MỤC LỤC
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUÂT KHẨU THUỶ SẢN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 4
I. Các khái niệm về hoạt động xuất khẩu: 4
1. Khái niệm 4
2. Các hình thức xuất khẩu. 5
2.1. Xuất khẩu trực tiếp. 5
2.2. Xuất khẩu gián tiếp. 6
2.3. Xuất khẩu theo nghị định thư(Xuất khẩu trả nợ). 6
2.4. Xuất khẩu tại chỗ. 6
2.5. Gia công quốc tế. 7
2.6. Buôn bán đối lưu. 7
2.7. Tái xuất khẩu. 8
3. Nội dung của hoạt động xuât khẩu. 9
3.1. Nghiên cứu thị trường. 9
3.2. Chọn lựa đối tác kinh doanh. 10
3.3. Đàm phán và ký kết hợp đồng. 10
3.4. Tạo nguồn hàng xuất khẩu. 11
1. Các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài. 13
1.1. Môi trường luật pháp. 13
1.2. Môi trường chính trị. 13
1.3. Môi trường kinh tế. 13
1.4. Môi Khí hậu. 14
1.5. Môi trường cạnh tranh. 14
2. Các yếu tố thuộc nội bộ doanh nghiệp. 15
2.1. Trình độ quản lý. 15
2.2. Nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu: 15
2.3. Hoạt động nghiên cứu thị trường tìm kiếm bạn hàng. 16
2.4. Khoa học công nghệ: 17
III. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN CHÂU ÂU. 17
1. Đặc điểm thị trường thuỷ sản Châu Âu. 17
2. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU trong một số năm gần đây. 18
3. Cơ hội và thách thức của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Châu Âu thời gian tới. 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA 22
I. Khái quát về công ty TNHH Huy Nam 22
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 22
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 22
1.2. Chức năng của công ty. 24
1.3. Nhiệm vụ của công ty. 24
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 25
2.1. Sơ đổ tổ chức bộ máy của công ty. 25
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. 26
2.3. Tình hình sử dụng vốn. 31
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM THỜI GIAN QUA. 31
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Huy Nam. 31
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 32
2.1.2. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty. 33
2.1.3. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty. 37
2.2. Các hình thức xuất khẩu của công ty. 39
2.2.1. Xuất khẩu trực tiếp. 39
2.2.2. Xuất khẩu uỷ thác. 39
2.3. Tình hình xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường Châu Âu. 40
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu. 40
2.3.2.Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản của công ty xuất khẩu sang thị trường EU. 41
2.3.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang EU. 42
4. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của công ty. 43
4.1. Những thành tựu. 43
4.2. Hạn chế. 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 47
I. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới. 47
1. Các chỉ tiêu cụ thể. 47
1.1. Về sản lượng xuất khẩu. 47
1.2. Về giá trị xuất khẩu. 48
2. Về biện pháp. 48
II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Huy Nam trong thời gian tới. 48
1. Đối với công ty. 49
1.1. Hoàn thiện công tác thu mua, tạo nguồn hàng thuỷ sản cho xuất khẩu. 49
1.2. Tập trung nâng cao chất lượng hàng. 50
1.3. Hoàn thiện phương thức xuất khẩu. 52
1.4. Sử dụng có hiệu quả và linh hoạt các công cụ Marketing – Mix trên thị trường. 52
1.5. Đào tạo nguồn nhân lực . 54
2. Đối với Nhà Nước và các cơ quan chức năng của ngành thuỷ sản. 55
2.1. Miễn giảm các loại thuế đối với sản xuất và xuất khẩu hàng thuỷ sản. 55
2.2. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường EU. 55
2.3. Tăng cường đầu tư và quản lý tốt việc đánh bắt thuỷ hải sản xa bờ và nuôi trồng thuỷ sản để bảo đảm nguồn nguyên liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. 56
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Huy Nam sang thị trường Châu Âu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cà Mau tạo điều kiện cho việc khai thác và chế biến Thuỷ Hải Sản. Chính vì điều đó mà Đảng và Nhà Nước đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp và khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích cho các doanh nghiệp trong và ngoại tỉnh đầu tư trong lĩnh vực ngành Thuỷ Hải Sản.
Công ty TNHH Huy Nam cũng là một trong những công ty đã được Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh và các ban ngành liên quan ưu tiên, giúp đỡ thành lập. Đây là một điều kiện tiền đề rất lớn để công ty đi vào hoạt động có hiệu quả.
Là đơn vị đóng tại khu công nghiệp Cảng Cá Tắc Cậu thuộc địa bàn ấp Minh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Được chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan giúp đỡ, công ty tiến hành xây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2003. Nhiệm vụ chính là chuyên chế biến nguyên liệu thuỷ, hải sản xuất khẩu. Được Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 56-02-000138 ngày 05/05/2003 có trụ sở chính tại Khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu - Ấp Minh Phong, Xã Bình An, Huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, được cục thuế tỉnh Kiên Giang cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế ngày 16/05/2003 – Mã số thuế: 1700415026.
Công ty TNHH Huy Nam được thành lập trên cơ sở kêu gọi đầu tư dưới hình thức góp vốn kinh doanh giữa các thành phần kinh tế tư nhân trong lĩnh vực chế biến kinh doanh, xuất khẩu thuỷ hải sản.
Tháng 05/2003 UBND tỉnh Kiên Giang đã ký quyết định số 1805/QĐUB giao đất cho công ty TNHH Huy Nam để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà máy chế biến Thuỷ hải sản đông lạnh tại khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu thuộc xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Được sự động viên, quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Kiên Giang, Sở Thuỷ sản tỉnh Kiên Giang, Ban quản lý dự án Khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu, Nhà máy chế biến Thuỷ hải sản đông lạnh của công ty TNHH Huy Nam được tiến hành xây dựng đúng tiến độ, hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 2003.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay với sự cố gắng không ngừng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty vì vậy công ty luôn luôn hoàn thành xuất sắc những mục tiêu đặt ra. Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty chủ yếu là thu mua tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh lân cận như Cà Mau, Sóc Trăng, sản phẩm chủ yếu của công ty là Mực và Bạch tuộc đông lạnh các loại ngoài ra còn có một số mặt hàng khác như cá, thuỷ sản hỗn hợp(Seafoodmix), tôm, … được liên tục xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu như: Nga, Italya, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Rumania …. Thị trường Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, và thị trường Austraylia, dự kiến đến năm 2007 công ty sẽ tiêp cận và xuất sang thị trường Mỹ. Với tiêu chí chất lượng sản phẩm và uy tín là hang đầu công ty đã không ngừng cải tiến kỹ thuật đưa công nghệ mới nhất vào sản xuất, không ngừng bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên học tập trau dồi chuyên môn cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện nhiều biện pháp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành và tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Chính vì những cố gắng trên mà công ty đã có được lòng tin và uy tín để đáp ứng được một số thị trường khó tính như Nhật Bản, Đức, Italya….. Từng bước xâm nhập mạnh vào các thị trường khác.
- Tên công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Huy Nam
- Tên giao dịch quốc tế : HUYNAMSEAFOODS Co., LTD.
- Địa điểm sản xuất kinh doanh: Khu công nghiệp cảng cá Tắc Cậu- Xã Bình An - Huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang .
- Ngày thành lập doanh nghiệp: 01/05/2003.
- Ngày chính thức đi vào hoạt động: 24/12/2003.
- Đơn vị chủ quản: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Kiên Giang .
- Địa điểm giao dịch: Khu công nghiệp Cảng cá Tắc Cậu - Huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang .
- Điện thoại: 077.616128 – 077.616248 Fax: 077.616129.
- Email: huynam@pmail.vnn.vn – www.huynam.com.vn.
Chức năng của công ty.
Công ty TNHH Huy Nam là một đơn vị hạch toán kinh doanh đốc lập, cho nên chức năng chính của công ty là sản xuất chế biến và cung ứng các mặt hàng thuỷ sản đông lạnh có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nó quyết định tới sự sống còn của công ty. Hiện nay các sản phẩm của công ty được sản xuất chế biến và xuất khẩu sang nhiều quốc gia ở các châu lục. Với sự tồn tại của chính mình Công ty TNHH Huy Nam đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy và phát triển của ngành thuỷ sản Kiên Giang nói riêng và của cả nước ta nói chung.
Nhiệm vụ của công ty.
Để thực hiện tốt các chức năng của Công ty TNHH Huy Nam thì cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:
Căn cứ vào chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà Nước, các chỉ tiêu của cấp trên giao để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kể cả các kế hoạch có liên quan(ngắn hạn và dài hạn) của công ty và các biện pháp thực hiện kế hoạch được giao, chịu trách nhiệm trước khách hàng, thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu thuỷ sản, tổ chức xây dựng và thực hiện tốt các chính sách marketing.
Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến, tạo ra được nhiều mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Phải luôn chú trọng và quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý cho cán bộ công nhân viên và lãnh đạo của công ty, sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, vốn, lao động hiện có, thực hiện tiết kiệm chi phí tối ưu, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của công ty.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty.
2.1. Sơ đổ tổ chức bộ máy của công ty.
Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Huy Nam được tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng. Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện trên sơ đồ sau:
* Tổng số cán bộ công nhân viên : 614 người
- Lao động trực tiếp: 539 người
- Lao động gián tiếp: 75 người
Trong đó:
Giám đốc: 1 người
Phó giám đốc: 3 người
Bộ phận kế hoạch kỹ thuật: 4 người
Quản lý bảo vệ: 4 người
Bộ phận nghiệp vụ: 6 người
Bộ phận kế toán: 6 người
Bộ phận quản lý phân xưởng: 8 người
Bộ phận thống kê, giám sát 43 người
Hội đồng thành viên
Giám đốc
P.Giám đốc
Sản xuất
P.Giám đốc
Kinh doanh
P.Giám đốc kỹ thuật
Phòng KCS
Phòng QLCL
Phòng
HAACP
Xưởng
CƠ ĐIỆN
Xưởng
BAO BÌ
P. Tổ chức HC - LĐTL
P.Kết toán
Tài Chính
Phòng XNK
P. KD nội địa
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
Chủ tịch HĐQT
2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.
- Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh vực quản lý và điều hành bộ máy họat động của công ty, quản lý sử dụng nguồn vốn của công ty vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lý bảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh.
- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm theo dõi quản lý tình hình hoạt động của công ty, giám sát toàn bộ những công việc liên quan đến các hoạt động của công ty, lập kế họach sản xuất kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ mặt khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất.…
- Phó giám đốc phụ trách SX (Phòng điều hành): Điều hành mọi hoạt động trong quá trình sản xuất và quản lý quy trình công nghệ của công ty đi vào họat động có hiệu quả, đi theo một trật tự nhất định điều hành, giám sát chất lượng sản phẩm và theo dõi kế họach sản xuất kinh doanh.
- Kế toán trưởng :Chịu trách nhiệm lập kế hoạch và quản lý tài chính hàng tháng, tham vấn với ban Giám đốc về kế hoạch phát triển công ty, các khoản mục đầu tư. Quản lý và điều hành bộ phận nghiệp vụ tài chính, quản lý sử dụng vốn đúng chế độ quy định của nhà nước, sử dụng vốn có hiệu quả, theo dõi và lập báo cáo tài chính và chịu mọi trách nhiệm về tính trung thực và chính xác với cơ quan quản lý nhà nước.
- Bộ phận kế hoạch kỹ thụât: Chịu trách nhiệm về việc kiểm tra chất lượng sản phẩm về vệ sinh công nghiệp , đăng ký kiểm mẫu hàng, lập hồ sơ kiểm hàng theo đúng quy định của nhà nước, ngoài ra còn đề ra những kế hoạch cụ thể về sản xuất theo từng lọai hàng, số lượng hàng hóa, thị trường tiêu thụ …
- Phòng bảo vệ: Bảo vệ tất cả mọi họat động liên quan đến công ty, phòng bảo vệ được công ty xây dựng trước cổng ra vào, nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ phải thường xuyên đi kiểm tra xung quang công ty để xem xét có vấn đề gì xảy ra hay không, nếu có vấn đề gì xảy ra thì báo phải xử lý ngay nếu vượt phạm vi quản lý thì phải báo cáo ngay cho Lãnh đạo công ty biết để giải quyết tình hình.
- Bộ phận nghiệp vụ: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài sản của công ty, lên kế hoạch tiếp nhận các nguồn vốn được cung cấp hoặc bổ sung, kiểm tra đối chiếu số liệu tiếp nhận nguyên liệu, lập kế hoạch thu chi, quyết toán ngân sách, lập chứng từ hồ sơ phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu để phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính của công ty.
- Phòng tổ chức hành chính: Là những người có kinh nghiệm về công tác nhân sự giúp cho Ban Giám đốc quản lý con người theo đúng trình độ khả năng của từng người để phát huy vai trò làm chủ của cán bộ công nhân viên mà đơn vị quản lý.
- Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện công tác quản lý tài chính của công ty, hạch toán số liệu, mở sổ sách theo dõi toàn bộ họat động về tài chính, điều hành việc sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
- Tổ chức bộ máy kế toán: Chức năng nhiệm vụ của từng cán bộ, nhân viên kế toán, mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán.
Kế toán tổng hợp
Kế toán
nguyên liệu
vật tư SX
Kế toán
Tiền lương
Kế toán
Công nợ
Kế toán
Xuất khẩu
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Sơ đồ phòng kế toán
*. Nhiệm vụ cụ thể:
- Kế toán trưởng:
+ Tính giá thành sản phẩm, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo các công tác kế toán nghiệp vụ chuyên môn của công ty, có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể của từng kế toán viên .
+ Phân tích và kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, thu nhập và xử lý thông tin để cung cấp cho ban giám đốc chính xác kịp thời. Giúp cho Lãnh đạo có kế hoạch chỉ đạo điều hành kịp thời có hiệu quả .
+ Kiểm tra báo cáo tài chính.
- Kế toán tổng hợp:
+ Tổng hợp các số liệu, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày.
+ Kiểm tra xem xét các báo cáo tài chính trước khi đưa cho kế toán trưởng.
+ Tính toán lương phải trả cho công nhân viên.
+ Tính trích khấu hao TSCĐ và phân bổ Công cụ dụng cụ .
+ Giúp kế toán trưởng kiểm tra, giúp đỡ các kế toán viên khác làm tốt phần việc của mình .
- Kế toán nguyên liệu + Vật tư SX:
+ Kiểm tra đối chiếu số liệu thu mua nguyên liệu.
+ Hạch toán chi phí thu mua nguyên vật liệu, kiểm tra chứng từ chi trả.
+ Lập phiếu Thu chi, theo dõi các khoản nợ phải trả người bán hàng.
+ Theo dõi, giao dịch với Ngân hàng, lập các thủ tục thanh toán .
+ Ghi sổ chi tiết, bảo quản chứng từ gốc thu chi, đối chiếu, lập báo cáo quỹ hàng ngày.
- Kế toán tiền lương:
+ Hạch toán các khoản chi phí phát sinh của công nhân viên trong tháng và xác định vào bảng thanh toán lương trên cơ sở sản lượng và đơn giá được duyệt để trả lương cho công nhân viên và trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định.
- Kế toán công nợ:
Theo dõi và ghi chép tình hình xuất nhập tồn kho vật tư thành phẩm và các khoản công nợ với khách hàng.
- Kế toán xuất khẩu:
+ Nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm ở nước ngoài.
+ Lập thủ tục xuất khẩu, theo dõi hồ sơ xuất khẩu và quản lý theo dõi hàng đang đi trên đường.
- Thủ quỹ:
+ Ghi chép trình tự mọi khoản thu chi vào sổ quỹ, Cuối mỗi ngày cân đối quỹ và đối chiếu với bộ phận kế toán .
+ Hàng ngày báo cáo với kế toán trưởng về tình hình tiền mặt hiện có.
+ Hàng ngày thực hiện kiểm kê quỹ.
+ Có trách nhiệm bảo quản và thu chi tiền mặt đúng qui định.
+ Phát lương cho cán bộ công nhân viên đúng kỳ hạn.
2.3. Tình hình sử dụng vốn.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật :
+ Máy móc thiết bị: Công ty hầu như đã có đầy đủ các loại máy móc thiệt hiện đại, hệ thống băng chuyền và các kho lạnh đủ khả năng phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh với quy trình công nghệ kỹ thuật cao đảm bảo hoàn thành một cách nhanh chóng và đạt chất lượng cao, có hiệu quả.
+ Phương tiện vận tải, nhà cửa vật kiến trúc của công ty: Tất cả các phương tiện của công ty dùng để chở hàng hóa đều là các phương tiện đi thuê ngoài, các nhà xưởng của công ty đều được làm bằng nhà mái lợp tôn rất kiên cố tương đối khang trang đầy đủ, đúng tiêu chuẩn của một nhà máy chế biến đông lạnh, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đường đi vào công ty đều được làm bằng bê tông nên thuận lợi trong việc giao thông đi lại và vận chuyển hàng hóa.
* Hình thức sở hữu vốn : Công ty TNHH
- Nguồn vốn hính thành từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
- Khả năng huy động vốn :Vốn kinh doanh được các nhà tư nhân góp vào và có thể huy động từ các nhà đầu tư khác và huy động từ các quỹ như:đầu tư phát triển,quỹ dự phòng tài chính.
II. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÔNG TY TNHH HUY NAM THỜI GIAN QUA.
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Huy Nam.
Cùng với sự phát triển của toàn ngành Thuỷ sản, trong thời gian qua Công ty TNHH Huy Nam đã có những bước tiến nhất định góp sức cùng với sự phát triển của ngành xuất khẩu thuỷ sản của nước ta.
Mặc dù Công ty TNHH Huy Nam trong quá trình phát triển gặp rất nhiều khó khăn xảy ra. Do công ty mới thành lập nên ban đầu còn bỡ ngỡ và thiếu kinh nghiệm thêm vào đó là những sự cố mà ngành xuất khẩu thuỷ sản gặp phải và thất bại trong việc bị Mỹ kiện bán phá giá một số mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu như: cá tra, cá basa, tôm…Điều đó đã có những ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác môi trường cạnh tranh luôn biến động không ngừng, sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản trong và ngoài nước. Tuy nhiên vượt lên trên hết bằng nỗ lực phấn đấu hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đồng thời là sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của ban giám đốc công ty. Nên trong thời gian qua công ty đã đạt được những thành tựu không nhỏ góp phần vào sự phát triển chung trong ngành xuất khẩu thuỷ sản của nước ta.
Kim ngạch xuất khẩu.
Kể từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay công ty đã đạt được những thành tựu sau:
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu của công ty trong 3 năm gần đây.
Năm
Sản lượng(Kg)
Giá trị(USD)
Tốc độ phát triển(%)
2005
2,852,024
4,082,163
100
2006
3,255,056
7,031,940
175.70
2007
4,011,345
10,817,020
260.89
Cộng
10,118,425
221,931,123
Nguồn: Phòng kế toán – công ty TNHH Huy Nam.
Như vậy qua bảng trên có thể thấy mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động nhưng Công ty TNHH Huy Nam đã có những bước tiến đáng kể trong sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ năm 2005 đến năm 2007 về doanh số xuất khẩu của công ty đã tăng lên 2.5 lần từ 4 triệu USD lên tới trên 10 triệu USD và sản lượng thuỷ sản xuất khẩu cũng tăng lên đáng kể năm 2005 công ty mới chỉ xuất khẩu được 2,852 tấn thì đến năm 2007 công ty đã xuất khẩu được 4,011 tấn tức là tăng gần gấp đôi.
Những thành công này sẽ tạo điều kiện cho công ty phát triển trong giai đoạn sau. Vì đây là giai đoạn mà công ty mới thành lập nên gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh xuất khẩu do còn thiếu thông tin về thị trường, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn…
2.1.2. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty.
Chiến lược thị trường của công ty là giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tranh thủ tìm kiếm kịp thời mở rộng thị trường mới với những mặt hàng mới. Năm 2003 và 2004 thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Nhật Bản và Hàn Quốc xen lẫn với một số khách hàng nội địa thì đến nay đã phát triển tới 20 thị trường với trên 30 khách hàng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Ôxtrâylia, Nga, Đài Loan, Trung Quốc và các nước Châu Âu ..v..v..Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty được mở rộng không chỉ về số lượng các thị trường mà còn mở rộng cả về quy mô thị trường. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty TNHH Huy Nam được thể hiện ở bảng sau.
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu của công ty theo thị trường.
Đơn vị tính: 1000 USD.
Thị trường
Thực hiện năm 2005
Thực hiện năm 2006
Thực hiện năm 2007
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỉ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
Châu Âu
245
6%
984
14%
2,949
27%
Úc
0
0%
73
1%
216
2%
Châu Á(không tính Nhật Bản)
1,551
38%
2,532
36%
4,219
39%
Nhật Bản
1,837
45%
2,953
42%
3,000
28%
Nội địa
449
11%
492
7%
433
4%
Tổng
4,082
100%
7,032
100%
10,817
100%
Nguồn: Phòng kế toán – Công ty TNHH Huy Nam.
Nhận xét về chiều hướng thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Huy Nam thời gian qua ta thấy rằng:
Từ năm 2005 đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty có xu hướng tăng nhanh theo từng năm từ 4,082 nghìn đôla năm 2005, đến 7,032 nghìn đôla năm 2006 và lên tới 10,817 nghìn đôla năm 2007. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản trên từng thị trường có nhiều biến đổi. Công ty đã bắt đầu định hướng, mở rộng và tiếp cận thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, hấp dẫn và nhiều tiềm năng như Úc, Châu Âu… tăng dần thị phần ở những thị trường này và giảm dần thị trường thường không mang lại hiệu quả cao.
Năm 2007 là năm mà công ty có doanh số xuất khẩu cao nhất trong các năm đồng thời qua bảng trên ta thấy công ty đã có những chiến lược định hướng vào những thị trường đem lại hiệu quả cao đặc biệt là thị trường Châu Âu. Giảm thiểu được những hạn chế do quá bị phụ thuộc vào một số thị trường.
Một số đặc điểm về các thị trường xuất khẩu chính của công ty.
*. Thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường có mức tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới với mức tiêu thụ thuỷ sản tính trên đầu người là 70 kg/năm. Đây là thị trường xuất khẩu chính lớn nhất của hàng thuỷ sản Việt Nam, trong đầu những năm 90 chiếm khoảng 65-75% tổng giá trị xuất khẩu của hàng thuỷ sản nước ta, năm 1997 tỷ lệ này giảm xuống còn 43% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm đồng Yên Nhật bị mất giá. Nhận biết được vấn đề này, ban lãnh đạo công ty xác định Nhật Bản là một thị trường lớn, quan trọng, đầy sức hấp dẫn và sẽ là khách hàng tiêu thụ sản phẩm chính yếu của công ty. Điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật luôn ở mức cao : năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường Nhật là 1,837 nghìn đôla, chiếm 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty . Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 2,953 nghìn đôla, chiếm 42%/tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng >60% so với năm 2005. Năm 2007 giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty sang thị trường này là 3,000 nghìn đôla, chiếm 28%/tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu và tăng 1,6 % so với năm 2006. Như vậy qua đó ta thấy được thị phần xuất khẩu của công ty sang thị trường Nhật không ngừng tăng lên theo từng năm tuy nhiên mức tăng có xu hướng giảm một phần là do giá các sản phẩm xuất sang Nhật liên tục giảm trong những năm gần đây. Một phần là do định hướng chiến lược của công ty là đa dạng hoá thị trường và nâng cao thị phần xuất khẩu sang một số thị trường mới như Úc, và đặc biệt là thị trường Châu Âu.
*. Thị trường EU.
Cũng giống như thị trường Nhật Bản, Châu Âu(EU) là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn trên thế giới và nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thuỷ sản . Ở thị trường này có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm thuỷ sản ngày càng không ngừng tăng lên. Nắm băt được tình hình này nên công ty đã có những chiến lược tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này điều đó được thể hiện giá trị kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Châu Âu tăng từ 245 nghìn đôla năm 2005 lên 984 nghìn đôla năm 2006 và lên tới 2,949 nghìn đôla năm 2007 tương ứng với thị phần xuất khẩu tăng từ 6% năm 2005 lên 14% năm 2006 và đạt tới 27% năm 2007. Ở thị trường này sản phẩm của công ty được xuất sang chủ yếu ở các nước như: Tây Ban Nha, Đan Mạch ,Italia và Đức với khoảng 90% tổng kim ngạch, 10% còn lại là xuất sang một số nước như: Hà Lan, Bồ Đào Nha.
*. Thị trường Châu Á(Không tính Nhật Bản)
Đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty điều đó được thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu luôn luôn chiếm ở mức cao nhất chỉ trừ năm 2005 là đứng thứ 2 sau thị trường Nhật. Đây là thị trường truyền thống của công ty. Ở thị trường này sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang các nước như: Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan … các hàng rào phi thuế quan ở đây không nghiêm ngặt như ở Châu Âu, vì vậy chiến lược của công ty vẫn giữ vững và không ngừng nâng cao kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này
*. Thị trường nội địa.
Đây là giải pháp để tiêu thụ ban đầu sản phẩm khi công ty mới thành lập và đi vào hoạt động do chưa có nhiều bạn hàng nước ngoài. Tuy nhiên thị trường nội địa thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao và công ty luôn xác định thị trường mục tiêu của công ty là những bạn hàng nước ngoài. Do vậy có thể thấy rằng cùng với quá trình phát triển theo thời gian việc tìm kiếm và xâm nhập được những bạn hàng ở thị trường nước ngoài, tỷ trọng kim ngạch tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa ngày càng giảm. Năm 2005 và năm 2006 tỷ trọng kim ngạch ở thị trường nội địa chiếm tới 11% nhưng tới năm 2007 thì tỷ trọng kim ngạch ở thị trường này chỉ còn chiếm 5%.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty bao gồm các sản phẩm đông lạnh chế biến từ: mực, bạch tuộc, tôm, cá, thuỷ sản hỗn hợp(Seafoodmix), và một số mặt hàng khác như: maza và kẽm các loại, các loại sò, điệp, nghêu …
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của công ty theo mặt hàng.
Chỉ tiêu
2006
2007
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(1000$)
Tỷ lệ %
về giá trị
Sản lượng
(tấn)
Giá trị
(1000$)
Tỷ lệ % về giá trị
Mực
1,056
2,487
35%
1,523
4,112
38%
Tôm
521
1,302
19%
589
1,885
17%
Bạch tuộc
921
1,704
24%
1035
2,691
25%
Cá
334
768
11%
336
840
8%
Seafoodmix
251
452
6%
353
865
8%
Khác
172
319
5%
175
424
4%
Tổng
3,255
7,032
100%
4,011
10,817
100%
*.Các sản phẩm đông lạnh chế biến từ mực của công ty.
Mực hiện nay là nguồn lợi hải sản có tiềm năng rất lớn để phát triển thị trường. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty, các sản phẩm chế biến từ mực là những sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất về số lượng, giá trị và chủng loại sản phẩm. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm chế biến từ mực của công ty đạt 1,056 tấn về sản lượng , về giá trị đạt 2,487nghìn đôla chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu về mặt hàng này đạt 1,523 tấn tăng 44% so với năm 2006, về giá trị đat 4,112 nghìn đôla tăng 65% so với năm 2006 và chiếm 38%/ tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2007. Những sản phẩm thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu được chế biến từ mực của công ty bao gồm:
Mực ống nguyên con làm sạch
Mực cắt khoanh các loại
Mực lá fillet
Mực nút
Mực ống fillet.
*. Mặt hàng bạch tuộc.
Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau mực trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty. Năm 2006 lượng các sản phẩm xuất khẩu chế biến từ tuộc đạt 921 tấn , về giá trị đạt 1,704 nghìn đôla, chiếm 24%/Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 1,035 tấn tăng 12% so với năm 2006, về giá trị đạt 2,691 nghìn đôla tăng 58% so với năm 2006 và chiếm 25% về giá trị tổng kim ngạch xuất khẩu của cả năm. Những sản phẩm thuỷ sản được chế biến từ bạch tuộc của công ty thường được xuất khẩu ở dạng cấp đông IQF hoặc cấp đông Block với nhiều cỡ loại khác nhau như : size 21-40, 41-60, 61-80,…
*.Mặt hàng tôm.
Đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng thứ 3 sau mực và bạch tuộc trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty. Năm 2006 kim ngạch xuất khẩu từ tôm đạt 1,302 nghìn đôla, chiếm 19%/ tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2007 đạt 1,885 nghìn đôla tăng 45% so với năm 2006 và chiếm 17%/ Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm. Các mặt hàng thuỷ sản được chế biến từ tôm của công ty thường được xuất khẩu ở dạng cấp đông, hấp luộc, phơi khô dưới hình thức nguyên con, còn vỏ; bỏ đầu, bỏ đầu bóc vỏ. Mặt hàng tôm xuất khẩu của công ty có rất nhiều loại, nhiều cỡ khác nhau như:
Tôm sú bỏ đầu (cỡ: 8/12; 13/15; 16/20; 21/25; 26/30; 31/40).
Tôm sú PD (cỡ: 26/30; 31/40; 41/50).
Tôm sắt PUD ( cỡ: 90/120; 100/200; 200/300; 300/500;).
Tôm sú PTO hấp chín ( cỡ: 13/15; 16/20; 21/25; 31/40).
Những mặt hàng còn lại: bao gồm cá, seafoomix(thuỷ sản hỗn hợp) và các mặt hàng khác như, ngêu, kẽm, maza, sò, điệp … cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của công ty và không ngừng tăng lên theo từng năm.
Như vậy nhìn chung những sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của công ty là tương đối đa dạng và phong phú. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng lên theo từng năm cả về sản lượng lẫn giá trị. Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng vẫn còn chênh lệch.
Các hình thức xuất khẩu của công ty.
Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận hiện nay công ty đang áp dụng một cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
2.2.1. Xuất khẩu trực tiếp.
Số lượng hàng xuất khẩu trực tiếp chiếm tới 90% giá trị xuất khẩu, quá trình này được thực hiện từ việc công ty thu mua nguồn nguyên liệu sau đó đem về chế biến, sản xuất và tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài.
2.2.2. Xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20710.doc