MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 8
I.khái niệm ,các hình thức và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 8
1.Khái niệm 8
a.Khái niệm về thương mại quốc tế 8
b.Khái niệm về xuất khẩu 8
2.Các hình thức xuất khẩu 8
a,Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trực tiếp 8
b,Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ qua trung gian 9
c,Hoạt động gia công xuất khẩu 9
d,Hoạt động tái xuất khẩu và chuyển khẩu 10
e,Xuất khẩu tại chỗ 10
3.Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân 10
a.Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu 10
b.Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang kinh tế hướng ngoại 10
g.Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân 11
h.Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hề kinh tế đối ngoại 11
i.Xuất khẩu đòi hỏi các nghiệp phải luôn hoàn thiện đổi mới công tác quản lý ,nắm bắt các thông tin tốt .từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm hàng hoá của mình ở trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. 11
k.Vai trò của xuất khẩu đối với hoạt động kinh doanh của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp. 12
II.Nội dung của hoạt động xuất khẩu 13
1.Ngiên cứu tiếp cận thị trường 13
a.Ngiên cứu thị trường hàng hoá 13
b.Ngiên cứu thị trường vận tải 15
c.Ngiên cứu thị trường bảo hiểm 16
2.Tổ chức thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 17
a.Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu 18
b.Tổ chức hệ thống thu mua mặt hàng cho xuất khẩu 19
c.Kí kết hợp đồng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 19
d.Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu 20
e.Tiếp nhận bảo quản và xuất kho hàng xuất khâủ 20
3.Đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu 20
a.Giao dịch đàm phán trước khi kí kết hợp đồng 20
b.Kí kết hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu 22
4.Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 23
CHƯƠNGII.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG NÔNG LÂM NGHIỆP 25
I.Khái quát về công ty 25
1.Lịch sử hình thành Công ty 25
2.Chức năng hoạt động và các ngành nghề kinh doanh của công ty 26
a.Chức năng hoạt động 26
b.Nhiệm vụ của công ty 26
3.Cơ cấu bộ máy hoạt động của công ty 27
a.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
b.Tình hình lao động và trả lương lao động của công ty 30
II.Tình hình xuất khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp 32
1.Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm 33
2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty 36
3.Thị trường xuất khẩu chính cuả công ty 38
4.Các hình thức xuất khẩu của công ty 41
III.Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng hoá của công ty 41
1.Đánh giá về chất lượng ,giá cả các sản phẩm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh 41
2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty 43
a.Những thuậnlợi 43
b.Những khó khăn 45
4.Những kết quả mà công ty đã đạt được và những hạn chế công ty cần khắc phục 46
a.Những kết quả mà công ty đạt được 46
b.Một số hạn chế của công ty 47
3.Nguyên nhân 48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẦY MẠNH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY AFIMEXCO 50
I- Phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 50
1. Phương hướng phải tăng tổng kim ngạch. 51
2. Về mặt hàng. 51
3. Mục tiêu về thị trường. 52
4. Các kế hoạch khác. 53
II- Một số biện pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu có hiệu quả các mặt hàng chủ yếu của công ty. 53
1. Các biện pháp từ phía công ty 53
1.1 Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm. 54
1.2 Các giải pháp đa dạng hoá hình thức xuất khẩu 55
a- Công ty cần kết hợp nhiều loại hình xuất khẩu khác nhau. 56
1.3 Giải quyết tốt nguồn hàng cho xuất khẩu. 56
1.4 Thường xuyên tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu. 58
1.5 Vấn đề về vốn và sử dụng vốn. 59
1.6 Các giải pháp về con người. 60
1.7 Các giải pháp khác 61
2. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 62
2.1 Nhà nước nên có chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. 62
2.2 Các biện pháp tín dụng, tài chính nhằm khuyến khích xuất khẩu. 63
a) Nhà nước nên cấp tín dụng cho xuất khẩu 63
b) Nhà nước trực tiếp cho người nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi để họ sử dụng số tiền đó mua ngày hàng của ta. 63
c) Nhà nước đảm bảo tín dụng cho xuất khẩu 64
2.3 Nhà nước thực hiện trợ cấp xuất khẩu. 64
2.4 Các biện pháp về thể chế và tổ chức. 65
2.5 Hoàn thiện thủ tục xuất nhập khẩu và chính sách thuế. 66
2.6 Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. 66
2.7 Thu hút đầu tư nước ngoài. 67
PHẦN III: KẾT LUẬN 69
71 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp (AFIMEXCO), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ậc tính theo bảng lương quy định.
Đối với công nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh được khoán theo sản phẩm hoàn thành .Từ đó cho thấy năng suất lao động sẽ quyết định doanh số.Do đó có thể nói hiệu quả sử dụng lao động của công ty năm 1999,2000và năm 2001 là đạt hiệu quả tốt năm 2001 thu nhập bình quân của công nhân viên tăng lên là 720 nghìn đồng/tháng.
Năng suất lao động bình quân tăng cho ta thấy được sự cố gắng từ mỗi cá nhân làm cho hiệu quả công việc tăng .Vì vậy mà ngoài số tiền lương mà cán bộ công nhân viên được hưởng và còn được khen thưởng thích đáng nên thu nhập bình quân của người lao động tăng tạo cảm giác thoải mái yên tâm tích cực trong công việc .Ngoài những thu nhập mà người lao động được hưởng ,công ty còn tham gia đóng bảo hiểm xã hội .bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn .Những chi phí này được công ty trích ra từ tổng quỹ lương và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh .
II.Tình hình xuất khẩu hàng hoá của công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp
Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội.Trong giai đoạn 1985-1992 công ty mới chỉ hoạt động chủ yếu ở trong nước và gia công hàng xuất khẩu .Sau một thời gian dài và do yếu tố khách quan mà công ty đã nhận thấy cần có sự điều chỉnh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.Chính vì vậy mà sau năm 1992 ,công ty đã xuất khẩu được những lô hàng đầu tiên do chính công ty gia công đặc biệt là những lô hàng gia công từ gỗ Pơ Mu,gỗ kim...
Là một công ty kinh doanh nông lâm sản xuất khẩu nên công ty có những mặt hàng chính là:
- Các mặt hàng được chế biến từ gỗ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
- Hàng chế biến từ song mây tre
- Hàng nông sản
- Xây dựng các công trình nông,lâm ,thuỷ lợi
Do đặc điểm về hoạt động và kinh doanh như vậy công ty có khá nhiều thuận lợi bởi vì có nguồn nguyên liệu sẵn có ,sự giúp đỡ của các sở ,ban ngành .Tuy vậy công ty cũng còn gặp một số khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bởi chính sách đóng cửa rừng ,cấm khai thác gỗ của nhà nước.Chính vì vậy mà gần đây công ty đã mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình sang các lĩnh vực khác như khai thác hàng nông sản ,song mây tre đan, phục vụ cho sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực khác …
Nhìn chung kể từ khi thành lập và trải qua nhiều khó khăn .Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng kể.Công ty đã tiến hành tốt hoạt động kinh doanh của mình và đóng góp vào sự phát triển của ngành và sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế ngày càng nhiều .Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ngày càng được mở rộng ,từ đó đóng góp ngày càng nhiêù vào tổng doanh thu của công ty .Để hiểu hơn những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những khó khăn mà công ty còn gặp phải ta hãy xem xét một số chỉ tiêu sau:
1.Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm
Trong giai đoạn mới thành lập công ty mới chỉ hoạt động trong nước và gia công hàng xuất khẩu .Cho nên khi bắt đầu tham gia vào kinh doanh quốc tế công ty gặp rất nhiều khó khăn .Tuy vậy công ty đã nhanh chóng thích nghi với tình hình mới ,phát huy tính năng động sáng tạo của các thành viên trong công ty .
Sau khi chuyển sang kinh tế thị trường ,vào năm 1997 công ty đã gặp khó khăn lớn trong việc sản xuât kinh doanh của mình do nhà nước có chính sách đóng cửa rừng cấm khai thác gỗ mà gỗ là mặt hàng kinh doanh chính của công ty chính vì vậy vaò năm 1997 mà doanh thu về hàng xuất khẩu của công ty là không .Để có thể tồn tại và phát triển có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,công ty đã mạnh dạn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình sang lĩnh vực khác như khai thác chế biến nông sản, các mặt hàng song mây tre đan ,hoa quả tươi ,khô xuất khẩu...
Bảng 1:Khối lượng xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu của công ty
Hàng
Cà phê
(Tấn)
Chè
(Tấn)
Lạc nhân
(Tấn)
Hoa quả khô
(Tấn)
Song mây tre đan
(Tỉ đồng)
năm
1998
1,5
0,5
1,5
2
0,5
1999
3
1
1
4
0,1
2000
4
2
0,7
4,5
5
2001
4,6
2,4
1,2
3,7
5,6
Nguồn báo cáo tổng kết của công ty
Do vậy mà giá trị hàng xuất khâủ của công ty đã tăng dần qua các năm ,từ đó đóng góp vào tổng doanh thu làm cho tổng doanh thu ngày một tăng, Để thấy rõ tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ yếu của công ty ta có thể xem xét bảng sau
Bảng 2: kim ngạch xuất nhập khẩu
một số mặt hàng của công ty
Stt
Mặt hàng
1998
1999
2000
2001
Giá tri nhập
Giá trị xuất
Giá trị nhập
Giá trị xuất
Giá trị nhập
Giá trị xuất
Giá trị nhập
Giá trị xuất
Tổng giá trị
23,7
8
24,9
4.,4
110
89,5
107
98,4
Gỗ
10.8
7
11,3
4
67
71
62
79,5
Song mây tre đan
4
0,5
4,73
0,1
8
5
6
5,6
Nông sản
8.09
0,5
7,87
0,25
16
10,5
15
10.7
Các hàng khác
0,86
0
0,97
0,05
14
3
24
3.3
Đơn vị :tỉ đồng
Nguồn báo cáo tổng kết của công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng giá trị hàng xuất khẩu của công ty ngày một tăng từ đó tổng doanh thu cũng tăng theo,doanh thu hàng xuất khẩu của công ty năm 1998 và năm 1999 mới chỉ có 8 và 4,4 tỉ đồng do ảnh hưởng của chính sách cấm khai thác ,xuất khẩu gỗ của nhà nước nhưng đến năm 2000 doanh thu hàng xuất khẩu của công ty đã là 89,5 tỉ đồng tăng 103.4 % so với năm 1999 đặc biệt là năm 2001 doanh thu hàng xuất khẩu của công ty đã lên tới 98,4 tỉ đồng có thể nói đấy là một bước tiến mạnh của công ty.Ta hãy xem xét sự đóng góp vào tổng doanh thu của hàng xuất khẩu theo bảng sau:
Bảng 3:Doanh thu của hàng xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty
Chỉ tiêu
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Doanh thu
11,9
25
22
125.3
140.3
Giá trị hàng
Xuất khẩu
0
8
4,4
89,5
98,4
Đơn vị :tỉ đồng
Nguồn báo cáo tổng kết của công ty
Do chính sách cấm xuất khẩu gỗ Pơ mu nói chung và gỗ nói riêng của nhà nước khá dài(từ 4/1986 đến 10/ 1997),nên công ty đã bị tồn đọng một lượng hàng hoá rất lớn mà chủ yếu là các mặt hàng được chế biến từ gỗ ,dẫn đến vốn kinh doanh của công ty bị ứ đọng .Tuy nhiên công ty đã đề ra được những biện pháp đúng đắn để giải quyết khó khăn trước mắt và thu hồi vốn để tiếp tục quay vòng ,tiếp tục thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.Bên cạnh đó công ty còn duy trì mối quan hệ tốt và chặt chẽ với khách hàng .Vì vậy công ty đã từng bước giải quyết được các khó khăn về vốn và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh rất có hiệu quả ,vì vậy mà doanh thu hàng xuất khẩu của công ty đã không ngừng tăng lên qua các năm qua đó doanh tu của công ty cũng tăng lên rõ rệt năm 1998 doanh thu của công ty mới chỉ có 25 tỉ đồng sang đến năm 1999 doanh thu của công ty giảm 12% so với năm 98, nhưng sang đến năm 2000 doanh thu của công ty đã tăng mạnh trở lại đạt 469,54% so với năm 1999 ,sang đến năm 2001 doanh thu của công ty cũng tăng nhưng tăng chậm hơn năm 2000 ,tuy vậy mức doanh thu của công ty cũng đạt 104,3 tỉ đồng đạt mức kỉ lục trong một thập kỉ qua của công ty .Nhìn chung trong năm năm gần đây doanh thu của công ty luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra trong những năm 2000 và năm 2001 trừ năm 1997,1998,1999 doanh thu của công ty giảm là do chính sách của nhà nước tác động .Trong tình hình khó khăn chung hiện nay ,khó khăn về cả thị trường đầu vào lấn thị trường đầu ra ,sự cạnh tranh gay go quyết liệt của nền kinh tế thị trường .Nếu công ty không đề ra được những kế hoạch phát triển đúng đắn và đưa ra những mục tiêu để vươn tới thì công ty khó có thể đứng vững trên thị trường .Nhận thức được vấn đề này nên công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển đúng đắn .Việc mạnh dạn đầu tư mở rộng các mặt hàng xuất khẩu ,sự đa dạng về hàng hoá kinh doanh,sự thay đổi phù hợp với nhu cầu của thị trường và sự quan tâm tới các mặt hàng chủ yếu ,quan tâm tới các thị trường truyền thống như Đài Loan ,Hàn Quốc ,Lào đã làm tăng doanh thu hàng xuất khẩu của công ty và từ đó làm cho doanh thu của công ty tăng lên rã rệt tạo điều kiện cho công ty ngày càng đi lên ,khẳng định được vị trí của mình trên thương trường trong nước cũng như trên thương trường quốc tế.
2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty
Trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh thương mại quốc tế mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải tìm cho mình những mặt hàng có tính chiến lựơc .Việc phát triển một số mặt hàng chủ yếu sẽ tạo cho công ty có một chỗ đứng trên thị trường và sẽ có một thị trường lớn và ổn định .Nhờ đó mà có thể mở rộng quy mô và chuyên môn hoá trong sản xuất ,tạo điệu kiện thuận lợi cạnh tranh với các công ty khác .Tuy nhiên việc chuyên môn hoá qua sâu vào một số mặt hàng lại có thể dẫn tới rủi ro,đó là sự khó chuyển đổi kinh doanh khi thị trường có biến động .Công ty xuất nhập khẩu nông lâm nghiệp là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đa dạng nhiều mặt hàng .Song nhận thức được vấn đề này nên công ty đã chọn cho mình một số mặt hàng xuất khẩu chính (đó là các mặt hàng mà công ty có các điều kiện thuận lợi trong khai thác và chế biến).Trong các sản phẩm đó thì các sản phẩm được làm từ gỗ Pơ Mu là mặt hàng được coi là chủ yếu ta haỹ xem xét bảng sau
Bảng 4:Kim ngạch xuất khẩu gỗ của công ty
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Giá trị xuất khẩu
0
7
4
71
79.5
Đơn vị : tỉ đồng
Nguồn báo báo tổng kết của công ty
Việc lựa chọn các mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng thủ công mĩ nghệ được làm từ các loại gỗ và gỗ Po Mu là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao .Các mặt hàng này là mặt hàng chiến lược trong xuất khâủ là bởi vì
-Hiện nay trên thế giới đời sống nhân dân ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm có giá trị tinh thần cao như các đồ thủ công mĩ nghệ ,các mặt hàng song mây tre đan ngày càng cao.Các sản phẩm như bàn ghế gỗ Pơ Mu ,khung cửa ,ván càn phèo nẹp trang trí nội thất,các loài tranh ,gỗ trạm khảm luôn có nhu cầu lớn.
_Đối với công ty thì đây là mặt hàng mà công ty có nguồn nguyên liệu khá sẵn có .Mặc dù nhà nước có chính sách cấm khai thác gỗ ,nhưng lại cho nhập khẩu gỗ do vậy mà công ty đã nhập gỗ từ Lào ,Cam Bu Chia.Chính vì vậy mà công ty luôn có nguồn hàng ổn định phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu .
-Phát triển các mặt hàng thủ công mĩ nghệ sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm
-Trong một vài năm qua thì sản phẩm gỗ xuất khẩu ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu của công ty ,đặc biệt năm 2000 là 71 tỉ đồng chiếm tới 79,33 % kim nghạch xuất khẩu ,2001 là 79,5 chiếm 80,8 % kim ngạch xuất khẩu của công ty , đóng góp rất lớn vào tổng doanh thu của công ty ,từ đó đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho công ty
Bên cạnh xuất khẩu gỗ là chủ yếu ,từ năm 1998 công ty đã mở rộng các mặt hàng xuất khẩu như các mặt hàng nông sản như hoa quả tươi khô ,chè,cà phê, lạc... Và tỉ trọng các mặt hàng này cũng tăng qua các năm.
Bảng 5:Một số mặt hàng xuất khẩu của công ty
năm
1998
1999
2000
2001
Hàng
KN
Tỉ trọng
%
KN
Tỉ trọng
%
KN
Tỉ
Trọng
%
KN
Tỉ
trọng
%
Song mây tre đan
0,5
6,25
0,1
2.27
5
5,59
5,6
5.69
Ngô , lạc, cà phê
0,5
0,25
5,68
7
7,1
7,94
8.07
Các hàng khác
6.25
0,05
1,14
3
5,56
3.3
3.35
Nguồn báo cáo tổng kết của công ty
Như vậy ta thấy rằng từ khi trực tiếp tham gia vào kinh doanh quốc tế công ty đã có nhiều thay đôỉ ,công ty đã dần dần mở rộng được lĩnh vực kinh doanh của mình ,các mặt hàng xuất khẩu đã được đa dạng hoá hơn chứ không chỉ là các sản phẩm gỗ .Tuy nhiên nói chung giá trị xuất khẩu các mặt hàng này chưa nhiều .Vì vậy công ty cần phải chú ý vào các mặt hàng này hơn nữa cần đa dạng hoá sản phẩm ,loại hình mẫu mã nhằm thu hút sự quan tâm của thị trường nước ngoài nhiều hơn nữa.từ đó mới có thể nâng cao được giá trị xuất khẩu của các mặt hàng này .
3.Thị trường xuất khẩu chính cuả công ty
Ta biết rằng một công ty muốn luôn luôn tồn tại và phát triển thì cần phải có thị trường để tiêu thụ sản phẩm của mình .
Hiện nay các mặt hàng truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của một quốc gia là mặt hàng rất được ưa chuộng .Nó không chỉ mang tính chất hàng hóa tiêu dùng mà nó còn thoả mãn tính thích tìm hiểu các giá trị văn hoá của các quốc gia khác của người tiêu dùng .Vì vậy có thể nói thị trường cho các sản phẩm gỗ ,hàng thủ công mĩ nghệ ,song mây tre đan ,nông sản...là rất lớn .Hầu như trên toàn thế giới các quốc gia đều có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này .Tuy nhiên một doanh nghiệp khó có thể có mặt ở tất cả các thị trường .Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp chỉ nên quan tâm tới các thị trường truyền thống và thị trường mục tiêu của mình .
Trước đây khi ,mới thành lập Công ty xuất nhập khẩu và xây dựng nông lâm nghiệp mới chỉ chủ yếu hoạt động ở trong nước và gia công hàng xuất khẩu nên khi tham gia trực tiếp vào kinh doanh quốc tế thì công ty gặp rất nhiều khó khăn ,công ty phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh như tổng công ty lâm nghiệp ,các công ty tư nhân ...Mặc dù là có các thị trường cũ từ khi gia công thuê cho xuất khẩu nhưng công ty cũng đang gặp những khó khăn về thị trường .Do đó công ty phải luôn tìm thị trường mới cho sản phẩm của mình.Trước tình hình đó công ty đã mạnh dạn ,từng bước củng cố thị trường cũ và tìm kiếm thị trường mới .Trước đây công ty đã có các thị trường truyền thống là Hàn Quốc ,Đài Loan,Trung Quốc, Lào.Việc tìm kiếm thị trường mới thật là một vấn đề khó khăn với công ty ,nói chung thị trường xuất khẩu của công ty còn rất hạn chế.Ta hãy xem bảng sau
Bảng6: Thị trường xuất khẩu chính của công ty
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
Thị trường
Trung Quốc
0
0
0,9
11,6
13,3
Lào
0
1
0,4
2,4
7,7
Hàn Quốc
0
3,6
0,6
27,6
31,2
Đài Loan
0
3,4
2,5
33
40,6
Thị trường khác
o
o
o
4,9
5,6
Đơn vị : tỉ đồng
Nguồn báo cáo tổng kết của công ty
Để biết rõ hơn ta hãy phân tích từng thị trường xuất khẩu của công ty .
Thị trường Đài Loan : đây là thị trường lớn nhất của công ty ,Đài Loan là một nước có nền kinh tế phát triển mạnh ,nhân dân có mức sống cao, văn hoá có nhiều nét tương đồng với văn hoá nước ta,nhu cầu hàng thủ công mĩ nghệ ở dây là khá lớn chủ yếu là các mặt hàng đước chế biến từ gỗ , song mây tre đan...Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2001 đạt tới 40,6 tỉ chiếm tới 41,26% kim ngạch xuất khẩu của công ty
Thị trường Hàn Quốc;là thị trường lớn thứ hai của công ty ,Hàn quốc là nước công nghiệp phát triển đứng thứ 2 Châu á,chỉ sau Nhật Bản,nhu cầu về mặt hàng của công ty là rất lớn,hơn nữa thị trường này không yêu cầu cao về chất lượng ,và các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này là các sản phẩm thông dụng, mặc dù Hàn Quốc vừa trải qua khủng hoảng kinh tế ,nhưng kim ngạch hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường này vẫn tăng cao,năm 2000 kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc là 27,6 tỉ đồng chiếm 30,8% kim nghạch xuất khẩu hàng hoá của công ty ,năm 2001 là 31,2 tỉ đồng chiếm 31,7% kim ngạch xuất khẩu của công ty.
Thị trường Trung quốc:ta biết rằng Trung quốc là một nước đông dân nhât thế giới trong những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước phát triển mạnh ,Hơn nữa nước ta với Trung Quốc lại có nhiều nét văn hoá tương đồng ,Trung Quốc lại là nước láng giềng với nước ta,rất thuận lợi cho xuất khẩu trực tiếp hàng hoá của công ty .Nhưng kim nghạch xuất khẩu hàng hoá của công ty sang thị trường này lại rất khiêm tốn chỉ chiếm có13,5 % kim ngạch xuất khẩu của công ty vầo năm 2001,nguyên nhân là do công ty phải cạnh tranh với các công ty Trung Quốc ,sản phẩm của họ nói chung có giá rẻ hơn ,chất lượng mẫu mã sản phẩm của họ nói chung là tốt hơn so với các sản phẩm của công ty ,trong những năm tới công ty cần chú trọng tới thị trường này hơn nữa.
Thị trường Lào:Lào cũng là một nước láng giềng với nước ta ,nhưng có thể nói Lào là một thị trường nhỏ ,kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của công ty sang thị trường này là không đáng kể ,những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là hàng nông sản.
Châu á là một khu vực kinh tế năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao .Châu á là khu vực nhập khẩu gỗ,song mây tre đan đứng thứ hai trên thế giới .Các nước nhập khẩu nhiều nhất là Nhật Bản với kim ngạch nhập khẩu là 3,5 tỉ ,Hồng Công 1,4 tỉ USD ,Đài Loan là 530 triệu USD ,Hàn Quốc nhập khẩu 240 triệu USD .Đây là các nước chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm để chể biến thành thành phẩm để tiêu dùng và xuất khẩu tiếp.
Như vậy ta thấy Châu á là một thị trường lớn ,đầy tiềm năng cho các sản phẩm của công ty .Với rât nhiều điều kiện thuận lợi như là thị trường gần ,môi trường văn hoá có nhiều nét tương đồng rất thuận tiện cho hoạt động xuất khẩu ,vậy mà công ty mới chỉ xuất khẩu hàng hoá sang Đài Loan ,Hàn Quốc, Trung Quốc,Lào còn các thị trường khác hầu như là chưa thâm nhập được đặc biệt là thị trường Nhật Bản.Đây là một hạn chế và cũng là một vấn đề cấp bách đối với công ty .Công ty muốn tồn tại và phát triển vững mạnh thì cần củng cố các thị trường cũ và tìm kiếm mở rộng thị trường mới ,đặc biệt là cácthị trường lớn như Mĩ.Nhật Bản ,Châu Âu ...nhưng để có thể thâm nhập vào các thị trường này thì công ty cần phải cố gắng nhiều.
4.Các hình thức xuất khẩu của công ty
Như ta đã nói ở trên các thị trường của công ty là rất nhỏ hẹp .Thị trường chính mới chỉ có Đài Loan ,Hàn Quốc ,Trung quốc ,Lào đây là các thị trường khá gần với Việt Nam do vậy hiện nay công ty sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường này .Đồng thời công ty cũng nhập khẩu trực tiếp gỗ từ Lào Cam Bu chia nhằm bảo đảm nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu .Việc sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp có rất nhiều nhữngthuận lợi như là :hạn chế được rủi ro ,giảm được các chi phí không cần thiết giám sát được chất lượng hàng ..Với hình thức xuất khẩu trực tiếp công ty đã xuất khẩu được khá nhiều sản phẩm được chế biến từ gỗ sang các thị trường này.
III.Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu hàng hoá của công ty
1.Đánh giá về chất lượng ,giá cả các sản phẩm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh
Công ty xuất nhập khẩu nông nghiệp là một công ty có các chức năng nhiệm vụ chính là
-Thu mua và chế biến các mặt hàng nông lâm sản để chế biến cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
-Sản xuất kinh doanh các mặt hàng tiềm năng như hàng thủ công mĩ nghệ ,cây giống, song mây tre đan ...
-Sản xuất kinh doanh vật tư ,phân bón ,tư liệu sản xuất ,hàng công nghệ thực phẩm
Công ty có rất nhiều thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh hàng nông lâm sản .Tuy nhiên do chỉ là một doanh nghiệp nhỏ bé ,trực thuộc sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nên công ty gặp rất nhiều khó khăn khi đối mặt với các công ty lớn trên trường .Thật vậy đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là Tổng công ty lâm nghiệp .Đây là công ty có nhiều ưu thế hơn so với công ty trong khai thác nguyên liệu và được trang bị các máy móc thiết bị chuyên sâu hơn .Rõ ràng là có thể nhận thấy rằng chất lượng và giá cả các sản phẩm của công ty lâm nghiệp sẽ tốt và rẻ hơn sản phẩm của công ty. Để khắc phục những điểm yếu này ,công ty đã và đang tiếp tục cố gắng nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng với uy tín và mối quan hệ bạn hàng lâu năm .Ngoài ra công ty còn phải đối mặt với các mặt hàng thủ công mĩ nghệ khác như trạm khảm ,song mây tre đan ,tượng gỗ ... Của các cơ sở tư nhân ở các làng nghề Đồng vị –Hà Bắc .Đây là các cơ sở gia công với chi phí thấp nên có giá tương đối rẻ .Tuy nhiên chất lượng không được bảo đảm ,đồng thời các cơ sở này đều là các cơ sở tư nhân nên không đáp ứng được tư cách pháp nhân trong trong quan hệ buôn bán quốc tế ,với lại các cơ sở này thường là nhỏ vốn ít .Do đó hiện tại thì đây không phải la đối thủ cạnh tranh với công ty nhưng có thể nói trong tương lai thì họ sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty ,bởi vì họ có thể thành lập nên các hợp tác xã hay các công ty tư nhân và tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế vì chính sách cho phép các doanh nghiệp được tự do xuất khẩu của nhà nước,nhất là khi nghị định 57cấp phối ra đời khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu .Hơn nữa họ có thể đầu tư vào trang thiết bị sản xuất và như vậy sản phẩm của họ sản xuất ra sẽ có tính cạnh tranh cao .
Bên cạnh các đối thủ cạnh tranh trong nước công ty còn phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài ,ở khu vực Châu á công ty cần phải hết sức chú ý đến các công ty sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ của Trung Quốc .Ta biết rằng Trung Quốc là một nước đông dân, mà lại nằm ngay cạnh nước ta các sản phẩm mà họ sản xuất ra không những có mẫu mã đẹp mà giá cả của họ lại rẻ hơn các sản phẩm của chung ta .Vì vậy đây là một trong những đối thủ lớn của công ty,ngoài ra Trung Quốc đã tham gia vào WTO cho nên các công ty của họ được hưởng rất nhiều ưu đãi .Ngoài các công ty của Trung Quốc công ty còn phải cạnh tranh với các cường quốc xuất khẩu mặt hàng thu công mĩ nghệ song mây tre đan ...Như Thái Lan ,ấn Độ .Ta biết rằng các mặt hàng của công ty vẫn chưa thực sự được tiêu chuẩn hoá quốc tế mà các cường quốc xuất khẩu đã đạt được như Trung Quốc ,Thái Lan ,ấn Độ ...Chính vì vậy công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải tiến mẫu mã ,nâng cao chất lượng sản phẩm và luôn luôn tiếp cận mở rộng thị trường mới.
Tóm lại để có thể ngày càng mở rộng và phát triển thì công ty cần phải chú ý xây dựng cho mình được các chiến lược phát triển đúng đắn
Qua những phân tích ở trên ta thấy thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty .Để có thể hiể sâu hơn nữa cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu hàng hoá của công ty ta sẽ tìm hiểu những khó khăn ,thuận lợi mà công ty gặp phải khi tiến hành kinh doanh.Đồng thời ta sẽ xem xét những thành quả mà công ty đã đạt được và những tồn tại ,hạn chế mà công ty cần phải khắc phục .Trước hết ta sẽ tìm hiểu những khó khăn và thuận lợi của công ty để từ đó đưa ra được hướng giải quyết.
2.Những thuận lợi và khó khăn của công ty
a.Những thuậnlợi
Về phía nhà nước: do là môt doanh nghiệp nhà nước nên công ty nhận được khá nhiều những ưu đãi mà nhà nước dành cho
-Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp lạ rất quyết liệt .Với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế .Để có thể hoạt động và đứng vững trên thị trường .
-Gần đây Nhà nước luô rất quan tâm tới hoạt động xuất khẩu.Điều này thể hiện rất rõ qua sự điều chỉnh thay đổi liên tục các cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu.Cụ thể nhà nước đưa ra những chính sách khuyến khích xuất khẩu cho các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế xuất khẩu hay thuế nhập khẩu đối với những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu.
-Các cơ quan chính quyền uỷ ban nhân dân thành phố ,các ngành tài chính ,cục thuế ,ngân hàng cùng các bộ kế hoạch đầu tư,bộ thương mại đã luôn quan tâm ,chỉ đạo và giúp đỡ công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình ngoài các điều kiện thuận lợi từ phía nhà nước về phía mình công ty cũng có những thuận lợi sau :
-Công ty đã luôn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trong nước và ngoài nước .Ngay từ khi mới thành lập công ty mới chỉ là mồt doanh nghiệp nhỏ vốn ít khó kinh doanh lớn .Nhưng do duy trì được mối quan hệ tốt với khách hàng ,tạo cho khách hàng tin tưởng vào mình nên vốn của công ty được thu hồi rất nhanh .Đôi khi bạn hàng còn ứng trước tiền mỗi khi đặt hàng của công ty .
Bảng 7: tổng giá trị và phương thức thanh toán
Stt
Nội dung
1999
2000
2001
Trị giá
Tỉ trọng%
Trị giá
Tỉ trọng%
Trị giá
Tỉ trọng
%
1
Tổngdoanh thu
21.567
100
125,3
100
140,3
100
2
Thanh toán
Nhanh
15,3
70.9
115,2
91.9
123.1
87.7
Trả trước
7
45,7
50
43,4
63
51,1
Trả sau
8,3
54.3
65,2
46.6
60.1
48,9
3
Thanh toán
Chậm
6,267
29.1
10,1
8,1
17.2
12,3
Nguồn báo cáo báo tổng kết của công ty
Nhìn vào bảng trên ta thấy số tiền khách hàng ứng trước cho công ty khi đặt hàng ngày một tăng.Điều đó cho thấy công ty rất có thuận lợi trong việc quay vòng vốn .Bên cạnh đó công ty còn có những thuận lợi sau:
-Công ty có nguồn hàng lớn ổn định .Công ty đã tổ chức thu mua trực tiếp các nguồn nguyên liệu từ các cư sở .Ngoài ra công ty còn nhập gỗ từ Lào ,Cam Pu Chia.
-Mặc dù mới trực tiếp tham gia vào kinh doanh thương mại quốc tế nhưng với tinh thần luôn cố gắng học hỏi ,đến nay công ty đã có khá nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế
Công ty có một đội ngũ cán bộ ,công nhân viên đông đảo và có trình độ .Họ là những con người rất năng động và sáng tạo trong công việc .Từ đó có thể thấy công ty có khả năng phát triển hơn nữa nhờ vào lực lượng cán bộ công nhân viên này .
ở trên là những điều kiện thuận lợi mà công ty có được .Nhưng bên cạnh đó công ty còn phải những khó khăn sau
b.Những khó khăn
Khó khăn từ phiá nhà nước
-Trong nhiều năm gần đây thì nhà nước đẫ có nhiều sửa đổi nhằm hoàn thiện chính sách về xuất nhập khẩu .Tuy nhiên vẫn còn có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách đầy đủ và hiệu qủa thiếu đồng bộ . Còn nhiều vấn đề thủ tục rườm rà gây mất thời gian.
-Nhà nước chưa có sự đầu tư đúng mức vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng truyền thống như thủ công mĩ nghệ ,song mây tre đan...
-Trong khi chưa có sự đầu tư đúng mức vào sản xuất các mặt hàng thủ công truyền
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 258.DOC