MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: CỔ PHẦN HOÁ - MỘT PHƯƠNG HƯỚNG QUAN TRỌNG CỦA ĐỔI MỚI HỆ THỐNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I. Những vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần và cổ phần hoá DNNN
1. Quan niệm về công ty cổ phần và cổ phần hoá DNNN
2. Vai trò công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường xã hội
3. Sự cần thiết phải thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
4. Qui trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần
5. Kinh nghiệm cổ phần hóa ở một số nước trên thế giới
II. Hệ thống các văn bản hướng dẫn về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
III. Khái quát tình hình chung về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1. Giai đoạn thí điểm (1992 - 1995)
2. Giai đoạn mở rộng (1996 - 6/1998)
3. Giai đoạn thực hiện theo Nghị định 44/CP đến nay
PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở HẢI DƯƠNG
I. Khái quát chung về quá trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở Hải dương
1. Khái quát tình hình hệ thống doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương
2. Quá trình thực hiện đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN thuộc địa phương quản lý năm 2000
II. Tình hình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương
1. Các chủ trương của Tỉnh Hải Dương về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
2. Tình hình thực hiện các khâu công tác của quá trình chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần ở Hải Dương.
III. Kết quả và khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương.
1. Những kết quả của qúa trình cổ phần hoá DNNN đến cuối năm 2000
2. Những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương
PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở HẢI DƯƠNG.
A. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU THỰC HIỆN SẮP XẾP LẠI DNNN VÀ ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
I. Phương hướng thực hiện đổi mới sắp xếp lại DNNN trong năm 2001 và các năm tiếp theo
1. Phương hướng chung
2. Phương hướng thực hiện đổi mới sắp xếp lại DNNN ở Hải dương trong năm 2001 và các năm tiếp theo
II. Mục tiêu sắp xếp lại DNNN và chuyển DNNN thành công ty cổ phần
B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CỔ PHẦN HOÁ DNNN Ở HẢI DƯƠNG
I. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến tuyên truyền về chủ trương cổ phần hoá.
II. Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá
III. Hoàn thiện việc xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá
IV. Đổi mới tổ chức chỉ đạo quá trình cổ phần hoá
1. Xác định đối tượng cổ phần hoá
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện cổ phần hoá DNNN
V. Tạo hành làn pháp lý ngày càng đồng bộ cho việc tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần
1. Chú trọng việc hướng dẫn thi hành các điều khoản về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp
2. Phát huy vai trò của thị trường chứng khoán trong việc hình thành và phát triển công ty cổ phần
3. Nhà nước cần sớm đưa ra các văn bản pháp qui hướng dẫn việc đánh giá lại doanh nghiệp cổ phần
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thác, chế biến khoáng sản: 1 DN
Chế biến gỗ : 1 DN
Vận tải ô tô hàng hoá: 1 DN
Vận tải ô tô hành khách: 1 DN
Sản xuất giống lúa, màu: 2 DN
Sản xuất cá giống: 4 DN
Truyền giống gia súc: 1 DN
Trồng trọt (trồng cây, dâu tằm): 3 DN
Lâm nghiệp: 1 DN
Khai thác công trình thuỷ lợi: 12 DN
Dược phẩm thiết bị y tế: 1 DN
In: 1 DN
Phát hành sách Giáo khoa & Thiết bị tin học: 1 DN
Chiếu bóng: 1 DN
Cảng : 1 DN
Khách sạn - Dulịch: 1 DN
Thương mại - Dịch vụ (ngành Thương mại, Nông nghiệp): 6 DN
Xuất - Nhập khẩu: 4 DN
Xổ số kiến thiết :1 DN
Dịch vụ lao động: 1 DN
Phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hải dương có quy mô nhỏ bé. Tổng số vốn kinh doanh 586 tỷ 760 triệu đồng; trong đó: vốn Nhà nước (NSNN cấp và vốn có nguồn gốc từ NSNN ) là 195 tỷ 421triệu đồng.
Có 50 DN (chiếm 72,3% tổng số DNNN của Tỉnh) không có đủ vốn pháp định theo quy định của Nhà nước, mức vốn bình quân 1 doanh nghiệp là 2 tỷ 832 triệu đồng
19 doanh nghiệp (chiếm 27,5%) có mức vốn dưới 1 tỷ đồng.
Tình hình lỗ, lãi:
Năm 1998, trong tổng số 67 DNNN hoạt động có 43 doanh nghiệp (bằng 64,1%) hoạt động có lãi 5 tỷ 288 triệu đồng; 6 doanh nghiệp (bằng 9%) hoà vốn; 18 DN (bằng 26,9%) bị lỗ 17tỷ 847 triệu đồng
Tình hình công nợ:
Tổng số nợ phải trả: 361 tỷ 492 triệu đồng, trong đó 48 DNNN của Tỉnh nợ BHXH: 11 tỷ 931 triệu đồng.
Tổng số nợ phải thu: 168 tỷ 48 tr.đ; trong đó nợ khó đòi 25 tỷ 222 trđ, chiếm 15% tổng số nợ phải thu
Đánh giá chung về tình hình DNNN của Tỉnh Hải Dương.
Sau khi sắp xếp theo chỉ thị 500 /TTg đến 1/7/1999 một số doanh nghiệp sau khi được tổ chức lại, đã từng bước ổn định, thích nghi dần với cơ chế mới và phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá, hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng lên.
18% DNNN đã có điều kiện đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, tập trung vào các ngành : chế biến nông sản thực phẩm, may; da giầy; sản xuất xi măng.
Thu nhập của một bộ phận lao động có việc làm ổn định hơn đời sống được cải thiện.
Số lượng DNNN giảm, nhưng mức nộp ngân sách (thuế doanh thu và thuế lợi tức) mà các doanh nghiệp tăng dần (1991: 2.702 triệu đồng năm 1992: 2.592 triệu, năm 1993: 4.807,2triệu năm 1994 7.751triệu, 1995: 9.426 triệu; năm 1996: 9.377,8 triệu , năm 1997: 10.208 triệu, năm 1998: 12,882 triệu).
- Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý doanh nghiệp được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất - kinh doanh, số doanh nghiệp sử dụng lao động có chuyên môn . Bên cạnh những mặt tích cực, các DNNN còn rất nhiều mặt yếu kém. Các DNNN sử dụng 195 tỷ 421 tr.đ vốn của Nhà nước và trên 18,638 ha đất ở những địa điểm thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, có hơn 80% lao động được đào tạo, nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp.
- Trình độ thiết bị, công nghệ của đa số các DNNN còn lạc hậu và chưa đồng bộ , chất lượng nhiều sản phẩm kém, chưa đủ sức cạnh tranh. Một bộ phận doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, chưa ổn định lúng túng trong xác định hướng phát triển. Doanh nghiệp hiện nay chủ yếu tự bươn chải trong các lĩnh vực, mang nhiều tính tự phát . Trong một số lĩnh vực, vai trò của các DNNN địa phương còn mờ nhạt.
- Một bộ phận các DN trên thực tế có sở hữu hỗn hợp, thực chất đã được cổ phần hoá về sở hữu, nhưng cơ chế tổ chức, quản lý tài chính và quản lý sản xuất - kinh doanh phân phối lợi ích và kiểm soát..., chưa phù hợp nên chưa tạo ra động lực để phát triển
- Giao vốn , tài sản cho doanh nghiệp nhưng chưa kiểm kê và định giá cụ thể, chính xác. Công tác tài chính, kế toán doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, kiểm tra, giám sát về tài chính doanh nghiệp chưa theo kịp nên dẫn đến thất thoát tài sản, tiền vốn, lãi giả lỗ thật.
- Còn nhiều DNNN có quy mô quá nhỏ, bố trí phân tán tình trạng doanh nghiệp thiếu vốn để duy trì hoạt động và đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất là phổ biến. Tình hình tài chính của doanh nghiệp chưa lành mạnh, chưa giải quyết được dứt điểm những tồn tại về tài chính phát sinh từ nhiều năm nay.
- Cơ cấu ngành và vùng lãnh thổ còn có bất hợp lý, hoạt động chồng chéo. Việc một số DNNN địa phương tham gia các tổng công ty TW chưa đem lại hiệu quả rõ ràng, không tạo ra sự thay đổi cơ cấu DNNN theo ngành trên địa bàn lãnh thổ, chưa giải quyết được tình trạng nhiều DNNN hoạt động cùng ngành nghề trên một địa bàn, mà chỉ có sự thay đổi cấp quản lý.
- Chưa xây dựng và vận hành đầy đủ các quy chế về kế hoạch sản xuất – kinh doanh, kế hoạch tài chính cho các DNNN đã được phân loại thành doanh nghiệp chuyên kinh doanh, doanh nghiệp hoạt động công ích.
- Một số bộ phận doanh nghiệp, chưa quản lý chặt chẽ, được vốn doanh số, lao động và thu nhập. Số lao động của các DNNN không có đủ việc làm ổn định tăng, số có việc làm thu nhập còn thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn. Chưa có cơ chế tạo ra động lực thực sự để doanh nghiệp có điều kiện phát triển.
Từ những nét chấm phá sơ bộ trên cho thấy, các DNNN của Tỉnh đang ở trong tình trạng phân tán, nhỏ bé, lạc hậu hiệu quả kinh doanh thấp kém. Đặt trong yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới, có thể thấy việc đẩy nhanh quá trình đổi mới, sắp xếp lại các DNNN của Tỉnh Hải dương là hết sức cấp thiết.
2. Quá trình sắp xếp lại các DNNN do Tỉnh Hải dương quản lý .
Trong chương trình chung về đổi mới DNNN thực hiện trong phạm vi toàn quốc, Tỉnh Hải Dương đã có những nỗ lực to lớn để triển khai nhanh và có hiệu quả việc sắp xếp lại DNNN . Sau khi có chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21/4/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh và sắp xếp đổi mới DNNN , UBND Tỉnh Hải dương thành lập “Ban đổi mới quản lý DN Tỉnh do đồng chí phó chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban , với sự tham gia của đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước. Ban này làm nhiệm vụ xây dựng phương án và chỉ đạo quá trình sắp xếp lại các DNNN của Tỉnh.
Trên cơ sở điều tra cơ bản, đánh giá và phân loại toàn bộ các DNNN của Tỉnh phương án sắp xếp lại các DNNN trong 1999-2000 đã được xây dựng. Theo đó Tỉnh sẽ gửi và củng cố 50 DNNN, chuyển đổi sở hữu 19 doanh nghiệp. Trong đó cổ phần hoá 9, sát nhập với doanh nghiệp khác 6; chuyển giao TW quản lý 1, Giải thể, phá sản 3.
UBND Tỉnh đã tổ chức quán triệt phương án này cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các DNNN. Bằng sự năng động sáng tạo , với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, phương án đã được triển khai trong cuộc sống và bước đầu đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc thay đổi cơ cấu DNNN, thể hiện các khía cạnh sau:
Số DNNN quản lý 6 DN so năm 1999 (tỷ lệ giảm 6/69), đặc biệt số DN hoạt động kinh doanh giảm (6/50) so với năm 1999.
- Số DNNN thực hiện sắp xếp trong năm 2000 là 10 DN tăng 5 lần so với năm 1999. Trong đó có nhiều chuyển biến tích cực thúc đẩy DN theo hướng phát triển, đó là 2 DN do nhiều năm qua thua lỗ triền miên, người lao động không có việc làm nên Tỉnh đã có quyết định giải thể nhưng có sự phối hợp chặt chẽ của Tỉnh với các DNTW nên 2 DN này là công ty cơ khí điện và xí nghiệp truyền thanh đã được bàn giao về công ty lắp máy 69 - 3 thuộc tổng công ty lắp máy Việt nam, sau khi sát nhập DN đã phát triển, giải quyết việc làm cho hầu hết số lao động hiện có bảo đảm thu nhập từ 600.000 - 709.000 đ/ng/tháng; chặn đứng tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ, sử dụng có hiệu quả số tài sản và vốn hiện có của các DN cũ.
- Có 3 XN giống lúa được sát nhập vào công ty giống lúa lai cách và hình thành công ty giống cây trồng của Tỉnh. Bước đầu đi vào hoạt động do được bộ Tài chính và UBND Tỉnh hỗ trợ vốn, công ty đã có những giải pháp tích cực nâng sản lượng thóc giống cung cấp trong Tỉnh từ 1000 tấn trong những năm trước đây lên 2000 tấn trong năm 2000 góp phần nâng cao năng suất , chất lượng lương thực của Tỉnh.
- Trong năm 2000, Hải dương có 5 DN thực hiện CPH (trong đó công ty xi măng Duyên Linh được chuyển tiếp từ năm 1999 sang) đến hết năm, đã có 3 DN chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, 2 DN đã xác định xong giá trị DN đang hoàn chỉnh phương án và điều lệ, phát hành cổ phiếu để hoàn tất việc chuyển sang cổ phần.
Được sự chỉ đạo Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh cũng như các ngành , các cấp và sự nỗ lực các DN trên địa bàn, chắc chắn rằng phương án sắp xếp lại và đổi mới quản lý các DNNN của Tỉnh sẽ được thực hiện có hiệu quả.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN thuộc địa phương quản lý năm 2000.
Đến hết năm 2000, tính cả 2 DN đang thực hiện CPH thì trên địa bàn Hải dương còn 65 DNNN. Trong đó có 19 DN hoạt động công ích và một phần công ích, 46 DN thực hiện sản xuất kinh doanh. Tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN thuộc địa phương quản lý năm 2000 như sau: (bảng bên)
STT
Chỉ tiêu
Thực hiện 1999
Thực hiện 2000
So sánh %
1
2
3
3/2
Tổng số DN
69
65
- Số DN SXKD lãi
43
41
+ Số lãi thực hiện
7.394
6.118
83
1.2
Số DN SXKD hoà
2
8
400
1.3
Số DN SXKD lỗ
24
16
66,7
Số lỗ phát sinh
7.733
8.400
108,6
1.4
Số DN thua lỗ từ 2 năm
10
Số lỗ luỹ kế
12.967
2
Số vốn Nhà nước tại DN
257.519
265.092
102,9
+ Tính bình quân cho 1 DN
3.567,6
4.078,3
114,0
+ Số DN có vốn NN từ 5-10tỷ đồng
2
2
100
+ Số DN có vốn NN dưới 5 tỷ đồng
40
38
95
+Số DN có vốn NN dưới 1 tỷ đồng
18
13
72
3
Số lao động trong DN
15.690
14.833
94,5
4
Kết quả SXKD
4.1
Doanh thu
965.299
1.117.058
115,7
4.2
Lãi trước thuế
627
-2.282
4.3
Tổng số phải nộp NS
31.893
25.732
80,7
4.4
Nợ phải trả
455.569
391.746
86
Trong đó nợ không có khả năng trả (quá hạn)
44.808
25.190
56
4.5
Nợ phải thu
158.033
153.315
97
Trong đó nợ phải thu khó đòi
18.610
22.531
121
Theo số liệu ở biểu tổng hợp trên cho thấy đến cuối năm 2000 số vốn Nhà nước bình quân trong 1 DNNN là 4.078 tr (tăng 14% so năm 1999), có 2 DN có số vốn Nhà nước trên 10 tỷ đ, có 12 DN có vốn Nhà nước từ 5-10 tỷ đ và 13 DN có số vốn Nhà nước dưới 1 tỷ đồng. Số lao động trong các DN năm 2000 giảm được 857 người so với năm 1999 (chủ yếu do giảm DN bàn giao hoặc chuyển đổi), thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 309.000đ/ng/tháng năm 1999 lên 400.000 đ/ng/tháng năm 2000. Đặc biệt doanh thu thực hiện năm 2000 tại các DN tăng 15% so với năm 1999, nhiều DN đã phấn đấu tăng sản lượng và đẩy mạnh tiêu thụ như công ty xi măng Hải dương, công ty khai thác đá khoáng sản, công ty sổ số, công ty giày và một số công ty xây lắp .
Nếu loại trừ thuế XNK thì tổng số nộp Ngân sách của các DNNN địa phương quản lý trên địa bàn Hải Dương năm 2000 đã nộp vào NS 19.625trđ, đạt 106,7% kế hoạch giao và tăng hơn so với thực hiện năm 1999.
Do phát triển được sản xuất kinh doanh, tăng doanh số một số doanh nghiệp đã phấn đấu trích tăng khấu hao để có nguồn trả nợ vốn đầu tư cũng như trang trải các khoản công nợ đã đến hạn hoặc quá hạn, do đó đến hết năm 2000 số nợ phải trả giảm 14% so với năm trước nhất là nợ quá hạn giảm tới 44%. Đây là dấu hiệu tích cực của tình hình tài chính DN được cải thiện theo hướng lành mạnh.
Theo số liệu ước tính , số DN sản xuất kinh doanh lỗ trong năm 2000 chỉ còn 16DN (giảm 8 DN so với năm 1999), số DN hoà tăng thêm 6. Một số DN kinh doanh thua lỗ liên tục đến năm 2000 đã hoà hoặc lãi như công ty xi măng Hải dương, công ty nông sản thực phẩm...kết quả bước đầu của việc thực hiện đổi mới sắp xếp DNNN ở Tỉnh Hải Dương năm 2000 đã tạo ra được sự chuyển biến tích cực và rõ nét trong hoạt động của các DNNN mặc dù số DN giảm đi nhưng các DNNN vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu của Xã hội (nhất là các DN công ích ) đồng thời hiệu quả hoạt động của các DN cũng được nâng cao, số nộp Ngân sách vẫn tăng trưởng các DNNN thuộc Tỉnh quản lý trong những năm qua và đặc biệt năm 2000 đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Tỉnh Hải Dương.
Những yếu kém, tồn tại của DNNN thuộc địa phương quản lý ở Hải dương cần khắc phục.
Những tiến bộ trên về đổi mới sắp xếp DNNN và kết quả hoạt động của các DNNN thuộc địa phương quản lý rất quan trọng nhưng chưa tương xứng với yêu cầu và năng lực sẵn có của DNNN, nhất là vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, đó là do DNNN còn nhiều yếu kém tồn tại, cơ bản nhất là:
- Trong vài năm gần đây và đặc biệt năm 2000, tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN thuộc địa phương quản lý chưa cao và có chiều hướng chững lại so với tốc độ phát triển chung của nền kinh tế và khu vực DN ngoài quốc doanh, điều đó thể hiện trước hết ở việc thực hiện kim ngạch xuất khẩu, nhiều DN đã không hoàn thành kế hoạch được giao, số DN lãi và lỗ lãi tuyết đối giảm, nếu năm 1999 có 44 DNNN làm ăn có lãi với số lãi tuyệt đối là 7.394 triệu đồng thì năm 2000 theo số liệu ước tính ban đầu chỉ có khoảng 41 DNNN do Tỉnh quản lý có lãi với số lãi 6.118tr . Trong khi số DN lỗ giảm đi thì số lỗ tuyệt đối lại tăng lên gần 10% so với năm 1999, điều đó có nghĩa là số lỗ của từng DN có chiều hướng gia tăng. Trong số các DN địa phương của Tỉnh hiện nay vẫn còn 10 DN bị lỗ từ 2 năm trở lên số lỗ luỹ kế chưa được xử lý gần 13 tỷ đồng, những DN nằm trong khái niệm sản xuất kinh doanh hoà (không lãi, không lỗ) thực chất cũng là những DN sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả và nếu tính toán đủ sẽ lỗ.
- Công nợ trong DNNN hiện nay là quá lớn, nếu như năm 1999 tổng số nợ của DNNN là 613 tỷ đồng (gấp hơn 2 lần số vốn Nhà nước tại các DN), trong đó nợ phải trả là 455 tỷ và nợ phải thu là 158 tỷ thì năm 2000 các DN vẫn có số nợ 544 tỷ trong đó 391 tỷ nợ phải trả và 153 tỷ nợ phải thu, chỉ tính riêng số công nợ phải thu đến cuối năm 2000 đã chiếm gần 60% số vốn Nhà nước trong DN, trong đó phải thu khó đòi là 22,5 tỷ tăng 21% so với năm trước công nợ lớn nhất vẫn là phải thu về thuỷ lợi phí của các DN thuỷ nông, sau đó là các DN thuộc ngành thương mại du lịch.
Chính với tình hình tài chính rất không lành mạnh đó, một phần do lịch sử để lại, phần nhiều hơn do mới phát sinh nhưng không được xử lý kịp thời và dứt điểm đã làm cho hạch toán ở các DN bị méo mó, các DNNN vốn đã thiếu vốn (nếu xét trên sổ sách kế toán) lại càng thiếu hơn do bị mất vốn qua công nợ và đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hạn chế khả năng cạnh tranh của DN cũng là lực cản của quá trình đổi mới sắp xếp DNNN trong phạm vi cả nước nói chung và Hải dương nói riêng trong thời gian qua.
- Tư tưởng bao cấp nhất là bao cấp về tài chính trong các DNNN vẫn còn nặng nề, trong những năm qua và năm 2000, mặc dù ngân sách Tỉnh còn nhiều hạn chế và khó khăn nhưng Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh vẫn hết sức quan tâm đến việc đầu tư, hỗ trợ DN, bên cạnh nguồn vốn XDCB của Nhà nước đầu tư tài sản giao cho các DN quản lý như: các trạm bơm, công trình kênh mương hàng chục triệu tỷ đồng, năm 2000 Tỉnh ta còn trực tiếp cấp bổ sung vốn lưu động cho các DNNN hơn 6 tỷ đồng...Nếu tính một cách chính xác thì số nộp vào ngân sách của các DNNN hàng năm ít hơn nhiều so với phần mà Nhà nước hỗ trợ cho các DN . Ngoài ra còn chưa kể đến các khoản Nhà nước cho DN vay ưu đãi, khoanh nợ và xoá nợ cho DN. Chính sự ưu đãi này đã làm hạn chế tính năng động , sáng tạo của DNNN, tạo ra tư tưởng ỷ lại, muốn duy trì phiến hiện là DNNN hơn là thực hiện chuyển đổi sở hữu của đội ngũ quản lý và người lao động ở một số DN.
- Tình trạng lao động thiếu việc làm và dôi dư cùng với chất lượng lao động là một khó khăn cho quá trình phát triển của DN và ảnh hưởng xấu đến quá trình đổi mới sắp xếp lao động.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì số lao động thiếu việc làm trong các DNNN thuộc địa phương quản lý ở Hải Dương, thường xuyên trên 20%, cá biệt có các DN tới 50-70% như ở một số DN ngành thương mại - Du lịch, hầu hết người lao động phải bươn trải lo cuộc sống, làm nghĩa vụ đóng BHXH và BHYT, ngoài ra còn phải nộp khoán cho DN.
Trong các DN, phần lớn lao động đều không qua đào tạo hoặc đào tạo rất hạn chế nên ảnh hưởng trực tiếp đến NSLĐ của DN. Khi chuyển sang cơ chế DN được quyền tự chủ thì việc giám sát của Nhà nước bị hạn chế nên việc tuyển dụng lao động ở nhiều DN còn rất tuỳ tiện, thừa lao động nhưng vẫn tiếp tục tuyển dụng. ở đây có 2 mặt của một vấn đề, một mặt DN vẫn thừa đội ngũ lao động do không đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi nhưng chưa có cơ chế chính sách để giải quyết số lao động này mặt khác DN vẫn cần phải tuyển dụng hoặc đào tạo lại đội ngũ lao động nhưng cũng chưa có cơ chế rõ ràng nên vừa hạn chế quyền của DN lại vừa tạo điều kiện cho 1 số DN sử dụng quyền tự chủ, tuyển dụng quá nhiều lao động trở thành gánh nặng cho DN và Nhà nước khi tiến hành giải thể hoặc chuyển đổi sở hữu DN.
Bên cạnh đó, hầu hết DNNN ở Hải Dương đều có tiền thân từ cơ chế quản lý tập trung bao cấp hoặc tiếp quản những cơ sở sản xuất kinh doanh trong cơ chế cũ nên ngày từ đầu DN đã không được trang bị đầy đủ những điều kiện tối thiểu, trách nhiệm cá nhân giám đốc khi bàn giao tiếp nhận lại không được phân định rõ ràng. Đội ngũ giám đốc chưa được trang bị đầy đủ, có hệ thống về quản lý theo cơ chế thị trường nên đã thực sự ảnh hưởng đến việc điều hành quản lý doanh nghiệp.
- DNNN ở Hải Dương còn quá nhỏ về quy mô dàn trải, chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề. Trong số DNNN thuộc địa phương quản lý đến năm 2001, có 51 DN chiếm gần 80% số DN có số vốn 5 tỷ đồng trong đó 13DN (trên 30%) số DN có số vốn nhà nức dưới 1 tỷ đồng, so với mức bình quân chung của cả nước hiện nay 1 DN có số vốn Nhà nước gần 22 tỷ đồng và có trên 50% số DN có số vốn trên 5 tỷ đồng lại càng thấy tính nhỏ bé, dàn trải của các DNNN ở Hải Dương. Riêng ngành nông nghiệp vẫn còn các xí nghiệp cá giống có quy mô quá nhỏ ngành thương mại – du lịch, xây dựng cũng có nhiều DN tồn tại cùng thực hiện kinh doanh các ngành nghề tương tự như đã tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến sự đầu tư quá dàn trải trong khi nguồn vốn quá hạn hẹp làm mất cân đối trong quan hệ cung cầu.
Một tồn tại mang tính phổ biến và nổi bật của các DNNN ở Hải dương là trình độ kĩ thuật, công nghệ lạc hậu cùng với thiếu chiến lược sản xuất kinh doanh và thị trường ổn định là cản trở lớn đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập của DN. Qua số liệu kiểm kê đánh giá 1/1/2000 ở các DN cho thấy hầu hết máy móc thiết bị trong các DN địa phương hiện nay đều đã cũ, trang bị từ lâu, đã hết khấu hao , có 1 số mới đầu tư nhưng do thiếu vốn nên mang tính chắp vá không đồng bộ. Bên cạnh đó, có thể nói việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện nay tuy là sự sống còn đối với DN nhưng do thiếu chiến lược sản xuất kinh doanh và thị trường nên hầu hết DN thực sụ lúng túng trong đầu tư nếu không tính toán kỹ thì việc đầu tư sẽ trở thành gánh nặng đối với DN, nhất là trong điều kiện đầu tư hoàn toàn bằng vốn vay. Từ đó, cho thấy các sản phẩm của DN địa phương Tỉnh Hải Dương (nhất là sản phẩm chế biến xuất khẩu) chưa có chất lượng và giá thành đủ sức cạnh tranh nên thị trường khu vực và thế giới.
Các tồn tại yếu kém trên của các DNNN ở Hải Dương hiện nay mang tính phổ biến, tất yếu và khách quan, nếu chậm được khắc phục thì không những là lực cản của DN trong quá trình phát triển, hội nhập mà còn là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình sắp xếp đổi mới DN theo yêu cầu cấp thiết hiện nay.
II.Tình hình thực hiện cổ phần hoá DNNN ở Hải Dương.
1. Chủ trương của Tỉnh uỷ-UBND Tỉnh Hải Dương về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 BCH TW ( Khoá VIII) về tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21-4-1998 về việc đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp, cùng với việc sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước chính phủ đã ban hành nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29-6-1998 về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với mục tiêu nhất quán là nhằm huy động vốn, tạo điều kiện cho người lao động làm chủ thực sự trong doanh nghiệp, tạo động lực bên trong, thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng tài sản của Nhà nước và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TƯ đã ban hành một loại mẫu hướng dẫn về xây dựng phương án, qui trình tiến hành, mẫu điều lệ, mẫu báo cáo. ở Hải Dương, từ những năm 1994, Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh Hải Dương đã có chủ trương về thí điểm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn, cùng với các địa phương trong cả nước. Hải Dương là một trong những địa phương sớm ra quyết định thành lập ban chỉ đạo và tổ chuyên viên giúp việc, đồng thời để ban hành qui chế làm việc cụ thể của ban để thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp trên địa bàn. Trong chương trình hành động triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của BCH TW Đảng khoá 8, nội dung đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có việc thúc đẩy quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp trong những chủ trương và biện pháp lớn của Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh và Hội đồng nhân dân Tỉnh Hải Dương.
Trong quá trình triển khai chủ trương đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó cổ phần hoá sắp xếp lại các cơ sở kinh tế Nhà nước, không giảm bớt các cơ sở không cần duy trì hình thức doanh nghiệp Nhà nước, những cơ sở không quan trọng, làm ăn thua lỗ kéo dài. Tỉnh cần tập trung nguồn lực phát triển kinh tế trong những ngành lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ then chốt. Bỏ cơ chế quản lý “cấp chủ quản”, nâng cao chất lượng quản lý của các sở chuyên ngành. Đổi mới và tăng cường vai trò của Nhà nước và kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực phân phối lưu thông.
Phát triển mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trừ một số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, nói chung Nhà nước chỉ nắm tỉ lệ cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, còn lại chủ yếu bán cổ phần cho cán bộ công nhân viên doanh nghiệp, một phần bán ra ngoài doanh nghiệp. Quá trình cổ phần hoá phải làm cho phần vốn Nhà nước tiếp tục tăng lên. Mở rộng các hình thức huy động vốn và các hình thức liên doanh, liên kết, góp cổ phần giữa kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân cả trong và ngoài nước.
Phương châm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước được Tỉnh xác định và quán triệt.
- Bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong quá trình cổ phần hoá; phát huy chủ động và trách nhiệm của các cơ quan quản lý; làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu phương thức tiến hành và động viên họ tham gia trực tiếp vào các công việc của cổ phần hoá.
- Tiến hành chắc chắn, thận trọng, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.
- Tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước, phát huy chủ động và sáng tạo trong khuôn khổ phạm vi quyền hạn của Tỉnh, tích cực tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Trong quá trình cổ phần hoá, phải chú trọng giải quyết vấn đề lao động, không để nảy sinh các vấn đề xã hội phức tạp.
- Công tác cổ phần hoá phải được đặt trong toàn bộ tiến trình sắp xếp lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước.
- Sau cổ phần hoá cần: áp dụng đầy đủ chế độ ưu đãi hiện hành cho doanh nghiệp; không phân biệt, đối xử với doanh nghiệp trong việc: vay vốn đầu tư từ các quỹ, tính dụng ngân hàng sử dụng đất đai, cơ sở vật chất hiện có đang dùng, quan hệ với cơ quan Nhà nước; ưu tiên cho các doanh nghiệp sử dụng số tiền thu được từ bán cổ phiếu để bổ sung vốn hoạt động, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp để không hụt hẫng so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước.
- Thực sự coi cổ phần hoá là một trong những giải pháp rất quan trọng để tạo động lực,hạn chế tiêu cực, huy động vốn, giảm gánh nặng của ngân sách Nhà nước, tạo ra một bước đột phá trong đổi mới sở hữu và quản lý doanh nghiệp.
2.Tình hình thực hiện các khâu công tác của việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
2.1.Công tác tổ chức liên quan đến quá trình cổ phần hoá.
Cổ phần hoá nằm trong khuôn khổ của việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một công tác có ý nghĩa trọng yếu cả về kinh tế và xã hội. Quán triệt phương châm đã nêu trên và để tiến hành có hiệu quả việc cổ phần hoá, UBND Tỉnh đã thành lập “Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp Tỉnh”, nhiệm vụ của Ban là nghiên cứu và chỉ đạo toàn bộ các vấn đề về đổi mới quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ sở do Tỉnh quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ sở do Tỉnh quản lý, mà nhiệm vụ trọng tâm trong những năm trước mắt là chỉ đạo công tác cổ phần hoá. Với hình thức đó, trong công tác cổ phần hoá Ban có nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước để trình Thường vụ Tỉnh uỷ và thường trực UBND Tỉnh quyết định. Trong kế hoạch này, xác định rõ các doanh nghiệp sẽ được chuyển thành công ty cổ phần trong mỗi năm.
- Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra triển khai cổ phần hoá ở các doanh nghiệp và các cơ quan có quản lý doanh nghiệp.
- Thẩm định phương án cổ phần hoá và dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần thành phần của Ban đổi mới gồm có:
- Đồng chí Phó chủ tịch UBND Tỉnh làm trưởng ban.
- Đồng chí: Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phó trưởng ban chuyên trách, thường trực.
- Đồng chí Phó trưởng ban Ban tổ chức chính quyền Tỉnh, Ban kinh tế Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch, Liên đoàn lao động Tỉnh và Giám đốc Sở công nghiệp, Sở xây dựng, Sở Giao thôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4601.doc