Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Nhà Rồng- Chi nhánh Hà Nội

M ỤC L ỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I. KHÁI QUÁT VỀ NGHIỆP VỤ VÀ CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 3

A. Khái quát chung về nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3

I. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 4

1.1. Đối tượng bảo hiểm 4

1.2. Phạm vi bảo hiểm 5

II. Phí bảo hiểm 6

III. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm 8

B. Chiến lược xúc tiễn hỗn hợp trong kinh doanh Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 10

I. Khái quát về xúc tiến hỗn hợp (truyền thông Marketing) 10

a. Bản chất của xúc tiến hỗn hợp 10

b. Các mối liên hệ trong quá trình truyền thông 11

II. Mục tiêu chung của chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 12

III. Phân bổ ngân sách cho chiến lược xúc tiến hỗn hợp 14

1. Phương pháp xác định tỉ lệ phần trăm trên doanh số bán 14

2. Phương pháp cân bằng cạnh tranh 14

3. Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành 15

4. Phương pháp theo khả năng 15

IV. Các công cụ xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 16

1. Quảng cáo 16

2. Xúc tiến bán (khuyến mại) 21

3. Tuyên truyền 23

4. Bán hàng cá nhân 25

5. Marketing trực tiếp 30

 

 

Chương II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA 33

I. Khái quát về công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng và chi nhánh Bảo Long Hà Nội 33

1. Giới thiệu về Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 33

2. Giới thiệu về chi nhánh Bảo Long Hà Nội 34

2.1. Về mặt nhân sự 34

2.2. Về cơ cấu bộ máy tổ chức của Bảo Long Hà Nội 34

3. Các nghiệp vụ chính của Bảo Long Hà Nội 36

3.1. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu 37

3.2. Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong nước 37

3.3. Bảo hiểm tàu thuyền 37

3.4. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên 38

3.5. Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt 38

3.6. Bảo hiểm tài sản và thiệt hại 38

3.7. Bảo hiểm kĩ thuật 38

3.8. Bảo hiểm trách nhiệm 39

3.9. Bảo hiểm tai nạn con người 39

3.10. Bảo hiểm du lịch 39

3.11. Bảo hiểm xe cơ giới 39

3.12. Bảo hiểm xe gắn máy 40

4. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua 41

4.1. Thành công 41

4.2. Hạn chế 46

II. Thực trạng triển khai chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội 47

1. Kết quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội 47

1.1. Những kết quả đạt được 47

2.2. Hạn chế 52

2. Hoạt động quảng cáo 54

2.1. Mục tiêu quảng cáo 54

2.2. Ngân sách quảng cáo 54

2.3. Nội dung quảng cáo 56

2.4. Phương tiện quảng cáo 56

2.5. Đánh giá chương trình quảng cáo 59

3. Hoạt động xúc tiến bán (khuyến mại) 61

3.1. Nhiệm vụ của xúc tiến bán 61

3.2. Lựa chọn phương tiện xúc tiến bán 61

3.3. Soạn thảo, thí điểm và triển khai chương trình xúc tiến bán 63

2.4. Đánh giá kết quả hoạt động xúc tiến bán 64

4. Hoạt động tuyên truyền 64

4.1. Mục tiêu tuyên truyền 64

4.2. Nội dung tuyên truyền 65

4.3. Thiết kế thông điệp và lựa chọn công cụ tuyên truyền 66

4.4.Thực hiện tuyên truyền 66

4.5. Đánh giá kết quả tuyên truyền 68

5. Bán hàng cá nhân 69

5.1. Quá trình bán hàng 69

5.2. Quản trị bán hàng 70

6. Marketing trực tiếp 73

6.1. Mục tiêu của Marketing trực tiếp 73

6.2. Xác định khách hàng mục tiêu 73

6.3. Lựa chọn chiến lược chào hàng 74

6.4. Đánh giá chiến dịch Marketing trực tiếp 75

Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN HỖN HỢP TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ BA TẠI BẢO LONG HÀ NỘI 77

I. Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới 77

II. Giải pháp thực hiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội 78

1. Về quảng cáo 78

2. Về khuyến mại 81

3. Về tuyên truyền 82

4. Về bán hàng cá nhân 83

5. Về Marketing trực tiếp 84

III. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội 85

KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Công ty bảo hiểm Nhà Rồng- Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyến hành trình. 3.11. Bảo hiểm xe cơ giới 3.11.1. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe: Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc, áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới (theo NĐ 23/2003/QĐ- BTC ngày 25/02/2003) Mức trách nhiệm quy định: Về người: 30 triệu VNĐ/ người (đối với TNDS và hành khách trên xe) Về tài sản: 30 triệu VNĐ/ vụ (đối với TNDS) 3.11.2. Bảo hiểm tai nạn lái xe, phụ xe và người ngồi trên xe: Phí bảo hiểm là 0.10% STBH, riêng đối với chủ xe là người nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài: Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm Từ 1000$- 10000$/người/vụ 0.10% STBH Từ 10000$- 30000$/người/vụ 0.15% STBH Từ 30000$ trở lên 0.30% STBH Quyền lợi khi tham gia: Trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: bảo hiểm bồi thường bằng toàn bộ STBH. Trường hợp bị thương: bảo hiểm trả tiền bồi thường theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm theo quyết định số 05/TCTD/BHTG ngày 02/01/93 của Bộ Tài Chính. 3.11.3. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới: Phạm vi bảo hiểm là tai nạn do đâm va, lật, đổ; cháy nổ, bão, lũ, lụt, sét đánh, động đất, mưa đá; mất cắp toàn bộ xe; tai nạn do rủi ro bất ngờ khác gây nên. Ngoài ra Bảo Long còn thanh toán những cho phí cần thiết và hợp lý nhằm: ngăn ngừa hạn chế tổn thất phát sinh thêm, chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại đến nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thât nếu thuộc trách nhiệm bảo hiểm.(Trong những trường hợp, tổng số tiền bồi thường của Bảo Long không vượt quá STBH ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm). 3.11.4. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hoá trên xe: Bảo Long nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô đối với hàng hoá vận chuyển theo hợp đồng của chủ xe và chủ hàng. 3.12. Bảo hiểm xe gắn máy Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo NĐ 23/2003/QĐ-BTC ngày 25/02/2003: Về người: 30 triệu VNĐ/ người (với TNDS và người ngồi trên xe) Về tài sản: 30 triệu VNĐ/vụ (với TNDS) Trường hợp chết hoặc thương tật toàn bộ hoặc vĩnh viễn, bảo hiểm bồi thường STBH. Trường hợp bị thương, bảo hiểm bồi thường theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm theo quyết định số 05/TC/BHTG ngày 02/01/93 của Bộ Tài Chính. 4. Tình hình hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua 4.1. Thành công Là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, qua nhiều năm thử thách và tự khẳng định mình, Bảo Long đã có những bước đi vững chắc và đã đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm1994 với vốn ban đầu chỉ là 24 tỷ đồng và chủ yếu hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội tới nay vốn pháp định của Bảo Long đã tăng lên 70 tỷ đồng không chỉ hoạt động ở Tp. HCM và Hà Nội, Bảo Long đã mở thêm nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước: Phú Yên, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ...và đã triển khai hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm hiện có trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đầu năm 2003 Bảo Long đã được tổ chức United Registrar of Systems (URS) của Anh Quốc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quản lý theo ISO 9001:2000. Bên cạnh đó Bảo Long còn hợp tác chặt chẽ với nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước nhằm trao đổi kinh nghiệm, đào tạo kỹ năng, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng theo phương châm “̉An toàn nhất, tin cậy nhất, hiệu quả nhất”. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 1. Tình hình kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (2001-2005) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Thu phí bảo hiểm gốc 25.692 37.416 57.785 93.232 153.833 Thu phí nhận tái bảo hiểm 4.953 6.036 10.345 14.414 20.467 Chi bồi thường BH gốc 9.287 18.978 28.958 39.951 55.931 Chi bồi thường nhận tái BH 2.283 2.201 4.470 6.167 8.634 Lợi tức thuần hoạt động kinh doanh 3.541 2.338 3.289 7.499 11.248 Lợi tức hoạt động tài chính 1.533 3.762 5.007 5.862 7.621 Tổng lợi tức trước thuế 5.177 6.107 8.293 13.360 18.704 Lợi tức sau thuế 3.520 4.154 5.639 9.620 12.506 Nguồn: Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng Số liệu trong bảng trên cho thấy tình hình kinh doanh của Bảo Long tăng lên theo chiều hướng có lợi. Điều đó thể hiện ở các chỉ tiêu đều tăng lên về số tuyệt đối: doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2005 so với 2001 tăng lên 127,141 tỷ đồng, tương ứng với 495%. Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm cũng tăng từ 4,953 tỷ đồng năm 2001 lên 20,467 tỷ đồng năm 2005, tức tăng 15,514 tỷ đồng, tương ứng với 313%. Chi bồi thường bảo hiểm gốc cũng tăng lên liên tục từ năm 2001 đến năm 2005. Năm 2005 chi bồi thường bảo hiểm gốc là 55,931 triệu đồng, tăng 602% so với năm 2001. Chi bồi thường nhận tái cũng tăng theo từng năm, riêng năm 2002 giảm từ 2,283 tỷ đồng xuống 2,201 tỷ đồng, tức giảm 4%. Còn từ năm 2002 đến 2005 chi bồi thường nhận tái tăng khoảng 3,8 lần, từ 2,201 tỷ đồng lên đến 8,634 tỷ đồng. Với tình hình thu và chi như trên, tổng lợi tức trước và sau thuế của công ty tăng lên từ năm 2001 đến 2005. Lợi tức trước thuế tăng từ 5,177 tỷ đồng (2001) lên 18,704 tỷ đồng, tức tăng 61,29%. Lợi tức sau thuế cũng tăng từ 3,520 tỷ đồng (2001) lên 12,506 tỷ đồng (2005), tăng 55,28%. Đối với nghiệp vụ bảo xe cơ giới, doanh thu bảo hiểm gốc cũng tăng lên qua các năm. Năm 2004, doanh thu bảo hiểm gốc là 39.312 triệu đồng; đến năm 2005 là 117.9360 triệu đồng. Trong quý đầu của năm 2006 doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo Long đã đạt 125,01216 triệu đồng. Thị phần của Bảo Long trên toàn thị trường bảo hiểm phi nhân thọ cũng ngày càng được cải thiện. Năm 2004 thị phần Bảo Long là 1,68%, trong đó bảo hiểm xe cơ giới chiếm 2,90%. Năm 2005 Bảo Long đã đạt thị phần 1,82%, trong đó bảo hiểm xe cơ giới chiếm 3,4%. Thị phần của Bảo Long tuy còn rất nhỏ so với toàn thị trường nhưng sự tăng lên về thị phần này là điều đáng ghi nhận. Đối với chi nhánh Bảo Long Hà Nội, đây là chi nhánh được thành lập đầu tiên của Bảo Long. Về mặt kinh doanh chi nhánh tại Hà Nội triển khai kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm gốc tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Do chi nhánh cũng là đại diện của công ty tại miền Bắc nên hiện nay chi nhánh triển khai hầu hết các nghiệp vụ mà công ty được phép kinh doanh. Hiện nay chi nhánh tập trung chủ yếu vào nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm con người, bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt. Doanh thu của chi nhánh chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng doanh thu của cả công ty và không ngừng tăng lên qua các năm. Bảng 2. Doanh thu của Bảo Long Hà Nội giai đoạn 2001-2005 Năm Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh thu kế hoạch Tỷ đồng 7.725 9.500 12.000 15.500 19.000 Doanh thu thực hiện Tỷ đồng 8.568 10.630 13.501 17.025 19.157 Tốc độ tăng doanh thu thực hiện % - 24.066 27.008 26.101 12.523 Phần trăm hoàn thành kế hoạch % 110.912 111.895 112.508 109.838 100.826 Doanh thu thực hiện của tổng công ty Tỷ đồng 33.645 45.452 71.131 109.646 142.301 Tỷ trọng doanh thu chi nhánh so với tổng công ty % 25.465 23.387 18.981 15.527 13.462 Nguồn: Bảo Long Hà Nội Doanh thu kế hoạch và thực hiện của Bảo Long Hà Nội tăng lên liên tục trong giai đoạn 2001-2005 về số tuyệt đối và số tương đối. Không năm nào Bảo Long Hà Nội không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Năm 2001 hoàn thành 110,912% kế hoạch đặt ra, tức vượt 10,912% so với kế hoạch. Năm 2002 vượt 11,895% so với kế hoạch, năm 2003 vượt 12,508% kế hoạch. Sang năm 2004 con số vượt mức kế hoạch là 9,838% và năm 2005 doanh thu thực hiện vượt 0,826% so với kế hoạch đặt ra. Điều đó chứng tỏ Bảo Long Hà Nội đã cố gắng hết mình, không chỉ để hoàn thành kế hoạch đặt ra mà còn nỗ lực vượt mục tiêu đã định. Tốc độ tăng doanh thu thực hiện tuy không đều nhưng đều cho thấy doanh thu của chi nhánh không chỉ tăng về số tuyệt đối mà còn tăng về số tương đối. Năm 2002 doanh thu thực hiện tăng lên 2,062 tỷ đồng, tương đương 24,066%. Năm 2003 doanh thu thực hiện tăng 27.008%, tương ứng với 2,942 tỷ đồng. Năm 2004 Bảo Long Hà Nội tiếp tục cố gắng tăng doanh thu, doanh thu thực hiện tăng 26,101%, tương ứng với 3,524 tỷ đồng về số tuyệt đối. Sang năm 2005, tốc độ tăng cũng đạt mức rất cao: 12,523%, tương ứng với 2,132 tỷ đồng. Tỷ trọng doanh thu của chi nhánh so với tổng công ty mặc dù giảm nhưng số liệu trong bảng cũng nói lên sự cố gắng rất lớn của Bảo Long Hà Nội. Doanh thu của chi nhánh luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trên tổng doanh thu của công ty. Nguyên nhân của việc giảm tỷ trọng doanh thu của Bảo Long Hà Nội trên doanh thu toàn công ty là do trong thời gian này, công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng đã thành lập thêm một số chi nhánh tại các tỉnh như: Phú Yên, Khánh Hoà, Cần Thơ. Các chi nhánh này hoạt động khá hiệu quả nên làm tăng doanh thu toàn chi nhánh. Có được những thành công như trên của Bảo Long nói chung và Bảo Long Hà Nội nói riêng là do những nguyên nhân chủ yếu sau: Sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung cùng với một số điều khoản về bảo hiểm được mở rộng đã làm cho thị trường bảo hiểm phát triển ngày một sôi động. Chính sự phát triển của nền kinh tế và đời sống đã làm cho người dân quan tâm hơn đến sự an toàn trong cuộc sống của chính mình và cho những người thân thích. Bảo hiểm có bản chất là một phương thức để phòng ngừa rủi ro đảm bảo cho cuộc sống không gặp phải những biến động lớn, nắm bắt được nhu cầu này của người dân nên cán bộ của Bảo Long đã có nhiều biện pháp để thích ứng. Xu hướng hội nhập trên thế giới một mặt đặt ra nhiều thách thức song cũng mang lại nhiệu cơ hội mới cho cả lĩnh vực bảo hiểm. Thị trường được mở cửa nên nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài đã gia nhập vào thị trường bảo hiểm Việt Nam mang theo đó là những kinh nghiệm, phương thức tổ chức quản lý tiên tiến. Bảo Long Hà Nội cũng đã học hỏi được một số kinh nghiệm để xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh gọn nhẹ và hiệu quả phù hợp với điều kiện của chi nhánh. Theo đánh giá của các chuyên gia và các tổ chức tài chính lớn trên thế giới thì thị trường bảo hiểm Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong khu vực và trên thế giới. Chi nhánh Bảo Long Hà Nội cũng đã có được một thời gian hoạt động nhất định trên thị trường bảo hiểm phía Bắc nói riêng và thị trường bảo hiểm cả nước nói chung; ban lãnh đạo chi nhánh là những người có bề dày kinh nghiệm về quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm đã từng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Chi nhánh luôn được sự ủng hộ, quan tâm và chỉ đạo của công ty cả về nhân lực, cơ sở vật chất, hướng dẫn nghiệp vụ cũng như nguồn khách hàng ban đầu. Điều này tạo thuận lợi rất lớn cho chi nhánh trong việc triển khai những nghiệp vụ có tiềm năng khai thác lớn và những nghiệp vụ mới. Chi nhánh có một số lượng khách hàng lớn và ổn định chính là các cổ đông của công ty như ngân hàng ngoại thương Việt Nam(Vietcombank), ngân hàng cổ phần hàng hải, ngân hàng Á Châu, và nhiều công ty xuất nhập khẩu lớn như: PETEC, ASC, FIDECO... hầu hết các đội xe và hàng hoá của các công ty này đều tham gia bảo hiểm tại chi nhánh. Đây là lượng khách hàng có độ ổn định cao chi nhánh không lo tới việc bị tranh giành từ các công ty bảo hiểm khác. Chi nhánh Bảo Long Hà Nội là công ty ra đời sau nên có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các công ty ra đời trước, hơn nữa cổ đông lớn nhất của công ty là Bảo Việt nên chi nhánh được sự ủng hộ rất nhiều về nghiệp vụ cũng như nguồn khách hàng. Chi nhánh đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động có năng lực khai thác cao, đồng thời chi nhánh cũng đã xây dựng được mạng lưới đại lý rộng khắp ở hầu hết các tỉnh phía Bắc, điều này giúp doanh thu của chi nhánh tăng trưởng đều và nhanh qua các năm. Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước có nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động tại thành phố cũng như một số tỉnh lân cận, thu nhập và trình độ hiểu biết của người dân cũng được nâng cao, cùng với đó là những thay đổi của nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo Long nói riêng trong triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm. 4.2. Hạn chế Chúng ta không phủ nhận những thành công đã đạt được của Bảo Long và Bảo Long Hà Nội, nhưng không thể không kể đến những hạn chế. Những hạn chế này có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhưng dù thế nào cũng phải nhìn nhận một cách nghiêm túc để có hướng khắc phục tốt nhất. Qui mô còn nhỏ: Do cả công ty ban đầu thành lập vốn pháp định chỉ là 24 tỷ đồng, mặc dù tới nay đã tăng lên 70 tỷ song so với vai trò của một công ty bảo hiểm và so với qui mô của các công ty bảo hiểm trong ngành khác thì qui mô của Bảo Long còn khá nhỏ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động của công ty nói chung và chi nhánh Hà Nội nói riêng trong, thị phần của toàn bộ công ty trên thị trường Việt Nam chỉ khoảng 7.8%. Đến nay số chi nhánh của Bảo Long mới chỉ dừng lại ở con số 6 chi nhánh, trong khi đó Bảo Việt, PJCO… có chi nhánh rộng khắp. Thương hiệu Bảo hiểm Nhà Rồng còn yếu, khách hàng vẫn chưa thực sự biết tới. Hiện nay nói đến các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường Việt Nam khách hàng chủ yếu biết đến các công ty: Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO...Điều này cũng gây khó khăn không nhỏ trong khâu khai thác bởi một khi khách hàng không biết tới thương hiệu thì công ty sẽ khó có thể tiếp cận được với nhiều nguồn khách hàng cũng như các phân đoạn khác nhau của dịch vụ bảo hiểm. Do đó trong tương lai toàn bộ công ty nói chung và chi nhánh nói riêng cần chú trọng hơn nữa trong công tác quảng bá thương hiệu. Doanh thu của chi nhánh phần lớn là từ nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Hiện tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai các nghiệp vụ lớn như bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt, các nghiệp vụ về bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng hoá. Đây là những nghiệp vụ có qui mô lớn mà nếu khai thác được thì sẽ làm tăng đáng kể doanh thu của chi nhánh. Khó khăn này chủ yếu là vì quy mô của chi nhánh nhỏ nên phạm vi hoạt động là hạn chế, hiệu quả khai thác phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực cá nhân của các nhân viên trong việc tiếp cận được các nguồn khách hàng lớn trong bối cảnh thị trường đã bị bao phủ gần hết bởi Bảo Việt và một số công ty lớn. Chi nhánh có một đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình song chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ nên gặp phải nhiều khó khăn trong công việc (Hiện nay chi nhánh có tất cả 28 nhân viên trong đó 22 nhân viên chính thức và 6 nhân viên hợp đồng. Con số này còn rất khiêm tốn để có thể mở rộng quy mô và tăng thực hiện những mục tiêu to lớn khác của chi nhánh cũng như nhiệm vụ do Tổng công ty giao cho). Mặt khác do đội ngũ nhân viên còn trẻ nên cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc phát triển và thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt là khách hàng có tiềm năng khai thác lớn, vì thế doanh thu khai thác bình quân còn thấp. Vì thế trong tương lai chi nhánh cần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và phát triển thêm các nguồn khai thác mới. II. Thực trạng triển khai chiến lược xúc tiến hỗn hợp trong kinh doanh bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội 1. Kết quả nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội 1.1. Những kết quả đạt được Mặc dù thời gian hoạt động chưa lâu, kinh nghiệm còn non yếu… nhưng bảo hiểm xe cơ giới được coi là một trong những thế mạnh của Bảo Long Hà Nội, trong đó nghiệp vụ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đóng góp một phần không nhỏ. Trong thời gian qua Bảo Long Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long ngày càng tăng, chủ yếu là ô tô: Bảng 3: Số xe tham gia bảo hiểm TNDS tại Bảo Long Hà Nội (2001-2005) Đơn vị: xe Năm Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 Số xe thực tế lưu hành tại Hà Nội xe 8952930 10880400 12675402 14474618 16201344 Số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội xe 1351 1579 1973 3181 3714 Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội % - 16.88 24.95 42.88 19.12 Số xe tham gia bảo hiểm TNDS xe 713 875 1102 1874 2017 Tốc độ tăng số xe tham gia bảo hiểm TNDS - 22.72 25.94 37.20 9.85 Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội % 0.0151 0.0145 0.0155 0.0195 0.0207 Tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm TNDS tại Bảo Long Hà Nội % 0.00796 0.00804 0.00869 0.01044 0.01025 Nguồn: Bảo Long Hà Nội Số xe thực tế lưu hành trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do mức sống của người dân ngày càng được nâng cao khiến cho xe máy không còn là quá xa xỉ đối với một người dân, vì do cạnh tranh giữa các hãng sản xuất xe máy (Honda, Yamaha, Suzuki, Piajo….), đặc biệt là xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam làm cho giá xe máy giảm đáng kể. Hơn thế nữa số lượng người ngoại tỉnh sống, làm việc và học tập tại Hà Nội không những giảm mà ngày càng tăng. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến số xe máy lưu hành tăng nhanh chóng (từ năm 2001 đến 2005 tăng 7.248.414 xe (tương ứng tăng 80,96%). Cùng đó, số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội cũng tăng lên. Từ 2001 đến 2002 số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội tăng 16,88%, trong đó số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tăng từ 713 xe lên 875 xe (tương ứng tăng 22,72%). Năm 2003 trong tổng số 1973 xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội có 1102 xe mua bảo hiểm trách nhiệm, tăng so với 2002 là 25,94%. Năm 2004 đánh dấu sự tăng lên vượt bậc về số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội, trong đó có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Trong 3181 mua bảo hiểm tại chi nhánh có 1874 xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (tăng so với 2003 là 37,2%). Nguyên nhân của kết quả này một phần là do trong năm 2004, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra gắt gao việc tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba- một loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với cả ô tô và xe máy. Năm 2005 khi việc kiểm soát đã phần nào mang lại kết quả, số xe tham gia bảo hiểm tại Bảo Long Hà Nội tăng nhưng có phần chậm hơn. Số xe tham gia bảo hiểm tại chi nhánh trong năm là 3714 xe, trong đó có 2017 xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba (tăng 9,85% so với năm 2004). Tuy nhiên xét trên toàn thị trường bảo hiểm xe cơ giới trên địa bàn Hà Nội thì tỷ lệ xe tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng còn rất ít. Năm 2004 là năm có số xe tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại chi nhánh lớn nhất thì tỷ lệ cũng chỉ đạt 0.01044% so với tổn số xe lưu hành trên địa bàn Hà Nội. Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những nghiệp vụ được Bảo Long Hà Nội chú trọng, trong đó bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba đóng góp một phần không nhỏ. Doanh thu từ khai thác bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba trong những năm qua như sau: Bảng 4: Tình hình thu và chi bồi thường bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Bảo Long Hà Nội (2001-2005) Năm Doanh thu (tỷ đồng) Bồi thường (tỷ đồng) Tỷ lệ bồi thường(%) 2001 2.14 0.42 0.19 2002 2.66 0.62 0.23 2003 3.38 0.84 0.25 2004 5.57 1.25 0.22 2005 6.13 1.63 0.26 Nguồn: Bảo Long Hà Nội Doanh thu tăng liên tục từ năm 2001 đến 2005 (tăng 2,78 lần). Năm 2001 doanh thu từ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba mới chỉ đạt 2,14 tỷ đồng, chiếm khoảng 37,46% tổng doanh thu. Đến năm 2004 đã tăng lên 5,57 tỷ đồng, gấp 2,6 lần doanh thu từ nghiệp vụ này của năm 2001, và năm 2005 lên tới 6,13 tỷ đồng (gấp 2,86 lần so với 2001 và gấp 1,1 lần so với 2004). Nguyên nhân là do bắt đầu từ năm 2004, việc bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Các cơ quan bảo hiểm phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, cảnh sát giao thông kiểm tra nghiêm ngặt tình hình mua bảo hiểm của các chủ xe, lái xe. Những xe khi bị kiểm tra không có đủ giấy tờ theo quy định đều bị phạt tiền, trong đó chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm đối với cả ô tô và xe máy là một loại giấy tờ bắt buộc không thể thiếu khi xe lưu hành trên đường. Số tiền bồi thường cũng tăng, từ 2001 đến 2005 tăng 3,88 lần, về số tuyệt đối tăng 1.21 tỷ đồng. Bảo Long Hà Nội luôn duy trì được tỷ lệ bồi thường ở mức khoảng 0,23% và không có biến động đáng kể. Năm 2001 tỷ lệ bồi thường thấp nhất là 0,19%, năm 2002 tăng lên 0,23%, năm 2003 tỷ lệ bồi thường tiếp tục tăng lên thành 0.25%. Tuy nhiên đến 2004 tỷ lệ bồi thường giảm xuống chỉ còn 0,22%, điều đó chứng tỏ doanh thu phí tăng nhanh hơn sự tăng lên của số tiền chi bồi thường cho nghiệp vụ này. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho Bảo Long Hà Nội, một trong những nguyên nhân là do sự hợp tác chặt chẽ giữa chi nhánh và cảnh sát giao thông, thực hiện an toàn giao thông trên toàn địa bàn Hà Nội và hưởng ứng chiến dịch an toàn giao thông trên cả nước. Tình hình tai nạn và công tác giám định- giải quyết bồi thường luôn được Bảo Long Hà Nội quan tâm. Công tác này do cán bộ Bảo Long Hà Nội trực tiếp thụ lý từ khâu nhận thông báo tại nạn, tiến hành giám định, thu thập hồ sơ và tiến hành bồi thường. Do vậy chu trình giám định bồi thường tại Bảo Long Hà Nội là chu trình khép kín. Cán bộ Bảo Long Hà Nội luôn thực hiện đúng nguyên tắc: kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan. Chính vì thế nên uy tín của công ty nói chung và chi nhánh nói riêng ngày càng được nâng cao. Theo thống kê của phòng hành chính tổng hợp chi nhánh Bảo Long Hà Nội, tình hình tai nạn và giải quết bồi thường tại Bảo Long Hà Nội như sau: Bảng 5: Tình hình tai nạn và giải quyết bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Long Hà Nội (2001-2005) Năm Số vụ năm trước chuyển sang Số vụ tai nạn trong năm Số vụ giải quyết bồi thường Số tồn đọng Số tiền bồi thường (triệu đồng) Số tiền bồi thường bình quân/ vụ (triệu đồng) Số vụ Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6=5/(2+3) 7 8=7/4 2001 13 99 88 24 22.22 420 4.77 2002 24 196 170 50 22.73 620 3.64 2003 50 222 219 53 19.49 840 3.83 2004 53 414 408 59 12.63 1050 2.57 2005 59 685 670 74 9.95 1330 1.98 Nguồn: Bảo Long Hà Nội Số vụ tai nạn phát sinh trong các năm tăng liên tục. Năm 2001 mới chỉ có 99 vụ tai nạn trong phạm vi bảo hiểm, đến 2005 đã tăng lên 685 vụ, gấp 6,92 lần so với năm 2001. Phần lớn các vụ tai nạn đều được Bảo Long Hà Nội xem xét giải quyết bồi thường: năm 2001, 88 vụ trong tổng số 112 vụ được giải quyết bồi thường ngay trong năm, chiếm tỷ lệ 78,57%. Năm 2002 số vụ được giải quyết bồi thường là 170 vụ, chiếm 77,27% tổng số vụ tai nạn trong năm. Năm 2003, 80,51% số vụ được giải quyết bồi thường, và năm 2004 là 87,37 %, đánh dấu một năm khá thành công trong việc giải quyết bồi thường trong bảo hiểm xe cơ giới tại Bảo Long Hà Nội. Riêng năm 2005, 670 vụ trong tổng số 744 tai nạn được Bảo Long Hà Nội xem xét giải quyết bồi thường, chiếm tỷ lệ 90,05%. Rõ ràng tỷ lệ vụ tai nạn được giải quyết bồi thường tăng lên theo từng năm, chứng tỏ công tác giải quyết bồi thường ngày càng đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36288.doc