Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng

Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là vấn đề rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của cơ sở sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả không đơn giản là bán hết số hàng với giá cả hợp lý mà còn đòi hỏi thời gian bán ra ngắn nhất, lượng tiền thu về nhanh nhất.

Sữa bò tươi là một trong những sản phẩm nông nghiệp dễ bị hư hỏng nên đòi hỏi khá nghiêm ngặt về thời giam tiêu thụ, sơ chế, bảo quản. Chính vì vậy, việc tiêu thụ sữa tươi là một trong những khâu quan trọng của quá trình chăn nuôi bò sữa. Nó là mắt xích cuối cùng quyết định hiệu quả của ngành, việc tiêu thụ sản phẩm này đòi hỏi phải nhanh chóng với những phương tiện chuyên chở, bảo quản thích ứng. Nói cách khác việc tiêu thụ sữa tươi đòi hỏi phải lựa chọn được những kênh tiêu thụ phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành. Thực tế ngành chăn nuôi gia súc đặc biệt là gia súc lấy sữa đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước kinh tế phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy sản lượng sữa tươi trên thế giới tang nhanh trong những năm 2003- 2004.

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n khích người chăn nuôi tổ chức giống bò ngoại, lai tạo đàn bò sữa, xây dựng nhà máy chế biến sữa... Đến nay, công ty đã có đàn bò sữa và bê sữa thuần trên 1.800 con, trong đó có 1.000 con đang có chửa lứa thứ 2 và 3. Ngoài ra tại các huyện tham gia dự án cũng đã lai tạo được hơn 725 con bò và bê lai hướng sữa, trong đó Thọ Xuân có 380 con, huyện Thiệu Hoá có 125 con, Hoằng Hoá 130 con... đưa tổng đàn bò sữa, bê sữa lên 2.525 con (tăng gấp đôi so với năm 2003). Riêng tại điểm nuôi tập trung Sao Vàng có gần 1.400 con bò và bê sữa thuần ngoại, trong đó có gần 1.000 con đang cho sữa, công ty đã đầu tư trên 10 tỷ đồng lắp đặt giàn vắt sữa tự động 40 con/ lượt cùng các thiết bị, phương tiện chứa sữa, chế biến thức ăn thô dự trữ... Công ty cũng đang khẩn trương hoàn thiện nhà máy chế biến sữa công suất 12.000 tấn/ năm tại khu công nghiệp Lỗ Môn để đưa vào hoạt động trong quý I - 2005. Năm 2003, công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng đã có tổng đàn bò sữa là 1.351 con trong đó có 928 con bò cái sinh sản. Tổng lượng sữa tươi sản xuất ra cho công nghiệp chế biến sữa là 2.073 tấn/ năm Biểu 3: Quy mô đàn bò công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng năm 2003 Chỉ tiêu Đơn vị Đầu con Tỷ lệ (%) Tổng đàn bò sữa + Cái sinh sản con con 1.351 928 100 68,7 Sản lượng sữa tươi tấn/ năm 2.073 Nguồn: Đoàn thiết kế - khảo sát - quy hoạch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá 2.2. Sản lượng sữa hàng năm của công ty Cùng với sự phát triển của đàn bò sữa thì sản lượng sữa hàng năm của công ty sản xuất ra cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn biểu hiện qua biểu số Biểu 4: Sản lượng sữa hàng năm Đơn vị: tấn Năm 2003 2004 Sản lượng sữa tươi 2.073 3.928 Nguồn: Đoàn TK- KS - QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá. Như vậy, lượng sữa của công ty mới chỉ đáp ứng 1/3 công suất của nhà máy chế biến sữa. Do vậy, công ty cần phải phát triển nhanh đàn bò sữa cả về quy mô và chất lượng để đáp ứng nhu cầu về sữa nguyên liệu cho nhà máy chế biến sữa tránh tình trạng nhà máy chế biến sữa phải ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu sữa tươi để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 2.3. Tình hình thâm canh chăn nuôi bò sữa ở công ty 2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho chăn nuôi bò sữa của công ty a. Con giống Năng lực sản xuất của đàn bò sữa không chỉ phụ thuộc vào số lượng mà còn phụ thuộc nhiều vào cơ cấu giống đàn bò. Đàn cái sinh sản càng nhiều thì khả năg cho sữa càng lớn. Tuy nhiên, để tái sản xuất đàn một cách chủ động thì nhóm bò hậu bị và bê hướng sữa cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Do đó, tuỳ theo yêu cầu mở rộng quy mô đàn mà có tỷ lệ thích ứng giữa các nhóm bò trong đàn. Hiện nay, có rất nhiều giống bò cao sản như: bò lai trắng đen Hà Lan (Holsin Friesian - HF) các nước thường dùng bò này để lai tạo vớibò địa phương để tạo ra các con lai F1, F2. Đặc điểm của bò HF là bò đưac giống tố nặng đến 1 tấn, bò cái nặng 450- 600 kg, bê sơ sinh cân nặng 35- 40 kg. Bò Jersey, bò nâu Thuỵ Sỹ (Brown Swiss), bò Zebu giống Red Sindhi, giống bò địa phương (là giống bò vàng Việt Nam). Để đạt được năng suất sữa là thịt cao đồng thời với khả năng thích nghi tốt ở Việt Nam cần có các bò lai hướng sữa như bò lai Hà Lan F1, F2, F3. Hiện tại Thanh Hoá có 233.358 con trong đó có 63.007 con là bò lai Zebu ở các tỷ lệ máu khác nhau (chiếm 27%), trong đó bò lai này có 40% là bò cái sinh sản (25.203 con). Tuy nhiên sự phân bố số lượng đàn bò cũng như tỷ lệ bò lai Zevu này ở các vùng, các huyện là không đều. Biểu 5: Số lượng bò giống của tỉnh Thanh Hoá Đơn vị: con Hạng mục Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Nhập bò cái sữa 200 300 500 Đàn bò địa phương 5.400 2.000 3.000 Nguồn: Đoàn thiết kế - khảo sát - quy hoạch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá Số lượng bò này tỉnh Thanh Hoá nhập để bán cho nhân dân nuôi nhăm cung cấp lượng sữa tươi và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn tỉnh. Để tăng nhanh lượng sữa tươi có chất lượng cao và năng suất cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng toàn tỉnh, công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vang đã nhập 928 con bò cái giống sinh sản có chửa trung bình 5- 6 tháng, con giống Hà Lan thuần chủng của Newzilan để về gây giống tại công ty (năm 2003). Trong thời gian nuôi tân đáo đến năm 2004 ta thấy đã loại thải 9 con và chết 9 con bò cái sinh sản, do đó còn 909 con bò cái sinh sản thuần và đẻ ra được 418 con bê cái 0- 6 tháng tuổi. Đến cuối kỳ ta có 1.524 con bò sữa giống Hà Lan thuần chủng. Như vậy, theo số liệu trên thì công ty đã nhập một lượng bò giống thuần Hà Lan với khối lượng lớn để lai tạo con giống và nhằm tạo ra các con lai F1, F2, F3 của HF với bò lai sind nhằm tạo ra đàn bò có năng suất cao và cung cấp con giống cho nhân dân trong tỉnh nhằm mục tiêu tạo ra đang bò có năng suất cao và chất lượng tốt, khả năng thích nghi tốt. 2.3.2. Sản xuất thức ăn và chế biến thức ăn a. Thức ăn thô: là thức ăn có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dướng trong 1 kg thức ăn nhỏ. Hàm lượng chất xơ thô lớn hơn 18% (theo chất khô) trong thức ăn thô, người ta lại phân thanh các nhóm nhỏ là thức ăn xanh, thức ăn ủ tươi, thức ăn củ quả, phụ phế phẩm nông công nghiệp và thức ăn thô khô (như rơm, rạ). * Thức ăn xanh: bao gồm các loại cỏ xanh, thân là cây còn xanh kể cả một số loại rau xanh và cỏ của những quả nhiều nước... Thức ăn xanh có nhiều nước, dễ tiêu hoá có tác dụng nâng cao sản lượng sữa rõ rệt, các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao, chữa nhiều vitamin, có tính ngon miệng gia súc thích ăn; protein và vitamin trong thức ăn xanh có chất lượng cao hơn thức ăn tinh; có chữa một số chất kích thích sinh trưởng, sinh sản và khả năng tiết sữa. Nếu khẩu phần thức ăn xanh cho bò sữa thiếu cỏ xanh sẽ ảnh hưỡngấu đến hoạt động của buồng tứng đến khả năng thụ thai. Điều này chứng tỏ thức ăn xanh rất quan trọng đối với bò sữa đặc biệt là bò đang tiết sữa. Yêu cầu chất khô của thức ăn xanh không thấp hơn 1% khối lượng cơ thể. Cỏ tự nhiên, cỏ trồng, ngọn mía, đọt thơm, vỏ thơm, rau lang, rau muống... là thức ăn xanh đang được sử dụng rộng rãi để nuôi bò sữa hiện nay. Thức ăn xanh bao gồm cỏ tự nhiên, cá voi và cỏ sả, cỏ họ đậu, vỏ thơm, đọt thơm (quả dứa), ngọn mía. Đây là loại thức ăn chính, ngoài ra một số thức ăn khác như rơm tươi, các loại rau xanh như bắp cải, rau lang, rau muống là nguồn thức ăn có giá trị được sử dụng khá rộng rãi để nuôi bò sữa thay thế một phần cỏ xanh trong những lúc khan hiếm. * Thức ăn ủ tươi: thức ăn ủ tươi là thức ăn xanh vào hố nén chặt, bịt kín sau một thời gian nhờ quá trình sinh hoá và dưới tác dụng của vi sinh vật thức ăn lên men có vị chua (do sù hinh thành các axit hữu cơ) giúp bảo tồn thức ăn trong thời gian dài. * Thức ăn củ quả: một số loại củ như khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải... một số loại quả như bầu, bí đao, dưa leo... là loại thức ăn rất tốt cho bò sữa. * Rơm rạ: rơm lúa sau khi thu hoạch được phươi khô dự trữ là nguồn thức ăn thô khô quanh năm cho bò sữa. * Phụ phế phẩm công nghiệp: hòm bia (của nhà máy bia Thanh Hoá), xác đậu nành hay bã đậu nanh là phụ phế phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành sông làm tàu hủ (đậu phụ) hoặc sữa đậu nành, xã mì là phụ phế phẩm sau khi đã lấy đi tinh bột từ củ khoai mì (củ sắn), xác mì được dùng trực tiếp cho bò sữa dưới dạng tươi hay phơi khô làm nguyên liệu trong thức ăn hỗn hợp, rỉ mật đường là phụ phẩm của quá trình sản xuất đường từ mía. Nguồn thức ăn này là khá dồi dào do Thanh Hoá là một tỉnh có diện tích đất trồng nôn nghiệp là chủ yếu. Hiện nay toàn tỉnh có 30.000 ha mía, diên tích ruộng lúa từ 2 đến 3 vụ khá lớn, diện tích đồng cỏ có khoảng 14.000 ha, trong đó ruộng vùng trung du có đến trên 12.000 ha, chưa kể trên 6.000 ha diện tích đất trồng cây lâu năm có thể tận dụng thảm cỏ tự nhiên phía dưới để chăn nuôi... Hiện nay công ty có 750 ha mía, công ty đã dành 65 ha để trồng cỏ thâm canh, nhu cầu về thức ăn xanh thô 18.500 tấn/ năm cho tổng đàn bò; trong đó cỏ tười là 13.000 tấn (chiếm 70% tổng số). Như vậy, phát triển chăn nuôi bò sữa của công ty là rất thuận lợi nhất là về nguồn thức ăn xanh. b. Thức ăn tinh Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn lớn (hạt ngũ cốc chứa trên 70% chất bột đường, hạt đậu chắc trên 30% chất đạm, các loại khô dầu chứa từ 35- 45% protein; bột cá, bột thịt có từ 35- 60% chất đạm...) tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng cao. Hàm lượng chất xơ thấp hơn 18%, loại thức ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin cũng rất phong phó. Do đặc điểm trên, thức ăn tinh trở thành bộ phần quan trọng trong khẩu phần bò sữa, nhất là bò cao sản trong giai đoạn tiết sữa. Trong chăn nuôi bò sữa thức ăn tinh chủ yếu đang sử dụng rộng rãi bao gồm: cám gạo, bột củ mì, bột bắp tấm và gạo, các loại khô dầu, bột cá. Khi cho bò vắt sữa ăn bột cá có chất lượng kém thì sữa có mùi tanh. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá đang chủ yếu là trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, đậu tương... chiếm tỷ trọng khá lớn; đặc biệt tỉnh Thanh Hoá có biển Sầm Sơn và Tỉnh Gia đây là tiềm năng rất lớn về sản lượng cá do đó đây là nguồn thức ăn tinh khá lý tưởng và thuận lợi cho bò sữa. Hiện nay, công ty và UBND tỉnh đang xây dựng nhà máy thức ăn gia súc đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi bò sữa. c. Thức ăn bổ sung Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như chất đạm, khoáng, vitamin... Quan trọng nhất trong số thức ăn bổ sung cho bò sữa là ure và hỗn hợp khoáng, vitamin. Bột xương là nguồn bổ sung phốt pho rất tốt, bột sò chỉ có can xi mà không có phốt pho, giá bột sò rẻ bằng 1/7 giá bột xương, đây là nguồn bổ sung can xi rẻ tiền nhất và không sợ bị làm giả, khối đá liếm, bánh dinh dưỡng cũng là một trong những loại thức ăn bổ sung khoáng rất tốt. Biểu 6: Định mức thức ăn cho đàn bò sữa giống Hà Lan thuần chủng Đơn vị: kg/ con/ năm TT Phân loại đàn Sữa tươi TĂ tinh TĂ xanh Cỏ khô ủ chua 1 Cái vắt sữa - 1.750 14.600 900 1.800 2 Cái cạn sữa - 1.100 14.600 900 1.800 3 Cái 10- 28 tháng tuổi - 730 9.125 540 720 4 Cái tơ 11- 17 tháng tuổi - 540 7.300 360 360 5 Cái tơ 7- 10 tháng tuổi - 365 3.650 180 180 6 Bê cái 0- 6 tháng tuổi 500 183 360 90 - Nguồn: Đoàn thiết kế - khảo sát- quy hoạch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá Từ nhu cầu về định mức thức ăn trên ta có Biểu 7: Nhu cầu thức ăn cho toàn đàn Đơn vị: tấn/ năm TT Hạng mục Năm 2003 Năm 2004 1 Sữa tươi 185,9 176,1 2 Thức ăn tinh + Thức ăn tinh cho đàn hậu bị 941,6 1.868,9 155,3 3 Thức ăn xanh + Thức ăn xanh cho đàn hậu bị 7.866,1 17.279,7 1.908,7 4 Cỏ khô + Cỏ khô cho đàn hậu bị 498,6 1.040,5 133 5 ủ chua TĂ ủ chua cho đàn hậu bị 960,8 1.863,5 126,7 Nguồn: Đoàn thiết kế - khảo sát - quy hoạch nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá Từ bảng nhu cầu dinh dưỡng về thức ăn cho đàn bò của công ty ta thấy lượng thức ăn tinh và thức ăn xanh cho bò sữa hàng năm là rất lớn. 2.3.3. Hệ thống cơ sở chuồng trại chăn nuôi Đây là trang trại có số bò sữa lớn do nuôi theo quy mô tập trung do vậy mà cần áp dụng hình thức xây dựng chuồng trại hợp lý tạo điều kiện cho bò như sau: bò cái sinh sản 6 m2/ con, bê dưới 12 tháng tuổi 4 m2/ con. Chăn nuôi bò sữa ở Thanh Hoá nên áp dụng 2 kiểu chuồng như sau: - Chuồng một dãy: kiểu chuồng này thường áp dụng cho các hộ nuôi Ýt bò, đặc điểm loại chuồng này là máng ăn quay về một phía, người nuôi cho bò ăn và dọn vệ sinh được dễ dạng, dễ quan sát. - Chuồng 2 dãy: kiểu chuồng này bò ăn đứng thành 2 dãy quay đầu vào máng ăn ở giữa, người cho ăn dễ dàng, kểu chuồng này thường áp dụng đối với các trang trại và hộ gia định nuôi nhiều bò. Bất cứ kiều chuồng nào cũng phải có hệ thống thoát nước tốt, nền chuồng khô ráo, có hố chứa phân và đảm bảo thông thoáng, chống nóng và chống rét. Hiện tại công ty đã xây dựng chuồng nuôi bò sữa 320 con/ chuồng tương ứng với quy mô 10.883 m2, chuồng để nuôi bò hậu bị 354 con/ chuồng tương ứng với 4.409 m2, chuồng để bò đẻ là 1.286 m2. Như vậy với quy mô chuồng trại như trên thì đủ điều kiện để phát triển bò sữa, công ty đã chọn kiểu mô hình chuồng 2 dãy để tiện cho thức ăn và chăm sóc đàn bò sữa. 2.3.4. Công tác thú y phòng trừ dịch bệnh Trong việc phòng chống dịch bệnh cho bò sữa, các trạm thú y huyện và phòng chăn nuôi của Sở nông nghiệp cần có đội ngũ thú y lành nghề, đặc biệt là công ty cần phải có bác sĩ thú y có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hiểu biết về chăn nuôi bò sữa để thường xuyên tiêm phòng vác xin phồng chống các bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng cho bò sữa. Cần có sự hỗ trợ về thuốc của UBND huyện và của tỉnh cấp để giảm kinh phí, hạ giá thành sản xuất trên 1 lít sữa tươi. Đội ngũ cán bộ thú y toàn tỉnh hiện có 223 người trong đó bác sĩ thú y có 9 người ở cấp tỉnh, 25 người ở cấp huyện và số còn lại chủ yếu là kỹ thuật viên. Ngoài ra, khi bò có triệu chứng thì cần có bác sĩ thú y ngay luôn tự túc và có thuốc để chữa trị kịp thời. Nhà nước nên cấp kinh phí thuốc vác xin phòng bệnh để tạo điều kiện cho công ty chăn nuôi bò sưa nhằm thu được lợi nhuận. Biểu 8: Chi phí về thuốc thú y của công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng Loại bò Năm 2003 Năm 2004 Cái sinh sản (TB 100 nđ/con sinh sản) 92.800 90.944 Đàn hậu bị (TB/ 15% tổng số) 13.920 13.642 Những con khác 78.880 77.302 Nguồn: Đoàn TK- KS- QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá Công ty còn tập huấn cho công nhân chăn nuôi bò sữa biết được triệu trứng của một số bệnh thông thường mà bò sữa thường gặp như bệnh viêm vú, bệnh sản khoá, sán lá gan... công tác này đã giúp cho người công nhân chăm sóc đàn bò tốt và có khả năng phát triển đàn bò một cách ổn định và nhanh chóng. 3. Hệ thống dịch vụ chăn nuôi bò sữa của công ty 3.1. Dịch vụ thụ tinh nhân tạo (TTNT) Dịch vô TTNT là một trong những dịch vụ rất quan trọng đối với sự phát triển của đàn bò sữa. Dựa trên cơ sở các trạm thụ tinh nhân tạo cũ, cải tạo, nâng cấp thành trạm thụ tinh nhân tạo mới, kết hợp giữa chương trình cải tạo đàn bò và chương trình phát triển bò sữa. Thời gian qua tỉnh Thanh Hoá tiếp tục chương trình "sử dụng các giống bò Zebu để cải tiến giống bò vàng ở Thanh Hoá". Thanh Hoá đã đầu tư một trung tâm dịch vụ kỹ thuật và TTNT bò ở vùng chuyên canh chăn nuôi hàng hoá để phục vụ tố dự án chăn nuôi chất lượng cao và làm các nhiệm vụ cải tạo đàn giống đối với các địa bàn miền núi. Hỗ trợ cho không tinh bò Zebu để cải tiến chất lượng đàn bò vàng của tỉnh. Công ty đã trang bị một trạm TTNT để nhằm cung cấp tinh đóng viên cọng rạ cho việc phối giống bò sữa trong đó Nhà nước đã hỗ trợ một phần về kinh phí tinh nhập đàn bò đực vao sản để tạo ra đàn bò hướng sữa. Thực tế, thì hầu như các huyện đều chưa triển khai chương trình là đều có một trạm TTNT. Mỗi một dẫn tinh viên phụ trách phối cho khoảng 300- 500 bò cái sinh sản. Công ty cũng đã áp dụng hình thức để khuyến khích mỗi dẫn tinh viên làm việc năng suất và hiệu quả bằng cách trả tiền cho họ theo số bò được phối (nế u 1 lần đạt kết quả được 40.000 đồng/ con, nếu phối 2 lần mới có kết quả được 20.000 đồng/ con, nếu 3 lần mới có kết quả thì được 10.000 đồng/ con). Do lợi Ých kinh tế này, các dẫn tinh viên rất nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc của mình. Công tác này đã giúp cho việc theo dõi diễn biến của đàn bò một cách chính xác, do đó công ty có kế hoạch để phát triển đàn bò của mình. Hiện nay hầu như các huyện có trạm TTNT chưa đủ tiêu chuẩn và trang bị hoàn hảo phần lớn các điểm TTNT được kết hợp đặt tại nhà dẫn tinh viên, trang bị cho mỗi điểm 1 bình nitơ 2,5 lít để bảo quản tinh và các dụng cụ chuyên dùng khác. Các dẫn tinh viên không thể thực hiện liên tục, do đó hạn chế việc đảm bảo phối tinh đúng thời điểm. 3.2. Dịch vụ cung cấp con giống Dịch vô cung cấp con giống cũng đã hoạt động khá mạnh dưới sự chỉ đạo của ban quản lý dự án tuy chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Thông qua theo dõi toàn đàn, toàn vùng và có sự liên hệ chặt chẽ với các vùng khác, ban quản lý dự án sẽ có trong tay lỹ lịch của mỗi con bê, bộ phận chuyên môn làm công tác chọn lọc sẽ lựa chọn ra được những con đủ tiêu chuẩn vắt sữa. Công ty lựa chọn những con bò lai hướng sữa ở các địa phương. Hiện nay tỉnh Thanh Hoá chưa có trung tâm cung cấp giống bò sữa nào cho công ty và nhân dân trong tỉnh. Hiện tại Việt Nam có tổng công ty chăn nuôi Việt Nam trong đó có công ty giống bò sữa Mộc Châu, trung tâm giống bò sữa ở Phù Đổng, công ty TNHH Novico (công ty đầu mối nhập bò sữa)... Căn cứ vào quy mô đàn bò, dự án sẽ giúp họ mua được con giống đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Dự án này sẽ giúp cho công ty thúc đẩy nhanh phát triển bò sữa. 3.3. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm Trước đây phát triển đàn bò sữa ở Thanh Hoá là không ổn định do tiêu thụ sản phẩm hoàn toàn do tư nhân đảm nhiệm người chăn nuôi bò sữa bị động trên nhiều phương tiện đã vậy lại bị Ðp cấp, Õp giá, đặc biệt là lúc thời tiết bất thuận. Năm 2004 đã có nhà máy chế biến sữa do công ty cổ phần mía đường Lam Sơn làm chủ đầu tư, hiện tại thì hầu như các nơi chăn nuôi bò sữa phát triển đều có các trạm thu gom tư nhân. Các trạm thu gom trên địa bàn các nơi có chăn nuôi bò sữa với số lượng lớn như Thọ Xuân, Ngọc Lạc, Quan Hoá, Quảng Xương... đồng thời nhà máy đường Lam Sơn chấp nhận thu gom hết lượng sữa để phục vụ cho nhà máy bánh kẹo. Nếu sữa tươi giao nộp đạt tiêu chuẩn về độ khô, độ axit, độ kết tủa và số lượng vi sinh trùng thì trạm thanh toán với giá 3.500 đồng/ lít sữa. Dự án của công ty mía đường xây dựng nhà máy chế biến sữa sẽ chịu toàn bộ chi phí cho việc bảo quản sữa và chỉ thu một phần chênh lệch giã giá thu mua cà giá bán cho nhà máy sữa nếu sữa đạt tiêu chuẩn. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các hộ và công ty tăng số lượng đàn bò và lượng sữa cho nhà máy sữa mới hình thành do lượng sữa đang còn Ýt ái trong dân cũng như tình Thanh Hoá. Do vậy hình thành các trạm thu gom sữa tư nhân để cung cấp lượng sữa đạt tiêu chuẩn cho nhà máy chế biến sữa sẽ góp phần thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển. 3.4. Tạo nguồn vốn cho công ty Việc tạo nguồn vốn cho công ty là rất cần thiết do vốn chăn nuôi bò sữa là rất lớn, tạo nguồn vốn ban đầu cũng lớn nên công ty không thể phát triển đàn bò sữa quy mô hàng nghìn con bò cái sinh sản bằng nguồn vốn tự có được mà cận sự hỗ trợ của UBND tỉnh Thanh Hoá cùng với các tổ chức kinh tế khác. Tổng mức vốn đầu tư ban đầu là 43.096.214 nghìn đồng. Trong đó vốn TSCĐ là 40.512.360 nghìn đồng (xây lắp, con giống và thiết bị, chi phí khác, chi phid dự phòng, lãi vay trong thời gian đầu) và vốn lưu động là 2.582.854 nghìn đồng (vay thương mại, tự huy động) Biểu 9: Nguồn vốn tài sản cố định (không kể lãi vay trong thời gian xây dựng) TT Nội dung Tổng cộng (ngàn đồng) Vốn tự có Vốn vay thương mại 1 Xây lắp 13.657.049 7.472.836 6.184.213 2 Trang thiết bị 25.002.714 136.000 24.866.714 3 Chi khác 270.000 270.000 - 4 Chi phí dự phòng - - - 5 Tổng cộng 38.929.763 7.878.836 31.050.927 Nguồn: Đoàn TK- KS- QH nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá Vốn đầu tư ban đầu của công ty là rất lớn, trong khi vốn tự có của công ty là thấp do đó cần phải có nguồn vốn vay của các tổ chức kinh tế khác. Vốn vay lãi suất thương mại 0,85%/ tháng (10,2%). Trong tổng số vốn đầu tư 48.445.522.441 đồng, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ cho các hộ tham gia chương trình phát triển chăn nuôi bò sữa là 4.556 triệu đồng, phần còn lại công ty huy động vốn vay của ngân hàng thương mại, vốn tự có và quỹ hỗ trợ và phát triển. Do số vốn đầu tư là lớn, chăn nuôi bò sữa thì cần một thời gian dài mới hoàn được vốn đầu tư nên thời gian cho vay vốn cũng dài. Ngoài ra còn có vốn vay từ các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân và quỹ xoá đói giảm nghèo, Hội chăn nuôi cũng góp phần tích cực cho chăn nuôi bò sữa. 3.5. Công tác khuyến nông Cùng với Cục khuyến nông, dự án sữa liên tục mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, vấn đề vệ sinh sữa, chế biến và bảo quản thức ăn cho bò sữa, xây dựng khẩu phần cho bò sữa... Dự án đã xuống tới trại bò để tập huấn ủ chua thân cây ngô làm thức ăn cho bò sữa và đã có kết quả tốt. Thức ăn này có thể dự trữ từ 3-5 tháng vẫn đảm bảo chất lượng. Trung tâm khuyến nông thường xuyên phát tài liệu hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, tổ chức trình diễn các thao tác kỹ thuật cơ bản về vắt sữa, về sử dụng máy cắt trộn thức ăn... giúp cho công nhân có kiến thức cơ bản về chăn nuôi. Đồng thời trung tâm còn giúp đỡ công ty về vốn sản xuất, cung cấp giống cỏ trồng cho công ty. Ngoài ra công ty còn cử người đi học để đào tạo các bác sĩ thú y nhằm chữa bệnh kịp thời cho đàn bò sữa. 4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa tươi của công ty TNHH Lam Sơn- Sao Vàng Tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là vấn đề rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của cơ sở sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả không đơn giản là bán hết số hàng với giá cả hợp lý mà còn đòi hỏi thời gian bán ra ngắn nhất, lượng tiền thu về nhanh nhất. Sữa bò tươi là một trong những sản phẩm nông nghiệp dễ bị hư hỏng nên đòi hỏi khá nghiêm ngặt về thời giam tiêu thụ, sơ chế, bảo quản. Chính vì vậy, việc tiêu thụ sữa tươi là một trong những khâu quan trọng của quá trình chăn nuôi bò sữa. Nó là mắt xích cuối cùng quyết định hiệu quả của ngành, việc tiêu thụ sản phẩm này đòi hỏi phải nhanh chóng với những phương tiện chuyên chở, bảo quản thích ứng. Nói cách khác việc tiêu thụ sữa tươi đòi hỏi phải lựa chọn được những kênh tiêu thụ phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất của ngành. Thực tế ngành chăn nuôi gia súc đặc biệt là gia súc lấy sữa đã trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước kinh tế phát triển như Châu Âu, Châu Mỹ. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy sản lượng sữa tươi trên thế giới tang nhanh trong những năm 2003- 2004. Biểu 10: Sản lượng sữa bò tươi trên thế giới Đơn vị: 1.000 tấn Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Tổng cộng 398.040 404.123 Châu Âu + EU- 25 + Nga + Uraina 183.844 132.044 33.000 13.400 182.279 131.119 32.200 13.280 - Châu Mỹ + Mỹ + Braxin + Mexico 126.851 77.253 22.860 9.784 128.555 77.525 23.100 9.900 - Châu á + Ên Độ + Trung Quốc 62.363 36.500 17.463 67.912 37.500 22.052 - Châu Đại Dương + Newzealand + Australia 24.982 14.346 10.636 25.377 15.000 10.377 Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam. Như vậy, trong 2 năm gần đây tổng sản lượng sữa của thế giới đã tăng lên 1,528% trong khi đó 2 châu có ưu thế về sản xuất sữa tươi lại có xu hướng giảm xuống cụ thể là Châu Âu (từ 44,19% xuống còn 45,104%), Châu Mỹ (từ 31,87% xuống còn 31,81%); còn Châu á và Châu Đại Dương lại có xu hướng tăng lên cụ thể Châu á (từ 15,67% lên 16,8%), Châu Đại Dương (từ 6,27% lên 6,286%). Điều này chứng tỏ là trong cơ cấu tổng sản lượng sữa của thế giới Châu á đang ngày càng phát triển chăn nuôi bò sữa để tạo ra ngày càng nhiều sản lượng sữa để đỡ phải nhập khẩu sữa bột từ các nước khác. Ở Việt Nam đến hết năm 2002 đã có 59.000 con bò sữa với tổng sản lượng 95.000 tấn sữa, trong đó khu vực miền Bắc có 12.000 con, miền Nam có 45.000 con, miền Trung là 1.000 con và Tây Nguyên 1.000 con. Như vậy chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đang con ở quy mô nhỏ, đến tháng 6 năm 2003 cả nwocs đã có tới 70.000 con bò sữa. Dó sữa là nguồn thức ăn quý giàu dinh dưỡng rất cần thiết với đời sống con người nhưng chưa phải là loại thức ăn thông dụng phổ cập trên toàn thế giới, những nước có nền kinh tế phát triển , đời sống nhân dân cao sữa và các sản phẩm của nó đã trở thành món ăn hàng ngày của nhân dân. Ngược lại những nước kinh tế kém phát triển sữa được coi là thức ăn đặc biệt cho những người có thu nhập cao hoặc là chỉ được dùng đối với người ốm yếu, bệnh tật, già cả, thai nghén, trẻ sơ sinh. Do đó ở các nước khác nhau thì tình hình tiêu thụ sữa và những sản phẩm từ sữa cũng rất khác nhau, mức chênh lệch có thể từ vài chục lần đến vài trăm lần. Cụ thể, mức sữa tươi tự sản xuất ở nước ta chỉ đạt 0,23 kg/ người/ năm (1995) và khoảng 0,53 kg/ người/ năm (năm 2001) trong khi đó ở các nước trong khu vực là 10- 40 kg/ người/ năm, nhiều nước đạt trên 200 kg. Theo ước tỉnh của cụ KNKL- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến nay sức tiêu thụ sữa trong nước khoảng 7 kg/ người/ năm đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng đời sống con người ở mỗi quốc gia. Do vậy sữa chế biến và sữa tươi đang là một nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Giá sữa tươi nhập khẩu năm 2000 là 6.300- 10.500 đồng/ kg. Lượng sữa nhập khẩu chiếm 93,2% tổng sản lượng sữa tiêu thụ trên thị trường cả nước. Có thể nói sữa tươi là một thị trường đầy tiềm năng cả trong hiện tại lẫn tương lai cần được quan tâm và khai thác. Hiện tại, lượng sữa tươi mà công ty cung cấp cho nhà máy chế biến chưa nhiều 2.073 tấn (năm 2003) và 3.928 tấn (năm 2004). Do vậy mà tỉnh Thanh Hoá cần phải phát triển nhanh đàn bò sữa để cung cấp lượng sữa tươi lớn cho nhà máy chế biến. Công ty mía đường Lam Sơn cùng với UBND tỉnh Thanh Hoá đã xây dựng nhà máy chế biến sữa tại khu công nghiệp Lễ Môn với công suất 12.000 tấn/ năm sẽ đưa vào hoạt động vào quý I năm 2005. Với lượng sữa hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có khoảng 3.500 tấn sữa kết hợp với lượng sữa mà công ty sản xuất ra thị cũng mới chiếm được 1/3 công suất của nhà máy chế biến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 238.doc
Tài liệu liên quan