MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp 1
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2
1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.3.1. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 4
1.3.2. Phân tích diến biến nguồn vốn và sử dụng vốn 12
1.3.3. Phân tích điểm hoà vốn 12
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY TM CP TÂN THÀNH GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 16
2.1. Khái quát chung về Công ty cổ phần thương mại Tân Thành 16
2.2. Phân tích tài chính công ty TMCP Tân Thành 18
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty TMCP Tân Thành giai đoạn 2005-2007 40
2.3.1. Ưu điểm và những mặt đã đạt được. 40
2.3.2. Những mặt hạn chế tồn tại và nguyên nhân 42
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH ĐƯỢC RÚT RA THÔNG QUA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TMCP TÂN THÀNH 44
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của TMCP Tân Thành 44
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính doanh nghiệp 47
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
61 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần thương mại Tõn Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phải trả ngắn hạn khác
173 837 958
225 399 006
2. Nợ dài hạn
507 226 676
295 492 608
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
3 945 187 151
6 421 182 217
1. Nguồn vốn kinh doanh
3 709 572 179
6 204 334 928
2. Lợi nhuận tích luỹ
-
-
3. Cổ phiếu mua lại (*)
-
-
4. Chênh lệch tỷ giá
-
-
5. Các quỹ của doanh nghiệp
188 491 978
65 054 187
- Quỹ khen thởng phúc lợi
6. Lợi nhuận cha phân phối
47 122 994
151 793 102
Cộng nguồn vốn (430=300+400)
14 089 720 670
16 270 935 820
Công ty TMCP Tân Thành
Bảng 2: Bảng phân tích cân đối kế toán
Năm 2007
Đơn vị : đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Số đầu năm
Số cuối năm
So với quy mô chung
Tài sản
Đầu năm
Cuối năm
I. Tài sản lu động và đầu t ngắn hạn
100
11 537 225 140
13 407 635 354
81.88
82.40
1. Tiền mặt tại quỹ
110
217 857 130
413 794 639
1.54
2.54
2. Tiền gửi Ngân hàng
111
653 571 390
485 758 924
4.64
2.99
3. Đầu t tài chính ngắn hạn
112
-
-
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu t ngắn hạn (*)
113
-
-
5. Phải thu của khách hàng
114
1 536 580 319
1 509 761 070
10.91
9.28
6. Các khoản phải thu khác
115
941 775 034
1 393 625 603
6.68
8.57
7. Dự phòng phải thu khó đòi
116
-
-
8. Thuế giá trị gia tăng đợc khấu trừ
117
-
-
9. Hàng tồn kho
118
7 743 824 090
9 189 039 334
54.96
64.7
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
119
-
-
11. Tài sản lu động khác
120
443 617 177
415 655 784
3.15
2.55
II. Tài sản cố định, đầu t dài hạn
200
3 552 495 530
3 863 300 466
25.21
23.74
1. Tài sản cố định
210
3 190 041 165
3 513 977 809
22.64
21.60
- Nguyên giá
211
3 365 244 458
3 752 805 701
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
212
(175203293)
(238827892)
2. Các khoản đầu t tài chính dài hạn
213
-
-
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu t dài hạn (*)
214
-
-
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
215
268 012 031
243 380 540
1.9
1.50
5. Chi phí trả trớc dài hạn
216
94 442 334
105 942 117
0.67
0.65
Cộng tài sản (250 = 100 + 200)
250
14 089 720 670
16 270 935 820
100
Nguồn vốn
I. Nợ phải trả
300
11 144 533 519
10 849 753 603
79.10
66.68
1. Nợ ngắn hạn
310
10 637 306 843
10 554 260 995
75.5
64.87
- Vay ngắn hạn
311
1 325 763 026
1 340 532 920
9.41
8.24
- Phải trả cho ngời bán
312
8 302 420 610
8 256 780 965
58.92
50.74
- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc
313
700 362 955
620 895 972
4.97
3.82
- Phải trả ngời lao động
314
134 922 294
110 652 132
0.96
0.68
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác
315
173 837 958
225 399 006
1.23
1.38
2. Nợ dài hạn
316
507 226 676
295 492 608
3.56
1.82
II. Nguồn vốn chủ sở hữu
400
3 945 187 151
6 421 182 217
28
39.46
1. Nguồn vốn kinh doanh
410
3 709 572 179
6 204 334 928
26.32
38.13
2. Lợi nhuận tích luỹ
414
-
-
3. Cổ phiếu mua lại (*)
415
-
-
4. Chênh lệch tỷ giá
416
-
-
5. Các quỹ của doanh nghiệp
417
188491978
151793102
1.34
0.93
- Quỹ khen thởng phúc lợi
418
6. Lợi nhuận cha phân phối
419
47122994
65054187
0.33
0.40
Cộng nguồn vốn (430=300+400)
14 089 720 670
15 270 935 820
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán tính đến ngày 31/12/2007)
Qua bảng phân tích, ta có thể đánh giá khái quát trên một số mặt sau:
Số liệu tại bảng cân đối kế toán trên ta thấy, so với đầu năm 2007 tổng tài sản của Công ty TMCP Tân Thành hiện đang quản lý và sử dụng tăng lên là 2.181.215.150đ tương đương với mức tăng là 16,7%. Như vậy về quy mô tài sản của Công ty đã tăng lên một lượng đáng kể.
2.2.1.1. Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch cuối kỳ so với đầu năm)
Phần tài sản
+ TSLĐ và ĐTNH của Công ty tăng lên 16,21% tương đương với 1.870.410.214đ nguyên nhân chủ yếu là do:
Hàng tồn kho tăng nhiều 1.445.215.244đ tức là tăng 18,66%. Lượng dự trữ hàng hóa tồn kho tăng lên là do trong kì Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng, nhu cầu mua hàng của khách hàng tăng lên. Nhưng Công ty cần chú ý hơn đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán của Công ty.
Tiếp đó là khoản phải thu khách hàng giảm đi là 26.819.249đ tương ứng với 1,7%. Điều đó chứng tỏ là công ty đã tăng cường thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Tuy nhiên các khoản phải thu khác của công ty lại có xu hướng tăng mạnh là 451.850.569đ tương đương với mức tăng là 48% so với đầu năm. Điều này thể hiện là Công ty đã bị chiếm dụng vốn và chưa thu hồi lại được. Do vậy, Công ty cần có nhiều biện pháp để tăng cường khoản thu hồi nợ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Trong TSLĐ và ĐTNH, lượng tiền mặt tồn quỹ tăng lên 195.937.509đ tương đương với 89,9% là do công ty đã rút tiền gửi ngân hàng là 167.812.466đ và huy động tiền vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ TSLD khác giảm một khoản tiền là 27.961.393đ tương ứng với mức giảm là 6,3%. Tuy nhiên, giảm tài sản lưu động khác là một điều đáng mừng vì đây là các khoản mục chờ quyết toán như tạm ứng, chi phí chờ kết chuyển, các khoản thế chấp ký cược.
+ TSCĐ và ĐTDH tăng lên 8,75% tương ứng với 310.804.936đ chủ yếu là do sự biến động của việc tăng TSCĐ là 323.936.644đ với mức tăng là 10,15%. Điều này chứng tỏ Công ty đã đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh chủ yếu là do công ty đã đầu tư vào TSCĐHH biểu hiện là nguyên giá TSCĐHH cuối năm so với đầu năm tăng lên một khoản là 387.261.543đ.
Chi phí XDCB dở dang có xu hướng giảm đi một khoản là 24.631.491đ tương ứng với mức giảm là 9,2%. Đó là do trong năm công ty đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất mới.
Phần nguồn vốn
+ Nợ phải trả của Công ty giảm đi 294.779.916đ tương đương với mức giảm là 2,6%. Tăng cường thanh toán các khoản nợ dài hạn là 211.734.068đ tương ứng với 41,7%.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty TMCP Tân Thành tăng lên 84,1% tức là tăng lên 2.475.995.066đ . Đây là một điều đáng mừng vì nguồn vốn của Công ty sẽ đảm bảo chắc chắn hơn cho nhu cầu tài sản và tăng khả năng tự chủ cho đơn vị. Đi vào chi tiết thấy nguồn vốn các quỹ giảm đi 65,49% tức là giảm đi 123437791đ nhưng NVCSH vẫn tăng là do các chỉ tiêu về NVKD lại tăng mạnh 2.494.762.749đ tương ứng là 67,25% và lợi nhuận chưa phân phối tăng tương ứng là 222,12%.
Nhìn vào bảng phân tích BCĐKT theo chiều ngang, ta chỉ có thể thấy tình hình biến động tăng lên hay giảm xuống giữa các khoản mục từ cuối năm so với đầu năm mà không nhận thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản (tổng nguồn vốn). Do đó, ta tiến hành phân tích BCĐKT theo chiều dọc nghĩa là tất cả các khoản mục (chỉ tiêu) đều được đem so với tổng số tài sản hoặc tổng nguồn vốn, để xác định mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng khoản mục trong tổng số. Qua đó ta có thể đánh giá biến động so với quy mô chung, giữa cuối năm so với đầu kỳ.
2.2.1.2. Phân tích theo chiều dọc (so sánh với quy mô chung)
Cụ thể từ bảng phân tích BCĐKT trên ta thấy:
- Về tài sản
+ TSLĐ và ĐTNH từ 81,88% vào lúc đầu năm tăng lên 82,40% vào lúc cuối năm tức là tăng 0,52%. Trong đó thì tài khoản tiền giảm từ 6,65% xuống 5,43% , tài sản lưu động khác giảm từ 3,15% xuống 2,55%, khoản phải thu khách hàng giảm từ 10,91% xuống 9,28% vào cuối năm. Hơn nữa, xét ở khía cạnh lập dự phòng của doanh nghiệp để đề phòng rủi ro thì thấy rằng doanh nghiệp không lập dự phòng phải thu khó đòi so với lượng nợ phải thu từ khách hàng. Như vậy, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn nếu lượng tiền mất mát quá lớn vì không lập chính xác các khoản dự phòng. Hàng tồn kho tăng từ 54,96% lên 64,7%.
+ TSCĐ và ĐTDH giảm từ 25,21% xuống 23,74% vào cuối năm nhưng quy mô TSCĐ của Công ty đã có sự tăng lên so với đầu năm, vì bộ phận TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất tăng từ 22,64% lên đến 21,60%. Còn khoản mục khác lại có xu hướng giảm như Chi phí XDCB dở dang giảm từ 1,9% xuống còn 1,5% và chi phí trả trước dài hạn giảm từ 0,67% xuống 0,5%.
- Về nguồn vốn
+ Nợ phải trả của công ty cuối năm so với đầu năm có xu hướng giảm đi từ 79,1% xuống còn 66,68%. Nếu đi sâu vào tìm hiểu các khoản mục nợ của công ty ta lại thấy, nợ dài hạn giảm từ 3,56% xuống 1,82% . Tuy nhiên chỉ tiêu nợ ngắn hạn có xu hướng giảm 75,5% lên 64,67%. Cụ thể, khoản vay ngắn hạn của công ty giảm nhẹ từ 9,41% xuống 8,24%. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm từ 4,97% xuống 3,82%, phải trả người bán giảm từ 58,92% xuống 50,74%. Các khoản phải trả ngắn hạn khác lại tăng từ 1,23% lên 1,38%. Như vậy, thể hiện Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ như phải trả cho người bán, thanh toán khoản thuế, các khoản phải nộp nhà nước, phải trả cho công nhân viên,
+ Nguồn vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng lên từ 28% đến 39,46%. Trong đó, nguồn vốn kinh doanh tăng từ 26,32% lên 38,13%. Như vậy, Công ty đã nâng cao được nguồn vốn kinh doanh tự có của mình so với năm trước. Tuy nhiên, các quỹ của Công ty lại có xu hướng giảm từ 1,34% xuống còn 0,93%. Nhìn chung, việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm làm cho khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty là tương đối độc lập với các chủ nợ.
Qua phân tích sơ bộ ta thấy mặc dù Công ty có nhiều cố gắng như:
Đơn vị tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường đầu tư tài sản cố định mới.
Các khoản nợ của công ty đã giảm đi chứng tỏ trách nhiệm thanh toán nợ của Công ty TMCP Tân Thànhđược tăng cường.
Mức độ độc lập về mặt tài chính của công ty đã được nâng cao hơn. Công ty đã có thêm được nguồn vốn của riêng mình để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, Công ty vẫn còn chịu sự phụ thuộc vào các khoản nợ phải trả, còn bị chiếm dụng vốn nhiều từ các khoản phải thu gây ảnh hưởng đến vòng luân chuyển vốn lưu động.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của năm 2007 với năm 2006 trên từng chỉ tiêu. Ta có bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính như sau:
Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2007 so với năm 2006 tăng lên là 11620951đ hay tăng lên 26,63% chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty TMCP Tân Thành được nâng lên rõ rệt.
Để đánh giá được chính xác tình hình kinh doanh của Công ty ta cần đi sâu phân tích từng chỉ tiêu cụ thể trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TMCP Tân Thành
bảng 3 :báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2007
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm trớc
năm nay
1. Doanh thu thuần
11
24 936 547 949
31 785 153 600
2. Giá vốn hàng bán
12
23 458 128 981
29 981 970 152
3. Chi phí quản lý kinh doanh
13
1 288 465 415
1 475 331 912
4. Chi phí tài chính
14
148 129 869
262 281 229
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20
41 823 683
65 570 309
6. Lãi khác
21
22 335 000
15 678 000
7. Lỗ khác
22
8. Tổng lợi nhuận kế toán
30
64158676
81 248 309
9. Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận
để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN
40
10. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
64158676
81 248 309
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
60
20530776
25 999 458
12. Lợi nhuận sau thuế
70
43627900
55 248 851
Công ty TMCP Tân Thành
Bảng 4: bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2007
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm trước
năm nay
Chênh lệch
Tỷ lệ(%)
1. Doanh thu thuần
11
24 936 547 949
31 785 153 600
6 848 605 060
127.46
2. Giá vốn hàng bán
12
23 458 128 981
29 981 970 152
6 523 841 170
127.81
3. Chi phí quản lý kinh doanh
13
1 288 465 415
1 475 331 912
186 866 497
114.50
4. Chi phí tài chính
14
148 129 869
262 281 229
114 151 360
177.06
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
20
41 823 676
65 570 309
23 746 633
156.78
6. Lãi khác
21
22 335 000
15 678 000
(6 657 000)
(70.19)
7. Lỗ khác
22
-
8. Tổng lợi nhuận kế toán
30
64158676
81 248 309
17089633
126.64
9. Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận
để xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN
40
-
10. Tổng lợi nhuận chịu thuế TNDN
50
64158676
81 248 309
17089633
126.64
11. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
60
20530776
25 999 458
5468682
126.64
12. Lợi nhuận sau thuế
70
43627900
55 248 851
11620951
126.64
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tính đến ngày 31/12/2007)
Năm 2007 so với năm 2006
- Tổng doanh thu bán hàng tăng lên là 6.848.605.651đ hay tăng 27,46% thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bán hàng, mở rộng thị trường, thu hút được nhiều đơn đặt hàng hơn so với năm ngoái.
Chính vì vậy doanh thu thuần năm 2007 so với 2006 tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối. Điều này càng chứng tỏ sản phẩm của công ty được người tiêu dùng đón nhận ngày càng nhiều.
Giá vốn hàng bán tăng lên 6.523.841.171đ hay đạt tỷ lệ tăng 27,81% thể hiện việc tăng lên về trị giá hàng mua vào của Công ty.
Chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 186.866.497đ hay tăng 14,5%. Chi phí tài chính cũng tăng lên 114.151.360đ hay tăng 77,06%. Cả 2 khoản chi phí đều tăng lên do mức tăng của doanh thu bán hàng. Nhưng việc tăng lên của chi phí phải phù hợp với quy mô phát triển, mở rộng của công ty thì sản xuất kinh doanh mới hiệu quả.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên là 56,77% tương ứng với 23.746.633đ.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh giảm đi là 6.657.000đ hay giảm 70,19%. Điều này có thể là do trong năm công ty đã tiến hành nhượng bán thanh lý 1 số TSCĐ không cần dùng hay bỏ ra những khoản chi phí phạt hợp đồng, khoản chi phí liên quan đến khoản nợ khó đòi
Tổng lợi nhuận kế toán của công ty năm 2007 là 81.248.309đ tăng lên so với năm 2006 là 17081633đ hay tăng 26,63%.
Thuế thu nhập mà công ty phải nộp tăng lên 5468682đ. Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 11620951đ so với năm 2006.
Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty TMCP Tân Thành trong kỳ khá ổn định, Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng sản xuất kinh doanh hơn so với đầu năm. Tuy nhiên, đó mới chỉ là đánh giá khái quát thông qua BCĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TMCP Tân Thành năm 2007. Muốn tìm hiểu sâu hơn các mối quan hệ tài chính của Công ty cần phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty.
2.2.3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của Công ty TMCP Tân Thành
2.2.3.1. Các hệ số về khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán của công ty phản ánh rõ nét chất lượng công tác tài chính. Nếu hoạt động tài chính là tốt, thì Công ty sẽ ít bị công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, không đảm bao thanh toán các khoản nợ.
Vì thế, đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm nhất là các nhà đầu tư và tổng cục thuế.
Việc phân tích các hệ số về khả năng thanh toán sẽ là những thông tin rất hữu ích để đánh giá Công ty chuẩn bị nguồn vốn như thế nào để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Ta có thể lập bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán
Bảng 5: Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
1,26
1,50
2. Hệ số thanh toán tạm thời
1.08
1,27
3. Hệ số thanh toán nhanh
0,08
0,08
- Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty đạt [1,26 ; 1,50]
So với đầu năm, hệ số này tăng lên 1,19 lần. Như vậy, khả năng thanh toán tổng quát của Công ty gần đạt theo tieu chuẩn ngành 1,8. Trong năm, Công ty TMCP Tân Thành tăng cường thanh toán các khoản nợ phải trả là (10.849.753.603đ-11.144.533.519đ) = - 294.779.916đ. Điều đó chứng tỏ công ty vẫn đủ tài sản đảm bảo thanh toán các khoản nợ.
- Hệ số thanh toán tạm thời của Công ty đạt [1,08 ; 1,27]
Đầu năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,08đ giá trị TSLĐ thì đến cuối năm cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,27đ giá trị TSLĐ. Khả năng thanh toán tạm thời của công ty đầu năm so với cuối năm tăng lên 1,18 lần. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán tạm thời của Công ty TMCP Tân Thành là tốt, có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong năm.
- Hệ số thanh toán nhanh của công ty đạt [0,08; 0,08]
Không có sự thay đổi lớn, cả ở đầu năm và cuối năm, cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,08đ tài sản tương đương tiền. Như vậy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản tương đương tiền của công ty tương đối.
Tóm lại, khi phân tích nhóm các hệ số về khả năng thanh toán cho ta thấy rằng việc quản trị vốn lưu động của công ty năm 2007 chưa thật tốt. Nhưng xét về tiềm lực tài chính thì công ty vẫn có đủ tài sản để đảm bảo các khoản nợ vay ngắn hạn. Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty cuối năm đều tăng hơn so với đầu năm chứng tỏ công ty không mất những cơ hội kinh doanh mà vẫn đảm bảo trả các khoản nợ đúng hạn.
2.2.3.2. Các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến việc phân tích tài sản và nguồn hình thành tài sản mà họ còn quan tâm đến mức độ độc lập hay phụ thuộc của Công ty với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của công ty đối với vốn kinh doanh của mình. Vì thế mà các hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư sẽ tạo điều kiện cho việc hoạch định các chiến lược tài chính trong tương lai.
Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc phân tích cơ cấu tài chính trong Công ty và đánh giá mức độ đầu tư của công ty trong kỳ kinh doanh và xem xét tính bất thường của hoạt động đầu tư. Qua đó, các nhà đầu tư và những người quan tâm có thể đánh giá được những khó khăn về tài chính mà Công ty phải đương đầu và rút ra được hoạt động kinh doanh của công ty có liên tục không?
Để biết được tỷ trọng của nợ phải trả chiếm trong tổng nguồn vốn và nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu, ta lập bảng về hệ số nợ và tỷ suất tài trợ của công ty như sau:
Bảng 5: Bảng hệ số nợ và tỷ suất tài trợ
Chỉ tiêu
Cách xác định
Đầu năm
Cuối năm
x 100
1. Hệ số nợ
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
79,10
66,68
x 100
2. Tỷ suất tài trợ
NVCSH
Tổng nguồn vốn
20,90
33,32
- Hệ số nợ của Công ty TMCP Tân Thànhđạt [79,10% ; 66,68%]
So với đầu năm hệ số này giảm đi 12,42% chứng tỏ, mức độ phụ thuộc của công ty đã giảm đi, công ty vẫn tăng các khoản nợ vay nhưng so về tỷ trọng của khoản nợ phải trả đối với tổng nguồn vốn lại thấp hơn so với đầu năm.Tuy nhiên, hệ số nợ của công ty như vậy vẫn là cao. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc sử dụng vốn đi vay có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cho bản thân công ty nhưng nó cũng sẽ làm cho gánh nặng của các khoản nợ vay lớn hơn nếu công ty làm ăn không có hiệu quả.
- Tỷ suất tài trợ của Công ty TMCP Tân Thành đạt [20,9% ; 33,32%]
So với đầu năm, tỷ suất tài trợ của công ty tăng lên 12,42% chứng tỏ vốn của bản thân công ty chiếm trong tổng số nguồn vốn được nâng lên, do đó công ty nâng cao được tính độc lập trong việc tự tài trợ nguồn vốn kinh doanh. Tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng lên sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư, chủ nợ tin tưởng một sự đảm bảo trả các món nợ đúng hạn.
Cùng với việc phân tích cơ cấu tài chính để thấy được tỷ trọng từng loại vốn trong tổng nguồn vốn, cần phải xem xét và phân tích tình hình đầu tư và tự tài trợ TSCĐ của Công ty TMCP Tân Thành
Ta có bảng phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
Bảng 6: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư và tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
Chỉ tiêu
Cách xác định
Đầu năm
Cuối năm
x 100
1. Tỷ suất đầu tư
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng nguồn vốn
22,63
21,60
x 100
2. Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ
NVCSH
TSCĐ và ĐTDH
111,05
166,21
- Tỷ suất đầu tư của công ty đạt [22,63% ; 21,60%]
So với đầu năm tỷ suất này giảm đi 1,03% chứng tỏ công ty chưa quan tâm đầu tư vào việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của Công ty. Tỷ suất đầu tư giảm đi có thể là một hạn chế về quá trình đổi mới quy trình công nghệ để tạo ra tiền đề cho việc tăng năng lực sản xuất trong tương lai.
- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ đạt [111,05% ; 166,21%]
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ cuối năm tăng lên 55,16% so với đầu năm. Điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng trong việc đầu tư trang bị kỹ thuật đổi mới công nghệ, vốn tự có của của công ty tăng lên. Việc tăng lên này thể hiện công ty có khả năng tài chính tốt. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến đặc điểm của TSCĐ là loại tài sản chu chuyển chậm, nếu không tính toán kỹ, công ty có thể gặp nhiều bất lợi.
2.2.3.3. Các chỉ số về hoạt động
Trong kỳ, công ty kinh doanh có hiệu quả cao thì công ty đó được gọi là hoạt động có năng lực và ngược lại. Chính vì vậy đánh giá về năng lực hoạt động của công ty thực chất là việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua phân tích hiệu qả sử dụng các loại vốn của công ty.
*. Số vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là hàng hoá có thể bán ra để tạo doanh thu. Nó chiếm tỷ trọng lớn và có ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, từ đó tăng năng lực hoạt động sản xuất của công ty. Do vậy, việc phân tích hàng tồn kho thông qua chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho là rất cần thiết và hữu ích.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Căn cứ vào BCĐKT và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TMCP Tân Thành, ta có thể xác định như sau:
Số vòng quay hàng tồn kho =
29.981.970.152
= 3,54 vòng
7.743.824.090 + 9.189.039.334
2
Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ của công ty đạt 3,54 vòng. Đây là số vòng quay phản ánh hàng hoá tồn kho bình quân được bán trong kỳ phản ánh năng lực bán hàng và giải phóng hàng tồn kho của công ty là tốt ngang bằng với các công ty sản xuất tốt của ngành , do đặc thu của ngành nguyên liệu đầu vào bao giờ cung phải nhập với số lượng lớn, quá trình vận hành máy diền ra liên tục đền khi hết nguyên liệu. Chứng tỏ trong kì kinh doanh, công ty đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh trên thị trường.
*. Số ngày một vòng quay hàng tồn
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
=
360 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =
= 101,69ngày
360
3,54
Như vậy một đợt hàng tồn kho ở Công ty TMCP Tân Thành cần 101,69 ngày để quay vòng hay nói cách khác là kỳ đặt hàng bình quân của Công ty TMCP Tân Thành là 101,69 ngày.
*. Vòng quay các khoản phải thu
Khoản phải thu của Công ty TMCP Tân Thành được coi như là một khoản tài sản có thể chuyển đổi thành tiền. Khoản phải thu của công ty được tính vào doanh thu chung trong kỳ do tầm quan trọng của nó mà ta phải phân tích các khoản phải thu thông qua vòng quay các khoản phải thu.
=
Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu
Số dư bình quân các khoản phải thu
Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và BCĐKT của công ty ta có thể xác định được vòng quay các khoản phải thu như sau:
Số vòng quay các khoản phải thu =
31.785.153.600
= 11,81 vòng
2.478.355.353 + 2.903.386.673
2
Vòng quay các khoản phải thu của Công ty TMCP Tân Thành đạt 11,81 vòng chứng tỏ cứ 1đ các khoản phải thu trong năm thu được 11,18đ doanh thu. Tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty tương đối tốt vì như vậy là công ty không cần đầu tư nhiều vào các khoản phải thu.
*. Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình =
360 ngày
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
= 30,48 ngày
360 ngày
11,81
Như vậy, trung bình cứ 30,48 ngày là công ty thu được các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ công ty đã đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét lại mục tiêu và chính sách của công ty như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của công ty như thế nào thì mới có thể đưa ra được kết luận chắc chắn về tình hình thu hồi nợ của công ty.
*. Vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Vòng quay vốn lưu động =
31.785.153.600
= 1,27 vòng
11.537.225.140 + 13.407.635.354
2
Chỉ tiêu này cho thấy, cứ đầu tư bình quân 1đ vào vốn lưu động thì sẽ tạo ra được 1,27đ doanh thu thuần.
*. Số ngày một vòng quay vốn lưu động
Số ngày một vòng quay vốn lưu động =
360 ngày
Số vòng quay vốn lưu động
= 283,46 ngày
Số ngày một vòng quay vốn lưu động =
=
360 ngày
1,27
Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh vốn lưu động trong kỳ quay được một vòng phải mất 283,46 ngày.
*. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là vốn thuộc TSCĐ và đầu tư dài hạn. Trong kỳ kinh doanh này, Công ty TMCP Tân Thành đã đầu tư đổi mới trang bị thêm TSCĐ để tăng cường thêm hiệu quả kinh doanh. Nhưng việc đầu tư mới này có đem lại hiệu quả thật sự không ta phải xem xét đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Cụ thể ở Công ty TMCP Tân Thành hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
31.785.153.600
= 8,57
2.552.495.530 + 2.863.300.466
2
Như vậy, cứ đầu tư 1đ vào vốn cố định thì tham gia tạo ra 8,57đ doanh thu. Việc sử dụng vốn cố định của c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7894.doc