MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại 3
1.1.Tổng quan về Ngân hàng Thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng Thương mại 3
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Thương mại 4
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn: 4
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn 4
Nghiệp vụ tín dụng: 4
1.1.2.3. Các hoạt động khác 5
1.2. Hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM 6
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 6
1.2.2 Sự cần thiết phải hạn chế rủi ro tín dụng 8
1.2.3. Hạn chế rủi ro tín dụng 13
1.2.3.1. Phân loại rủi ro tín dụng 13
1.2.3.2 Xác lập mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng 14
1.2.3.3 Xây dựng các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 17
1.2.3.4 Các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng 21
1.2.3.5 Đánh giá rủi ro tín dụng 23
1.2.3.6 Kiểm tra và giám sát tín dụng 27
Chương 2: Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hồng Hà từ năm 2005 đến năm 2007 29
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 29
2.2 Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng 35
2.2.1. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam (AGRIBANK) 35
2.2.2. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hồng Hà từ năm 2005 đến 2007 46
2.2.2.1. Tình hình cơ bản về kinh tế xã hội trên địa bàn: 46
2.2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng: 48
2.2.3. Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà 51
2.2.4. Đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà 54
2.2.4.1. Kết quả đạt được trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh 54
2.2.4.2. Hạn chế 56
2.2.4.3. Nguyên nhân 58
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hồng Hà 61
3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà trong thời gian tới 61
3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà 63
3.2.1. Xây dựng một quy trình thẩm định và cho vay hợp lý 63
3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản trị và tác nghiệp trong lĩnh vực tín dụng 65
3.2.3. Nâng cao chất lượng hệ thống quản lý thông tin tín dụng đáp ứng nhu cầu đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng 69
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát tín dụng 72
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay 73
3.2.6. Trích lập dự phòng rủi ro 75
3.3. Một số kiến nghị đề xuất đối với các cơ quan 76
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 76
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 78
3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam 78
Kết luận 80
83 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
00% cán bộ đi học lớp WB, Western Union, chuyển tiền điện tử...
* Đối với hoạt động phát triển dịch vụ Ngân hàng:
- Dịch vụ thẻ ATM: Năm 2006 và 2007, được sự giúp đỡ của NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã đẩy mạnh công tác tiếp thị, ký các hợp đồng chi hộ lương qua ATM, ký các hợp đồng mở thẻ ATM cho các doanh nghiệp, trường học trên địa bàn Thủ đô và các khu vực lân cận khác, đến nay đã mở được 2.192 thẻ ATM tăng 86% so với năm 2006, hiện chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà có 6 máy ATM.
- Dịch vụ thu – chi theo yêu cầu: Dịch vụ này thu – chi tiền lưu động, chi tiền, chi hộ lương tại các cơ quan, đơn vị của khách hàng tiếp tục được duy trì và thực hiện tốt, được nhiều bạn hàng tín nhiệm, binh quân mỗi tháng chi khoảng 100 tỷ đồng.
Như vậy, với những thành quả đạt được trên, Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã chứng tỏ được vị thế của mình là một trong những đơn vị dẫn đầu trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam về thành tích kinh doanh. Mặc dù với tuổi đời còn non trẻ, nhưng ngay từ khi mới thành lập, Chi nhánh đã nhanh chóng tạo được niềm tin cho khách hàng về một Ngân hàng năng động, tin cậy chất lượng và hiệu quả. Đến nay, Chi nhánh Hồng Hà hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Trong tương lai, Chi nhánh tiếp tục phát huy những thế mạnh của mình, nâng cao hơn nũa chất lượng hoạt động tín dụng, hoạt động huy động vốn, chất lượng và hiệu quả kinh doanh, giữ gìn “ chữ Tín” trong kinh doanh để Chi nhánh Hồng Hà mãi xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, là người bạn đồng hành của khách hàng và là thành viên của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Anh hùng lao động Thời kỳ dổi mới.
2.2 Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng
2.2.1. Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT Việt Nam (AGRIBANK)
AGRIBANK là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất Việt Nam trên nhiều phương diện: quy mô vốn lớn, mạng lưới hoạt động rộng khắp các địa bàn toàn quốc, có được mối quan hệ truyền thống với khách hàng... Để giữ vững được vị thế dẫn đầu của mình, AGRIBANK không chỉ chú trọng đến việc đầu tư, đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến mà còn rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng.
Quán triệt tinh thần coi việc phát triển tín dụng một cách an toàn, hiệu quả làm sự nghiệp tồn tại của toàn hệ thống, Agribank đã hình thành một hệ thống quản lý rủi ro từ trung ương đến các chi nhánh. Công tác hạn chế rủi ro tín dụng được Agribank quán triệt từ trong chính sách tổ chức hoạt động tín dụng của toàn hệ thống:
Tổ chức hoạt động tín dụng tại AGRIBANK:
Tổ chức hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT được xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung. Trong đó, Ban tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản trị chung cho công tác quản trị tín dụng tại Ngân hàng. Đồng thời, các Ban nghiệp vụ tín dụng dựa trên những chính sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.
Mô hình quản lý tín dụng này hướng tới:
Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp
Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học
Duy trì một quy trình giám sát và đo lường rủi ro hợp lý
Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng
Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng
Tại trung tâm điều hành
Hội đồng quản trị
Tổng Giám đốc
Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập
Phó Tổng Giám đốc
phụ trách tín dụng
Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản
Ban
Tín dụng
Ban
Quan hệ quốc tế
Ban Thẩm định dự án
Ban Quản lý Dự án UTĐT
Tại Chi nhánh các cấp:
Giám đốc
Chi nhánh
Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập
chi nhánh
Phòng (Tổ)
thẩm định
Phòng (Tổ)
Tín dụng
Như vậy với cơ cấu tổ chức trên, mỗi bộ phận đều thực hiện một chức năng và chịu trách nhiệm riêng biệt, đồng thời hỗ trợ nhau trong công tác kiểm soát rủi ro. Đặc biệt là vai trò của bộ phận Kiểm tra giám sát tín dụng được tổ chức hoàn toàn độc lập với các Ban Tín dụng nhằm đảm bảo quản lý rủi ro tín dụng một cách khách quan. Cụ thể, nhiệm vụ của bộ phận này tại trung tâm điều hành là:
Đánh giá mức rủi ro của danh mục tín dụng và quy trình quản trị rủi ro từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại trung tâm điều hành
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật, các quy định và chính sách của NHNo & PTNT VN trong lĩnh vực tín dụng, phát hiện những sai phạm, từ đó đề ra các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục có hiệu quả
Định kỳ tiến hành các cuộc kiểm tra về hoạt động tín dụng của các chi nhánh...
Ngoài ra, Agribank còn thành lập riêng một trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro. Nhiệm vụ của trung tâm này là tổ chức xây dựng các chiến lược phòng ngừa và xử lý rủi ro. Đồng thời dự thảo các văn bản quy định của NHNo & PTNT về thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tổng hợp, phân tích, theo dõi thông tin rủi ro, nghiên cứu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Về quy trình tín dụng:
Trên cơ sở một quy trình tín dụng cơ bản, Agribank đã xây dựng một quy trình tín dụng hướng tới hai mục tiêu là an toàn và hiệu quả. Toàn bộ quy trình được liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê duyệt và soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia hạn hay chấm dứt khoản vay.
Quy trình tín dụng của Agribank được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.
Quy trình được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước: (1) Thẩm định trước khi cho vay; (2) Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, (3) Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu lãi tín dụng và thu hồi nợ.
Đối với mỗi quy trình, Agribank đều có những văn bản hướng dẫn cụ thể, những mẫu quy định sẵn trong đó tổng hợp tất cả các thông tin trợ giúp cho các cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá và phân tích tín dụng. Ví dụ đối với khâu thẩm định tín dụng, có các văn bản như:
Văn bản hướng dẫn phân tích tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, năng lực điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của khách hàng
Văn bản hướng dẫn kiểm tra tính chính xác của báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
Văn bản hướng dẫn phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính
Danh mục điều tra đánh giá kế hoạch kinh doanh
...
Các văn bản này chủ yếu được xây dựng dưới dạng các bảng câu hỏi có chức năng cung cấp thông tin giúp cán bộ tín dụng có thể đánh giá một cách khách quan và chính xác nhất về khách hàng, mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Đồng thời còn giúp ngân hàng nhanh chóng phát hiện ra được những dấu hiệu về một khoản tín dụng có vấn đề để từ đó có những biện pháp can thiệp và chấn chỉnh kịp thời.
Về chính sách tín dụng:
Theo quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống AGRIBANK được ban hành kèm theo quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD ngày 31/3/2002 của Hội đồng quản trị, các sản phẩm và dịch vụ tín dụng AGRIBANK đang cung cấp bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, Phương thức cho vay trả góp, Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ pháp hành và sử dụng thẻ tín dụng, phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ).
Đối với mỗi phương thức cho vay, Agribank có những quy định cụ thể về đối tượng được vay vốn, thời hạn vay, mức vay, lãi suất cho vay, thời gian ân hạn và định kỳ trả nợ...
Về lãi suất cho vay được Agribank xây dựng dựa trên các thông số về mức sinh lời kỳ vọng của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và tỷ lệ an toàn vốn. Lãi suất cho vay được giám sát chặt chẽ để bảo đảm bù đủ các loại chi phí như chi phí vốn, chi phí rủi ro tín dụng...và các khoản sinh lời cần thiết để hoạt động ngân hàng có lãi và tăng trưởng
Lãi suất cho vay = Chi phí huy động vốn + Chi phí dự phòng rủi ro + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động
Trong đó chi phí dự phòng rủi ro được xác định căn cứ vào kết quả thẩm định rủi ro của khách hàng và dự án/phương án vay vốn, mức trích dự phòng rủi ro tương ứng với từng bậc điểm tín dụng của khách hàng. Phương pháp này giúp cho ngân hàng xây dựng được mức lãi suất tương quan với mức rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn phân chia lãi suất cho vay thành hai loại là lãi suất cho vay trong hạn và lãi suất cho vay quá hạn, trong đó lãi suất cho vay quá hạn thường cao hơn lãi suất cho vay trong hạn nhưng không quá 150% so với lãi suất cho vay trong hạn.
Về hạn mức cho vay, Ban tín dụng sẽ quyết định thiết lập các hạn mức xác định độ tập trung trong cơ cấu danh mục tín dụng dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của toàn hệ thống ngân hàng, tính toán cân đối nguồn vốn và đánh giá thị trường. Việc đặt ra các hạn mức này sẽ giúp cho ngân hàng tránh được sự cho vay tập trung quá mức vào một lĩnh vực, ngành nghề, nhóm khách hàng hoặc địa bàn nào đó, và đảm bảo rằng không có tài sản (hoặc một nhóm) tài sản nào hoặc trạng thái rủi ro nào có thể gây ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cuối cùng của toàn hệ thống.
Về nguyên tắc xác định hạn mức, thì hàng năm, NHNo & PTNT Việt Nam sẽ thiết lập hạn mức tập trung tín dụng theo các yếu tố rủi ro như: khách hàng, ngành hàng, bảo đảm tiền vay, thời hạn vay, sản phẩm...Các hạn mức tập trung tín dụng lập theo các yếu tố rủi ro nói trên phải bảo đảm phù hợp tương xứng với phân đoạn thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, địa bàn hoạt động và năng lực quản lý của từng chi nhánh...Các hạn mức tập trung tín dụng này được tính bằng tỷ trọng của danh mục tín dụng của ngân hàng.
Hiện nay, mức tín dụng tối đa với một khách hàng được xác định theo nguyên tắc: đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời đảm bảo độ lớn của hạn mức tương xứng với điểm tín nhiệm của khách hàng (nghĩa là phù hợp với quy mô, năng lực tài chính,...của từng khách hàng)
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro tín dụng, bên cạnh những đối tượng được vay và giới hạn mức cho vay, NHNo & PTNT Việt Nam cũng quy định rõ những đối tượng và nhu cầu vay vốn không được cho vay, đối tượng bị hạn chế cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Về chấm điểm và xếp hạng tín dụng:
Hiện nay, quy trình chấm điểm và phân loại khách hàng trong hệ thống AGRIBANK đang được thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 1406/NHNo-TD ngày 23/5/2007. Theo đó, căn cứ vào tính chất khác nhau giữa các nhóm khách hàng vay vốn, AGRIBANK đã phân chia khách hàng vay thành hai nhóm: Doanh nghiệp và cá nhân ( bao gồm cá nhân và hộ gia đình)
Mô hình phân loại đang được áp dụng tại AGRIBANK tương đối đơn giản, đối với doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm chỉ tiêu cơ bản, trong đó có 4 chỉ tiêu định lượng, phản ánh tình hình tài chính của khách hàng vay vốn, mức độ uy tín trong quan hệ với khách hàng: Chỉ tiêu lợi nhuận, Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ, Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Chỉ tiêu nợ xấu tại AGRIBANK. Chỉ tiêu định tính phản ánh mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp.
AGRIBANK xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, DDD, DD, D.
Đối với khách hàng cá nhân, AGRIBANK cũng xếp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao là: Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, Ddd, Dd, d.
Lo¹i
§Æc ®iÓm
Møc ®é rñi ro
AAA: Lo¹i tèi u
§iÓm tÝn dông tèt nhÊt dµnh cho c¸c kh¸ch hµng cã chÊt lîng tÝn dông tèt nhÊt.
t×nh h×nh tµi chÝnh m¹nh
n¨ng lùc cao trong qu¶n trÞ
ho¹t ®éng ®¹t hiÖu qu¶ cao
triÓn väng ph¸t triÓn l©u dµi
rÊt v÷ng vµng tríc nh÷ng t¸c ®éng cña m«i trêng kinh doanh
- ®¹o ®øc tÝn dông cao
ThÊp nhÊt
AA: Lo¹i u
kh¶ n¨ng sinh lêi tèt
ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ æn ®Þnh
qu¶n trÞ tèt
triÓn väng ph¸t triÓn l©u dµi
- ®¹o ®øc tÝn dông tèt
ThÊp nhng vÒ dµi h¹n cao h¬n kh¸ch hµng lo¹i AA+
A: Lo¹i tèt
t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh nhng cã nh÷ng h¹n chÕ nhÊt ®Þnh.
ho¹t ®éng hiÖu qu¶ nhng kh«ng æn ®Þnh nh kh¸ch hµng lo¹i AA.
qu¶n trÞ tèt
triÓn väng ph¸t triÓn tèt
®¹o ®øc tÝn dông tèt
ThÊp
BBB: Lo¹i kh¸
ho¹t ®éng hiÖu qu¶ vµ cã triÓn väng trong ng¾n h¹n.
t×nh h×nh tµi chÝnh æn ®Þnh trong ng¾n h¹n do cã mét sè h¹n chÕ vÒ tµi chÝnh vµ n¨ng lùc qu¶n lý vµ cã thÓ bÞ t¸c ®éng m¹nh bëi c¸c ®iÒu kiÖn kinh tÕ, tµi chÝnh trong m«i trêng kinh doanh.
Trung b×nh
BB: Lo¹i trung b×nh kh¸
tiÒm lùc tµi chÝnh trung b×nh, cã nh÷ng nguy c¬ tiÒm Èn
ho¹t ®éng kinh doanh tèt trong hiÖn t¹i nhng dÔ bÞ tæn th¬ng bëi nh÷ng biÕn ®éng lín trong kinh doanh do c¸c søc Ðp c¹nh tranh vµ søc Ðp tõ nÒn kinh tÕ nãi chung.
Trung b×nh, kh¶ n¨ng tr¶ nî gèc vµ l·i trong t¬ng lai Ýt ®îc ®¶m b¶o h¬n kh¸ch hµng lo¹i BB+.
B: Lo¹i trung b×nh
kh¶ n¨ng tù chñ tµi chÝnh thÊp, dßng tiÒn biÕn ®éng
hiÖu qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh kh«ng cao, chÞu nhiÒu søc Ðp c¹nh tranh m¹nh mÏ h¬n, dÔ bÞ t¸c ®éng lín tõ nh÷ng biÕn ®éng kinh tÕ nhá.
Cao, do kh¶ n¨ng tù chñ tµi chÝnh thÊp. Ng©n hµng cha cã nguy c¬ mÊt vèn ngay nhng vÒ l©u dµi sÏ khã kh¨n nÕu t×nh h×nh ho¹t ®éng kinh doanh cña kh¸ch hµng kh«ng ®îc c¶i thiÖn.
CCC: Lo¹i díi trung b×nh
hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thÊp, kÕt qu¶ kinh doanh nhiÒu biÕn ®éng
n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu, bÞ thua lç trong mét hay mét sè n¨m tµi chÝnh gÇn ®©y vµ hiÖn t¹i ®ang vËt lén ®Ó duy tr× kh¶ n¨ng sinh lêi.
n¨ng lùc qu¶n lý kÐm
Cao, lµ møc cao nhÊt cã thÓ chÊp nhËn; x¸c suÊt vi ph¹m hîp ®ång tÝn dông cao, nÕu kh«ng cã nh÷ng biÖn ph¸p kÞp thêi, ng©n hµng cã nguy c¬ mÊt vèn trong ng¾n h¹n.
CC: Lo¹i xa díi trung b×nh
hiÖu qu¶ ho¹t ®éng thÊp
n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu kÐm, ®· cã nî qu¸ h¹n (díi 90 ngµy).
n¨ng lùc qu¶n lý kÐm
RÊt cao, kh¶ n¨ng tr¶ nî ng©n hµng kÐm, nÕu kh«ng cã nh÷ng biÖn ph¸p kÞp thêi, ng©n hµng cã nguy c¬ mÊt vèn trong ng¾n h¹n.
C: Lo¹i yÕu kÐm
hiÖu qu¶ ho¹t ®éng rÊt thÊp, bÞ thua lç, kh«ng cã triÓn väng phôc håi.
n¨ng lùc tµi chÝnh yÕu kÐm, ®· cã nî qu¸ h¹n.
n¨ng lùc qu¶n lý kÐm
RÊt cao, ng©n hµng sÏ ph¶i mÊt nhiÒu thêi gian vµ c«ng søc ®Ó thu håi vèn cho vay.
D: Lo¹i rÊt yÕu kÐm
C¸c kh¸ch hµng nµy bÞ thua lç kÐo dµi, tµi chÝnh yÕu kÐm, cã nî khã ®ßi, n¨ng lùc qu¶n lý kÐm.
§Æc biÖt cao, ng©n hµng hÇu nh sÏ kh«ng thÓ thu håi ®îc vèn cho vay.
Về chính sách tài sản đảm bảo:
Xác định vai trò quan trọng của tài sản đảm bảo trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, AGRIBANK đã xây dựng cho mình một chính sách về bảo đảm tiền vay trong đó có quy định cụ thể về danh mục các tài sản dùng để bảo đảm tiền vay, điều kiện đối với tài sản đảm bảo, phạm vi bảo đảm tiền vay, mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo và các quy định về xử lý tài sản bảo đảm...
Theo đó, căn cứ vào năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi và hiệu quả của khoản vay và tình hình thực tế, AGRIBANK có thể lựa chọn áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm tiền vay:
Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản:
+ Cầm cố thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay
+ Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba
+ Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Các biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản:
+ Ngân hàng chủ động lựa chọn khách hàng có đủ điều kiện để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản
+ Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của Tổng giám đốc
Khi nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tài sản bảo đảm. Quá trình thẩm định tài sản đảm bảo sẽ tập trung vào làm rõ các vấn đề sau: Quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng vay/bên bảo lãnh; Tài sản hiện không có tranh chấp; Tài sản được phép giao dịch; Tài sản dễ chuyển nhượng; Xác định giá trị tài sản đảm bảo; Khả năng thu hồi nợ vay trong trường hợp phải xử lý tài sản đảm bảo; Đề xuất các biện pháp quản lý tài sản đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Về mức cho vay so với Tài sản đảm bảo, thì tùy từng trường hợp cụ thể, ngân hàng tự tính toán và quyết định mức cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo. Miễn là kết quả tính toán cho thấy, trong trường hợp có rủi ro xảy ra, ngân hàng có thể thu hồi được nợ gốc, nợ lãi và các chi phí khác từ việc xử lý Tài sản đảm bảo. Ví dụ, đối với tài sản thế chấp, mức cho vay tối đa là 75% giá trị Tài sản đảm bảo. Đối với bộ chứng từ xuất khẩu thế chấp cho vay: mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bộ chứng từ hoàn hảo...
2.2.2. Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Hồng Hà từ năm 2005 đến 2007
2.2.2.1. Tình hình cơ bản về kinh tế xã hội trên địa bàn:
Về kinh tế:
Thuận lợi:
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta nói chung có nhiều khởi sắc, kinh tế Hà Nội nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao, đã tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng.
Thành phố đã có những cơ chế chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, thu hút lượng vốn tín dụng lớn trên địa bàn.
Nhìn chung những năm qua, kinh tế trên địa bàn thuận lợi là cơ bản song hoạt động công tác tín dụng của chi nhánh cũng gặp những khó khăn nhất định.
Khó khăn:
Chi nhánh hoạt động trên địa bàn Thủ đô, nơi hội tụ đủ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, tài chính nên có sự cạnh tranh gay gắt. Đòi hỏi phải có sự khảo sát tìm kiếm khách hàng nhưng đồng thời cũng phải thường xuyên lựa chọn dự án cũng như khách hàng để đầu tư, nhằm hạn chế tối đa mức rủi ro và nâng cao hiệu quả công tác tín dụng.
Về Xã hội:
Thuận lợi:
Những năm qua tình hình chính trị xã hội của Thủ đô luôn ổn định, Thành phố đã có những chính sách kinh tế-xã hội phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Công tác cải cách hành chính được Thành phố đặc biệt quan tâm, góp phần tháo gỡ căn bản những khó khăn vướng mắc, tạo cơ hội để các thành phần kinh tế phát triển.
Là địa bàn Thủ đô, nơi trung tâm kinh tế chính trị của cả nước nên hội đủ các loại hình kinh tế, là nơi thu hút nhiều lao động có chất lượng, có thu nhập cao và ổn định, là địa bàn có nhu cầu chi tiêu cá nhân lớn. Đó chính là môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, đồng thời là môi trường thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.
Khó khăn:
Một số khâu trong lĩnh vực cải cách hành chính còn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi như: việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng tài sản đảm bảo còn chậm, làm mất cơ hội sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư cũng như cơ hội đầu tư tín dụng của Ngân hàng.
Đối với chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà sau 3 năm hoạt động, tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, mạng lưới hoạt động còn chưa phát triển đảm bảo về mặt chất và lượng, thị phần còn hạn chế. Nhận thức được những khó khăn và thuận lợi ngay từ những ngày đầu hoạt động, với sự chỉ đạo kịp thời, đồng bộ của Ban giám đốc trên cơ sở khắc phục những tồn tại và phát huy những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua đạt được kết quả toàn diện về mọi mặt trong đó có hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
2.2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng:
Với các điều kiện và môi trường kinh doanh của mình, Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã có số liệu về hoạt động tín dụng như sau:
Bảng 2.3: Tình hình hoạt động tín dụng từ năm 2005-2007
Đơn vị: Triệu đồng
TT
Nội dung
2005
2006
2007
Tăng trưởng
1
Cho vay
844.149
1.920.307
4.060.460
111,4%
2
Thu nợ
658.818
1.651.402
3.487.607
111%
3
Dư nợ
401.331
670.000
1.243.088
86%
( Nguồn: Báo cáo kết quả KD Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005 đến 2007)
* Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian:
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn phân theo thời gian
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/05
+/-
Lần
Dư nợ cho vay
401,3
670
1.243
841,7
3,1
1. Ngắn hạn
326,7
537
891
564,3
2,7
2.Trung-dài hạn
74,6
133
352
277,4
4,7
( Nguồn: Báo cáo kết quả KD Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà năm 2005 đến 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm liên tục tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Kết quả trên đạt được là do Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà đã chú trọng công tác marketing, phục vụ tốt khách hàng sẵn có, mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. Thực hiện chính sách khách hàng trên cơ sở các chỉ tiêu phân loại đánh giá khách hàng, xây dựng và thực hiện cho vay theo hợp đồng khung, hợp đồng hạn mức tín dụng thường xuyên, giảm thiểu hồ sơ thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thức cho vay linh hoạt, cải tiến và nâng cao chất lượng giao dịch. Kết quả là có nhiều khách hàng có doanh số và dư nợ thường xuyên lớn như: Tổng công ty 90, 91 và các đơn vị thành viên như Tổng công ty Muối- Công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp...Ngoài ra Chi nhánh đã đầu tư cho nhiều công ty cổ phần, công ty TNHH, Hộ kinh doanh cá thể như Công ty Cổ phần BOT Quốc Lộ 2, Công ty CPTM Bình Phát, Công ty Cổ phần thương mại và tư vấn Tân Cơ, Công ty CPTB Công nghiệp và xây dựng...
Đối với cho vay trung và dài hạn cũng liên tục tăng qua các năm do khách hàng ngày càng tin tưởng hơn vào chính sách và tiện ích mà Ngân hàng mang lại cho họ khi tiến hành vay vốn. Kết quả đạt được này là do Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện các nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ và chất lượng dịch vụ ngân hàng để phục vụ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn nhằm tăng tính cạnh tranh và doanh thu của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
Ngoài ra dư nợ cho vay tín dụng trung và dài hạn tăng còn do Chi nhánh đã giải ngân cho 2 dự án lớn là Dự án xây dựng Nhà máy Xi Măng Hạ Long (Nhà máy Xi măng Hạ Long có tổng mức đầu tư là 905 tỷ đồng, trong đó Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà cho vay là 120 tỷ đồng và hiện đã giải ngân đến hết ngày 31/12/2007 là 44 tỷ đồng) và Dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 2 đoạn Nội Bài – Vĩnh Yên (Dự án có tổng mức đầu tư là 541,5 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Hồng Hà tham gia là 90 tỷ đồng và đã giải ngân là 53,7 tỷ đồng)...
* Tình hình sử dụng vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
So sánh 07/05
+/-
Lần
Dư nợ cho vay
401,3
670
1.243
841,7
3,1
Doanh nghiệp
Quốc doanh
92,5
93
177
84,5
1,9
Ngoài QD
271,5
512
943
671,5
3,5
Hộ sản xuất kinh doanh
37,3
65
123
85,7
3,3
( Nguồn: Báo cáo kết quả KD của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà
năm 2005 đến 2007)
Qua bảng số liệu trên ta thấy dư nợ cho vay của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và Hộ sản xuất kinh doanh đặc biệt tăng mạnh. Kết quả trên cho thấy chiến lược phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà là tập trung phát triển thị trường khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân. Chiến lược này là phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây khi mà sự ra đời của Luật doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kéo theo nhu cầu vay vốn của khối này tăng lên và phù hợp với chủ trương của Nhà nước trong thời gian qua là quan tâm, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phân biệt đối xử là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Để đạt được kết quả như trên Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà luôn chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam: xây dựng mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình của Chi nhánh, đồng thời tập trung nâng cao chất lượng vốn đầu tư, đôn đốc thu róc nợ gốc, lãi đến hạn, hạn chế tối đa nợ xấu, không để phát sinh nợ quá hạn kéo dài. Chấp hành nghiêm túc quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng và sự chỉ đạo điều hành của NHNo & PTNT Việt Nam.
2.2.3. Thực trạng về công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà
Chi nhánh NHNo & PTNT Hồng Hà là chi nhánh cấp I trực thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, vì vậy việc tổ chức và hoạt động của chi nhánh nói chung và công tác hạn chế rủi ro tín dụng nói riêng được thực hiện trên cơ sở đường lối và chính sách của NHNo & PTNT Việt Nam .
Hiện nay, công tác hạn chế rủi ro tín dụng được chi nhánh được triển khai theo mô hình quản lý rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam (đã được đề cập đến ở phần 2.2.1).
Về quy trình tín dụng:
Hiện tại, Chi nhánh đang áp dụng quy trình tín dụng theo quy trình cho vay của NHNo & PTNT Việt Nam, nghĩa là bao gồm 3 bước là:
Thẩm định trước khi cho vay
Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay
Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu lãi tín dụng và thu hồi nợ sau khi cho vay
Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7577.doc