Trong năm 2004 và phần lớn năm 2005, trình tự đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Long Biên được tiến hành theo cả 2 Quyết định là Quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày18/8/1999 và Quyết định 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội (Đến khi có Quyết định 23/QĐ-UB về việc hướng dẫn cấp GCN QSD đất của UBND thành phố Hà Nội, căn cứ theo Nghị định 181 của Chính phủ và Luật Đất đai 2003). Cụ thể có 4 phường là Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng và phường Gia Thuỵ áp dụng theo quyết định 69 còn lại 10 phường áp dụng theo quyết định số 65.
Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định 69/QĐ - UB như sau:
Theo Quyết định 69 /1999/ QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành sửa đổi “ Quy định kê khai đăng ký nhà ở đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị Hà Nội. Quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị bao gồm các bước sau đây.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị trên địa bàn quận Long Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh của pháp luật.
* Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau:
- Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đât sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
4.4 Những trường hợp không cấp GCN QSD và xử lý các trường hợp không được cấp GCN
Theo Điều 6 của văn bản “Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở” (Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2005/QĐ-UB ngày 18/2/2005 của UBND thành phố Hà Nội) quy định những trường hợp sau không được cấp GCN và hình thức xử lý như sau:
Không cấp GCN QSD đất ở cho các trường hợp sau:
a) Lấn chiếm đất công, đất chưa sử dụng kể từ ngày Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn tiếp nhận,quản lý hồ sơ, quản lý diện tích đất công, đất chưa sử dụng;
b) Tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng nhà ở sau ngày 09/4/2002 Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành chỉ thị số 17/2002/CT-UB;
c) Đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án theo quy hoạch;
d) Thuộc đối tượng sử dụng đất quy định tại khoản 5, 6 Điều 5 có thửa đất nằm hoàn toàn trong phạm vi không được quy hoạch là đất ở, đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố trước thời điểm sử dụng đất; Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận;
e) Thuộc đối tượng sử dụng đất theo quy định tại khoản 5,6 Điều 5 có thửa đất nằm hoàn toàn trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình: đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, cầu cống, đê, điện, di tích lịch sử, văn hoá, an ninh quốc phòng mà thời điểm sử dụng đất sau ngày cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
f) Các trường hợp mua bán, chuyển nhượng cho, tặng mà đất đó nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cầu cống, đê, điện, di tích lịch sử, văn hoá, an ninh quốc phòng tại thời điểm sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định về phạm vi hành lang bảo vệ công trình nói trên. Thời điểm sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận;
g) Các trường hợp mua bán, chuyển nhượng cho, tặng mà đất đó nằm trong phạm vi quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được quy hoạch không phải là đất ở tại thời điểm sau khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố. Thời điểm mua bán, chuyển nhượng cho, tặng do Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn xác nhận.
2. Xử lý các trường hợp không được cấp giấy chứng nhận:
a) Các trường hợp quy định tại Mục a, b Khoản 1/ Điều này, Uỷ ban nhân dân quận, huyện, phưỡng, xã, thị trấn phải cương quyết xử lý theo quy định của pháp luật để trả lại hiện trạng ban đầu; công bố danh sách công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn, cụm dân cư để nhân dân kiểm tra, giám sát. Uỷ ban nhân dân quận, huyện căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt, lập phương án sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
b) Các trường hợp không đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quy định tại Mục c, d, e, f, g Khoản 1/ Điều này, Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn lập hồ sơ, công bố danh sách chủ sử dụng, địa điểm, vị trí, diện tích, lý do khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấ, cụm dân cư để nhân dân biết; đồng thời báo cáo Văn phòng đăng ký đất và nhà ( thuộc Sở Tài nguyên, Môi trường và Nhà đât) ghi vào hồ sơ địa chính.
4.5 Trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một hoạt động hết sức quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Vì vậy, để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng cho công tác này đã có rất nhiều văn bản quy định và hướng dẫn thi hành về trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để thi hành luật Đất đai, cụ thể là để tiến hành đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thuận lợi thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Tại Nghị định này trình tự, thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các loại đất trong cả nước đã được quy định cụ thể. Tuy nhiên, đất đai nói chung, đất ở đô thị nói riêng có những đặc điểm, tính chất rất phức tạp không giống nhau đối với tứng loại đất và từng thửa đất, hơn nữa đất đai ở từng địa phương cũng có những sự khác biệt. Do vậy, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Nghị định 181 của Chính phủ là rất kho áp dụng đối với Hà Nội nói chung, quận Long Biên nói riêng.
Trong năm 2004 và phần lớn năm 2005, trình tự đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở quận Long Biên được tiến hành theo cả 2 Quyết định là Quyết định 69/1999/QĐ-UB ngày18/8/1999 và Quyết định 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội (Đến khi có Quyết định 23/QĐ-UB về việc hướng dẫn cấp GCN QSD đất của UBND thành phố Hà Nội, căn cứ theo Nghị định 181 của Chính phủ và Luật Đất đai 2003). Cụ thể có 4 phường là Ngọc Lâm, Đức Giang, Sài Đồng và phường Gia Thuỵ áp dụng theo quyết định 69 còn lại 10 phường áp dụng theo quyết định số 65.
Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định 69/QĐ - UB như sau:
Theo Quyết định 69 /1999/ QĐ-UB ngày 18/8/1999 của UBND thành phố Hà Nội về ban hành sửa đổi “ Quy định kê khai đăng ký nhà ở đất ở và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị Hà Nội. Quy trình cấp GCN quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở tại đô thị bao gồm các bước sau đây.
Bước 1 : Thực hiện kê khai đăng ký
- UBND cấp phường phát mẫu đơn kê khai , hướng dẫn và tổ chức cho nhân dân thực hiện kê khai đăng ký đất ở , nhà ở.
- Chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở thực hiện kê khai đầy đủ , rõ ràng nội dung theo mẫu quy định , sao chụp các giấy tờ có liên quan về nhà , đất và nộp hồ sơ tại UBND phường , thị trấn. Hồ sơ kê khai được thành lập 3 bộ để quản lý ở 3 cấp : phường , quận và thành phố.
- UBND cấp phường tiếp nhận hồ sơ kê khai đăng ký của các chủ sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở, kiểm tra nội dung kê khai và vào sổ kê khai đăng ký để thực hiện công tác quản lý.
Bước 2 : Phân loại hồ sơ :
Hội đồng đăng ký nhà ở , đất ở cấp phường phân loại hồ sơ như sau :
1/ Hồ sơ có đủ các điều kiện cấp đổi ngay Giấy chứng nhận cho dân : nhà ở chính chủ đang quản lý có đủ giấy tờ hợp pháp , hợp lệ theo quy định tại điều 4 của Quyết định 69/1999/QĐ-UB ; nhà ở của cán bộ công nhân viên tự xây dựng trên đất được cơ quan , đơn vị phân theo quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền để xây dựng nhà ở cho CBCNV ; nhà ở mua của các đơn vị có tư cách pháp nhân được cơ quan có thẩm quyền giao đất để xây dựng nhà ở bán.UBND phường ( thị trấn ) có trách nhiệm xác nhận hồ sơ kê khai đăng ký với các nội dung sau :
- Khuôn viên diện tích nhà ở , đất ở thực tế đang sử dụng (m2) ; không có tranh chấp , khiếu kiện
Sau khi xác nhận UBND phường có thể trả lại chủ nhà để tự nộp đơn xin cấp đổi Giấy chứng nhận tại Sở Địa chính – Nhà đất hoặc có công văn gửi thẳng Sở Địa chính – Nhà đất đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.
Chú ý không xác nhận nhiều lần cho một hồ sơ.
2/ Hồ sơ tương tự như trên nhưng không phải chính chủ đang quản lý sử dụng (gồm các trường hợp mua bán chuyển nhượng, chia cho thừa kế ... chưa đăng ký sang tên trước bạ tại cơ quan quản lý nhà đất của Thành phố hoặc chưa được xác nhận tại phường), Hội đồng kê khai đăng ký phường xem xét từng trường hợp cụ thể phân loại và xác nhận:
Khuôn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng; không có tranh chấp, khiếu kiện.
Phần diện tích đất, nhà tăng thêm (nếu có) ngoài diện tích trong giấy tờ hợp pháp, sẽ xác nhận như 3 mục dưới đây.
Sau khi xác nhận UBND phường lập biên bản phân loại hồ sơ, lập trích ngang hồ sơ kê khai cho các hộ đồng thời lập tờ trình Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận của quận, huyện xét duyệt.
3/ Hồ sơ không có giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở, Hội đồng kê khai đăng ký cấp phường xem xét từng trường hợp cụ thể phân loại và xác nhận:
- Khuôn viên diện tích nhà ở, đất ở thực tế đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, khiếu kiện.
- Thời gian chủ nhà thực tế sử dụng thửa đất (trước 18/12/1980, từ 19/12/1980 đến 14/10/1993, từ 15/10/1993 đến nay).
Sau khi xác nhận UBND phường lập biên bản phân loại hồ sơ, lập trích ngang hồ sơ kê khai cho các hộ đồng thời lập tờ trình Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận của quận, huyện xét duyệt.
4/ UBND cấp phường công khai kết quả phân loại hồ sơ của Hội đồng kê khai đăng ký cấp phường trong thời gian 10 ngày tại các tổ dân phố để nhân dân đóng góp ý kiến, nếu không có khiếu nại UBND phường lập tờ trình kèm theo danh sách trích ngang, hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký chuyển lên quận, huyện xét duyệt.
5/ Các hồ sơ có vướng mắc hoặc khiếu kiện sẽ được phân loại tương tự như trên và chỉ xét sau khi đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý hoặc sau khi đã rút lại khiếu nại.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ cấp quận, huyện:
1/ Phòng Địa chính – Nhà đất cấp quận, huyện có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ kê khai đăng ký do UBND cấp phường chuyển lên để thẩm định, kiến nghị việc cấp hay chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, kiến nghị các khoản phải nộp theo quy định được ghi nợ để được cấp Giấy chứng nhận.
2/ Các trường hợp đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận, phòng Địa chính - Nhà đất lập danh sách đề nghị cấp Giấy chứng nhận (phụ lục 3), tờ trình (phụ lục số 2) và bản thảo Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (phụ lục 4) để Chủ tịch UBND quận ký trình Thành phố.
3/ Các trường hợp có vướng mắc phải xử lý, phòng địa chính nhà đất tập hợp hồ sơ báo cáo hội đồng xét cấp giấy chứng nhận cấp quận xem xét và quyết định từng trường hợp cụ thể. Sau khi xét duyệt hội đồng lập biên bản kiến nghị trường hợp nào được cấp, trường hợp nào để lại bổ xung hồ sơ và trường hợp nào không cấp giấy chứng nhận. Các trường hợp được hội đồng thông qua, phòng địa chính nhà đất lập danh sách đề nghị cấp Giấu Chứng nhận, tờ trình và bản thảo Giấu Chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đề chủ tịch UBND quận lý trình thành phố
4/ phòng địa chính nhà đất cấp quận có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ kê khai đăng k, biên bản xét duyệt, tờ trình, bản thảo giấy chứng nhận của các trường hợp được đề nghị cấp cho sở địa chính – nhà đất để thẩm định và hoàn tất thủ tục trình ubnd thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận
5/ Riêng những trường hợp chủ sử dụng đất, sở hữu nhà có nhu cầu sớm được cấp giấy chứng nhận mà không phải chờ theo đợt phân loại và xem xét của hội đồng cấp phường có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng địa chính – nhà đất quận, huyện nhưng các hội phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định. Phòng địa chính nhà đất quận, huyện phối hợp với ubnd cấp phường, thị trấn thẩm tra nguồn gốc đất và các điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định, lập biên bản thẩm tra, tổng hợp hồ sơ để UBND quận, huyện trình ubnd thành phố cấp giấy chứng nhận theo cách thức như trên.
Bước 4: Trình UBND thành phố ký giấy chứng nhận
Sở địa chính nhà đất thẩm định hồ sơ kê khai đăng ký và xét duyệt do quận, huyện chuyển lên và trình ubnd thành phố phê duyệt cấp giấy chứng nhận. Những trường hợp không đủ diều kiện sẽ chuyển trả lại quận, huyện thông báo rõ những nội dung cần sửa đổi bổ xung để hoàn thiện hồ sơ và thời gian thực hiện
Đối với những trường hợp có đầy đủ giấy tờ hợp lệ xin cấp đổi giấy chứng nhận sở địa chính – nhà đất trực tiếp thẩm định và làm thủ tục trình ubnd thành phố ký cấp giấy chứng nhận
Sở địa chính nhà đất có trách nhiệm lưu trữ và quản lý toàn bộ các hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận và bản lưu giấy chứng nhận đã được ký
Bước 5: Phương thức giao Giấy chứng nhận
1/ Các trường hợp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận sẽ được sở địa chính nhà đất giao giấy chứng nhận cho chủ nhà ngay tại văn phòng sở
Trường hợp chủ nhà nộp ngay các khoản thu theo quy định, sở địa chính nhà đất sẽ có thông báo chuyển cục thuế thành phố để chủ nhà đi nộp. Sau khi có biên lai Sở địa chính nhà đất sẽ thu lại các giấy tờ gốc và giao giấy chứng nhận cho chủ nhà, chủ nhà được thực hiện các quyền theo luật định
Trường hợp chủ nhà có đơn xin chậm nộp, Sở địa chính nhà đất sẽ đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, khi thực hiện các quyền theo luật phải nộp đủ theo quy định” vào giấy chứng nhận. Chủ nhà phải có trách nhiệm nộp khi thực hiện các quyền theo luật định. Sau khi nộp, chủ nhà tới sở địa chính – nhà đất để đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính” vào Giấy chứng nhận vào sổ đăng ký quản lý.
2/ Đối với các trường hợp do UBND quận, huyện trình, sau khi Giấy chứng nhận chưa được UBND Thành phố ký, Sở Địa chính – Nhà đất vào sổ đăng ký tại Sở, đóng dấu “chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, khi thực hiện các quyền theo luật phải nộp đủ theo quy định” đối với các trường hợp phải nộp các khoản thu theo quy định vào Giấy chứng nhận (cả bản giao cho chủ nhà và bản lưu) và chuyển trả Giấy chứng nhận (bản cấp cho chủ nhà) cho UBND quận, huyện. UBND quận, huyện có trách nhiệm tổ chức việc trao Giấy chứng nhận cho người được cấp và vào sổ theo dõi.
Trường hợp chủ nhà muốn được nộp ngay, UBND quận, huyện phối hợp với Cục thuế Hà Nội và Kho bạc Nhà nước Thành phố tổ chức cho các hộ nộp các khoản thu theo quy định tại địa điểm thuận tiện cho người dân trên địa bàn quận. Sau khi nộp, chủ nhà tới Sở Địa chính – Nhà đất để đăng ký xác nhận “đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính ” vào Giấy chứng nhận và vào sổ đăng ký quản lý.
3/ Sở Địa chính – Nhà đất, phòng Địa chính – Nhà đất quận, huyện và UBND cấp phường có trách nhiệm lập hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận và theo dõi biến động nhà, đất theo mẫu quy định, đồng thời tổ chức nghiệm thu để đưa vào quản lý.
Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định 65/QĐ - UB
Căn cứ quyết định số 65/QĐ-UB ngày 29/8/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất ao và vườn liền kề khu dân cư nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quy trình cấp GCN quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau đây.
Bước 1: Thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận:
UBND huyện quyết định thành lập Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận theo đề nghị của UBND xã , bao gồm các thành viên:
- Chủ tịch UBND xã : Chủ tịch Hội đồng;
- Chủ tịch HĐND xã : Phó chủ tịch Hội đồng;
- Cán bộ Địa chính xã : Uỷ viên thường trực;
- Chủ tịch MTTQ xã : Uỷ viên;
- Cán bộ Tư pháp ; Thống kê : Uỷ viên;
Khi xét cấp Giấy chứng nhận cho thôn nào thì mời Trưởng thôn đó làm Uỷ viên.
Hội đồng thành lập 1 tổ công tác gồm những người có trình độ chuyên môn, hiểu biết pháp luật do cán bộ Địa chính làm tổ trưởng để giúp hội đồng phân loại hồ sơ trước khi đưa ra xét duyệt.
Bước 2: Tổ chức kê khai đăng ký quyền sử dụng đất
1/ UBND xã tổ chức cho nhân dân kê khai đăng ký quyền sử dụng đất. Hội đồng xét cấp GCN chuẩn bị tài liệu hướng dẫn và tổ chức việc kê khai đăng ký quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình đang sử dụng đất tại địa bàn xã.
Hồ sơ kê khai đăng ký gồm:
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (theo mẫu).
- Hồ sơ kỹ thuật thửa đất hoặc sơ đồ thửa đất được UBND xã xác nhận.
- Các giấy tờ có liên quan về quyền sử dụng đất (nếu có).
2/ Phân loại và xét duyệt hồ sơ kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận.
Tổ công tác của Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận phân loại hồ sơ kê khai và trình Hội đồng xét duyệt theo các loại sau:
- Các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
- Các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận, cần xem xét và có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
3/ Niêm yết công khai kết quả phân loại, xét duyệt.
Hội đồng xét cấp Giấy chứng nhận niêm yết công khai kết quả phân loại, xét duyệt hồ sơ cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn 10 ngày tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã hoặc các thôn để nhân dân kiểm tra, phát hiện những trường hợp phân loại, xét duyệt chưa đúng.
Sau thời gian công khai hồ sơ, Hội đồng tổ chức xác minh và giải quyết các khiếu nại (nếu có), lập Tờ trình và Danh sách các trường hợp đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; các trường hợp cần xử lý trước khi cấp Giấy chứng nhận, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt.
Bước 3: Phòng Địa chính – Nhà đất có trách nhiệm thẩm định và báo cáo cấp thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận:
1/ Nội dung thẩm định:
- Kiểm tra danh sách các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
- Thẩm định tính đầy đủ và chính xác của các loại Hồ sơ, Tờ trình về việc cấp Giấy chứng nhận.
2/ Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ, trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, kèm theo báo cáo thẩm định gồm:
- Trích ngang của các trường hợp đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
- Dự thảo Quyết định cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận cho các trường hợp đủ điều kiện, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ký.
3/ Thống nhất với uỷ ban nhân dân xã báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện quyết định biện pháp xử lý đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận
4/ Tham mưu giúp uỷ ban nhân dân huyện báo cáo uỷ ban nhân dân thành phố (qua sở địa chính – nhà đất) phê duyệt cấp giấy chứng nhận với các trường hợp thuộc thẩm quyền uỷ ban nhân dân thành phố (kèm theo hồ sơ của các trường hợp và danh sách trích ngang)
Bước 4: Tổ chức giao giấy chứng nhận.
Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ khi UBND huyện hoặc UBND thành phố phê duyệt cấp Giấy Chứng nhận, UBND xã tiến hành
1/ Thông báo công khai cho nhân dân biết các nội dung sau
- Danh sách các trường hợp được cấp Giấy Chứng nhận.
- Các khoản tiền phải nộp (hoặc được chuẩn nộp) ngân sách nhà nước theo quy định trước khi nhận Giấy Chứng nhận
- Danh sách các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp Giấu Chứng nhận, lý do và hướng giải quyết.
2/ Tổ chức giao giấy chứng nhận cho từng hộ tại UBND xã hoặc từng thôn, vào sổ theo dõi cấp Giấy Chứng nhận
3/ Lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính
Phòng địa chính – nhà đất huyện có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp với UBND các xã để lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính bao gồm: bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê và sổ cấp Giấy Chứng nhận quy định tại thông tư số 346/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của tổng cục địa chính hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất
4.6 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2003 quy định về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm các cơ quan tổ chức sau:
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn biển với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp.
Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chương II: Thực trạng công tác đăng ký cấp GCN QSD đất ở trên địa bàn quận Long Biên qua 2 năm thành lập 2004 – 2005
Giới thiệu chung về quận Long Biên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Quận Long Biên được thành lập và hoạt động từ ngày 1/1/2004 theo nghị định số 132/NĐ-CP ngày 6/11/2003 trên cơ sở tách từ toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Hội Xá, Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khôi và các khối thị trấn: Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang, thuộc huyện Gia Lâm.Tuy mới được thành lập, nhưng quận Long Biên có đặc điểm về điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay Quận Long Biên có 14 phường: Gia Thuỵ, Bồ Đề, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khôi, Sài Đồng, Đức Giang, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thuỵ, Việt Hưng, Ngọc Lâm, Phúc Đồng, Phúc Lợi với tổng diện tích tự nhiên 6038,24 ha; dân số 170.706 người.
Bảng diện tích tự nhiên các phường Quận Long Biên
( Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long Biên)
Phường
Diện tích (ha)
Phường
Diện tích (ha)
1. Gia Thuỵ
120,32
8. Ngọc Thuỵ
898,99
2. Ngọc Lâm
113,04
9. Việt Hưng
383,44
3. Bồ Đề
379,92
10. Long Biên
723,13
4. Phúc Đồng
494,76
11. Thạch Bàn
527,21
5. Phúc Lợi
619,69
12. Cự Khôi
486,94
6.Thượng Thanh
488,09
13. Đức Giang
240,64
7. Giang Biên
471,41
14. Sài Đồng
90,67
Vị trí địa lý: Quận Long Biên là cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội. Phía Đông giáp huyện Gia Lâm; phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm; phía Nam giáp huyện Thanh Trì; Phía Bắc giáp huyện Đông Anh,Gia Lâm. Quận Long Biên thuộc tam giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc, theo quy hoạch chung được xây dựng là một trong những trung tâm công cộng lớn của thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Diện tích quận Long Biên rộng, trên địa bàn tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng như Quốc lộ 1, Quốc lộ 5 nối liền các tỉnh phía Bắc, Cảng Hải Phòng, Cái Lân, sân bay Nội Bài và có nhiều loại hình giao thông thuận tiện nối với trung tâm thành phố. Vì vậy Quận Long Biên trong tương lai sẽ trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và là đầu mối giao thông quan trọng của cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội.
Do được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của 3 thị trần Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang và 11 xã hiện nay quận Long Biên có diện tích đất tự nhiên là 5993,02 ha, chiếm 6,55% diện tích đất tự nhiên toàn thành phố và chiếm 34,47% huyện Gia Lâm cũ, trong đó đất đô thị chiếm 83,42% vì thế quận Long Biên hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng. Cơ cấu sử dụng đất quận Long Biên tính đến ngày 1/1/2005 như sau:
+ Tổng diện tích tự nhiên là: 5993.02 ha. Trong đó.
- Đất nông nghiệp: 2004.02 ha, chiếm 33.44 % Tổng diện tích tự nhiên toàn quận.
- Đất phi nông nghiệp: 3819.7 ha, chiếm 63.74% Tổng diện tích tự nhiên toàn quận.
- Đất chưa sử dụng: 169.31 ha, chiếm 2.82% Tổng diện tích tự nhiên toàn quận.
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất quận Long Biên năm 2004
Quận Long Biên có nhiều ao, hồ, đầm tự nhiên và có hệ thống sông kênh rạch dồi dào thuận lợi cho việc tưới tiêu thuỷ lợi và điều hoà môi trường sinh thái. Quận giáp với 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, trong đó sông Hồng chảy qua là 30 km, sông Đuống chảy qua la 17,5 km. Đất của quận Long Biên chủ yếu có 3 loại: đất phù sa đê, đất phù sa ngoài đê và đất bạc màu. phần lớn đất đai của Quận thuộc đất phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Đuống bồi đắp. Đây là loại đất rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Nhóm đất phù sa phân bố đều ở khắp nơi các phường trong Quận, nhóm đất bạc mầu tập trung chủ yếu ở giáp huyện Đông Anh.
Về khí hậu, nhìn chung Quận Long Biên có điều kiện khí hậu chung với khí hầu Hà Nội, thuộc vùng Đồng băng sông Hồng mang tính chất nhiệt đới và cận nhiệt đới, là vùng chịu ảnh hưởng của gió mùa vùng Đông á (gió mùa Đông Bắc) từ tháng 10 đến tháng 4 và gió mùa Đông Nam xuất hiện trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình cả năm 23,40C, độ ẩm trung bình cả năm là 84,5%, lượng mưa trung bình cả năm là 1802 mm, khá thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên trong tháng 7 và 8 thường xảy ra bão là điều kiện bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và đời sống người dân nói chung.
Về quốc phòng an ninh, đất đai sử dụng cho mục này chiếm 1 tỷ lệ lớn trong cơ cấu sử dụng đất của quận gồm khu sân bay Gia Lâm, khu trại pháo quân đội….
Nhìn chung tuy mới đi lên từ một huyện ngoại thành nhưng quân Long Biên bước đầu đã có nhiều mặt thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Đây là nền tảng quan trọng để quận Long Biên đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân xứng đáng là cửa ngõ Đông Bắc, tạo điều kiện cho kinh tế thủ đô ngày càng mở rộng theo hướng Đông Bắc.
Điều kiện kinh tế – xã hội
Là một quận được tách ra từ một huyện nông thôn ngoại thành, trong đó diện tích đất đô thị hiện tại chiếm 83,42% diện tích đất đô thị huyện cũ, Quận Long Biên đã có nhiều nền tảng cho phát triển kinh tế -xã hội. Là cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, cửa ngõ tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, với nhiều tuyến đường giao thông huyến mạch (Đường 5, Quốc lộ 1) và thuận tiện nối liền với trung tâm thủ đô, sân bay Nội Bài, Cảng Hải Phòng, Quảng Ninh Quận Long Biên càng có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển về mọi mặt cũng như lưu thông hàng hoá dịch vụ.
Về phát triển kinh tế
Những năm qua, thực hiện quy hoạch phát triển thủ đô về phía Bắc, Trung ương và thành phố đã tập trung đầu tư nhiều dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật trọng điểm, xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới làm cho diện mạo Quận Long Biên có những bước thay đổi căn bản và nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Quận Long Biên phát triển công nghiệp,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32325.doc