Tổn thất kỹ thuật:
Là tổn thất tất yếu phải xảy ra trong quá trình truyển tải và phân phối từ nguồn phát điện tới nơi tiêu thụ điện (do điện trở dây dẫn, tổn hao sắt đồng trong máy biến áp, thiết bị đo lường.). Tuy nhiên mức độ tổn thất kỹ thuật lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào cấu trúc lưới điện, phương thức vận hành và trình độ người quản lý (thông qua sơ đồ kết dây, mối nối tiếp xúc, máy biến áp non tải hay quá tải.). Vậy tổn thất kỹ thuật chủ yếu là do máy móc thiết bị mà hệ thống lưới điện phân phối quá cũ nát, vận hành không đảm bảo an toàn kỹ thuật cũng như gây khó khăn cho công tác kinh doanh bán điện. Vì vậy biện pháp khắc phục duy nhất là tiến hành cải tạo đại tu lưới điện, thay thế hệ thống cũ bằng hệ thống mới tốt hơn. Việc cải tạo lưới vừa giúp cho công tác quy hoạch lưới điện hợp lý hơn vừa đảm bảo chống lại hiện tượng câu móc, lấy cắp điện của một số khách hàng nhằm góp phần giảm tổn thất trong quản lý.
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế,tài chính, tin học, các trường công nhân quản lý vận hành đường dây và trạm, công nhân đo lường,thí nghiệm điện.
2.6. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất:
Ta có thể mô tả cơ cấu tổ chức sản xuất của Điện lực Thanh Xuân dưới dạng mô hình sau:
Ban lãnh đạo điện lực Thanh Xuân
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận phụ trợ
Đội đại tu
Đội vận hành
Tổ treo tháo công tơ
Phòng điều độ lưới điện
5 Đội quản lý khách hàng
Dưới sự điều hành sản xuất chung của ban lãnh đạo Điện lực Thanh Xuân, các đội quản lý khách hàng là các đơn vị trực tiếp bám sát địa bàn, quản lý trực tiếp việc tiêu thụ điện năng của khách hàng, thu tiền điện trực tiếp rồi báo cáo kết quả về cho bộ máy điều hành. Đội đại tu có nhiệm vụ sửa chữa lớn, đại tu, hoàn thiện các khu vực lưới điện cũ nát, các thiết bị máy móc cần thay thế. Đội vận hành có nhiệm vụ quản lý đường đây và trạm đảm bảo cung ứng điện an toàn liên tục, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ điện năng. Tổ treo tháo công tơ là đơn vị chuyên trách thay thế các công tơ đo đếm điện năng hỏng hóc hoặc đã đến niên hạn phải thay định kỳ để đảm bảo độ chính xác. phòng điều độ và sửa chữa điện có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quá trình vận hành lưới điện, kịp thời tiếp nhận các thông tin về thay đổi phương thức vận hành, về các vụ sự cố, hỏng hóc diễn ra trên lưới điện, tuỳ trường hợp mà xử lý tại chỗ, báo cáo cho các bộ phận liên quan khắc phục hoặc trình lãnh đạo ra quyết định giải quyết kịp thời.
Tất cả các bộ phận trực tiếp sản xuất đều có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau nhằm trong một cơ cấu chung thống nhất để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất chung của đơn vị.
2.7. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Điện lực Thanh Xuân được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng.(xem phụ lục2)
Với cơ cấu tổ chức quản lý như đã nêu ở sơ đồ trên ta thấy bên cạnh chế độ lãnh đạo trực tuyến - một thủ trưởng, Giám đốc điện lực xuống phó Giám đốc, các phòng ban, đội và các tổ sản xuất thì chức năng cũng diễn ra rất linh hoạt với sự chỉ đạo của các phòng ban chức năng, nhằm giải quyết các vấn đề nghiệp vụ một cách chính xác và thông suốt. Trong Công ty có sự phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng cho phó Giám đốc và trưởng các phòng ban chức năng để các đơn vị chức năng có sự chủ động sáng tạo trong công việc.
Trong bộ phận quản lý, Giám đốc điện lực là người chịu trách nhiệm cao nhất và có quyền điều hành về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật có thể thay mặt ban lãnh đạo điện lực điều hành các hoạt động liên quan đến việc quản lý và vận hành lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định và liên tục.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra hướng dẫn thực hiện mọi hoạt động nghiệp vụ trong khâu quản lý và kinh doanh điện năng.
Tổ treo tháo công tơ là đơn vị có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý các thiết bị đo đếm trên lưới.
Tổ kiểm tra áp giá điện là đơn vị chuyên trách thực hiện các nghiệp vụ chống tổn thất trong quản lý và kinh doanh điện năng..
Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong hệ kỹ thuật là đội vận hành, phòng điều độ và sửa chữa điện.
Ngoài ra còn có các bộ phận nghiệp vụ chức năng khác như phòng tổng hợp chịu trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo điện lực trong quản lý lao động, thực hiện các nghiệp vụ tính toán chế độ tiền lương và các hoạt động hành chính sự vụ. Phòng tài chính kế toán thực hiện chức năng kế toán, giám sát việc sử dụng vốn và các hoạt động nghiệp vụ khác theo chế độ kế toán hiện hành.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện Lực Thanh Xuân từ 2001 đến 2003 (xem phụ lục 3)
Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Thanh Xuân từ 2001 đến 2003 ta có thể thấy:
-Nhìn chung số lượng công nhân viên tăng cụ thể như sau:
+ Năm 2002 so với 2001 tăng 2,63 % tương ứng với 5 người.
+ Năm 2003 so với 2002 tăng 3,08% tưong ứng với 6 người.
-Trong khi giá trị sản lượng tăng tương ứng là 26,17% tương ứng với 39,5 tỷ đồng năm 2002 và 22,77% tương ứng 43,451 tỷ đồng năm 2003.
- Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp tăng cụ thể là :
+So với năm 2001 năm 2002 tăng: 24,96% tương ứng 37.667 triệu đồng
+ So với năm 2002 năm 2003 tăng : 24,86% tương ứng 46.876 triệu đồng
Đây là điều hoàn toàn tốt đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát huy, nhưng muốn hiểu rõ hơn ta phải đi sâu tìm hiểu doanh thu tăng do nguyên nhân nào, về số lượng hay giá bán đơn vị bình quân.
- Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm năm 2002 và tăng mạnh năm 2003 cụ thể là:
+ So với năm 2001 năm 2002 giảm 8,881% tương ứng 1.432 triệu đồng
+ So với năm 2002 năm 2003 tăng 66,7% tương ứng 9.886 triệu đồng
Nhìn chung nguồn vốn kinh doanh giảm là không tốt nhưng năm 2003 doanh nghiệp đã bổ xung lại nguồn vốn. Mặt khác doanh nghiệp vẫn đảm bảo lợi nhuận tăng rất cao. Cụ thể:
+ Năm 2002 lợi nhuận tăng 80,93 % so với năm 2001, tương đương 1.044 triệu đồng
+ Năm 2003 lợi nhuận tăng 79,65% so với năm 2002, tương ứng 1.859 triệu đồng
Đây là điều rất tốt thể hiện doanh nghiệp đã có chiến lựoc kinh doanh tốt, càng cần được phát huy.
Đi đôi với việc tăng lợi nhuận, doanh nghiệp đã góp phần nộp ngân sách nhà nước rất lớn cụ thể:
+ So với năm 2001 năm 2002 nộp ngân sách nhà nước tăng: 132,38%, tương ứng 10.119 triệu đồng
+ So với năm 2002 năm 2003 nộp ngân sách nhà nước tăng : 19,83%, tương ứng 3.522 triệu đồng.
- Năng suát lao động ngày một tăng lên cụ thể là:
+Năm 2002 tăng: 22,86% so với năm 2001, tương ứng 182 triệu đồng
+Năm 2003 tăng 20,96% so với năm 2002, tương ứng 205 triệu đồng
Đây là điều tốt thể hiện người công nhân ngày một có tay nghề cao hơn, áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Do đó thu nhập của người lao động ngày càng được cải thiện.
+Năm 2002 thu nhập bình quân của người lao động tăng 18,3% so với năm 2001, tương đương 0,41 triệu đồng
+Năm 2003 thu nhập bình quân người lao động tăng 29,07% o với năm 2002, tương đương 0,77 triệu đồng.
Đây là điều tích cực mà doanh nghiệp cần phát huy.
Kết luận chung:
Nhìn chung doanh nghiệp thực hiện tốt các kế hoạch và nhiệm vụ của năm 2002 và 2003.
Chương II
Phân tích thực trạng công tác giảm tổn thất ở Điện Lực Thanh Xuân
Chúng ta đều biết đối với ngành điện thì tổn thất điện năng là nhân tố có tính quyết định đến kỷ cương trong kinh doanh điện năng nhằm góp phần hạ giá thành điện trong toàn bộ hệ thống.
Đối với Điện lực Thanh Xuân, trong những năm qua đã cố gắng rất nhiều trong công tác chống tổn thất điện năng.Việc kinh doanh điện năng đã được đảm bảo tương đối tốt, các vụ sự cố gây ra mất điện làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của nhân dân, gây gián đoạn cho các cơ quan Nhà nước, làm tổn thất cho các hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm hẳn, việc cắt điện để sửa chữa, cải tạo lưới điện đã được lập kế hoạch hợp lý và có sự thông báo để khách hàng biết trước...
Vấn đề trong công tác kinh doanh điện năng hiện nay là giảm được tổn thất điện năng trong khâu kinh doanh. Chỉ tiêu tổn thất điện năng thực hiện tại Điện lực Thanh Xuân những năm vừa qua được biểu diễn qua bảng tính sau:
Thời gian
Điện nhận đầu nguồn (Kwh)
Điện thương phẩm (Kwh)
Tổn thất (%)
KH
TH
(+/-)
2001
213.826.436
194.018.000
8.8
8.8
0%
2002
245.778.121
229.260.322
8.8
8.72
-0.08%
2003
266.762.203
244.774.656
8.3%
8.24%
- 0.06%
Trong năm 2002 và năm 2003 điện năng thương phẩm của Điện lực Thanh Xuân tăng lên nhiều, một phần là do điện nhận đầu nguồn của Công ty tăng, một phần là do năm 2002 và 2003 Điện lực Thanh Xuân đã thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng, nhờ có sự quản lý chặt chẽ về đầu nguồn, kiểm tra thường xuyên các hộ dùng điện, kịp thời thay lắp các công tơ hỏng, chết, định kỳ... Do vậy đến năm 2003 tỷ lệ tổn thất đạt được 8,24% giảm 0,06% so với kế hoạch.
Điện năng tổn thất có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Vì vậy giảm tổn thất điện năng vừa góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm điện do Đảng và nhà nước đề ra vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh làm tăng doanh thu cho đơn vị.
Trong tổn thất bao gồm tổn thất kỹ thuật và tổn thất phi kỹ thuật (tổn thất do quản lý) :
1. Tổn thất kỹ thuật:
Là tổn thất tất yếu phải xảy ra trong quá trình truyển tải và phân phối từ nguồn phát điện tới nơi tiêu thụ điện (do điện trở dây dẫn, tổn hao sắt đồng trong máy biến áp, thiết bị đo lường...). Tuy nhiên mức độ tổn thất kỹ thuật lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào cấu trúc lưới điện, phương thức vận hành và trình độ người quản lý (thông qua sơ đồ kết dây, mối nối tiếp xúc, máy biến áp non tải hay quá tải...). Vậy tổn thất kỹ thuật chủ yếu là do máy móc thiết bị mà hệ thống lưới điện phân phối quá cũ nát, vận hành không đảm bảo an toàn kỹ thuật cũng như gây khó khăn cho công tác kinh doanh bán điện. Vì vậy biện pháp khắc phục duy nhất là tiến hành cải tạo đại tu lưới điện, thay thế hệ thống cũ bằng hệ thống mới tốt hơn. Việc cải tạo lưới vừa giúp cho công tác quy hoạch lưới điện hợp lý hơn vừa đảm bảo chống lại hiện tượng câu móc, lấy cắp điện của một số khách hàng nhằm góp phần giảm tổn thất trong quản lý.
Nhờ áp dụng các biện pháp nhằm giảm tổn thất kỹ thuật bằng cách :
-Tiến hành 16 công trình đại tu sửa chữa lớn trạm biến áp, trục hạ thế và công tơ (trạm Thanh Xuân 8, trạm Cục dự trữ Quốc gia, H14 Thanh Xuân...).
Hoàn thành 10 công trình xây dựng cơ bản trạm biến áp và đường trục hạ thế phục vụ cho phát triển mới và san tải (trạm Nguyễn Tuân 1, trạm Nguyễn Tuân 2, trạm A12 Thanh Xuân...).
Tiến hành cân bằng, san tải giữa các trạm biến áp để không có trạm biến áp quá tải trong khi các trạm biến áp khác lại non tải.
Phúc tra ghi chỉ số công tơ được trên 11.100 công tơ, tiến hành kiểm tra thay định kỳ 3.481 công tơ, trong đó có 3.349 công tơ 1 pha và 120 công tơ 3 pha
Kiểm tra và thực hiện 64 phương án củng cố đo đếm khách hàng, thay định kỳ 42 bộ Ti khách hàng F9...
Nhờ vậy, năm 2003 tỷ lệ tổn thất kỹ thuật đạt 7,9%, vượt mức Công ty giao. Tính đến tháng 12/2003 còn 34 trạm có tổn thất từ 9% đến <12%, 20 trạm có tổn thất kỹ thuật (<5%).
Điều này đã mang lại lợi ích không nhỏ cho đơn vị, thể hiện qua kết quả thu được dưới đây:
Các biện pháp giảm tổn thất điện năng
Stt
Các biện pháp giảm tổn thất điện năng
Vốn đầu tư (đồng)
Sản lượng làm lợi (Kwh/tháng)
Số tiền làm lợi (đ/tháng)
1
Hoàn thiện hạ thế
8.015.000.000
468.000
409.500.000
2
Đại tu
3.910.800.000
290.190
253.916.250
3
Thay định kỳ công tơ
434.400.000
224.780
196.682.500
4
Hạ cường Ti F8
15.000.000
360
315.000
5
Hạ cường Ti F9
37.00.000
36.670
32.086.250
Tổng
12.412.200.000
1.020.000
892.500.000
Qua phân tích tình hình tổn thất điện năng do kỹ thuật, ta nhận thấy có một số nguyên nhân chính gây tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật như sau:
+ Hệ thống đường dây tải điện đã cũ nát, thiết bị máy móc ít được đổi mới và không đồng bộ, hiệu suất thấp, thường gây ra sự cố không đảm bảo cấp điện liên tục.
+ Quá trình đô thị hoá và xây dựng ở Quận không có kế hoạch nên việc cấp điện cho những khu mới xây thường bị động, chắp vá gây khó khăn cho công tác quy hoạch và phát triển lưới điện cũng như công tác quản lý, vận hành sửa chữa lưới điện.
+ Công tác quản lý lưới điện còn chưa chặt chẽ nên tình trạng lấy cắp điện vẫn còn, mặc dù Điện lực Thanh Xuân đã tiến hành kiểm tra sử lý nghiêm nhưng mức độ vi phạm vẫn còn nhiều.
+ Chất lượng và độ bền của công tơ đo đếm điện chưa đảm bảo, nhiều đồng hồ đã được kiểm định, kẹp chì niêm phong nhưng khi vận hành trên lưới lại không hoạt động chính xác, gây tổn thất điện năng.
2.Tổn thất thương mại (hay còn gọi là tổn thất phi kỹ thuật):
Là tổn thất mà nguyên nhân thuộc về các yếu tố chủ quan của người quản lý như tình trạng chất lượng lắp đặt hệ thống lưới điện hạ thế, chất lượng công tơ điện, những sai sót trong nghiệp vụ kinh doanh như: ghi chỉ số, làm hóa đơn, cập nhật chứng từ, việc lấy cắp điện của các hộ tiêu dùng , nếu áp dặt giá sai cũng sẽ dẫn đến những tổn thất thương mại.
Những nguyên nhân chủ yếu gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bán điện của Điện lực Thanh Xuân:
+ Việc thực hiện qui trình kinh doanh như: lập hóa đơn, truy thu, thoái hoàn, quản lý hoá đơn... còn chưa đúng. Nghiệp vụ kinh doanh và tinh thần trách nhiệm của các nhân viên làm việc trực tiếp chưa cao nên việc áp đặt giá điện còn thiếu chính xác, gây thất thoát cho đơn vị. Việc thực hiện các chế độ báo cáo hàng kỳ chưa nghiêm túc...
+ Công tác thay công tơ mất, chết, cháy trên lưới nhiều khi còn chậm , tạo điều kiện cho khách hàng dùng điện thẳng.
+ Theo quy định của Công ty, mỗi khách hàng chỉ được phép lắp đặt một đồng hồ đo đếm điện năng. Đối với khách hàng sử dụng điện với nhiều mục đích khác nhau, việc áp giá điện là theo tỷ lệ phần trăm và tỷ lệ này thường không chính xác làm giảm doanh thu của đơn vị.
+ Thủ tục ký hợp đồng còn gây nhiều phiền nhiễu cho khách hàng, công tác quản lý khách hàng chưa thật chặt chẽ gây tình ra trạng nhầm lẫn khách hàng giữa các trạm biến áp khiến cho việc tính toán tổn thất không được chính xác.
Như chúng ta đã biết tổn thất càng nhỏ thì doanh thu và lợi nhuận đem lại càng lớn. Trong tổn thất, tổn thất kỹ thuật và tổn thất thương mại luôn có quan hệ chặt chẽ qua lại với nhau. Vì thế bên cạnh việc giảm tổn thất kỹ thuật bằng các biện pháp hữu hiệu thì ta cũng không nên coi nhẹ công tác giảm tổn thất thương mại.
Dưới đây là tình hình tổn thất của Điện lực Thanh Xuân năm 2003.
3. Thực hiện công tác giảm tổn thất toàn Điện lực :
Năm 2003, công tác Kinh Doanh điện năng Điện lực Thanh Xuân đã đạt được như sau:
Thành phần
Thực hiện năm 2001
Thực hiện năm 2002
tăng giảm so với 2001
Thực hiện năm 2003
Tăng giảm so với 2002
Điện đầu nguồn (triệu Kwh)
213.83
245.8
tăng 31.97 Tr
266.8
Tăng 21 Tr
Tổn thất chung (%)
9.23
8.72
Giảm 0.51 %
8.24
Giảm 0.48 %
Thương phẩm
(triệu kwh)
193.96
229.26
tăng 35.3 Tr
244.7
Tăng 15.44 Tr
Tỷ lệ tổn thất 12 tháng đạt được 8.24% thấp hơn kế hoạch Công ty giao cả năm 0.06% ( với tổn thất kỹ thuật 7,9%).(xem chi tiết ở phụ lục 4)
a. Tổn thất các trạm công cộng:
tính đến tháng 12/2003 tổng trạm công cộng Điện lực Thanh Xuân đang quản lý 238 trạm. Còn tồn tại 14 trạm biến áp tổn thất lớn hơn 10% làm tăng tổn thất của Điện lực Thanh Xuân là 0,45% tương ứng với sản lượng mất là 528.000 kwh. Còn 14 TBA có tổn thất kỹ thuật cao, 81TBA có tổn thất kỹ thuật thấp nhưng tổn thất thực hiện cao.
b. Đường dây trung thế:
Đến tháng 12 năm 2003 Điện lực đang quản lý 21 lộ đường dây trung thế trong đó: 14 lộ 6 Kv, 4 lộ 22 kv ( lộ 475E20, 476E20 mới đưa vào sử dụng,phụ tải đang phát triển), 01 lộ 10Kv và 2 lộ khách hàng đo đếm tại E5 (672E5, 689 E5)
TT
Tên lộ
Tổn thất thực hiện
Tổn thất kỹ thuật
So sánh
1
671-E5
11.05
9
2.9
2
673-E5
9.01
6.87
2.28
3
675-E5
11
8.42
7.35
4
676-E5
21.47
19.18
3.35
5
677-E5
13.18
5.48
7.65
6
678-E5
14.83
11.3
3.34
7
680-E5
7.53
6.6
0.93
8
684-E5
15.12
14.75
0.46
9
685-E5
13.33
7.74
6.29
10
686-E5
2.04
1.86
2.34
11
687-E5
7.1
6.97
0.13
12
688-E5
3.05
1.69
3.9
13
690-E5
13.07
7.35
7.35
14
992-E13
7.02
3.14
6.07
15
471-E5
5.24
4.06
5.71
16
473-E5
6.84
4.02
8.23
17
691-E5
7.49
Nhận xét đánh giá tình hình thực hiện tổn thất 2003:
Nhìn chung năm 2003 Điện lực Thanh Xuân đạt được chỉ tiêu tổn thất được giao 8,3%. do thực hiện các biện pháp giảm tổn thất có kết quả.
Trong công tác vận hành lưới điện còn nhiều bất cập ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến công tác giảm tổn thất còn hạn chế, cụ thể là:
- Do đường dây dài, vận hành lâu năm chưa được cải tạo, nhất là đối với các lộ 671, 673, 675, 676E5... vì vậy xảy sự cố nhiều do đó thay đổi phương thức nhiều.
- Do củng cố lưới trung thế nên phương thức cứng cũng thay đổi, cụ thể là thêm lộ 695E5 để san tải cho lộ 690E5 thuộcThanh xuân quản lý và lộ 674E5 thuộc Thanh trì quản lý (Thanh xuân phải nhận đầu nguồn và nhận thương phẩm lẻ của Thanh trì để tính tổn thất); đấu chụm đường dây 471E5 và 475E5 vào máy cắt 471E5, đấu chụm đường dây 473E5 và 477E5 vào máy cắt 473E5 (dành 2 tủ phục vụ Seagame); thay đổi điểm đấu và phụ tải trên 2lộ 691và 693E5 để phục vụ cho nâng áp một lộ cấp cho Giảng võ...
- Điện lực Thanh Xuân tiếp nhận quản lý lộ 992E13 với 3 khách hàng từ Điện lực Hai bà trưng. Bàn giao lộ 681,682E5 sang Điện lực Đống đa quản lý, bàn giao khách hàng Gạch ốp lát sang Điện lực Từ liêm quản lý.
- Bắt đầu từ tháng 11/2003 Điện lực nhận thêm lộ 476E20,475E20 cấp cho khu đô thị Trung hòa - Nhân chính, từ tháng 12/2003 nhận thêm đầu nguồn lộ 691E5 cấp cho các phụ tải của Thanh xuân sau đó cấp chủ sang Đống đa qua ranh giới 32A Cống mọc.Sản lượng đầu nguồn 691E5 là 1.393.000kwh qua ranh giới 1.091.000kwh.
Mặt khác sự phát triển phụ tải trong Quận rất mạnh, hàng loạt các khu đô thị mới mọc lên, đòi hỏi Điện lực phải tăng cường đường dây, xây dựng thêm TBA, nâng công suất MBA...đồng thời làm thay đổi tỷ trọng sản lượng công cộng và sản lượng chuyên dùng, cụ thể là cuối năm 2002 sản lượng thương phẩm công cộng chiếm 36% tổng sản lượng thương phẩm toàn Điện lực thì đến nay sản lượng thương phẩm công cộng chiếm 43% tổng sản lượng thương phẩm toàn Điện lực kéo theo tổn thất tăng rất nhanh.
Do sự phát triển mạnh của phụ tải trong Quận gây nên các đường dây trung thế và các trạm biến áp của Điện lực đầy và quá tải gây nên tổn thất kỹ thuật cao
- Điện lực Thanh Xuân nhận thêm 3 lộ 691E5 và 475E20,476E20 từ tháng 12 năm 2003 chưa tính tổn thất kỹ thuật. Lộ 691E5 cấp cho 8 trạm thuộc Thanh xuân sau đó cấp chủ yếu sang các phụ tải của Đống đa. Lộ 475E20, 476E20 cấp vào khu đô thị Trung hoà- Nhân chính có tốc độ phát tiển phụ tải lớn ( hai lộ này đi qua địa bàn quận Cầu giấy sau đó cấp sang Thanh xuân).
- Điện lực Thanh xuân nhận đầu nguồn tại E5 năm 2003 là 266.762.203 kwh và nhận qua ranh giới 11.630.000 kwh, trong khi đó giao qua ranh giới là 36.182.000 kwh. Như vây tổn thất của điện lực sẽ ảnh hưởng tăng lên khi điện năng giao nhận qua ranh giới tăng lên (do thương phẩm tăng và thay đổi phương thức sau ranh giới) vì Thanh xuân giao đi nhiều gấp 3 lần nhận về.
- Hàng tháng Điện lực Thanh Xuân phải nhận và trả điện thương phẩm lẻ với các công ty Điện lực khác để tính tổn thất gây khó khăn cho việc quản lý tổn thất. Năm 2003 Điện lực Thanh Xuân phải nhận 21.536.080 kwh thương phẩm lẻ từ các Điện lực khác và trả 16.802.867 kwh cho các điện lực khác.
- Tỷ trọng sản lượng F9 và Tư gia + F8 có nhiều thay đổi:
Tháng 12/2002
kwh
%
TP F9:
11393066
60.08
Tp TG+F8 :
7569238
39.92
Tổng:
18962304
Tháng 12/2003
kwh
%
TP F9:
11055798
56.68
Tp TG+F8 :
8450967
43.32
Tổng:
19506765
Như vậy điện thương phẩm sau trạm công cộng đặc biệt là tư gia tăng nhanh hơn rất nhiều điện thương phẩm cơ quan F9.
Tính đến tháng 12/2003 phát triển mới khách hàng tư gia là 7.339 khách hàng so với cuối tháng 12/2002, trong đó có 3.100 khách hàng phát triển vào cuối năm 2003 ( xoá tổng, khu di dân đô thị Trung hoà, cấp mới); tháng 12/2003 đã xoá thêm 10 công tơ tổng với 989 hộ. Vậy 4089 khách hàng sẽ góp phần làm tăng tổn thất năm 2004 là 436.705 kwh tương đương với 0,16%.
Tuy công tác thực hiện giảm tổn thất trong khâu kinh doanh điện năng những năm gần đây của Điện lực Thanh Xuân đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, song với mức tổn thất như trên hàng năm lượng điện năng thất thoát vẫn là một con số rất lớn. Do vậy phấn đấu giảm thất thoát điện năng trong khâu kinh doanh vẫn là mục tiêu hàng đầu của điện lực Thanh Xuân nói riêng và của toàn ngành điện nói chung.
Chương III
Một số biện pháp chủ yếu nhằm giảm tổn thất
của Điện Lực Thanh Xuân
I. Các giải pháp quản lý về kỹ thuật:
1. Tăng cường cải tạo và hoàn thiện lưới điện:
Về mặt lý luận cũng như trên thực tế, cơ sở đầu tiên của việc quản lý và kinh doanh điện an toàn, liên tục và đạt hiệu quả cao là việc xây dựng được một lưới điện đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của khách hàng. Việc hoàn thiện lưới điện không những nâng cao khả năng kinh doanh sản phẩm điện năng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảm tổn thất điện năng trong truyền tải cũng như trong kinh doanh.
Trong phạm vi Điện lực Thanh Xuân, lưới điện chính là các kênh phân phối sản phẩm điện năng cho người tiêu dùng, muốn sản phẩm tiêu thụ được tốt thì việc lưu thông trên các kênh phân phối phải thông suốt, nghĩa là lưới điện phải được đảm bảo vận hành liên tục, an toàn..
Việc cải tạo và hoàn thiện lưới điện phải được tiến hành trên một quy hoạch tổng thể: Cải tạo trạm, cải tạo đường dây cao thế đến cải tạo được dây hạ thế, hòm bảo vệ công tơ, công tơ đo đếm điện, thậm chí đến từng đường dây sau công tơ cấp điện cho người tiêu dùng, đều phải được tính toán cân nhắc để vừa bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, vửa đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, do việc đầu tư cải tạo lưới điện đòi hỏi một số vốn ban đầu lớn nên cần nghiên cứu đầu tư có trọng điểm cho các khu vực có tổn thất cao, hoặc cải tạo từng phần, cải tạo những thiết bị đã quá cũ lạc hậu nhằm đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Còn đối với các khu vực dân cư mới được xây dựng những khu vực lắp đặt mới thì nhất thiết phải tuân thủ các quy chuẩn về kỹ thuật cũng như kinh doanh hiện hành.
Hiện tại điện lực Thanh Xuân cần tập trung cải tạo, nâng áp các khu vực lưới điện đã quá tải và các khu vực có tổn thất điện năng cao, tình hình dân cư phức tạp. Đối với những trạm biến áp cũ đang vận hành trên lưới điện, cung cấp điện cho số lượng dân cư lớn, bán kính cấp điện lớn, cần thiết phải tách trạm, phân tuyến quản lý và kinh doanh điện nhằm cung ứng điện cho an toàn và đồng thời giảm được cả tổn thất kỹ thuật lẫn thương mại.
Một điều quan trọng khác trong hoạch định kế hoạch cải tạo lưới điện là tính khả thi của các đề án, trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, hiện nay nên đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án vừa và nhỏ nhằm sớm đưa các khu vực được cải tạo vào sử dụng.
Mặt khác, cần cải tiến các thủ tục duyệt dự án, quyết toán dự án... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án thiết kế cải tạo lưới điện, nhanh chóng hoàn thiện lưới điện ngày càng tốt hơn.
Xử lý nghiêm minh các hiện tượng xâm phạm hành lang lưới điện, câu móc điện trên đường trục. Ngoài các biện pháp xử phạt cần truy cứu trách nhiệm hành chính, hình sự đối với các trường hợp gây thiệt hại cho lưới điện cũng như gây tổn thất điện năng lớn.
2. Tăng cường chất lượng công tơ đo đếm và công tác quản lý công tơ:
Công tơ đo đếm điện là một thiết bị kỹ thuật có độ chính xác cao nhằm định lượng số điện năng tiêu thụ của khách hàng. Đối với ngành điện, chỉ số công tơ dùng để tính toán thành quả lao động sẽ thu hoạch được, còn đối với khách hàng đó sẽ là số tiền phải trả cho ngành điện. Do đó mỗi chiếc công tơ phải thể hiện tính chính xác và khách quan trong mua bán điện, muốn vậy phải tăng cường chất lượng của công tơ và công tác quản lý công tơ.
Công việc đầu tiên phải làm là việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng công tơ trước khi đem ra vận hành trên lưới. Các công tơ đã được kiểm định đảm bảo chất lượng đều được kẹp chì niêm phong đặc biệt, do vậy cần phổ biến cho các khách hàng được biết các quy định đó và cùng kiểm tra trước khi treo lên lưới.
Tổ chức thay thế kịp thời các công tơ hỏng, thiếu chính xác nhằm chống thất thoát điện năng, các khu vực có tổn thất điện năng cao cần tổ chức thay định kỳ công tơ. Đảm bảo trước hết chất lượng công tơ để rồi sau đó có thể tìm ra các nguyên nhân gây tổn thất điện năng khác và có biện pháp khắc phục.
Có các biện pháp bảo quản công tơ phù hợp với từng địa bàn nhằm chống lấy cắp điện đồng thời đảm bảo mỹ quan chung của thành phố. Đối với các khu vực ngõ xóm, khu tập thể cao tầng có tình hình an ninh phức tạp cần cải tạo đưa công tơ ra hòm treo cột ở độ cao thích hợp. Đối với các khu vực phố phường có thể đặt công tơ trong nhà, trong ngõ nhưng phải thiết kế các loại hòm bảo vệ đảm bảo mỹ quan chung đồng thời chống lấy cắp điện.
Tích cực trang bị các thiết bị máy móc hiện đại phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý và kinh doanh điện như xe đặc chủng sửa chữa sự cố, máy kiểm định công tơ tại chỗ và cá nhân, hệ thống mạng máy tính phục vụ điều độ lưới điện, phục vụ sản xuất hoá đơn tiền điện, thu nhập và xử lý thông tin về tình hình quản lý và kinh doanh điện tại các thời điểm của kỳ kế hoạch.
Tuy vậy, tất cả các biện pháp kể trên sẽ vẫn không phát huy được hết tác dụng của nó nếu không nâng cao được trách nhiệm và trình độ quản lý của các nhân viên ngành điện. Một mặt cần không ngừng nâng cao trình độ quản lý của công nhân, kịp thời phát hiện ra các sai hỏng về công tơ và khắc phục, nhậy bén phát hiện ra các biểu hiện lấy cắp điện từ công tơ điện để xử lý, thiết lập kỷ cương trong sử dụng điện. Một mặt cần nâng cao trách nhiệm quản lý có các biện pháp khuyến khích và xử phạt rõ ràng. Kiên quyết xử lý các biểu hiện tiêu cực, thông đồng với khách hàng lấy cắp điện qua công tơ.
II. Các giải pháp quản lý về tổ chức.
1. Tăng cường quản lý tổ chức sản xuất.
Trong những năm qua Điện lực Thanh Xuân đã lần lượt thử nghiệm các hình thức quản lý tổ chức sản xuất khác nhau như: mô hình đội sản xuất chuyên môn, mô hình quản lý tổ tổng hợp diện rộng... Và nay đan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van sua lan 2.Doc