MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I. Cơ sở lý luận về tiền lương. 3
I. Tiền lương, tiền lương tối thiểu. 3
1.1.Khái niệm tiền lương. 3
1.2. Khái niệm tiền lương tối thiểu. 4
II. Vai trò của tiền lương và những yếu tố ảnh hưỏng đến tiền lương. 5
2.1. Vai trò của tiền lương. 5
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương. 7
III. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. 9
3.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương. 9
3.2. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương. 10
IV. Các hình thức trả lương. 12
4.1. Hình thức trả lương theo thời gian. 12
4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 13
4.2.1 Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân . 14
4.2.2. Trả lương theo sản phẩm có thưởng. 14
4.2.3. Trả lương theo sản phẩm tập thể. 15
4.2.4. Trả công theo sản phẩm luỹ tiến. 16
4.2.5. Trả công theo sản phẩm gián tiếp. 17
IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương trong các doanh nghiệp 17
Phần II. Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 19
I. Đặc điểm chung của công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 19
1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội. 19
1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty. 21
1.3. Đặc điểm về sản phẩm và qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 25
II. Tình hình tài chính của công ty. 27
III. Đặc điểm về lao động của công ty. 29
3.1. Đặc điểm chung. 29
3.2 Tình hình lao động chia theo trình độ chuyên môn. 30
3.3.Tình hình lao động chia theo giới tính. 30
IV. Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội. 31
4.1. Sự hình thành quỹ tiền lương. 31
4.2. Các hình thức trả lương của công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội 35
4.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian. 35
4.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm. 41
Phần III. Giải pháp hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội 51
I. Phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh 2007 của công ty. 51
II.Hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian. 52
2.1. Xây dựng chương trình phân tích công việc. 52
2.1.1. Tác động của phân tich công việc tới việc trả lương cho người lao động. 52
1.1.2. Xây dựng chương trình phân tích công việc. 53
1.1.3. Ví dụ về phân tích công việc đối với một số vị trí. 54
2.2. Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc. 59
2.2.1. Ảnh hưởng của công tác đánh giá thực hiện công việc đến việc trả lương cho người lao động. 59
2.2.2. Xây dựng chương trình đánh giá thực hiện công việc. 60
III. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. 63
3.1.Hoàn thiện công tác định mức lao động. 63
3.2. Hoàn thiện phương pháp chia lương theo sản phẩm. 64
IV. Điều kiện thực hiện các giải pháp đã đề xuất. 67
4.1. Sắp xếp, bố trí hợp lý lao động quản lý. 67
4.2. Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc. 67
4.3. Công tác nghiệm thu sản phẩm. 68
Kết luận 70
Danh mục tài liệu tham khảo 71
79 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người. Số lao động công ty tuyển thêm này là lái xe – lao động gián tiếp, làm cho tỷ lệ lao động gián tiếp tăng 2,5%, nhằm phục vụ cho việc vẩn chuyển sản phẩm đến các đại lý, các địa điểm phân phối sản phẩm của công ty được liên tục và kịp thời.Còn công nhân trực tiếp sản xuất thì không có sự thay đổi từ năm 2005 đến 2006. Mặc dù giá trị sản lượng tăng lên qua 2 năm 2005-2006 nhưng số lượng công nhân sản xuất lại không tăng là do công ty thực hiện một số biện pháp nhằm tăng năng suất lao động như cải tiến máy móc, trang thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sức lao động, cải tiến phân công lao động, tăng cường kỷ luật lao động. Điều này đã làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên.
Biểu 3: lực lượng lao động chung của công ty từ năm 2002 đến 2005
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng số lao động
540
521
522
470
475
Lao động gián tiếp
249
149
150
198
203
Lao động trực tiếp
291
372
372
272
272
Trình độ ĐH
170
150
166
56
56
Cao đẳng, trung cấp
69
65
71
142
147
Công nhân kỹ thuật
301
306
285
272
272
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương.)
Tính từ năm 2005 trở về trước thì trong vòng 10 năm công ty không có nhu cầu tuyển dụng lao động, ngược lại do chuyển đổi cơ chế quản lý thắt chặt hơn nên một số lao động không đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật nên công ty đã cắt giảm lao động. Qua bảng thống kê lao động từ năm 2002 đến năm 2006 ta có thể thấy rất rõ sự cắt giảm lao động trong công ty qua các năm. Cụ thể là năm 2002 tổng số lao động là 540 người thì đến năm 2005 tổng số lao động của công ty là 470 người, giảm 70 lao động. Đến năm 2006 do nhu cầu vận chuyển sản phẩm từ công ty đến các đại lý phân phối sản phẩm nên công ty đã tuyển thêm 5 lái xe để phục vụ cho bộ phận tiêu thụ sản phẩm, còn lao động trực tiếp sản xuất và lao động quản lý công ty không có nhu cầu tuyển thêm.
3.2 Tình hình lao động chia theo trình độ chuyên môn.
Qua số liệu thống kê được ta thấy, tỷ lệ giữa trình độ đại học, trên đại học : trung cấp, cao đẳng : công nhân kỹ thuật năm 2005 là 1:2,5:4,85 còn năm 2006 là 1:2,625:4,85; có sự chưa hợp lý giữa các cấp trình độ của lao động. Trong khi đó tỷ lệ này ở các nước phát triển là 1:4:10. Do đặc điểm của công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên số lượng lao động gián tiếp như trên là chưa hợp lý. Một vấn đề đặt ra là công ty phải cắt giảm lao động gián tiếp hoặc tăng công nhân sản xuất thì mới đem lại hiệu quả hoạt động tối đa.
Biểu 4: Lực lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Tăng /giảm
Tuyệt đối
Tương đối
Trình độ Đại học, trên ĐH
56
56
0
0
Trình độ cao đẳng-trung cấp
142
147
5
1,035
Công nhân kỹ thuật
272
272
0
0
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương năm 2005-2006)
3.3.Tình hình lao động chia theo giới tính.
Biểu 5: lực lượng lao động chia theo độ tuổi và giới tính
Tuổi
18 - 25
26 - 35
36 - 45
46 – 55
Trên 55
Tổng
Nữ
1
16
124
93
0
234
Nam
4
21
97
107
12
241
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương năm 2006.)
Qua biểu trên ta nhận thấy lao động của công ty chủ yếu là ở lứa tuổi từ 36
tuổi đến 55 tuổi nên cũng chứng tỏ thâm niên công tác lâu năm của lao động với trình độ kỹ thuật thành thạo, kinh nghiệm công tác dày dặn, cụ thể lao động
nữ từ 36 đến 45 tuổi với số lượng là 124 người chiếm 52,99% so với tổng số lao động nữ, và chiếm 26,10% so với tổng số lao động của cả công ty, còn lao động nam từ 36 đến 55 tuổi là 204 người chiếm 84,64% so với lao động nam và chiếm 42,94% so với tổng số lao động của cả công ty. Qua biểu ta cũng thấy số lao động từ 18 đến 25 tuổi rất ít, chỉ có 5 lao động cả nam và nữ, chỉ chiếm 1,05% trên tổng số lao động. Với đặc điểm là công ty sản xuất làm việc trong điều kiện căng thẳng và liên tục, đòi hỏi lao động phải có sức chịu đựng nên số lượng lao động nữ ít hơn lao động nam là tương đối phù hợp. Trong quá trình sản xuất cồn và rượu mùi có một khâu đó là rửa chai thì chủ yếu là lao động nữ. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty nên có kế hoạch giảm thiểu lao động nữ hơn nữa và thay vào đó là tăng số lượng lao động nam.
IV. Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty cổ phần Cồn Rượu Hà Nội.
4.1. Sự hình thành quỹ tiền lương.
BẢNG QUỸ TIỀN LƯƠNG NĂM 2006
Số
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Số báo cáo
TT
Kế hoạch
Thực hiện
1
Doanh thu
tr.đồng
301.069
404.993
2
Lao động định mức
người
509
-
3
Lao động thực tế sử dụng bình quân
người
-
475
4
Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân
hệ số
3,82
3,76
5
Hệ số phụ cấp bình quân
Hệ số
0.049
0.052
6
Mức lương tối thiểu công ty lựa chọn
1000 đ
1.050
1.050
7
Đơn giá tiền lương
đ/1000đ
86,557
59,611
8
Quỹ tiền lương
tr.đồng
26.059
24.142
9
Quỹ phụ cấp, chế độ khác(nếu có)
tr.đồng
10
Quỹ tiền lương làm thêm giờ
tr.đồng
500
500
11
Quỹ tiền lương LĐ hợp đồng thời vụ
tr.đồng
-
-
12
Tổng quỹ tiền lương chung (8+9+10+11)
tr.đồng
26.559
24.642
13
Tiền lương bình quân theo lao động định mức
1000đ/th
4.266.506
14
Tiền lương bình quân theo lao động thực tế SDBQ
1000đ/th
4.235.461
Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương
Giải trình bảng quỹ lương.
Để xác định quỹ tiền lương công ty xây dựng theo công thức sau:
Vtl = { TLbq x Ldb }x 12 tháng + Vvc
Trong đó:
Vtl là quỹ tiền lương của công ty.
TLbq là tiền lương bình quân một người/ 1 tháng và được tính theo công thức
TLbq = TLminct x (Hcb + Hpc)
TLminct là mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng
Hcb là hệ số lương cấp bậc công việc bình quân một lao động.
Hpc là hệ số phụ cấp bình quân một lao động.
Ldb là số lao động trong công ty.
Vvc là quỹ tiền lương làm đêm, thêm giờ, tiền lương lao động hợp đồng thời vụ.
Ø Xác định tiền lương bình quân:
- Về tiền lương tối thiểu công ty áp dụng ở mức tối đa là 1.050.000 đồng.
Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội đóng trên địa bàn Hà Nội nên được hưởng hệ số ngành là : K2 = 1. Vậy mức lương tối thiểu công ty áp dụng là:
350.000 đồng x (2 + 1) =1.050.000 đồng
- Trên cơ sở xác định hệ số lương cấp bậc công việc của từng người lao động, công ty xác định được hệ số lương cấp bậc công việc là 3,82 kế hoạch và 3.76 thực hiện và được tính như sau:
Tổng hệ số lương của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty
Hcb =
Tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn công ty
- Về hệ số các khoản phụ cấp:
Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ qui định về chế độ phụ cấp trong công ty nhà nước được áp dụng như sau đối với phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm:
s Phụ cấp chức vụ:
Chủ tịch hội đồng quản trị + Giám đốc(2 người): 2 x 0.5 = 1,0 hệ số/tháng
Phó giám đốc + kế toán trưởng(2 người): 2 x 0,45 = 0,9 hệ số/tháng.
Trưởng phòng + giám đốc xí nghiệp thành viên + trưởng chi nhánh(11 người):
11 x 0,4 = 4,4 hệ số/tháng
Phó phòng + phó giám đốc xí nghiệp + phó chi nhánh (12 người):
12 x 0,3 = 3,6 hệ số/ tháng
s Phụ cấp trách nhiệm:
Chuyên viên + kỹ sư(29 người): 29 x 0,2 = 5,8 hệ số/ tháng
Tổ trưởng sản xuất (90 người): 90 x 0.1 = 9,0 hệ số /tháng.
- Vậy tổng hệ số phụ cấp của công ty là :
1 + 0,9 + 4,4 + 3,6 + 5,8 + 9,0 = 24,7 hệ số/tháng.
- Phụ cấp bình quân 1 người một tháng:
24,7
Kế hoạch : = 0,049
509
24,7
Thực hiện : = 0,052
475
- Tiền lương bình quân :
Kế hoạch : 1.050.000 x (3,82 + 0,049) = 4.062.450 đồng
Thực hiện: 1.050.000 x (3,76 + 0,052) = 4.002.600 đồng
Ø Quỹ lương ngày:
Kế hoạch : 4.062.450 x 509 x 12 = 24.813.444.600 đồng
Thực hiện : 4.002.600 x 475 x 12 = 22.814.820.000 đồng
ØTiền lương làm đêm:
Kế hoạch:
77ng x 30 công/tháng x 149.877đ/công x 30% x 12 tháng = 1.246.377.132đồng
Thực hiện:
82ng x 30 công/tháng x 149.877đ/công x 30% x 12 tháng =1.327.310.712 đồng
Ø Quỹ lương:
Kế hoạch: 24.813.444.600 + 1.246.377.132 = 26.059.821.732 đồng
Thực hiện : 22.814.820.000 + 1.327.310.712 = 24.142.130.712 đồng
Ø Đơn giá tiền lương theo doanh thu( đồng/1000đồng)
Quỹ lương
Vdg =
Doanh thu
26.059.821.732
Kế hoạch : = 86,557 đồng/1000đ doanh thu
301.069
24.142.130.712
Thực hiện : = 59,611 đồng/1000đ doanh thu
404.993
Ø Tiền lương bình quân một lao động:
26.059.821.732
Kế hoạch : = 4.266.506 đồng
509 x 12 tháng
24.142.130.712
Thực hiện : = 4.235.461 đồng
475 x 12 tháng
Ø Tiền lương thêm giờ :
Kế hoạch : 500 triệu đồng.
Thực hiện : 500 triệu đồng
ØTổng Quỹ lương chung là:
Kế hoạch: 26.059.821.732 + 500.000.000 = 26.559.821.731 đồng
Thực hiện: 24.142.130.712 + 500.000.000 = 24.642.130.712 đồng
Để đánh giá mức độ thực hiện quỹ tiền lương của công ty ta có thể sử dụng chỉ tiêu mức tiết kiệm (hoặc vượt chi) tuyệt đối.
Ttđ = QLTH – QLKH
Trong đó: Ttđ là mức tiết kiệm hoặc vượt chi tuyệt đối quỹ tiền lương.
QLTH là quỹ lương thực hiện.
QLKH là quỹ lương kế hoạch.
Theo công thức trên ta có:
Ttđ = QLTH – QLKH = 24.642.130.712 đồng - 26.559.821.731 đồng
= - 1.917.691.020 đồng.
Như vậy công ty đã thực hiện tiết kiệm tuyệt đối quỹ tiền lương là
1.917.691.020 đồng.
4.2. Các hình thức trả lương của công ty cổ phần cồn rượu Hà Nội
4.2.1 Hình thức trả lương theo thời gian.
ØHình thức trả lương theo thời gian công ty áp dụng đối với lao động quản lý, lao động phục vụ, lao động phụ trợ làm việc hành chính 8h/ngày. Đối tượng áp dụng bao gồm:
+ Ban lãnh đạo công ty: chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng.
+ Cán bộ công nhân viên các phòng ban.
+ Giám đốc, phó giám đốc xí nghiệp, đốc công.
+ Nhân viên phục vụ: tổ điện, tổ y tế, đội xe, nhà ăn, bảo vệ.
Ø Cách tính lương:
Hsli x 450.000
TLi = x Ti + TLtg + Vcđ + P – K
Cđ
TLi : Là tiền lương của người lao động thứ i.
Hsli : Là hệ số tiền lương của người lao động thứ i.
Cđ : Là số ngày công làm việc theo chế độ, người lao động làm việc 5 ngày/tuần, nghỉ thứ 7 và chủ nhật.
Ti : Thời gian làm việc thực tế của người lao động thứ i.
TLtg: Là tiền lương thêm giờ.
Để khuyến khích người lao động làm thêm giờ công ty áp dụng hệ số tăng thêm tiền lương giờ và cách tính lương thêm giờ theo hai công thức đối với lương thêm giờ ngày thường và lương thêm giờ ngày nghỉ như sau:
=
x
x
150%
+ Lương giờ làm Tiền lương Giờ thêm
thêm ngày thường 1 giờ ngày thường
=
x
x
200%
+ Lương giờ làm Tiền lương Giờ thêm
thêm ngày nghỉ 1 giờ ngày nghỉ
=
Tiền lương Hsli x 450.000
1 giờ Cđ x 8 giờ
Nếu lương giờ thực tế < lương giờ tối thiểu thì tính lương giờ làm thêm theo lương giờ tối thiểu.
Vcđ: Tiền lương của các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.... theo quy định.
K : Các khoản khấu trừ theo lương: bao gồm Bảo hiểm xã hội (chiếm 5% tiền lương của người lao động) và Bảo hiểm y tế (chiếm 1% tiền lương của người lao động )
P : Là phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm (theo quy định của công ty dựa trên các văn bản hướng dẫn của Nhà nước).
Để khuyến khích cán bộ nhân viên giữ các vai trò chủ chốt trong công ty và nâng cao trách nhiệm trong quản lý, công ty tính thêm phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm theo bảng sau:
Biểu 6: Bảng phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm
Thứ tự
Chức danh
Hệ số phụ cấp
1
Chủ tịch HĐQT
0.5
2
Giám đốc
0.5
3
Phó giám đốc
0.45
4
Kế toán trưởng
0.45
5
Trưởng phòng, Giám đốc Xí nghiệp, trưởng chi nhánh
0,4
6
Phó phòng, phó GĐ XN, phó chi nhánh
0,3
7
Chuyên viên, kỹ sư
0.2
8
Tổ trưởng sản xuất
0.1
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động tiền lương)
Phần phụ cấp của người lao động được tính như sau:
Mức phụ cấp = hệ số lương CBCNV x mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định x hệ số phụ cấp.
Như vậy mức phục cấp không phụ thuộc vào ngày công làm việc thực tế của người lao động mà phụ thuộc vào hệ số lương và hệ số phụ cấp.
Ø Ví dụ: Bảng thanh toán lương tháng 2 năm 2007 của cán bộ nhân viên phòng tổ chức lao động tiền lương
Họ tên
Nguyễn Văn Cường
Cáp Trọng Khánh
Bùi Thuý Nga
Hệ số lương
4,99
5,32
3,27
Lương thời gian
Công
16,0
16,0
16,0
Tiền
1.796.400 đ
1.915.200 đ
1.177.200 đ
Lương thêm giờ
Giờ
16 giờ
16 giờ
16 giờ
Tiền
449.100 đ
359.100 đ
294.300
Lương phép+ lễ
Công
4,0
4,0
4,0
Tiền
449.100 đ
478.800 đ
294.300đ
Phụ cấp
HS PC
0,4
0,3
0,2
M PC
898.200 đ
718.200 đ
294.300 đ
khoản khấu trừ
BHXH
179.640 đ
173.565 đ
103.005 đ
BHYT
35.928 đ
34.713 đ
20.600 đ
Cộng lương
3.377.232 đồng
3.263.022đồng
1.936.495 đ
Ø Ví dụ tính lương cho ông Cáp Trọng Khánh.
- Chức vụ : Phó phòng tổ chức lao động tiền lương.
- Hệ số lương: 5,32
- Hệ số phụ cấp: 0,3
s Lương theo thời gian:
5,32 x 450.000
x 16 = 1.915.200 đồng
20
s Lương thêm giờ: Ông Cáp Trọng Khánh làm thêm 16 giờ ngày thường, do đó tính theo công thức :
=
x
x
150%
Lương giờ làm Tiền lương Giờ thêm
thêm ngày thường 1 giờ ngày thường
=
14.962 đồng
=
Tiền lương 5,32 x 450.000
1 giờ 20 x 8 giờ
Lưong thêm giờ : 14.963 x 16 x 150% = 359.100 đồng.
5,32 x 450.000
s Lương phép + lễ : x 4 = 478.800 đồng
20
s Phụ cấp: 5,32 x 450.000 x 0,3 = 718.200 đồng
s Tổng lương : 1.915.200 + 359.100 + 478.800 + 718.200
= 3.471.300 đồng.
s Các khoản khấu trừ:
- BHXH : 3.471.300 x 5% = 173.565 đồng
- BHYT : 3.471.300 x 1% = 34.713 đồng
Tổng các khoản khấu trừ: 173.565 + 34.713 = 208.278 đồng
s Cộng lương nhận được của ông Cáp Trọng Khánh là:
3.471.300 - 208.278 = 3.263.022đồng.
Ø Ví dụ tính lương cho cô Bùi Thuý Nga.
- Chức danh : chuyên viên Bảo hiểm xã hội.
- Hệ số lương: 3,27
- Hệ số phụ cấp: 0,2
s Lương theo thời gian:
3,27 x 450.000
x 16 = 1.177.200 đồng
20
s Lương thêm giờ: Cô Nga làm thêm giờ vào ngày nghỉ nên được tính lương thêm giờ theo công thức:
=
x
x
200%
Lương giờ làm Tiền lương Giờ thêm
thêm ngày nghỉ 1 giờ ngày nghỉ
=
=
9.196 đồng
Tiền lương 3,27 x 450.000
1 giờ 20 x 8 giờ
Lương thêm giờ :
9.196 x 16 x 200% = 294.300 đồng
3,27 x 450.000
s Lương phép + lễ : x 4 = 294.300 đồng
20
s Phụ cấp : 3,27 x 450.000 x 0,2 = 294.300 đồng
s Tổng lương : 1.177.200 + 294.300 + 294.300 + 294.300
= 2.060.100 đồng
s Các khoản khấu trừ:
- BHXH : 2.060.100 x 5% = 103.005 đồng
- BHYT : 2.060.100 x 1% = 20.601đồng
Tổng các khoản khấu trừ: 103.005 + 20.601 = 123.606 đồng
s Cộng lương nhận được của cô Bùi Thuý Nga là:
2.060.100 - 123.606 = 1.936.495 đồng
- Đánh giá ưu, nhược điểm:
Ưu điểm: Phản ánh được trình độ của người lao động thông qua hệ số lương, phản ánh được tính chất công việc thông qua phụ cấp trách nhiệm. Tiền lương của người lao động được tính dựa trên ngày công thực tế, do đó có tác dụng khuyến khích cán bộ công nhân viên đi làm đủ ngày công. Đồng thời do công ty áp dụng cách tính lương thêm giờ bằng hệ số tăng thêm nên có tác dụng khuyến khích cán bộ, nhân viên trong công ty tích cực làm thêm giờ để hưởng mức lương cao.
Nhược điểm:
- Do việc trả lương phụ thuộc vào hệ số lương cấp bậc và ngày công thực tế nên không phản ánh mức độ hoàn thành công việc, không đánh giá được việc hoàn thành công việc tốt, trung bình hay kém. Cùng một cấp trình độ, cùng số ngày công bằng nhau người làm việc nhiều hơn, mức độ hoàn thành công việc tốt hơn nhưng cùng nhận mức lương như nhau. Như vậy là không đánh giá đúng thực lực làm việc của người lao động cũng như về phía Công ty làm cho người lao động cảm thấy họ không được quan tâm đúng mức, công sức lao động họ bỏ ra không được đánh giá thành một mức độ nào đó, tốt hay chưa tốt. Do vậy nó sẽ dẫn đến tình trạng người lao động không thực sự nỗ lực, tận tâm, tận lực với công việc, không tạo ra động lực trong lao động, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất chung của công ty.
- Mặc dù tiền lương của người lao động phụ thuộc vào số ngày công làm việc thực tế nhưng việc quản lý thời gian làm việc của người lao động còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ. Vẫn còn tình trạng người đi làm muộn và ra về trước giờ quy định của Công ty. Nếu lấy số ngày công làm việc thực tế để tính lương thì hai người lao động cùng cấp trình độ, cùng hệ số lương, cùng ngày công làm việc, người làm việc đúng đủ ngày 8 tiếng cũng sẽ nhận được mức lương với người ngày làm việc 7 tiếng. Như vậy là việc trả lương, tính lương cho người lao động dựa vào số ngày công làm việc thực tế là chưa thực sự chính xác, chưa đánh giá đúng thời gian làm việc thực tế của người lao động và chưa thực sự công bằng giữa những người lao động với nhau.
- Do tính chất của lao động gián tiếp là không thể lượng hoá được như lao động trực tiếp sản xuất được lượng hoá bằng số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành nên việc đánh giá thực hiện công việc của lao động gián tiếp cần quan tâm đến hiệu quả thực hiện công việc, các tiêu chuẩn thực hiện công việc nhưng điều này lại không được Công ty quan tâm và thực hiện cụ thể.
Do vậy để áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có hiểu quả công ty cần xây dựng chương trình phân tích, đánh giá thực hiện công việc nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Công ty nhất là nguồn nhân lực.
4.2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm.
Đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, do đặc tính của máy móc thiết bị hoạt động liên tục và quá trình sản xuất theo dây chuyền nên Công ty sử dụng lao động làm việc trong cả 3 ca.
Ca 1 từ 6h sáng đến 14h
Ca 2 từ 14h đến 22h đêm.
Ca 3 từ 22h đêm đến 6h sáng hôm sau.
Trong mỗi ca làm việc công nhân làm 7 giờ/ca còn 1 giờ là thời gian công nhân nghỉ ăn ca, giao ca, vệ sinh cá nhân.
Trong một tổ sản xuất công nhân lại được chia thành các nhóm để thay phiên nhau làm việc đổi ca cho nhau, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho công nhân.
Đối với công nhân sản xuất công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và trả lương theo sản phẩm tập thể.
Ø Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân.
s Đối tượng áp dụng: là công nhân trực tiếp sản xuất mà kết quả ,sản phẩm của họ có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu một cách cụ thể và riêng biệt từng cá nhân. Đó là công nhân bốc xếp, vận chuyển; công nhân rửa chai; công nhân dán nhãn, công nhân bao giấy bản, đóng thùng.
s Cách tính lương:
TLi = ĐG x Qi + Vcđ - K
- Giải trình công thức :
TLi là tiền lương công nhân i nhận được tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
ĐG : Đơn giá sản phẩm.
Mức tiền công theo cấp bậc công việc của công nhân.
ĐG =
Mức sản lượng
Với mỗi loại công việc thì công ty xác định mức sản lượng khác nhau và mức sản lượng được công ty xây dựng từ những năm trước bằng phương pháp chụp ảnh bấm giờ, sau đó qua các năm cán bộ định mức theo phương pháp ước lượng, kinh nghiệm xác định mức sản lượng để làm cơ sở tính tiền lương cho người lao động.
Ví dụ đối với công việc bốc xếp, vận chuyển mức sản lượng được xác định là 4 tấn/ công, đối với công việc bao giấy bản là 500 chai/ công.
Qi : Số lượng sản phẩm công nhân i sản xuất được hoặc khối lượng công việc hoàn thành.
s Ví dụ tính lương cho công nhân vận chuyển Nguyễn Minh Tuấn trong tháng 2 năm 2007 như sau:
Cấp bậc công việc: 6
Bậc lương : 3,18
Mức tiền công theo cấp bậc công việc 72.000đ/ ngày.
Trong tháng công nhân Tuấn vận chuyển được 3.000 két Vodka xanh 75.
Mức sản lượng 4 tấn/công.
Như vậy tiền lương của công nhân Tuấn được tính như sau:
- Tiền công theo sản phẩm:
1 két Vodka xanh 75 = 16,5 kg. Do vậy 3000 két tương đương với :
3000 két x 16,5 kg = 49.500 kg và bằng 49,5 tấn Vodka xanh 75.
Đơn giá tiền lương của công việc vận chuyển là :
=
18.000đ/tấn
ĐG
=
72.000 đ
4 tấn
Tiền công sản phẩm của công nhân Tuấn là:
18.000 x 49,5 = 891.000 đồng
3,18 x 450.000
- Lương nghỉ lễ (4 ngày): x 4 = 286.200 đồng
20
- Cộng lương : 891.000 + 286.200 = 1.177.200 đồng
- Các khoản khấu trừ theo lương:
BHXH : 1.177.200 x 5% = 58.860 đồng
BHYT : 1.177.200 x 1% = 11.772 đồng.
Vậy lương thực lĩnh của công nhân Tuấn là:
1.177.200 - (58.860 + 11.772) = 1.106.568 đồng.
s Đánh giá hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân:
Do tiền lương nhận được phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hoàn thành nên người lao động có xu hướng chạy theo số lượng mà không chú ý đến chất lượng, hiệu quả công việc mình hoàn thành. Ví dụ công nhân bốc xếp, vận chuyển trong quá trình làm việc của mình chỉ quan tâm tới số lượt, số thùng hàng mình vận chuyển được mà không quan tâm đến việc các chai đóng thùng có bị vỡ hay không do sơ suất hay do cẩu thả, hay như công nhân rửa chai cũng chỉ quan tâm đến số lượng chai mình rửa được mà không chắc chắn được việc rửa chai đó có đảm bảo tiêu chuẩn sạch sẽ hay không. Do vậy mà Công ty nên xây dựng một hệ số gọi là hệ số bảo quản đối với công nhân bốc xếp, công nhân vận chuyển hoặc hệ số chất lượng đối với công nhân rửa chai hoặc công nhân dán nhãn..để đảm bảo việc trả lương được chính xác hơn, công bằng hơn và có tác dụng làm cho người lao động chú ý hơn đến công việc mình làm và kết quả lao động cuối cùng được đánh giá một cách chính xác
ØHình thức trả lương theo sản phẩm tập thể.
s Đối tượng áp dụng: Quá trình sản xuất tại công ty máy móc thiết bị hoạt động theo dây chuyền do đó phần lớn công nhân làm việc theo dây chuyền.Đó là công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất cồn, sản xuất rượu màu, sản xuất Vodka. Ví dụ quá trình đường hoá gồm các công đoạn đường hoá, lên men, vệ sinh hoặc quá trình cất cồn gồm các công đoạn giao giấm, trông bơm, vận hành tháp, bơm cồn, giao nhận cồn .Công nhân làm việc tại quá trình sản xuất nào thì hưởng lương theo đơn giá tại quá trình sản xuất đó.
s Phân phối tiền lương:
TLsxi = Tspi + Ttgi – K
TLsxi là tiền lương của công nhân i nhận được .
Tspi là tiền lương theo sản phẩm hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành. Do kết quả sản xuất cuối cùng là của cả tổ nên tiền lương mỗi công nhân nhận được phụ thuộc vào bậc lương cá nhân và số ngày công làm việc thực tế. Để xác định tiền lương của mỗi người trước hết phải xác định tiền lương của cả tổ.
Tiền lương của cả tổ được xác định như sau:
Tiền lương sản phẩm tập thể (TLsp) = ĐG x số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành.
Trong đó
Tổng hệ số lương cấp bậc của cả tổ x mức lương tối thiểu của công ty
ĐG =
Mức sản lượng x ngày công theo chế độ
Mức sản lượng được công ty xác định cho mỗi công đoạn sản xuất là khác nhau. Việc xác định mức sản lượng qua các năm thông qua phương pháp ước lượng, hoặc kinh nghiệm trên cơ sở mức lao động được xây dựng từ những năm trước bằng phương pháp chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ thời gian hao phí lao động. Ở các giai đoạn sản xuất khác nhau, dây chuyền sản xuất khác nhau thì mức sản lượng được xác định khác nhau.
Mức lương tối thiểu mà Công ty áp dụng hiện tại là 1.350.000đồng/tháng.
Tức là : 450.000đ x (2 + 1) = 1.350.000đ/ tháng
Mặc dù máy móc thiết bị hoạt động liên tục theo dây chuyền nhưng Công ty vẫn áp dụng chế độ ngày làm việc 5 ngày/tuần và người lao động được tự do lựa chọn ngày nghỉ trong tuần với 2 ngày/ tuần nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động.
Sau khi xác định được tiền lương tập thể của cả tổ dựa vào hệ số lương cấp bậc công việc và ngày công làm việc thực tế của mỗi công nhân để xác định tiền lương của họ.
Công nhân làm việc ở ca nào thì được hưởng lương theo chế độ của ca đó. Đối với ca thường ( ca 1 và ca 2) thì vẫn tính lương theo đơn giá, riêng đối với ca 3 (ca đêm) thì ngoài mức lương nhận được theo đơn giá người lao động còn nhận thêm mức lương bằng 30% mức lương theo đơn giá và được tính theo công làm đêm. Khi đó mức lương người lao động nhận được là:
TLspi = TLt + TLđ x 130%.
Trong đó TLt là tiền lương ca làm việc ca thường.
TLđ là tiền lương ca làm việc ca đêm và mỗi công ca đêm được tính
mức lương bằng 130% mức lương ca thường.
Ttgi là tiền lương cho những ngày làm những công việc ngoài định mức trong tháng hoặc tiền công làm thêm giờ và tiền công của những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết theo quy định của Nhà nước.
Đối với ca thường tiền công làm thêm giờ bằng 150% tiền công giờ theo chế độ và đối với ca đêm, tiền công làm thêm giờ bằng 200% tiền công giờ theo chế độ và được tính như sau:
=
x
x
150%
Tiền lương thêm Tiền công Giờ làm thêm
giờ ca thường 1 giờ ca thường ca thường
=
x
x
200%
Tiền lương thêm Tiền công Giờ làm thêm
giờ ca thường 1 giờ ca đêm
=
Tiền lương TLt
1 giờ ca thường Ttt x 7 giờ
=
Tiền lương TLđ
1 giờ ca đêm Ttt x 7giờ
Trong đó Ncđ là ngày công làm việc theo chế độ.
Ttt là số ngày công làm việc thực tế của công nhân.
K là các khoản khấu trừ theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bằng 6% tổng tiền lương của công nhân.
s Ví dụ: bảng thanh toán lương công nhân tổ pha chế tháng 2/2007.
Thứ tự
Họ tên
Bậc lương
1
Đào Văn Tư
4,4
2
Nguyễn Gia Thắng
3,8
3
Dương Hồng Thắm
3,18
4
Bùi Thị Bích
3,18
5
Phan Đình Hào
3,74
6
Phùng Gia Thu
3,18
7
Nguyễn Văn Vỹ
3,8
8
Đỗ Vũ Long
3,18
9
Nghiêm Thị Châm
3,74
10
Nguyễn Thị Châu
3,8
11
Nguyễn Ngọc Bạch
3,74
12
Đinh Thị Chiến
3,18
Tổ pha chế gồm 9 công nhân pha chế và 3 công nhân chạy nước luân phiên nhau làm việc 3 ca/ ngày, trong tháng tổ pha chế được 2 bể Vodka xanh 75. Mỗi bể tương đương với 2.200 két Vodka, mỗi két tương đương với 16,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9725.doc