MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC. 3
I. CHI PHÍ SẢN XUẤT 3
1. Khái niệm và đặc điểm 3
1.1 Khái niệm 3
1.2 Đặc điểm 3
2. Các yếu tố hình thành chi phí sản xuất 5
2.1. Nguyên vật liệu trực tiếp 5
2.2. Lao động trực tiếp 5
2.3. Sản xuất chung 6
3. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 7
3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7
3.3 Chi phí sản xuất chung 7
3.4 Chi phí bán hàng 7
3.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8
II. CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT 8
1. Khái niệm và nội dung 8
1.1 Khái niệm 8
1.2 Nội dung của việc cắt giảm chi phí sản xuất. 10
2. Sự cần thiết phải cắt giảm chi phí sản xuất 13
2.1 Chi phí sản xuất cao do lạm phát 13
2.2. Yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc gia nhập WTO 15
2.3. Vai trò của việc cắt giảm chi phí 16
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội 18
3.1 Nhóm các nhân tố khách quan 18
3.2 Nhóm các nhân tố chủ quan. 20
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cắt giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc 22
4.1 Chi phí nguyên vật liêu trên một đơn vị thành phẩm 22
4.2. Chi phí tiền lương trên 1 đơn vị sản xuất kinh doanh. 23
4.3. Chi phí bán hàng trên một sản phẩm được tiêu thụ 24
4.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp trên một đơn vị lợi nhuận 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI INTIMEX HÀ NỘI 26
I. Tổng quan về Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex
Hà Nội. 26
1. Quá trình ra đời và phát triển 26
1.1. Giới thiệu công ty: 26
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 26
2. Chức năng nhiệm vụ 28
2.1. Nhận định chung: 28
2.2. Các hoạt động của công ty: 28
3. Cơ cấu tổ chức 30
3.1 Sơ đồ tổ chức 30
3.2 Đánh giá những ưu nhược điểm của sơ đồ tổ chức công ty 32
II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI INTIMEX HÀ NỘI 33
1. Tình hình chung về việc cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại các doanh nghiệp dệt may trong nước 33
1.1 Thực trạng dệt may Việt Nam 33
1.2 Thực trạng cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc Việt Nam 36
2. Quá trình cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội 41
2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội. 41
2.2 Quá trình cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội. 47
2.3 Kết quả thực hiện 53
III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN 56
1. Những thành tựu 56
1.1. Giá trị sản xuất may 56
1.2 Tình hình trích lập các quỹ 58
1.3 Tình hình thanh toán nợ 59
2. Một số tồn tại 59
2.1 Chưa chủ động được nguyên liệu đầu vào 59
2.2 Cắt giảm chi phí chưa thực sự hiệu quả 60
3. Nguyên nhân của thực trạng trên 61
3.1 Nguyên nhân khách quan 61
3.2 Nguyên nhân chủ quan 62
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI INTIMEX HÀ NỘI. 64
I. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP 64
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VIỆC CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT VẰ THƯƠNG MẠI INTIMEX HÀ NỘI 68
1 – Rút ngắn thời gian lao động cần thiết, quay vòng nhiều ca kíp, máy móc và sức lao động của công nhân 68
2- Giảm các chi phí nguyên vật liệu 69
3- Giảm các chi phí văn phòng phẩm. 69
4- Giảm các chi phí chè chén, hội họp. 69
5- Thuê lao động với giá rẻ ở các vùng khác đến làm việc và có chế độ đãi ngộ thích hợp. 70
6- Sắp xếp hợp lý các phòng ban. 71
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM CẮT GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT HÀNG MAY MẶC 72
1. Với doanh nghiệp 72
1.1 Thu hút cán bộ có trình độ 72
1.2. Tăng hiệu quả trong hoạt động đầu tư theo chiều rộng nhằm tiết kiệm chi phí 73
1.3 Xây dựng lộ trình cắt giảm chi phí và thực hiện nó một cách nghiên túc. 74
2. Với Nhà nước 75
2.1. Đáp ứng tốt nguồn nguyên phụ liệu cho ngành dệt may 75
2.2 Miễn giảm những chi phí không cần thiết và có chính sách ưu đãi hợp lý 76
2.3 Ưu đãi đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5264 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
25.000
2
Ấn Độ
70.000
3
Băngladet
20.000
4
Thái Lan
35.000
5
Indonexia
40.000
6
Việt Nam
7.200
( Nguồn: Bộ Công Thương)
Tính trung bình mỗi năm Việt Nam thu về được 2 tỷ rưỡi USD trong việc xuất khẩu vải, tơ sợi và hàng may mặc sang 100 quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Âu Châu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Trong nhiều lý do dẫn đến sự yếu kém trong ngành may về năng lực sản xuất của ngành May Việt Nam, công nghệ là tác nhân chủ yếu. Lượng máy móc được phân bổ phần lớn ở các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong khi đó với số lượng lớn toàn bộ doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì số máy may lại không nhiều. Nhận thức được sự tất yếu phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, ngành may đã có nhiều cố gắng để thay đổi thực trạng này. Tuy vậy, khả năng tự động hoá trong quá trình sản xuất chit đạt được mức trung bình, công nghệ cắt may còn lạc hậu. Công nghệ phục vụ và các công đoạn phụ trọ bao gồm: khâu giặt còn nhiều bất cập, công tác thiết kế tạo mẫu vẫn đang trong giai đoạn triển khai đã làm hạn chế chất lương, mẫu mã và chủng loại sản phẩm.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu và các sản phẩm có sự tăng trưởng cao trong nhiều năm qua như hàng dệt may cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Nhiều nhóm sản phẩm có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 40% giá thành sản phẩm. Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái... Ngoài ra, việc phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm. phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như, chi phí vận chuyển, chi phí các thủ tục hải quan, chi phí cảng, chi phí bảo hiểm....
Tất cả các khoản chi phí này đều có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
1.2 Thực trạng cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc Việt Nam
1.2.1 Nguyên vật liệu
Năm vừa qua nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn bởi giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Trong khi đó, ở thị trường trong nước giá dầu, than và giá điện vẫn chưa hoàn toàn theo giá thị trường. Trên thị trường thế giới, giá dầu rất khó dự đoán. Điều này buộc doanh nghiệp phải tiếp tục có biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất để ổn định giá thành. Nếu năm nay giá dầu tiếp tục tăng thì phải thay đổi cả quy trình sản xuất. Nhiều công ty sản xuất vải và hàng may mặc của Việt Nam đang bị thua lỗ vì chi phí sản xuất và tiền lời ngân hàng gia tăng.
So với cùng kỳ năm ngoái, chi phí sản xuất trong ngành may mặc gia tăng từ 5 đến 10% vì giá dầu hỏa, vật tư và thiết bị trên thị trường thế giới đều tăng cao. Cùng với sự gia tăng của giá cả các mặt hàng, lãi suất ngân hàng trong nước cũng tăng từ 8% năm ngoái lên tới 9,3% hiện giờ.
“Theo các chuyên gia kinh tế, chưa bao giờ các doanh nghiệp bị “đánh” từ nhiều phía như hiện nay. Do ảnh hưởng của cơn sốt thiếu hụt nguyên – nhiên liệu trên thế giới, giá hầu hết các nguyên liệu đều tăng trên 20% so với năm 2007. Lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao... Ngay sau đó, giá xăng dầu tăng thêm 10% - 30%, như một cú đánh bồi vào các doanh nghiệp. Việt Nam cần có một chiến lược sử dụng nguyên vật liệu sao cho thật hợp lý để có thể phát huy tối đa tiềm lực trong nước” Dệt may việt nam, Cơ hội và thách thức- trang 48
.
Bảng 4: Nhu cầu sử dụng nguyên phụ liêu đến năm 2005 và năm 2010
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2005
2010
1. Bông xơ
1.000 Tấn
30
95
2. Xơ sợi tổng hợp
1.000 Tấn
100
130
3. Sợi
1.000 Tấn
150
300
4. Vải lụa
Triệu m2
800
1.200
Tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm may
%
50
75
( Nguồn: Bộ công thương )
Nguyên vật liệu là đầu vào của mọi quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách khai thác thị trường nguyên vật liệu tiềm năng hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các đối tác tin cậy với sự hợp lý về giá cả và chất lượng cũng như chế độ chăm sóc khách hàng của các nhà cung cấp. Từ đó công ty đã giảm được một khoản phí tổn nhất định cho việc mua nguyên vật liệu.
Giữa muôn trùng vòng vây của giá xăng dầu, nguyên vật liệu, lãi suất vốn vay ngân hàng..., việc điều tiết chi phí sản xuất, bảo đảm lợi nhuận... đang là thách thức sống còn đối với nhiều doanh nghiệp
Trước tình hình đó, các công ty đã từng bước đi tìm giải pháp cắt giảm chi phí. Bởi đây là con đường nhanh nhất để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm. Hiện nay, tình trạng giá cả leo thang rất đáng báo động. Việt Nam không thể khống chế được giá cả do giá dầu trên thế giới tăng mạnh với mức tăng chưa từng có từ trước đến nay.
Việt Nam đang trong giai đoạn tiền WTO, hàng hoá sản phẩm và dịch vụ luôn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường đặc biệt là phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng. Do đó, các công ty và các tập đoàn trong nước đã không ngừng cải tiến, tìm tòi phương cách để làm sao có thể nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thông qua việc cắt giảm chi phí sản xuất và các chi phí phát sinh trong quá trình phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
Bảng 5: Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp
(Năm trước = 100)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Sản phẩm dệt
100,9
107,6
96,2
105,8
106,3
107,6
106,4
Trang phục, thuộc da
110,8
111,4
113,2
80,1
101,8
100,5
105,9
Thuộc da sơ chế, vali, túi
95,4
98,2
106,7
98,6
104,7
104,7
104,4
( Nguồn:Tổng cục thống kê )
1.2.2 Nhân lực
Tại nhiều doanh nghiệp, ngân sách dành cho nguồn nhân lực đôi khi chiếm đến 30% tổng chi phí. Và ngân sách này cứ càng ngày càng “phình” ra theo thời gian. Làm thế nào để quản lý được ngân sách này đồng thời giảm thiểu chi phí nhân sự nhằm tăng hiệu quả kinh doanh? Các doanh nghiệp cũng phải tính toán thêm khoản chi phí lương do lương cơ bản đã tăng.
Chi phí nhân sự thường được chia ra thành hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Khi cần tiết kiệm ngân sách, biện pháp đơn giản nhất mà các ông chủ vẫn thường áp dụng – đó là tinh giản biên chế, sắp xếp lại cơ cấu nhân sự. Song, đây chỉ là một trong những biện pháp “chữa cháy” theo kiểu “giật gấu vá vai” của những doanh nghiệp “cò con” mà hiệu quả thu được lại chẳng như mong đợi. Bởi vậy mà phương pháp này không được coi là lựa chọn khôn ngoan, khi mà thị trường nguồn nhân lực luôn nằm trong tình trạng mất cân bằng về cung cầu. Điều luôn ám ảnh các ông chủ doanh nghiệp vẫn là việc làm sao để tìm ra các giải pháp cắt giảm chi phí nhân sự một cách khôn ngoan và hiệu quả.
Ngành may là một trong những ngành sử dụng nhiều lao động. Trong hoàn cảnh hiện nay, các doanh nghiệp cần chăm lo chu đáo đời sống cho người lao động như vậy mới có thể nhanh chóng vượt qua những khó khăn.
Doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân sự bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực thông qua các biện pháp đào tạo cán bộ công nhân viên và thực hiện việc trả lương khoa học và hợp lý. Việc làm này nhằm kích thích sự sáng tạo và niềm đam mê gắn bó với công việc. Kết quả thật bất ngờ khi thực tế cho thấy, các doanh nghiệp sử dụng biện pháp này hay biện pháp khác nhằm cắt giảm chi phí nguồn nhân lực dựa trên sự đóng góp của cán bộ công nhân viên với mức thu nhâp mà họ được hưởng đều tỏ ra có hiệu quả.
1.2.3 Cơ sở hạ tầng trang thiết bị
Doanh nghiệp cũng có thể cắt giảm chi phí thông qua việc nâng cao sửa chữa lớn cơ sở vật chất tạo hạ tầng vững chắc. Làm được việc này đòi hỏi các công ty phải có sự tính toán rất kỹ càng về những cái được và cái mất, tính lâu dài và tính tạm thời của dự án. Công ty phải trích ra một khoản tài chính để chi phí chi việc đầu tư cải tiến trang thiết bị hoặc sửa chữa và củng cố lại mặt bằng sản xuất. Việc đầu tư sửa chữa lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong hoàn cảnh lạm phát tăng nhanh. Nó đặt ra một yêu cầu tất yếu cho các doanh nghiệp sản xuất. Đó là việc tính toán làm sao cho việc đầu tư này là hiệu quả và hữu ích, tránh tình trạng đầu tư vào những hạ tầng không cần thiết gây lãng phí tài sản của doanh nghiệp và không thiết thực cho sản xuất.
Ở một số công ty, ban giám đốc công ty quyết định đầu tư vào việc xây dựng một bãi đỗ xe khép kín có hệ thống lò sưởi chống rét vào mùa đông - điều mà các nhân viên công ty mơ ước từ lâu. Biết xác định đâu là khoản cần tiết kiệm, đâu là việc cầu đầu tư, chi tiêu – đó chính là điều mà các chuyên gia quản lý tâm niệm. Thông thường, chi phí cho việc tổ chức nơi làm việc của nhân viên chiếm tới 40% tổng chi phí - một khoản không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp. Và đương nhiên, các ông chủ công ty phải nghĩ cách giảm thiểu khoản chi phí này, bằng mọi cách. Không ít các công ty mua bàn ghế, máy tính…cho nhân viên với giá rẻ nhất, thậm chí là đồ đã qua sử dụng nhằm tiết kiệm ngân sách. Song, nói chung, hiệu quả của các biện pháp cắt giảm chi phí gián tiếp thường không rõ nét lắm bởi tác dụng của nó phải sau một thời gian dài mới có thể kiểm nghiệm được. Bởi vậy, một phương pháp khác với tên gọi là tiết kiệm sáng tạo được nhiều công ty có tầm nhìn xa, ưa thích sử dụng.
Trong một công ty nọ, Ban giám đốc quyết định mua cho nhân viên loại máy tính màn hình phẳng tinh thể lỏng, và đương nhiên, với giá cao hơn những chiếc máy tính thông thường. Ban đầu, khi nhìn thấy bảng báo giá, vị Tổng giám đốc đã “tá hỏa” vì cho rằng đó là một trò xa xỉ. Song, sau khi suy đi tính lại, ông quyết định “bấm bụng7” xuống tiền vì những chiếc máy tính này trên thực tế lại có lợi hơn so với những chiếc máy tính đời cũ: ít hao điện, chiếm ít diện tích trên bàn do cấu hình mỏng, gọn nhẹ, và điều quan trọng hơn, chúng không hại mắt khi sử dụng.
Tại một công ty may có tên tuổi, Ban giám đốc đã tiết kiệm ngân sách bằng cách thiết kế cho nhân viên loại bàn ghế làm việc …di động. Nếu tính đến khả năng di chuyển văn phòng sang địa điểm khác, công ty sẽ phải tốn khá nhiều chi phí cho việc vận chuyển. Và bởi vậy, họ đã quyết định chọn loại bàn ghế di động và cho lắp đặt đường truyền Internet Wi-Fi. Với cách thiết kế này, nhân viên có thể làm việc thoải mái, ngay cả khi cần di chuyển vị trí giữa bộ phận này với bộ phận khác.
+ Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khi hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp Việt Nam là công nghệ. Công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp công nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng công nghệ sản xuất và thiết bị của các doanh nghiệp công nghiệp đa số đều là công nghệ và thiết bị lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất – kinh doanh.
Như vậy, các công ty đã sử dụng chính sách: “Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô” nhằm tiết giảm chi phí sản xuất về lâu dài.
Nguyên nhân của việc các DN may mặc trong nước “lép vế” là do quy mô còn nhỏ, thiết bị, công nghệ kéo sợi và dệt vải lạc hậu, không cung cấp được vải cho khâu may mặc. Những năm qua, tuy có một số DN đã nhập bổ sung, thay thế máy dệt không thoi hiện đại để nâng cấp sản phẩm dệt, nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 15% công suất và nhiều công ty phải nhập khẩu tới 80% của nước ngoài.
2. Quá trình cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội
2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội.
2.1.1 Các mặt hàng
Từ khi mới hình thành, ban lãnh đạo công ty đã cho rằng sản xuất hàng may mặc là mặt hàng chủ đạo và chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, Công ty đã triển khai ngày càng mạnh mẽ và đã nhanh chóng tăng số chuyền may phục vụ sản xuất. Với số vốn nghèo nàn và ít ỏi, ban giám đốc vẫn mạnh dạn tiến hành sản xuất với mục tiêu tích luỹ kinh nghiệm và bù đắp chi phí đã mất. Sau 2 năm đi vào hoạt động, công ty đã cho ra đời những sản phẩm may có chất lượng cao và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Tính đến thời điểm này, công ty đã có hơn 10 loại sản phẩm được làm bằng các chất liệu khác nhau: vải cotton, thun cotton, vải dệt thoi, Jean, lụa …với nhiều kiểu dáng. Công tác thiết kế lại càng được coi trọng bởi nó tạo nên giá trị vô hình của các sản phẩm may, góp phần tăng giá bán để tạo doanh thu lớn cho Công ty. Hàng ngày, các tổ sản xuất tạo ra khoảng 3000 sản phẩm may với số lượng như sau:
Bảng 6: Lượng sản phẩm may mặc
Đơn vị :Chiếc/ tháng
Loại hàng
Số lượng (Chiếc/tháng )
Áo dệt kim (nam, nữ )
36.000
Quần dệt kim nam
10.500
Áo sơ mi nam ( dài tay và cộc tay)
27.000
Váy đầm
6.900
Chân váy
6.000
( Nguồn: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội )
Do yêu cầu sản xuất các loại mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu, Intimex đã triển khai kế hoạch sản xuất với lượng sản xuất phù hợp với yêu cầu. Áo dệt kim và áo sơ mi có lượng tiêu dùng lớn nhất nên được ưu tiên sản xuất nhiều để phục vụ tiêu dùng. Còn quần dệt kim và váy có tỷ trọng sản xuất nhỏ hơn cũng vì lý do trên đây.
Đa số, các đơn đặt hàng đều đến từ nước ngoài như EU, Đông Nam Á và Mỹ với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng. Bởi vậy, Công ty luôn phải tìm mọi cách để nâng cao năng suất lao động và cải tiến quá trình sản xuất sao cho phù hợp với thực tế công việc. Tuy vậy, do quy mô vốn, công nghệ và trình độ quản lý có hạn nên Công ty phải thuê gia công ngoài để đảm bảo giao kịp hàng theo đúng thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên số lượng hàng đem gia công ngoài là không nhiều và cũng không có những ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến việc chủ động sản xuất của Công ty. Lượng hàng gia công ngoài là những bán thành phẩm chưa kịp hoàn thành sản xuất. Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu do Công ty chịu trách nhiệm mua và vận chuyển theo luật định. Do vậy, chi phí này chỉ bao gồm chi mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển hàng và khoản tiền phải thanh toán với đơn vị được thuê gia công ngoài.
Bảng 7: Bảng số lượng sản phẩm đem gia công ngoài
Đơn vị: Chiếc/ tháng
Các chỉ tiêu
Số lượng
Áo dệt kim
3000
Áo sơ mi
1000
Quần dệt kim
600
( Nguồn: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội )
Hiện nay ,Công ty đang tích cực liên kết với các công ty trong nước để hỗ trợ sản xuất. Đó là: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại dệt Bình Minh, Công ty TNHH Thương mại và thời trang Hải Vân, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất hàng may mặc Việt Huy.… để nhận gia công ngoài nguyên phụ liệu và bán thành phẩm
Khách hàng
Các phương thức tiêu thụ sản phẩm
+ Gia công xuất khẩu
Gia công hàng hoá xuất khẩu là các hoạt động sản xuất chế biến, đóng gói v.v... nhằm chuyển hoá nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm... do bên đặt gia công cung cấp, thành sản phẩm hoặc bán sản phẩm theo các yêu cầu của bên đặt gia công.
Intimex Hà Nội đã triển khai sản xuất một số mặt hàng gia công xuất khẩu như áo sơ mi, áo dệt kim cho theo đơn đặt hàng của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hồng Kông, Singapo. Với lượng đơn đặt hàng ngày càng nhiều và số lượng lớn, hoạt động này đã tạo cho Công ty một khoản doanh thu khá lớn. Doanh thu gia công xuất khẩu là số tiền gia công thực tế mà công ty được hưởng (bao gồm cả giá trị vật tư, phụ liệu được thỏa thuận trong hợp đồng gia công nếu có) ghi trên hóa đơn GTGT phù hợp với chứng từ thanh toán qua ngân hàng và hợp đồng gia công hàng hóa xuất khẩu. Với ưu điểm của loại hình tiêu thụ này là: Công ty không phải mất một khoản phí tổn nào trong việc mua và phân phối sản phẩm; được cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm để tiến hành công việc theo yêu cầu của khách hàng.
+ Gia công uỷ thác
Công ty uỷ thác cho một số công ty khác tiến hành gia công theo đơn đặt hàng của một số công ty khác.
Tuy nhiên với loại hình tiêu thụ này, Công ty phải có trách nhiệm bỏ ra một khoản chi phí cho việc uỷ thác theo quy định của Nhà nước, đồng thời Công ty cũng phải cung cấp đầy đủ số nguyên vật liệu để hoạt động sản xuất có thể diễn ra khẩn trương và kịp thời. Trong thời gian vừa qua, để tăng cường tính liên kết các công ty may trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Intimex, Công ty đã tạo dựng được nhiều mối làm ăn từ các công ty nước ngoài như: JONGSTIT CO.LTD của Mỹ, Tổng công ty may VIETTHIEN của Hồng Kông và một số công ty khác.
+ Uỷ thác xuất khẩu
Hoạt động uỷ thác xuất khẩu là một hoạt động xuất khẩu trong đó, công ty nhận sự uỷ thác từ một công ty khác nằm tiến hành các thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu hàng hoá may mặc cho công ty đó.
+ Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê làm dịch vụ xuất khẩu. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Công ty sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội đã uỷ thác cho một số công ty trong nước ký kết hợp đồng và làm các thủ tục hải quan thực hiện xuất nhập khẩu với các công ty nước ngoài
Bên nhận uỷ thác phải cung cấp cho bên uỷ thác các thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, có liên quan đến đơn hàng uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu. Bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thương lượng và ký hợp đồng uỷ thác. Bên uỷ thác thanh toán cho bên nhận uỷ thác phí uỷ thác và các khoản phí tổn phát sinh khi thực hiện uỷ thác.
Khách hàng của Công ty
Intimex Hà Nội đã là đối tác làm ăn truyền thống của một số công ty và tập đoàn có tiếng trên thế giới. Là một công ty mới ra đời được hơn 2 năm nhưng với những cố gắng nỗ lực không ngừng, Công ty nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình với bạn bè bốn phương bằng sự phát triển vượt bậc với con số tăng trưởng đáng nể: Mức tăng sản lượng (2007/2006) là gần 3 lần và đạt 289% kế hoạch, do đó kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng lên 2,8 lần, đạt 2,85% kế hoạch.
Nhà cung ứng đầu vào của Công ty là thị trường trong nước và ngoài nước. Công ty đã bắt mối làm ăn và liên kết với các công ty đối tác trong nước để cùng nhau phát huy lợi thế cạnh tranh của Intimex cũng như của công ty bạn.
Thị trường vải được nhập mua trong nước từ công ty TNHH Thương Mại và Sản xuất Kiến Hùng, công ty TNHH Tuấn Phong, công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Nguyên….Lượng vải này không nhiều chỉ chiếm khoảng 10% lượng vải phục vụ nhu cầu sản xuất và chỉ phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và tiêu dùng nội địa.
Đa số, Công ty nhận gia công may với những hợp đồng gia công và uỷ thác xuất khẩu cho các công ty và các tập đoàn trên thế giới đã tìm đến công ty và đặt hàng sản xuất thành phẩm. Toàn bộ số lượng nguyên vật liệu đều được những công ty này mang đến theo đúng thời hạn để kịp tiến độ sản xuất và giao hàng. Đó là: Công ty JONGSTIT, công ty DIRECT INTERNATIONAL
LIMITED, công ty CROWNSMART (Mỹ), Công ty VIETTHIEN (Hồng Kông)
Với những hợp đồng may xuất khẩu thông qua hoạt động xuất khẩu uỷ thác, uỷ thác xuất khẩu hay gia công xuất khẩu, khách hàng của công ty cũng chính là nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào (bao gồm nguyên vật liệu và phụ liệu may). Còn những hợp đồng may gia công và mayphục vụ cho tiêu dùng tại chỗ và tiêu dùng trong nước thì nguyên liệu may được nhập khẩu từ các công ty may mặc và công ty dệt trong nước.
Sản phẩm may chủ đạo mà công ty hướng tới là những trang phục dành cho thanh niên và phụ nữ với nhiều kiều dáng trang nhã, lịch sự và đầy nữ tính phù hợp với phong cách người Việt.
Tóm lại, ngành may nói chung luôn phải vận động cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường về đơn giá gia công, về thị trường tiêu thụ, cạnh tranh về sức hút lao động. Từ khi thành lập đến nay, do quy mô đầu tư chưa đủ tầm (5 chuyền may), hoạt động sản xuất may chưa bao giờ đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng và không bù đắp được chi phí san xuất, chi phí đầu tư. Công ty luôn phải tìm biện pháp để tăng nguồn thu để bù lỗ cho việc duy trì sản xuất. Tình trạng công nhân tay nghề cao thôi việc thường xuyên, năng suất thấp(chỉ đạt 60% so với các đơn vị tương tự), chất lượng hang không được kiểm soát tốt. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo công ty đã có những ý kiến và những biện pháp thiết thực để giải quyết một cách triệt để vấn nạn này.
Với việc chủ động khắc phục những khó khăn, từ đó đã gây dựng được uy tín với khách hàng, có khả năng cạnh tranh về thị trường, giá cả, lao động ngoài xã hội đã tìm đến Công ty. Năng suất lao động đã được nâng cao rõ rệt, có những tháng, doanh thu lên đến đỉnh điểm là 1 tỷ đồng (gấp 2 lần tháng cao điểm trước đây). Theo đó, tiền lương cũng được cải thiện rõ rệt. Việc đảm bảo giao hàng đúng hện đã tạo uy tín mạnh mẽ cho Công ty. Vì vậy, nhiều khách hàng lớn đã tìm đến đặt hàng. Công ty đã sử dụng triệt để cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc sẵn có để tăng thêm chuyền may với thiết kế ban đầu là 5 chuyền, hiện nay tăng lên 7 chuyền và có thể là 8 chuyền may trong năm tới.
Kết quả sản xuất hàng may mặc năm 2007
Tổng doanh thu : 11.999.608.000 VNĐ
Tổng sản phẩm xuất xưởng : 1.367.243 sản phẩm
Những kết quả sản xuất trên đây có thể nói rằng là bước đi đúng hướng, là thành công của ban lãnh đạo công ty trong lĩnh vực sản xuất. Với những gì có được, Công ty dã đưa xí nghiệp may từ chỗ sản xuất không đủ chi phí, hàng tháng Công ty phải bù lương cho đến nay đã tư trang trải được chi phí, khấu hao, trả gốc và lãi đầu tư, đóng góp cho sự gia tăng lợi nhuận của Công ty.
2.2 Quá trình cắt giảm chi phí sản xuất hàng may mặc tại Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Intimex Hà Nội.
2.2.1 Cắt giảm chi phí nguyên vật liệu
Đặc điểm nổi bật nhất của công ty là chuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. Do đó công ty không phải tốn chi phí cho việc mua và vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.
Bảng 8: Lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất may theo từng quý năm 2007( VNĐ)
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
1.Nguyên vật liệu chính
335.124.000
356.858.000
424.320.000
882.175.000
2. Nguyên vật liệu phụ
177.842.000
230.164.000
385.775.000
405.666.000
3. Nhiên liệu
30.086.000
32.465.000
38.392.000
41.250.000
(Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội )
Dựa vào bảng số liệu ta thấy có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần về quy mô hoạt động. Nhìn chung, lượng nguyên vật liệu tiêu hao ngày càng nhiều với biến động tương đối đều. Chi phí nguyên vật liệu tăng lên theo từng quý với mức tăng trung bình của nguyên vật liệu chính là 40%, tuy nhiên trong quý IV, nguyên vật liệu phụ là 24%, và lượng nhiên liệu tiêu hao cũng tăng lên với tốc độ 37%. Thị trường có nhiều biến động khiến cho giá cả tăng cao và chi phí sản xuất của Công ty cũng vận động theo quy luật chung của thị trường. Tuy nhiên, khoản chi phí cho việc mua nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất nhỏ (10%), do vậy rất khó khăn cho việc cắt giảm chi phí nguyên vật liệu. Công ty chỉ có thể tận dụng những phế liệu sau thu hồi để tái sản xuất, nhằm tiết giảm chi phí tối đa.
2.2.2 Cắt giảm chi phí nhân công
Hiện nay, công ty đang triển khai việc cắt giảm chi phí nhân công trên cơ sở tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Việc này không đồng nghĩa với việc giảm tiền lương và tiền thưởng cho công nhân viên mà là làm giảm thời gian lao động cần thiết để tăng lợi nhuận và trả cổ tức cũng như là trả lương hợp lý cho người lao động dựa trên những gì mà sức lao động của họ công hiến cho lợi nhuận và doanh thu của công ty. Bởi vậy, công ty đã khuyến khích bằng cách tăng lương và có nhiều chế độ đãi ngộ cho người lao động.
Bảng 9: Biểu tiền lương bình quân của công nhân viên ( VNĐ)
Năm 2006
Năm 2007
Lao động trực tiếp
900.000
1.650.000
Lao động gián tiếp
1.500.000
2.600.000
( Nguồn: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội )
Hiện nay, Công ty đang vận dụng trả lương cho người lao động theo chức danh công việc. Riêng bộ phận sản xuất trả lương theo mức khoán sản phẩm. Như vậy, tiền lương của mỗi một công nhân sản xuất được tăng thêm 550.000 đồng với mức tăng 1,8 lần. Đối với công nhân sản xuất trực tiếp, tiền lương từ chỗ 900.000 đồng /người (đã tính ăn trưa, chưa trừ BHXH và BHYT) trong những tháng đầu năm, đến cuối năm mưc lương được tăng lên rõ rệt, đặc biệt có tháng có công nhân đã đạt mức hơn 3 triệu đồng một tháng. Còn tiền lương bình quân của khối quản lý và nghiệp vụ kinh doanh tăng thêm 1.100.000 đồng với mức tăng 1,7 lần. Tuy nhiên so với mức tăng kim ngạch xuất khẩu may thì mức tăng này chỉ bằng một nửa. Điều này cho thấy, công ty đã tiết kiệm được chi phí nhân công tuy rằng phải mất thêm một khoản chi phí nhưng đem lại hiệu quả kinh tế không nhỏ.
Hiện nay, số lượng công nhân viên trong công ty cũng tăng lên về cả số lượng cũng như chất lượng và thường xuyên được bổ xung để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bảng 10: Số lượng lao động trong công ty năm 2007
TT
Phßng, xëng SX
Lao ®éng
Ghi chó
HiÖn cã
KH
Bæ sung
1
Ban Gi¸m ®èc
4
0
0
2
Phßng TCHC
18
18
0
3
Phßng TCKT
8
8
3
Trong ®ã t¨ng cêng 3
4
Kinh doanh 1
9
15
6
5
Kinh doanh 2
6
10
4
6
Xëng xe m¸y
3
3
0
7
Xëng may
208
300
92
C«ng nh©n may
( Nguồn: Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội )
Cắ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20418.doc