Chuyên đề Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 3

1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 3

1.1.1. Bản chất cơ cấu kinh tế nông nghiệp 3

1.1.2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5

1.1.2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan và được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối. 5

1.1.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử và xã hội nhất định. 5

1.1.2.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hợp lý và có hiệu quả hơn. 6

1.1.2.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một quá trình và cũng không thể có một cơ cấu hoàn thiện bất biến 6

1.1.2.5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và phát triển trên cơ sở của điều kiện tự nhiên và mức độ khai thác cải tạo điều kiện tự nhiên ( đất đai, thời tiết, khí hậu). 7

1.1.2.6 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và biến đổi gắn liền với sự ra đời và phát triển của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá 7

1.1.3 Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 8

1.1.3.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 8

1.1.3.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ 9

1.1.3.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế 9

1.1.4. Ý nghĩa của cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý 10

1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 11

1.2.1.Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. 11

1.2.2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 12

1.2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm phát triển một nền nông nghiệp toàn diện đáp ứng yêu cầu về nông sản phẩm của xã hội. 12

1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp CNH, HĐH. 13

1.2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng. 13

1.2.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 14

1.2.4. Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15

.1.2.4.1 Các chỉ tiêu biểu hiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15

1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 16

1.3.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 16

1.3.1.Nhóm nhân tố về điều kiên tự nhiên 16

1.3.2.Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội 18

1.3.3. Nhóm nhân tố về tổ chức - Kỹ thuật 23

1.3.3.1 Các hình thức tổ chức sản xuất 23

1.3.3.2 Khoa học kỹ thuật 24

1.4. KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƠI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH Ở THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG 33

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp ở thành phố Hà Đông 33

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 33

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 33

2.1.1.2 Đất đai và thổ nhưỡng 34

2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn 50

2.1.1.4.Nguồn nước tưới 51

2.1.2 Các điều kiện về kinh tế xã hội của thành phố Hà Đông. 52

2.1.2.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 52

2.1.2.2 Khuyến nông và dịch vụ nông nghiệp 54

2.1.2.3 Dân số 54

2.1.3 Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Đông 55

2.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hà Đông 56

2.1.4.1 Thuận lợi 56

2.1.4.2. Khó khăn 57

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông 58

Bảng 3:Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của thành phố Hà Đông 59

Đơn vị tính: Tỷ đồng 59

2.2.2 .Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành. 60

2.2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt 62

2.2.3.2 Tình hình chuyển dịch một số cây trồng chính 66

2.2.3.2.Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi 77

2.2.3.3. Ngành dịch vụ nông nghiệp 80

2.2.3.4 Cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản 82

2.3. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông 84

2.3.1 Kết quả và hiệu quả đạt được 84

2.3.2 Khó khăn và tồn tại 87

2.3.3. Nguyên nhân 88

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH 90

CỦA THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG 90

3.1.QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ 90

3.1.1.Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải theo hướng sản xuất hàng hóa 90

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thành phố Hà Đông theo hướng khai thác tốt hiệu quả tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là các lợi thế so sánh 90

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp thành phố Hà Đông theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 91

3.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phải phát huy vai trò tích cực của mọi thành phần kinh tế 91

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG 92

3.2.1. Phương hướng chung 92

Bảng 22: Cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp thành phố Hà Đông năm 2010-2020 95

3.2.3. Định hướng cụ thể từng ngành từ năm 2010-2020 97

3.2.3.1.Trồng trọt 97

3.2.3.2 Ngành chăn nuôi 104

3.2.3.3 Phát triển ngành thuỷ sản 106

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 107

3.3.1. Giải pháp về thị trường 107

3.3.2. Chính sách huy động vốn và quản lí sử dụng vốn đầu tư 109

3.3.3. Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp 111

3.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 113

3.3.5. Tăng cường việc quản lí và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 114

3.3.6. Các chính sách kinh tế xã hội 115

3.3.7. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 115

3.3.8. Cần nghiên cứu tìm ra các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 117

3.3.9. Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn 118

KẾT LUẬN 120

KIẾN NGHỊ 121

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành ở thành phố Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp và nông thôn là: “Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001- 2010”; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá của thành phố Hà Đông hiện nay và cả trong những năm tới. Xây dựng một cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế của thành phố không những là mục tiêu, mà còn là yêu cầu cấp thiết đối với vùng trong điều kiện hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, được sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Đông đã có những hướng đi nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp – thuỷ sản với mục đích đưa ngành nông nghiệp phát triển lên một bước mới phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hoá và kinh tế thị trường. 2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế ở thành phố Hà đông Bảng 3:Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của thành phố Hà Đông Đơn vị tính: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Tổng giá trị sản xuất 194,05 100 206,14 100 237,5 100 238,06 100 1 Nông nghiệp 77,62 40 80,6 39,1 87,87 37 83,8 35,2 2 Thuỷ sản 2,2 1,13 2,32 1,125 3,15 1,33 3,37 1,41 3 Công nghiệp-xây dựng 99,16 51.1 108,43 52,6 128,25 54 133,79 56,2 4 Thương mại và dịch vụ 15,07 7,77 14,79 7,175 18,23 7,67 17,1 7,29 Ta thấy trong giai đoạn 2004-2007 tổng GTSX các ngành trong thành phố ngày càng tăng, năm 2007 GTSX đạt 238,06 tỷ đồng tăng 44,01 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng bình quân 7,22%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm dần, năm 2007 chiếm 35,2% tổng GTSX các ngành giảm 4,8% so với năm 2004 nhưng GTSX nông nghiệp ngày càng tăng, năm 2007 đạt 83,8 tỷ đồng tăng 6,18 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng bình quân 2,84%. Tỷ trọng, GTSX của ngành thuỷ sản ngày càng tăng, năm 2007 đạt 3,37 tỷ đồng tăng 1,17 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng 16,05%/năm, năm 2007 ngành thuỷ sản chiếm 1,41% tổng GTSX các ngành, tăng 0,28% so với năm 2004 Tỷ trọng và GTSX ngành công nghiệp ngày càng tăng , năm 2007 đạt 133,79 tỷ đồng tăng 34,63 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng vựơt bậc 10,64%/năm, năm 2007 ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 56,2% tổng GTSX các ngành tăng 5,1% so với năm 2004. GTSX ngành thương mại và dịch vụ ngày càng tăng, năm 2007 đạt 17,1 tỷ đồng tăng 2,03 tỷ đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,06%/năm, tuy nhiên tỷ trọng của ngành này lại giảm qua các năm, năm 2007 chiếm 7,29% tổng GTSX các ngành giảm 0,48% so với năm 2004 Như vậy cơ cấu kinh tế các ngành của thành phố Hà Đông đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước , ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm dần còn ngành thuỷ sản, công nghiệp-xây dựng và thương mại- dịch vụ có tỷ trọng ngày càng tăng. 2.2.2 .Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành. Hà Đông là thành phố giáp thủ đô Hà Nội, chịu ảnh hưởng của sự phát triển nền kinh tế chung cả nước nhưng đồng thời cũng vặn mình theo sự phát triển kinh tế của thủ đô Hà Nội, chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tê đô thị, thành phố Hà Đông đang tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong đó xản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, do chuyển đổi ngành nghề của người nông dân…nông nghiệp tuy chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là ngành kinh tế quan trọng cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn thành phố, và là ngành chính của hơn 50% dân số của thành phố, trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Đông chỉ tập trung vào các phân ngành hẹp là trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp Bảng 4:Gía trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp-thuỷ sản. Đơn vị tính: Triệu đồng Danh mục 2004 2005 2006 2007 Tổng GTSX nông nghiệp 79813,879 82919,4 91023,7 87185,8 1.Trồng trọt 49695,679 51688 55079 49435 Cơ cấu (%) 62,27 62,23 60,51 56,7 2.Chăn nuôi 26326 27290 31087,8 32485,9 Cơ cấu (%) 32,98 32,91 34,15 37,26 3.Thuỷ sản 2192,2 2322,4 3150,9 3375,9 Cơ cấu (%) 2,75 2,91 3,47 3,88 4.Dịch vụ nông nghiệp 1600 1619 1706 1889 Cơ cấu (%) 2 1,95 1,87 2,16 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Ta thấy giá trị tổng sản xuất(GTSX) kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2004-2007 tăng trưởng liên tục. Năm 2007 GTSX đạt 87185,8 triệu đồng tăng 7371,921 triệu đồng so với năm 2004. Trong kinh tế nông nghiệp, sản xuất trồng trọt chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2007 trồng trọt chiếm 56,7% giảm 5,57% so với năm 2004. GTSX ngành trồng trọt cũng giảm dần qua các năm, năm 2007 đạt 49435 triệu đồng giảm 260,679 triệu đồng so với năm 2004.Trong khi đó ngành chăn nuôi lại có xu hướng tăng tỷ trọng trong sản xuất nông nghiệp, năm 2007 chiếm 37,26% tăng 4,28% so với năm 2004. GTSX của ngành chăn nuôi tăng dần qua các năm. Năm 2007 là 32485,9 triệu đồng tăng 6159,9 triệu đồng so với năm 2004. Ngành thuỷ sản ngày càng chiếm ưu thế về cả tỷ trọng và GTSX, năm 2007 chiếm tới 3,88% tổng GTSX nông nghiệp tăng 1,13% so với năm 2004, GTSX năm 2007 đạt 3375,9 triệu đồng tăng 1183,7 triệu đồng so với năm 2004. Ngành dịch vụ nông nghiệp cũng phát triển nhưng còn chậm, năm 2007 đạt GTSX là 1889 triệu đồng tăng 289 triệu đồng so với năm 2004, năm 2007 chiếm 2,16% tổng GTSX nông nghiệp tăng 0,16% so với năm 2004. Trong 4 năm cơ cấu kinh tế nông nghiệp của thành phố đã sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng và GTSX của ngành trồng trọt giảm. Tỷ trọng, GTSX ngành chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp tăng 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp 2.2.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt a. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt Bảng 5: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của thành phố Hà Đông Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Tổng giá trị sản xuất 49695,679 100 51688 100 55079 100 49435 100 A Cây lương thực 37952,058 76,36 36651 70,9 40795 74,06 36796 74,43 B Các loại cây chất bột  1014,186 2,06 384 0,76 858 1,56 795 1,61 C Cây công nghiệp 1360,710 2,73 1437 2,78 1588 2,8 1364,406 2,76 D Cây ăn quả 760 1,53 1673 3,23 5157 9,36 4466 9,03 E Rau đậu và gia vị 8308,726 16,72 10800 20,9 6106 11,08 5583,594 11,29 F Sản phẩm phụ trồng trọt 300 0,6 743 1,43 560 1,01 430 0,87 Nguồn: Phòng thống kê Thành phố Hà Đông Qua 4 năm ta thấy giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng nhưng không đáng kể, với tốc độ tăng bình quân là 0,1%. Nguyên nhân là trong 4 năm thì năm 2007 gía trị sản xuất của ngành trồng trọt bị suy giảm, năm 2007 là 49435 triệu đồng giảm 5644 triệu đồng so với năm 2006 và giảm 260,679 triệu đồng so với năm 2004. Sở dĩ có tình trạng đó là do năm 2007 là năm nước ta phải hứng chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra, nhất là các tỉnh phía Bắc, mà thành phố Hà Đông không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó, do mùa đông kéo dài hơn mọi năm với những ngày tháng rét đậm, rét hại làm cho cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển được, ảnh hưởng đến mùa vụ gieo trồng, dẫn đến năng suất và sản lượng của tất cả các loại cây trồng đều giảm. Trong cơ cấu ngành trồng trọt thì cây lương thực chiếm tỷ trọng nhiều nhất, trung bình chiếm 74% giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhưng GTSX của cây lương thực lại giảm dần qua các năm, năm 2007 là 36796 triệu đồng giảm 1156,058 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ giảm bình quân là 0,65%.Các loại cây chất bột chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành trồng trọt và có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 chiếm 1,61% giảm 0,45% so với năm 2004. Cây công nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhưng lại có xu thế ngày càng chiếm ưu thế, năm 2004 chiếm 2,73% thì đến năm 2007 chiếm 2,76%, GTSX cây công nghiệp tăng qua các năm nhưng không đáng kể, năm 2007 đạt 1364,406 triệu đồng tăng 3,696 triệu đồng so với năm 2004, với tốc độ tăng bình quân là 0,67%. Cây ăn quả có tỷ trọng và GTSX đều tăng vượt bậc, năm 2007 GTSX đạt 4466 triệu đồng tăng 3706 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân đạt 104,98% nếu năm 2004 cây ăn quả chỉ chiếm 1,53% cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt thì đến năm 2007 đã chiếm tới 9,03%. Rau đậu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt, nhưng lại giảm dần qua các năm, năm 2007 là 11,29% giảm 5,3% so với năm 2004, GTSX của rau đậu cũng giảm dần qua các năm, năm 2007 là 5583,594 triệu đồng giảm 2725,132 triệu đồng so với năm 2004, với tốc độ giảm bình quân là 7,37%. Sản phẩm phụ trồng trọt chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu sản xuất trồng trọt và có xu hướng tăng, năm 2007 đạt 0,87% tăng 0,27% so với năm 2004. Qua 4 năm ta thấy cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng cây lương thực giảm dần, tỷ trọng cây công nghiệp và cây ăn quả tăng, nhưng sự chuyển dịch đó diễn ra chậm cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành trồng trọt. b.Cơ cấu diện tích gieo trồng ngành trồng trọt Bảng 6: Cơ cấu diện tích các loại cây trồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Tổng diện tích các loại cây trồng 3542,86 100 3425,72 100 4311,28 100 4289,862 100 I Diện tích gieo trồng cây hàng năm 3542,86 100 3425,72 100 4178,31 96,9 4089,162 95,1 1 DT cây lương thực có hạt 3034,81 85,66 2911,26 84,98 2721,11 65,12 2638,21 64,52 2 DT cây chất bột 76,82 2,17 57,15 1,67 97,9 2,34 72,52 1,77 3 DT rau các loại 375,25 10,59 413,28 12,07 822,57 19,6 849,332 20,77 4 DT cây công nghiệp ngắn ngày 46,6 1,32 34,4 1 150,25 3,6 187,9 4,6 5 DT cây hàng năm khác 9,38 0,26 9,63 0,28 253,51 6,06 341,2 8,34 II Diện tích gieo trồng cây lâu năm 132,97 3,1 200,7 4,9 Cây ăn quả 132,97 100 200,7 100 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Trồng trọt là ngành sản xuất vật chất quan trọng, hiện nay nó chiếm tới 65,72% GTSX ngành nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng các loại cây có xu hướng tăng qua các năm , năm 2007 là 4289,862 ha tăng 747,002 ha so với năm 2004, với tốc độ tăng bình quân là 7,34% Diện tích gieo trồng cây hàng năm tăng qua các năm, năm 2007 là 4089,162 ha tăng 546,302 ha so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân là 5,51%, nhưng có tỷ trọng lại giảm qua các năm năm 2004 là 100% thì năm 2007 còn là 95,1%. Trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm, năm 2007 là 67,52% giảm 18,14% so với năm 2004, và diện tích của cây lương thực cũng giảm dần qua các năm, năm 2007 là 2638,21 ha giảm 396,6 ha so với năm 2004, tốc độ giảm bình quân là 4,55%, như vậy có thể nói GTSX của cây lương thực giảm qua các năm một phần là do diện tích gieo trồng giảm qua các năm. Diện tích gieo trồng cây chất bột có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân khoảng 6,6%, đặc biệt năm 2006 tăng mạnh, năm 2006 là 97,9 ha tăng 21,08 ha so với năm 2004. Diện tích cây chất bột giảm, năm 2007 là 72,52 ha giảm 4,3 ha so với năm 2004, mức độ giảm không đáng kể, tỷ trọng diện tích gieo trồng cây chất bột trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây hàng năm cũng giảm, năm 2007 là 1,77%, giảm 0,4% so với năm 2004. Như vậy GTSX của cây lương thực và cây chất bột giảm là do diện tích gieo trồng các loại cây đó giảm. Trong khi đó diện tích gieo trồng và tỷ trọng trồng rau các loại đều tăng, năm 2007 chiếm tỷ trọng là 20,77% tăng 10,18% so với năm 2004, diện tích gieo trồng năm 2007 là 849,332 ha tăng 474,082 ha so với năm 2004, đạt tốc độ tăng trung bình khá lớn là 37,47%, . Tỷ trọng và diện tích cây công nghiệp ngắn ngày đều tăng, năm 2007 chiếm 4,6% tăng 3,28% so với năm 2004, năm 2007 có 187,9 ha tăng 141,3 ha so với năm 2004 đạt tốc độ tăng bình quân là 111,88%, có thể nói cây công nghiệp ngắn ngày tăng rất nhanh. Diện tích cây hàng năm khác cũng tăng mạnh về cả tỷ trọng và diện tích, năm 2007 chiếm tới 8,34% tăng 8,08% so với năm 2004, năm 2007 có 341,2 ha tăng 331,82 ha so với năm 2004. Tỷ trọng và diện tích gieo trồng cây lâu năm cũng có chuyển biến khá rõ ràng, năm 2004,2005 không được chú trọng thì đến năm 2006 và năm 2007 tăng cả về tỷ trọng và diện tích, năm 2007 chiếm 4,9% trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng, và đạt 200,7 ha tăng 67,73 ha so với năm 2006. Như vậy qua các năm diện tích gieo trồng các loại cây trồng cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực và cây chất bột giảm xuống, tỷ trọng diện tích gieo trồng rau các loại, cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày tăng, tuy nhiên diện tích cây lượng thực vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu diện tích cây hàng năm điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất trồng trọt vẫn diễn ra với tốc độ chậm và còn nhiều hạn chế 2.2.3.2 Tình hình chuyển dịch một số cây trồng chính a. Cây lương thực. a1.Cơ cấu GTSX cây lương thực Bảng 7: Cơ cấu GTSX cây lương thực Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % A Cây lương thực 37952,058 100 36651 100 40795 100 36796 100 A1 Cây lúa 37726,050 99,4 36410 99,34 40512 99,3 36541 99,31 A2 Cây ngô 226,008 0,6 241 0,66 283 0,7 255 0,69 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Sản xuất cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành trồng trọt, và cây lương thực cũng mang lại GTSX lớn cho ngành trồng trọt nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung, nhưng theo quy luật chung của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì cả tỷ trọng và GTSX của cây lương thực đều giảm. Năm 2007 là 36796 triệu đồng giảm 1156,058 triệu đồng so với năm 2004. Trong sản xuất cây lương thực thì lúa là cây trồng chính chiếm tỷ trọng lớn khoảng 99,4%, nhưng GTSX lại giảm dần qua các năm, năm 2007 là 36541 triệu đồng giảm 1185,05 triệu đồng so với năm 2004, với tốc độ giảm bình quân là 0,69%. Ngô chiếm tỷ trọng nhỏ trong sản xuất cây lương thực nhưng có xu hướng ngày càng tăng, năm 2004 chiếm 0,6% đến năm 2007 chiếm 0,69%, năm 2006 đạt 283 triệu đồng tăng 56,992 triệu đồng so với năm 2004 GTSX cây ngô tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 4,72%. Như vậy GTSX cây lượng thực giảm dần trong cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là phù hợp với quá trình chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp của thành phố Hà Đông nói riêng và của cả nước nói chung. a2. Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực Bảng 8 : Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Diện tích cây lương thực Ha 3034,81 100 2911,26 100 2721,11 100 2638,21 100 Năng suất tạ/ha 58,12 57,21 58,38 56,18 Sản lượng tấn 17640,97 16656,13 15887,75 14821,87 1 Diện tích lúa cả năm ha 2999,45 98,83 2872,58 98,67 2645,74 97,23 2526,87 95,78 Năng suất tạ/ha 58,5 57,61 59,08 56,8 sản lượng tấn 17546,8 16550,21 15631,09 14353,02 - Diện tích lúa đông xuân 1499,75 50 1470,14 51,2 1313,85 49,66 1290,75 51,08 Năng suất tạ/ha 62 62,2 62 55,29 Sản lượng tấn 9298,45 9144 8145,86 7136,56 - Diện tích lúa mùa 1499,7 50 1402,44 48,8 1331,89 50,34 1236,11 48,92 Năng suất 55 52,81 56,2 58,38 Sản lượng 8248,35 7406,21 7485,21 7216,41 2 Diện tích ngô ha 35,36 1,17 38,68 1,33 75,37 2,77 111,34 4,22 Năng suất tạ/ha 26,63 27,37 34,05 42,13 Sản lượng tấn 94,17 105,92 256,6 469,1 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Qua 4 năm ta thấy diện tích cây lương thực biến động như sau: Từ năm 2004-2007 diện tích cây lương thực giảm , năm 2007 diện tích là 2638,21 ha giảm 396,6 ha so với năm 2004 tốc độ giảm bình quân là 4,5%/năm. Sản lượng và năng suất lúa đều giảm với tốc độ giảm trung bình lần lượt là 8,73% và 1,1% trong đó năng suất lúa giảm không đáng kể. Nguyên nhân là do diện tích cây lương thực giảm dần qua các năm. Trong cơ cấu trồng cây lương thực thì lúa chiếm tỷ trọng lớn,diện tích lúa chiếm 97,63% tổng diện tích cây lương thực, nhưng lại có xu hướng giảm dần qua các năm năm 2007 là 2526,87 ha giảm 472,58 ha so với năm 2004, tốc độ giảm bình quân 5,5%/năm, cả năng suất và sản lượng lúa đều giảm nguyên nhân là do diện tích lúa giảm, trong đó năng suất lúa giảm không đáng kể tốc độ giảm trung bình là 0,95%, sản lượng lúa giảm đáng kể năm 2007 là 14353,02 tấn giảm 3193,78 tấn, với tốc độ giảm trung bình là 6,47%. Sản xuất lúa được chia làm 2 vụ/năm. Cả 2 vụ đều có biến động theo biến động chung. Đối với cây ngô trồng diện tích trồng ít, nhưng có xu hướng tăng qua các năm, năm 2007 có 111,34 ha tăng 75,98 ha so với năm 2004, với tốc độ tăng lớn khoảng 50,6%, năng suất và sản lượng ngô đều tăng, năm 2007 đạt 469,1 tấn tăng 374,4 ha so với năm 2004, tốc độ tăng sản lượng trung bình là 79,17%. Cả năng suất và sản lượng ngô đều tăng là do diện tích gieo trồng ngô tăng qua các năm b. Cây chất bột b1.Cơ cấu GTSX cây chất bột Bảng 9: Cơ cấu GTSX cây chất bột Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % A Cây chất bột 1014,186 100 384 100 858 100 795 100 A1 Cây khoai lang 966,186 95,26 366 95,3 785 91,5 735 92,45 A2 Cây sắn 48 4,74 18 4,7 73 8,5 60 7,55 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Cây chất bột được trồng ở thành phố Hà Đông chủ yếu là khoai lang và sắn, ta thấy GTSX cây chất bột giảm dần qua các năm , năm 2007 là 795 triệu đồng giảm 219,186 triệu đồng so với năm 2004. Trong cơ cấu trồng cây chất bột thì khoai lang chiếm tỷ trọng lớn khoảng 94%, nhưng lại có GTSX giảm dần qua các năm , năm 2007 là 735 triệu đồng giảm 231,186 triệu đồng so với năm 2004. Sắn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng cả về tỷ trọng và GTSX, năm 2007 là 7,55% tăng 2,81% so với năm 2004, năm 2007 GTSX của cây sắn đạt 60 triệu đồng tăng 12 triệu đồng so với năm 2004. b.2.Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột Bảng 10: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng cây chất bột Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Diện tích cây chất bột Ha 76,82 100 57,15 100 97,9 100 72,52 100 1 Diện tích khoai lang Ha 65,82 85,68 52,15 91,25 92 93,97 67,92 93,66 Năng suất Tạ/ha 81,55 82,66 83,69 79,5 Sản lượng Tấn 536,77 431,05 770 540 2 Diện tích sắn Ha 11 14,32 5 8,75 5,9 6,03 4,6 6,34 Năng suất Tạ/ha 43,64 48,8 47,45 43,68 Sản lượng Tấn 48 24,4 28 20,05 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Cây chất bột sản xuất chủ yếu để làm thức ăn cho chăn nuôi nên diện tích cây chất bột ít. Ta thấy diện tích cây chất bột giảm dần qua các năm , năm 2007 đạt 72,52 ha giảm 4,3 ha so với năm 2004, như vậy có thể nói GTSX cây chất bột giảm là do diện tích gieo trồng cây chất bột giảm. Diện tích cây khoai lang năm 2007 chiếm 93,66 % diện tích cây chất bột nhưng diện tích ngày càng giảm dần; năng suất ngày càng cao, năm 2007 do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt mà năng suất bị giảm, sản lượng khoai lang tăng tốc độ tăng bình quân đạt 9,6%, năm 2007 đạt 540 tấn tăng 3,23tấn so với năm 2004. Như vậy cả năng suất và GTSX khoai lang đều tăng mà GTSX lại giảm xuống là do diện tích gieo trồng khoai lang bị giảm. Diện tích cây sắn ngày càng giảm, tốc độ giảm bình quân 19,5%, năng suất tăng với tốc độ tăng bình quân là 0,3%, sản lượng sắn giảm qua các năm, năm 2007 là 20,05 tấn giảm 27,95 tấn so với năm 2004, như vậy GTSX sắn tăng là do năng suất tăng c.Rau đậu các loại. c1.Cơ cấu GTSX rau đậu các loại Bảng 11: Cơ cấu GTSX rau đậu các loại Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Tổng GTSX rau đậu các loại 8308,726 100 10800 100 6106 100 5583,594 100  1 Rau các loại 7875,976 94,79 10302 95,3 5892,29 96,5 5421,67 97,1  2 Đậu các loại 432,750 5,21 498 4,7 213,71 3,5 161,924 2,9 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Ta thấy GTSX rau đậu các loại giảm dần qua 4 năm , năm 2007 là 5583,594 triệu đồng giảm 2725,132 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ giảm trung bình là 7,35%. Trong đó rau các laọi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu GTSX rau đậu các loại, khoảng 95,5% và có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng GTSX của rau các loại lại giảm dần qua các năm, năm 2007 là 5421,67 triệu đồng giảm 2454,306 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ giảm trung bình là 6,6%. Cả tỷ trọng và GTSX của đậu các loại đều giảm dần qua các năm, năm 2007 chiếm 2,9% giảm 2,31% so với năm 2004, GTSX của đậu các loại năm 2007 là 161,924 triệu đồng giảm 270,826 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ giảm trung bình là 22,09%. c.2.Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu các loại Bảng 12: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng rau đậu các loại Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % Diện tích rau các loại ha 356,49 100 397,22 100 795,43 100 826,4 100 Năng suất tạ/ha 158,26 161,9 132,15 135,86 Sản lượng tấn 5641,6 6431,01 10511,7 11227,6 1 Diện tích rau vụ đông ha 179,92 50,47 251,67 63,36 412,9 51,91 422,3 51,1 Năng suất tạ/ha 158 162 105,6 137 Sản lượng tấn 2842,73 4077,05 4360,22 5785,5 2 Diện tích rau vụ xuân ha 103,27 28,97 81,82 20,06 202,75 25,49 214,2 25,92 Năng suất tạ/ha 158,1 163,3 161 134 Sản lượng tấn 1632,7 1335,87 3264,27 2870,27 3 Diện tích rau vụ mùa ha 73,3 20,56 63,73 16,58 179,78 22,6 189,9 22,98 Năng suất tạ/ha 159,1 159,9 160,6 135,43 Sản lượng tấn 1166,2 1018,8 2887,26 2571,8 4 Diện tích đậu các loại 18,76 16,06 27,14 22,932 Năng suất tạ/ha 96 95,1 94,3 92 Sản lượng tấn 180 152,73 255,93 210,97 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Qua 4 năm ta thấy diện tích trồng rau tăng dần qua các năm, năm 2007 là 826,4 ha tăng 469,91 ha so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân là 37,3%, sản lượng các loại rau tăng, năm 2007 là 11227,6 tấn tăng 5586 tấn so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân là 26,6%, trong khi đó năng suất có xu hướng giảm, năm 2007 là 135,86 tạ/ha giảm 22,4 tạ/ha so với năm 2004. Như vậy GTSX của rau các loại giảm là do năng suất của rau giảm, vì thế sản lượng tăng không tương xứng với diện tích gieo trồng tăng. Trong 3 vụ trồng rau thì rau vụ đông chiếm tỷ trọng lớn nhất 51%, năng suất rau vụ đông giảm năm 2007 là 137 tạ/ha giảm 21tạ/ha so với năm 2004, trong khi đó sản lượng tăng, năm 2007 là 5785,5 tấn tăng 2942,77 tấn so với năm 2004.Rau vụ xuân có diện tích, năng suất và sản lượng đều lớn hơn rau vụ mùa. Diện tích gieo trồng và sản lượng đậu các loại tăng: Năm 2007 diện tích gieo trồng là 22,939 ha tăng 4,18 ha so với năm 2004, sản lượng năm 2007 là 210,97 tấn tăng 30,97 tấn so với năm 2004, nhưng năng suất của đậu các loại lại giảm, năm 2007 là 92 tạ/ha giảm 4tạ/ha so với năm 2004, dẫn đến GTSX của đậu cũng giảm qua các năm. d. Cây công nghiệp hàng năm d1.Cơ cấu GTSX cây công nghiệp Bảng 13: Cơ cấu GTSX cây công nghiệp Đơn vị tính:Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 số lượng Cơ cấu % Số lượng Cơ cấu % số lượng Cơ cấu % số lượng Cơ cấu % Tổng GTSX cây công nghiệp 1575,71 100 1673 100 7140,21 100 7538,75 100 A GTSX cây công nghiệp hàng năm 160,71 10,2 152 9,08 148,21 2,03 142,75 1,2 1 Cây lạc 74,46 70 68,1 65,21 2 Cây đỗ tương 86,25 82 80,11 77,54 B Cây công nghiệp hàng năm khác 1415 89,8 1521 90,92 6992 97,97 7396 98,8 1 Hoa cây cảnh 165,5 187,9 269,7 307,34 2 Cây làm thuốc 215 256 305 375 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Hà Đông Ta thấy tổng GTSX của cây công nghiệp hàng năm tăng mạnh, năm 2007 đạt 7538,75 triệu tăng 5963,04 triệu so với năm 2004. Trong cơ cấu GTSX cây công nghiệp hàng năm thì lạc và đỗ tương chiếm tỷ trọng nhỏ trong khi đó hoa cây cảnh và cây làm thuốc chiếm tỷ trọng lớn, GTSX của lạc và đỗ tương đều giảm qua các năm, năm 2007 GTSX của lạc là 65,21 triệu đồng, giảm 9,25 triệu đồng so với năm 2004, GTSX của đỗ tương là 77,54 triệu đồng giảm 8,71 triệu đồng so với năm 2004. Trong khi đó GTSX của hoa cây cảnh tăng mạnh, năm 2007 đạt 7021 triệu đồng tăng 5821 triệu đồng so với năm 2004, cây làm thuốc cũng phát triển mạnh, năm 2007 GTSX đạt 375 triệu đồng tăng 160 triệu đồng so vơớinăm 2004. Như vậy trong cơ cấu GTSX cây công nghiệp hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10035.doc
Tài liệu liên quan