MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Chương I 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA 5
I. KINH DOANH LỮ HÀNH 5
1. Khái niệm về kinh doanh lữ hành 5
2- Sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành: 6
2.1. Khái niệm sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành 6
2.1.1- Dịch vụ trung gian 6
2.1.2- Chương trình du lịch 6
2.1.3. Quy trình xây dựng một chương trình du lịch trọn gói 13
3. Chất lượng sản phẩm du lịch: 15
3.1.Khái niệm chất lượng chương trình du lịch: 15
3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng chất lượng sản phẩm. 16
3.2.1. Nhóm yếu tố bên trong: 16
3.2.2. Nhóm yếu tố bên ngoài 20
3.3. Đánh giá chất lượng chương trình du lịch. 22
4. Khái quát về đất nước Campuchia 24
4.1. Giới thiệu về đất nước campuchia: 24
4.1.1.Chính trị: 24
4.1.2. Địa lý: 25
4.1.3.Dân cư: 26
4.1.4.Kinh tế: 26
4.2 Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch Campuchia: 27
4.2.1.Thủ đô Phnom Penh: 27
4.2.2. Siêm Riệp: 29
4.3. Khái quát về thị trường khách đi du lịch Campuchia: 31
4.3.1.Lý do người Việt Nam sang Capuchia du lịch: 31
4.4. Khái quát về tình hình và đặc điểm khách đi du lịch Campuchia 33
4.4.1. Tình hình thị trường khách đi du lịch Campuchia: 33
4.4.2. Đặc điểm thị trường khách đi du lịch Campuchia: 34
4.4.3. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh di du lịch Campuchia: 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH KHÁCH VIỆT NAM ĐI DU LỊCH CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH “ ĐƯỜNG TỚI VIỆT NAM” 37
I. Khái quát về công ty TNHH du lịch “ Đường tới Việt nam” 37
1. Khái quát về công ty TNHH du lịch “ Đường tới Việt Nam” 37
1.1. Quá trình hình thành: 37
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 38
1.1.2. Mục đích và nội dung hoạt động của công ty: 38
2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực của công ty: 39
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 40
2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực: 43
2.3. Điều kiện kinh doanh: 44
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du lịch “Đường tới Việt Nam” 45
3.1. Thực trạng quy trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Du Lịch Đường tới Việt Nam: 45
3.1.1- Khái quát về chủng loại danh mục và giá cả trong ngành du lịch: 45
3.1.2. Hoạt động xây dựng chương trình du lịch: 45
3.1.3. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp để tiêu thụ chương trình du lịch: 45
3.1.4. Tổ chức bán chương trình du lịch: 46
3.1.5. Tổ chức thực hiện chương trình du lịch: 46
3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh 46
3.3. Các loại chiến lược kinh doanh của công ty 48
3.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường: 48
3.3.2. Chiến lược phát triển thị trường 48
3.3.3. Chiến lược hạ thấp chi phí 49
3.3.4. Chiến lược marketing mix 49
3.5. Một số đánh giá, nhận xét: 51
3.5.1. Điểm mạnh: 51
3.5.2. Điểm yếu: 52
CHƯƠNG III: 53
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH SANG CAMPUCHIA TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH ĐƯỜNG TỚI VIỆT NAM 53
I- Phương hướng hoạt động và mục tiêu chung của chi nhánh trong những năm tới. 53
II-Những giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng chương trình du lịch với thị trường khách Campuchia tại công ty TNHH du lịch “ Đường tới Việt Nam” 54
1.Giải pháp với doanh nghiệp: 54
1.1. Các giải pháp về tổ chức bộ máy. 55
1.2. Giải pháp về kĩ thuật. 59
KẾT LUẬN 62
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng tour du lịch sang Campuchia cho đối tượng khách là người ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỏng mùa khô tới khoảng 24.605 km2 về mùa mưa. Đây là vùng đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn ( khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở ao độ dưới 100mét so với mực nước biển, phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó gọi là dãy voi ( cao độ 500-1000m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek ( cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 độ C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/ Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.
Campuchia cũng là nước có nhiều loài động vật quý hiếm trên thế giới sinh sốnh, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm hoạ diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.
4.1.3.Dân cư:
Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90%, dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, là ngôn ngữ chính thức. Các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3% dân số. Dân tộc Chăm, theo đạo Hồi là nhóm sắc tộc thiểu số lớn nhất. Các nhóm sắc tộc thiểu số káhc sống tại các khu vực miền núi và cao nguyên. Ở đây còn có rất nhiều cư dân người Việt (khoảng 12%).
Phật giáo Tiểu Thừa bị Khmer đỏ huỷ diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức. Các tôn giáo khác như Thiên chú giáo đang được du nhập vào.
Tiếng Anh và tiếng Pháp được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học.
4.1.4.Kinh tế:
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hoà bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và năm 5.2% trong năm 2002. Du lịch la ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đăc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm chễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.
Campuchia đã gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.
4.2 Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch Campuchia:
Du lịch tại Campuchia tập trung chia làm 2 vùng.
4.2.1.Thủ đô Phnom Penh:
Bao gồm các tuyến điểm:
Cung điện Hoàng gia:
Là một tổ hợp các toà nhà nơi Hoàng gia Vương Quốc Campuchia ở và làm việc. Các vua Campuchia đã ở khu vực này kể từ ngày cung điện được xây dựng từ 1866, ngoại trừ có một thời kỳ gián đoạn khi đất nước này dưới quyền cai trị của Khmer Đỏ. Cung điện được xây sau khi vua Norodom chuyển đô từ Oudong về phnom Penh sau giữa năm 1800. Cung điện nhìn về hướng Đông và tạo lạc tại bờ Tây của ngã 4 các phân nhánh của sông Mêkong gọi là Chaktomuk.
Chùa bạc:
Wat Preah Morakat còn gọi là Chùa Bạc hay Phật ngọc lục bảo. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc cì ngôi chùa này có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1125g. Ngôi đền có chức năng văn hóa và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị. Bức tượng phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng bằng ngọc lục bảo hay pha lê. Đứng trước tượng lục bảo là tượng phật Mảiteya ( đức phật tương lai) đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực. Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bẵng vàng bạc, các bảo vật của hoàng hậu Kossomak Nearỉith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và hoàng gia. Ngôi chùa to lớn và đẹp đẽ cả về nghệ thuật lẫn kiến trúc, nó mang dáng dấp với lối kiến trúc tiêu biểu của chùa Tháp Campuchia.
Các công trình chính trong Chùa Bạc: - Tranh tường sử thi Ramayana ( Reamker): Bên trong ngôi chùa có một sảnh đường rộng trang trí bằng những bức tranh tường nói về sử thi Reamker ( phiên bản Khmer hoá từ sử thi kinh điển Ramayana của Ấn Độ). Một số phần chính của bộ tranh tường đã bị hư hỏng do thời tiết. Những bức tranh tường được vẽ vào năm 1903-1904 bởi một nhóm sinh viên dưới sự chỉ đạo của hoạ sỹ Vichitre Chea và kiến trúc sư Oknha Tep Nimit Thneak.
Dhammala: một phòng lớn thông thoáng thường là nơi các hoà thượng giản đạo và là nơi đón tiếp khách của hoàng gia.
Bảo tàng quốc gia:
Ở Phnom Pênh, thủ đô của Campuchia. Là bảo tàng khảo cổ và văn lịch sử hàng đầu của Campuchia. Ở đây có các hiện vật là bộ sưu tập nghệ thuật Khmer lớn nhất dù cho trung tâm lịch sử của Khmer có xu hướng bị che khuất bởi quần thể Angkor và các bảo tàng liên quan ở Xiêm Riệp. Bảo tàng được xây dựng năm 1917-1920 bởi chính quyền thực dân Pháp.
Tượng đài Hữu nghị Việt Nam – Campuchia:
Là công trình tượng đài bằng bê tông, được xây dựng cuối những năm 1970 tại thủ đô Phnôm Pênh, gần cung điện Hoàng Gia Campuchia để kỷ niệm liên minh Việt Nam- Campuchia, sau khi Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Tượng đài tạc hình một người lính Campuchia và một bộ đội quân đội nhân dân Việt Nam đứng bảo vệ một thiếu phụ và đứa con.
Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh
Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng.
Chùa Wat Phnom
Bên ngoài thành phố có: Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek.
Cố đô Oudong:
Là cố đô của Campuchia từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19; đây được xem là cố đô cuối cùng trước khi các vị vua Khmer quyết định chọn Phnom Pênh làm thủ đô. Cố đô là một trong những di tích khiêm nhường so với hầu hết các công trình khác tại Campuchia. Nằm khép mình trước Phnom Pênh, Oudong sớm chìm vào quên lãng và bị rừng già bao phủ, kiến trúc không có gì là đặc sắc lắm và không đựơc xây dựng bề thế và quy mô so với các cố đô khác
Phnom Đa/Angkor Borei.
Tháp bà đen.
Tonle Vati/ Ta prohm
Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau.
Đảo Mekông- làng thủ công Koh Okhna Tey
4.2.2. Siêm Riệp:
Bao gồm:
+Biển hồ Tolesap
+Prasat Preah Hear
+Toàn bộ quần thể di tích Angkor:
Angkor, xét về góc độ kỳ quan, là một công trình kiến trúc vĩ đại với những bức tường chạm khắc tinh sảo và độc đáo, song cũng cần bảo tồn trước sự tàn phá của thiên nhiên và con người. Angkor gồm 259 ngôi đền nằm trên vùng rừng có diện tích 40km2 bao quanh thị trấn miền Bắc Siem Reap. Nhờ có hoà bình trở lại với vùng đất bị chiến tranh tàn phá, nhiều du khách đã đến tham quan.
Giữa thế kỷ 10 và thế kỷ 14, người ta vẫn xem Angkor là một trung tâm văn hoá của lục địa Đông Nam Á. Đặc trưng cơ bản nhất của các công trình kiến trúc vùng này là được xây dựng từ vật liệu gỗ, tre nứa hoặc rơm rạ. Angkor Vat, thực chất là lăng vua Suryavarman II được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ 12. Đền được xây dựng trên một khu đất vuông đất rộng, nhằm để tưởng nhớ Thần Vishnu của nhân dân Campuchia. Kiến trúc của đền được xây dựng từ việc nghiên cứu các mô hình kiến trúc có trong sử thi Ramayana của Ấn Độ và chính bản thân cuộc sống của dân Suryvarman. Đền đồng thời cũng mô tả cuộc sống của con người ở thế giới bên kia, hoặc thiên đàng hoặc địa ngục. Thực tế, mỗi vương triều đều cố gắng xây dựng cho mình những ngôi đền của các bậc tiền bối về quy mô kiến trúc. Đền Angkor biểu trưng cho mô hình một nền văn minh cố xưa, với đỉnh chóp nhọn và cao nhất tượng trưng cho hình ảnh nhà vua. Chính những công dân Khmer, chủ yếu là nông dân, là những người trực tiếp xây dựng nên công trình kiến trúc vĩ đại này. Họ nổi tiếng như những nghệ sĩ tạo tác trên đá và gỗ. Họ cũng là người sáng tạo ra hồ chứa nước khổng lồ và những xa lộ hình mũi tên tít tắp nối liền các thành phố của đất nước chùa Tháp.
Vào cuối thể kỷ 12, đầu thế kỷ 13, vua Jayavarman VII ( 1180-1220) đầy quyền lực đã xây dựng lại các bức tường thành bao quanh Yasopdharapura và xây dựng lăng mộ Bayon của mình tại trung tâm của khu vực. Các bức phù điêu chạm trố trên bốn mặt của đền mô tả cuộc chiến tranh với nước láng giềng Chămpa và cuộc sống sinh động của người dân Campuchia lúc bấy giờ ( thế kỷ 12).
Kiến trúc Angkor được minh hoạ rõ nét nhất trên ngôi đền Bayon, một ngôi đền khổng lồ có 200 khuôn mặt với nụ cười mãn nguyện của thần Avaloshvara (1181- 1220). Tại đây, người ta cũng đang tiến hành công việc phục chế lại thư viện đá của ngôi đền.
Từ cuối năm 1992, UNESCO đã công nhận các đền đìa Angkor là một Di sản Thế Giới.
Và còn nhiều các điểm tham quan khác đã thu hút không biết bao nhiêu du khách trên thế giới cũng như là lượng khách Việt Nam thường xuyên đến với Campuchia.
4.3. Khái quát về thị trường khách đi du lịch Campuchia:
4.3.1.Lý do người Việt Nam sang Capuchia du lịch:
Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và Campuchia là rất gần. Tuyến đường từ Thành Phố Hồ chí Minh đến PhnomPenh dài 250 km và đang được nâng cấp sắp hoàn thành. Vì vậy, họ có thể đi du lịch thông qua đường bộ (bằng ôtô, xe buýt, tàu) như vậy họ tiết kiệm được tiền hơn so với việc đi du lịch bằng máy bay. Giá tour đi Campuchia 3-4 ngày bằng đường bộ là 150-200 USD (trừ tiền làm visa, một vài chi phí phát sinh), bằng khoảng 1/2 so với giá đi bằng máy bay. Do vậy người có thu nhập trung bình cũng có thể tham gia được.
Khung cảnh thơ mộng, nhiều danh lam thắng cảnh như: AngkorWat, Angkor Thom, Núi Bà Kheng, Ta Prohm, PhomPenh… mới là yếu tố giúp Campuchia được lòng du khách nhất.
Campuchia có điều kiện sinh hoạt và nền ẩm thực khá phong phú, gần gũi với phong cách ẩm thực của người Việt Nam, nhất là người Nam Bộ.
Campuhchia sắp miễn Visa cho khách du lịch Việt Nam.
Với tiềm năng dồi dào, phong phú, đa dạng của tuyến điểm Campuchia, thị trường khai thác khách Campuchia cũng dồi dào và đầy tiềm năng như các tuyến điểm này. Thị trường khai thác rất đa dạng và phong phú, nó bao gồm không chỉ riêng thành phố Hà Nội mà còn rất nhiều thành phố khác như: thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵmg, Huế và nhiều thành phố khác.
Điều này được đánh giá ở các điểm sau:
+ Quy mô thị trường: Đối với tuyến điểm là một đất nước chùa Tháp như Campuchia lượng khách cho thị trường này là một tiềm năng rất dồi dào và vô cùng phong phú. Nó không chỉ thu hút đối tượng khách đã đến tuổi hưu muốn tìm hiếu giá trị văn hoá, lịch sử, tôn giáo mà còn thu hút một số lượng đông những dân cư trí thức, đối tượng thanh niên, những tiểu thương, thậm chí cả những thanh thiếu niên, học sinh muốn đến đất nước đã đạt nhiều thành công lớn trong sự phát triển kinh tế- xã hội.
+ Khả năng thanh toán:
++ Những đối tượng đã về hưu: thường được con cái chi trả để phụng dưỡng bố mẹ già và thường yêu cầu chất lượng tương đối cao cả về chất lượng đến độ an toàn của tour.
++ Đối tượng là dân trí thức: có 2 loại. một do nhà nước chi trả với hình thức tham quan kết hợp với học tập, hai là cho cả gia đình đi tham quan và khám phá những công trình kỳ thú của đất nước Campuchia.
++ Đối với tiểu thương và những người buôn bán: họ không chỉ kết hợp tour với công việc buôn bán với thị trường đang có sự phát triển như Campuchia.
++ Đối với thanh niên, học sinh: muốn khám phá lịch sử và tôn giáo, kiến trúc của các công trình vĩ đại và đặc sắc của đất nước chùa Tháp này.
+ Đặc điểm tiêu dùng của khách: một cá thể con người là một đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Đối với khách lớn tuổi, thích tiêu dùng bình dân thuần tuý trong chi tiêu và thường không đòi hỏi quá cao về dịch vụ nhưng lại yêu cầu rất cao về kiến thức của hướng dẫn viên và những hiểu biết của họ về nơi họ đến. Còn tầng lớp trí thức, họ không những yêu cầu cao về dịch vụ mà còn đòi hỏi văn hoá trong du lịch, văn hoá trong cách ứng xử giao tiếp..
+ Các công ty đang khai thác cùng đối tượng khách: Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành đang chú trọng đầu tư vào thị trường Campuchia. Nhiều hình thức cạnh tranh được áp dụng như: không bỏ tour dù lượng khách ít, giảm giá, cam kết trả lại tiền khi khách không hài lòng, tăng cường hình thức phục vụ nhằm thu hút khách hàng….Những công ty như Lửa Việt, Saigônturist, fiditourist, Toserco, Vietravel, WaytoVietnam.. bắt đầu xem Campuchia như một đối tác lớn. Họ đánh giá đây sẽ là một thị trường lớn, nhất là trong tương lai lại gần khi chính phủ Campuchia bãi bỏ Visa với Việt Nam.
4.4. Khái quát về tình hình và đặc điểm khách đi du lịch Campuchia
4.4.1. Tình hình thị trường khách đi du lịch Campuchia:
Theo một số công ty du lịch ở Thành Phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2004, lượng khách du lịch Việt Nam tham quan Campuchia tăng khoảng 20-30%. Các doanh nghiệp lữ hành cũng bắt đầu tung ra nhiều “ chiêu” nhằm chiếm thị phần đất nước chùa Tháp này. Theo phòng kinh doanh của công ty Saigontourist cho biết, lượng khách Việt Nam vào Campuchia qua công ty này tăng 30%. Tương tự, theo phòng du lịch công ty Fiditourist cho biết: “Lượng khách từ Việt Nam vào Campuchia qua công ty cũng tăng. Trung bình mỗi tuần đều có tour khoảng 20-30 khách, trong khi cách đây vài năm thì mỗi tháng chỉ có 1-2 tour”. Năm 2005, khách du lịch đến Campuchia thì Việt Nam đứng thứ 10. Sở dĩ khách Việt Nam quay sang chọn Campuchia là điểm đến nhiều hơn trước là do đường xuyên Á giữa 2 nước đang hoàn thiện. Tuyến đường từ Thành phố Hồ Chí Minh đến PhnomPenh dài 250 km đã nâng cấp xong. Hình thức du lịch xe buýt giá rẻ được triển khai nên chi phí tour không cao như trước. Người có thu nhập trung bình cũng có thể tham gia được. Giá tour đi Campuchia 3-4 ngày bằng đường bộ hiện là 200-250 USD ( trừ tiền visa, một vài chi phí phát sinh), bằng khoảng 1/2 so với giá bằng máy bay. “ Sự hiền lành của người dân và độ an toàn khi đến Campuchia đã dần làm cho khách du lịch an tâm, xoá đi cảm nhận không tốt về an ninh nước này, gần đây do hiểm hoạ thiên tai ở Thái Lan, Indonesia.. ít nhiều chững lại, góp phần thúc đẩy du khách tới Campuchia”. Hơn nữa nhiều danh lam thắng ảnh như: AngkorWat, Angkor Thom, Núi Bà Kheng, Ta Prohm, Phnom penh… là yếu tố giúp Campuchia đựơc lòng du khách. Nước này có điều kiện sinh hoạt và nền ẩm thực khá phong phú, gần gũi với phong cách ẩm thực của người dân Việt Nam, nhất là người Nam Bộ.
4.4.2. Đặc điểm thị trường khách đi du lịch Campuchia:
Đối với khách du lịch đi bằng máy bay thì thường là người có thu nhập cao, họ thường đi du lịch kết hợp với tìm kiếm thị trường. Những người này có khả năng thanh toán cao nên họ yêu cầu về dịch vụ cao, chính xác về thời gian. Họ thường đi du lịch dài ngày.
Đối với khách đi du lịch thuần tuý thì họ thường đi bằng xe buýt với giá tương đối rẻ, họ yêu cầu chất lượng dịch vụ bình thường. Họ thường đi du lịch ngắn ngày.
Như vậy, các doanh nghiệp hiện nay đang chú trọng đầu tư vào thị trường Campuchia. Nhiều hình thức cạnh tranh được áp dụng như: không bỏ qua tour dù lượng khách ít, giảm giá, cam kết trả lại tiền khi khách không hài lòng, tăng cường hình thức phục vụ nhằm thu hút khách hàng. Nhiều công ty bắt đầu xem Capuchia như là đối tác lớn. Hon đánh giá đây sẽ là một thị trường lớn, nhất là trong tương lai gần khi chính phủ Campuchia bãi bỏ visa với Việt Nam.
4.4.3. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh di du lịch Campuchia:
- Thủ tục nhập cảnh: Hiện nay đối với thủ tục xuất nhập cảnh cũng có một số vấn đề gây rắc rối cho các công ty du lịch:
+Đối với việc xin Visa: Trước đây với hộ chiếu và một ảnh 4*6, và một thư mời, bất cứ cá nhân hoặc công ty du lịch nào cũng có thể dễ dàng nhanh chóng xin được visa, nhưng hiện nay là một vấn đề phiền hà và mất thời gian, đối với công ty du lịch phải có giấy uỷ quyền của giám đốc cho mỗi lần xin visa, kèm theo quyết định của công ty, kèm theo ảnh theo đúng quy định mới có thể được chấp nhận. Nếu thời gian đợi chờ dù là từ sớm nhưng khi hết giờ làm việc, sẵn sàng từ chối không nhận hồ sơ. Điều này không biết gây ra bao nhiêu phiền toái và rắc rối cho các công ty du lịch.
+ Đối với việc xuất nhập cảnh: Giấy tờ không chỉ là gồm 2 tờ nhập và 2 tờ xuất mà bây giờ là 4 tờ nhập và 4 tờ xuất và phải đúng theo tờ gốc, không chấp nhận bản photo. Điều này không những gây khó khăn cho hướng dẫn viên du lịch mà nếu để trực tiếp khách khai có lẽ không kịp thời gian để vào phòng chờ lên máy bay. Đối với các khách sử dụng hộ chiếu công vụ trong quá trình tham quan, khi làm thủ tục tại các cửa khẩu cũng là một vấn đề gây không ít phiền hà cho đoàn cũng như cho công ty.
- Yếu tố cơ sở vật chất kĩ thuật:
Về dịch vụ đối với khách du lịch chỉ sử dụng mức tiêu chuẩn dịch vụ là 3 sao cho các khách sạn và xe ôtô tuỳ thuộc theo số lượng đoàn. Nhưng trên thực tế đối với các khách sạn 3 sao của Campuchia, trong phòng ngoài đồ đạc cơ bản như tivi, giường ngủ, ngoài ra các vật chất khác rất nghèo nàn, không có tủ lạnh và một số vật dụng cần thiết khác. Chính điều này đôi khi cũng gây nên tình trạng “không làm theo các cam kết trong chương trình” và làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của các công ty du lịch Việt Nam.
- Chính sách du lịch giữa hai nước:
Do chính sách kinh tế và chính trị giữa hai nước khá tốt vì vậy, hai nước luôn có chính sách khuyến khích du lịch phát triển: vào mùa cao điểm chính sách luôn ưu đãi với các công ty du lịch Việt Nam.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KINH DOANH DU LỊCH KHÁCH VIỆT NAM ĐI DU LỊCH CAMPUCHIA CỦA CÔNG TY TNHH DU LỊCH “ ĐƯỜNG TỚI VIỆT NAM”
I. Khái quát về công ty TNHH du lịch “ Đường tới Việt nam”
1. Khái quát về công ty TNHH du lịch “ Đường tới Việt Nam”
1.1. Quá trình hình thành:
Tên công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch “ Đường tới Việt Nam.
Biểu tượng của công ty:
Tên giao dịch: Way to Viet Nam Travel Company Limited.
Tên tiếng anh: Way to Việt Nam Travel.
Địa chỉ: Phòng 404 toà nhà 118 Đường Hoang Quốc Việt, Phường Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: +84 4 755 7542
Fax: +84 4 755 7543
Email: ìno@waytovietnam.com.
Website:
Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên.
Lĩnh vực kinh doanh: lữ hành.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH du lịch Đường tới Việt Nam là một doanh nghiệp tư nâhn được thành lập trải qua các giai đoạn sau:
+ Từ trước tháng 9-2004, Công ty là một bộ phận của Open Tour.
+ Ngày 9/1/2006, công ty được thành lập theo quyết định số 45 QD-DL Đăng ký kinh doanh do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp do Tổng giám đốc công ty Du Lịch: Đỗ Văn Lễ ký.
Công ty đăng ký lần 1 với sở Kế Hoạch Đầu Tư đặt trụ sở tại số 3B ngõ 337/75 phố Dịch Vọng. quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
+ Đến ngày 9/8/2007, công ty đặt trụ sở chính tại phòng 404, toà nhà 118 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, Quận Câud Giấy, Thành Phố Hà Nội.
1.1.2. Mục đích và nội dung hoạt động của công ty:
Thông qua các họat động kinh doanh du lịch và dịch vụ nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam và các lợi thế về dịch vụ để phát triển Công ty.
Bên cạnh đó, trụ sở chính của công ty đặt tại Hà Nội, công ty phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch và lữ hành với các nội dung sau:
- Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống, giải khát ( không bao gồm kinh doanh phòng hát Karaoke, vũ trường, quán bar).
- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách.
- Đại lý bán vé máy bay, tàu hoả.
- Mở rộng liên doanh liên kết với các tổ chức du lịch và dịch vụ du lịch trong và ngoài nước nhằm không ngừng nâng cao chất lượng về du lịch và dịch vụ ( Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện quy định của pháp luật).
Là công ty hoạt động lữ hành quốc tế, công ty kinh doanh trên cả thị trường inbound và thị trường outbound và nội địa.
2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực của công ty:
BỘ MÁY QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP
PHÒNG DU LỊCH
PHÒNG THỊ TRƯỜNG
PHÒNG ĐIỀU HÀNH
PHÒNG INBOUND
PHÒNG OUTBOUND
PHÒNG NỘI ĐỊA
PHÒNG HƯỚNG DẪN
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Đáp ứng sự phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban do giám đốc công ty TNHH du lịch “ Đường tới Việt nam” quy định về cơ cấu chức năng của các phòng ban như sau:
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất của công ty chịu trách nhiệm chung trước công ty và nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty. Giám đốc trực tiếp điều hành hoạtđộng kinh doanh ngoại trừ các lĩnh vưvj cụ thể đã phân công cho phó giám đốc, các trưởng phòng hành chính nhân sự, du lịch và thị trường. Đồng thời cũng là người điều hành công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: Là người giúp Giám đốc trong một số lĩnh vực của công ty theo sự phân công của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao. Phó giám đốc có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các quyết định mà Giám đốc đưa ra, chuẩn bị các chương trình, kế hoạch hoạt động trong phạm vi chức năng của mình, tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan trong kế hoạch và thực hiện.
Trưởng các bộ phận chức năng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty và trước phát luật về điều hành một số lĩnh vực được ban giám đốc giao. Trưởng các bộ phận chức năng đóng vai trò kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình kế hoạch mà giám đốc phê duyệt và tham mưu cho giám đốc vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
Các bộ phận chức năng: có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ do ban giám đốc giao, đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Các bộ phận chức năng trong công ty TNHH Du lịch Đường tới Việt nam bao gồm:
-Phòng hành chính tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ vó chức năng tham mưu, giúp việc cho ban Giám đốc trong việc quản lý và điều hành một số lĩnh vực trong công ty như: tổ chức nhân sự, kế toán, tiền lương, chính sách đối với người lao động, công tác hành chính quản trị, văn thư lưu trữ, lễ tân, an ninh bảo vệ, công tác an toàn lao động… Ngoài ra, còn có nhiệm vụ quản lý tài sản, vốn của công ty, tổng hợp quyết toán chế độ thu chi tài chính toàn công ty theo đúng quy định của nhà nước, chỉ đạo kiểm tra, theo dõi các hạch toán của các phòng khác trong công ty.
-Phòng thị trường: có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Có nhiệm vụ tổ chức và tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế, tiến hành các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, thu hút các nguồn khách du lịch đến với công ty, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để đưa ra các sản phẩm có tính độc đáo. Phòng thị trường liên kết với phòng điều hành để xây dựng chương trình du lịch có nội dung và mức giá phù hợp với từng đối tượng khách và qua đó phân đoạn thị trường, chủ động đưa ra sản phẩm phù hợp với từng đoạn thị trường mục tiêu.
-Phòng Du lịch: Là một bộ phận đặc trưng quan trọng nhất của công ty, bao gồm: phòng điều, phòng outbound, phòng nội địa, phòng hướng dẫn. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng cụ thể như sau:
+ Phòng điều hành: Chịu trách nhiệm xây dựng các chương trình du lịch đồng thời là người tổ chức các chương trình du lịch. Thông qua bản hợp đồng giữa khách và công ty, bộ phận điều hành có nhiệm vụ đặt các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, phường tiện vận chuyển, vé máy bay, vé tàu, và quan hệ với các cơ quan hữu quan như cục xuất nhập cảnh, bộ ngoại giao trong việc làm thủ tục hộ chiếu, visa cho khách. Nhiệm vụ quan trọng của phòng điều hành là tổ chức chương trình cho khách, bố trí hướng dẫn viên, xe và chương trình du lịch phù hợp với yêu cầu của khách. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện của hướng dẫn viên, kiểm tra các nhà cugn cấp dịch vụ để kịp thời xử lý tình huống bất ngờ xảy ra để đảm bảo đúng chương trình và chất lượng cho khách du lịch.
+ Phòng hướng dẫn: có chức năng thực hiện trực tiếp các hợp đồng đã ký với khách trên cơ sở thông báo điều động hướng dẫn viên của phòng điều hành. Đồng thời duy trì, phát triển đội ngũ hướng dẫn viên, tuyển chọn hướng dẫn viên. Hướng dẫn viên có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo với phòng điều hành và phòng hướng dẫn, đồng thời có nhiệm vụ quyết toán trực tiếp với bộ phận kế toán sau khi kết thúc thực hiện chương trình du lịch cho khách.
+ Phòng inbound: có chức năng: - Khảo sát thị trường ngoài nước và tiếp thị bán các tour du lịch tại Việt Nam.
Có nhiệm vụ: Lập kế hoạch và khảo sát thị trường khác, thông qua khảo sát thị trường nắm vững tâm lý khách hàng và khách hàng tiềm năng, báo cáo với ban giám đốc để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20273.doc