Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ du lịch tại khách sạn Đà Nẵng

MỤC LỤC

 

 Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT THỜI VỤ 3

I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 3

 1. Khái niệm “khách du lịch” 3

 2. Khái niệm về cầu du lịch 4

 3. Khái niệm về cung du lịch 5

II. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 5

 1. Khái niệm và đặc điểm thời vụ 5

 2. Các đặc điểm của tính thời vụ du lịch 6

 3. Các mùa trong du lịch 9

 4. Hậu quả của tính thời vụ đến kinh doanh khách sạn 9

 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong doanh nghiệp du lịch 10

 6. Hạn chế tính thời vụ trong du lịch 12

PHẦN II:

THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 15

I. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 15

 1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Đà Nẵng 15

 2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Đà Nẵng 15

 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Đà Nẵng 16

II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 17

 1. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận lưu trú 17

 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận ăn uống 18

 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ bổ sung 18

III. VỀ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG 18

IV. TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN QUA CÁC NĂM 19

V. TÌNH HÌNH NGUỒN KHÁCH 25

VI. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 27

 1. Cơ cấu nguồn khách nội địa theo mục đích chuyến đi 27

 2. Cơ cấu nguồn khách theo hình thức chuyến đi qua các năm 28

VII. TÍNH THỜI VỤ CỦA KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 30

 1. Khách quốc tế 31

 2. Khách nội địa 33

VIII. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING ÁP DỤNG TRONG KHÁCH SẠN 34

PHẦN III:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ TẠI KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 39

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TRONG THỜI GIAN ĐẾN 39

 1. Phương hướng 39

 2. Mục tiêu 39

II. MỘT SỐ DỰ BÁO NGẮN HẠN VỀ NGUỒN KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN 40

 1. Khách nội địa 41

 2. Khách quốc tế 41

III. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ Ở KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 41

 1. Giải pháp nghiên cứu thị trường 41

 2. Giải pháp nâng cao và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực 42

 3. Giải pháp nâng cao và đa dạng hóa khả năng đón tiếp khách 43

 4. Giải pháp sử dụng tích cực động lực kinh tế 43

 5. Xây dựng chính sách giá linh hoạt và các phương thức thanh toán hợp lý đa dạng cho khách 44

 6. Giải pháp tuyên truyền quảng cáo 45

KẾT LUẬN 46

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 5990 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ du lịch tại khách sạn Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết, đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hoạt động bình thường của khách sạn. Phòng thị trường: Bộ phận này làm cho sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu thị trường, xác định và điều chỉnh giá phòng cho phù hợp với biến động thị trường, mùa vụ kinh doanh và kế hoạch kinh doanh của khách sạn, tổ chức thực hiện các hoạt động cổ động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu dùng. II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 1. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận lưu trú: - Khách sạn Đà Nẵng có hai khu vực lưu trú gần nhau. + Khu vực số 1, tiêu chuẩn 2 sao. + Khu vực số 2, tiêu chuẩn 3 sao. Cả khách sạn có tổng cộng là 163 phòng, được trang thiết bị tiêu chuẩn đánh giá. Mỗi phòng đều được trang thiết bị đầy đủ giường nệm, máy điều hoà, ti vi truyền hình cáp, có hệ thống nước nóng lạnh, bồn tắm rộng... 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận ăn uống: Hiện nay tại khách sạn có 3 nhà hàng với sức chứa 1500-2000 thực khách và quầy bar ở khu 2 sao. Nhà hàng có các món ăn Âu, Á không những chỉ phục vụ cho thực khách ở khách sạn mà nhà hàng còn là nơi tổ chức tiệc cưới có uy tín trên thành phố Đà Nẵng với đội ngũ đầu bếp lành nghề, nhân viên phục vụ tận tình chu đáo... Cả 3 nhà hàng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết :tủ lạnh, hệ thống ánh sáng, âm thanh, xe đẩy phục vụ, bàn ghế, dụng cụ ăn uống. .. Đặc biệt, sự bố trí không gian xung quanh thẩm mỹ như ; cây cối, khối hình tĩnh vật, các chậu hoa, bài trs bàn ăn nghệ thuật... tạo không gian sang trọng, sạch sẽ, dễ chịu cho khách trong bữa ăn. 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ bổ sung: Khách sạn có 3 phòng hội nghị được trang bị máy lạnh và các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại chuyên tổ chức hội nghị, hội thảo. - 01 hội trường với 400 ghế. - 02 hôi trường mỗi phòng chứa từ 100- 200 ghế. Ngoài ra, khách sạn còn có các dịch vụ bổ sung: Khu vực massage và tắm hơi, 5 phòng nằm liền kề nhau, giặt là, shop, tìm kiếm thông tin, 02 quầy bán đồ lưu niệm đá mỹ nghệ Non Nước. Dịch vụ bổ sung chưa thật sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ cho khách sạn để có thể lôi kéo khách ở lại lưu trú dài ngày. Vì vậy khách sạn cần đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ bổ sung. Ngoài ra bổ sung thêm dịch vụ bổ sung còn có thể giảm rủi ro cạnh tranh, đảm bảo khả năng cạnh tranh so với các khách sạn cùng cấp hạng. III. VỀ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG: Bảng 2. Số lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ lao động tại khách sạn Đà Nẵng (số liệu năm 2008). Bộ phận Tổng Chuyên môn nghiệp vụ Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp SL TT% SL TT% SL TT% SL TT% Văn phòng 8 5 62.5 3 37.5 Lễ tân+t.trường 11 2 18.18 1 9 3 27.27 5 45.45 Điện nước 4 4 100 Bảo vệ 7 7 100 Bếp 7 7 100 Buồng 23 23 100 Bàn +B.Sung 25 6 24 19 76 Tổng 85 7 8.2 1 1.1 46 54 21 36.47 Tuy trình độ của người lao động chưa cao nhưng nhìn chung 100% lao động của khách sạn đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Hơn 70% lao động của khách sạn ở trình độ trung cấp và sơ cấp. Lao động trình độ đại học chủ yếu tập trung ở bộ phận văn phòng và lễ tân. Tuy nhiên nó vẫn không đảm bảo được tỷ lệ 100% nhưng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc. Nhưng với su thế phát triển hiện nay, chất lượng dịch vụ ngày càng đòi hỏi cao hơn. Trong đó yếu tố con người, yếu tố lao động chính là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy trong thời gian tới khách sạn luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho người lao động. Tuy khách sạn Đà Nẵng thực tế còn nằm dưới định mức này nhưng là một cơ cấu vừa phải do số lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn không nhiều, chủ yếu là lưu trú và ăn uống. Ngoài ra, khách sạn còn thuê đội ngũ nhân viên làm theo hợp đồng, và có sự luân chuyển linh hoạt giữa các bộ phận như trong phục vụ tiệc cưới... Vì vậy lượng lao động này là tương đối vừa phải với khách sạn Đà Nẵng. Sự phân bố lao động giữa các bộ phận trong khách sạn là là tương đối hợp lý. Nhiều nhất là bộ phận bàn với 25 lao động chiếm 29% và bộ phận buồng với 23 lao động chiếm 27%trong tổng số lao động của khách sạn. Lao động ở bộ phận bàn tương đối lớn là do nhà hàng khách sạn không những phục vụ nhu cầu của khách lưu trú tại khách sạn mà còn phục vụ tiệc cho nhu cầu khách địa phương, đặc biệt là tiệc cưới. Ở bộ phận buồng nhân viên làm việc tương đối thoải mái với lượng công việc trung bình là 7phòng/1 người/ngày. Riêng ở bộ phận bếp, với 7 lao động phục vụ cho nhu cầu cho khách ăn uống tương đối thoải mái. Lao động nữ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu lao động của khách sạn. Lớn nhất là bộ phận buồng và bàn. Ở bộ phận buồng có cơ cấu lao động nữ như thế là hợp lý vì nó đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ trong công việc. Tuy nhiên ở bộ phận bàn, với 23 lao động nữ nhưng chỉ có 4 lao động nam là tương đối ít. phục vụ bàn đồi hỏi sự dẻo dai nhanh nhẹn, nó phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ. Ở những bộ phận khác đã có sự hợp lý trong công việc bố trí lao động nam và nữ như bếp, lễ tân với cơ cấu hài hoà. Bộ phận điện nước, bảo vệ sử dụng lao động nam. Ở bộ phận lễ tân nhà hàng, do đặc tính của công việc cần sự năng động, nhiệt tình, nhiệt tình nên ở hai bộ phận này cần phải được trẻ hoá để đáp ứng nhu cầu công việc. Vì vậy, khách sạn phải chú ý đến công tác tuyển dụng, luân chuyển nhân viên khi đã quá độ tuổi, nhằm bảo đảm chất lượng phục vụ, đem lại sự thoả mãn cao nhất đối với khách hàng. IV. TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN QUA CÁC NĂM: Bảng 3. Doanh thu, chi phí lợi nhuận qua 3 năm của khách sạn Đà Nẵng. ĐVT:Nghìn đồng Năm chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CL TĐPT CL TĐPT DT 14.009.988 13.275.492 13.275.492 -390988 97.2 343580 97.47 CP 11.828.003 12.348.600 10.415.728 520597 104.4 -193287 84.35 LN 2.181.982 1.270.400 2.859.764 -911582 58.2 1589364 225.1 Nguồn : Phòng kế toán Sơ đồ về doanh thu chi phí lợi nhuận Qua 3 năm hoạt động kể cả trước và sau cổ phần hoá tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận có nhiều biến động khác nhau. Chi phí qua các năm có xu hướng tăng liên tục qua 2 năm 2006-2007 nhưng đến năm 2008. Sau khi khách sạn đi vào cổ phần hoá thì phần chi phí của khách sạn giảm xuống đáng kể. Đây có thể nói là một thành công lớn trong công tác cổ phần hoá mà khách sạn đạt được. Năm 2006 là năm mà tổng chi phí cũng như chi phí của các bộ phận đều tăng cao với 39.91%. Nó là một phần kết quả của của việc tăng lượng khách đón tiếp và phục vụ tại khách sạn. Bên cạnh đó năm 2006 khách sạn số 3 đi vào hoạt động, chính vì vậy nó kéo theo sự tăng lên của các loại chi phí như KHTSCĐ, tiền thuế đất, lãi vay, chi phí nguyên liệu phòng Do sự tăng lên những loại chi phí này làm cho tốc độ phát triển của chi phí cao hơn đáng kể so với tốc độ phát triển của doanh thu năm 2006 ở đều tất cả các bộ phận đặc biệt là bộ phận lưu trú do chịu ảnh hưởng của nhiều chi phí tài sản cố định. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng chi phí của khách sạn năm 2006. Sang năm 2007 tình hình sử dụng chi phí vẫn tiếp tục tăng chứ không có sự cải thiện nào. Chi phí năm 2007 tăng lên 4.4% so với năm 2006. sự tăng lên về chi phí này chủ yếu nằm ở bộ phận kinh doanh lưu trú còn ở bộ phận khác thì chi phí không tăng mà có chiều giảm xuống. Chi phí bộ phận lưu trú chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật... Mặc khác, năm 2007 là năm Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các trận bão. Cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư hại nhiều khiến cho chi phí sửa chưa tăng cao. Đến năm 2008 chi phí của khách sạn giảm được 20.05% có được điều này là đóng góp không nhỏ của việc cổ phần hoá đã giảm thiểu được chi phí một cách hiệu quả. Ngoài ra sau khi cổ phần hoá khách sạn thay đổi lại chính sách trả lương cho nhân viên, điều này cũng góp phần vào việc giảm thiểu được chi phí của khách sạn. Về lợi nhuận của khách sạn thì giảm dần qua các năm 2006 và năm 2007. Điều này là kết quả của việc gia tăng chi phí với tốc độ nhanh hơn doanh thu, Do khách sạn số 3 đưa vào hoạt động nên phần chi phí để duy trì chất lượng hoạt động cho khách sạn số 3 làm cho tổng chi phí tăng cao trong khi doanh thu vẫn chưa tăng kịp với quy mô khách sạn, đồng thời là sự biến động bất lợi của tình hình đón khách và thiên tai. Những nguyên nhân đó làm cho lợi nhuận của khách sạn giảm sút trong những năm qua chưa đem lại hiệu quả tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Khách sạn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc quản lý chi phí sử dụng để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho khách sạn. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2008 2008/2007 CL TĐPT CL TĐPT DT nội địa 7.790.581 6.887.168 6.975.269 -903413 88.4 88101 101.27 DT quốc tế 6.219.404 6.803.834 6.300.223 584430 109.39 -503611 92.59 Tổng 14.009.988 13.619.000 13.275.492 -390988 97.2 -343508 97.47 ĐVT: 1000 đồng Bảng 4. Tình hình doanh thu của khách sạn Nguồn :Khách sạn Đà Nẵng Biểu đồ về tình hình doanh thu Nhận xét : Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của khách sạn Đà Nẵng qua 3 năm có xu hướng tăng giảm không đồng đều. Khách quốc tế chiếm tỷ trọng không nhiều mà chủ yếu là doanh thu khách nội địa. Cụ thể năm 2006 doanh thu khách nội địa của khách sạn là 7.790.584 nghìn đồng còn khách quốc tế là 6.219.404 nghìn đồng mức chênh lệch là 1.571.180 nghìn đồng. Qua 2 năm tiếp theo doanh thu khách nội địa cũng cao hơn khách quốc tế nhưng mức chênh lệch không cao như năm 2006. Điều này có thể do năm 2008 Đà Nẵng có nhiều chương trình hấp dẫn du khách quốc tế như; cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế... Đây là một dịp để khách sạn thu hút một lượng khách quốc tế lưu lại tại khách sạn. Bảng 5: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách nội địa ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 CL TĐPT CL TĐPT DT khách nội địa 7.790.584 6.887.168 6.975.269 -903.416 88,4 88,101 101,27 CP khách nội địa 7.300.555 7.706.224 6.243.810 405.669 105,55 -146.414 81,02 LN khách nội địa 1.297.383 1.936.427 1.603.642 639.044 7,17 -332.965 17,23 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách nội địa Nhận xét : Qua bảng số liệu ta thấy tình hình doanh thu chi phí lợi nhuận qua 3 năm của khách sạn giảm không đồng đều. Doanh thu năm 2006 cao hơn 2 năm 2007 và 2008 bởi vì trong năm này ít có những biến động lớn. Năm 2007 sau khi khách sạn cổ phần hoá có nhiều chính sách đổi mới nhân viên chưa làm theo tốt. Đặc biệt cuối năm 2006 trận bão chanchu đã ảnh hưởng rất lớn đến khách sạn Đà Nẵng và khách sạn Đà Nẵng cũng bị hư hại rất nhiều. Tình hình khắc phục kéo dài đến năm 2007, chính điều này làm cho tâm lý khách còn e ngại khi lưu trú lại khách sạn nên doanh thu của khách nội địa giảm xuống vào năm 2007. Năm 2008 là năm khủng hoảng nền kinh tế thế giới trầm trọng và Việt Nam bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Giá cả đắt đỏ, tâm lý dao động khiến cho du khách ít xuất phát nhu cầu du lịch hơn chỉ xuất hiện du lịch công vụ (nghiên cứu, hội nghị, hội thảo). Trong thời điểm này khách sạn cũng phải điều chỉnh lại mức giá để phù hợp vớ thị trường nên cũng cũng có nhiều bất cập chính điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu của khách sạn. Chi phí để khắc phục sau trận bão và chi phí để điều chỉnh mức giá phù hợp với thi trường cao đã kéo theo lợi nhuận giảm xuống. Bảng 6. Tình hình doanh thu của khách sạn qua các năm. ĐVT:1000đồng Năm chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 SL SL SL CL TĐPT CL TĐPT DT lưu trú 5.003.313 5.399.000 5.677.137 395.687 106,7 278.137 106, 3 DT ăn uống 5.322.308 4.359.000 3.466.179 -963.308 81,9 -882.821 79, 7 DTDVBS 3.145.974 3.372.000 3.368.739 226.026 107,2 -3.261 99, 9 DT khác 538.393 549.000 553.473 10.607 102 204.473 134 tổng DT 14.009.988 13.619.000 13.065.527 -390.988 97,2 -343.508 97, 5 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ doanh thu của khách sạn Theo bảng phân tích tình hình doanh thu của khách sạn trong các năm qua, ta nhận thấy doanh thu của khách sạn đang biến động với xu hướng giảm dần. Tốc độ phát triển của năm 2007/2006 chỉ đạt 97,2% và sang năm 2008 con số này là 97,5%. Qua bảng ta có thể nhận thấy tổng doanh thu năm 2007 giảm là do chủ yếu bởi doanh thu ăn uống giảm (tốc độ phát triển còn 81,9 so với năm 2006). Ở năm 2006 doanh thu từ bộ phận ăn uống chiếm tỷ trọng lớ với 38 tổng doanh thu. Tuy nhiên sang năm 2007 thì con số này chỉ còn 32% và đến năm 2008 thì ăn uống còn là thế mạnh của khách sạn, chỉ chiếm 26,18 %. Sở dĩ có sự giảm sút này là do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên có thể kể đến là việc mọc lên như nấm của các nhà hàng chuyên phục vụ tiệc cưới với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp năng động trên khắp địa bàn thành phố Đà Nẵng, đã lấy đi một lượng lớn khách hàng của khách sạn. Mặc dù, kinh doanh phục vụ tiệc cưới ăn uống là thế mạnh của khách sạn, nó là địa chỉ có uy tín, nó không chỉ phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ khách địa phương, khách có quy mô lớn, có kinh nghiệm trong việc tổ chức tiệc cưới. Tuy nhiên đứng trước việc xuất hiện cùng lúc quá nhiều đối thủ cạnh tranh nên doanh thu của mảng này phải giảm xuống một cách đột ngột. Ngoài ra việc khách sạn chưa trú tâm đến thiết kế bài trí tổ chức tiệc độc đáo và vật dụng phục vụ tiệc còn đơn giản nên không giữ được nhiều khách hàng trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh sự tụt giảm của bộ phận ăn uống thì tỷ trọng của bộ phận lưu trú dần tăng nên qua các năm. Trong năm 2006, khu khách sạn 3 sao đi vào hoạt động đưa doanh thu của bộ phận lưu trú tăng đạt tốc độ phát triển là 106.3 với sự lỗ lực trong việc thu hút khách của mình nên khách sạn đã thu về được doanh thu đáng kể, và có tỷ lệ đóng góp doanh thu cho khách sạn ngày càng gia tăng, đến năm 2008 thì chiếm 42, 76 tổng doanh thu. Đến năm 2008, đây là năm kinh doanh đầu tiên sau khi khách sạn đi vào cổ phần hoá. Ở năm này doanh thu lưu trú không có gì thay đổi đáng kể so với năm 2007, doanh thu vẫn tiếp tục tăng với tốc độ phát triển là 106,3doanh thu ăn uống vẫn tiếp tục giảm 20,3 so với năm 2007. Tuy nhiên có sự tăng lên của của các doanh thu khác là 34nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp phần tụt giảm của doanh thu ăn uống dẫn đến toàn bộ doanh thu của khách sạn giảm 2,5 so với năm trước. Ta thấy dược khách sạn đã không duy trì được thế mạnh về việc tổ chức tiệc cưới trong nhà hàng do sức ép quá lớn từ đối thủ cạnh tranh khác. Một phần do ở giai đoạn đầu của việc cổ phần hoá nên còn nhiều bỡ ngỡ khó khăn nên chưa tăng được doanh thu cho khách sạn. Nhìn chung, qua phân tích ta thấy tình hình doanh thu của khách sạn giảm sút trong 2 năm 2007 và năm 2008 là do chủ yếu bởi ảnh hưởng của doanh thu nhà hàng. Vì vậy bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên nói chung góp phần nâng cao chất lượng dịch đội ngũ nhân viên nói chung góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách tạo dựng uy tín trên thị trường và khai thác tốt hơn nữa hiệu quả hoạt động của khách sạn. khách sạn cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng phục vụ của bộ phận nhà hàng để đem lại sức cạnh tranh trên thị trường, giữ vững và phát huy vai trò của bộ phạn kinh doanh ăn uống trong tỷ trọng, đống góp doanh thu vào khách sạn đồng thời nâng cao uy tín trên thị trường bằng việc chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ mà đặc biệt là trình độ phục vụ của đội ngũ nhân viên. Trong đó việc trẻ hoá đội ngũ nhân viên phục vụ trong nhà hàng đồng thời xây dựng phong cách phục vụ chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình là việc làm cần thiết. V. TÌNH HÌNH NGUỒN KHÁCH: Trong ngành kinh doanh khách sạn, quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời và không có hàng tồn kho. Do đó số lượng khách đến khách sạn trong một khoảng thời gian nhất định chính là thước đo cho sự thành công hay thất bại cho khách sạn. Vậy bảng 6 dưới đây sẽ giúp chúng ta biết thêm về tình hình nguồn khách đến với khách sạn. Bảng 7:Tình hình đón khách của khách sạn Kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển 2006/2007 2008/2007 A. Khách 1 Tổng lượt khách lượt khách 19.817 23.789 83,34 120,04 a)khách quốc tế lượt kh 3.200 4.493 138,89 140,41 b) khách trong nước lượt khách 21.475 16.617 19.296 77,38 116,12 2. Ngày khách 46.443 39.238 45.693 84,49 116,45 Ngày Khách quốc tế Ngày khách 23.779 3.968 4.424 89,25 111,49 Ngày khách nội địa 2.304 35.270 41.269 83,98 117,01 3. Thời gian lưu trú bình quân Này khách 1,95 1,98 1,92 Khách quốc tế 1,93 1,24 0,98 Khách nội địa 1,96 2,12 2,14 Nguồn : phòng kế toán Biểu đồ về tình hình đón khách của khách sạn Qua bảng số liệu cho thấy lượng khách đến khách sạn Đà Nẵng tăng giảm không đều qua các năm. Tình hình dón khách không phản ánh xu hướng biến động của nguồn khách theo một hướng cụ thể mà nó là một sự biến động bất thường. Năm 2007, khách sạn Đà Nẵng đã không giữ được tốc độ phát triển của năm 2006. Lượng khách đến khách sạn trong năm 2007 đã giảm 16,7% so với năm 2006. Đặc biệt khách nội địa giảm 23%. Đây là điều đáng lo ngại cho sự phát triển của khách sạn. Năm 2006 đánh dấu sự chuyển đổi trong cơ cấu nội bộ của khách sạn Đà Nẵng, Khách sạn đã tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp của mình. Theo đó có nhiều sự thay đổi trong tổ chức, nhân sự làm cho hoạt động kinh doanh của khách sạn không ổn định, tâm lý nhân viên dao động theo. Chính vì vậy tình hình nội bộ không ổn định đã làm ảnh hưởng đến công tác thu hút khách cũng như chất lượng bị giảm sút. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt giảm trọng lượng khách đến với khách sạn năm 2006. Đồng thời là năm thành phố chịu ảnh hưởng nhiều nhất của những trận bão. Cơ sở hạ tầng của thành phố cũng như cơ sở vật chất của khách sạn bị hư hại đáng kể, ảnh hưởng đến điều kiện đón tiếp khách của khách sạn. Đồng thời thời tiết bất lợi còn ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch lo sợ về sự an toàn của họ khi đến Đà Nẵng. Tình hình được cải thiện vào năm 2007, khi mà tổng lượt khách, bao gồm cả nội địa và khách quốc tế đều tăng với tốc độ tăng trưởng là 40,41% và 16,12% tương ứng. Đây là kết quả lỗ lực của khách sạn. Tuy nhiên nếu so sánh con số này với năm 2006 thì nay lại thấp về lượng khách nội địa, vốn là nguồn khách chủ yếu của Khách sạn Đà Nẵng 19.296 lượt khách năm 2007 so với 21.475 lượt khách năm 2006. Khách cần nên đẩy mạnh công tác thương mại hoá để thu hút nguồn khách nội địa, cũng như thu hút lượng khách quốc tế. Thời gian lưu lại bình quân của khách cũng có sự biến động không đều qua các năm. Trong đố đặc biệt là thời gian lưu lại bình quân của khách quốc tế liên tục giảm từ 1,93 ngày năm 2006 xuống còn 0,98 ngày năm 2007. Nguyên nhân khách quốc tế đến khách sạn thông qua công ty lữ hành, và chỉ ngủ qua đêm trong lịch trình của mình, và bản thân của khách sạn không có dịch vụ bổ sung hấp dẫn để lôi kéo khách quốc tế đi du lịch thuần tuý cộng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các khách sạn trong địa bàn thành phố với sự tiện nghi, sang trọng hơn khách sạn nên dẫn đến thời gian lưu trú bình quân của khách quốc tế giảm mạnh. Thời gian lưu trú bình quân của khách nội địa cũng không dài. Nhưng đây là đặc điểm chung của thời gian lưu lại bình quân của khách sạn cùng cấp hạn trên địa bàn. Điều này có thể nằm ở đặc điểm khách mục tiêu của khách sạn Đà Nẵng là khách du lịch công vụ. Vì vậy thời gian lưu lại của khách phụ thuộc nhiều vào yêu cầu công việc của khách. Nhìn chung tổng lượt khách có su hướng biến động đều, lượt khách quốc tế đến khách sạn tăng nhưng thời gian lưu trú lại giảm mạnh. Ngoài ra lượt khách nội địa cũng giảm mạnh. VI. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG: 1. Cơ cấu nguồn khách nội địa theo mục đích chuyến đi: Mỗi người khách đi du lịch đều mang theo một mục đích nhất định. Mục đích đó có thể là du lịch văn hoá nhằm mở rộng hiểu biết về nghệ thuật. Hoặc có thể là du lịch sinh thái để thoả mãn những nhu cầu về với thiên nhiên. Cũng có thể là du lịch công vụ để tham gia các buổi hội nghị, hội thảo v.v... nói chung mục đích chuyến đi của khách du lịch vô cùng phong phú và đa dạng. Và ở khách sạn Đà Nẵng mục đích chuyến đi của khách được thể hiện: ĐVT: Lượt khách Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 tốc độ phát triển SL TT% SL TT% SL TT% SL TT% DL công vụ 14.838 62,4 11.891 60 14.273 60 80,14 120,03 Dl thuần tuý 6.485 27,27 5.549 28 6.899 29 85,57 124,33 Mục đích khác 2.456 10,33 2.377 12 2.617 11 96,78 110,1 Tổng lượt khách 23.779 100 19.817 100 23.789 100 83,34 120,04 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ về nguồn khách theo mục đích chuyến đi Từ bảng ta có thể thấy được khách đi du lịch với mục đích công vụ chiếm trên 60% trong cơ cấu khách đi theo mục đích chuyến đi và khả năng thu hút khách này của khách sạn ngày càng tăng qua các năm. mặc dù năm 2007 đã giảm với các nguyên nhân đã nêu ở trên. Nhưng so vơi năm 2008 và năm 2006 thì con số khách công vụ lại giảm hơn, điều đó lại khẳng định khách sạn chưa có kế hoạch tốt trong việc thu hút lượng khách này. Khách đi du lịch thuần tuý của khách sạn chưa cao chiếm 29% trong 5 tổng lượt khách, là con số này được cải thiện dần trong năm 2008 với 6.899 lượt khách tăng 24, 33% so với năm 2007, nhưng nó tăng không đáng kể. Khách sạn cần có biện pháp để thu hút loại khách này. Vì hiện nay tại thành phố có rất nhiều chính sách thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng, đây là điều kiện thuận lợi để khách sạn thu hút thêm lượng khách du lịch thuần tuý cũng như khách đi với mục đích khác. Trong thời gian tới khách sạn cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp úng đầy đủ về chất lượng cũng như số lượng cơ sở vật chất kỷ thuật trong phòng ở, bổ sung thêm một số dịch vụ cần thiết. 2. Cơ cấu nguồn khách theo hình thức chuyến đi qua các năm: ĐVT: Người Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển SL TT% SL TT% SL TT% SL TT% Theo đoàn 15.109 63,54 13.268 66,95 15.928 66,96 87,82 120,05 Khách đi lẻ 8.670 36,46 6.549 33,05 7.861 33,04 75,54 120,03 Tông lượt khách 23.779 100 19.817 100 23.789 100 83,34 120,04 Nguồn: Phòng kế toán Biểu đồ cơ cấu nguồn khách theo hình thức chuyến đi Qua biểu đồ, khách theo đoàn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn khách theo hình thức chuyến đi trên 60% và tốc độ này ổn định qua các năm. Nguồn khách này là do các công ty lữ hành gửi đến, cũng như là do các ban ngành tổ chức hội nghị, hội thảo tại khách sạn. Mặc dù là đã đưa khách sạn 3 sao vào hoạt động nhưng lượng khách thu hút vẫn chưa cao, so với năm 2006. Chứng tỏ việc thu hút khách của khách sạn chưa đạt hiệu quả, khách sạn cần có các biện pháp để thu hút lượng khách này thêm. Khách theo đoàn do các công ty lữ hành gửi đến : Vitour, Danatour, Viettraval, Hương Giang... Các công ty cung cấp số lượng khách lớn và ổn định qua các năm. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện rất nhiều khách sạn cùng hạng, với các trang thiết bị hiện đại, đội ngũ nhân viên năng động, đây sẽ là đối thủ cạnh tranh lớn của khách sạn trong việc tranh giành nhận khách của công ty lữ hành. Do vậy, khách sạn cần lưu ý điểm này để có các biện pháp giữ chân các hãng lữ hành gửi khách với số lượng lớn, ổn định như trên. Và cũng do thành phố Đà Nẵng có chính sách thu hút khách du lịch mạnh, nên lượng khách đến lớn, vì thế cũng xuất hiện nhiều công ty lữ hành mở chi nhánh tại Đà Nẵng, cũng như công ty lữ hành mới thành lập, khách sạn cần thiết lập mối quan hệ với các công ty này nhằm thu hút khách. Khách theo đoàn : Đi hội nghị, hội thảo, hội nghi do các cơ quan ban ngành gửi đến như ngân hàng đầu tư, Bộ giáo dục, bộ y tế, giao thông vận tải. .. Thuận lợi của khách sạn Đà Nẵng là khách sạn có từ lâu đời, có mối quan hệ tốt với các cơ quan này nên họ thường chọn khách sạn Đà Nẵng làm nơi tổ chức. Khách sạn cần tiếp tục phát huy mối quan hệ này, và các chính sách để thu hút lượng khách này do đặc điểm thanh toán của họ (khả năng thanh toán cao) và khai thác khả năng của khách sạn về việc tổ chức hội nghị. Nguồn khách đi lẻ chiếm tỷ lệ thấp, khách sạn cần có biện pháp để thu hút nguồn khách này vì họ sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho khách sạn. Nguồn khách này chưa tương xứng với khả năng của khách sạn về quy mô, và lượng khách này giảm sút so với năm 2006 năm 2007 giảm là do nhiều nguyên nhân tốt khách quan, sang năm 2008 thì con số này thấp hơn năm 2006. Khách sạn cần có biện pháp để thu hút loại khách này. Nhìn chung, khách theo đoàn là nguồn khách chủ yếu của khách sạn, nhưng số lượng tăng chậm. Bên cạnh đó, nguồn khách đi lẻ lại không tăng mạnh mặc dù chính quyền thành phố có nhiều biện pháp dể thu hút loại khách này. Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác thương mại hoá tại dịch vụ lưu trú. VII. TÍNH THỜI VỤ CỦA KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG: ĐVT: lượt khách Tháng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 1.023 1.120 1.210 1.117,67 0,49 2 1.702 1.864 1.989 1.851,67 0,81 3 2.018 2.210 2.536 2.254,67 0,99 4 1.935 2.119 2.497 2.183,67 0,96 5 2.322 2.543 2.689 2.518,00 1,10 6 3.645 3.992 4.180 3.939,00 1,73 7 3.982 4.361 4.579 4.307,33 1,89 8 2.687 2.943 3.243 2.957,67 1,30 9 1.716 1.879 2.086 1.893,67 0,83 10 1.686 1.847

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2860.doc
Tài liệu liên quan