MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI MINH HƯƠNG
I. Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Thương mại Minh Hương
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
* Chức năng kinh doanh của công ty
* Nhiệm vụ của công ty
2. Các nguồn lực của doanh nghiệp
a. Về nhân sự
b. Về tài chính
II. Hoạt động kinh doanh của công ty
1. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
III. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Kết quả tiêu thụ theo hình thức kinh doanh
2. Kết quả tiêu thụ theo quý
IV. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Thành tích đã đạt được
2. Những tồn tại
3. Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty những năm tới
CHƯƠNG II: BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI MINH HƯƠNG
1. Dự báo thị trường
a. Cơ hội
b. Thách thức
2. Đẩy mạnh nghiên cứu và mở rộng thị trường
a. Nghiên cứu thị trường
b. Mở rộng thị trường
3. Đẩy mạnh hoạt động marketing
4. Hoàn thiện các khâu bán hàng
5. Tăng cường các biện pháp tài chính để thúc đẩy tiêu thụ
6. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
KẾT LUẬN
29 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty TNHH chế biến thực phẩm & thương mại Minh Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6
100
Ta có thể thấy rằng lực lượng lao động của công ty ngày càng có xu hướng tăng lên cả về chất và lượng. Lao động có trình độ đại học đều tăng qua các năm (từ 18,46% năm 2002 và 19,40% năm 2003 và 20,39% năm 2004). Đặc biệt có sự tăng lên đáng kể của lực lượng lao động có trình độ trung cấp, đây là đội ngũ lao động chủ yếu của công ty (tăng từ 60% lên 66,5% qua 3 năm). Lực lượng lao động khác giảm từ 21,54% xuống 13,11%.
Như vậy công ty đã quan tâm tới chất lượng đội ngũ lao động, nhờ vậy mà chất lượng công việc được nâng lên, hiệu quả kinh doanh ngày càng được nâng cao. Hàng năm công ty thường xuyên tổ chức đào tạo nghiệp vụ bán hàng cho đội ngũ lao động do vậy trình độ nghiệp vụ của mậu dịch viên ngày càng được nâng cao tạo ra cho khách hàng sự thoải mái khi đến mua hàng với cách cư xử lịch thiệp của nhân viên bán hàng.
* Năng suất lao động và tiền lương bình quân
Bảng 2: Năng suất lao động và tiền lương
ĐVT: Trđ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
So sánh (%)
2003/2002
2004/2003
Doanh thu thuần (Trđ)
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
Tổng số lao động (Ng)
195
201
206
103,07
129,353
Tổng quỹ lương (Trđ)
1872
2171
2719
115,97
125,251
Năng suất lao động (trđ- Ng-n)
266,44
286,08
379,270
107,37
132,24
Tiền lương bình quân (trđ/ng-t)
Kết quả ở bảng trên cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với năm trước, cụ thể: năng suất lao động năm 2003 tăng 7,37% so với năm 2002, năm 2004 tăng 32,24% so với năm 2003. Bên cạnh đó, tiền lương bình quân tăng lần lượt là 2,5% và 22,22%. Điều đó chứng tỏ công ty đã trả lương cho công nhân căn cứ đúng vào năng suất lao động của họ.
Tiền lương bình quân của một lao động trong công ty ngày càng tăng, điều này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hiện nay của thị trường. Việc tiền lương của công nhân tăng sẽ đảm bảo tốt hơn cho cuộc sống của công nhân viên trong công ty. Đó chính là tiền đề để họ làm việc nhiệt tình hơn, hăng say hơn, góp phần làm cho doanh thu của công ty ngày càng tăng.
b. Về tài chính
Công ty khá năng động trong việc tìm nguồn vốn kinh doanh với lãi suất thấp, thời hạn thanh toán dài, đồng thời đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa làm tăng vòng quay vốn.
Công ty quản lý tài chính theo hình thức tập trung, việc quản lý tài chính do hội đồng quản trị quyết định. Với phương thức này hàng năm công ty thu được lợi nhuận rất cao.
Kể từ năm 1996 đến nay vốn của công ty không ngừng tăng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường và phù hợp với tốc độ phát triển rất mạnh của công ty, đó cũng là một tín hiệu đáng mừng có thể coi là thành công khi bước đầu công ty thực hiện cổ phần hóa đồng thời cũng tạo ra sự phát triển vững chắc cho sự đi lên của đất nước.
Bảng 3: Vốn và cơ cấu vốn của công ty
ĐVT: Trđ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Vốn cố định
4125
5367
8500
130,1
158,4
Vốn lưu động
15346
25368
32750
165,3
129,1
Tổng vốn
19471
30735
41250
157,8
134,2
Từ các số liệu trên ta thấy, theo thời gian vốn của công ty tăng dần với tốc độ tăng rất cao. Vốn lưu động của công ty tăng mạnh hơn vào năm 2003, vốn cố định của công ty tăng mạnh vào năm 2004. Năm 2004 là năm mà toàn công ty có nhiều thay đổi lớn trong việc quy hoạch, sắp xếp lại các cửa hàng nhằm thu hút khách hàng mạnh hơn. Nhìn vào lượng vốn của công ty ta thấy rằng, để có được doanh thu và lượng hàng cần thiết dự trữ cho kinh doanh công ty phải đi tận dụng vốn của các nhà cung cấp rất nhiều. Điều này cũng là một tất yếu khách quan trong kinh doanh và thứ nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
II. Hoạt động kinh doanh của công ty
1. Các hoạt động kinh doanh chính của công ty
* Tình hình mua vào của công ty
Bảng 4: Tình hình mua vào của công ty
ĐVT: Trđ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổng giá trị
47547,65
52723,34
70424,78
110,89
133,57
1
May mặc
8915,2
11489,5
18500,8
128,88
161,02
2
Thực phẩm
5943,46
6354,8
8005,3
106,92
125,97
3
Văn phòng phẩm
4457,6
5837,2
8432,7
130,95
144,46
4
Quầy nhựa
11886,91
12048,6
14445,6
101,36
119,89
5
Đồ dùng khác
6993,98
6855,44
7460,18
98,01
108,82
Năm 2003 tổng giá trị hàng hóa mua vào tăng 10,89% so với năm 2002 trong đó giá trị mặt hàng văn phòng phẩm tăng cao nhất với 30,95% tương đương tăng 1379,6 triệu đồng. Nhưng năm 2004 giá trị các mặt hàng còn tăng cao hơn nữa, hàng văn phòng phẩm tăng hơn 44% so với 2003. Bên cạnh các loại đồ dùng khác giá trị mua vào thấp hơn năm 2002 với giá trị tuyệt đối giảm 138,54 triệu đồng.
Sang năm 2004 tổng giá trị mua vào tăng cao hơn xấp xỉ 18 tỉ đồng với mức tăng tươi đối là 33,57%. Có thể nói năm 2004 là năm công ty quan tâm phát triển mặt hàng may mặc nhiều hơn cả, điều này thể hiện ở tổng giá trị hàng may mặc mua vào năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003 với mức tăng 61,02%. Thực tế cho thấy năm 2004 toàn bộ các cửa hàng của công ty có sự thay đổi ở việc sắp xếp lại, đầu tư thêm nhiều loại mặt hàng trong đó quầy hàng thời trang đã tạo được sự thu hút mạnh đối với khách hàng. Mặt hàng văn phòng phẩm cũng là một loại mặt hàng có tổng giá trị mua vào khá lớn, năm 2004 loại mặt hàng này vẫn tăng với mức tăng tương đối cao 44,46%. Qua tìm hiểu cho thấy công ty đã có được các hợp đồng tương đối lớn về cung cấp văn phòng phẩm cho các trường học ở các khu vực lân cận. Xu hướng này là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty.
* Tình hình bán ra của công ty
+ Tình hình bán ra theo mặt hàng kinh doanh
Bảng 5: Doanh thu theo mặt hàng kinh doanh
ĐVT: Trđ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổng giá trị
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
1
May mặc
9741,9
12531,3
20524,89
128,63
163,79
2
Thực phẩm
6494,55
6931,0
8881,12
106,72
128,14
3
Văn phòng phẩm
4870,95
6366,46
9355,28
130,7
146,95
4
Quầy nhựa
12989,11
13141,1
16026,08
101,17
121,95
5
Đồ dùng khác
7642,48
7477,04
8276,38
102,17
110,69
Từ bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy có một sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa mức tăng tổng giá trị mua vào và tổng giá trị bán ra trong bảng 4.
Điều này khẳng định trình độ lập kế hoạch của công ty là rất cao. Tuy nhiên đó là tổng giá trị còn các con số phản ánh doanh thu của từng loại mặt hàng có tăng theo mức tăng của giá trị bán ra của chúng hay không?
Năm 2003, mặt hàng may mặc có doanh thu tăng 2789,4 triệu đồng tương đương 28,63% so với năm 2002 và năm 2004 mặt hàng này tăng 63,79% so với năm 2003, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Ta có thể thấy rằng giá trị mua vào của mặt hàng này trong năm 2002 và 2003 thấp hơn so với giá trị bán ra rất nhiều. Có được kết quả tốt như vậy vì công ty thực hiện chiến dịch khuyếch trương các quầy hàng thời trang và một số sản phẩm dường như không bán được lại được tiêu thụ làm cho doanh thu của mặt hàng thời trang tăng mạnh. Bên cạnh đó mặt hàng văn phòng phẩm năm 2003 tăng 30,7% so với năm 2002, năm 2004 tăng cao hơn với mức tăng 46,95% so với năm 2003. Các mặt hàng còn lại hầu hết đều tăng với mức tăng lao động từ 1% đến 8% năm 2003 và từ 10% đến 28% năm 2004.
+ Tình hình bán ra theo đơn vị kinh doanh
Bảng 6: Doanh thu theo đơn vị kinh doanh
ĐVT: Trđ
TT
Đơn vị trực thuộc
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổng giá trị
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
1
Cửa hàng Láng
8458,1
8550,1
12718,8
101,09
148,75
2
Cửa hàng Dịch Vọng
7853,9
8690,3
11810,3
110,64
135,90
3
Cửa hàng Cổ Nhuế
7049,7
8023,8
10901,8
113,81
135,86
4
Cửa hàng Nhổn
6654,6
7355,2
9993,1
110,52
135,86
5
Cửa hàng Đại Mỗ
11065,6
11351,7
16353
102,59
144,05
Qua bảng trên ta thấy các cửa hàng khu vực của công ty do điều kiện giao thông, vị trí thuận lợi, thu nhập bình quân của người dân khá cao nên doanh thu năm sau so với năm trước hầu như các năm đều tăng.
Cụ thể năm 2002 doanh thu từ các cửa hàng khu vực là 51956,5 triệu đồng đến năm 2003 doanh thu là 57503,9 triệu đồng, tăng 10,68% so với năm 2002, năm 2004 doanh thu là 78129,7 triệu đồng tăng 35,87% so với năm 2003.
Toàn bộ công ty có 5 cửa hàng trực thuộc, năm 2002 cửa hàng Đại Mỗ là cửa hàng có doanh thu cao nhất, chiếm 21,23% tổng doanh thu toàn công ty. Sang các năm tiếp theo cửa hàng này vẫn có mức doanh thu tương đối cao năm 2003 hơn 11 tỷ đồng, năm 2004 doanh thu của cửa hàng này nhảy vọt trên 16 tỷ đồng. Cửa hàng Đại Mỗ là một trong những cửa hàng lớn nhất của công ty, có vị trí thuận lợi và môi trường cạnh tranh trong khu vực chưa ở mức gay gắt. Tuy nhiên trong tương lai khu vực của cửa hàng Đại Mỗ sẽ có thêm rất nhiều đối thủ cạnh tranh, điều này sẽ làm giảm ít nhiều thị phần của cửa hàng nếu doanh nghiệp không có chiến lược kinh doanh hợp lý.
Trong năm 2004 hầu như các cửa hàng đều có doanh thu tăng rất cao, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Và đó cũng chính là nguyên nhân của một chiến dịch cạnh tranh gay gắt sắp xảy ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau ra đời, nếu doanh nghiệp không có giải pháp kinh doanh hiệu quả sẽ khó lòng tồn tại và phát triển. Đối với Công ty có thể khẳng định rằng công ty đã có một giải pháp kinh doanh tốt và công ty đang có xu hướng phát triển theo chiều hướng thuận lợi.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Để tìm hiểu về tình hình kinh doanh của công ty trong vài năm gần đây chúng ta sẽ tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2002 - 2004. Từ đó ta có thể so sánh được hoạt động kinh doanh của công ty qua từng năm để rút ra được kinh nghiệm cho những năm tới. Có thể nói bảng này là bảng khái quát cụ thể nhất về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mọi chi phí, lợi nhuận của công ty qua đó ta có thể đánh giá một cách tương đối chính xác về sự phát triển của công ty qua từng năm.
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2002 - 2004
ĐVT: Trđ
TT
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Tổng doanh thu
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
Doanh thu thuần
51956,5
57503,9
78129,7
110,68
135,87
Giá vốn hàng bán
47547,6
52723,34
70424,78
110,89
133,57
Lợi nhuận gộp
4408,9
4780,56
7704,92
108,43
161,17
Chi phí bán hàng
2812,35
3000,05
4383,37
106,67
146,11
Chi phí quản lý
1125,68
1024,79
1281,02
91,03
125,0
LN thuần kinh doanh
470,78
755,7
2040,48
160,52
270,01
Thu nhập tài chính
74,53
691,66
13,91
928,02
2,01
Chi phí tài chính
68,68
98,29
70,76
143,11
71,99
LN tài chính
5,85
593,37
56,85
Thu nhập bất thường
82,73
119,92
397,82
144,95
331,74
Chi phí bất thường
67,53
15,92
8,73
76,43
45,16
LN bất thường
15,2
104
389,09
684,21
374,08
LN trước thuế
491,83
1453,07
2372,72
295,45
163,29
Thuế TN phải nộp
137,71
406,86
664,36
295,45
163,29
LN sau thuế
354,19
1046,21
1708,35
295,38
163,29
Số lượng lao động
195
201
206
Năng suất lao động
266,44
286,08
379,27
107,37
132,57
Lương bình quân
0,8
0,9
1,1
Tỷ suất LN/DT
0,069%
0,182%
0,219%
Tỷ suất LN/VKD
0,231%
0,412%
0,522%
Năm 2003, hầu hết các chỉ tiêu đều tăng so với năm 2002, duy nhất chỉ có 2 chỉ tiêu giảm so với năm 2002 và sự giảm của 2 chỉ tiêu này có xu hướng tích cực. Chi phí quản lý năm 2003 giảm so với năm 2002 hơn 100 triệu đồng, đây quả là một con số giảm rất lớn. Chỉ tiêu này giảm chứng tỏ công ty đã thực hiện rất tốt những quy định mới của nhà nước, tạo nên một không khí kinh doanh tốt, chi phí ít. Chỉ tiêu chi phí bất thường năm 2003 cũng giảm tương đối lớn so với năm 2002 (51,61 triệu đồng). Trong năm 2003 có các chỉ tiêu giảm mang tính tích cực như vậy làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng với mức tăng rất lớn: 195,44%.
Sang năm 2004, các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực kinh doanh tăng tương đối mạnh, ngược lại các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực tài chính giảm đáng kể so với năm 2003. Thu nhập tài chính năm 2004 giảm 667.75 triệu đồng tương đương 97,99% so với năm 2003. Mặc dù vậy, lợi nhuận năm 2004 của công ty là 1708,35 triệu đồng tăng 63,29% so với năm 2003. Qua đó có thể khẳng định rằng trong năm qua công ty đã chú trọng hơn đến hoạt động kinh doanh, với hướng đi này công ty đã gặt hái được những thành công nhất định và đó thực sự là một hướng đi đúng đắn.
III. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Kết quả tiêu thụ theo hình thức kinh doanh
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, hình thức bán lẻ luôn chiếm ưu thế hơn so với hình thức bán buôn vì các mặt hàng chủ yếu là phục vụ người tiêu dùng là chính, bán lẻ chiếm khoảng 2/3 tổng doanh thu của công ty.
Bảng 8: Doanh thu theo hình thức kinh doanh
ĐVT: Trđ
Chỉ tiêu
2003
2003
2004
03/02 (%)
04/03 (%)
Bán buôn
17318,65
19872,26
27042,82
114,74
136,08
Bán lẻ
34637,85
37631,64
51086,88
108,64
135,75
Tổng doanh thu
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
Trong năm 2002 doanh thu bán buôn đạt 17318,65 (trđ), năm 2003 đạt 19872,26 (trđ) như vậy là năm 2003 tăng nhiều hơn năm trước là 14,74%. Đến năm 2004 do công ty đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đầu tư thêm cho các cơ sở bán nên doanh thu năm 2004 tăng hơn 36% so với năm 2003.
Hoạt động bán lẻ là hoạt động chiếm vị trí quan trọng nhất trong doanh thu của công ty, năm 2002 doanh thu hoạt động bán lẻ tăng gần gấp đôi doanh thu bán buôn. Sang năm 2003 doanh thu năm 2003 tăng hơn 8,64% so với năm 2002 nhưng sang đến 2004 doanh thu vượt trội hơn hẳn so với 2003 với mức tăng lên đến khoảng 36%. Như vậy doanh thu bán lẻ ngày càng tăng cao hơn so với năm trước. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai. Công ty cần phải phấn đấu đầu tư thiết bị cơ sở hạ tầng hơn nữa đặc biệt cần hoàn thiện hơn công tác bán hàng đặc biệt là bán lẻ để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
2. Kết quả tiêu thụ theo quý
Hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều yếu tố môi trường bên ngoài chính là nhu cầu của người tiêu dùng. Các mặt hàng kinh doanh tiêu thụ lúc nhanh lúc chậm tùy thuộc vào thời điểm cụ thể do vậy doanh thu của công ty cũng thay đổi theo từng tháng, từng quý.
Bảng 9: Doanh thu theo quý
ĐVT: trđ
Quý
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
03/02 (%)
04/03 (%)
I
10270,1
11026,3
14600,2
107,36
132,41
II
11837,2
11524,2
17291,1
97,36
150,04
III
13232,1
14307,2
15967,2
108,12
111,60
IV
16617,1
20646,2
30271,2
124,25
146,62
Tổng
51956,5
57503,9
78129,7
110,67
135,86
Qua số liệu ở bảng 9 ta thấy doanh thu tiêu thụ theo quý qua các năm của công ty đều tăng, cụ thể:
Doanh thu của công ty đạt cao nhất vào quý IV của năm. Năm 2002 doanh thu đạt 16617,1 (trđ) trong quý IV chiếm tỷ trọng 32% doanh thu năm 2002. Đến 2004 doanh thu đạt cao nhất khoảng 38,76% doanh thu năm. Có điều này là do cuối năm nhu cầu mua sắm tăng vọt nhất là mặt hàng may mặc, lương thực, thực phẩm.
Bên cạnh đó quý I của các năm là có doanh thu thấp nhất và cũng chiếm tỷ trọng thấp hơn so với các năm khác. Cụ thể năm 2002 doanh thu quý I đạt 10270,1 (trđ) chiếm 19,76% năm. Đến năm 2003 tăng lên 756,1 (trđ) so với 2002. Sang năm 2004 đạt 14600,2 (trđ) tăng khoảng 3574 (trđ) so với 2003. Điều đó có nghĩa là doanh thu đầu năm của doanh nghiệp là thấp so với các quý khác.
Quý II và III mặc dù tỷ trọng doanh thu của các quý có xu hướng giảm nhưng có sự gia tăng đều hàng năm. Quý II năm 2002 chiếm 22,78% đến 2003 giảm xuống còn 20% nhưng 2004 lại tăng lên là 22,13%. Còn quý III năm 2002 chiếm 25,46% nhưng 2003 còn 24,88% và sang 2004 tiếp tục giảm xuống còn 20,43%.
Như vậy việc tăng doanh thu ở các quý là không đồng đều doanh nghiệp cần phải xem xét lại để điều chỉnh cho hợp lý và cần có các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ ở từng quý để đảm bảo cho doanh thu đạt được lớn nhất.
IV. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty
1. Thành tích đã đạt được
Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Thương mại Minh Hương là một doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, mở rộng giao lưu với nhiều nước trên thế giới. Hòa cùng tốc độ phát triển chung của đất nước, hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả khá cao trong những năm vừa qua. Công ty đã có được những thành tựu đáng kể như doanh thu những năm sau lần lượt tăng hơn so với năm trước, lượng mua vào gần sát với lượng bán ra, tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu điều đó đã chứng minh được công ty đang làm ăn có hiệu quả.
Về mặt tổ chức kinh doanh, trải qua những vướng mắc những bài học kinh nghiệm, với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại có nhiều chi nhánh ở xa nên công ty đã giao trách nhiệm tự chủ trong kinh doanh rất phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Cụ thể trong 3 năm 2002 - 2004 doanh thu tăng từ 51956,45 (trđ) lên đến 78129,65 (trđ). Thu nhập bình quân người lao động tăng từ 700.000đ đến 1.100.000đ ng/ tháng. Công ty cũng có biện pháp khuyến khích động viên kịp thời đối với cán bộ công nhân viên có năng lực và đạt được thành tích cao.
Do có sự điều chỉnh lại trong cơ cấu mặt hàng và khối lượng hàng bán ra năm vừa qua nên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2004 so với 2003 tăng 33,57% trong khi mức tăng của 2003 so với 2002 chỉ là 10,89%. Mức lãi gộp năm 2004 tăng 61,17% so với 2003 trong khi đó của 2003 so với 2002 chỉ là 8,43%, đây là tín hiệu đáng mừng qua từng năm đổi mới của doanh nghiệp.
Về cơ cấu hàng hóa và giá cả, công ty luôn đảm bảo ngang bằng với giá cả thị trường nhưng sự chênh lệch giữa giá hàng chợ với hàng của công ty là tương đối lớn, công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc khai thác nguồn hàng để hạ giá thành hàng hóa. Ngoài ra công ty cũng nên lựa chọn những kênh phân phối ngắn nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện nhằm giảm thiểu các khâu trung gian để có được giá cả cạnh tranh tốt hơn.
2. Những tồn tại
Trong những năm qua dù đã có những thành công đáng kể nhưng công ty cũng đã gặp phải không ít khó khăn và đang có biện pháp tích cực nhằm hạn chế khó khăn. Dưới đây là những tồn tại mà công ty đã gặp phải:
+ Bên cạnh ưu điểm của việc tự chủ trong kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, nhược điểm của phương pháp này là công ty không thể kiểm soát hết được nguồn hàng như vậy thì không xác định được chính xác doanh thu và như vậy công ty sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác đội ngũ mậu dịch viên bán hàng vẫn còn hạn chế về năng lực, cán bộ quản lý vẫn chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn trong lĩnh vực quản lý nhân sự do vậy điều cần thiết là doanh nghiệp cần đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong công ty.
+ Vẫn còn một số đơn vị kinh doanh không hoàn thành kế hoạch được giao, không đáp ứng được nhu cầu và đòi hỏi khắt khe của thị trường, khả năng cạnh tranh với các đối thủ còn hạn chế.
+ Chưa có sự nghiên cứu thị trường một cách khoa học, chưa có hệ thống về dung lượng của từng mặt hàng riêng biệt, mạng lưới phân phối hàng hóa chưa hoàn chỉnh, chi phí cho khâu bán hàng và vận chuyển còn cao, khâu quảng cáo tiếp thị sản phẩm vẫn chưa chú trọng đúng mức chưa hình thành hệ thống quảng cáo bán hàng.
+ Việc kinh doanh ở một số đơn vị còn quá đơn điệu, chưa biết áp dụng phương pháp bán hàng linh hoạt nên doanh thu còn thấp.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị còn thiếu đồng bộ, bên cạnh đó có những cửa hàng đang trong tình trạng xuống cấp chưa được đầu tư xây mới nên sẽ dẫn đến hạn chế khả năng tiêu thụ hàng hóa của những cơ sở này.
3. Phương hướng mục tiêu phát triển của công ty những năm tới.
Năm 2005 là năm các doanh nghiệp Việt Nam cùng với Bộ Thương mại đang cố gắng hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ và phấn đấu sớm kết thúc các vòng đàm phán song phương, đa phương để tham gia tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) một cách lợi ích và hiệu quả nhất. Trong quá trình hội nhập Việt Nam cũng gặp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn thách thức. Để luôn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển hơn, công ty luôn phải đặt cho mình những phương hướng, mục tiêu cụ thể để có thể nắm bắt được những thời cơ và thách thức. Để làm được điều đó Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Thương mại Minh Hương đã đề ra những phương hướng cụ thể sau:
+ Giữ vững thị phần hiện có của công ty đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ trên địa bàn Hà Nội, các tỉnh thành trong cả nước và ở nước ngoài.
+ Đảm bảo phát triển bền vững vốn của cổ đông.
+ Chú trọng quan tâm tới công tác marketing, yếu tố đầu vào, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, chính sách trợ giá hợp lý.
+ Đầu tư đổi mới phương thức kinh doanh và thực hiện tốt các dự án đề ra.
+ Mở rộng thị trường trong nước, khai thác thêm nguồn hàng, mặt hàng, tăng tỷ trọng hàng xuất nhập khẩu.
+ Tổ chức sắp xếp lại các đầu mối kinh doanh theo hướng giảm bớt những đơn vị nhỏ lẻ kinh doanh kém hiệu quả.
+ Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của công ty.
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
+ Xây dựng công ty thành Đảng bộ trong sạch, vững mạnh.
+ Phong trào tự vệ, bảo vệ an ninh đạt danh hiệu quyết thắng.
+ Phấn đấu trở thành công đoàn vững mạnh.
+ Làm tốt công tác phòng chống lụt bão, phòng cháy chữa cháy.
+ Thi đua phấn đấu đạt danh hiệu anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Chương II
Biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
ở Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm
và Thương mại Minh Hương
1. Dự báo thị trường
Điểm qua tình hình thế giới năm 2004 đã xảy ra nhiều cú sốc giá cả bất lợi, giá dầu thô tăng đột biến và đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại đây làm cho giá cả các mặt hàng nguyên liệu khác cũng có chiều hướng tăng mạnh đến 45% trong khoảng thời gian từ cuối năm 2001 đến tháng 3/2004. Đặc biệt giá kim loại, khoáng sản, nông sản sơ chế tính bằng đồng USD tăng từ 50 - 60% năm 2004. Nguyên nhân do mức tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc và của một số nước phát triển khác, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản và chính sách tiền tệ nới lỏng của Mỹ. Từ sau tháng 3/2004 khi kinh tế Nhật Bản và Mỹ tăng chậm lại, Trung Quốc nỗ lực kìm hãm mức tăng trưởng kinh tế quá nóng và chính phủ Mỹ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ làm giảm nhu cầu về hàng phi dầu mỏ, chỉ số giá chung của nhóm hàng này giảm 4%, giảm mạnh nhất là giá cả mặt hàng lương thực như dầu ăn, đỗ tương, ngũ cốc.
Cùng với những cú sốc về giá cả trên thị trường thế giới trong năm 2004 nền kinh tế Việt Nam cũng phải đối diện với những tác động tiêu cực từ nhiều vấn đề trong nước. Đó là dịch cúm gia cầm bùng phát trên phạm vi cả nước, rét đậm kéo dài ở miền Bắc, hạn hán nặng nề trên diện rộng ở miền Trung và miền Nam. Những nguyên nhân này làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm thu nhập thực tế của người dân. Tuy nhiên trong năm 2004 GDP của Việt Nam vẫn đạt 7,6%, thương mại và thị trường trong nước năm 2004 phát triển khá tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu về hàng hóa và dịch vụ năm 2004 đạt 373 nghìn tỉ đồng, tăng 20,1% so với năm 2003 và cũng là mức tăng kỷ lục trong vòng vài năm gần đây, trong cơ cấu tổng mức bán lẻ doanh số các công ty nhà nước chiếm tỷ trọng khoảng 15,4%, tăng 14,3% so với năm 2003. Nhìn chung thị trường phát triển mạnh ở tất cả các tỉnh, vùng trong cả nước năm 2004. Các công ty đã quan tâm hơn đến việc mở rộng thị trường tiêu thụ ở thị trường nội địa, củng cố mạng lưới kinh doanh theo các kênh liên kết.
Dự báo về phát triển kinh tế Việt Nam năm 2005, tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng về cả tiêu dùng cho đầu tư và tiêu dùng của nhân dân trong đó chỉ tiêu đầu tư của cả khu vực nhà nước và tư nhân đều tăng với tốc độ cao hơn so với năm 2004. Tiêu dùng trong nhân dân tiếp tục tăng dưới sự trợ giúp của các biện pháp kích cầu, chính sách tiền tệ nới lỏng, thêm vào đó thị trường bất động sản đã có dấu hiệu chững lại, số lượng lớn tiền tệ trong nhân dân không còn cơ hội đầu tư vào bất động sản sẽ chuyển sang tiêu dùng. Dự báo tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2005 sẽ tăng từ 17 - 19% so với năm 2004. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng năm 2005 dự báo sẽ ở mức cao từ 6,5 - 7,5% trong đó tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng sẽ tập trung vào những tháng đầu năm.
a. Cơ hội
Những năm vừa qua, tác động của kinh tế xã hội đã có những bước phát triển vượt bậc, một mặt do nhu cầu lớn của người tiêu dùng nên sản xuất phát triển tạo ra nhiều hàng hóa làm tăng quy mô các cửa hàng thương mại tạo nên một thị trường sôi nổi với nhiều chủng loại hàng hóa đa dạng phong phú. Mặt khác do sản xuất phát triển nên đời sống nhân dân được nâng lên làm tăng sức mua của dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại bán lẻ nói chung và của công ty nói riêng.
Nhà nước đã có chính sách đúng đắn kích thích cầu, xóa đói giảm nghèo, cải cách hệ thống tiền lương, thủ tục hành chính chú trọng giải quyết công ăn việc làm, nhờ đó mà kích thích sản xuất phát triển nâng cao mức sống của người dân và tạo điều kiện cho thương mại bán lẻ phát triển cộng thêm việc Hà Nội có các chính sách kinh tế thông thoáng.
b. Thách thức
Giá cả nhiều mặt hàng kinh doanh của công ty còn cao so với của các cơ sở khác trên địa bàn do chi phí cao. Mặt khác có nhiều công ty tư nhân kinh doanh cạnh tranh gay gắt về giá cả với mặt hàng của công ty, do họ là những cơ sở kinh doanh tư nhân nên mọi chi phí thấp hơn do vậy giá cả của họ cũng hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32640.doc