MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU 3
1. Khái niệm chung về kinh doanh xuất khẩu 3
2. Vai trò của hoạt dộng kinh doanh xuất khẩu 3
3. Các loại hình xuất khẩu 4
4. Quy trình kinh doanh xuất khẩu 4
4.1. Nghiên cứu thị trường trong hoạt động kinh doanh 5
4.1.1. Phương pháp nghiên cứu thị trường 5
4.1.2. Phân tích về cung - cầu và các điều kiện thị trường 6
4.1.3. Nghiên cứu về gía cả hàng hoá trên thị trường thế giới 8
4.1.4. Vận dụng kết quả nghiên cứu thị trường trong kinh doanh xuất khẩu 9
4.2. Quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các hoạt động yểm trợ 10
4.2.1. Quảng cáo 10
4.2.2. Xúc tiến bán và các hoạt động yểm trợ 11
4.3. Tổ chức thu mua, huy động hàng cho xuất khẩu 14
4.3.1. Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 15
4.3.2. Thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 15
4.3.3. Vị trí của công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 16
4.3.4. Ý nghĩa của công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 17
4.3.5. Các hình thức thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu 17
CHƯƠNG II 19
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN TẠI CÔNG TY CẢNG VÀ KINH DOANH THAN 19
1. Giới thiệu khái quát về Công ty Cảng và Kinh doanh than 19
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cảng và Kinh doanh than 19
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cảng & Kinh doanh than 20
1.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu than của Công ty 21
1.3.1. Lao động tiền lương 21
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cảng & Kinh doanh than 25
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Công ty Cảng và Kinh doanh than 33
2.1 Sản lượng – kim nghạch than xuất khẩu 33
2.2 Thị trường xuất khẩu than 35
2.3 Cơ cấu than xuất khẩu 37
2.4 Giá than xuất khẩu 40
2.5 Thu mua, cung ứng than xuất khẩu 42
2.6 Hình thức xuất khẩu 43
3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu than của Công ty 43
1/ Ưu điểm 43
2/ Nhược điểm, tồn tại 44
3/ Nguyên nhân 44
CHƯƠNG III. 46
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA CÔNG TY CẢNG VÀ KINH DOANH THAN 46
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ than thế giới 46
2. Kế hoạch xuất khẩu của công ty trong thời gian tới 49
3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than 50
1/ Giải pháp về thị trường 50
2/ Giải pháp về giá cả 52
3/ Giải pháp về chính sách phân phối 54
4/ Giải pháp về quảng cáo, xúc tiến bán hàng và các hoạt động yểm trợ sản phẩm than xuất khẩu 55
KẾT LUẬN 58
Danh mục tài liệu tham khảo : 59
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than tại Công ty Cảng và Kinh doanh than, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a nghành vận tải biển trên thế giới hiện nay.
Trong tình hình sôi động của cơ chế thị trường, đứng trước thời cơ và thử thách mới, Công ty Cảng và Kinh doanh than luôn củng cố lực lượng, phát triển thế mạnh, khắc phục nhược điểm, nắm bắt kịp thời những cơ hội và đề phòng những nguy cơ để vạch ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Nhờ đó, uy tín của Công ty không ngừng được nâng cao, thị trường tiêu thụ được mở rộng và ngày càng có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cảng & Kinh doanh than
Công ty Cảng và Kinh doanh than là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Than Việt nam, làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý và khai thác cảng Cẩm Phả cùng một số cảng lẻ, tiêu thụ các sản phẩm theo sự phân công của Tổng Công ty Than Việt Nam, tổ chức điều hành giao than cho các tàu xuất khẩu và nội địa theo hợp đồng của Tổng công ty ký với khách hàng trong và ngoài nước. Công ty được Tổng công ty ủy quyền mua than của các công ty sản xuất để bán vào các hộ tiêu thụ lớn và xuất khẩu, được ủy quyền giao dịch và ký hợp đồng xuất khẩu than vào thị trường Trung Quốc.
Công ty Cảng và Kinh doanh than hoạt động theo giấy phép số 304205 do Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 09/11/1996 với các nghành nghề sau:
- Chế biến và kinh doanh than.
- Quản lý và khai thác cảng Cẩm Phả, luồng cảng và các cảng lẻ khác.
- Xuất khẩu hàng hóa.
- Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải.
- Dịch vụ du lịch, lai dắt cứu hộ tầu ra vào cảng, dịch vụ đời sống, thông tin liên lạc cho các tầu trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, Công ty còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh khác trên phạm vi cả nước và quốc tế theo sự phân công, phân cấp và ủy quyền của Tổng công ty và theo quy định của pháp luật.
1.3. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu than của Công ty
1.3.1. Lao động tiền lương
Lao động tiền lương là một yếu tố quan trọng, nó chính là chìa khóa cho mọi sự thành công của mỗi doanh nghiệp, nó phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đời sống người lao động nói riêng.
* Cơ cấu, số lượng lao động
Nhìn vào bảng số 2.1, có thể thấy : số lao động của Công ty trong năm 2001 tăng 27 người so với năm 2000 (~ 6,3%).
Trong đó:
- Số lao động trực tiếp tăng 22 người (~ 5,1%).
- Số lao động gián tiếp tăng 5 người (~ 1,2%).
Số lao động năm 2001 tăng chủ yếu do tăng từ các lĩnh vực tiêu thụ than và kinh doanh cảng (24 người, trong đó : tiêu thụ than tăng 9 người, kinh doanh cảng tăng 15 người), còn các lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải và đại lý tàu biển tăng không đáng kể (3 người). Điều này có thể lý giải là do trong năm 2001, quy mô sản xuất của Công ty mở rộng cùng với việc đưa vào khai thác thêm 2 bến chuyển tải : Hòn Con Ong và Hòn Nét.
Bảng số 2.1. Cơ cấu - số lượng lao động gđ 2000 - 2002
STT
Nghành nghề
Số lao động năm 2000
Số lao động năm 2001
Số lao động năm 2002
1
Tiêu thụ than
276
285
297
a
- Trực tiếp
195
203
212
b
- Gián tiếp
81
82
85
2
Kinh doanh cảng
52
67
80
a
- Trực tiếp
40
52
62
b
- Gián tiếp
12
15
18
3
Bảo đảm ATHH
89
90
90
a
- Trực tiếp
71
72
72
b
- Gián tiếp
18
18
18
4
VICOSA
11
13
13
a
- Trực tiếp
5
6
6
b
- Gián tiếp
6
7
7
Tổng cộng
428
455
480
Nguồn : Biểu số 5.1 KH-LĐTL
Năm 2002, số lao động tăng 25 người so với năm 2001 (~ 5,5%). Trong đó:
- Số lao động trực tiếp tăng 19 người ( 4,2% ).
- Số lao động gián tiếp tăng 6 người ( 1,3% ).
Số lao động tăng trong năm 2002 do tăng từ các lĩnh vực tiêu thụ than và kinh doanh cảng (25 người, trong đó: tiêu thụ than tăng 12 người, kinh doanh cảng tăng 13 người), còn các lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải và đại lý tàu biển không tăng trong năm.
Tỷ lệ lao động trực tiếp (LĐTT) và lao động gián tiếp (LĐGT) trên tổng số lao động trong năm (TSLĐ) theo các năm như sau:
LĐTT/TSLĐ LĐGT/ TSLĐ
- Năm 2000 : 311/428 (72,7%) 117/428 (27,3%)
- Năm 2001 : 333/455 (73,2%) 122/455 (26,8%)
- Năm 2002 : 352/480 (73,3%) 128/480 (26,7%)
Tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp như vậy là phù hợp vì hoạt động của Công ty chủ yếu là tiêu thụ than và các loại dịch vụ cảng biển, do đó cần nhiều lao động trực tiếp làm việc tại các phân xưởng sản xuất và trên biển.
Nhìn chung, cơ cấu lao động của Công ty là hợp lý, tuy nhiên với tốc độ tăng lao động khá cao (trên 5%/năm) cũng có thể sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho Công ty trong việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
* Chất lượng lao động
Để đáp ứng sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng nâng cao về trình độ cho cán bộ công nhân viên bằng các hình thức đào tạo ngắn hạn, dài hạn như : các khoá 2, 3, 4 của trường Đại học Bách Khoa. Số lượng lao động có trình độ đại học ngày càng tăng. Đặc biệt, Công ty không ngừng nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng lãnh đạo của các cán bộ. Đối với công nhân thì nâng cao trình độ tay nghề và phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.
Số lượng lao động có trình độ đại học thực hiện năm 2001 là 115 người, chiếm ~ 25,3% tổng số cán bộ công nhân viên ( 115/455 ), tăng 9 người so với năm 2000 (106/428, ~ 24,8%).
Số lượng lao động có trình độ đại học thực hiện năm 2002 là 122 người, chiếm ~ 25,4% tổng số cán bộ công nhân viên ( 122/480 ), tăng 7 người so với năm 2001 (115/455).
Tay nghề bậc thợ bình quân của công nhân lao động trực tiếp là 4 (giai đoạn 2000 – 2002).
Như vậy, có thể thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty Cảng và Kinh doanh than đã có đầy đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về sản xuất kinh doanh ở hiện tại, nhưng so với kinh tế thị trường và sự phát triển của xã hội ngày càng đòi hỏi ở người cán bộ công nhân viên phải có trình độ chuyên nghành cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý phải có năng lực vững vàng, chính vì vậy mà Công ty rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Hàng năm, Công ty đã cử hàng chục cán bộ theo học các trường đại học để đáp ứng nhu cầu nhân lực của Công ty và xu thế phát triển của đất nước. Công ty luôn khuyến khích các cán bộ công nhân viên thường xuyên trau dồi nghiệp vụ. Điều này cho thấy hướng đi đúng đắn trong chiến lược phát triển lâu dài của Công ty.
* Tiền lương ( đời sống người lao động )
Bảng số 2.2. Tiền lương giai đoạn 2000 - 2002
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Tiền lương bình quân
đ/ng/th
1.190.000
1.270.000
1.400.000
Nguồn : Biểu số 5.1 KH-LĐTL
Với việc tập trung toàn Công ty để hoàn thành kế hoạch chính của Tổng công ty giao cho, đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ than, tích cực tạo các nguồn thu trong than cũng như ngoài than, 3 năm qua, Công ty đã cơ bản hoàn thành các mặt công tác, do đó thu nhập bình quân của người lao động liên tục tăng cao trong giai đoạn 2000 – 2002.
Năm 2001, thu nhập bình quân trên đầu người là: 1.270.000 đồng/người/tháng, tăng ~ 6,7% so với năm 2000 (1.190.000 đồng/người/tháng).
Năm 2002, thu nhập bình quân trên đầu người là: 1.400.000 đồng/người/tháng, tăng ~ 10,2% so với năm 2001.
Ngoài tiền lương, Công ty còn có chế độ khen thưởng do có sáng kiến cải tiến, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch...
Công ty thường xuyên quan tâm tới sức khỏe của người lao động, đã tổ chức khám bệnh phục hồi sức khỏe cho người lao động, duy trì bữa ăn ca, thực hiện các chế độ về bảo hiểm, bồi dưỡng lao động độc hại theo quy định của Nhà nước đối với người lao động.
Hằng năm, Công ty tổ chức các chuyến đi tham quan nước ngoài, tham quan học tập các cảng biển phía Nam cho CBCNV, tạo điều kiện để các đơn vị tổ chức nghỉ cuối tuần và tham quan ngắn ngày cho người lao động.
Công tác thi đua, khen thưởng được cải tiến và đổi mới, gắn việc khen thưởng với việc hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị. Các nhân tố mới được tuyên truyền, khen thưởng, động viên kịp thời. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh, tạo không khí thi đua sản xuất sôi nổi, thu hút được nhiều người tham gia.
1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cảng & Kinh doanh than
Tính đến ngày 31/12/2002, Công ty có tổng số 480 cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong đó có 130 nữ (chiếm ~ 27% tổng số CBCNV). Căn cứ vào nhiệm vụ, đặc điểm và điều kiện cụ thể của Công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được bố trí sắp xếp như Hình 2.1.
Phân xưởng phục vụ đời sống
Phòng TCLĐ-TL
Phòng kế hoạch
Văn phòng giám đốc
Đại lý VICOSA
Phòng Thanh tra - Kiểm toán
Phòng Kế toán
Phòng
TM
Phòng bảo vệ quân sự
Trung tâm chỉ huy sx
Phòng kỹ thuật CĐVT
Phòng đầu tư xây dựng
Phân xưởng tiêu thụ
Phân xưởng cảng Vũng Hoa
Ban quản lý cảng
Trạm ĐL - GĐT
Đội tầu
Đội xe
Phó giám đốc kỹ thuật - sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc kinh tế
Phòng an toàn
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cảng & Kinh doanh than
: Mối quan hệ chỉ đạo, lãnh đạo.
* Ban lãnh đạo Công ty
Ban lãnh đạo Công ty gồm có 1 giám đốc, 02 phó giám đốc, việc phân công nhiệm vụ của Ban giám đốc như sau:
- Giám đốc : là người đại diện có tính pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống CBCNV của Công ty và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ một thủ trưởng. Giám đốc được ủy quyền cho các Phó giám đốc điều hành công việc theo chức năng khi vắng mặt (người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật).
Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các công việc của các phòng sau :
+ Phòng Bảo vệ quân sự
+ Phòng Thương mại (TM)
+ Phòng Thanh tra - Kiểm toán
+ Đại lý VICOSA
+ Khâu tài chính trong phòng Kế toán thống kê tài chính
+ Khâu tổ chức cán bộ trong phòng Tổ chức lao động tiền lương (TCLĐTL)
+ Khâu kế hoạch trong phòng Kế hoạch vật tư.
- Phó giám đốc Kỹ thuật - Sản xuất chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo các bộ phận :
+ Trung tâm Chỉ huy sản xuất (TTCHSX)
+ Phòng An toàn bảo hộ lao động (BHLĐ)
+ Phòng kỹ thuật Cơ điện vận tải (CĐVT)
+ Phòng Đầu tư xây dựng.
- Phó giám đốc Kinh tế trực tiếp chỉ đạo công việc các phòng :
+ Văn phòng Giám đốc
+ Phân xưởng Phục vụ đời sống, văn hoá thể thao
+ Phòng Tổ chức lao động tiền lương
+ Phòng Kế hoạch vật tư
+ Khâu hạch toán kinh tế trong phòng Kế toán thống kê tài chính (trừ một
số lĩnh vực Giám đốc đã trực tiếp chỉ đạo).
* Các phòng ban
- Phòng Kế toán thống kê tài chính : thống kê, ghi chép các khoản thu- chi, hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và tham mưu cho Giám đốc về lĩnh vực tài chính.
- Đại lý VICOSA : tham mưu cho Giám đốc về công tác đại lý hàng hải, dịch vụ hàng hải và trực tiếp thực hiện các dịch vụ đó.
- Phòng Thanh tra - Kiểm toán : giúp Giám đốc trong công tác kiểm tra, thanh tra trong mọi hoạt động của Công ty.
- Phòng Thương mại (TM) : giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh than, từ việc tìm kiếm, phân tích thị trường tiêu thụ, thị trường cung ứng, nhu cầu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh đến thương thảo mua bán, làm thủ tục mua bán than theo sự phân công, phân cấp của Tổng công ty.
- Phòng Bảo vệ quân sự (BVQS) : vừa làm công tác tham mưu vừa làm nhiệm vụ thực hiện bảo vệ trật tự, an ninh trên địa bàn của Công ty, bảo vệ tài sản của Công ty, bảo vệ hàng hoá (than) trong phạm vi Công ty quản lý. Làm tham mưu và thực hiện công tác quân sự, bao gồm : tổ chức lực lượng bảo vệ, luyện tập tác chiến, thực hiện chính sách hậu phương quân đội, thực hiện và phụ trách công tác phòng chống cháy nổ.
- Phòng Đầu tư xây dựng : thực hiện công tác xây dựng cơ bản.
- Phòng kỹ thuật Cơ điện vận tải : thực hiện các công tác kỹ thuật cơ điện, vận tải.
- Phòng An toàn BHLĐ : thực hiện công tác an toàn bảo hộ lao động, quản lý môi trường, tài sản, thiết bị.
- Trung tâm Chỉ huy sản xuất : điều hành dây truyền sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất thông suốt, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận sản xuất với nhau, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mệnh lệnh sản xuất của mình.
- Phòng Kế hoạch vật tư (KH-VT) : làm tham mưu, giúp việc Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (ngắn, trung, dài hạn), công tác quản lý chi phí, cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng Tổ chức lao động tiền lương (TCLĐTL) : làm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các lĩnh vực tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, công tác lao động, tiền lương, các chính sách đối với người lao động và các chính sách xã hội.
- Văn phòng Giám đốc (VPGĐ) : làm tham mưu, giúp việc cho Giám đốc các lĩnh vực tổng hợp, văn thư, lưu trữ, quan hệ với đối tác, công tác thi đua, tuyên truyền, văn thể trong Công ty.
Ngoài các phòng ban chức năng trên, Công ty còn thành lập các hội đồng như : hội đồng giá, hội đồng lương, hội đồng sáng kiến, hội đồng thi đua, hội đồng bảo hiểm lao động, hội đồng câu lạc bộ.
* Các phân xưởng, trạm, đội
- Đội tầu thủy : làm nhiệm vụ lai dắt hỗ trợ các tàu ra vào cảng, đưa đón cán bộ công nhân viên đi làm, phục vụ kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị báo hiệu hàng hải, làm nhiệm vụ điều hành giao than tại hai bến chuyển tải.
- Phân xưởng tiêu thụ : làm nhiệm vụ nhận than của xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông, các mỏ để giao cho khách hàng mua than trên các phương tiện thủy, chịu trách nhiệm về số lượng giao nhận và điều hành xếp dỡ theo sơ đồ.
- Trạm đo lường, giám định chất lượng than (KCS) : làm nhiệm vụ kiểm tra, giám định chất lượng than nhận cho khách hàng đảm bảo theo đúng điều kiện giao hàng của hợp đồng. Việc kiểm tra chất lượng bao gồm các công việc lấy mẫu, gia công phân tích hóa nghiệm để xác định các chỉ tiêu chất lượng giúp cho công tác điều hành pha trộn, đảm bảo chất lượng lô hàng.
- Phân xưởng Cảng Vũng Hoa : kinh doanh cảng và cho thuê kho bãi, có trách nhiệm quản lý cảng và mặt bằng kho bãi thiết bị của cảng.
- Ban quản lý cảng (BQLC) : làm nhiệm vụ quản lý cảng; điều động tàu ra vào cảng, vùng neo đậu chuyển tải; thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng, duy tu các thiết bị báo hiệu luồng vào cảng bảo đảm an toàn cho tầu ra vào cảng; kiểm tra luồng, thu phí đảm bảo an toàn hàng hải (ĐBATHH) của các phương tiện thủy khi nhập cảng cũng như ở ngoài vùng chuyển tải.
- Đội xe ô tô : quản lý xe, phục vụ đưa đón công nhân viên đi làm và đi công tác, phục vụ nhu cầu đi lại của Công ty.
- Phân xưởng phục vụ đời sống : có nhiệm vụ phục vụ các nhu cầu về đời sống như điện, nước, các chế độ ăn giữa ca, chế độ bồi dưỡng ca 3, độc hại, chăm sóc bảo vệ cây xanh, thực hiện các dịch vụ du lịch, dịch vụ cung cấp nước ngọt cho tầu thuyền.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty được hình thành theo cơ chế trực tuyến chức năng và có mối quan hệ thống nhất, mỗi phòng ban đảm nhận một chức năng cụ thể để quản lý theo chuyên môn của mình. Các phòng ban chức năng có sự lãnh đạo chung của Giám đốc Công ty và các Phó giám đốc. Với cơ cấu tổ chức quản lý này, Giám đốc Công ty vừa chỉ đạo chung vừa phát huy được trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong Công ty và các chỉ thị không bị chồng chéo nhau, vì thế có thể quản lý dài bằng các tuyến theo quyền lực quản lý.
c/ Sản phẩm
Than Việt Nam bao gồm các loại than bùn, than Linhit, than Bitum, than Antraxit nhưng chủ yếu là than Antraxit. Than Antraxit tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, một số ít ở Thái Nguyên và Quảng Nam. Bể than Antraxit Quảng Ninh của Việt Nam được coi là có chất lượng tốt nhất thế giới : nhiệt lượng cao, độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Trữ lượng than Antraxit tính từ lộ vỉa đến độ sâu 300 m hiện còn 3,3 tỷ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20-25 triệu tấn thì còn có thể khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra, theo thăm dò của các nhà địa chất, tính từ độ sâu 300 m đến 1000 m trữ lượng than còn khoảng 10 tỷ tấn.
Than Antraxit của Việt Nam được dùng làm nguyên liệu quan trọng cho các nghành công nghiệp như : luyện kim, hóa chất, điện lực,… và cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Than Antraxit được chia ra làm nhiều loại khác nhau theo cỡ hạt, độ tro khô, nhiệt lượng,… Có thể tham khảo đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng một số loại than của Công ty qua bảng số 2.3.
Bảng số 2.3 Chất lượng than thương phẩm
Loại than
Mã sản phẩm
Cỡ hạt (mm)
Độ tro khô
(%)
Độ ẩm toàn phần
(%)
Chất bốc khô
(%)
Lưu huỳnh chung khô
(%)
Trị số tỏa nhiệt toàn phần khô
Cal/g
Trung bình
Giới hạn
Trung bình
Không lớn hơn
Trung bình
Trung bình
Không lớn hơn
Không nhỏ hơn
1/Than cục
Cục 2a HG
HG 02A
50-100
7,00
6,00-8,00
3,0
4,0
6,0
0,60
0,80
7800
Cục 2b HG
HG 02B
50-100
9,00
8,01-10,00
3,5
5,5
6,0
0,60
0,80
7650
Cục 3 HG
HG 030
35-50
4,00
3,01-5,00
3,0
4,0
6,0
0,60
0,80
8100
Cục 4a HG
HG 04A
15-35
5,00
4,01-6,00
3,5
4,5
6,0
0,60
0,80
8000
Cục 4b HG
HG 04B
15-35
9,00
6,01-12,00
3,5
5,5
6,0
0,60
0,80
7450
Cục 5a HG
HG 05A
6-18
6,00
5,00-7,00
3,5
5,0
6,0
0,60
0,80
7900
Cục 5b HG
HG 05B
6-18
10,00
7,01-12,00
4,0
8,0
6,0
0,60
0,80
7450
2/Than cám
Cám 1 HG
HG 060
0-15
7,00
6,00-8,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
7800
Cám 2 HG
HG 070
0-15
9,00
8,01-10,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
7600
Cám 3a HG
HG 08A
0-15
11,50
10,01-13,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
7350
Cám 3b HG
HG 08B
0-15
14,00
13,01-15,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
7050
Cám 3c HG
HG 08C
0-15
16,50
15,01-18,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
6850
Cám 4a HG
HG 09A
0-15
20,00
18,01-22,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
6500
Cám 4b HG
HG 09B
0-15
24,00
22,01-26,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
6050
Cám 5 HG
HG 100
0-15
30,00
26,01-33,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
5500
Cám 6a HG
HG 11A
0-15
36,00
33,01-40,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
4850
Cám 6b HG
HG 11B
0-15
42,00
40,01-45,00
8,0
12,0
6,5
0,60
0,80
4400
TCVN 1790 : 1999
Tính năng sử dụng :
- Than số 2 và 3 chủ yếu dùng để sưởi ấm, luyện thép và công nghiệp hóa chất.
- Than số 4 dùng trong luyện thép, công nghiệp hóa chất và công nghiệp luyện kim.
- Than số 5 dùng trong công nghiệp đất đèn và công nghiệp luyện kim.
- Than số 6 và 7 dùng để luyện thép, tôi vôi và lọc nước.
- Than số 8, 9 và 10 chủ yếu dùng trong công nghiệp xây dựng và nhiệt điện.
- Than số 11 chỉ dùng trong công nghiệp xây dựng.
2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Công ty Cảng và Kinh doanh than
Công ty Cảng và Kinh doanh than là một đơn vị có tiềm năng lớn trong công tác xuất khẩu than vì cảng Cẩm Phả là cảng chính của Tổng công ty than Việt Nam ( cũng là cảng chuyên dùng than lớn nhất toàn quốc ) với điều kiện thuận lợi về cảng cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Công ty được hậu thuẫn bởi có vùng hậu phương lớn_vùng than Quảng Ninh_có lượng than Angtraxit lớn nhất cả nước, với nhà cung cấp chính là Xí nghiệp Tuyển than Cửa Ông với chủng loại than đa dạng, chất lượng đặc trưng, với công nghệ sàng tuyển Australia được khách hàng ưa chuộng. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Công ty có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than của mình.
Tuy vậy, Công ty cũng nhìn nhận những đòi hỏi ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng về chủng loại, số lượng, chất lượng than; những ảnh hưởng về môi trường. Từ đó, cán bộ công nhân viên Công ty luôn nêu cao khẩu lệnh : “Chất lượng tạo thịnh vượng ”, đảm bảo chữ tín với khách hàng và đưa ra các giải pháp than sạch, các dự án chống ô nhiễm môi trường.
Để có thể đứng vững và tăng cường khả năng cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động, quá trình hoạch định chiến lược của Công ty được thực hiện như một hệ thống vòng lặp tập trung vào cải tiến liên tục với các kế hoạch. Trong đó, Công ty kết hợp việc thực hiện kế hoạch một vài năm trước cùng với việc nghiên cứu kế hoạch do Tổng công ty phân bổ, tình hình thị trường và khách hàng với việc đánh giá tình hình thực trạng khả năng phát triển của Công ty để hình thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo. Nhờ đó, Công ty đã mở rộng được thị trường xuất khẩu than, sản lượng và kim nghạch xuất khẩu than liên tục tăng cao trong giai đoạn 2000 – 2002 thể hiện qua Bảng số 2.4.
2.1 Sản lượng – kim nghạch than xuất khẩu
Bảng số 2.4 Sản lượng – kim nghạch than xuất khẩu
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Thực hiện 2000
Thực hiện 2001
Thực hiện
2002
1
Sản lượng than xuất khẩu
Tấn
1.777.190
2.761.000
4.584.000
2
Giá xuất khẩu bình quân 1 tấn than
Đồng/tấn
354.575
366.011
377.816
3
Doanh thu xuất khẩu than
Tr. đồng
630.147
1.010.557
1.731.907
4
Kim nghạch xuất khẩu than
1.000 USD
41.572
66.266
113.568
Nguồn : Biểu số 1 KH-TH
- Năm 2001, sản lượng than xuất khẩu của Công ty là 2.761.000 tấn, tăng 983.810 tấn ( ~ 55,4% ) so với năm 2000 (1.777.190 tấn).
Kim nghạch xuất khẩu than năm 2001 là 66.266.000 USD, tăng 24.694.000 USD ( ~ 59,4% ) so với năm 2000 (41.572.000 USD).
- Năm 2002, sản lượng than xuất khẩu của Công ty là 4.584.000 tấn, tăng 1.823.000 tấn ( ~ 66,0% ) so với năm 2001 (2.761.000 tấn).
Kim nghạch xuất khẩu than năm 2002 là 113.568.000 USD, tăng 47.302.000 USD ( ~ 71,4% ) so với năm 2001 (66.266.000 USD).
Có thể nói, sản lượng và kim nghạch xuất khẩu than của Công ty tăng rất cao trong giai đoạn 2000 – 2002. Có được kết quả trên, một phần là do sự tích cực của Công ty trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng nước ngoài. Một phần là do sự quản lý chặt chẽ trong các khâu tổ chức sản xuất, quản lý chi phí, tổ chức tiêu thụ, đảm bảo về số lượng, chủng loại & chất lượng than để giao cho khách hàng đúng tiến độ bốc xếp. Bên cạnh đó, công tác đầu tư xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng cảng biển đã phát huy được hiệu quả bước đầu, đảm bảo cho các tàu có trọng tải lớn có thể cập vào cầu cảng của Công ty để nhận than an toàn.
2.2 Thị trường xuất khẩu than
Thị trường xuất khẩu than của Công ty rất rộng lớn, tuy nhiên thường tập trung vào một số khách hàng lớn như: SUMITOMO (Nhật Bản), MARUBENNI (Nhật Bản), SSM (Hà Lan). Ngoài ra còn một số khách hàng khác như : Trung Quốc, Thái Lan, Bungari, Cu- ba, Nauy…
Bảng số 2.5 Sản lượng than xuất khẩu vào các thị trường
STT
Khách hàng
ĐV
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1
SUMITOMO (Nhật Bản)
Tấn
(%/T)
244.927
(13,8%)
386.540
(14,0%)
430.896
(9,4%)
2
MARUBENNI (Nhật Bản)
Tấn
(%/T)
708.961
(39,9%)
1.107.162
(40,1%)
1.508.136
(32,9%)
3
SSM (Hà Lan)
Tấn
(%/T)
622.820
(35,0%)
971.872
(35,2%)
1.012.422
(22,1%)
4
Các khách hàng khác
Tấn
(%/T)
200.482
(11,3%)
295.426
(10,7%)
1.632.546
(35,6%)
Tổng SL Xuất khẩu (T)
Tấn
1.777.190
2.761.000
4.584.000
Nguồn : số 1578 BC-KH
Nhật Bản và Hà Lan là những bạn hàng lớn trong thị trường xuất khẩu than của Công ty. Những thị trường này có nhu cầu tiêu dùng than rất lớn nhưng lại không có sản xuất than trong nước ( Nhật Bản ) hoặc sản xuất than trong nước giảm mạnh trong giai đoạn gần đây ( Hà Lan ) do đó phải nhập khẩu một lượng than rất lớn từ nước ngoài. Vì vậy, ở các thị trường này mức độ cạnh tranh không cao, than xuất khẩu của Công ty hầu như chỉ phải cạnh tranh với khí đốt nhưng than có lợi thế là khí đốt chưa có đầy đủ cơ sở hạ tầng trong sản xuất và vận chuyển. Do đó, Công ty có cơ hội để tăng sản lượng than xuất khẩu vào các thị trường này.
Trong năm 2001, sản lượng than xuất khẩu của Công ty vào Nhật Bản và Hà Lan lần lượt là : 1.493.702 tấn ( chiếm ~ 54,1% tổng sản lượng than xuất khẩu của Công ty trong năm ) và 971.872 tấn ( chiếm 35,2% tổng sản lượng than xuất khẩu của Công ty trong năm ), tăng cả về sản lượng và tỷ trọng trong tổng sản lượng xuất khẩu so với năm 2000 (953.888 tấn, ~ 53,7% và 622.820 tấn, ~ 35%).
Năm 2002, mặc dù có sự sụt giảm tỷ trọng trong tổng sản lượng xuất khẩu nhưng sản lượng than xuất khẩu của Công ty vào Nhật Bản và Hà Lan vẫn tăng so với năm 2001 ( sản lượng than xuất khẩu vào Nhật Bản và Hà Lan lần lượt là : 1.939.032 tấn và 1.012.422 tấn ). Tuy vậy, Công ty nhận định các thị trường này hoặc đang trong thời kỳ suy giảm kinh tế hoặc than xuất khẩu vào các thị trường này phải thỏa mãn các yêu cầu rất khắt khe của khách hàng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường. Do đó, bắt đầu từ năm 2002, Công ty đã xác định chiến lược về thị trường xuất khẩu : giữ ổn định các thị trường truyền thống, các khách hàng lớn ( Nhật Bản, Hà Lan ) cùng với việc xác định Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chiến lược và tập trung đẩy mạnh tiếp thị than vào Trung Quốc.
Trung Quốc là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và đồng thời là nước khai thác than lớn nhất thế giới. Than xuất khẩu của Công ty vào thị trường này gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh than của Trung Quốc. Tuy nhiên, than chủ yếu được khai thác ở phía Bắc Trung Quốc, trong khi đó sự tăng trưởng kinh tế lại đang diễn ra mạnh mẽ ở phía Nam. Thêm vào đó, gần đây Chính Phủ Trung Quốc đã yêu cầu đóng cửa nhiều mỏ than của Trung Quốc. Vì vậy, Công ty vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu than sang thị trường Trung Quốc mà cụ thể là tập trung vào các thị trường mục tiêu phía Nam Tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC2490.doc