Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

Chương1: Tổng quan về hoạt động Xúc Tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu

1. Khái niệm, vị trí, vai trò của xúc tiến xuất khẩu

1.1 Khái niệm xúc tiến xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm xúc tiến thương mại

1.1.2 Xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu

1.1.3 Xúc tiến xuất khẩu và Marketing xuất khẩu

1.1.4 Xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu

1.2 Phân loại hoạt động xúc tiến xuất khẩu

1.2.1 Xúc tiến xuất khẩu quốc tế

1.2.2 Xúc tiến xuất khẩu quốc gia

1.2.3 Xúc tiến xuất khẩu ở doanh nghiệp

1.3 Vai trò của hoạt động XTXK

1.4 Vị trí của hoạt động xúc tiến xuất khẩu

2. XTXK chính phủ và mạng lưới XTXK quốc gia

2.1. XTXK của chính phủ

2.1.1. Định nghĩa, mục đích, đối tượng của xúc tiến xuất khẩu chính phủ

2.1.2. Vị trí và vai trò của xúc tiến xuất khẩu chính phủ

2.1.3. Nội dung hoạt động xúc tiến xuất khẩu chính phủ

2.1.3.1. Quản lí nhà nước về xúc tiến xuất khẩu

2.1.3.2. Trực tiếp thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu

2.2. XTXK của các tổ chức hỗ trợ thương mại

2.2.1. Phối hợp hoạt động xúc tiến xuất khẩu với các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp trong mạng lưới xúc tiến thương mại

2.2.2. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, thuận lợi hoá thương mại và xúc tiến xuất khẩu cho khách hàng có yêu cầu.

2.2.3. Xây dựng năng lực chuyên môn xúc tiến xuất khẩu

2.2.4. Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu

2.3. XTXK ở các doanh nghiệp

3. Các thể chế thương mại toàn cầu và các tổ chức XTTM quốc tế

3.1. Tổ chưc thương mại thế giới (WTO)

3.2. Trung tâm thương mại quốc tế (ITC)

3.3. Phòng thương mại quốc tế (ICC)

3.4. Các tổ chức hỗ trợ thương mại quốc tế khác

4. Thực tiễn XTXK của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

4.1.Nhật Bản

4.1.1 Nhu cầu xúc tiến xuất khẩu ở Nhật Bản

4.1.2 Tổ chức ngoại thương Nhật Bản (JETRO)

4.1.3 Các biện pháp chính sách xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Nhật Bản

4.2.Hàn Quốc

4.2.1. Nhu cầu xúc tiến xuất khẩu ở Hàn Quốc

4.2.2. Những biện pháp chính sách và thành tựu của chính phủ Hàn Quốc

4.3. Thái Lan

4.4. Bài học kinh nghiệm.

Chương 2: Thực trạng hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007

1. Khái quát tình hình xuất khẩu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

2. Vài nét sơ lược về sở thương mại thành phố Đà Nẵng

2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của sở thương mại

2.1.1 Về công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường:

2.1.2 Về công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại

2.1.3 Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường:

2.1.4 Về công tác đào tạo:

2.2. Tổ chức bộ máy

4. Công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

4.1. Thực trạng XTXK của chính phủ

3.1.1 Chính phủ với việc tạo dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường

3.1.2 Chinh phủ với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch XTXK

3.1.3 Chính phủ và công tác điều phối hoạt động XTXK

3.1.4 Hợp tác XTXK của chính phủ

3.1.5 Chính phủ với việc hỗ trợ các doanh nghiệp XTXK

3.1.5.1.1 Quỹ hỗ trợ XK của nhà nước

3.1.5.1.2 Các dịch vụ hỗ trợ cụ thể dành cho doanh nghiệp

4.2. Công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp Việt Nam

5. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động XTXK của chính phủ

5.1. Những hạn chế trong hoạt động XTXK

4.1.1 Những hạn chế trong nhận thức về XTXK

4.1.2 Những hạn chế trong công tác quản lí

4.1.3 Những hạn chế trong các dịch vụ hỗ trợ

5.2. Những tồn tại trong hoạt động XTXK và nguyên nhân của nó

Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1. Những thay đổi và tác động của nó đối với hoạt động XTXK ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng.

1.1. Những bối cảnh mới trong thương mại quốc tế.

1.1.1 Tự do hoá thương mại theo WTO

1.1.2 Xu hướng thị trường mới

1.1.3 Thương mại điện tử

1.2. Những thách thức mới từ môi trường kinh doanh quốc tế đối với xuất khẩu và XTXK của Việt nam và thành phố Đà Nẵng

2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường XK do chính phủ đề ra trong năm 2008 tại thành phố Đà Nẵng

2.1 Định hướng và giải pháp để thực hiện kế hoạch xuất khẩu 2008 tại thành phố Đà Nẵng:

2.2 Về thị trường trong nước

2.3 Tăng cường công tác xúc thương khẩu hội nhập quốc tế

2.4 Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng lao động thương mại

2.5 Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh

2.6 Thiết lập các mối liên kết vùng nhằm phát triển nguồn nhiên liệu, phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, vận tải quá cảnh.

3. Một số giải pháp chung của chính phủ trong việc đẩy mạnh hoạt động XTXK trong tình hình mới

4. Giải pháp cụ thể đẩy mạnh hoạt động XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

 

 

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ướng mắc trong công tác thủ tục. Tổng kinh phí hỗ trợ cho việc XTXK năm 2007 là 109 triệu đồng để khảo sát thị trường, tham gia hội chợ. Công tác giải quyết các thủ tục hành chính Đã cấp 170 giấy phép các ngành kinh doanh có điều kiện, trong đó giấy phép kinh doanh thuốc lá, rượu:77 giấy, giấy chứng nhận đủu điều kiện kinh doanh xăng dầu, cấp đổi gas:93 giấy. Tiếp nhận và xác nhận hơn 700 đợt khuyến mãi, tăng 19,4% so với cùng năm 2006. Tiếp nhận 01 lượt thông báo hội nghị khách hàng và giới thiệu sản phẩm. Thực hiện cấp lại giấy phép thành lập VPĐD cho các thương nhân nước ngoài. Đã cấp giấy phép thành lập VPĐD là 24 giấy phép và cấp mới cho 3 thương nhân nước ngoài. Tổng thu phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và giấy phép mở văn phòng đại điện dự kiến năm 2007 là :50 triệu đồng. Công tác kiểm tra và giám sát thị trường: Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung cho công tác kiểm tra, kiểm soát dịch cúm gia cầm, các loại dịch bện ở gia súc, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra phép nhập khẩu, kiểm tra kinh doanh mua bán, tàng trữ cáp quang có nguồn gốc trái phép khai thác trên biển. Đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát 1638 vụ, xử lý 1281 vụ, tổng số tiền thu ngân sách 2236 tỷ đồng , trong đó thu xử phạt là 1513 tỷ đồng. Đánh giá tổng quát tình hình thương mại năm 2007: Là năm đầu thực hiện các cam kết gia nhập WTO, hoạt động thương mại của thanh phố Đà Nẵng đã chịu tác động trực tiếp các biến động của thị trường thế giới và lộ trình thực hiện giảm giá các mặt hàng xuất khẩu. Các DN đã bắt đầu quan tâm và dần thích ứng với yêu cầu kinh doanh mới. Hàng hoá phong phú về chủng loại, đáp ứng nhu cầu về số lượng. Hoạt động XK hoàn thành kế hoạch, đã vượt qua được những khó khăn đầu năm do ảnh hưởng của cơn bão cuối năm 2006 chủ yếu là đối với ngành dệt may và xuất khẩu nông sản. Khối doanh nghiệp địa phương có tốc độ phát triển nhanh hơn khối doanh nghiệp trung ương và đầu tư nước ngoài. Hoạt động quản lý về thương mại được tăng cường và cải tiến phù hợp với yêu cầu hội nhập. Mạng lưới hạ tầng ngành thương mại phát triển mô hình kinh doanh siêu thị góp phần tạo nên diện mạo mới và nâng cao chất lượng văn minh thương mại cho thành phố. Tuy vậy, tiến độ thích ứng với hội nhập còn chậm. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chưa vững chắc, xuất khẩu thuỷ sản và da giày giảm, các doanh nghiệp FDI tham gia vào lĩnh vực xuất khẩu chưa nhiều. Chất lượng dịch vụ thượng mại còn thấp, giá cả không ổn định và có xu hướng tăng cao. Dịch cúm gia cầm. gia súc ảnh hưởng đến tiêu dùng xã hội, chất lượng thực phẩm và vệ sinh an toàn xã hội còn đang là vấn đề bất cập. 2. Vài nét sơ lược về sở thương mại thành phố Đà Nẵng Nhiệm vụ và quyền hạn của sở thương mại Về công tác quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thị trường: - Lập quy hoạch, kế hoạch về phát triển thương mại trên địa bàn thành phố trình UBND thành phố phê duyệt. - Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của thành phố đã được phê duyệt, trình UBND thành phố phê duyệt các đề án, chương trình phát triển thương mại cụ thể của thành phố và tổ chức việc thực hiện các đề án, chương trình đó. - Xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt các chương trình, đề án của thành phố có liên quan đến thương mại. - Duyệt kế hoạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố theo ủy quyền của Bộ Thương mại (trừ các doanh nghiệp nằm trong Khu Công nghiệp, Khu chế xuất). - Tổ chức thực hiện và giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thương mại. - Tiến hành tổ chức việc khảo sát và nghiên cứu thị trường trong và ngoài phạm vi thành phố, thị trường nước ngoài để phục vụ cho công tác phát triển thương mại của thành phố. - Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn thành phố về tổng mức lưu chuyển hàng hóa, tổng cung, tổng cầu và mức dự trữ lưu thông của các mặt hàng thiết yếu; các mặt hàng thuộc diện chính sách đối với đồng bào miền núi, dân tộc, kim ngạch xuất nhập khẩu... - Trên cơ sở cân đối cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố, Sở Thương mại phối hợp với các sở quản lý ngành chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố thực hiện việc cung ứng các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng thuộc diện chính sách để đảm bảo nhu cầu của thị trường trong phạm vi thành phố; góp phần bình ổn giá cả trên thị trường; thực hiện các chính sách thương mại ưu đãi đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người theo quy định của pháp luật. - Cung cấp thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan nhà nước có liên quan. Về công tác phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật về thương mại: - Trình UBND thành phố ban hành các văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại. - Ban hành các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Kiến nghị với UBND thành phố và các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bổ sung các quy định có liên quan đến hoạt động thương mại. - Phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên địa bàn thành phố để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại. - Chủ trì cùng các sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm. - Cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân công của Chính phủ. - Thực hiện việc đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam trên địa bàn thành phố. - Thực hiện việc đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài cho các doanh nghiệp hoạt động thương mại đặt trụ sở chính trên địa bàn thành phố. - Thực hiện việc đăng ký hoạt động cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố. - Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động của chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Thực hiện nhiệm vụ qản lý Nhà nước về hợp tác xã thương mại, dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật. - Quản lý hoạt động xúc tiến thương mại trên địa bàn thành phố:         + Xem xét và giải quyết việc thương nhân tổ chức khuyến mại dưới mại hình thức vé số dự thưởng.         + Thực hiện việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cho các thương nhân sản xuất, kinh doanh trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố.         + Duyệt kế hoạch tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố của thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ triển lãm thương mại.         + Giám sát kiểm tra việc thực hiện các quy dịnh của pháp luật về khuyến mại, quảng các thương mại, hội chợ, triển lãm và xử lý các vi phạm pháp luật về khuyến mại, quảng các thương mại, hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn thành phố.         + Tổ chức, quản lý các loại hình hoạt động xúc tiến thương mại. - Thực hiện các nhiệm vụ mà Bộ Thương mại đã phân cấp hoặc ủy quyền cho UBND thành phố. - Thực hiện các nhiệm vụ khác về thương mại do UBND thành phố giao và theo quy định của pháp luật. Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường: - Chỉ đạo cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc sở theo quy định của pháp luật. - Chỉ đạo cơ quan kiểm tra, kiểm soát thị trường thuộc sở phối hợp với các lực lượng có chức năng khác trên địa bàn thành phố trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm thực hiện các nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, buôn bán hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường, kinh doanh trái phép, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn thành phố. - Giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. - Tổng hợp tình hình về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn thành phố. - Tiếp nhận và giải quyết đơn thư, kiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.         + Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện chế độ báo cáo số liệu thống kê và tình hình hoạt động thương mại theo quy định của Bộ Thương mại. Về công tác đào tạo: - Căn cứ vào nhu cầu và xu hướng phát triển thương mại của thành phố, lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ thương mại cho thành phố. - Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc sở quản lý và các doanh nghiệp hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố. - Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý Nhà nước về thương mại đối với cơ quan quản lý về thương mại ở cấp quận, huyện. - Yêu cầu các cơ quan quản lý chuyên môn khác của UBND thành phố cung cấp các thông tin có liên quan tới hoạt động thương mại; các tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố cung cấp số liệu thống kê, báo cáo kết quả hoạt động thương mại của đơn vị mình. - Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất gửi UBND thành phố và Bộ Thương mại theo quy định của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại. Tổ chức bộ máy Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Các đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp trực thuộc Các phòng chức năng Công ty XNK Đà Nẵng Văn phòng Chi cục quản lý thị trường Trung tâm thông tin XTTM Phòng kế hoạch đối ngoại Công ty TM QNĐN Trung tâm thương mại siêu thị Phòng quản lý thương mại Công ty CP thương mại dịch vụ Đà Nẵng Công ty quản lý các chợ Thanh tra sở Công ty CP cung ứng tàu biển Đà Nẵng Hình 2.2 Bộ máy tổ chức sơ thương mại Công tác XTXK của chính phủ cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Thực trạng XTXK của chính phủ Chính phủ với việc tạo dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường Sau 20 năm thực hiện đổi mới, về cơ bản môi trường kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường đã được tạo dựng ở Việt Nam cũng như ở thành phố Đà Nẵng. Những cải cách chủ yếu là: Khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng bằng việc ban hành và thực thi luật đầu tư nước ngoài vào thị trường Đà Nẵng, áp dụng theo chế độ một cửa liên thông Xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế thương mại theo cơ chế minh bạch hoá tất cả các thủ tục, các văn bản. Đơn giản hoá trong cách giải quyết các thủ tục hành chính thời gian rút lại chỉ còn 3-5 ngày đối với cấp phép kinh doanh thông thường, đối với giấy phép kinh doanh rượu, thuốc lá, xăng dầu là 5-10 ngày. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như: giảm tiền thuê đất, tăng thời gian sử dụng đất, cung cấp các thông tin miễn phí cho các nhà đầu tư mới,... Chú trọng nâng cấp điều kiện hạ tầng cơ sở Xây dựng trung tâm công nghệ phần mềm Đà Nẵng (Sofltech) Đề án thành phố 5 không và thành phố xanh đã tạo dựng đươc một hình ảnh đẹp của thanh phố cho các nhà đầu tư. Hoàn thành cổ phần hoá các công ty nằm trong bộ máy của chính phủ tại thành phố. Kết quả, năm 2007 đã có hơn 120 doanh tham gia vào xuất khẩu hàng hoá, trong đó doanh nghiệp địa phương chiếm 53%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 27,6% còn lại là doanh nghiệp trung ương. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả 3 nhóm doanh nghiệp đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, khối doanh nghiệp địa phương đạt 153,8 triệu USD chiếm 33% tăng 38,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 143,7 triệu USD chiếm 30,4% tăng 34,9% , doanh nghiệp trung ương đạt 175,05 triệu USD chiếm 36,6% tăng 16,1% .. Chinh phủ với việc xây dựng chiến lược, quy hoạch XTXK Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đất nước, phát triển XK các ngành hàng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Các kế hoạch phát triển xã hội đều có mục tiêu, định hướng và các biện pháp XK. Xác định 3 chương trình kinh tế trọng điểm là chương trình sản xuất lương thực, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và chương trình sản xuất hàng XK. Đồng thời chính phủ chỉ đạo các cơ quan doanh nghiệp thực hiện đúng các nguyên tắc đã đề ra. Triển khai xây dựng và nghiên cứu một số hạng mục cần thiết nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, như trong các lĩnh vực: Thương mại - Triển khai xây dựng sàn giao dịch điện tử và phát triển thương mại điện tử. - Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm chủ lực và sản phẩm làng nghề truyền thống của thành phố. Du lịch - Nghiên cứu đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, chú trọng sản phẩm đặc trưng của địaphương. - Nghiên cứu khai thác các giá trị văn hoá địa phương phục vụ phát triển du lịch. - Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững. Tài chính - Ngân hàng - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp mở rộng và khai thác nguồn thu, để tăng qui mô thu ngân sách hàng năm, đặc biệt là các giải pháp quản lý đối tượng thu ngân sách, quản lý và khai thác tài sản công, kiểm tra việc sử dụng ngân sách. - Nghiên cứu giải pháp huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhằm tập trung vốn cho đầu tư phát triển. Chú trọng chính sách tạo nguồn vốn bền vững phát triển cơ sở hạ tầng và nhà ở đô thị. - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ xây dựng thị trường tài chính - tiền tệ trên địa bàn thành phố. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hiệu suất công việc. Việc thực hiện tốt các chiến lược này sẽ góp phần đưa tốc độ phát triển kim ngạch XK của thành phố tăng lên đáng kể, xứng đáng với danh hiệu là vùng kinh tế trọng điểm của miền trung. Chính phủ và công tác điều phối hoạt động XTXK Khi Cục XTTM được thành lập tháng 7/2000 sau đó là một loạt các trung tâm XTTM ra đời ở các tỉnh thành sớm nhất là ở tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Định, Đà Nẵng, đồng thời luật thương mại đã thiết lập phạm vi điều tiết của pháp luật đối với hoạt động XTTM và quy định bộ thương mại là cơ quan quản lí nhà nước về tổ chức, hướng dẫn các hoạt đông XTTM. Nhiều hoạt động cụ thể trong lĩnh vực XTTM (khuyến mại,quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hoá, hội trợ triển lãm thương mại, thông tin thương mại và lập văn phòng đại diện,…) đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại. Trong các lĩnh vực giải quyết các thủ tục, phê duyệt các đề án thành phố luôn dẫn đầu trong công tác đổi mới và minh bạch hoá (nhiều năm liền luôn đứng tốp trên trong danh sách các tỉnh thành có chỉ số minh bạch hoá cao nhất) điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tại thành phố và nhất là những nhà đầu tư mới. Hợp tác xúc tiến xuất khẩu của chính phủ Ngoài việc trao đổi hợp tác với các nước dựa trên những văn bản kí kết của Việt Nam và nước ngoài. Thành phố cũng đã tích cực tiến hành đàm phán và kí kết nhiều văn bản hợp tác với các địa phương và thành phố lớn ở các nước như Tokyo, Yokohama, Nhật Bản, Thẩm Quyến, Quảng Châu Trung Quốc, Savannakhet Lào,.... Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của thành phố thâm nhập mạnh hơn vào thị trường thế giới cho sự phát triển kinh tế thương mại của Đà Nẵng. Đến nay Đà Nẵng đã có quan hệ buôn bán với 165 nước và tỉnh thành trên thế giới, kí kết nhiều các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng hợp tác đầu tư và nghiên cứu. Trong quan hệ hợp tác thành phố đã hình thành nhiều kênh thông tin với nước ngoài, thiết lập các văn phòng đại diện , sử dụng nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Tổ chức các buổi hội nghị. họp báo nhằm giới thiệu các ngành nghề, sản phẩm có thế mạnh của thành phố, thường xuyên có những buổi viếng thăm của các vị lãnh đạo thành phố đến các nhà máy, cơ sở hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Ban hành các chính sách như thành phố 5 không, xây dựng thành phố xanh,...nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách cũng như các nhà đầu tư dịch vụ cả ở trong và ngoài nước. Chính phủ với việc hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của nhà nước Quỹ hỗ trợ XK thành lập ngày 27/9/1999 nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp găp khó khăn.quỹ hổ trợ XK cũng sẽ hổ trợ một phần hoăc toàn bộ lãi xuất vốn vay của các doanh nghiệp XK để thu mua sản phẩm (chủ yếu là nông sản) XK và mua hàng dự trữ hàng hoá chờ XK đối với những sản phẩm có tính thời vụ.có 2 hình thức tín dụng hổ trợ XK là tín dụng hổ trợ XK trung và dài hạn và tín dung XK ngắn hạn.tín dụng XK trung và dài hạn gồm cho vay đầu tư trung và dài hạn, hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư, lãi xuất cho vay được áp dụng theo lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước. Tín dụng hỗ trợ XK ngắn hạn gồm cho vay ngắn hạn, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, lãi xuất cho vay ngắn hạn bằng 80%lãi xuất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước… Nguồn thưởng khuyến khích XK (được hình thành từ lệ phí cấp hạn ngạch XK,nhập khẩu, lệ phí cấp giấy chứng nhận xuất sứ hàng hoá,chênh lệch giá hàng xuất nhập khẩu, đóng góp của cá doanh nghiệp và của các nguồn thu khác..) được thực hiện theo quyết định số 1555/1999/QĐ-BTM ngày 30/12/1999 và quyết định 0093/20001/QĐ-BTM ngày 5/2/2001 sữa đổi bổ sung quy chế xét thưởng XK, dùng để thưởng cho các doanh nghiệp XK đạt thành tích tốt (tăng trưởng XK cao tìm kiếm được thị trường XK mới,XK sản phẩm sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước, XK khối lượng lớn…). Một số quy định của thành phố đối với các hoạt động này: Đối tượng hỗ trợ Đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu trực tiếp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã thuộc thành phố quản lý. Đối tượng không được hỗ trợ theo quy định này, bao gồm: Các doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp hoạt động dịch vụ tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại; Các doanh nghiệp thuộc đối tượng xét hỗ trợ hằng năm đã được hỗ trợ từ nguồn Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu hoặc từ nguồn thu phí hạn ngạch dệt may của Trung ương Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại được hỗ trợ bao gồm: 1. Chi phí tiền vé máy bay khứ hồi (trong nước và quốc tế) cho 1 người/1 doanh nghiệp. 2. Công tác phí đi nước ngoài cho 1 người /1 doanh nghiệp (chi phí lưu trú, tiền ăn, tiền tiêu vặt theo mức quy định tại Thông tư 45/1999/TT-BTC ngày 4 tháng 5 năm 1999 của Bộ Tài chính). 3. Chi phí thuê gian hàng tiêu chuẩn 4. Chi phí thuê trụ sở năm đầu tiên 5. Chi phí phải nộp cho nước sở tại để thành lập Trung tâm xúc tiến thương mại hoặc Văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Và mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng /một lần. Các dịch vụ hỗ trợ cụ thể dành cho doanh nghiệp - Công tác thông tin thương mại: + Các cơ quan của chính phủ từng bước tạo môi trường pháp lí cho hoạt động thông tin, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phủ song và phát triển viễn thông, triển khai việc ứng dụng và phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam + Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin thương mại quốc gia, cung cấp thông tin thương mại phục vụ công tácquản lí nhà nước, đáp ứng yêu cầu thông tin thương mại cho các đơn vị sản xuất kinh doan XK và các khách hàng.bộ thương mại đã xây dựng mạng MOT net để kết nối 39 sở thương mại ở các tỉnh thành và 30 thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phục vụ như một kênh hữu ích cung cấp và trao đổi thông tin thương mại với cộng đồng kinh doanh. + Các cơ quan thông tin của chính phủ tại thanh phố như các phòng quản lý thương mại, phòng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, phòng kế hoạch và đầu tư,...là những địa chỉ cung cấp thông tin quan trọng cho các doanh nghiệp.các bộ quan này chủ yếu cung cấp thông tin mang tầm kinh tế vĩ mô, chiến lược (sau khi đã thu thập,giám định, tổng hợp và phân tích) các thông tin mang tính hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp. Việc các đoàn thương mại cấp thành phố gặp nhau để bàn bạc giải quyết các vấn đề, đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các luật lệ đầu tư thương mại của đôi bên và quốc tế nhằm taọ điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hơn nữa các đoàn thương mại cấp thành phố thường dược nhiều danh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp tháp tùng, đây là cơ hội để các tổ chức và các doanh nghiệp của thành phố được dịp gặp gỡ giao lưu, tìm kiếm đối tác bạn hàng, xúc tiến hình ảnh của doanh nghiệpvà sản phẩm của doanh nghịêp.. - Các hoạt động nghiên cứu và khảo sát thị trường khác Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động XTXK của chính phủ Những hạn chế trong hoạt động XTXK Những hạn chế trong nhận thức về XTXK Trong quá trình tham gia hội nhập với thế giới và khu vực, nhận thức về công tác XTXK ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cho tới nay các quan chức chính phủ, giới kinh doanh và toàn xã hội vẫn bị hạn chế về tầm nhìn đối với hoạt động XTXK. Quan niệm XTXK trong phạm vi hẹp vẫn còn phổ biến với cách tiếp cận XTXK chỉ là các hoạt động như thông tin, thương mại, quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, các đoàn công tác thương mại,...Tuy đối với một số thành phố lớn như thành phố Đà Nẵng trong những thời gian qua đã tích cực cử nhiều đoàn công tác đi đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao nhận thúc cũng như tầm hiểu biết về công tác XTXK( trong năm 2007 là 21 người, đã phê duyệt đề án “đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ tại nước ngoài” trong năm 2008) nhưng một thực tế cho thấy rằng, chúng ta bỏ ra nhiều thời gian để tìm hiểu nhưng lại không biết chọn lọc áp dụng những thứ phù hợp với chúng ta, tuỳ tiện sử dụng những mô hình có hiệu quả đối với một số nước nhưng lại không nhận thúc được rằng sự khác nhau giữa những điều kiện của nước này với nước khác, dẫn đến tình trạng áp dụng tràn lan, mô phỏng nhưng không có hiệu quả mà còn tạo ra nhiều lổ hổng trong công tác quản lý. Mặt khác trong thời gian qua cả chính phủ, các TSIs và các doanh nghiệp còn chưa chú trọng đúng mức hoạt động XTXK, thậm chí nhiều ý kiến còn cho rằng hoạt động XTXK không cần phải có cơ quan chức năng của nhà nước đứng ra thực hiện. Quy mô hoạt động tư vấn còn khá nhỏ nhoi. Hình 2.3 Quy mô hoạt động tư vấn phân theo địa bàn Tần số sử dụng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp một lần chiếm 61.54%, 2 lần chiếm 8%, 6 lần chỉ chiếm gần 7% cho thấy doanh nghiệp sử dụng dịch vụ lặp lại rất thấp. Hình 2.4 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp xử dụng dịch vụ tư vấn Thêm vào đó, hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung cấp các dịch vụ XTXK kể trên đã dẫn tới kết quả các doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn dịch vụ tốt nhất. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh XK của doanh nghiệp, thị trường dịch vụ xúc tiến kém phát triển. Xếp hạng mức độ quan tâm đến các yếu tố lựa chọn nhà tư vấn, cho kết quả: Uy tín của công ty cung cấp dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp được đánh giá cao nhất, kế đến đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết vấn đề. Giá của dịch vụ tư vấn được doanh nghiệp đánh giá là yếu tố không quan trọng vì có sự tương xứng giữa giá cả và chất lượng dịch vụ cũng như khó định giá được hoạt động chất xám này. Có một thực tế bất lợi diễn ra đối với XK của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng là tình trạng thiếu nguồn hàng XK đang diễn ra gay gắt cả đối với các mặt hàng có lợi thế như gạo, cà phê, cao su, tơ sợi,.. và các mặt hàng khác như thực phẩm chế biến, đồ chơi trẻ em, động cơ điện,..Kết quả nhiều hợp đồng XK sẽ bị huỷ bỏ và những nổ lực để tìm kiếm thị trường và khách hàng cho các sản phẩm này lâm vào thế bế tắc do thiếu những nổ lực để tạo nguồn cung XK ổn định và vững chắc. Đó cũng chính là kết quả của việc nhận thức chưa đầy đủ về XTXK, chưa chú trọng đến việc xúc tiến cải thiện nguồn cung cho XK ở Việt Nam. Những hạn chế trong công tác quản lí Môi trường pháp lý cho hoạt động XK và XTXK còn chưa hoàn thiện. thiếu tính đồng bộ, thống nhất giữa các bộ luật kinh tế và kinh doanh, thiếu tính minh bạch, rõ ràng hiệu lực thực thi chưa cao. Chưa tạo được sự bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh XK. Tình trạng thiếu minh bạch rõ ràng, thiếu các quy định cụ thể để các luật đã được ban hành có thể đi vào thực tế cuộc sống và phát huy tác dụng điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Ngoài ra, còn nhiều quy định bất bình đẳng của luật pháp đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đơn cử như trong những năm qua thành phố Đà Nẵng đã áp dụng chế độ “một cửa liên thông”, song ở nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tư nhân đã có nhiều ý kiến cho rằng để đi đến “một cửa” này thì cần phải đi qua nhiều cánh cửa khác, như vậy liệu quy định này có đích thực theo đúng ý nghĩa của nó hay chỉ là một dạng trá hình khác. Điều này cần phải được xem xét lại một cách kỹ lưỡng. Nhà nước chưa xây dựng được các chiến lược cho các ngành/sản phẩm, chưa xây dựng được một chiến lược hỗ trợ XK hiệu quả cho các doanh nghiệp. Vai trò quản lý của nhà nước đối với hoạt động XTXK ngoài việc xây dựng môi trường pháp lý, còn là việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong lĩnh vực xuất khẩu của chính phủ cho các doanh nghiệp đà nẵng.doc
Tài liệu liên quan