Chuyên đề Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản

-Phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra các khuân mẫu (phôi, ke, khoá )hay đúc tay nắm nhôm , đồng thoi để tiện lõi khoá.Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa Đây là phân xưởng có số lượng lớn nhất trong công ty và cũng là đơn vị mạnh nhất tạo ra sản lượng lớn nhất trong công ty.Phân xưởng có các nhóm công nhân đảm nhiệm những công việc cụ thể hơn : khuôn, dập,nguội ,khoan rèn

-Phân xưởng cơ điện có trách nhiệm sửa chữa thường xuyên ,trung và đại tu máy móc, thiết bị trong công ty kể cả phần cơ và phần điện.Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác làm việc liên tục , không bị gián đoạn vì máy móc, thiết bị hay đường điện bị sự cố.Ngoài ra , phân xưởng còn chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề, khoá. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng , là công việc khá phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo khi đúc chi tiết khoá có thể khớp nhau được.

Phân xưởng này gồm các nhóm hoàn thành những công việc như phay, tiện, sửa chữa,

-Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khoá từ bộ phận, chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.Phân xưởng này hoàn thành những công việc như :lắp, khoan, bao gói

 

doc56 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp cũng cần phải đảm bảo những vấn đề về nguồn lực để có thể có đủ điều kiện thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Đây cũng là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt những công việc này thì sẽ là tiền đề và là cơ sở cho những quyết định đúng đắn cho những đường lối, chiến lược sản phẩm để doanh nghiệp thành công. Chương II : Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường sản phẩm tại công ty TNHH Nhật Bản I. Khái quát chung về công ty TNHH Nhật Bản 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhật Bản Tên công ty : Công ty TNHH Nhật Bản. Tên giao dịch : Japan Company limited VT : Japan CO., LTD Công ty được thành lập từ ngày 01 tháng 9 năm 2003 với tên ban đầu là : Công ty TNHH cơ khí Nhật Bản ; và đến ngày 17 tháng 02 năm 2006 công ty đã chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH Nhật Bản . Trụ sở chính của công ty :N10/8 ,ngõ 3 tổ 3phố Định Công ,quận Hoàng Mai ,Thành phố Hà Nội Công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là : 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam) Công ty TNHH Nhật Bản là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên có giấy phép kinh doanh số : 0102009799 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 01 tháng 09 năm 2003 Ngành nghề kinh doanh của công ty : Khóa và các phụ kiện về khóa -Vốn lao động:đến nay công ty đã có 40 cán bộ công nhân viên,riêng bộ phận trực tiếp sản xuất là 31 người - Về thiết bị sản xuất: công ty đã chú trọng đầu tư trang bị hệ thống thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay công ty vẫn không ngừng đầu tư thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm với mục đích cuối cùng là không ngừng mang lại sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty 2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty TNHH Nhật Bản Trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty chuyên nhận các đơn đặt hàng từ phía các đối tác, khách hàng có nhu cầu trong và ngoài nước từ đó nhập , sản xuất ,lắp ráp và đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm trao cho khách hàng sản phẩm hoặc các phụ kiện khóa Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại khoá cửa, các loại phụ kiện khoá. Thị trường hoạt động : chủ yếu là trong nước . Khách hàng của công ty bao gồm tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty,chủ yếu với khách hàng trong nước ở tất cả các miền Bắc, Trung, Nam. Sản phẩm của công ty đã được biết đến rộng rãi và được khách hàng ưa chuộng trong những năm gần đây.Trong tương lai công ty sẽ còn tiếp tục phát triển ,nâng cao sản xuất ,mở rộng quy mô và nâng cao uy tín trên thị trương trong nước cũng như quốc tế. Là một trong những công ty tư nhân của cả nước công ty cũng đang chuyển mình theo xu hướng phát triển hội nhập của đất nước.Phấn đấu bằng nghị lực của mình góp phần vào sự phát triển chung của đất nước,xây dựng xã hội phát triển giàu mạnh ,tiến bộ, văn minh. 2. Tổ chức bộ máy và hoạt động của công ty TNHH Nhật Bản 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ máy quản lý nói chung Bộ máy quản lý nói chung đã được tổ chức sắp xếp lại một cách gọn nhẹ và hợp lý ,phân công công việc cho cán bộ công nhân viên phù hợp với chuyên môn và trình độ của họ để họ có thể phát huy được năng lực của mình.Chính vì thế mà các bộ công nhân viên trong công ty đều cảm thấy phấn khởi , gắn bó và có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển công ty . Hiện nay công ty có 40 cán bộ công nhân viên ,gồm có 4 phòng ban và một xưởng sản xuất gồm 4 phân xưởng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức : Héi §ång Thµnh Viªn Gi¸m §èc Phã Gi¸m §èc Phßng kÕ to¸n Phßng kinh doanh Phßng kü thuËt Phßng KCS QL s¶n xuÊt Bộ máy quản lý của công ty Hiện nay công ty có 40 cán bộ công nhân viên trong đó bộ phận trực tiếp sản xuất là 31 người chiếm 77.5% trong tổng số cán bộ công nhân viên .Với số cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận quản lý như vậy, công ty đã tổ chức thành một bộ máy quản lý chặt chẽ với chế độ một thủ trưởng đảm bảo cho tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả. *Hội đồng thành viên (HĐTV) : là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty . Hội đồng thành viên bầu , miễn nhiệm ,bãi miễn , bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên giám đốc hoặc tổng giám đốc , kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại điều công ty * Nhiệm vụ của hội đồng thành viên - Quyết định phương hướng phát triển của công ty - Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn - Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty - Thông qua hợp đồng vay ,cho vay , bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty - Bầu , miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm , miễn …,cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng - Quyết định mức lương, lợi ích khác với giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lại lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty - Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện - Sửa đổi bổ xung điều lệ công ty - Quyết định tổ chức lại công ty - Quyết định giải thể công ty - Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp *Chủ tịch hội đồng thành viên Do hội đồng thành viên bầu ra, có các quyền và nghĩa vụ - Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên - Chuẩn bị chương trình, nội dung, thiệu họp hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên - Triệu tập và chủ tọa cuộc họp của Hội Đồng Thành Viên hoặc thực hiện lấy ý kiến các thành viên - Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV - Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV - Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp * Giám đốc công ty : Là người đại diện pháp nhân của công ty và có quyết định cao nhất về điều hành công ty , chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trước nhà nước , trước pháp luật và tập thể các bộ phận nhân viên trong công ty Quyền :+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV + Quyết định tất cả các vấn đề liên quan hoạt động hàng ngày của công ty + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty + Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị + Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị + Kiến nghị phản ánh sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh + Tuyển dụng lao động + Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty, tại hợp đồng lao động mà giám đốc ký kết với công ty theo quyết định của HĐTV Nghĩa vụ : + Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực *Phó giám đốc : là người trực tiếp điều hành việc sản xuất ,kinh doanh của công ty.phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng thành viên của công ty.Ngoài ra phó giám đốc cũng có quyền tham mưu trợ giúp cho giám đốc về các mảng liên quan 2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban -Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động với máy móc thiết bị . Nhiệm vụ quan trọng nhất phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường , tìm và phát hiện nhu cầu và giới thiệu sản phẩm của công ty trên thị trường đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả: -Phòng kế toán : có nhiệm vụ là lập và thực hiện kế hoạch tài chính tính toán ghi chép chính xác về nguồn vốn ,tình hình tài sản cố định , các loại vật tư, vốn bằng tiền , lập và báo cáo kế toán đầy đủ ,kịp thời .Bên cạnh việc thực hiện kế toán sản xuất kinh doanh còn thực hiện thanh quyết toán với nhà nước. Phòng kế toán tổ chức theo kiểu tập trung,mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện ở phòng kế toán kể từ khâu ghi sổ kế toán chi tiết,, tổng hợp đến lập báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán -Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho và giao cho khách hàng -Phòng kỹ thuật : Phối hợp với phòng kinh doanh xây dựng định mức kỹ thuật , tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm , quy cách từng mặt hàng .Ngoài ra phòng kỹ thuật còn kiêm nhiệm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị. -Phân xưởng sản xuất +Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng , bố tri từng đội sản xuất sao cho phù hợp với khả năng văn trình độ của họ 2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh công ty TNHH Nhật Bản Hiện nay ,về tổ chức sản xuất công ty có bốn phân xưởng sản xuất chính với các chức năng, nhiệm vụ của từng phân xưởng Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty TNHH Nhật Bản : Gi¸m §èc Phã Gi¸m §èc PX c¬ khÝ PX c¬ ®iÖn PX l¾p r¸p PX m¹ vµ vÖ sinh -Phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra các khuân mẫu (phôi, ke, khoá…)hay đúc tay nắm nhôm , đồng thoi để tiện lõi khoá.Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa …Đây là phân xưởng có số lượng lớn nhất trong công ty và cũng là đơn vị mạnh nhất tạo ra sản lượng lớn nhất trong công ty.Phân xưởng có các nhóm công nhân đảm nhiệm những công việc cụ thể hơn : khuôn, dập,nguội ,khoan rèn… -Phân xưởng cơ điện có trách nhiệm sửa chữa thường xuyên ,trung và đại tu máy móc, thiết bị trong công ty kể cả phần cơ và phần điện.Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác làm việc liên tục , không bị gián đoạn vì máy móc, thiết bị hay đường điện bị sự cố.Ngoài ra , phân xưởng còn chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề, khoá. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng , là công việc khá phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo khi đúc chi tiết khoá có thể khớp nhau được. Phân xưởng này gồm các nhóm hoàn thành những công việc như phay, tiện, sửa chữa, … -Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khoá từ bộ phận, chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.Phân xưởng này hoàn thành những công việc như :lắp, khoan, bao gói … -Phân xưởng mạ : có nhiệm vụ mạ quai khoá, ke, bản lề, chốt cửa…Công nghệ mạ đòi hỏi có kỹ thuật cao và theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng cao. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Loại hình chế biến của công ty là kiểu chế biến liên tục , quy mô sản xuất thuộc loại nhỏ mặc dù sản phẩm của công ty gồm nhiều loại có kết cấu phức tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu cả về kỹ thuật nhưng nhìn chung các sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình sản xuất theo cùng một phương pháp công nghệ , cụ thể quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty gồm các giai đoạn sau: Thứ nhất : giai đoạn chế tạo phôi tạo ra các chi tiết, các bộ phận sản phẩm dưới dạng thô (phôi). Sau đó phôi được chủ yếu chuyển sang giai đoạn gia công cơ khí để chế biến thành chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm hoàn chỉnh có thể bán ra ngoài dưới dạng thành phẩm Thứ hai : giai đoạn gia công cơ khí chủ yếu chế tạo ra các chi tiết , các bộ phận có tính năng ,tác dụng nhất định để lắp ráp thành sản phẩm. Thứ ba :giai đoạn lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong quá trình công nghệ. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Nguyên vật liệu PX cơ khí PX bóng mạ PX cơ điện PX lắp ráp TP nhập kho Tất cả các phân xưởng trên đều chịu sự điều khiển của quản đốc phân xưởng mà người trực tiếp chỉ đạo là phó giám đốc Do sản phẩm hoàn thành có kết cấu khá phức tạp , hầu hết các sản phẩm để hoàn thành được phải có sự chuyển giao giữa các bộ phận sản xuất.Vì vậy giữa cá phân xưởng trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng sản xuất ra cùng một loại sản phẩm 3. Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 3.1 Sản phẩm Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại khoá cửa, các loại phụ kiện khoá gồm có nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường. Có thể kể đến các dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty cung cấp ra thị trường như : -Bản lề sàn : Loại 150kg gồm có H-233Z , HS-233Z Loại 105 kg gồm HS-222Z , H-222Z -Khóa cao cấp : Loại MMC-05, loại MD-05 -Khóa tay gạt : Khóa Loại V : 85-58 (LV-SLU-DLV ) Khóa loại T :85-58 (DLT-SLT-LT) Khóa loại K : 85-58 (DLK-SLK-LK) -Khóa nắm tròn : Loại A : U65, A300, A400, AL100, A100 Loại C : C200, C600 , C800, C300 ,C900 ,C500 Sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng biết đến và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Với nhiều sản phẩm với những chủng loại , mẫu mã và chức năng khác nhau đảm bảo độ bền và chất lượng, khách hàng có thể có nhiều phương án lựa chọn phù hợp với mình. Đặc biệt, có một số chủng loại khóa cao cấp chỉ có công ty cung cấp độc quyền trên thị trường như H-222Z, H-333Z… 3.2 Thị trường tiêu thụ Sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước và tập trung ở các thành phố lớn thuộc các khu vực Bắc- Trung – Nam như Hà Nội , Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở miền Bắc như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Sơn La….Hiện nay công ty đang chú trọng phát triển thêm nhiều hơn nữa cơ sở mới đặt tại miền Trung và miền Nam nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến gần đây công ty đã mở thêm các chi nhánh mới ở miền trung. Điển hình ngày 22/11/2007 Mở thêm chi nhánh công ty TNHH Nhật Bản –chi nhánh miền Trung. Địa điểm lô6D2 KDC An Hòa ,phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ -thành phố Đà Nẵng . Giấy phép do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Công ty cổ phẩn Dương Việt Vương – Sài Gòn; Công ty cổ phần Việt Hàn. Các chi nhánh ở Lạng Sơn, Sơn La, Thanh hóa và các tỉnh thành khác… Có thể kể đến một số khách hàng lớn và là khách hàng lâu năm chính của công ty : - Công ty cổ phần DVV – P3 quận Tân Bình – Thành Phố Hồ Chí Minh ( Khu vực Miền Nam ) - Cửa hàng Khánh Hưng – Lạng Sơn - Cửa hàng Nghĩa Sơn – Hà nội - Cửa hàng Liên Bảng – Thái Bình - Công ty Việt Hàn – Hải Phòng ( phụ trách khu Quảng Ninh- Hải Phòng ) - Cửa hàng Phước Hà – 61 thành phố Huế - Cửa hàng Toàn Yến – 81 Trần Phú – Thành phố Vinh - Cửa hàng Nam Phát – Đống đa – Hà nội - Cửa hàng Hoài Lan – Thuốc Bắc Hà nội - Cửa hàng Hương Hiển – thuốc Bắc Hà nội - Cửa hàng Xuân Hiển – Ninh bình - Cửa hàng Dũng Tấn – Ninh Bình - Cửa hàng Hải Yên – Nam Định - Cửa hàng Hùng Năm – Sơn La - Chi nhánh công ty Nhật Bản tại Miền Trung – quận Cẩm lệ - Thành phố Đà nẵng ( khu vực miền Trung ) Với mục tiêu lâu dài : trong một tương lai gần , sản phẩm của công ty sẽ ưa chuộng và sẽ trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên khắp cả nước và khu vực, hiện đội ngũ công nhân viên công ty đang không ngừng cố gắng phấn đấu và nỗ lực hết mình đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và những sản phẩm chất lượng nhất. Công ty TNHH Nhật Bản đã xây dựng được nhiều các chi nhánh mới thuộc các tỉnh và thành phố phụ trách cung cấp sản phẩm cho các vùng và khu vực lân cận, trong tương lai không xa, doanh nghiêp sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa nhằm đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu đông đảo của người dân trong khắp cả nước và thị trường trong khu vực 3.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm khóa. Đặc biệt là trong nghành phải kể đến các nhãn hiệu đã nổi tiếng như khóa Việt Tiệp , khóa Con Voi, khóa Minh Khai…Đây là các nhãn hiệu khóa đã được nhiều người biết đến và đã khá thành công. Đây có thể coi là một trong số những đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty. Ngoài ra trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều những nhãn hiệu khóa mới , xuất hiện những sản phẩm với kiểu dáng và tính năng mới.Như gần đây trên thị trường xuất hiện có các sản phẩm khóa có tính năng nhận biết vân tay,có thể lưu giữ vân tay... Có thề nói đây đều là những đối thủ trong ngành và có khả năng tranh chấp thị trường đối với sản phẩm của công ty, bên cạnh đó còn có các đối thủ tiềm ẩn có khả năng sắp ra nhập vào thị trường… Với sự hiện diện của nhiều công ty cung cấp sản phẩm trong nghành, công ty đang nhận thức rõ được xứ mệnh của mình và tầm quan trọng trong công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.Phấn đấu đưa nhãn hiệu sản phẩm của công ty trở thành một thương hiệu trên thị trường, khẳng định chất lượng từ đó nâng cao thị phần cạnh tranh với các đối thủ II. Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản 1. Tình hình duy trì và tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề cơ bản quan tâm hàng đầu của của các doanh nghiệp thương mại. Tiêu thụ sản phẩm mang ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp kinh doanh và với công ty TNHH Nhật Bản cũng vậy. Công ty luôn chú trọng tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm.Có thể nói, do việc ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ và công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh nên trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên rõ rệt.Trong đó có thể kể đến một số sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn đem lại doanh thu lớn cho công ty như HS 212,HS 308, HS 233 Khóa tay gạt SLD, DLD, Khóa nắm tròn nhóm A( A100 ,A100L, A200, A200L , A300, A400 )Khóa nắm tròn nhóm C ( C200, C300, C5 , C800, C900)…Trong năm 2008 công ty tiếp tục duy trì và phát huy nâng cao sản lượng tiêu thụ vào các sản phẩm chủ chốt nhằm tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm, mang lại doanh thu cho công ty. Thống kê năm 2007 doanh thu của những sản phẩm chủ chốt này thể hiện trong bảng : Bảng doanh thu theo sản phẩm trong ba năm trở lại đây : 2005, 2006, 2007 STT Tên sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 . Năm 2007 Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh Thu 1 Bản lề sàn HS 308 300 35.712.000 413 47.616.000 496 59.520.000 2 Bản lề sàn HS 233 270 50.082.000 367 62.602.500 491 83.470.000 3 Bản lề sàn HS 212 898 587.520.000 1224 734.400.000 1632 979.200.000 4 Bản lề sàn HS 333 25 54.000.000 34 67.500.000 45 90.000.000 5 Bản lề sàn HS 222 10 23.460.000 13 29.325.000 17 39.100.000 6 Bản lề sàn H 233 7 16.560.000 9 20.700.000 12 27.600.000 7 Khóa nắm tròn nhóm A 1987 173.472.000 2710 216.840.000 3614 289.120.000 8 Khóa nắm tròn nhóm C 1683 84.180.000 2104 105.225.000 2806 140.300.000 9 Khóa nắm tròn nhóm O 4297 118.190.050 5372 161.167.500 7163 214.890.000 10 Khóa tay gạt nhóm D 1953 585.900.000 2441 732.375.000 3255 976.500.000 11 Khóa tay gạt nhóm K 199 39.840.000 249 49.800.000 332 66.400.000 12 Khóa tay gạt nhóm T 170 37.200.000 232 46.500.000 310 62.000.000 13 Bản lề cối sắt 1437 94.068.000 1956 117.585.000 2613 156.780.000 14 Bản lề cối inox 485 39.890.000 606 49.980.000 809 64.640.000 15 Sản phẩm còn lại 1756 735.088.893 1953 980.118.525 2025 1.306.824.701 Theo bảng doanh th ụ theo sản phẩm trên có thể thấy rằng số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty liên tục tăng trong các năm 2005, 2006 ,2007. Sản lượng tiêu thụ theo từng loại sản phẩm cũng luôn tăng theo các chủng loại sản phẩm đóng góp vào tổng doanh thu . Năm 2005 tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty là 15486 sản phẩm, Đến năm 2006 tổng số sản phẩm đã tăng lên là 19683 tăng 27%, Năm 2007 tổng số lượng tiêu thụ là 25620 tăng 53% so với năm 2005. Nhờ sản lượng tiêu thụ sản phẩm luôn tăng từ đó làm tăng doanh thu của công ty. Tổng doanh thu của công ty trong năm 2007 là :4.566.344.701 tăng 45 % so với năm 2005 (2.515.989.586), và tăng hơn 20% so với năm 2006 (3.653.075.761).Có thể nói những thống kê trên đã cho thấy rằng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây là có hiệu quả và đã đạt được những con số rất đáng khích lệ Trong các năm trở lại đây sản lượng hàng xuất các sản phẩm của công ty đã tăng so với năm trước đây. Từ đó làm tăng doanh thu hàng hóa và dịch vụ của công ty, từ doanh thu bán hàng hóa đến doanh thu bán thành phẩm.Sự thay đồi trong doanh thu trong hai năm trở lại đây được thể hiện trong bảng sau Bảng doanh thu sản phẩm, hàng hóa năm 2006- 200 Đơn vị : đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 doanh thu bán hàng hóa 75.500.000 855.326.701 2 doanh thu bán thành phẩm 3.381.221.000 3.701.018.000 3 doanh thu cung cấp dịch vụ 0 0 4 doanh thu họat động tài chính 359.440 3.642.445.861 1.2 Kết quả của công ty TNHH Nhật Bản đã đạt Kết quả của công ty TNHH Nhật Bản đã đạt được năm 2005, 2006, 2007 thể hiện trên bảng sau : Đơn vị : đồng STT Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng nguyên giá TSCĐ 808.000.000 902.000.000 1.267.697.217 2 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000.000 1.500.000.000 1.500.000.000 3 Doanh thu tiêu thụ 3.381.221.000 3.456.721.000 4.556.344.701 4 Lợi nhuận 30.039.630 88.497.672 100.480.888 5 Giá vốn hàng bán 2.246.124.842 2.964.013.764 3.642.445.861 6 Chi phí thuế thu nhập DN 8.388.904 16.800.000 23.240.000 Thu nhập bình quân / người 1.302.021 1.424.125 1.550.354 Như vậy, từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm trở lại đây , có thể thấy được những nỗ lực đáng kể của toàn bộ công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm.Đây là một dấu hiệu khả quan cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ không những được giữ vững mà năm sau còn cao hơn năm trước.Thành công của ngày hôm nay là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo đường lối sáng suốt của ban lãnh đạo, cũng như những cố gắng không mệt mỏi của tất cả công nhân viên trong công ty đã nỗ lực trong thời gian qua. Nói như vậy ,không có nghĩa là công ty đã bằng lòng với những gì mình hiện có bởi công ty luôn biết rằng trong thị trường cạnh tranh như ngày nay thì tự hài lòng cũng có nghĩa là thất bại. Tập thể công ty luôn luôn phải phấn đấu, luôn đổi mới và làm tốt hơn nữa chiến lược đã đề ra nhằm duy trì và phát triển thị trường sản phẩm.Đưa công ty trở lên ngày càng lớn mạnh và phát triển ngang tầm với các đối thủ trong khu vực. 2. Các biện pháp mà công ty đã thực hiện nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã chuyển sang giai đoạn mới,giai đoạn ngự trị tuyệt đối của bán hàng. Không phải là sản xuất hàng thương mại hoá mà là bán hàng có tiếng nói quyết định đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh thu càng cao thì lợi nhuận càng lớn, vì thế bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng muốn thúc đầy việc bán hàng sao có hiệu quả Ý thức được tầm quan trọng của việc bán hàng, doanh nghiệp không ngừng nâng cao ý thức trong việc cung cấp hàng hóa sản phẩm có chất lượng cho khách hàng, bên canh đó là ý thức phục vụ tận tình, chu đáo và dịch vụ yểm trợ bán hàng đối với khách hàng.Công ty thực hiện hai hình thức bán hàng chủ yếu đó là bán hàng trực tiếp và bán hàng thông qua trung gian *Việc quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu Việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng được công ty đặc biệt chú trọng Bên cạnh việc giới thiệu về công ty, sản phẩm của công ty trên website của công ty ( jep.com.vn ). Đối với mỗi khách hàng là các cửa hàng đại lý hoặc khách hàng phụ trách khu vực, khi mua sản phẩm của công ty đều được tặng những băng rôn, bảng biểu về sản phẩm để trang trí cửa hàng. Bên cạnh đó công ty còn trang bị cho các của hàng, đại lý những thiết bị, tủ kính trưng bày sản phẩm mang tên công ty và hình ảnh công ty .Với mỗi khách hàng đến mua sản phẩm sẽ được tư vấn về sản phẩm .Đã từ lâu công ty đã xác định bí quyết kinh doanh của mình chính là : coi chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín, đạo đức kinh doanh mới là hàng đầu.Công ty tin tưởng có như vậy khách hàng sẽ biết đến công ty như một điểm đến của sự uy tín và chất lượng phục vụ chứ không phải là bề nổi của sự maketing hào nhoáng hay một sự quảng bá hình ảnh nhãn hiệu theo lối thị trường nào đó mà các doanh nghiệp đã từng làm. Có thể nói, công ty đã có một cách thức cũng như một chiến lược thương hiệu cho riêng mình.Đó không chỉ thể hiện cách làm,cách thức hoạt động của công ty mà nó còn thể hiện một đường lối họat động, chiến lược kinh doanh của công ty. *Công ty đặc biệt quan tâm tới vấn đề khách hàng -Đối với khách hàng cũ, khách hàng lâu năm Đối với công ty, khách hàng luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu.Đặc biệt đối với các khách hàng lớn và khách hàng lâu năm của công ty (có thể là khách hàng, các cửa hàng chuyên cung cấp sản phẩm của công ty). Đối với những khách hàng này sẽ được công ty đặc biệt chú trọng và có những dịch vụ ưu đãi đặc biệt Tuy phạm vi khách hàng của công ty ở các vung miền khác nhau, địa bàn rộng lớn nhưng công ty vẫn chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng.Công ty luôn tìm hiểu các vấn đề quan tâm của khách hàng, những phản hồi từ phía người tiêu dùng để từ đó có những điều chỉnh và đưa ra chính sách phù hợp. Chính vì

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của Công ty TNHH Nhật Bản.DOC
Tài liệu liên quan