Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG. 7

I. TIỀN LƯƠNG. 7

1. Khái niệm cơ bản về tiền lương. 7

2. Ý nghĩa của tiền lương. 8

3. Các nguyên tắc của tổ chức tiền lương. 9

II. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG. 11

1. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 11

1.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. 13

1.2. Chế độ lương tính theo sản phẩm tập thể. 14

1.3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp. 16

1.4. Chế độ trả lương sản phẩm khoán. 18

1.5. Chế độ trả lương sản phẩm có thưởng. 19

1.6. Chế độ lương sản phẩm lũy tiến. 20

2. Hình thức trả lương theo thời gian. 21

2.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản. 21

2.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng. 22

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG. 22

1. Thị trường lao động. 23

2. Yêu cầu của công việc. 23

3. Môi trường Công ty. 24

4. Yếu tố thuộc về cá nhân người lao động. 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5. 26

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5. 26

1. Giới thiệu chung về Công ty. 26

2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 26

3. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27

4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 31

5. Một số thành tích đạt được và những mặt tồn tại của công ty. 34

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRẢ LƯƠNG. 35

1. Đặc điểm của lao động. 35

2. Đặc điểm của máy móc thiết bị. 36

3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. 38

III. TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5. 38

1. Quy chế trả lương tại Công ty. 38

2. Công tác xây dựng quỹ lương của Công ty. 39

3.1. Hình thức trả lương theo thời gian. 46

3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 51

4. Hiệu quả và hạn chế của các hình thức trả lương của Công ty. 63

4.1. Các kết quả đạt được. 63

4.2. Những mặt còn hạn chế. 63

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5. 65

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 65

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY. 66

1. Giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm. 67

1.1. Hoàn thiện công tác định mức và nghiệm thu sản phẩm. 67

1.2. Hoàn thiện công tác bố trí sắp xếp đội ngũ lao động. 68

1.3. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc và điều kiện sinh hoạt. 68

1.4. Hoàn thiện việc phân công hiệp tác lao động. 70

1.5. Hoàn thiện công tác xây dựng cấp bậc công việc. 70

1.6. Một số phương pháp khác hoàn thiện công tác trả lương theo sản phẩm khoán. 73

2. Giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương theo thời gian 78

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1705 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 18.5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CB CNV cty 1,800,000 2,400,000 3,500,000 -Lương thuê ngoài 4,950,000 9,600,000 13,500,000 7 Công tác thu hồi vốn 90,000,000 94,085,883 97,850,000 8 Công nợ Nợ phải trả -Nợ ngân hàng  0  0  0 -Nợ khách hàng 17,401,000 31,000,000 53,000,000 Nợ phải thu: -Phải thu từ các công trình 13,402,269 31,898,459 62,354,490 5. Một số thành tích đạt được và những mặt tồn tại của công ty. Những thành tích đạt được. Trong những năm vừa qua công ty đã đạt được rất nhiều thành tích. Tháng 5 năm 2002 Công ty cùng với các đơn vị thành viên trong đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng và Tổ chức JAS-ANZ Vương quốc Anh cấp "Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000". Công ty đã được Bộ xây dựng tặng bằng khen cùng nhiều phần thưởng khác. Công ty cũng đã được chính phủ tặng huân chương lao động hạng III, cán bộ công nhân viên trong công ty đã được tổng công ty khen thưởng vì có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển của ngành, công ty cũng đã hoàn thành bàn giao rất nhiều công trình lớn, có giá trị và được đối tác đánh giá cao. Đơn vị đã đóng góp cho ngân sách nhà nước đầy đủ và ngày càng nhiều hơn, tạo việc làm ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ công nhân viên góp phần phát triển hạ tầng cho sự phát triển của đất nước… Những mặt còn tồn tại: Cùng với những thành tựu đã đạt được, công ty cũng có những hạn chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường sức ép về cạnh tranh là rất lớn. Với phương tiện thiết bị máy móc chưa đồng bộ, một số thiết bị hoạt động kém hiệu quả đã gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lực lượng lao động, cán bộ giỏi và công nhân có tay nghề cao còn hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ, phục vụ quản lý thi công còn kém, đặc biệt là thiếu công nhân kỹ thuật có tay nghề cao. Một số cán bộ công nhân viên còn mang nặng tính bao cấp, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên. Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn kinh doanh của công ty khá lớn gây bất lợi cho hoạt động sản xuất và khả năng cạnh tranh của công ty. II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5 ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRẢ LƯƠNG. 1. Đặc điểm của lao động. NĂNG LỰC NHÂN SỰ CỦA LICOGI 18.5 1. Cán bộ quản lý và kỹ thuật 108 Người Kỹ sư xây dựng 47 người Kiến trúc sư 5 người Kỹ sư kinh tế xây dựng 16 người Kỹ sư máy và cơ khí 3 người Kỹ sư giao thông 3 người Kỹ sư thuỷ lợi 4 người Kỹ sư điện 3 người Kỹ sư trắc đạc 2 người Cử nhân các ngành khác 10 người Trung cấp các ngành khác 15 người 2. Công nhân kỹ thuật 492 người Thợ xây 86 người Thợ mộc 128 người Thợ hoàn thiện 52 người Thợ sắt 95 người Thợ hàn 32 người Thợ điện 23 người Thợ nước 9 người Thợ cẩu và máy 12 người Thợ nhôm kính 10 người Lái xe 6 người Thợ trắc địa 9 người Các loại thợ kỹ thuật khác 30 người Đặc điểm của công nhân sản xuất. Nếu vốn quyết định sức mạnh tài chính thì lao động là nhân tố không thể thiếu được, nó quyết định sự thành bại của công ty, lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công và chất lượng công trình, do đó ảnh hưởng to lớn đến năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Năm 2007, ngoài số lao động biên chế của công ty khi vào thời vụ, công ty còn thuê thêm lao động ngoài, bổ sung lực lượng lao động để đảm bảo tiến độ thi công. Do đặc điểm của ngành xây dựng là khá vất vả, thi công công trình ở nhiều địa điểm là khác nhau nên tỷ lệ lao động nữ chiếm 13% tổng số lao động trong công ty. Đặc điểm của lao động quản lý. Đội ngũ lao động quản lý của Công ty rất đa dạng với trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có khả năng đảm nhận những công việc phức tạp và đòi hỏi năng lực vững vàng. Hiện nay tổng số cán bộ quản lý và kỹ thuật của Công ty là 108 người. Với một lực lượng quản lý và kỹ thuật trình độ cao đã góp phần tạo điều kiện cho đơn vị trong qua trình tiến hành thi công công việc. 2. Đặc điểm của máy móc thiết bị. Hiện nay, máy móc thiết bị của công ty khá phong phú và đa dạng. Mặc dù công ty đã thay thế nhiều máy móc thiết bị mới nhưng vẫn còn rất nhiều máy móc thiết bị cũ, công suất sử dụng không cao, tốn kém nhiều nhiên liệu. Thêm vào đó hệ thống xe vận tải phục vụ thi công các công trình lớn vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của công việc, vận chuyển chậm làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công và giá thành công trình. Điều này đỏi hỏi công ty phải có phương án kế hoạch thay thế công nghệ tiên tiến, hiện đại để hạ giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. NĂNG LỰC THIẾT BỊ MÁY MÓC TT Tên máy móc thiết bị Số lượng Tính năng, công suất 1 Máy đóng cọc 02 bộ Búa 3,5 - 4,5 tấn 2 Máy ép cọc thuỷ lực 10 bộ 160 tấn ~ 300 tấn 3 Máy đào xúc đất các loại 05 cái Từ 0,3 - 0,6m3/gầu 4 Máy đầm đất các loại 16 cái 7.5HP - 10HP 5 Máy lu mini 07 cái 800kg ~ 1.5 tấn 6 Máy ủi 03 cái 75 ~ 130 CV 7 Máy bơm nước các loại 80 cái 2m3 - 350 m3/h 8 Ô tô vận tải các loại 5 cái Từ 5 đến 12 tấn 9 Cần cẩu tháp POTAIN MC-115B 02 cái Hmax98m, Lmax 55m, Qmax6 tấn/3,1á 17m, Qmin 1,6T/55m 10 Cần cẩu tháp POTAIN MC-80 02 cái Hmax60m, Lmax 48m, Qmax10 tấn 11 Cần cẩu tháp chạy trên ray 01 cái Hmax40m, Lmax 30m, Qmax5 tấn 12 Cần trục bánh lốp và bánh xích 05 cái 35 tấn ~ 50 tấn 13 Máy bơm bê tông tĩnh 02 cái 60m3/giờ, Hmax 100m 14 Vận thăng 05 cái 0,5 - 1,5 tấn 15 Máy phát điện các loại 03 cái Từ 75 ~ 250 KVA 16 Máy cắt gạch, đá 10 bộ 1,7 kw 17 Máy hàn các loại 45 cái 17 kw, 23 kw 18 Máy đầm bê tông các loại 50 cái 1,5kw, D = 25mm - 40mm 19 Máy trộn bê tông các loại 22 cái Từ 220 lít đến 400 lít 20 Máy cắt & uốn thép liên hợp 10 cái 5kw 21 Máy ca cắt bào gỗ liên hợp 12 cái 22 Máy nén khí các loại 3 cái 360m3/giờ, 4m3/ph 23 Máy xoa nền 03 cái 100 vòng/phút 24 Búa phá bê tông các loại 10 cái 1100 lần - 1200 lần/phút 25 Giàn giáo thép 97 bộ 26 Cốp pha định hình và phụ kiện 6000m2 27 Thiết bị trắc địa 05 bộ 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh. Là đơn vị luôn thi công, lắp đặt các công trình công nghiệp dân dụng với một ngành đặc thù nên sản phẩm của Công ty thường mang tính cố định, địa điểm thi công phức tạp. Đối tác kinh doanh của Công ty ở nhiều tỉnh khác nhau, ngoài ra Công ty còn hợp tác với các đơn vị trong ngành. Như vậy các đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến cách tính lương của đơn vị. Do quy mô và điều kiện thi công khác nhau, mức thưởng cho tiến độ hoàn thành khác nhau và các loại phụ cấp ở mỗi địa bàn là khác nhau nên đã ảnh hưởng đến chế độ và hình thức trả lương mà đơn vị áp dụng. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác như: công tác định mức, bố trí tổ chức nơi làm việc và đặc điểm ngành cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình thức trả lương của Công ty. III. TÌNH HÌNH TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5. 1. Quy chế trả lương tại Công ty. Nguyên tắc. Quy chế trả lương phải bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, khuyến khích người có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho Công ty. Khi xây dựng quy chế trả lương phải có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và phải phổ biến đến từng người lao động. Nội dung. Thu nhập hàng tháng của công nhân viên không cố định mà có thể tăng hoặc giảm tuỳ theo năng suất lao động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm áp dụng trả lương theo định mức lao động và đơn giá tiền lương sản phẩm. Những người không trực tiếp làm ra sản phẩm, làm việc theo thời gian được trả 100% lương cấp bậc chức vụ, phụ trách trách nhiệm theo nghị định 26/CP phần tiền lương tăng lên do kết quả sản xuất kinh doanh trong tháng được trả theo trách nhiệm đóng góp và hiệu quả công tác của mỗi người. 2. Công tác xây dựng quỹ lương của Công ty. 2.1. Hệ thống thang bảng lương và cách xác định đơn giá tiền lương. Hệ thống thang bảng lương của Công ty. Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống thang bảng lương theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ. Một số thang bảng lương hiện nay Công ty đang áp dụng đối với từng thành viên như sau (mức lương được thực hiện từ ngày 1/10/2004): BẢNG LƯƠNG CỦA THÀNH VIÊN CHUYÊN TRÁCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG Đơn vị tính: 1000đ Chức danh Bậc I II 1. Chủ tịch Hội đồng quản trị - Hệ số 6.31 6.64 - Mức lương thực hiện từ ngày 1/10/2004 3407.4 3585.6 2. Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị (trừ giám đốc) - Hệ số 5.32 5.65 - Mức lương thực hiện từ ngày 1/10/2004 2872.8 3051 3. Giám đốc - Hệ số 5.98 6.31 - Mức lương thực hiện từ ngày 1/10/2004 3229.2 3407.4 4. Phó giám đốc - Hệ số 5.32 5.65 - Mức lương thực hiện từ ngày 1/10/2004 2872.8 3051 5. Kế toán trưởng - Hệ số 4.99 5.32 - Mức lương thực hiện từ ngày 1/10/2004 2694.6 2872.8 Chức danh Hệ số, mức lương 1 2 3 4 5 6 7 8 1.Chuyên viên chính, kinh tế viên chính, kỹ sư chính - Hệ số 4.00 4.33 4.66 4.99 5.32 5.65 - Mức lương 2160.0 2338.2 2516.4 2694.6 2872.8 3051.0 2. Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư - Hệ số 2.34 2.65 2.96 3.27 3.58 3.89 4.20 4.51 - Mức lương 1263.6 1431.0 1598.4 1765.8 1933.2 2100.6 2268.0 2435.4 3. Cán sự, kỹ thuật viên - Hệ số 1.80 1.99 2.18 2.37 2.56 2.75 2.94 3.13 - Mức lương 972.0 1074.6 1177.2 1279.8 1382.4 1485.0 1587.6 1690.2 BẢNG LƯƠNG NHÂN VIÊN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ Đơn vị tính 1000đ BẢNG LƯƠNG CÔNG NHÂN (THANG LƯƠNG A1) Đơn vị tính 1000đ Nhóm các mức lương Bậc I II III IV V VI VII Nhóm I Hệ số 1.55 1.83 2.16 2.55 3.01 3.56 4.2 Mức lương thực hiện 837 988.2 1166 1377 1625 1922 2268 từ ngày 1/10/2004 Nhóm II Hệ số 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.4 Mức lương thực hiện 901.8 1058 1247 1463 1723 2020 2376 từ ngày 1/10/2004 - Nhóm I: gồm thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ điện… - Nhóm II: gồm thợ cốt thép, thợ hàn, thợ trắc địa, thợ sửa chữa, thợ máy, thợ nước, thợ gò rèn… Thời gian trả lương của Công ty được quy định mỗi tháng hai kỳ: Kỳ I: Tạm ứng vào ngày 15 hàng tháng. Kỳ II: Thanh toán vào ngày cuối tháng. Các khoản phụ cấp Công ty đang áp dụng: Phụ cấp lãnh đạo. Phụ cấp lưu động. Phụ cấp trách nhiệm. Xác định đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc, định mức lao động. Công thức tính: å(LCBCV + PC) ĐG = MSL TLsp = ĐG * Q Trong đó: å(LCBCV + PC): Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của nhóm công nhân. ĐG: Đơn giá. MSL: Mức sản lượng. Q: Khối lượng. 2.2. Thành phần quỹ lương. Xác định quỹ lương năm kế hoạch. Công thức tính: VKH = [ Lđb * TLmin * (Hcb + Hpc) + Vc ] * 12 tháng Trong đó: VKH: Quỹ lương năm kế hoạch. Lđb: Lao động định biên. TLmin: Tiền lương tối thiểu theo nhà nước quy định (hiện nay TLmin = 540.000đ) Hcb: Hệ số lương cấp bậc bình quân. Hpc: Hệ số lương các khoản phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương. Vc: Quỹ tiền lương của bộ máy gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong định mức lao động tổng hợp. Thành phần quỹ lương gồm phần: Quỹ lương bộ phận quản lý: V1 Quỹ lương bộ phận trực tiếp sản xuất: V2 Công thức tính: VKH = V1 + V2 Lđb = Doanh thu / NSLĐ trung bình (Lđb: Lao động định biên). Doanh thu kế hoạch năm 2008 là 100 tỷ. Năng suất lao động trung bình năm 2008 là: 65 triệu Lđb = 100000 / 65 = 1538 Quỹ tiền lương của bộ phận quản lý (V1). Công thức tính: V1 = Lđb1 * TLminDN * (Hcb1 + Hpc) * 12 tháng Lao động bộ phận quản lý được tính bằng 5% tổng số lao động của chi nhánh do đó: Lđb1 = 1538 * 5% = 77 người Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân 5.58. Hệ số phụ cấp cấp bậc công việc bình quân: Phụ cấp trách nhiệm: 0.073 Phụ cấp lưu động được quy định là: 0.2 Xác định mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn: Xác đinh hệ số điều chỉnh tăng thêm (k). Hệ số điều chỉnh theo vùng: k1 = 0.3 (do Công ty nằm trên địa bàn Hà Nội). Hệ số điều chỉnh theo ngành: k2 = 1.2 ( quy định đối với ngành xây dựng cơ bản). Do đó: k = k1 + k2 = 0.3 + 1.2 = 1.5 TLminDN = TLmin * (1 + k) = 540000 * (1 + 1.5) = 1350000đ => V1 = 77 * 1350000 * (5.58 + 0.273) * 12 = 7301032 (nghìn đồng). Quỹ lương bộ phận trực tiếp sản xuất (V2). Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân để hoàn thành công trình có yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật chất lượng cao được thi công thì cần đội ngũ công nhân kỹ thuật cao. Theo bảng lương công nhân hệ số lương cấp bậc công việc bình quân là 3.2 Hệ số phụ cấp lương bình quân: 0.468. Phụ cấp lưu động quy định: 0.4. Phụ cấp không ổn định sản xuất tính bằng 1% hệ số lương cấp bậc, tức: 1% * 3.2 = 0.032. Khoán công cụ cầm tay (số tiền phụ cấp này được trả cho công nhân để họ tiến hành mua sắm một số dụng cụ lao động phục vụ cho thi công), được tính bằng 2.5% lương cấp bậc tức là: 2.5% * 3.2 = 0.08. Vậy: V2 = (1333 – 77) * 1350000 * (3.2 + 0.908) * 12 = 83586297 (nghìn đồng) Tổng quỹ lương: V = V1 + V2 = 7301032 + 83586297 = 90887329 (nghìn đồng). Xây dựng đơn giá tiền lương. Công thức: VKH 90887329 908.87 ĐG = = = (nghìn đồng). TKH 100000000 1000 2.3. Quỹ phụ cấp và các chế độ khác chưa tính trong đơn giá. Phép, hội họp (22 ngày): Phép: 14 ngày. Thâm niên phép (số ngày được nghỉ thêm đối với người làm việc nhiều năm trong Công ty): 3 ngày. Đi đường: 2 ngày. Hội họp: 3 ngày Số ngày trên được tính bình quân theo tổng số lao động định mức: 3.2 * 540000 * 22 * 1333 = 2303424000 (đồng). 22 Huấn luyện, tự vệ, phòng cháy, chữa cháy bằng 2.5 ngày, được tính bằng 1/3 tổng số lao động định mức. 3.2 * 540000 1333 * 2.5* = 76780800 (đồng). 22 3 Do đó: Quỹ phụ cấp = 2303424000 + 76780800 = 2380204800(đồng). Quỹ lương thêm giờ được tính bằng 1% quỹ lương kế hoạch: 1% * 83586297000=835862970 (đồng). Các hình thức trả lương của Công ty. 3.1. Hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương này áp dụng cho các bộ phận quản lý các phòng ban trong Công ty, gồm các đối tượng sau: Cán bộ lãnh đạo quản lý. Cán bộ khoa học kỹ thuật. Cán bộ làm công tác chuyên môn. Cán bộ nghiệp vụ. Cán bộ hành chính. Cán bộ làm công tác đoàn thể. Tiền lương mỗi người nhận được hàng tháng gồm có hai phần là tiền lương cứng (lương cơ bản) và tiền thưởng năng suất lao động. Tiền lương cơ bản được xác định trên cơ sở tiền lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của mỗi người trong tháng. Tiền lương cơ bản được xác định như sau: Lmin * Bậc lương Lcơ bản = * N 22 Trong đó: Lcơ bản: Lương theo hệ số lương cấp bậc. Lmin: Lương tối thiểu do Nhà nước quy định. N: Số ngày làm việc thực tế. Bậc lương: Bao gồm hệ số lương và hệ số phụ cấp trách nhiệm. Hệ số lương được xác định từ bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ lãnh đạo. Hệ số phụ cấp chức vụ đối với các chức danh được Công ty quy định như sau: + Trưởng phòng và tương đương: 0.4. + Phó trưởng phòng và tương đương: 0.3. Số ngày làm việc thực tế trong tháng của từng người được xác định dựa vào bảng chầm công. Việc chấm công do các trưởng phòng đảm nhiệm, cuối tháng các bộ phận phải gửi bảng chầm công về phòng tài vụ, căn cứ vào đó kế toán tiền lương tính ra số tiền phải trả cho từng người trong tháng. Bảng chấm công: Đơn vị:… Bộ phận:… Tháng 3 năm 2007. TT Họ và tên CB lương/ CBCV Ngày trong tháng Tổng công làm việc Hệ số thưởng 1 2 3 … 31 1 Nguyễn Đức Tại 5.32 x x x x 22 0.9 2 Lê Thị Thường 3.51 x x 0 x 21 0.5 3 Vũ Thị Hồng Điệp 3.33 x 0 0 x 20 0.35 … …………… …….. … … … … … …….. …… (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Tiền thưởng năng suất lao động không có quy định trong từng tháng, nó phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong tháng. Quỹ tiền thưởng trong tháng được tính theo công thức: Q1 V1 = * VKHt Q0 Trong đó: V1: Quỹ tiền thưởng trong tháng. Q1: Tổng giá trị sản lượng thực hiện trong tháng. Q0: Giá trị sản lượng kế hoạch trong tháng. VKHt: Quỹ tiền thưởng hoàn thành kế hoạch trong tháng. Giả sử trong tháng 2 năm 2007 giá trị sản lượng kế hoạch của chi nhánh là 10 tỷ đồng. Quỹ tiền thưởng được trích ra khi đạt mức tiền thưởng này là 18 triệu đồng. Trong tháng khi hoàn thành nghiệm thu công trình, giá trị sản lượng thực tế trích ra là 12 tỷ đồng. Khi đó quỹ tiền lương thực tế trích ra là: 12 V1 = * 18 = 21.6 (triệu) 10 Tiền thưởng mà mỗi người nhận được trong tháng phụ thuộc vào mức thưởng và hệ số thưởng của từng người trong công thức: Lthưởng = Mức thưởng * Hệ số thưởng Hệ số thưởng phụ thuộc chức danh, hệ số lương của từng người. Hiện nay Công ty có hệ số thưởng theo các chức danh như sau: Bảng tính hệ số thưởng theo các chức danh trong Công ty năm 2007 TT Chức danh Hệ số thưởng 1 Giám đốc Công ty 1.0 2 Phó giám đốc Công ty 0.9 3 Trưởng phòng 0.85 4 Phó phòng 0.8 5 Chuyên viên chính 0.7 6 Chuyên viên, kỹ sư, kinh tế viên 0.6 7 Cán sự, kỹ thuật viên 0.5 8 Nhân viên thừa hành, phục vụ 0.35 Mức thưởng được xác định như sau: Mức thưởng = Trong đó: V1: Quỹ tiền thưởng thực hiện trong tháng. Ki: Hệ số thưởng của người thứ i. n: Tổng số cán bộ quản lý hưởng lương thời gian. Như vậy mức lương thưởng không cố định theo từng tháng, nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh trong tháng. Mức thưởng cao nếu giá trị sản lượng trong tháng lớn, ngược lại mức thưởng thấp nếu giá trị sản lượng trong tháng nhỏ. Cuối cùng ta tính được tiền lương của mỗi người trong tháng nhận được như sau: Lthực tế = Lcơ bản + Lthưởng. Lương thực tế là mức lương phản ánh rõ nhất hao phí sức lao động của từng người trong tháng, việc thanh toán tiền lương của người lao động do phòng tài vụ thực hiện vào cuối mỗi tháng. Ví dụ: Chị Lê Thị Thường là nhân viên phòng tổ chức hành chính có hệ số lương là 2.37, số ngày làm việc thực tế trong tháng là 22 ngày, hệ số thưởng trong tháng là 0.8. Mức lương thưởng trong tháng Công ty áp dụng chung cho nhân viên văn phòng là 1350000 đồng, số ngày công chế độ Công ty áp dụng là 22 ngày. Vậy tiền lương cơ bản của chị Điệp là: 540000 * 2.37 Lcơ bản = * 22 = 1279800đ 22 Lthưởng = 1350000 * 0.6 = 810000đ Tiền lương thực tế của chị Thường trong tháng là: Lthực tế = 1279800 + 810000 = 2089800đ Hình thức trả lương theo thời gian của Công ty có một số ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Khuyến khích người lao động làm việc đầy đủ trong tháng để có mức tiền lương cao. Tiền lương thời gian không cố định mà phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó tạo điều kiện thúc đẩy cán bộ quản lý, công nhân sản xuất của Công ty làm việc tích cực, phục vụ một cách tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhược điểm: Việc trả lương theo thời gian của Công ty không thực sự gắn giữa thu nhập của người lao động với kết quả làm việc. Từ đó xuất hiện vấn đề người lao động làm việc với hiệu suất không cao, lãng phí thời gian, nhiều khi việc đến cơ quan chỉ mang tính hình thức. 3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm. 3.2.1. Điều kiện để tiến hành việc trả lương theo sản phẩm. Công tác định mức và xây dựng tiền lương khoán. Mọi công việc trước khi giao khoán cho các đội xây dựng phải được tính toán một cách chi tiết các yếu tố như: Tiến độ thi công, khối lượng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, chi phí công nhân theo định mức. Đây là điều kiện quan trọng để tính toán đơn giá một cách chính xác, làm cơ sở giao khoán cho các công trình với một mức tiền khoán hợp lý. Hiện nay Công ty tiến hành giao khoán cho công trình dựa trên các định mức sau: Định mức 56 BXD/VKT ngày 30/3/1994 của Bộ xây dựng. Định mức lao động do tiến hành lao động. Định mức lao động do các Công ty, đội xây dựng tiến hành xây dựng. Các định mức lao động được xây dựng không phải là cố định mà áp dụng cho mỗi công trình. Tuỳ theo giá trị của mỗi công trình và mức độ thắng thầu mà có các định mức khác nhau đối với cùng một công việc. Từ đó đơn giá khoán sẽ khác nhau, các đội xây dựng cũng có những đơn giá khác nhau, có đội đơn giá cao, có đội thì lại thấp. Các định mức được xây dựng chủ yếu bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm và so sánh điển hình, do vậy mức độ chính xác không cao và phụ thuộc vào kinh nghiệm của cán bộ định mức. Các định mức được xây dựng bằng phương pháp khảo sát ít được quan tâm vì nó đòi hỏi nhiều thời gian và mức độ chính xác cũng chỉ ở mức tương đối. Trên cơ sở các định mức được xây dựng, tiến trình tính đơn giá tiền lương khoán cho các công việc như sau: ĐGKi = Ti * ĐGnc Trong đó: ĐGKi: Đơn giá tiền lương của công việc i. Ti: Mức thời gian của công việc i. ĐGnc: Đơn giá ngày công được áp dụng cho các công nhân làm việc khác nhau. Năm 2008, Công ty quy định ĐGnc = 30000 đồng. Biểu bảng đơn giá tiền lương khoán năm 2008 Nội dung công việc Đơn vị Ti(công) ĐGnc(đồng) ĐGKi(đồng) Trát bình quân M3 0.2 30000 6000 Xây bình quân M3 2 30000 60000 Đổ bê tông thủ công M3 2 30000 60000 Đổ bê tông bằng máy M3 2 30000 60000 Gia công sắt tròn M3 1.18 30000 35400 Gia công và ghép cốt pha M3 0.35 30000 10500 Đào đất M3 0.75 30000 22500 Sơn vôi M3 0.04 30000 1200 Lợp mái tôn M3 0.06 30000 1800 (Nguồn: phòng tổ chức hành chính) Việc quy định đơn giá công như nhau cho các công việc khác nhau dẫn đến tính trạng nếu hai công việc có yêu cầu kỹ thuật khác nhau nhưng cùng thời gian thực hiện như nhau thì có cùng đơn giá tiền lương khoán. Do đó việc xác định đơn giá lương khoán không phản ánh đúng sức lao động hao phí của mỗi người. Vì vậy cần có biện pháp để hoàn thiện việc xây dựng đơn giá tiền lương khoán, tạo ra sự công bằng với người lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc. Tổ chức phục vụ tốt nơi làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc, giảm thời gian hao phí lao động do thiếu nguyên vật liệu hay mất điện…Từ đó tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng và diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Với mỗi công trình lại có một nơi làm việc mới và yêu cầu phải được tổ chức có điều kiện thi công sao cho phù hợp. Do sản phẩm của ngành xây dựng là các công trình được thi công ngoài trời tại nhiều địa điểm khác nhau, khó khăn và phức tạp nên công tác phục vụ phải được tiến hành chặt chẽ và cần thiết. Việc tổ chức phục vụ gắn liền với việc thi công công trình. Trước khi tiến hành thi công, Công ty thực hiện lập kế hoạch bố trí mặt bằng phù hợp, tạo ra một nơi làm việc tốt nhất cho công nhân, tiếp đến tiến hành trang bị các máy móc bố trí vào vị trí thích hợp để phục vụ thi công. Bắt đầu thi công các công việc với nội dung và yêu cầu cụ thể được phổ biến đến từng tổ, nhóm, từng công nhân những công việc và khối lượng công việc cần phải làm, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật của công việc, các loại trang thiết bị máy móc được sử dụng… Trong quá trình thi công, Công ty bố trí một bộ phận vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ cho việc thi công. Các loại máy móc, thiết bị cũng được chuẩn bị sẵn sàng hoạt động, số lượng và chủng loại các phương tiện được lên kế hoạch từ trước và bàn giao rõ ràng, cụ thể đến từng nơi làm việc. Việc bố trí lao động của Công ty mang tính linh hoạt do các đội, xí nghiệp tự thực hiện. Trước khi thi công công trình các đội xây dựng lập ra một ban quản lý, thông thường gồm có: 1 chủ nhiệm công trình, 1 thủ kho, 1 kỹ sư, 1 người chuyên chở nguyên vật liệu, 1 bảo vệ, 1 điện máy. Sau đó tiến hành phân công bố trí công việc cho các tổ chuyên môn như: tổ lao động, tổ nề, tổ điện nước…, các tổ này sẽ thực hiện các công việc của mình theo trình tự phân công. Trong các tổ sản xuất công nhân được chia thành hai loại: công nhân chính và công nhân phụ. Công nhân chính là công nhân kỹ thuật. Công nhân phụ là lao động phổ thông, thường là lao động địa phương. Việc bố trí công nhân có bậc công việc phù hợp với cấp bậc công việc không được tổ chức quan tâm. Do đó có thể lãng phí lao động không sử dụng hết kỹ năng của lao động giỏi. Điều này đồng nghĩa với việc công nhân bậc cao sẽ phải nhận mức lương ngang bằng với công nhân bậc thấp, gây lên tình trạng chán nản và làm việc không nhiệt tình trong các tập thể lao động. Công tác nghiệm thu sản phẩm. Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm xem có đạt yêu cầu không, có đúng với bản vẽ hay không. Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được thực hiện sau từng phần hoàn thành công việc, nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục thi công phần công việc tiếp theo, nếu không đạt yêu cầu thì phải tiến hành làm lại. Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn nhằm mục đích ngăn chặn công nhân vì chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng công trình, coi nhẹ việc sử dụng máy móc thiết bị, sử dụng lãng phí vật tư… Việc kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được thực hiện bởi cán bộ phòng kinh tế kỹ thuật, cán bộ quản lý đội cùng đại diện bên A, trong đó cán bộ phòng kinh tế kỹ thuật có nhiệm vụ hướng dẫn về mặt kỹ thuật cho cán bộ quản lý đội, phổ biến cho công nhân giải quyết những vấn để mới phát sinh ở nơi làm việc, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20451.doc
Tài liệu liên quan