Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội

MỤC LỤC

Trang

 

CHƯƠNG I: 1

TỔNG QUAN PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5

1. Khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại trong Thương mậi quốc tế (TMQT) 5

1.1Khái niệm 5

1.1.1 Buôn lâu và vận chuyển hàng hoá trái phép : 5

1.1.2 Gian lận thương mại : 7

1.1.3 Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan : 7

1.2. Phân biệt giữa buôn lậu và gian lận thương mại. 10

1.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại 11

1.3.1 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thương mại đối với nền kinh tế quốc dân 11

1.3.2 Hậu quả của Buôn lậu gian lận thương mại đối với văn hoá xã hội 12

1.3.3 Hậu quả của buôn lậu và gian lận thưong mại đối với an ninh chính trị: 13

2. Các hình thức buôn lậu và gian lận thương mại thường gặp trong lĩnh vực Hải quan: 13

2.1 Các hình thức buôn lậu : 13

2.2 Các hình thức gian lận thương mại 14

2.2.1.Khai báo không trung thực 14

2.2.2. Xuất trình không đúng chủng loại hàng hoá. 17

2.2.3. Xuất trình giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá không đầy đủ, thiếu tính chân thực. 17

3. Cơ sở pháp lí để đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: 18

3.1. Các quy định quốc tế về chống buôn lậu và gian lận thương mại . 18

3.1.1.Quy định trong hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 18

3.1.2. Quy định trong công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá toàn bộ thủ tục Hải quan ( công ước KYOTO). 19

3.1.3. Quy định trong công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính lẫn nhau, điều tra, ngăn ngừa và trấn áp các vi phạm Hải quan ( Công ước NAIROBI) 20

3.2. Các quy định của Việt Nam đối với hoạt động chống Buôn lậu và Gian lận thương mại 20

4. Công cụ phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 21

4.1 Công tác kiểm tra và đăng kí tờ khai : 21

4.1.1.Các mẫu tờ khai được sử dụng : 22

4.1.2 Hồ sơ Hải quan : 23

4.2 Kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá 24

4.2.1 Đối tượng kiểm tra, giám sát thực tế hàng hoá: 24

4.2.2 Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá XNK: 24

4.3 Xác định trị giá Hải quan 26

4.4. Kiểm tra sau thông quan : 26

4.4.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan : 26

4.4.2. Vai trò của kiểm tra sau thông quan : 27

4.4.3 Quá trình kiểm tra sau thông quan : 28

5. Các lực lượng tham gia thực hiện phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại trên lãnh thổ Việt Nam : 28

5.1.Lực lượng hải quan: 28

5.2.Lực lượng của Bộ nội vụ: 29

5.3.Lực lượng Bộ Công an: 29

5.4.Lực lượng quân đội: 29

5.5. Lực lượng quản lý thị trường: 29

5.6. Lực lượng thuế: 30

6. Những nhân tố ảnh hưởng : 31

6.1 Nhân tố kinh tế 31

6.2. Những nhân tố văn hoá - xã hội : 32

6.3 Những nhân tố từ hệ thống hành pháp và lập pháp : 33

6.4. Các nhân tố khác: 34

CHƯƠNG II 35

THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 35

1.Giới thiệu về Cục Hải quan thành phố Hà Nội : 35

1.1.Nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan Hà Nội : 35

1.2.Các hoạt động của cục Hải quan Hà nội trong giai đoạn 2001-2003: 37

1.2.1.Công tác giám sát quản lý 37

1.2.2. Công tác kiểm tra thu thuế XNK 37

1.2.3.Công tác trị giá tính thuế 37

1.2.4.Công tác điều tra chống buôn lậu 38

1.2.5.Công tác kiểm tra sau thông quan 38

1.2.6. Công tác công nghệ thông tin 39

1.2.7.Công tác xây dựng lực lưọng 39

1.2.8 Công tác thanh tra, kiểm tra 40

1.2.9 Công tác văn phòng 40

1.3.Chống buôn lậu và gian lận thương mại - Một trong những nhiệm vụ then chốt của Cục Hải quan TP Hà nội: 41

2.Tình hình và thực trạng của công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Hà Nội trong thời gian qua: 43

2.1 Tình hình chung 43

2.2 Thực trạng của công tác đấu tranh CBL và gian lận thương mại trên địa bàn Hà nội. 45

2.2.1 Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu theo tuyến đường trên địa bàn Hà nội 45

2.2.2 Thực trạng đấu tranh chống các hình thức gian lận thương mại trên địa bàn Hà Nội : 49

3 Những kết quả đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà nội : 55

3.1 Phòng điều tra buôn lậu: 55

3.2. Phòng giám sát quản lý: 56

3. 3. Phòng kiểm tra thu thuế XNK 57

3.4. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo : 58

3.5. Đối với Hải quan các cửa khẩu. 59

4. Nhận xét về công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lân thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà Nội : 60

CHƯƠNG III 65

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 65

I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI 65

1.1. Một số định hướng cho công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội trong thời gian tới 65

1.1.1. Xác định địa bàn trọng điểm 66

1.1.2. Xác định các tuyến vận chuyển cần chú ý 66

1.1.3. Đối tượng trọng điểm cần tập trung đấu tranh 67

1.2. Các giải pháp tăng cường công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà Nội 67

1.2.1. Các giải pháp phòng ngừa và hạn chế vi phạm luật hải quan 67

1.2.2. Các giải pháp đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian tới 76

2. Kiến nghị với Nhà nước một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại 79

2.1. Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp 79

2.2. Gắn việc chống buôn lậu và gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính 81

2.3. Tăng cường hợp tác quốc tế với Hải quan cả nước 81

2.4. Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh sản xuất trong nước 81

2.5. Nhà nước cần có chính sách phát triển kinh tế vùng biên, làm hco nhân dân vùng biên trở thành lực lượng tham gia tích cực vào việc chống buôn lậu 82

2.6. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ và nhân dân về việc chống buôn lậu và gian lận thương mại 82

2.7. Nâng cao giác ngộ pháp luật cán bộ trong các cơ quan quản lý Nhà nước 83

2.8. Phải xử lý nghiêm minh và thích đáng những kẻ buôn lậu và gian lận thương mại 84

2.9. Nghiêm trị những kẻ tiếp tay cho buôn lậu 84

2.10. Các ngành, các cấp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình thị trường 85

Kết luận 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC 91

 

 

 

 

 

doc98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưỡng, không yên tâm. - Mặt phẩm chất đạo đức, năng khiếu chống buôn lậu chưa được quan tâm lựa chọn kỹ, đúng mức, việc rèn luyện trong thực tế còn thiếu, trình độ cán bộ trong lực lượng điều tra chống buôn lậu Cục Hải quan Hà Nội chưa đều, chất lượng cán bộ còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ được giao. - Chưa có một tiêu chuẩn cụ thể của một cán bộ làm công tác điều tra chống buôn lậu. Chống buôn lậu và gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhiều Quốc gia trên Thế giới, tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta nói chung, ở khu vực Hà Nội nói riêng trong nhiều năm gần đây cũng như hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp và đó là những trở ngại lớn cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta nói chung, Cục Hải quan Hà Nội nói riêng luôn coi trọng lĩnh vực đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Thời gian vừa qua dưới sự chỉ đạo của Tổng Cục Hải quan, Cục Hải quan Thành phố Hà Nội đã đề ra nhiều phương án, kế hoạch để phòng ngừa đấu tranh với hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại. Trong cuộc đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại này đòi hỏi mọi cán bộ chiến sĩ Hải quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý chí chiến đấu, coi mặt trận này là mặt trận đấu tranh giai cấp cần phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của Tổng Cục Hải quan, các cấp uỷ Đảng. Kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng, tuỳ theo vị trí nhiệm vụ của mình đóng góp trí tuệ, sức lực vào cuộc đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. 2.Tình hình và thực trạng của công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Hà Nội trong thời gian qua: 2.1 Tình hình chung: Hoạt động Buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt nam hiện nay có diễn biến rất phức tạp để đánh giá đúng mức độ của tình hình, chúng ta có thể đi vào một vài con số cụ thể về tình hình buôn lậu gian lận thương mại trong mấy năm gần đây của Việt Nam: - Năm 1995 ngành Hải quan phát hiện và bắt giữ 11.413 vụ buôn lậu và gian lận thương mại trị giá chiếm 189 tỷ đồng. - Năm 1996 bắt giữ 12.500 vụ trị giá 370 tỷ đồng tăng gấp hai lần năm 1995. - Năm 1997 bắt giữ 16.700 vụ (trong đó 7250 vụ gian lận thương mại) trị giá 530 tỷ đồng (chưa kể trị giá hàng hoá vụ Tân Trường Sanh) tăng 33% về số vụ và 43,5% về trị giá hàng so với năm 1996. Ngoài ra còn thu giữ 5 4 kg thuốc nổ, 98 kg thuốc phiện, 6.636 kg cần sa, 820gram hêrôin, 11.827 ống thuốc gây nghiện, 375 cổ vật, 3.300 đơn vị văn hoá phẩm độc hại (ngành Hải quan đã ra quyết định khởi tố 25 vụ án hình sự, chuyển hồ sơ tang vật và đề nghị cơ quan điều tra khởi tố 51 vụ). - Năm 1998 bắt giữ hơn 32.000 vụ buôn bán và gian lận thương mại với tổng trị giá hàng phạm pháp 430 tỷ đồng (riêng về buôn lậu ngành Hải quan đã phát hiện và bắt giữ 1/1998 đến tháng 12/1998 hơn 11445 vụ với tổng số trị giá khoảng 240 tỷ đồng). -Năm 1999 bắt giữ 10500 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị giá 219 tỷ đồng. -Năm 2000 bắt giữ 6463 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị giá 237 tỷ đồng. - Năm 2001 bắt giữ 5517 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị giá 22 tỷ đồng. - Năm 2002 bắt giữ 1152 vụ Buôn lậu và gian lận thương mại với tổng trị giá 10.2 tỷ đồng. Trong những năm qua hoạt động XNK trên địa bàn Hà Nội và vùng lân cận ngày càng phát triển, kim ngạch hàng hoá XNK và số thuế XNK thu được ở mức độ cao so với cả nước. Công tác quản lý nhà nước về Hải quan ngày càng được tăng cường, đặc biệt là công tác đấu tranh chống buôn lậu - chống gian lận thương mại trong phạm vi trách nhiệm quản lý của Cục đã đạt được kết quả nhất định. Hàng năm toàn Cục phát hiện được hàng trăm vụ vi phạm, tang vật trị giá hàng chục tỷ đồng. Song song với hoạt động XNK tích cực ở địa bàn, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trong thời gian gần đây vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, số vụ vi phạm phát hiện được năm sau cao hơn năm trước. Đối tượng vi phạm đa dạng, với phương thức thủ đoạn như : nhập hàng không có giấy phép, xuất nhập hàng sai và thừa so với khai báo, khai báo sai mã và suất sứ hàng hoá nhập khẩu, nhập trái phép các loại ấn phẩm, băng hình phản động, đồi trụy, xuất nhập hàng cấm, nhập các loại hàng hoá vi phạm chính sách mặt hàng của nhà nước. Loại hình XNK có nhiều vi phạm là hàng gia công, liên doanh đầu tư, nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu: Luồng hàng nhập chủ yếu là các hàng chuyển tiếp từ Cảng Hải Phòng và các tỉnh khác chuyển về Hà Nội; Hàng nhập qua cảng Cạn Gia Lâm; Hàng XNK qua Sân bay Nội Bài; Bưu phẩm, Bưu kiện XNK qua Bưu điện Hà Nội và các trạm chuyển phát nhanh, các lô hàng xuất của các doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục Hải quan tại các Cửa khẩu thuộc Hà Nội ; Các liên doanh - Đầu tư, các cơ sở làm hàng gia công, các cơ sở nhập nguyên liệu xuất hàng xuất khẩu. Đối tượng buôn lậu gồm: Thương nhân buôn lậu chuyên nghiệp: một số cán bộ công nhân viên nhà nước núp bóng cơ quan doanh nghiệp để buôn lậu, một số đơn vị vì lợi ích cục bộ tổ chức buôn lậu hoặc cố ý gian lận thương mại; Một số cơ quan ngoại giao, Công ty và Xí nghiệp liên doanh người nước ngoài nhập cảnh lợi dụng chính sách mang vào hàng hoá không đúng quy định của nhà nước. 2.2 Thực trạng của công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà nội. 2.2.1 Thực trạng đấu tranh chống buôn lậu theo tuyến đường trên địa bàn Hà nội Buôn lậu qua các tuyến điều tra trên địa bàn Hà Nội cuối những năm 1990 hoạt động buôn lậu có xu hướng gia tăng, hàng lậu từ Trung Quốc theo các con đường tiểu ngạch vào Hà Nội từ Cămpuchia theo các con đường kênh rạch, sông ngòi, theo người đi bộ qua các đường giáp biên rồi tiếp tục theo xe lửa, ô tô để về Hà Nội. Tuy không nghiêm trọng bằng biên giới phía Bắc và Tây nam nhưng cũng phải kể đến hàng Thái Lan (và của các nước khác bán trên thị trường Thái Lan) qua nước bạn Lào để về cửa khẩu biên giới Miền Trung như Lao Bảo, Cần Treo và tập trung theo tàu hoả, ô tô chuyển về Hà Nội. Không ai bảo ai cơ chế thị trường phân chia lợi ích theo cung đoạn hình thành và đường dây buôn lậu có tổ chức, quy mô lớn, có hàng lậu rất đa dạng như xe ô tô, gắn máy, ti vi, tủ lạnh, quạt điện, rượu bia, nước giải khát, quần áo, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng ... Thậm trí có hàng hoá mà nước ta thừa sức sản xuất nhưng bọn Buôn lậu vẫn bỏ ngoại tệ ra để thu nhập lậu như bát đĩa, tăm tre... Còn hàng xuất lậu thường là Đồng, Niken, Nhôm, Đồ gỗ, động vật quý hiếm. Hàng lậu có mặt khắp nơi trên địa bàn các quận huyện Hà Nội. Từ những trung tâm Thành phố đến các quận ngoại thành, khi giấu, khi bày, bị chặn chỗ này thì lại sinh chỗ khác với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt. Đặc biệt hàng lậu đi ngay qua các cửa khẩu có ngành chức năng quản lý, bọn buôn lậu tìm mọi cách để lừa dối, móc ngoặc với các phần tử tiêu cực trong cơ quan Nhà nước, trong lực lượng chống buôn lậu. Chúng lợi dụng những khe hở của chính sách, lợi dụng sự yếu kém về kỹ thuật, ngoại ngữ của cán bộ Hải quan trong quá trình kiểm hoá, lợi dụng hàng hoá cồng kềnh, lợi dụng thời tiết dồn ép mặt tâm lý sự ùn tắc giao thông khi kiểm tra phương tiện chúng giả gắn thêm những bộ phận để chúng dấu hàng lậu. Bên cạnh đó một số người chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân coi nhẹ lợi ích đất nước làm tiết lộ bí mật quốc gia trong lĩnh vực thương mại, phá hoại tài nguyên đất nước sẵn sàng thu nhập những hàng hoá cũ kĩ làm ô nhiễm môi trường, nhập về những thiết bị lạc hậu đã lâu của nước ngoài chỉ vì lợi ích riêng tư , không nghĩ đến tác hại lâu dài của lợi ích đất nước. Tệ hại hơn là họ còn móc ngoặc với người nước ngoài làm lại hợp đồng để hợp thức hoá về các gia công thêm hoặc bớt đi các chi tiết của sản phẩm để thay đổi chủng loại phẩm chất hàng hoá... nhằm lợi dụng khe hở của cơ chế chính sách đối phó với cơ quan chức năng để trốn thuế khi nhập khẩu . Trên lĩnh vực hàng hoá nhập khẩu là chiến dịch CKD, IKD, hàng đổi hàng với Lào vì lợi nhuận nhiều doanh nghiệp đã mua xe nguyên chiếc rồi thuê người nước ngoài tháo rời đến chi tiết hợp lệ rồi nhập về để giảm được thuế dưới chiêu bài là tạo công ăn việc làm và đào tạo tay nghề trong nước. Một việc làm hết sức ngược đời và lãng phí không ít cơ quan Doanh nghiệp Nhà nước làm hợp đồng lao động giả để cho tư thương ra nước ngoài buôn bán hoặc bán hộ chiếu để lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế. Tất cả các hình thức đối phó ấy cùng các thủ đoạn khác nữa thực chất cũng là một kiểu buôn lậu tinh vi không dễ phát hiện, nên gây khó khăn và mất nhiều công sức cho cơ quan chức năng. Nếu với mục đích buôn lậu là trốn thuế thì gây ra những tác hại rất to lớn cho quốc gia và dân tộc. Từ thực chất công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại có thể nêu thực trạng công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên các tuyến và loai hình cụ thể như sau: 2.2.1.1. Tuyến đường Hàng không: Vùng kiểm soát Hải quan Thành phố Hà Nội với đặc thù là thủ đô có một sân bay quốc tế Nội Bài, thời gian những năm gần đây với cơ chế thị trường, mở cửa do vậy mà lượng khách qua lại đường với nhiều thương gia, Việt kiều, cán bộ đi lao động học tập công tác... Đặc biệt hàng không Việt Nam đã mở thêm nhiều tuyến bay mới đến Việt Nam, nên mật độ máy bay xuất nhập cảnh tại sân bay Nội Bài tăng nhiều. Theo tình hình buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua đường hàng không, nhất là hàng cấm (ma tuý, xã hội phẩm, tài liệu phản động, đồ cổ...) gia tăng đặc biệt có những hậu quả rất nghiêm trọng. + Những nổi cộm nhân đây tôi cũng nêu thêm một số vụ buôn bán vận chuyển hàng quốc cấm để thấy tình hình phức tạp, nghiêm trọng là: - Nhập lậu vũ khí như súng đạn, bình xịt hơi cay, thuốc nổ kíp mìn, thủ đoạn giấu và hành lý hoặc móc nối tiêu cực để đưa hàng vào trong nước như vụ nhập ngày 09 - 02 - 1995 Đỗ Anh Sáng nhập 169 bình xịt từ Đức về đã bị bắt giữ và xử lý. - Xuất lậu tài liệu xuyên tạc nói xấu chế độ XHCN Việt Nam và nhập tài liệu phản động đồi trụy, cấm lưu hành diễn ra thường xuyên tại cửa khẩu Nội Bài thủ đoạn chủ yếu của bọn buôn lậu là che giấu trong các va li, túi sách tư trang, đối tượng rất đa dạng như người nước ngoài, cán bộ học sinh đi lao động, học tập, công tác. - Việc xuất lậu cổ vật đối tượng chủ yếu là khách du lịch thuộc quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan, Hồng Kông... với thủ đoạn cất giấu để lẫn trong các hàng gốm sứ, hàng tài sản . Như vụ xuất hàng trăm cổ vật của 01 đại diện của một tổ chức quốc tế tại Việt Nam năm 1995. - Một bộ phận không nhỏ hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độ miễn thuế khi nhập cảnh đã mang theo hàng hoá ngọn nhẹ trị giá lớn hoặc ra vào nhiều lần hoặc nhờ người khác mua về nhằm mục đích buôn bán kiếm lời. - Lợi dụng chế độ quà biếu để gửi hàng có giá trị lớn, gửi nhiều lần, nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời. Kết hợp hoặc lợi dụng một số phần tử xấu để gửi kèm theo cả tài liệu, sách báo, tạp chí, băng nhạc, băng hình....phản động, đồi trụy nhằm tuyên truyền lối sống tự do thoải mái, xuyên tạc sự thật. 2.2.1.2.Tuyến đường Biển: Thủ đô Hà Nội với địa lý không tiếp giáp với biển, không có cảng biển nhưng lại có một điểm thông quan hàng biển, cảng nội địa để trả hàng biển do vậy thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại của họ thường diễn ra trên địa bàn Hà Nội có những đặc thù riêng biệt khi nhập hàng đã qua sử dụng khai là hàng mới .Thực tế hàng hoá khai là hàng có thuế suất cao nhưng lại xếp là hàng có thuế suất thấp, hàng cấm hoặc hàng quản lý bằng hạn ngạch đột biến, hàng không khuyến khích nhập khai thành hàng khuyến khích nhập khẩu. Bọn buôn lậu tìm cách móc nối và mua chuộc một số nhân viên Hải quan biến hoá để kiểm theo yêu cầu của chủ hàng, khi bị phát hiện thì được che chắn bằng các biên bản vi phạm đã được chuẩn bị sẵn, lợi dụng phương thức chuyển khẩu tạm nhập tái xuất, đầu tư liên doanh để buôn lậu hoặc làm hồ sơ giả, danh sách sai mục đích trốn thuế và gian lận Ví dụ: Vụ nhập hàng phụ tùng ô tô đã qua sử dụng của Công ty TNHH Hồng Quân tháng 2/2002 hàng chuyển tiếp qua Cửa khẩu Hải quan Giảng Võ. 2.2.1.3.Tuyến đường sắt: Đây là một tuyến đường để vận chuyển hàng hoá được khôi phục để vận chuyển hàng hoá chủ yếu từ Trung Quốc qua Lạng Sơn, Lao Cai về ga Yên Viên. Đối tượng buôn lậu đã lơi dụng khe hở của chính sách để nhập khẩu những mặt hàng có thuế suất cao nhưng lại khai là hàng có thuế suất bằng không hoặc thuế thấp ;Trong thực tế khai là phụ tùng máy nông nghiệp mức thuế = 5 % nhưng thực chất là phụ tùng ô tô các loại = 40%, đáng lưu ý hơn những đối tượng này là lợi dụng nhập khẩu linh kiện máy móc không đồng bộ, giá cao khai là hàng đồng bộ giá thấp . Thí dụ năm 1999 Công ty TNHH Huy Hoàng nhập 02 toa tàu là phụ tùng ô tô tải trị giá gần 3 tỷ đồng nhưng khai là phụ tùng máy nông nghiệp trị giá 400 triệu đồng. Đặc biệt có một số doanh nghiệp Nhà nước và Công ty TNHH lợi dụng chính sách hàng tạm nhập tái xuất đã nhập khẩu cà phê Trung Quốc vào bán trong nước sau đó lấy cà phê Việt Nam xuất ra nước ngoài, nhưng lại hợp thức hóa là hàng tạm nhập tái xuất để hưởng chế độ thoái thu thuế thực chất đây là một cách tạo dựng hồ sơ giả để rút tiền thuế của Nhà nước nước một cách tinh vi xảo quyệt. 2.2.2 Thực trạng đấu tranh chống các hình thức gian lận thương mại của Cục Hải quan Hà nội Nhiều thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến trên thị trường quốc tế cũng đã xẩy ra trên địa bàn Hà Nội nhưng do những đặc điểm riêng ( Nền kinh tế mới phát triển, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế v.v...) Nên các thủ đoạn đó ở Hà Nội cũng mang những đặc điểm riêng tương ứng.Đứng trước thực trạng đó công tác đấu tranh chống lại các hình thức gian lận thương mai tại Cục Hải quan Hà nội cũng đòi hỏi có sự tìm tòi sáng tạo : 2.2.2.1 Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước: Trong các hoạt động gian lận thương mại thì loại hình gian lận thương mại lợi dụng chính sách thuế XNK là loại hình đặc thù nhất ở Việt Nam. Thuế XNK ở Việt Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại là thuế quan như thuế doanh thu, thuế phụ thu, thuế bình ổn giá, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt v.v... Do vậy mà thuế XNK rất cao, có những loại hàng có thuế suất từ 100 - 200% như ô tô du lịch, rượu, bia, hàng điện tử v.v... do thuế suất cao nên xuất trình trung thực cho các cơ quan kiểm tra kiểm soát Nhà nước với lợi nhuận do gian lận thương mại rất lớn. Vì vậy các gian thương thường tính toán mạo hiểm chấp nhận những rủi ro để gian lận trốn thuế, đây là một trong những vấn đề hấp dẫn bọn gian thương gian lận thương mại. Chính sách thuế XNK ở nước ta hiện nay bộc lộ những bất hợp lý tạo kẽ hở cho công tác quản lý kiểm tra kiểm soát hàng XNK. Luật thuế XNK hiện hành của ta vừa đánh thuế theo tính chất mặt hàng, vừa đánh thuế theo mục đích sử dụng là rất lớn. Có những mặt hàng đáng lẽ thuế suất là 100% nhưng được đánh theo mục đích sử dụng thì thuế suất này chỉ có 0% hoặc đáng lẽ phải nộp 50% nhưng chỉ khai là chuyên dụng được Hải quan kiểm tra và cơ quan giám định xác nhận chính sách mặt hàng đó chỉ còn phải nộp 5% hoặc 0%. Đây là một loại hình gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam. + Xe ô tô tải có trọng tải thấp khai là trọng tải cao để hưởng thuế suất thấp hoặc không cần giấy phép. + Hàng nguyên chiếc tháo rời để hưởng thuế suất thấp. + Nhập động cơ máy không đồng bộ khai là đồng bộ để được hưởng thuế suất thấp (máy nổ khai là máy nông nghiệp). Tóm lại : Có nhiều kiểu gian lận thương mại rất nghiêm trọng trong việc lợi dụng chính sách thuế XNK chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có thuế suất cao, lợi nhuận lớn hoặc chênh lệch giữa loại hàng này với loại hàng khác. Hành vi gian lận thương mại qua chính sách thuế nhiều khi rất lộ liễu và trắng trợn. Để chống lại các hình thức gian lận thương mại qua chính sách thuế cua nhà nước trong thời gian vừa quạ Cục Hải quan Hà Nội đã tiến hành phổ biến, tuyên truyền về chinh sách thuế XNK đến tất cả các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội tránh những trường hợp sai phạm do không nắm rõ chính sách thuế của nhà nước, đưa những hàng hoá có thuế suất cao dễ bi bọn gian thương lợi dụng vào danh mục những hàng hoá cần kiểm hoá với mức độ cao, xử phạt nặng những trường hợp vi phạm để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp… 2.2.2.2. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua giá hàng hoá XNK : Việc xác định giá để tính thuế Hải quan là một trong những yếu tố quan trọng để tính thuế Hải quan, luật thuế XNK hiện nay qui định giá tính thuế hàng hóa XNK được căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng và hoá đơn thương mại hợp lệ, phù hợp với các chứng từ khác có liên quan. Đối với hàng xuất là giá FOB, đối với hàng nhập là giá CIF (đối với mặt hàng Nhà nước không quản lý giá và cao hơn 70% giá do Tổng cục Hải quan thống kê). Trong thực tế nhiều doanh nghiệp đã dùng thủ đoạn gian lận để lách thuế qua giá tính thuế bằng cách giữa người mua và người bán có sự thông đồng với nhau để ghi giá trên hợp đồng, trên hoá đơn thương mại thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của hàng hoá đó. Phần tiền ngoài hợp đồng thanh toán cho nhau bằng cách chuyển ngân lậu ,góp vốn đầu tư hoặc mua hàng xuất khẩu. Trị giá hàng tính thuế là một lĩnh vực nhạy cảm dễ bị bọn gian thương lợi dụng. Trong thời gian qua để hạn chế gian lân qua giá Phòng kiểm tra sau thông quan đã được thành lập. Đây là một nghiệp vụ rất mới đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn về nguồn nhân lực đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên trong thời gian ngắn phòng kiểm tra sau thông quan cũng thu được một số kết quả đáng khích lệ : Đã ra quyết định truy thu thuế với tổng số tiền là 9.302.525.000 đồng; trong đó đã truy thu 18 quyết định với số tiền là 2.342.982.000 đồng. Kết quả phúc tập hồ sơ tại các chi cục : tổng số tờ khai đã phúc tập là 47.698 bộ ; tổng số tiền phải truy thu 1467.667.000 đồng, tổng số tiền đã truy thu được : 190.384.000 đồng. 2.2.2.3. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại thông qua việc khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hóa XNK : Đây là hình thức gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam nói chung ở địa bàn Cục Hải quan Hà Nội nói riêng. Chủ hàng đã lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước ta thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK, giải phóng hàng hóa XNK tại các cửa khẩu để thực hiện các hành vi gian lận thương mại. Chúng dùng các thủ đoạn hàng nhiều khai ít, hàng có giá trị cao khai hàng có giá trị thấp, hàng là sản phẩm hoàn chỉnh được khai là linh kiện, là nguyên liệu, phụ liệu để gia công, tìm mọi cách để thay đổi bao bì, nhãn mác.. v..v... 2.2.2.4. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hóa: Xác định xuất xứ hàng hóa là vấn đề kỹ thuật phức tạp, rất quan trọng liên quan đến lợi ích chủ quyền quốc gia, đây là vấn đề rất mới mẻ của Việt Nam, thuế xuất khẩu và chính sách ưu đãi thuế quan giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau hưởng chế độ tối hệ quốc. Do đó xuất xứ hàng hóa liên quan trực tiếp đến hai vấn đề chính là : - Một là : liên quan đến thuế XNK như  cùng một mặt hàng nhưng có xuất xứ ở các nước khác nhau thì trị giá tính thuế của mặt hàng đó được tính khác nhau. Ví dụ cùng một mặt hàng nhưng hàng đó được sản xuất ở các nước không phải là các nước công nghiệp phát triển (G7 ) thì trị giá tính thuế chỉ 70% so với mặt hàng đó được sản xuất tại các nước G7 (theo qui định bằng giá tối thiểu của Bộ Tài chính ban hành). Vì vậy những trường hợp không xác định đúng xuất xứ thì hoặc là làm thất thu thế Nhà nước hoặc làm lạm thu thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ việc lợi dụng đó các gian thương đã không xuất trình hoặc xuất xứ sai, xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ. -Hai là : liên quan đến chính sách ưu đãi thuế một số mặt hàng xuất xứ từ Việt Nam khi xuất sang EU thì được hưởng thuế suất thấp hoặc hàng từ ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại. Trong thời gian vừa qua để đấu tranh với hình thức gian lận này Cục Hải quan Hà nội đã phối hợp chặt chẽ với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm phổ biến, tuyên truyền danh muc hàng hoá XNK của Việt Nam; Đối với nhưng lô hàng có biểu hiên nghi vấn cán bộ kiểm hoá đã tiến hành lấy mẫu gửi đến trung tâm phân tích để kiểm hoá một cách chính xác. 2.2.2.5. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại do hàng chuyển tiếp : Nghị định 171 của HĐBT ngày 27/5/1991 nay là thủ tướng Chính phủ ban hành qui định cụ thể thủ tục Hải quan rất rõ đối với hàng hoá kinh doanh XNK làm thủ tục Hải quan. Tổng Cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản qui định về việc làm thủ tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu (hiện nay là điểm thông quan). Lợi dụng việc áp tải, việc đưa hàng về kho riêng nhiều doanh nghiệp đã tráo lẫn hàng hóa hoặc từ hàng nọ khai hàng kia, hàng có thuế khai hàng không có thuế. Đây là một hình thức gian lận thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp chính vì thế mà Tổng Cục Hải quan qui định không được làm hàng ngoài cửa khẩu (kho riêng) đối với hàng hóa nhập kinh doanh có thuế. 2.2.2.6 Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư : Theo quy định của luật đầu tư Việt Nam , xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh (gồm cả phương tiện vận tải) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư  xây dựng cơ bản hình thành xí nghiệp hoặc tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Điều đó dẫn tới Hải quan miễn thuế theo qui định của pháp luật, từ quan niệm đó nhiều Cán bộ Công chức Hải quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đã dễ dãi, dễ bị gian thương lợi dụng để gian lận thương mại. Địa bàn Cục Hải quan Hà Nội quản lý có tới hàng trăm liên doanh đầu tư của nước ngoài vì vậy mà đối tượng gian lận thương mại cũng hết sức phức tạp. - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết để đưa vào góp vốn các thiết bị máy móc cũ lạc hậu, khai tăng giá lên một cách quá đáng các thiết bị để góp vốn thu hồi lợi nhuận cao trong việc khấu hao tài sản . Qua tiến hành giám định thí điểm việc khai giá nhập khẩu thiết bị vật tư góp vốn của 12 xí nghiệp liên doanh đầu tư ở Hà nội thì có tới 06 xí nghiệp có hiện tượng nâng giá thiết bị nhập khẩu và giá sản phẩm kinh doanh XNK để trốn thuế. 2.2.2.7.Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công và hàng sản xuất để xuất khẩu . Hàng là vật tư nguyên liệu để nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết theo qui định của Luật thuế XNK thì loại hàng này thuộc diện này được miễn thuế khi số thành phẩm xuất hết ra khỏi Việt Nam. Đối với Cục Hải quan Hà Nội loại hình này rất nhiều gần 200 doanh nghiệp làm hàng gia công sản xuất xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách ưu đãi để lập định mức khống, làm sai định mức bớt xén nguyên vật liệu tiêu thụ trong nước với nhiều thủ đoạn khác nhau: + Đối với nguyên liệu là vải: nhập loại vải này nhưng khi xuất sản phẩm thì lại là loại vải khác. + Giấy : Giấy khai là gói hàng để xuất khẩu nhưng thực tế lại bán cho các cơ sở để in ấn. 2.2.2.8. Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai: Khi có thay đổi về chính sách quản lý mặt hàng chính sách thuế XNK (các chính sách này có ưu đãi hơn hoặc chặt chẽ hơn chính sách cũ) biết được thời điểm này chủ hàng đến Hải quan làm thủ tục trước thời điểm để được hưởng chính sách cũ mặc dù chưa có hàng về hoặc đợi qua thời điểm thay đổi chính sách để được hưởng chính sách mới mặc dù hàng đã có sẵn ở trong kho. 2.2.2.9.Đấu tranh chống lại hình thức gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu hàng tạm nhập tái xuất : Hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất là những hàng hóa được hoàn lại thuế sau khi đã có chứng nhận của Hải quan cửa khẩu thực xuất, lợi dụng sơ hở thiếu sót này, nhiều chủ hàng đã tìm cách móc nối với Hải quan cửa khẩu xuất để xác nhận khống số hàng thực xuất, truy hoàn số thuế nhập khẩu. Có trường hợp chủ hàng làm hồ sơ giả để trốn thuế. Đặc biệt trong thời gian qua, chủ hàng đã lợi dụng việc trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt - Trung để nhập cà phê Trung quốc vào bán trong nước và lấy cà phê Việt Nam bán ra nước ngoài nhưng hợp pháp hóa hồ sơ để được hưởng uu đãi là hàng tạm nhập tái xuất (được truy hoàn thuế). Tính riêng năm 1999 số thuế này đã lên tới hàng chục tỷ đồng. 3 Những kết quả đấu tranh phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại các đơn vị thuộc Cục Hải quan Hà nội : 3.1 Phòng điều tra buôn lậu: Là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đấu tranh chống buôn lậu của Cục Hải quan Thành phố Hà Nội, trong thời gian qua đã làm tốt hai chức năng: Hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện, ngăn chặn các vụ buôn lậu. Trên cơ sở phương án đấu tranh, Phòng đã tập trung vào mục tiêu chống thất thu thuế XNK, chống buôn lậu và mọi hình thức gian lận thương mại, nhằm góp phần tích cực bảo vệ pháp luật, bảo hộ sản xuất trong nước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại tại Cục Hải quan Hà Nội.Doc