Là một Công ty có bề dày kinh nghiệm, có uy tín với khách hàng, có nhiều khách hàng và bạn hàng quen thuộc do đó, việc đàm phán và ký kết hợp đồng trở nên thuận lợi.
Để có thể ký kết hợp đồng nhập khẩu với bạn hàng truyền thống thì Công ty chỉ cần tiến hành gọi điện thoại hoặc fax. Hợp đồng được thành lập thành 4 bản (2 bản tiếng việt và 2 bản tiếng anh) mỗi bên giữ 1 bản tiếng việt và 1 bản tiếng anh.
Trong trường hợp những bạn hàng Công ty mới lập quan hệ thì việc đàm phán và ký hợp đồng sẽ trở nên thận trọng hơn. Trước hết, để có thể ký kết hợp đồng thì các bên phải tiến hành hỏi giá, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận và Công ty rất thận trọng trong việc ký kết hợp đồng.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu ở Công ty hoá chất - Bộ thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
134,8
Natriphotphat
Tấn
1.117
82,4
10
Natriphotphat
Tấn
1.174
234,8
Amôn Nitơrat
Tấn
1.442
72,1
11
Amôn Nitơrat
Tấn
1.190
340
Amôn SunPhat
Tấn
2.264
71,3
12
Amôn SunPhat
Tấn
10.800
63,5
Axit phôtPhoric
Tấn
774
101,9
13
Axit phôtPhoric
Tấn
3.067
102,2
Fero các loại
Tấn
457
97,2
14
Fero các loại
Tấn
1.920
48
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hóa chất năm 2001
Bảng 3: Tổng giá trị mua và bán năm 2002 của Công ty hóa chất
Stt
Diễn giải
ĐVT
Thực hiện
So với KH Cty (%)
Stt
Diễn giải
ĐVT
Thực hiện
So với KH Cty (%)
A
Tổng giá trị mua
Tr.đ
214.071
104,4
B
Tổng giá trị bán
Tr.đ
250.000
107
Nhập khẩu
Tr.đ
169.261
104,5
Xuất khẩu
Tr.đ
18.600
116,6
Mua nội
Tr.đ
20.670
106
Bán trong nước
Tr.đ
227.466
106,3
Mua ngoại
Tr.đ
11.800
105,8
Hàng nội ODA
Tr.đ
12.296
100
Một số mặt hàng chủ yếu
Một số mặt hàng chủ yếu
Xút
Tấn
4.507
104,8
1
Xút
Tấn
1.786
101,8
Sô đa
Tấn
13.673
96,3
2
Sô đa
Tấn
14.327
99,5
Nhựa PVC
Tấn
1.185
94
3
Nhựa PVC
Tấn
1.339
89,3
Nhựa PE
Tấn
1.035
86,3
4
Nhựa PE
Tấn
1.250
104,2
Dầu DOP
Tấn
552
81,6
5
Dầu DOP
Tấn
528
88
Axit Sunfuric
Tấn
1435
102,5
6
Axit Sunfuric
Tấn
1.438
102,7
Parafin
Tấn
2.243
87
7
Parafin
Tấn
2.227
89
Natri Nitơrat
Tấn
8
Natri Nitơrat
Tấn
Natri Sunphát
Tấn
2.982
85,2
9
Natri Sunphát
Tấn
3.008
86
Natri phốt phát
Tấn
10
Natri phốt phát
Tấn
Amôn Nitrơrat
Tấn
2.162
108
11
Amôn Nitrơrat
Tấn
2.162
108
Amôn Sunphát
Tấn
12
Axít Phốtphoric
Tấn
Axít Phốtphoric
Tấn
13
Quặng các loại
Tấn
Fero các loại
Tấn
14
Phèn
Tấn
1.214
86,7
Quặng các loại
Tấn
15
Kẽm thỏi
Tấn
574
114,8
Phèn
Tấn
1.233
89,3
16
Fero các loại
Tấn
Kẽm thỏi
Tấn
590
113,5
17
Quặng Crômit
Tấn
16.692
109
Quặng Crômit
Tấn
16.692
109
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hóa chất năm 2002
Bảng 4: Tổng giá trị mua và bán năm 2003 của Công ty hóa chất
Stt
Diễn giải
ĐVT
Thực hiện
So với KH Cty (%)
Stt
Diễn giải
ĐVT
Thực hiện
So với KH Cty (%)
A
Tổng giá trị mua
Tr.đ
247.755
123,88
B
Tổng giá trị bán
Tr.đ
246.000
98,4
Nhập khẩu
Tr.đ
217.601
129,5
Xuất khẩu
Tr.đ
11.300
94,4
Mua nội
Tr.đ
14.168
123,2
Bán trong nước
Tr.đ
234.618
98,7
Hàng ODA
Tr.đ
8.887
101
Một số mặt hàng chủ yếu
Một số mặt hàng chủ yếu
Xút
Tấn
4.388
90
1
Xút
Tấn
5.027
11,7
Sô đa
Tấn
13.455
112
2
Sô đa
Tấn
14.600
91,3
Nhựa PVC
Tấn
824
67,8
3
Nhựa PVC
Tấn
1.485
82,5
Nhựa PE
Tấn
2189
212
4
Nhựa PE
Tấn
1.160
77,3
PEOPLE
Tấn
411
85,6
5
PP
Tấn
826
23,3
Parafin
Tấn
1.428
60
6
Parafin
Tấn
2.457
112,8
Axit Sunfuric
Tấn
1.543
106,4
7
Axit Sunfuric
Tấn
1.927
96,4
Hàn the
Tấn
569
118,5
8
Hàn the
Tấn
600
96,8
Cao su tổng hợp
Tấn
466
141,2
9
Cao su tổng hợp
Tấn
3.372
88,7
Kẽm thỏi
Tấn
1.219
239
10
Kẽm thỏi
Tấn
1.771
83,6
Fero các loại
Tấn
1.236
374
11
Fero các loại
Tấn
1.442
72,1
Quặng Crômit
Tấn
10.800
63,5
12
Quặng Crômit
Tấn
747
101,83
Natri Sunphát
Tấn
3.035
101,2
13
Natri Sunphát
Tấn
10.046
103
Amon Nitrơrát
Tấn
1.920
76,8
14
Amon Nitrơrát
Tấn
500
82,5
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty hóa chất năm 2003
2.2.2.1. Phân tích tình hình thực hiện nhập khẩu của Công ty hóa chất.
Thế mạnh của Công ty chính là nguồn nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Tại thị trường này Công ty nhập khẩu khá nhiều mặt hàng. Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị nhập khẩu của 2 năm là tương đối cao. Công ty luôn giữ mối quan hệ với các bạn hàng Trung Quốc, một số nước ở Châu âu và các nước trong khu vực.
Năm 2002, tổng giá trị nhập khẩu cả năm đạt 214,071 tỷ VND vượt mức kế hoạch là 4,4%. Đến năm 2003, tổng giá trị nhập khẩu là 247,757 tỷ VND vượt mức kế hoạch là 23,88%. Như vậy, năm 2003 có tốc độ tăng so với năm 2002 là 15,74%. Mặt khác, Công ty cũng tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu với số lượng nhập khẩu lớn như Xút, Sô-đa, nhựa PVC...
Về công tác mua nội: Năm 2002, 2003 kế hoạch mua tập trung lớn vào mặt hàng Crômit để phục vụ cho công tác xuất khẩu còn các mặt hàng hóa chất truyền thống của Công ty, Công ty có chủ trương không dự trữ lớn, chỉ mua đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp trong nước như (Xút, sô-đa). Do có nhiều cố gắng nên lượng quặng mua năm 2003 tăng nhiều so với năm 2002.
Năm 2003, số lượng qặng mua vào thấp hơn năm 2002, nhưng đó là mua để đáp ứng nhu cầu, không dự trữ lớn.
Về mua ngoại:
Năm 2001 đạt giá trị 16.477triệu ĐViệt Nam, đến năm 2002 với mục tiêu tập trung vốn cho nguồn nhập khẩu để tăng hiệu quả kinh doanh Công ty đă thực hiện kế hoạch mua thấp hơn nhiều so với kế hoạch mua nội.
Về nguồn mua ODA: Sau khi được Nhà nước phân bố chỉ tiêu, Công ty đã khẩn trương hoàn thành thủ tục để tiến hành đàm phán JISC tại Hà Nội để nhập 4.507 tấn Xút và 13.673 tấn Sô-đa (năm 2002), 4.388 tấn Xút, 13.455 tấn Sô-đa (năm 2003). Như vậy, trong 2 năm qua Công ty đã hoàn thành nhập khẩu vượt mức kế hoạch hầu như tất cả các mặt hàng do Công ty đề ra. Tổng giá trị nhập khẩu năm 2003 đạt vượt mức kế hoạch rất cao (23,88%), có được kết quả tốt như vậy là do Công ty có quan hệ tốt với các bạn hàng trong nước và nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và một số nước khác như: Đài loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Có thể nói rằng, tổng kim nghạch nhập khẩu của Công ty là rất cao, Công ty luôn vượt mức kế hoạch đề ra.
2.2.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu của Công ty hóa chất.
Qua bảng trên cho thấy, tổng giá trị xuất khẩu của Công ty trong hai năm 2002, 2003 đều không đạt mức kế hoạch đề ra bởi vì hoạt động xuất khẩu của Công ty còn quá non nớt so với bề dày nhập khẩu. Thực tế năm 1994, Công ty mới được Bộ Thương Mại cho phép xuất khẩu trực tiếp. Trong xuất khẩu Công ty đã cố gắng tìm mọi nguồn hàng nhưng mặt hàng hóa chất kẽm và một số mặt hàng nông sản khác đều không có hiệu quả, đây chính là mặt còn hạn chế của Công ty.
Qua tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của Công ty ta thấy doanh thu chủ yếu của Công ty là từ hoạt động nhập khẩu còn tỷ lệ xuất khẩu của Công ty chiếm một tỷ lệ rất ít.
2.2.3. Cơ cấu thị trường
2.2.3.1. Thị trường xuất nhập khẩu của Công ty.
Đối với Công ty thị trường xuất nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là cơ sở để có thể xác định được quan hệ cung cầu từ đó Công ty có các phương án hoạch định kinh doanh cho phù hợp với từng mặt hàng. Song việc nghiên cứu thị trường là vấn đề hết sức phức tạp, nó phong phú và đa dạng nên không tìm hiểu và phân đoạn thì có thể sẽ bị lệch hướng tốn nhiều công sức, với Công ty thì công việc chính là xuất nhập khẩu. Do đó, việc nghiên cứu càng có ý nghĩa.
2.2.3.2. Thị trường xuất khẩu
Do định hướng cân đối của Bộ thương mại nên hoạt động xuất khẩu không được chú trọng, nhưng phương hướng của Công ty là sẽ tìm ra những giải pháp để từng bước nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu. Đặc biệt là quặng cromit chỉ từ năm 1998 Công ty mới được Bộ thương mại chính thức cho phép xuất khẩu với số lượng lớn, với giá trị xuất khẩu đạt 18,6 tỷ đồng Việt Nam. Nhưng đến năm 2003 giá trị xuất khẩu đạt 21 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động xuất khẩu của Công ty còn nhiều hạn chế nhưng lượng hàng xuất ra đã thu được kết quả đáng kể, nó đánh dấu một bước chứng tỏ rằng Công ty cần phát huy thêm sức mạnh của mình để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và mở rộng thị trường sang các nước khác.
2.2.3.3. Thị trường nhập khẩu
Cùng với định hướng cân đối kim nghạch nhập khẩu của đất nước trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam, Bộ thương mại đã cho phép CHEMCO đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu để cân đối những nghành chỉ xuất khẩu. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là Xút và Sô đa. Năm 2003, khối lượng nhập khẩu của Xút là 44388 tấn, Sô-đa là13455 tấn. Mặc dù 2 mặt hàng này chiếm tỷ trọng rất lớn nhưng hiệu quả kinh doanh lại không cao bằng các mặt hàng hoá chất khác. Nhưng Công ty vẫn phải coi là hai mặt hàng chính bởi vì nó cung cấp cho tất cả các nhà máy công nghiệp ở các tỉnh phía bắc, đồng thời cũng là nhiệm vụ mà Bộ thương mại giao cho Công ty. Trung Quốc là thị trường truyền thống nhập khẩu hai mặt hàng chủ lực là Xút và Sô-đa. Nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Thị trường mua của một số mặt hàng nhập khẩu:
+ Mặt hàng sút nhập chủ yếu từ TrungQuốc và một số lượng nhỏ từ Hồng Kông, Nam Triều Tiên…
+ Mặt hàng sô đa nhập từ Trung Quốc.
+ Chất dẻo nhập từ Nam Triều Tiên và một số nước Châu Âu
Tóm lại, thị trường nhập khẩu chiếm được vị thế trên thị trường trong nước. Thị trường trong nứoc là thị trường chủ yếu, thị trường quan trọng cho hoạt động nhập khẩu của Công ty, vì hàng nhập khẩu về đã cung cấp hầu hết cho các nhà máy và các hãng sản xuất trong nước.
2.2.3.4. Thị trường tiềm năng chính của Công ty
Là Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Đài loan, Đức, Nhật. Đây là thị trường thứ hai đối với mặt hàng nhập khẩu. Thị trường này cũng rất lớn mạnh, ở đây họ cung cấp cho Công ty những mặt hàng hoá chất chủ lực như: Phooc mon, Diêm sinh… Mà Công ty còn thiếu vì thị trường Trung Quốc chưa cung cấp đủ.
Ngoài ra, thị trường Châu âu, châu Mỹ doanh nghiệp cũng có hướng đón bắt bình thường hoá quan hệ Việt-Mỹ để nhập khẩu một số mặt hàng hoá chất khan hiếm như: Bột thuỷ ngân.
2.2.4. Cơ cấu hình thức nhập khẩu
Hiện nay, hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty hoá chất Bộ thương mại tiến hành bằng hai phương thức: Phương thức nhập khẩu trực tiếp và phương thức nhập khẩu uỷ thác
2.2.4.1. Phương thức nhập khẩu trực tiếp
Theo phương thức này thì Công ty chủ động nghiên cứu sản phẩm và thị trường trong và ngoài nước, tiến hành tiêu thụ trong nước nhằm thu lợi nhuận. Đây là phương thức kinh doanh chủ yếu của Công ty và thường áp dụng với nhưỡng sản phẩm lớn, quan trọng. Khách hàng của Công ty là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cả nước đặc biệt là các đơn vị sản xuất kinh doanh ở phía bắc.
Khi thực hiện phương thức nhập khẩu trực tiếp, Công ty trực tiếp lập phương án kinh doanh, Công ty xây dựng phương án kinh doanh cho từng mặt hàng, từng thị trường, đánh giá mức độ tiêu thụ, dự toán chi phí nhập khẩu và tiêu thụ đảm bảo bỏ vốn ra kinh doanh một cách có hiệu quả.
Với phương châm luôn nắm vững nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường khai thác các nguồn hàng, tìm khách hàng để tiêu thụ thông qua đó từng bước đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu các mặt hàng kinh doanh của Công trọng yếu. Công ty hoá chất_Bộ thương mại là Công ty hoạt động có uy tín và hiệu quả trên thị trường với khả năng thu thập thông tin và sử lý thông tin một cách chính xác, kịp thời nên việc áp dụng phương thức này rất có hiệu quả.
2.2.4.2. Phương thức nhập khẩu uỷ thác.
Thực hiện chiến lược đa dạng hoá các phương thức kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng kim nghạch hàng nhập khẩu, ngoài phương thức nhập khẩu trực tiếp Công ty còn áp dụng phương thức nhập khẩu uỷ thác. Là một Công ty được quyền tham gia nhập khẩu trực tiếp có uy tín trên thị trường nên Công ty được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước uỷ thác nhập những lô hàng cho đơn vị mình. Sau khi hực hiện song hợp đồng, các chi phí nhập khẩu bao gồm cả hoa hồng cho nhà nhập khẩu do bên uỷ thác chịu. Điều đáng chú ý ở đây là Công ty không chỉ đơn thuần nhận uỷ thác nhập khẩu rồi hưởng phí uỷ thác má do việc làm ăn quan hệ với phía đối tác có uy tín với nhau. Do đó, Công ty ngày càng lôi kéo được khách hàng và phát triển được thị trường cũng như nâng cao được uy tín của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
2.2.5. Các hoạt động khác của Công ty
2.2.5.1. Nghiên cứu sản phẩm và thị trường.
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động chủ yếu của Công ty trong đó mặt hàng nhập khẩu là chủ yếu. Để có thể thực hiện việc nghiên cứu sản phẩm Công ty thường thực hiện những công việc sau:
Cán bộ phòng kinh doanh tiến hành nghiên cứu xem xét chất lượng các mặt hàng nhập khẩu đảm bảo phù hợp yêu cầu của Công ty đặt ra hay không, đối với những mặt hàng nhập khẩu đó thì việc xem xét chất lượng là rất quan trọng bởi vì, nó ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm của các đơn vị sản xuất vì vậy nó ảnh hưởng có tính chất dây truyền điều đó sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu giá của các mặt hàng nhập khẩu được các cán bộ phòng kinh doanh trực tiếp thực hiện vì đây là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá không phù hợp có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng sản phẩm do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc nhập khẩu của những lô hàng tiếp theo cũng như việc quay vòng của vốn.
Nghiên cứu công dụng của từng sản phẩm mà Công ty nhập khẩu.
Nhiên cứu cách bảo quản các mặt hàng công trọng yếu nhập khẩu.
Nghiên cứu thị trường: Trong thời kỳ hiện nay, việc nghiên cứu thị trường có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của kinh doanh Công ty.
Trước kia, theo cơ chế quan liêu bao cấp dưới sự quản lý của nhà nước thì các mặt hàng Công ty nhập về thì sẽ được nhà nước định sẵn giao cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước do đó không đòi hỏi Công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Nhưng hiên nay, việc kinh doanh của Công ty có thực hiện được hay không phần lớn phụ thuộc vào việc Công ty có tìm được thị trường đầu vào hay đầu ra hay không. Với Công ty hiện nay, việc nghiên cứu thị trường do chính phòng kinh doanh thực hiện. Việc tìm kiếm nhu cầu thị trường trong nước thông qua các đối tượng như:
+ Tham gia đấu thầu cung cấp các mặt hàng sản xuất kinh doanh cho các đơn vị sản xuất trong nước.
+ Tìm hiểu nhu cầu ở những khách hàng truyền thống.
+ Tìm hiểu khách hàng tiềm năng ở thị trường trong nước.
+ Cùng với việc tìm kiếm nhu cầu trong nước, Công ty phải tìm nguồn hàng được cung cấp từ thị trường nước ngoài để phục vụ nhập khẩu thông qua các đối tượng như:
+ Các văn phòng đại diện của Công ty ở nước ngoài.
+ Các văn phòng đại diện của các Công ty nước ngoài tại Việt Nam.
+ Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
+ Đại sứ quán của Việt Nam tại nước ngoài.
2.2.5.2. Lập phương án kinh doanh
Để thực hiện một thương vụ kinh doanh, cán bộ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty phải lập một phương án kinh doanh cụ thể. Các vấn đề chính mà các cán bộ cần quan tâm khi lập một phương án kinh doanh:
+ Xác định tên mặt hàng nhập khẩu.
+ Đơn giá hàng nhập khẩu.
+ Chất lượng hàng nhập khẩu.
+ Xác định tổng chi phí như: giá CIF, thuế nhập khẩu, thuế VAT, phí giao nhận, vận chuyển nội địa…
2.2.5.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng
Là một Công ty có bề dày kinh nghiệm, có uy tín với khách hàng, có nhiều khách hàng và bạn hàng quen thuộc do đó, việc đàm phán và ký kết hợp đồng trở nên thuận lợi.
Để có thể ký kết hợp đồng nhập khẩu với bạn hàng truyền thống thì Công ty chỉ cần tiến hành gọi điện thoại hoặc fax. Hợp đồng được thành lập thành 4 bản (2 bản tiếng việt và 2 bản tiếng anh) mỗi bên giữ 1 bản tiếng việt và 1 bản tiếng anh.
Trong trường hợp những bạn hàng Công ty mới lập quan hệ thì việc đàm phán và ký hợp đồng sẽ trở nên thận trọng hơn. Trước hết, để có thể ký kết hợp đồng thì các bên phải tiến hành hỏi giá, chào hàng, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận và Công ty rất thận trọng trong việc ký kết hợp đồng.
2.2.5.4. Thực hiện hợp đồng.
Sau khi đàm phán và ký kết hợp đồng thì các bên tham gia có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký. Mặc dù Công ty được hạch toán độc lập nhưng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ thương mại. Do đó, khi Công ty nhập những lô hàng có khối lượng lớn hoặc mua những lô hàng thuộc danh mục phải xin giấy phép của Bộ thương mại thì phải làm đơn xin cấp giấy phép nhập khẩu.
Bộ hồ sơ xin giấy phép của Bộ thương mại gồm: Dự án, quyết định phê duyệt dự án, phê duyệt hợp đồng của Bộ thương mại, công văn xin phép.
Trong trường hợp không phải xin giấy phép, Công ty nhập hàng về và được quản lý theo nghàng bằng thuế.Thông thường, để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu Công ty sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Do đó, để nhập được hàng Công ty phải mở LC ở các ngân hàng mà Công ty có tài khoản như: Ngân hàng công thương Chương Dương, ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp hợp đồng nhập khẩu thì Công ty thường giải quyết ổn thoả, thiện chí bằng cách thương lượng giữa các bên, tránh trường hợp phải đưa ra trung tâm trọng tài kinh tế vì như thế sẽ lãng phí rất nhiều thời gian, tiền của và cơ hôi kinh doanh cũng như uy tín của các bên trên thị trường.
2.2.6. Đánh giá thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty
2.2.6.1. Các mặt đă làm tốt
Trong thời gian qua Công ty đã đóng góp nhiều cho các ngành công nghiệp sản xuất hoá chất. Công ty đã cung cấp các mặt hàng hoá chất cho hầu hết các Công ty ở miền Bắc với chất lượng luôn bảo đảm.
Về mặt xã hội, thực hiện các quyết định, chỉ thị của Bộ thương mại Công ty đã tiến hành nhập khẩu uỷ thác các sản phẩm hoá chất nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất của các nhà máy công nghiệp.
Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, bạn hàng tăng đều đặn hàng năm. hiện nay Công ty đang có cố lượng khách hàng khá lớn ở các tỉnh phía Bắc nhờ phương thức kinh doanh hợp lí mà Công ty luôn giữ vững được số lượng khách hàng này. phần lớn khách hàng sau khi giao dịch với Công ty đều trở thành các khách hàng truỳên thống. Nhờ vậy Công ty luôn có đơn đặt hàng mà ít phải tiến hành hoạt động maketing, các khách hàng đều tự tìm đến Công ty khi có nhu cầu. Đây chính là một điểm mạnh mà Công ty có được đối với các bạn hàng Công ty luôn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp các hàng hoá đều được đáp ứng kịp thơi và đặc biệt Công ty luôn giành sự ưu đãi cho khách hàng. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường ngày càng tăng. Bên cạnh đó với uy tín của mình Công ty còn nhận được rất nhiều các đề nghị hợp tác của các bạn hàng từ nhiều nơi trên thế giới. Do đó, nguồn cung cấp hàng hoá không ngừng tăng thêm, thị trường của Công ty luôn giữ được sự ổ định.
Với hệ thống của hàng ở nhiều nơi nên khả năng cung cấp đáp ứng cho khách hàng rất kịp thời. Các của hàng trưởng thường xuyên lên trụ sở chính để báo cáo tình hình kinh doanh và những thông báo yêu câu mới của khách hàng. Do đó, Công ty luôn nắm sát được diẽn biến của thị trưòng từ đó Công ty có những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.
Các hợp đồng luôn được Công ty tập trung thực hiện nhanh chóng từ việc chuẩn bị giấy tờ, chứng từ nhận hàng… đến việc thanh toán cho bạn hàng đầy đủ theo đúng hợp đồng. Đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ, nhất là đối với hoạt động nhập khẩu nên tiến hành thuận lợi nhanh chóng.
Công ty cũng xây dựng các chính sách nhân sự hợp lí, các ché độ ưu đãi khuyến khích tính sáng tạo và lòng nhiệt tình của từng cá nhân nên tạo ra môi trường thuận lợi cho họ phát huy được khả năng phát huy của mình. đồng thời giải quyết đầy đủ, chu đáo các chế độ chính sách.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty khá gọn nhẹ, các phòng ban được tổ chức hợp lí theo đúng chức năng nhiệm vụ. Quan hệ giữa lãnh đạo và cán bộ nhân viên rất tốt tạo ra được tập thể do đó hoạt động của Công ty diễn ra rất thuận lợi và hiệu quả.
Khả năng sử dụng và bảo toàn vốn rất có hiệu quả, vốn của Công ty luôn được phát triển qua các năm. bên cạnh đó việc quản lý ngoại tệ của Công ty cũng hợp lí giúp cho hoạt động thanh toán các hợp hồng nhập khẩu thuận lợi hơn. Hầu hết các hợp đồng đều được trao đổi qua Fax diều này giúp cho Công ty giảm được chi phi cho hoạt động đi lại và làm việc ở nước ngoài rất tốn kém.
2.2.6.2. Những khó khăn
Là một doanh nghiệp thương mại nhưng Công ty lại hết sức khó khăn về vốn, Công ty thường xuyên bị động, phải vay ngân hàng với lãi suất cao thời hạn ngắn nên đã dẫn đến tình trạng phải trả theo đúng thời gian khi mà vốn chưa sinh lời. Mặt khác, việc mở LC của ngân hàng không được thuận lợi nên làm ảnh hưởng đến việc nhập khẩu những lô hàng lớn.
Khó khăn nữa là trong công tác xuất nhập khẩu của Công ty hiện nay, mặc dù do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ hiện nay tuy đã được nâng lên nhưng chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu của công tác kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời kỳ đổi mới.
Công ty gặp phải khó khăn trong bán hàng đó là việc thu hồi công nợ của khách hàng.
Công tác giao nhận hàng hoá tại càng còn rất chậm gây ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng.
Nhiều hợp đồng ký kết chưa rõ ràng về trách nhiệm pháp lý của các bên nên khó sử lý khi có vi phạm tranh chấp.
2.2.6.3. Nguyên nhân
a. Về mặt khách quan.
Chính sách ngoại tệ của chính phủ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu và khả năng thanh toán các mặt hàng nhập khẩu, nguồn ngoại tệ mà Công ty thu về thông qua hoạt động xuất khẩu đều gửi vào ngân hàng để Nhà nước quản lý. Khi tiến hành thanh toán ngoại tệ cho các hoạt động nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ rút ngoại tệ từ ngân hàng và nếu nguồn ngoại tệ của họ không đủ thì doanh nghiệp phải nộp đơn xin mua ngoại tệ. Tuy nhiên, thủ tục thực hiện hết sức phức tạp và gây khó khăn cho Công ty ngay cả khi Công ty sử dụng chính nguồn ngoại tệ của mình để thanh toán.
Việc ban hành các chính sách, cơ chế mới của chính phủ. Mặc dù nó khuyến khích hoạt động nhập khẩu và tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu của Công ty song nó cũng tạo ra những khó khăn mới cho Công ty trong việc hoàn thiên các thủ tục nhập khẩu.
Mức thuế suất đối với các mạt hàng của Công ty cũng khác nhau. Phần lớn là chịu mức thuế suất từ 0% _ 3% . Tuỳ nhiên, vẫn có một số mặt hàng chịu thuế suất khá cao khoảng 7%_ 10%, mức thuế VAT thường nằm ở mức 7% _ 10%, điều này tác động không nhỏ tới giá thành sản phẩm của Công ty, làm giảm sức cạnh tranh của Công ty.
b. Về mặt chủ quan.
Khả năng thuê tàu và các phương tiện vận chuyển chưa tốt, kinh nghiệm trong việc mua và ký các hợp đồng bảo hiểm chưa nhiều, khả năng quan hệ với các cơ quan chức năng chưa tốt.
Đôi ngũ cán bộ đã lớn tuổi, mặt bằng chung về trình độ không đồng đều. Phần lớn cán bộ được đào tạo từ thế hệ trước nên khó tiếp thu những tiến bộ khoa học công nghệ mới. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ trẻ lại ít kinh nghiệm, một số cán bộ lại được đào tạo ngoài ngành.
Việc thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh nên việc quay vòng vốn kinh doanh rất chậm.
Việc lựa chọn đối tác và ký kết các hợp đồng của Công ty cũng còn rất nhiều những bất cập. Mặc dù bề dày truyền thống và kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu nhưng so với các Công ty quốc tế khác thì việc ký kết các hợp đồng về phía Công ty cũng không tránh khỏi. Mặt khác, việc lựa chọn đối tác, ký kết hợp đồng nhập khẩu còn có nhiều tiêu cực, thực tế cho thấy một số hợp đồng nhập khẩu có giá trị sử dụng không cao nhưng lại phải trả với mức giá quá đắt. Đôi khi Công ty cũng mắc phải những lỗi mà trách nhiệm thuộc về nhà quản lý, nhưng hiện tại Công ty chưa tìm ra được giải pháp để khắc phục một cách hiệu quả.
Việc khuyếch trương sản phẩm trong thị trường nội địa nhằm tiêu thụ hàng nhập khẩu vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công ty vẫn luôn bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm, các khách hàng có nhu cầu thường tìm đến Công ty. Do vậy, hiệu quả cạnh tanh của Công ty chưa cao. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. Một phàn nguyên nhân này là do Công ty vẫn thuộc khối thuộc sự quản lý của nhà nước nên chi phí cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị chưa được đề cao.
Việc thiết lập quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp cùng nghành vẫn chưa tốt. Chính vì vậy, khi có những khó khăn về nguồn hàng Công ty rất khó trong việc đáp ứng cho khách hàng. Mặt khác, các cửa hàng kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu ở Hà Nội nên việc đáp ứng cho khách hàng ở các tỉnh lẻ gặp nhiều khó khăn.
Khả năng tìm hiểu và tiếp cận với thông tin của Công ty còn nhiều hạn chế. Trong thời đại bùng nổ thông tin, doanh nghiệp nào nhanh nhạy biết nắm bắt và sử lý thông tin đúng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Nhận thức được vai trò của thông tin thời gian qua Công ty đã chú trọng vào việc khai thác và xử lý thông tin bằng nhiều cách như: Đài phát thanh và truyền hình, qua mạng internet, các tạp chí chuyên nghành, các đại sứ quán ở trong cũng như ngoài nước… và bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên, khả năng thu thập và sử lý thông tin của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế do phải trải qua quá nhiều khâu, chất lượng thông tin chưa được đảm bảo. Do đó đã làm mất cơ hội kinh doanh của Công ty.
Chương III. một số giải pháp đẩy mạnh
hoạt động nhập khẩu ở
Công ty hoá chất - Bộ thương mại
3.1. Phương hướng và mục TIêu hoạt động của Công ty
3.1.1. Phương hướng hoạt động của Công ty
Mặc dù Công ty đã đạt được nhiều thành công trong những năm qua, nhưng Công ty háo chất _ Bộ thương mại luôn nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Phương hướng hoạt động của Công ty là đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ sản phẩm, mở rộng quy mô kinh doanh, tập trung giảm thiểu chi phí kinh doanh để tăng tối đa lợi nhuận.
Công ty luôn cố gắng đề ra những kế hoạch thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, đổi mới cơ cấu kinh doanh, phương pháp kinh doanh nhằm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11452.DOC