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhóm 1
- Hàng giả: Mặc dù luật hình sự Việt Nam đã nêu các hành vi làm và tiêu thụ hàng giả nhưng vẫn chưa đủ bao quát được tính phức tạp của vấn đề nay. Với khuôn khổ pháp lý còn chưa đầy đủ, khả năng thanh toán của người dân còn thấp vì vậy người dân vẫn chấp nhận một số loại hàng giả mà không gây hại cho sức khoẻ như quần áo, giầy dép “tiền nào của ấy”.
Chúng ta có thể liệt kê ra 3 loại hàng giả sau: (Báo lao động 24/2/99)
+ Loại 1: Hàng giả về chất lượng là các sản phẩm hàng hoá mang nhãn mác không đúng với nhãn đã đăng ký với cơ quan quản lý chất lượng, mạo dấu phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam, có chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép.
+ Loại 2: Hàng giả về nhãn hiệu hàng hoá là các sản phẩm hàng hoá mang nhãn hiệu giả mác hoặc tương tự có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của cơ sở khác được cấp văn bằng bảo hộ và đang có hiệu lực bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
+ Loại 3: Hàng giả về chất lượng và nhãn hiệu là loại hàng kém về chất lượng nhưng lại có nhãn mác giống với cơ sở sản xuất khác đang có uy tín và chất lượng đảm bảo trên thị trường.
+ Tác động của chúng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hàng giả không chỉ gây hại về lợi ích cho người tiêu dùng mà còn làm ảnh hưởng rất nhiều đến đối thủ cạnh tranh bị làm hàng giả. Với mức độ công nghệ không cao của mình, bí quyết hầu hết các sản phẩm có uy tín của doanh nghiệp nhỏ và vừa rất dễ bị bắt chước với chất lượng kém hơn nhiều so với chỉnh phẩm. Có những doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ có một sản phẩm chủ lực trên thị trường vì vậy việc sản phẩm này bị bắt chước sẽ dẫn đến nguy cơ là doanh nghiệp đó bị phá sản. ý thức chấp hành pháp luật không cao, xử lý vi phạm không nghiêm minh do vậy nạn hàng giả đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cạnh tranh tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng và tổn hại đến doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Hoạt động quảng cáo: Hoạt động quảng cáo là phương tiện quảng bá sản phẩm là cấu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Điều đó là phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường và là một trong những bí quyết để thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay có một số Công ty quảng cáo với nhiều điều không đúng với thực tế về chất lượng sản phẩm. Những điều này là không phù hợp với đạo lý kinh doanh và có hành vi lừa đảo người tiêu dùng.
+ Tác động tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhà nước quy định với mỗi doanh nghiệp chỉ được dùng 7% số vốn cho hoạt động quảng cáo vì vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không thể có các chương trình quảng cáo rầm rộ như các Công ty liên doanh, Công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp như vậy doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chịu “lép vế” trước các đối thủ là doanh nghiệp lớn dẫn đến các doanh nghiệp lớn chiếm đoạt và khống chế thị trường làm cho các nhỏ và vừa dần dần bị mất thị phần.
b2: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhóm2:
- Những hành vi vu khống nhằm hạ uy tín của đối thủ cạnh tranh. Biện pháp này đã xuất hiện từ lâu, dạng đơn giản nhất là dạng tung tin đồn ra ngoài xã hội tạo điều kiện cho người dân tự truyền tin. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển việc truyền tin đồn cũng đã được hiện đại hoá bằng các phương tiện Internet nguy hiểm hơn nhiều phương tiện truyền tin đại chúng do vô tính hay cố ý của phóng viên đã đăng tin lại không đúng về sản phẩm của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp này bị điêu đứng một thời gian.
+ Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa: với tiềm lực tài chính không mạnh đã làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa lâm vào tình cảnh đó thì rất khốn đốn và khó khăn. Bên cạnh đó uy tín về sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất dễ bị xâm hại do quan niệm không đúng của người tiêu dùng và của các cơ quan có chức năng của Nhà nước.
- Dồn đối thủ vào thế kẹt không qua việc bán phá giá.
Chính sách về giá là một trong những công cụ trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy rằng cơ chế thị trường cho phép doanh nghiệp tự định giá song nếu các doanh nghiệp sử dụng phương thức bán phá giá dựa trên tiềm lực tài chính hùng hậy dồn đối phương vào chỗ chết để mở rộng thị trường thì điều đó gây tổn hại đến cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt gây tổn hại lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b3: Việc hình thành cạnh tranh không lành mạnh thuộc nhóm 3
- Hạn chế gia nhập thị trường: Ngay trong quá trình gia nhập thị trường các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường hay vấp phải những khó khăn về thủ tục đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó sự đối xử bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế của cơ quan Nhà nước trên nhiều lĩnh vực như đất đai, xuất nhập khẩu, những ưu đãi của Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước đã bóp méo bức tranh cạnh tranh trên thị trường.
+ Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đứng trước thực trạng như vậy đã làm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp rất nhiều khó khăn trong việc gia nhập thị trường và khó khăn về vốn mà lại khó vay dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù có cơ hội kinh doanh song lại bị những chính sách trên cản trở làm cho doanh nghiệp không thực hiện kinh doanh được.
c. Hạn chế cạnh tranh bởi một số chính sách của Nhà nước.
Trong suốt hơn 1 thập kỷ qua, Nhà nước Việt Nam đã nỗ lực trong việc xây dựng khung khổ pháp lý cho một nền kinh tế thị trường, những mặc cảm về kinh tế thị trường đã được xoá bỏ, nền kinh tế thị trường không còn coi là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản. Các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng xây dựng một mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu mô hình mới, vai trò của Nhà nước nói chung và khu vực kinh tế Nhà nước nói riêng vẫn chưa được giải thích một cách rõ ràng nên dẫn đến khu vực kinh tế Nhà nước đã khống chế ở một số lĩnh vực. Kể cả những lĩnh vực mang tính kinh doanh mà tại đó sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước còn quá thấp không có điều kiện phát triển.
Hầu như trong 1 căn hộ quá trình từ giai đoạn thành lập doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách Nhà nước đều có những quy định chưa phù hợp với cơ chế thị trường làm ảnh hưởng đến sự vận hành của cạnh tranh như:
- Quá trình xin phép đầu tư: mặc dù luật doanh nghiệp đã ra đời hơn 3 năm song ở nhiều lĩnh vực đầu tư tư nhân vẫn không được phép hoặc khó có đủ điều kiện để thâm nhập vào thị trường.
- Quá trình đầu tư: thị trường các nhân tố sản xuất chưa được phát triển ở Việt Nam đã gây trở ngại lớn cho các nhà đầu tư. Thêm vào đó các nhà đầu tư tư nhân lại gặp khó khăn hơn nhiều do một số chính sách không bình đẳng ở một số lĩnh vực.
- Thị trường bất động sản:
Trong khi các doanh nghiệp Nhà nước được cấp đất, thì doanh nghiệp tư nhân lại gặp rất nhiều khó khăn khi tìm được mặt bằng sản xuất. Việc chuyển nhượng mua bán nhà cửa gặp rất nhiều khó khăn và tiêu tốn nhiều vốn của các nhà đầu tư.
- Thị trường vốn:
Cũng như thị trường đất đai vốn còn mang đậm tính phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp Nhà nước được khoanh nợ, giảm nợ, được vay tín dụng không cần thế chấp. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải có thế chấp và gần như không tiếp cận được với nguồn tín dụng dài hạn.
- Thị trường lao động:
Dù cuộc cải cách kinh tế đã diễn ra hơn 10 năm song tư tưởng mặc cảm về khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn ngự trị ở nhiều cấp. Điều đó đã tác động mạnh đến tư duy của người lao động, đặc biệt những người có chuyên môn cao. Bên cạnh đó quan niệm chủ doanh nghiệp là kẻ bóc lột vẫn chưa được xoá bỏ đã kìm hãm nhiều đảng viên chủ động đứng ra đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Với quyết định thành lập hàng loạt các tổng Công ty nhiều thị trường đã bị khống chế, các doanh nghiệp tư nhân gần nhhư không có đủ sức cạnh tranh để tồn tại trên những thị trường này. Cho đến tháng 8/1998 chỉ có một số ít doanh nghiệp tư nhân được quyền xuất nhập khẩu. Những quy định này đã làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh ở Việt Nam và còn làm cản trở cho việc nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
2.2.4. Một vài đánh giá về thực trạng cạnh tranh và môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.
a. Đánh giá về môi trường cạnh tranh.
- Cơ chế cạnh tranh đã xuất hiện và bắt đầu được vận hành ở Việt Nam với tiền đề cơ bản ban đầu.
- Đã ban hành một số văn bản pháp lý điều chỉnh các hành vi có liên quan đến cạnh tranh trên thị trường.
- Nhận thức về cạnh tranh và độc quyền kinh doanh chưa nhất quán, chưa giải thích thấu đáo vai trò Nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, nên chưa có một quan điểm dứt khoát cho việc ủng hộ cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền.
- Khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành luật phá chưa cao nên còn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp cũng như hành vi phân biệt đối xử của các cơ quan Nhà nước và công chức Nhà nước.
- Việc thành lập các tổng Công ty lớn khống chế thị trường đã ảnh hưởng không tốt đến môi trường cạnh tranh.
- Chưa có những quy định cụ thể và chưa có một cơ quan chuyên trách theo dõi và giám sát các hành vi liên quan đến cạnh tranh và độc quyền.
b. Tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ những đánh giá trên, chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian quan đã có những ảnh hưởng tiêu cực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt những doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh.
- Tư tưởng phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế làm tương đối năng nề đặc biệt là có sự thiên vị đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
- Còn tồn tại nhiều lĩnh vực cấm hoặc hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
- Cơ chế quản lý còn làm xuất hiện tương đối nhiều chi phí giao dịch không cần thiết làm tiêu hao nguồn lực của các doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
c. Những nguyên nhân về hạn chế của chính sách trên
- Những nguyên nhân về quan điểm nhận thức
+ Quan điểm đánh giá vai trò cạnh tranh và độc quyền trong kinh doanh chưa nhất quán, tư tưởng phân biệt đối xử không chỉ tồn tại ở những hành vi thực tế mà còn nằm ngay trong quá trình hoạch định chính sách, trong những nội dung quy định pháp lý trên nhiều lĩnh vực.
+ Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế, vai trò chủ đạo của doanh nghiệp Nhà nước bị nhầm lẫn với độc quyền kinh doanh của một số doanh nghiệp Nhà nước dẫn đến độc quyền kinh doanh ở một số lĩnh vực làm hạn chế cạnh tranh trên thị trường.
- Những nguyên nhân mang tính thể chế.
+ Hệ thống các quy định về pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến cạnh tranh chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành luật pháp chưa nghiêm minh vì thế còn tồn tại nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
+ Các điều kiện gia nhập rút khỏi thị trường còn phức tạp không cụ thể rõ ràng, thiếu hợp lý, thiếu minh bạch làm nhụt chí của nhiều nhà đầu tư.
+ Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư đồng thời cũng tạo ra sự đối xử bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp.
- Một số nguyê nhân khác.
+ Thông tin về thị trường còn quá yếm kém dẫn đến các doanh nghiệp thường hay bị động khi tham gia thị trường.
+ Vẫn còn một số chính sách bảo hộ đối với doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ tạo nên sự bất bình đẳng trng cạnh tranh.
2.3. Chính sách thương mại.
a. Quá trình đổi mới của chính sách thương mại.
Chính sách thương mại mở cửa và đầu tư trực tiếp nước ngoài là những nhân tố quyết định trong việc đổi mới kinh tế đóng góp cơ bản vào sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Có thể liệt kê ra một số chính sách đổi mới chủ yếu sau:
Năm 1987: Ban hành đầu tư nước ngoài, từ đó chính sách mở cửa được áp dụng.
Năm 1988: - Nghị định quản lý ngoại hối
- Luật thuế xuất nhập khẩu.
- Chấm dứt sự độc quyền trung ương về ngoại thương.
Năm 1989: Xóa bỏ việc cấp hạn ngạch cho tất cả các loại hàng hoá trừ 10 hàng hoá xuất khẩu và 14 hàng hoá nhập khẩu.
- Thống nhất tỷ giá hối đoái.
- Xoá bỏ tất cả các loại tiền hỗ trợ xuất khẩu khỏi ngân sách.
Năm 1990: Sửa đổi luật đầu tư nước ngoài.
Năm 1991: Cho phép các doanh nghiệp tư nhân tham gia trực tiếp các hoạt động thương mại quốc tế.
Năm 1992: Sửa đổi luật đầu tư nước ngoài.
Năm 1993: Nới lỏng việc cấp giấy phép xuất khẩu hàng hoá.
Năm 1995: - Việt Nam gia nhập ASEAN
- Xoá bỏ giấy phép xuất khẩu từng chuyến.
Năm 1996: Công bố danh mục các loại hàng hoá được ưu đãi về thuế xuất.
Năm 1998: Ban hành nghị định mới số 57/NĐCP ngày 31/7/98 cho phép tất cả các doanh nghiệp được phép tham gia xuất nhập khẩu những loại hàng hoá mà mình sản xuất.
Năm 1999: - Cải tiến các thủ tục hải quan
- Lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu.
Năm 2003: Gia nhập AFTA Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống còn 5 - 10%.
b. Tác động tới khu vực kinh tế tư nhân.
Luật thương mại được ban hành và điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Đặc biệt là năm 1998 với việc ban hành nghị định 57/NĐCP thì hoạt động xuất nhập khẩu đã trở lên nhộn nhịp hơn. Tất cả các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp đã được phép xuất nhập khẩu mà không cần phải có giấy phép nhập khẩu. Tại thời điểm ngày 30/11/97 chỉ có 1630 doanh nghiệp trong tổng số 3200 doanh nghiệp nhận được giấy phép xuất nhập khẩu của Bộ thương mại và được phép tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Xét về số lượng thì 1630 doanh nghiệp rõ ràng là một con số quá thấp. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu lại là doanh nghiệp Nhà nước.
Theo thời báo Sài Gòn số 16/99 “nhờ nghị định 57, số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp đã tăng lên 9 lần từ 500 doanh nghiệp đã tăng lên 4500 doanh nghiệp. Nhờ đó kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực kinh tế tư nhân đã tăng lên 250 triệu USD trong năm 98 và các doanh nghiệp tư nhân đã tiến hành tham gia xuất khẩu trực tiếp mà trước đây phải xã hội thông qua các doanh nghiệp Nhà nước.
Cùng với nền kinh tế mở thì Nhà nước cũng đã có một số chính sách tích cực cho việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu hàng hoá như: Bộ thương mại đã tiến hành các cuộc hội chợ triển lãm ở Việt Nam như hội chợ hàng Việt Nam Expor và ở nước ngoài. Hay trong năm 1998 Chính phủ Việt Nam đã đề ra chính sách xuất khẩu thông qua các biện pháp như tín dụng ưu đãi cho một số mặt hàng xuất khẩu và thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu và tổ chức khuyến khích xuất khẩu Viet trade. Trong năm 1999 Bộ tài chính và ngân hàng Nhà nước đã công bố đề xuất thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu. Căn cứ vào nghị định 51/NĐCP ban hành tháng 7/99 việc thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã được công bố. Tuy được các chính sách của Nhà nước hỗ trợ như vậy song các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào việc xúc tiến thương mại ở nước ngoài còn rất hạn chế. Sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn về tài chính, những thủ tục hành chính khác, những vướng mắc trong xuất nhập cảnh đã cản trở nhiều cho việc tham gia thương mại của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Có doanh nghiệp đã làm đơn xin vay từ quỹ tín dụng sau 14 tháng mà vẫn không có hồi âm gì (thời thời báo kinh tế Sài Gòn số 13/99)
Trình độ về kiến thức ngoại thương còn thấp cũng là một nguyên nhân kìm hãm xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong giai đoạn trước xuất khẩu chủ yếu do các tổng Công ty đảm nhận, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vừa chỉ đảm nhận khâu sản xuất do vậy họ không có đủ thông tin về thị trường và thiếu hẳn một đội ngũ nhân viên có kinh nghệm xuất nhập khẩu. Điều này đã gây cản trở cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tự mình tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
2.4. Chính sách thuế
a. Thực trạng hệ thống thuế.
Việt Nam đã bắt đầu áp dụng hệ thống thuế từ cuối những năm 80 mở đầu bằng luật thuế xuất nhập khẩu (ban hành ngày 11/1/1988). Năm 1990 luật thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế lợi tức có hiệu lực. Tiếp đó hệ thống này được hoàn chỉnh hơn trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nguồn thu từ ngân sách tăng lên tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực. Để khắc phục tình trạng hội chi ngân sách chính phủ đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuế. Từ 1/1/99 thuế GTGT đã thay thế cho thuế doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho thuế lợi tức. Xem thuế thu nhập của Việt Nam trong giai đoạn này sẽ thấy thuế gián thu cap so với thuế trực thu. Theo số liệu năm 1998 ước tính thuế gián thu chiếm 53,3%. Thuế xuất nhập khẩu đặc biệt cao chiếm 26,9%. Chính điều này sẽ làm cho nguồn thu ngân sách dễ bị tổn thương khi có biến động trên thị trường thế giới. Trong khi đó những nguồn thu tương đối ổn định là thuế thu nhập cá nhân thì lại đóng vai trò rất nhỏ trong tổng thu ngân sách.
b. Đánh giá hệ thống thuế và những tác động của chúng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Qua thực trạng của hệ thống thuế của nước ta em xin đưa ra những đặc điểm cơ bản của hệ thóng thuế nước ta như sau:
+ Dựa chủ yếu vào thuế gián thu
+ Tiếp tục dựa chủ yếu vào nguồn đóng góp của các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Hệ thống thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phức tạp.
+ Việc áp dụng tuỳ tiện trong hệ thống thuế dẫn đến thoả thuận trong việc xác định mức thuế.
+ Thuế suất còn khác biệt giữa các ngành làm méo mó bức tranh cạnh tranh trên thị trường.
- Những tác động của chúng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
+ Có thể khẳng định rằng hệ thống thuế ở nước ta hay thay đổi. Do vậy gây ra khó khăn cho cả người thu thuế và người đóng thuế. Việc thường xuyên thay đổi mức thuế dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh đặc biệt là gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có những trường hợp nhiều doanh nghiệp sau khi đã đi vào sản xuất với mức thuế ổn định nhưng sau khi mức thuế thay đổi thì họ phải đóng cửa vì với mức thuế đó thì họ làm ăn không có hiệu quả. Với tình trạng hệ thống thường xuyên thay đổi đã dẫn đến môi trường kinh doanh của nước ta thường xuyên thay đổi và gây khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân.
+ Qua thực tế cho thấy thuế suất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0121.doc