Mục lục
Lời nói đầu .1
Chương I: Những lý luận chung về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm 2
I. Chất lượng sản phẩm, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. 2
1. Chất lượng sản phẩm. 2
2. Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. 6
II. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng đối với các doanh nghiệp công nghiệp. 13
1. Nhóm các loại chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho các loại sản phẩm: 14
2. Nhóm các chỉ tiêu có tính chất đại thứ áp dụng cho từng loại sản phẩm thích hợp. 14
III. Những nhân tố ảnh hưởng để chất lượng sản phẩm. 16
1. Nhu cầu thị trường. 16
2. Tiến bộ khoa học kỹ thuật. 17
3. Vật tư nguyên vật liệu sử dụng. 17
4. Trình độ ý thức của người lao động. 19
5. Trình độ quản lí các hoạt động sản xuất kinh doanh. 20
IV. Hiệu quả kinh tế-xã hội của việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm. 21
V. Sự cần thiết khách quan phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung và công ty Bánh kẹo Hải Hà nói riêng. 22
Chương II: thực trạng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty bánh kẹo Hải hà trong thời gian qua 24
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 24
1. Giới thiệu sơ lược về Công ty 24
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 26
II. những đặc điểm kinh tế kỹ thuật và xã hội có ảnh hưởng đến clsp của Công ty. 27
1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường sản phẩm 27
2. Đặc điểm về nguyên vật liệu 30
3. Đặc điểm về công nghệ, thiết bị sản xuất. 31
4. Đặc điểm về lao động. 36
5. Đặc điểm bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty 38
III. Phân tích tình hình đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty trong thời gian qua. 40
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. 40
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty. 47
3. Tình hình đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm 49
4. Tình hình quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty trong thời gian qua 56
III. Đánh giá ưu , nhược điểm trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty và những nguyên nhân của nó. 61
1. Ưu điểm 61
2. Một số tồn tại. 62
3. Nguyên nhân 64
Chương III. Phương hướng và biện pháp nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty 67
KẾT LUẬN 88
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào loại khá, điều này, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo trình độ.
ĐVT: người
Chỉ tiêu lao động
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân
kỹ thuật
1.Cán bộ kỹ thuật
35
15
6
2.Cán bộ quản lý
129
22
38
3.Công nhân bậc 6-7
305
4.Công nhân bậc 4-5
507
5.Công nhân bậc 3
722
Tổng số
164
37
44
1534
Số lượng cán bộ làm công tác lãnh đạo quản lý, làm công tác khoa học kỹ thuật là 245 người, chiếm 15% trong tổng số lao động. Trong đó, trình độ đại học chiếm 9,9%, cao đẳng chiếm 2,23% và trình độ trung cấp chiếm 2,87%. Đối với đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo thì đây là một tỷ lệ khá cao, thể hiện số cán bộ có trình độ quản lý có trình độ cao, tạo điều kiện tốt cho Công ty trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
5. Đặc điểm bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty
Qua sơ đồ ta thấy bộ máy tổ chức của Công ty được bố trí theo cơ cấu trực tuyến – chức năng. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ với nhau tạo động lực phát huy hiệu quả trong công việc. Thông tin của lãnh đạo cấp cao nhanh chóng được truyền đạt cho cán bộ cấp dưới và có được nhanh thông tin phản hồi, thông tin có tính nhất quán và tính chính xác cao.
* Cơ cấu quản trị:
Đứng đầu bộ máy quản trị là tổng giám đốc, người quản trị Công ty theo chế độ 1 thủ trưởng, có quyết định điều hành hoạt động sản xuất của Công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước và chịu trách nhiệm trước tập thể lao động về kết quả sản xuất, kinh doanh của Công ty. Tổng giám đốc là người đại diện cho Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc tài chính có chức năng tham mưu cho tổng giám đốc về công tác quản trị tài chính.
Trực thuộc Phó tổng giám đốc tài chính gồm 2 phòng: Tài vụ và Kế toán.
Phòng Tài vụ có chức năng huy động vốn cho sản xuất, thanh toán các khoản nợ, vay và trả (nội bộ và đối ngoại)
Phòng Kế toán có chức năng tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh (lãi hay lỗ).
Phó tổng giám đốc kỹ thuật có chức năng chỉ đạo, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tham mưu cho tổng giám đốc về kỹ thuật khi Công ty có nhu cầu đầu tư dây chuyền sản xuất.
Trực thuộc phó tổng giám đốc kỹ thuật gồm 2 phòng: Kỹ thuật và KCS có chức năng theo dõi việc thực hiện các quá trình công nghệ, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu và chế thử sản phẩm mới.
Phó tổng giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm về quản trị nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn nhịp nhàng đều đặn.
Phó tổng giám đốc kinh doanh giám sát hoạt động của phòng Kinh doanh.
Phòng Kinh doanh có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh (ngắn hạn và dài hạn), cân đối kế hoạch, điều độ sản suất và chỉ đạo kế hoạch cung ứng vật tư sản xuất, ký hợp đồng và theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, thu mua vật tư thiết bị tiêu thụ sản phẩm, tổ chức hoạt động Marketing từ qúa trình sản xuất đến tiêu thụ, thăm dò và mở rộng thị trường, lập ra các chiến lược tiếp thị quảng cáo, lập phương án phát triển cho Công ty.
Các nhóm thuộc phòng kinh doanh là hệ thuộc các cửa hàng, nhóm Marketing, nhóm cung ứng vật tư, nhóm xây dựng cơ bản, nhóm điều hành sản xuất, nhóm vận tải, nhóm bốc vác, kho tàng.
Văn phòng có chức năng lập định mức thời gian cho các loại sản phẩm, xác định mức tiền lương, tiền thưởng cho toàn bộ công nhân viên của Công ty, tuyển dụng lao động, phụ trách vấn đề bảo hiểm an toàn lao động vệ sinh công nghiệp, phục vụ và tiếp khách.
* Cơ cấu sản xuất:
Cơ cấu sản xuất của Công ty được chuyên môn hoá tới từng xí nghiệp, mỗi xí nghiệp được phân công chế biến những sản phẩm nhất định và tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền liên tục. Sự mạnh dạn đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất được Công ty thực hiện năm 1995:
-Tập trung 3 phân xưởng sản xuất kẹo thành xí nghiệp kẹo.
-Tập trung 2 phân xưởng sản xuất bánh thành xí nghiệp bánh.
-Tập trung các bộ phận in hộp, cắt giấy, nề mộc, cơ điện ... thành xí nghiệp phụ trợ.
-Sát nhập Nhà máy thực phẩm Việt Trì vào Công ty.
-Sát nhập Nhà máy bột dinh dưỡng vào Công ty.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH ĐẢM BẢO VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA.
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
a- Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm gần đây.
Trước năm 1986, Công ty bánh kẹo Hải Hà sản xuất và kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp của nhà nước. Mọi chỉ thị, chỉ tiêu kế hoạch do nhà nước giao Công ty đều cố gắng hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao. Sau năm 1986, với chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà Nước ta , Hải Hà nói riêng và các doanh nghiệp trong cả nước nói chung như được thổi luồng sinh khí mới. Đó là việc nhà Nước ta xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết của nhà nước. Chính tại thời điểm này, Công ty đã khẳng định mình hơn bao giờ hết trong sự nghiệp xây dựng và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng sản lượng hàng năm từ 10-15%. Từ sản xuất thủ công là chính Công ty đã chuyển sang cơ giới và bán tự động hoá và lợi nhuận không ngừng tăng từ số vốn của Nhà nước giao cho.
Cùng với sự hội nhập và phát triển của nền kinh tế thế giới, với tư duy nhạy bén và tầm nhìn chiến lược của thời đại. Tháng 5 năm 1992 Công ty đã liên doanh với Nhật Bản tạo ra hình thức hợp tác đầu tư 2 bên cùng có lợi. Cũng trong giai đoạn này, Hải Hà có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ 30-35%/ năm. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang một số thị trường nước ngoài như Đông Âu , ASEAN… Đối với thị trường trong nước, sản phẩm của Công ty có mặt hầu hết 61 tỉnh thành trong cả nước. Sinh ra trong chiến tranh, trưởng thành và phát triển trong sản xuất và xây dựng. Công ty bánh kẹo Hải Hà đã không ngừng phát triển, sản phẩm của Công ty ngày càng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, đáp ứng lòng mến mộ và tin yêu của nhân dân, xứng đáng một trong những doanh nghiệp hàng đầu sản xuất bánh kẹo trong cả nước.
Với gần 40 năm xây dựng và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Hải Hà đã không ngừng đổi mơí và phát triển. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị máy móc hiện đại để cho ra đời nhưng sản phẩm mới có chất lượng cao, đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc, giá cả đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Do vậy mà trong một số năm qua Công ty dẫn đầu về doanh số bán và năm 1999, 2000 được bình chọn vào “Top Ten” – Hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay với công suất hơn 11.000 tấn/ năm, doanh số bán trung bình đạt 180 tỷ đồng/ năm, Công ty được coi là một trong những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có hiệu quả. Kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh như sau: ( xem bảng 5).
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Hà
từ năm 1999-2001.
Stt
Chỉ tiêu
Đ. vị tính
1999
2000
2001
1
Giá trị tổng sản phẩm
Tỷ đồng
135,5
132,8
175.8
2
Doanh thu
Tỷ đồng
170.3
174.2
230.7
3
Chi phí bán hàng
Tỷ đồng
1,953
1,987
2,3
4
Chi phí quản lý
Tỷ đồng
13,144
15,058
16,232
5
Nộp ngân sách
Tỷ đồng
16,17
18,2
23,45
6
Lợi nhuận
Tỷ đồng
0,2
0,3
0,38
7
Sản Lượng
Tấn
9.840
10.850
11.793
8
Thu nhập bình quân
Ng.đồng
730
750
930
9
Tổng vốn
Tỷ đồng
126,66
122,39
123,75
-Vốn lưu động
Tỷ đồng
47,22
46,89
47,1
- Vốn cố định
Tỷ đồng
79,44
75,5
76,65
10
Số công nhân viên
Người
1832
1962
1970
( Nguồn: Phòng tài vụ và phòng hành chính)
b- Tình hình kinh doanh các mặt hàng:
Hiện nay, Công ty sản xuất gần 100 chủng loại bánh kẹo. Do đặc tính của sản phẩm không phải đầu tư theo chiều sâu mà chủ yếu bằng đa dạng hoá sản phẩm, nên Công ty luôn cố gắng, nghiên cứu, tìm kiếm các sản phẩm mới. Việc nhập thêm một số dây chuyền sản xuất kẹo Jelly, Caramen đã giúp cho Công ty có những sản phẩm đặc trưng. Tình hình tiêu thụ của các nhóm mặt hàng trong một số năm gần dây được thể hiện qua bảng 6:
Bảng 6: Cơ cấu kinh doanh các nhóm hàng chính của Công ty
Đơn vị tính: Tấn
Tên
1999
2000
2001
00/99
01/00
Bánh
Ngọt
Kem xốp các loại, qui kem, xốp dừa, cẩm chướng, bông hồng vàng..
1890
2137
2371
113.1
110.9
Mặn
Violét, dạ lan hương, thuỷ tiên, phomát…
1090
1270
1380
116.5
108.7
Kẹo
Cứng
Dưa xoài, dâu, Socola, hoa quả, tây du ky
2150
2820
3145
131.2
111.5
Mềm
Cốm, sữa dừa, càphê, bắp bắp, mơ
3630
3423
3570
94.3
104.3
Dẻo
Jelly chip chip, gôm,
mè xửng
1080
1200
1327
111.1
110.6
Tổng số
9840
10850
11793
110.3
108.7
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy năm 2000 sản lượng tiêu thụ tăng 1010 tấn (10850 - 9840) ứng với tỷ lệ tănng 10.3% (110.3 - 100). Năm 2001 so với năm 1999 sản lượng tiêu thụ tăng 943 tấn (11793 - 10850) tăng 8.7% (108.7 -100). Như vậy năm 2001, mặc dù sản lượng tiêu thụ vẫn tăng nhưng tốc độ tăng đã suy giảm so với tốc độ tăng của năm 2000.
Sang năm 2001 sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng lên do Công ty mở rộng hệ thống đại lý trên toàn quốc, các sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng ưa thích. Hơn nữa, trong năm 2001 Công ty đã tăng chi phí cho các hoạt động hỗ trợ bán hàng như dành 4% doanh thu quảng cáo, khuyến mại, hàng quí thưởng cho 20 đại lý có sản phẩm tiêu thụ cao nhất.
Tình hình các mặt hàng tiêu thụ còn được thể hiện qua bảng số 7
Bảng 7: Tình hình tiêu thụ một số mặt hàng.
(ĐVT: tấn)
stt
Mặt hàng
2000
2001
Sản xuất
Tiêu thụ
Tỷ trọng %
Sản xuất
Tiêu thụ
Tỷ trọng %
1
Kẹo Jelly các loại
835
800
95,8
1050
989
94,2
2
Kẹo cứng nhân
681,2
684,95
100,55
760,64
720
94,65
3
Kẹo tây du ký
375,8
509,1
135,47
525,8
530
100,8
4
Kẹo bắp bắp
97,83
90,62
92,63
96,8
97,5
100,7
5
Kẹo cốm
512,4
528,9
133,22
530,5
503,67
94,94
6
Kẹo socola
563,8
627,5
95,98
630
625,8
99,33
7
Bánh kem xốp
700
689,25
98,46
725,3
730,6
100,7
8
Bánh qui các loại
1300
1486
114,30
1568
1538
98,08
9
Bánh cẩm chướng
746,8
768,9
102,96
795,2
786,4
98,9
10
Bánh Layơn
3,834
3,026
78,92
3,65
3,45
94,52
Bảng trên phản ánh tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ yếu đại diện cho gần 100 chủng loại sản phẩm. Hầu hết khối lượng các mặt hàng tiêu thụ đều sát với khối lượng sản suất của Công ty. Điều này chứng tỏ công tác điều hành sản xuất của Công ty là rất tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng, không xảy ra tình trạng thiếu sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Mặt khác, trong năm 2001 hầu hết các mặt hàng trên đều tăng khối lượng tiêu thụ. Cụ thể, kẹo Jelly tăng 89 tấn ( 898 - 800) , kẹo cứng nhân tăng 35,05 tấn (720 - 684,95), kẹo tây du ký tăng 20,9 tấn ( 530 - 509,1), kẹo bắp bắp tăng 6,88 tấn (97,5 - 90,62), bánh kem xốp tăng 41,35 tấn (730,6 - 689,25), bánh qui tăng 52 tấn (1538 - 1468), bánh cẩm chướng tăng 17,5 tấn (768,4 - 786,9), bánh Lay ơn tăng 0,424 tấn (3,45 - 3,026). Duy chỉ có kẹo cốm và kẹo Socola giảm với một lượng không lớn, đối với kẹo cốm giảm 25,23 tấn (503,67 - 528,9), kẹo Socola giảm 1,7 tấn.
Sở dĩ có sự thay đổi về tinh hình tiêu thụ là do:
Lượng tiêu thụ kẹo Socola, kẹo Cốm giảm là do trong năm 1999, 2000 Công ty chưa đưa ra sản phẩm mới, có chất lượng cao có thể thay thế được kẹo Socola, kẹo Cốm là sản phẩm truyền thống được nhiều Công ty bánh kẹo khác sản xuất.
Trong tương lai, Công ty có kế hoạch sản xuất một số loại sản phẩm và thúc đẩy tiêu thụ. Bánh cẩm chướng có hiệu quả kinh doanh thấp nhưng lại có sản lượng tiêu thụ mạnh do đó Công ty chưa có ý định tìm sản phẩm thay thế mà trước mắt cố gắng giảm giá thành. Đối với loại bánh Lay ơn có hiệu quả cao nhưng khối lượng tiêu thụ là rất thấp do giá thành cao kéo theo giá bán cao tương ứng 58.000 đ/kg. Hiện nay, Công ty vẫn duy trì sản xuất loại bánh này vào các dịp lễ, tết . Nói chung, tỷ lệ lãi của bánh kẹo là rất thấp mầu đặc trưng theo tên gọi do trênh lệch giữa giá thành và giá bán là rất nhỏ. Do vậy, để nâng cao hiệu quả, Công ty cố gắng tìm những biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.
c- Khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty.
Tình hình khai thác thị trường của Công ty trong cả nước được thể hiện ở sản lượng tiêu thụ. Do giá của sản phẩm còn cao và thu nhập của mỗi vùng là khác nhau. Do vậy sức tiêu thụ ở mỗi vùng cũng khác nhau. Điều này được thể hiện ở trong bảng 11.
Tình hình chiếm lĩnh thị trường từng tỉnh thành thể hiện tình hình tiêu thụ ở thị trường đó. Theo số liệu của bảng, sản phẩm của Công ty bánh kẹo Hải Hà tiêu thụ ở Hà Nội là lớn nhất chiếm khoảng 30% tổng sản lượng tiêu thụ. So với các Công ty bánh kẹo khác tiêu thụ tại thị trường Hà Nội như: Hải Hà, Tràng An, Hữu Nghị, 19-5, thì sản phẩm tiêu thụ của Hải Hà nhiều hơn cả chiếm 40 % thị phần. Tuy nhiên, việc chiếm lĩnh thị trường Hà Nội đang giảm dần ưu thế do quá nhiều đối thủ cạnh tranh đặc biệt là hàng ngoại nhập. Trước tình trạng cạnh tranh gay gắt trên thị trường, việc tiến triển của Công ty bánh kẹo Hải Hà được tiến hành theo hai phương hướng :
-Khai thác mở rộng thị trường ngay trên thị trường truyền thống ( thị trường Miền Bắc) . Đây là hướng chủ yếu của Công ty.
-Phát triển các thị trường mới vào các vùng sâu, vùng xa và các tỉnh phía Nam có khả năng phát triển.
Tốc độ phát triển thị trường của Công ty rất mạnh và có chiều hướng tăng liên tục ở hầu hết các thị trường. Hiện nay, Công ty đang từng bước xây dựng cả thị trường trong nước và ngoài nước ( xem bảng 8)
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ kẹo tại các thị trường địa phương của Công ty bánh kẹo Hải Hà từ năm 1997-2000
ĐVT: tấn
Thị trường
Sản lượng(tấn)
Mức chênh lệch(%)
1999
2000
2001
2000/99
2001/2000
Hà Nội
2902
3032
3105
104,48
102.8
Hà Tây
291
320
335
110
104.7
Hải Phòng
338
412
450
121,9
109.2
Thái Bình
341
358
408
105
113.9
Nam Hà
346
383
410
110,7
107
Hà Bắc
277
285
307
102,89
107.7
Vĩnh Phú
281
313
350
111,38
111.8
Hoà Bình
181
196
208
108,29
106.1
Hải Hưng
145
158
180
109
113.9
Thái Nguyên
105
109
130
103,8
119.3
Yên Bái
284
287
300
101,05
104.5
Phú Yên
5
20
45
400
225
Thanh Hoá
801
998
1100
124,6
110.2
Nghệ An
910
1050
1100
114,29
104.7
Hà Tĩnh
191
268
294
140,3
109.7
Sơn la
133
139
160
104,5
115.1
Cần Thơ
8
12
18
150
150
Lai Châu
77
89
90
115,58
101
Lâm Đồng
15
38
70
253,33
184
Gia Lai
10
15
40
150
266
Đắc lắc
400
483
550
120,75
113.8
Đà Nẵng
125
205
240
164
117
T.P. HCM
355
437
510
123
116.7
T.T. Huế
55
95
120
172,7
126
Qui nhơn
131
181
200
138,16
110.5
Lạng sơn
127
181
200
142.5
110.5
Quảng ninh
298
311
360
104,36
115.7
Ninh bình
217
231
243
106,45
105
Quảng Ngãi
104
176
190
169,23
108
Khánh Hoà
37
69
80
186,48
116
Xuất khẩu
350
0
0
Tổng số
9.840
10.850
11793
2.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty.
Chất lượng cuả một sản phẩm được đánh giá qua một hệ thống chỉ tiêu chất lượng. Hệ thống đó được doanh nghiệp xây dựng theo tiêu chuẩn đặt ra của từng nghành và được trung tâm đo lường sản phẩm nhà nước phê duyệt và cho phép sản xuất. Để đánh giá chất lượng sản phẩm có đạt tiêu chuẩn chất lượng hay không người ta phải dựa vào hệ thống chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đã đăng ký đó.
Đối với bánh kẹo là hàng thực phẩm tiêu dùng ngay nên đánh giá chất lượng phải dựa trên các chỉ tiêu lý, hoá, chỉ tiêu vi sinh. Ngoài ra còn dựa vào chỉ tiêu cảm quan để đánh giá. Nếu tất cả các chỉ tiêu đó đều đạt yêu cầu thì bánh kẹo mới được coi là đạt yêu cầu chất lượng.
Công ty bánh kẹo Hải Hà dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng đồng thời dựa vào tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trình độ công nhân và đặc biệt dựa vào chỉ tiêu chất lượng Nhà nước để xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng cho Công ty mình.
Bảng 9: Hệ thống chỉ tiêu chung cho các loại bánh
Các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn yêu cầu
1.Tiêu chuẩn lý hoá
+Độ ẩm
Không lớn hơn 4%
+Độ kiềm(%NaHCO3)
Không nhỏ hơn 0,3%
+Hàm lượng Protein
Không nhỏ hơn 5,5%
+Hàm lượng chất béo
Không nhỏ hơn 20%
+Hàm lượng đường sacaroza
Nhỏ hơn 19%
+Tro không tan trong HCl 10%
Từ 0 – 0,1%
+Độ dầy
Tuỳ từng loại bánh (7-7,3mm)
+Trọng lượng
11-12cái/100g
+Bao gói
Túi PE
2.Chỉ tiêu cảm quan
+Hình dạng
Bánh có hình dạng theo tiêu chuẩn thiết kế, vân hoa rõ nét, bánh không bị biến dạng dập nát. Không có bánh sống
+Mùi vị
Có mùi đặc trưng
+Màu sắc
Màu sắc có màu vàng, không có vết cháy đen, xốp, mịn mặt
+Tạp chất lạ
Không có
3.Chỉ tiêu vi sinh vật
Không có vi sinh vật gây bệnh, mốc, mối, mọt
4.Tỷ lệ bánh có khuyết tật
5 – 10%
5.Thời gian bảo hành
30,60,90 ngày
Bảng 10: Hệ thống chỉ tiêu cho các loại kẹo
Tên chỉ tiêu
Yêu cầu
Kẹo cứng có nhân
Kẹo mềm hoa quả
Kẹo dẻo
1. Chỉ tiêu lý hoá
+ Độ ẩm(%)
2 - 3
6.5 - 8
10 – 12
+Hàm lường đường gkucoza(%)
15 - 18
18 - 25
35 – 45
+Hàm lượng đường sacarora(%)
>=40
>=40
>=40
+Hàm lượng tro không tan
trong HCL(%)
<=0.1
<=0.1
<=0.1
2. Chỉ tiêu cảm quan của kẹo
+ Hình dáng
bên ngoài
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không bị biến dạng, nhân không bị chảy ra ngoài vỏ kẹo. Trong cùng một gói kẹo các viên tương đối đồng đều.
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không bị biến dạng.Trong cùng một gói kẹo kích thước các viên tương đối đồng đều.
Viên kẹo có hình nguyên vẹn, không bị biến dạng,trên mỗi viên kẹo được tẩm đều bột áo. Trong cùng một gói kẹo kích thước các viên tương đối đồng đều.
+Mùi vị
Thơm đặc trưng theo tên gọi của nhãn
Thơm đặc trưng theo tên gọi
Thơm đặc trưng, vị ngọt thanh
+ Trạng thái
Vỏ cứng giòn, không dính răng, nhân đặc sánh
Mềm mịn không bị hồi đường
Dẻo, mềm, hơi dai, không dính răng
+Mầu sắc
Vỏ mầu vàng trong.Nhân có mầu đặc trưng theo tên gọi
Mầu đặc trưng theo tên gọi
Kẹo trong, có màu đặc trưng cho từng loại
+ Tạp chất lạ
Không có
Không có
Không có
3. Chỉ tiêu vệ sinh của kẹo
+ Vi khuẩn
gây bệnh
Không được có
Không được có
Không được có
+ Nấm mốc
sinh độc tố
Không được có
Không được có
Không được có
+ Ecoli
Không được có
Không được có
Không được có
+ Tổng số vi khuẩn hiếm khí
<=5.103 con/g
<=5.103 con/g
<=5.103 con/g
+ Chất ngọt
tổng hợp
Không được có
Không được có
Không được có
3. Tình hình đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yêu tố quan trọng như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ tổ chức quản lý sản xuất ...
Sản phẩm của Công ty trong những năm 80 và thời kỳ trước đó được sản xuất ra với tiêu chuẩn do cấp trên qui định. Mặc dù thời kỳ này Công ty gặp nhiều khó khăn nhưng sản phẩm vẫn được nhiều ngưòi ưa chuộng, tiêu thụ khối lượng lớn bởi thời gian này máy móc thiết bị còn mới, nguyên vật liệu được bao cấp và hầu hết là ngoại nhập, trên thị trường chưa có nhiều sản phẩm của các đơn vị khác và ngoại nhập.
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường vào cuối thập kỷ 80, đồng thời máy móc thiết bị xuống cấp, nguyên vật liệu lại không được cung cấp đầy đủ, cơ chế lại chuyển đổi, Công ty phải tự hạch toán kinh doanh nên có sự trì trệ trong quá trình sản xuất dẫn đến chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu và các đối thủ cạnh tranh bắt đầu mạnh dần lên.
Đứng trước tình hình đó Công ty bắt buộc phải có những thay đổi để bắt kịp và vươn lên trong nền kinh tế thị trường. Công ty đã chú trọng đầu rất nhiều vào sản xuất bằng công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm để lấy dần lại uy tín. Công ty đã từng bước sửa chữa nâng cấp máy móc thiết bị hiện có, mua sắm thêm một số dây chuyền công nghệ tiên tiến của Nhật, Đức, Italia... mở rộng danh mục bằng những mặt hàng mới, ký hợp đồng với nhiều bạn hàng để đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng loại yêu cầu của sản xuất , củng cố và hoàn thiện hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời phòng kỹ thuật cũng nghiên cứu tiến tới các phương pháp mới để đạt kết quả cao nhất. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng thay đổi cho phù hợp với điều kiện mới.
Bên cạnh những nỗ lực và cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên thì vẫn còn những vấn đề tồn tại mà Công ty chưa hoặc không kịp giải quyết như: thiết bị phụ tùng thay thế chưa sẵn có, nguyên liệu cung ứng nhiều khi còn chậm hoặc không đúng chất lượng yêu cầu, trình độ công nhân còn nhiều hạn chế, tay nghề cao còn ít, chưa thực sự có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao trong sản xuất. Những tồn tại đó có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đảm bảo và nâng cao chất lượng ss của Công ty. Thực tế chất lượng sản phẩm được thể hiện ở bảng 11:
Bảng 11: Tình hình chất lượng sản phẩm tại Công ty BKHH
Năm
Chi phí sản xuất sản phẩm (trđ)
Chi phí sản xuất hỏng(trđ)
Tỷ lệ sai hỏng
(%)
1998
139.000
2.363
1.7
1999
135.000
2.295
1.5
2000
159.487
1.914
1.2
2001
167.200
1.490
0.9
CPSXSP SAI LỖI
Để đánh giá chất lượng sản phẩm, tỷ lệ sai hỏng được tính theo công thức sau:
TỔNG CPSXSP
Tỷ lệ sai hỏng = -----------------------------x 100%
Như vậy, ta thấy tỷ lệ sai hỏng giảm dần theo từng năm chất lượng sản phẩm ngày càng tăng lên. Nếu năm 1998, tỷ lệ sai hỏng là1,7% thì đến năm 2001 chỉ còn lại là 0,9%. Kết quả này đạt được là do Công ty đã nỗ lực nhiều trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó Công ty cũng có sự đầu tư vào các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý chất lượng sản phẩm :
Bảng12: Các thiết bị phân tích đang được sử dụng
Tên thiết bị
Đơn vị
Số lượng
Nước sản xuất
Năm sử dụng
1.Cân phân tích
Max.200
2
Đức
1983
2.Tủ sấy thường
1
Balan
1986
3.Tủ sấy chân không
0
1
Balan
1991
4.Bơm chân không
0.4 kw/h
1
Đài loan
1991
5.Máy bơm nước
3l/h
1
Liên Xô cũ
1991
6.Lò nung
600-200
1
Đức
1995
7.Cân điện tử
2
Đức
1995
Qua điều tra cho thấy sản phẩm của Công ty đã và đang đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nhất là thị trường truyền thống- thị trường miền Bắc.
Bảng 13 : Thống kê điều tra ý kiến khách hàng miền Bắc
về sản phẩm của Công ty BKHH
đơn vị tính :%
Thị trường
Thích
Không thích
Không ý kiến
Hà Nội
87
8
5
Hải Phòng
87
10
3
Nam Định
82
9
9
Quảng Ninh
85
12
3
Tuyên Quang
79
8
13
Phú Thọ
72
19
9
Lai Châu
64
27
9
Nguồn: Báo cáo điều tra ý kiến khách hàng năm 2000
Các ý kiến khách hàng cho biết sản phẩm của Công ty đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã và giá cả hợp lý. Như vậy, Công ty đã tiếp cận dần với quan niệm mới về chất lượng đó là phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở cả 3 phương diện: tính năng sử dụng, giá cả và giao hàng.
Tuy chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao nhưng chưa đạt đến mức tối ưu, sản phẩm sai hỏng vẫn còn. Nguyên nhân của vấn đề này là do trình độ tay nghề công nhân còn thấp, máy móc thiết bị cũ vẫn còn hoạt động bên cạnh những dây chuyền công nghệ hiện đại nên đôi khi gây ra ngừng trệ không đáng có... Vì vậy để đạt được mục tiêu đến năm 2005 không có sản phẩm sai lỗi thì Công ty cần chú trọng hơn đến công tác quản lý chất lượng, người lao động, máy móc... để giảm dần tỷ lệ sai lỗi.
Để thấy rõ hơn tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty chúng ta sẽ nghiên cứu tình hình chất lượng của một số sản phẩm chính.
a- Chất lượng các sản phẩm kẹo
Kẹo sữa dừa thủ công là một loại kẹo truyền thống của Công ty, kẹo được sản xuất từ nhiều năm trước và sản lượng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng bánh kẹo các loại. Kẹo sữa dừa là loại sản phẩm có tốc độ tiêu thụ mạnh nhất so với các loại khác hiện nay của Công ty. Điều đó chứng tỏ chất lượng của kẹo rất được bảo đảm. Kẹo được sản phẩm trên dây chuyền của Balan từ khâu lăn côn đến thành phẩm. Các khâu khác như hoà đường bằng môi trường CW 20, quật kẹo bằng máy của Trung Quốc, khâu đóng gói làm thủ công. Điều này cho thấy công nghệ thiết bị máy móc chưa có sự đồng bộ làm ảnh hưởng đến chất lượng kẹo. Hơn nữa, trong quá trình sản xuất đôi khi xảy ra hiện tượng máy hỏng, máy gói kẹo bị hở đầu do cắt vỏ kẹo không dứt khoát làm 2 hay nhiều cái kẹo bị dính thành dây. Những sản phẩm bị hở đầu, méo hay vỡ sẽ bị loại ngay khỏi dây chuyền, nếu được bóc và xử lý ngay kẹo sẽ được cho vào khâu lăn côn làm thành kẹo mới. Nêú để lâu, những viên kẹo lỗi sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản xuất ra, kẹo sẽ gây chảy nước và làm hỏng những viên khác.
Tuy những sai xót trong sản xuất là không lớn song nếu không chú ý sửa chữa, dàng lọc, sẽ làm giảm chất lượng kẹo. Hơn nữa đây lại là sản phẩm được khách hàng ưa chuộng, có khả năng tiêu thụ lớn, nếu chất lượng không bảo đảm và nâng cao thì Công ty sẽ dễ bị các đối thủ cạnh tranh chèn ép đặc biệt là Công ty bánh kẹo Tràng An, Công ty đường Biên Hoà, Công ty bánh kẹo Kinh Đô...Vì vậy, việc đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng kẹo sữa dừa thủ công là rất cần thiết.
Ta sẽ xem xét thực trạng chất lượng kẹo sẽa dừa của Công ty thông qua bảng sau:
Bảng 14: So sánh tiêu chuẩn và thực tế chất lượng kẹo sữa dừa
Các chỉ tiêu
Tiêu chuẩn
Thực tế đạt được
1. Tiêu chuẩn lý hoá
+ Độ ẩm
6.5 - 8.0%
6.4 - 8.0%
+ Hàm lượng đường khử
18 - 25%
18 - 26%
+Hàm lượng đường sacaroza
40%
40%
+ Tro không tan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1657.doc