Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG CÔNG TY. 3

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 3

1.1.1 Khái niêm cơ cấu tổ chức. 3

1.1.2 Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức. 4

1.1.2.1 Chuyên môn hóa công việc. 4

1.1.2.2 Tổ chức được phân chia thành các bộ phận. 5

1.1.2.3 Các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức. 5

1.1.2.4 Sự kết hợp giữa tầm và cầp trong cơ cấu tổ chức. 6

1.1.2.5 Sự phân bổ quyền hạn giữa các cấp, tập trung và phi tập trung trong quản lý tổ chức. 7

1.1.2.6 Phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức. 8

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức. 9

1.1.3.1 Chiến lược của tổ chức. 9

1.1.3.2 Quy mô và mức độ phức tạp trong những hoạt động của tổ chức. 9

1.1.3.3 Yếu tố môi trường. 10

1.1.3.4 Yếu tố công nghệ. 10

1.1.3.5 Thái độ của các nhà quản lý cấp cao và năng lực đội ngũ nhân sự của tổ chức. 11

1.2 HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC. 11

1.2.1 Những nguyên tắc tổ chức bộ máy quản lý: 11

1.2.1.1 Nguyên tắc xác định theo bộ phận chức năng: 11

1.2.1.2 Nguyên tắc giao quyền theo kết quả mong muốn: 11

1.2.1.3 Nguyên tắc bậc thang: 11

1.2.1.4 Nguyên tắc thống nhất mệnh lệnh: 12

1.2.1.5 Nguyên tắc quyền hạn theo cấp bậc: 12

1.2.1.6 Nguyên tắc mối quan hệ tương xứng giữa quyền hạn và trách nhiệ: 12

1.2.1.7 Nguyên tắc về tính tuyệt đối trong trách nhiệm: 12

1.2.1.8 Nguyên tắc cân bằng: 12

1.2.1.9 Nguyên tắc quản lý sự thay đổi:. 13

1.2.2 Một số mô hình tổ chức cơ cấu quản lý. 13

1.2.3 Quy trình xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý công ty. 16

1.2.3.1 Lôgíc của quá trình thiết kế tổ chức. 16

1.2.3.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng lên cơ cấu tổ chức. 17

1.2.3.3 Phân chia công việc. 17

1.2.3.4 Thành lập các bộ phận và phân hệ của cơ cấu tổ chức. 18

1.2.3.5 Thể chế hóa cơ cấu tổ chức. 19

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU 21

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ HOÀNG ANH. 21

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY HOÀNG ANH. 21

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 21

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và môi trường kinh doanh của công ty. 23

2.1.2.1 Chức năng sản xuất kinh doanh: 23

2.1.2.2 Nhiệm vụ: 24

2.1.2.3 Môi trường kinh doanh của công ty. 25

2.1.3 Kết quả đạt hoạt động của công ty trong những năm gần đây. 27

2.2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY HOÀNG ANH. 29

2.2.1 Chiến lược phát triển . 29

2.2.2 Quy mô công ty. 32

2.2.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh. 33

2.2.4 Nguồn lực công ty. 34

2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY HOÀNG ANH. 36

2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh. 36

2.3.2 Phân tích chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 38

2.3.3 Phân tích ưu nhược điểm của cơ cấu tổ chức theo các thuộc tính. 49

2.3.3.1 Chuyên môn hóa công việc. 50

2.3.3.2 Phân chia tổ chức thành các bộ phận. 50

2.3.3.3 Quyền hạn và trách nhiệm. 51

2.3.3.4 Cấp bậc và phạm vi quản lý. 52

2.3.3.5 Tập trung và phân quyền trong quản lý. 52

2.3.3.6 Sự phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ cơ cấu. 53

2.3.4 Đánh giá mức độ hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công ty. 53

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU 55

TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIÊP TÀU THỦY HOÀNG ANH. 55

3.1 MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY. 55

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY. 56

3.2.1 Nhóm các giải pháp về tổ chức. 56

3.2.2 Nhóm các giải pháp về nhân sự. 57

3.2.3 Nhóm các giải pháp về kinh tế. 60

3.2.4 Xây dựng văn hóa mạnh trong công ty. 61

3.2.5 Mô hình cơ cấu mới đề xuất. 63

KẾT LUẬN 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thủ cạnh tranh, khả năng thương lượng của nhà cung cấp, khả năng thương lượng của khách hàng, mối đe dọa từ nhũng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa thay thế, tính khốc liệt cạnh tranh giữa các đối thủ. Mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Là một công ty con Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh đã tháo gỡ được những hạn chế và khó khăn của mình. Hiện tại với đội ngũ nhân lực, công nghệ sủ dụng cũng như uy tín trên thị trường. Các yếu tố đó sẽ khẳng định vị thế mới của Công ty, Hoàng Anh là một đơn vị đóng mới và sửa chữa tàu có quy mô bậc nhất trong Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh là một đơn vị cổ phần do Tập đoàn tàu thủy Việt Nam nắm cổ phần chi phối. Tuy vậy hiện tại các công ty trong tập đoàn là những đơn vị kinh doanh cạnh tranh lẫn nhau về khách hàng cũng như nguồn lực. Ngoài nhũng công ty đóng tàu trong nươc thì những công ty đóng tàu quốc tế cũng là những đối thủ cạnh tranh của công ty. Nhưng nói chung các đối thủ nước ngoài này cạnh tranh trực tiếp với tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Còn đối thủ chính vấn là các công ty trong tập đoàn. Trong tập đoàn thì số lượng các công ty đóng tàu là khá lớn như vậy công ty luôn lấy chất lượng là hàng đầu, gây dựng được uy tín từ những ngày đầu thành lập. Khả năng thương lượng của nhà cung cấp. Nhà cung cấp của công ty chủ yếu là vật tư phục vụ cho công nghiệp đóng tàu trong công ty. Từ nhiều năm qua công ty đã thiết lập được mạng lưới những nhà cung cấp truyền thống, với nhiều tổ chức kinh tế trong các tỉnh lân cận và một số công ty thân thiết trong tập đoàn chính vì vậy việc cung cấp những yếu tố đầu vào trôi chảy và ổn định, luôn có vật liệu trong kho dự trữ. Các công ty cung cấp các vật liệu như thép cây, thép tấm, sơn, dụng cụ hàn, các thiết bị công nghiệp hàn, các thiết bị trên tàu…Như tập đoàn Hòa Phát, thép Việt Ý, công ty Phà Rừng…Công ty luôn tìm tòi những nhà cung cấp uy tín về chất lượng giá cả. Công ty còn có quan hệ thân thiết với một số công ty trong tập đoàn chính vì vậy tìm được những nguồn hàng giá cả hợp lý, các công ty này hỗ trợ lẫn nhau về vật liệu đóng tàu. Công ty cũng thường xuyên mua công nghệ từ nước ngoài từ Đức và Nhật bản. Tuy giá cả có phần cao nhưng công nghệ hiện đại và chất lượng. Khả năng thương lượng của khách hàng. Khách hàng của Hoàng Anh phần lớn là khách hàng truyền thống họ là những khách hàng quen thuộc của công ty, làm theo những đơn đặt hàng, có được nhiều đơn hàng như những năm qua là do quy mô của công ty tương đối lớn chất lượng đảm bảo, đóng được nhiều loại tàu lớn nhỏ, nhiều kiểu dáng sử dụng các công nghệ hiện đại, có rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước đến với công ty. Chủ yếu là khách hàng các loại tàu vận tải cỡ trung, một số cỡ lớn. Do môi trường kinh doanh của công ty có khá nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này, nên chất lượng và giá cả rất quan trọng đối với việc thu hút và giữ khách hàng chính vì vậy ban lãnh đạo công ty luôn chú ý tới điều này. Mối đe dọa từ nhũng sản phẩm, dịch vụ hàng hóa thay thế. Vân tải biển là một loại hình giao thông quan trọng, chính vì vậy các công ty vận tải, chủ tàu luôn tìm cách khai thác tối đa. Đóng tàu là loại hình sản xuất đặc biệt nên không có hàng hóa thay thế. Tính khốc liệt cạnh tranh giữa các đối thủ. Ngoài phải cạnh tranh với các công ty đóng tàu nước ngoài thì còn phải đứng vững ở môi trường trong nước. Các công ty nước ngoài có công nghệ hiện đại, kiểu dáng mới lạ, có uy tín trên thị trường là các đối thủ mạnh của công ty, công ty luôn tìm cách sử dụng các lợi thế của mình để giành khách hàng.Còn môi trường kinh doanh của công ty ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các công ty của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam với số lượng như sau : Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh. Môi trường cạnh tranh cũng khá gay gắt theo quy luật thị trường, tuy nhiên công ty có nhiều lợi thế về nguồn lực công nghệ, tài chính, nhân sự, vốn, uy tín chắc chắn sẽ đứng vững trên thị trường và phát triển lớn mạnh hơn nữa, nhiều khách hàng biết đến hơn nữa. 2.1.3 Kết quả đạt hoạt động của công ty trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây ngành đóng tàu nói chung làm ăn rất hiệu quả, đem lại nhiều lợi nhuận, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nước ta. Đã trở thành một ngành mũi nhọn , đóng tàu Việt Nam đang phát triển sánh vai với các nước đóng tàu uy tín trên thế giới. Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu ngang bằng với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới 60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác. Cùng với đà phát triển đó, công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh cũng đạt được nhiều thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trên toàn thể các lĩnh vực hoạt động của mình lấy công nghiệp đóng tàu là trung tâm đã đạt được nhiều thành quả, tuy nhiên Hoàng Anh còn đang đầu tư mới nhiều dự án mới nhằm mong muốn đem lại những thành công mới, hứa hẹn lợi nhuận cao và đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách nhà nước. Trong bốn năm qua công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy đã đạt được những con số về tài chính cơ bản như sau: Bảng 1: Doanh số và lợi nhuận của Công ty 2004 - 2007 STT Năm Doanh số (tỷ đồng) Lợi nhuận (tỷ đồng) Nộp Ngân sách (tỷ đồng) 01 2004 95 0,528 0,500 02 2005 199 1,236 2,200 03 2006 449 3,500 4,190 04 2007 1.060 9,000 10,360 2.2 PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY HOÀNG ANH. 2.2.1 Chiến lược phát triển . Định hướng phát triển và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành cơ cấu tổ chức của công ty. Quán triệt đường lối của Đảng, sự chỉ đạo của Tập đoàn Kinh tế Vinashin; Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh xác định định hướng và mục tiêu phát triển như sau: Định hướng phát triển. - Xây dựng và phát triển Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh thành một Tổng Công ty đa ngành và đa sở hữu (trong đó sở hữu Nhà nước chiếm cổ phần chi phối), có trình độ công nghệ tiên tiến, quản lý hiện đại đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Công ty phát triển theo hướng đa ngành, lấy đóng mới và sửa chữa tàu biển là chính, phát triển các ngành nghề khác trên nguyên tắc là ngành hỗ trợ cho ngành đóng và sửa chữa tàu biển. - Phát triển Công ty theo hướng lấy nội lực làm nòng cốt, tập trung đào tạo cán bộ công nhân kỹ thuật đóng tàu có trình độ cao bắt kịp với công nghệ hiện đại. Mục tiêu phát triển Công ty xây dựng mục tiêu trong 5 năm tới (2006-2010) là: "Phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để đầu tư đổi mới công nghệ phát triển nhanh và vững chắc các cơ sở đóng tàu, các đơn vị tư vấn thiết kế, các cơ sở đào tạo, vận tải, xây dựng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khác. Đổi mới quản lý và điều hành trong Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu trong nước cũng như quốc tế ". Để thực hiện và cụ thể hóa mục tiêu trên, nhiệm vụ kế hoạch chủ yếu của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh trong 5 năm tới là: - Về tốc độ phát triển: Nâng cao năng lực và quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty lên gấp 4 lần so với năm 2006, nhịp độ tăng trưởng hàng năm là 50%. - Về kế hoạch sản phẩm: + Đóng mới các tàu chở hàng có trọng tải tới 50.000DWT + Sửa chữa tàu có trọng tải 6.500DWT + Sản xuất thép tấm đóng tàu thông dụng + Sản xuất thép xây dựng, cấu kiện bê tông nhằm phục vụ công trình xây dựng + Sản xuất và cung cấp điện. - Về đầu tư phát triển: + Trong đóng mới và sửa chữa: Đầu tư mở rộng, nâng cấp và đầu tư mới các cơ sở sản xuất bằng công nghệ hiện đại để đóng được tầu có trọng tải tới 50.000DWT. + Khối kinh doanh thương mại: Từng bước đầu tư, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội tàu vận tải biển, vận tải sông. Xây dựng hệ thống cảng biển thành cảng biển quốc tế nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường khu vực và quốc tế. + Trong lĩnh vực sản xuất khác: Sản xuất được các loại vật tư quan trọng (kể cả thép đóng tầu) phục vụ đóng mới, sửa chữa tầu và phục vụ cho các công trình xây dựng. Thực hiện đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện nhằm bổ sung nguồn phát cho hệ thống điện quốc gia. - Về đầu tư cho nghiên cứu và phát triển: + Xây dựng trường đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ để đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. + Trong lĩnh vực tư vấn thiết kế: Tiếp tục việc đầu tư thiết bị và bổ sung, nâng cao năng lực cho lực lượng cán bộ tư vấn thiết kế. Nhận xét: Với định hướng về sự phát triển công ty trở thành công ty hoạt động đa ngành và đa sở hữu mô hình cơ cấu tổ chức của công ty hoạt động dưới sự lãnh đạo của đại hội cổ đông, thông qua hội đồng quản trị, và dưới sự điều hành của ban giám đốc công ty. Công ty hình thành nên cơ cấu với nhiều công ty thành viên là những công ty con. Có nhiều công ty con sẽ có nhiều lợi thế cho việc lựa chọn các lĩnh vực kinh doanh. Công ty xác định chiến lược lấy ngành đóng và sửa chữa tàu biển là chính, chính vì vậy sự chuyên môn hóa chức năng về kỹ thuật là rất cần thiết, công ty đã có một bộ phận chuyên môn về kỹ thuật do phó giám đốc phụ trách. 2.2.2 Quy mô công ty. Là một công ty lớn ngày 31 tháng 3 năm 2006 được đăng ký bổ sung lên 130 tỷ đồng tạo ra doanh số năm 2007 lên tới 1060 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2007 Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh là một hệ thống bao gồm các công ty thành viên, là những công ty con và công ty góp vốn như sau. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 01, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 03, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 05, Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 09, Công ty cổ phần vận tải xây dựng VINAHA, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại đông đô. Trường trung cấp công nghiệp tàu thủy IV Các dự án đang triển khai bao gồm: khách sạn VINASHIN, Đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Mỹ Trung –Nam Định. Nhận xét: Với quy mô hoạt động của công ty lớn như vậy cần có một bộ máy cơ cấu hợp lý để công ty có thể hoạt động hiệu quả, một bộ máy quản lý để công ty có thể thích nghi với môi trường và linh hoạt là rất cần thiết. Cơ cấu công ty phải bố trí hợp lý, sao cho số tầm quản lý của giám đốc là vừa phải khi mà số các đơn vị thành viên là công ty con thì nhiều. Cần phải phân chia các bộ phận trong công ty để có thể phối hợp tốt nhất các nguồn lực giữa các bộ phận. Để các dự án có thể hoàn thành giai đoạn đầu tư một cách tốt nhất, để sớm cơ thể đi vào họat động. Phân chia công việc giữa các bộ phận để khỏi bị chồng chéo, lãng phí nguồn lực, làm thế nào để có thể hoàn thành mục tiêu công ty một cách tốt nhất. 2.2.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh. Đứng trong hàng ngũ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh đã tháo gỡ được những hạn chế và khó khăn của mình. Các lợi thế về tiềm năng được phát huy, thị trường được mở rộng thêm, công nghệ được cập nhật, chất lượng sản phẩm sẽ cao hơn. Các yếu tố đó sẽ khẳng định vị thế mới của Công ty, Hoàng Anh sẽ là một đơn vị đóng mới và sửa chữa tàu có quy mô và công nghệ hiện đại, lớn mạnh về thị trường. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh là một đơn vị cổ phần do tập đoàn Tàu thủy Việt Nam nắm cổ phần chi phối. Môi trường kinh doanh của các công ty đóng tàu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là các công ty của tập đoàn tàu thủy Việt Nam với số lượng như sau : Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 7 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 4 đơn vị liên doanh. Là một công ty lớn trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu trong nước, công ty đóng được những tàu trở hàng lớn cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay công ty đang dần mở rộng sang kinh doanh với nhiều lĩnh vực hoạt động mới, như tài chính, giáo dục, kinh doanh điện, dây cáp điện, mạ cơ khí… Các lĩnh vực kinh doanh mới này là những kế hoạch chiến lược của công ty. Tuy còn khá non trẻ với các lĩnh vực này nhưng với đội ngũ lãnh đạo đầy kinh nghiệm chắc chắn Hoàng Anh sẽ thành công trong tương lai. Thể hiện một Hoàng Anh năng động đầy sáng tạo. Hoàng Anh đang đổi mới từng ngày với những dây truyền công nghệ mới nhập khẩu từ nước ngòai, ví dụ như dây truyền sản xuất dây cáp điện công nghệ Hàn quốc, máy phun, rửa bề mặt kim loại công nghệ mới nhất. Được sự hỗ trợ ưu đãi rất lớn của tập đoàn tàu thủy Việt Nam về vốn, kỹ thuật, về thị trường… Hoàng Anh trong năm 2007 là một trong mười công ty có doanh thu lớn nhất của tập đoàn tàu thủy Việt Nam. Chính vì môi trường hoạt động đầy tiềm năng như vậy, đa lĩnh vực như vậy đã tác động lên cơ cấu tổ chức của công ty phải đáp ứng nhu cầu đó. Cần phải tuyển chọn cán bộ quản lý giỏi, hiểu biết đa lĩnh vực. Một cơ cấu tổ chức với nhiều lĩnh vực hoạt động như vậy cần phải có một cơ cấu hỗn hợp. 2.2.4 Nguồn lực công ty. Nói đến nguồn lực công ty chúng ta quan tâm đến nhiều nguồn lực như : Nhân sự, tài chính, công nghệ…Tất cả những nguồn lực này có ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức, trong chuyên đề xin đi sâu vào ảnh hưởng của nguồn lực nhân sự tới cơ cấu tổ chức công ty. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động gián tiếp và trực tiếp vững mạnh, với trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm có thể khẳng định nhân lực công ty rất vững mạnh. Công ty có chủ trương tránh tình trạng bộ áy quản lý chồng chéo, cồng kềnh như nhiều doanh nghiệp khác nên cơ cấu lao động theo số lượng gọn nhẹ phù hợp, nâng cao được trình độ chuyên môn của từng cán bộ công nhân viên trong công ty, khuyến khích tinh thần học hỏi thăng tiến làm việc có trách nhiệm với công việc. Với đội ngũ công nhân viên rất lớn Hoàng Anh luôn tuyển những quản lý giỏi vào bộ máy quản lý công ty. Bảng 2: Bảng thống kê nhân lực qua đào tạo chính quy. STT Danh mục Số lượng Kinh nghiệm công tác Tổng số 345 1-5 năm 6-10 năm >10 năm I Trên đại học 2 2 Thạc sỹ kinh tế quản trị 2 2 II Đại học 238 122 78 38 1 Kỹ sư cầu, đường bộ 17 9 5 3 2 Kỹ sư xây dựng 12 6 3 3 3 Kỹ sư cơ khí 45 16 18 11 4 Kỹ sư hệ thống điện 15 10 4 1 5 Kỹ sư tàu thủy 60 30 25 5 6 Kỹ sư địa chất, trắc đạc 3 2 1 7 Cử nhân kinh tế quản trị 37 21 10 6 8 Cử nhân tài chính ,kếtoán 21 12 5 4 9 Cử nhân luật 3 3 10 Cử nhân các ngành khác 25 13 7 5 III Cao đẳng 44 33 7 4 1 Cao đẳng giao thông 4 2 2 2 Cao đẳng xây dựng 7 5 1 1 3 Cao đẳng cơ khí 3 3 4 Cao đẳng ngành điện 2 2 5 Cao đẳng địa chất, trắc địa 3 3 6 Cao đẳng kinh tế quản trị 5 3 2 7 Cao đẳng tài chính, kế toán 11 7 3 1 8 Cao đẳng tin học 2 2 9 Cao đẳng các ngành khác 7 6 1 IV Trung cấp 63 36 16 11 1 Cơ khí ôtô 5 3 2 2 Máy XD và động lực 7 3 3 1 3 Cầu, đường 6 3 1 2 4 Trung cấp điện 9 5 2 2 5 Xâydựngdân dụng&CN 2 2 6 Kinh tế vật tư 21 15 4 2 7 Kế toán, tài vụ 8 5 2 1 8 Các ngành khác 5 2 2 1 Ngoài ra công ty còn có rất nhiều lao động phổ thông, qua đào tạo không chính quy. Việc bố trí nhân sự trong cơ cấu tổ chức là hết sức quan trọng, cần bố trí nhiệm vụ cho mỗi người, đúng người, đúng việc. Sao cho phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân, liên kết sức mạnh tập thể để có thể hoàn thành tốt mục tiêu bộ phận, mục tiêu toàn công ty. Cần phải đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao tinh thần học hỏi cho công nhân viên. 2.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY HOÀNG ANH. 2.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh. Sơ đồ 10: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Tổ chức đảng đoàn thể Giám đốc công ty Phó giám đốc Kỹ thuật – đầu tư Phó giám đốc kinh tế- kế hoạch Phó giám đốc nội chính Phòng Quy hoạch GP MB Phòng Kế hoạch đầu tư Phòng Kỹ thuật xây dựng Phòng Quản lý thi công hạ tầng XD Phòng Kinh doanh Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổng hợp Phòng Tổ chức hành chính Văn phòng đại diện Công ty Vinaha Các ban quản lý dự án Công ty Hoàng Anh 01 Công ty Hoàng Anh 03 Công ty Hoàng Anh 05 Công ty Hoàng Anh 07 Công ty Hoàng Anh 09 Trường trung cấp tàu thủy Thương mại Đông Đô khách sạn VINASHIN Nhà máy đóng tàu Thịnh Long Khu công nghiệp Mỹ Trung –Nam Định 2.3.2 Phân tích chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh là một công ty lớn, nên việc xem xét cơ cấu tổ chức xét ở góc độ bộ máy quản lý quan trọng nhất của công ty, không xét đến bộ máy quản lý của các công ty, đơn vị thành viên. Hay cũng không đi sâu vào phân tích vào từng phòng ban chức năng. 2.3.2.1 Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) ĐHCĐ là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định mọi công việc của Công ty. 1. ĐHCĐ thành lập: Là đại hội đầu tiên do người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh triệu tập và chuẩn bị nội dung chương trình đại hội. Đại hội hợp lệ khi ít nhất số cổ đông tham gia chiếm 3/4 vốn điều lệ * Đại hội thành lập có nhiệm vụ: - Xác định các thủ tục thành lập Công ty. - Kiểm tra tư cách cổ đông - Thảo luận thông qua điều lệ Công ty. - Bầu hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, quyết định tổ chức bộ máy quản lý Công ty. 2. Đại hội hàng năm: ĐHCĐ hàng năm họp một lần vào quý I do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập và chuẩn bị nội dung. Đại hội phải có số cổ đông tham gia đại diện cho ít nhất 2/3 vốn điều lệ. 3. Đại hội bất thường: Được triệu tập theo yêu cầu: - Chủ tịch HĐQT triệu tập - Nhóm cổ đông đại diện cho 1/4 vốn điền lệ. - Trưởng ban kiểm soát. 4. Triệu tập đại hội - ĐHCĐ hàng năm do chủ tịch HĐQT triệu tập phải được thông báo đến các cổ đông trước 15 ngày. - ĐHCĐ bất thường do chủ tịch HĐQT triệu tập và được thông báo đến các cổ đông trước 10 ngày 2.3.2.2 Ban kiểm soát - Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi miễn. Số lượng thành viên là 03 người, trong đó có trưởng ban kiểm soát. Phải có ít nhất 01 người am hiểu về tài chính kế toán, nghiệp vụ kinh doanh, tận tuỵ, trung thực, công tâm, trung thành với đơn vị. Phải là cổ đông nhưng không phải là thành viên HĐQT, Giám đốc, P. giám đốc. Không phải là vợ, chồng, con cháu, anh em ruột của thành viên HĐQT. - Nhiệm kỳ hoạt động của Ban kiểm soát là 03 năm. 1. Nhiệm vụ của ban kiểm soát: - Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính, giám sát hoạt động của HĐQT, Giám đốc, các cán bộ chức danh trong việc chấp hành điều lệ của công ty và nghị quyết của đại hội cổ đông. - Giám sát việc thanh lý tài sản, hoàn trả vốn cho cổ đông. - Báo cáo trước đại hội cổ đông về công tác kiểm soát - Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc đại hội đồng cổ đông các biện pháp sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty. 2. Quyền hạn: - Được tham gia hội nghị, hội thảo tại các phiên họp của HĐQT. - Trung thực khi thi hành nhiệm vụ. - Chịu trách nhiệm trước cổ đông về những thiệt hại do mình gây ra. - Bị từ, bãi nhiệm trước thời hạn do, bị cấm bởi toà án, pháp luật, tự ý bỏ nhiệm sở, mất trí. 2.3.2.3 Hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị : 03 người Hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông bầu ra là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty. - HĐQT có 03 người do ĐHCĐ bầu ra. A, Quyền hạn: - Có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi Công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ Công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty. - Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, giám sát hoạt động và mức lương của Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận. - Phải bồi thường vật chất về những thiệt hại do quyết định sai pháp luật, điều lệ Công ty, nghị quyết hội đồng cổ đông. - Xem xét việc thừa kế, chuyển nhượng các loại cổ phiếu - Nghe báo cáo của Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh. B, Trách nhiệm: - Thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ được giao - Trung thành với mục tiêu của Công ty - Được hưởng lương và phụ cấp theo kết quả sản xuất kinh doanh, được trang bị phương tiện cần thiết để phục vụ cho hoạt động. 2.3.2.4 Tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị xã hội: 1. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong Công ty theo hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng cộng sản Việt Nam. 2. Tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong Công ty hoạt động theo hiến pháp và pháp luật. 3. Hội đồng quản trị và Giám đốc Công ty có trách nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đảng, các tổ chức chính trị xã hội khác hoạt động có kết quả, làm tăng sức mạnh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3.2.5 Giám đốc và bộ máy A. Giám đốc. Giám đốc Công ty do hội đồng quản trị lựa chọn hoặc thuê, chủ tịch HĐQT Công ty đề nghị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Ông: Nguyễn Văn Tuyên là Giám đốc điều hành, người đại diện trước pháp luật của Công ty Chức năng và nhiệm vụ của Giám đốc: - Là người được HĐQT uỷ quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty theo pháp luật và điều lệ Công ty, nghị quyết đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị. - Là người đại diện hợp pháp của Công ty. Chịu trách nhiệm trước HĐQT về các giao dịch, quan hệ điều hành. - Có nhiệm vụ trình HĐQT các phương án: + Kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Kế hoạch tài chính, sử dụng và huy động vốn. + Dự kiến sử dụng và trích lập các quỹ. + Quy chế tuyển dụng lao động, chế độ lương, thưởng và các chế độ khác. + Nội quy kỷ luật lao động và quy chế điều hành. Quyền hạn và trách nhiệm: - Ký các văn bản, hợp đồng kinh tế, chứng từ phù hợp với pháp luật và điều lệ của Công ty. - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày của Công ty mà không cần có quyết định của Hội đồng quản trị. - Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc sử lý lỗ trong kinh doanh. - Lựa chọn, đề nghị Chủ tịch HĐQT Tập đoàn bầu, bãi nhiệm Phó giám đốc, Kế toán trưởng. - Ra quyết định, bổ, bãi nhiệm các Trưởng phòng, trưởng các bộ phận. - Ký kết thoả ước lao động, hợp đồng lao động, tuyển dụng lao động, xếp lương, nâng lương, kỷ luật lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật. - Chịu trách nhiệm trước HĐQT về những sai phạm gây tổn thất cho Công ty. B. Các Phó giám đốc. Trợ giúp cho Giám đốc có 03 Phó giám đốc, do Giám đốc đề nghị, chủ tịch HĐQT Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam ra quyết định. Phó giám đốc kỹ thuật đầu tư. Phụ trách bốn phòng chức năng đó là. Phòng quy hoạch GP MP, phòng kế hoạch đầu tư, phòng kỹ thuật xây dựng và phòng quản lý thi công hạ tầng xây dựng. Phụ trách về kỹ thuật chung các dự án,của toàn công ty, xem xét về công nghệ đang sử dụng và đổi mới, thay thế công nghệ. Phó giám đốc kinh tế kế hoạch. Phụ trách quản lý phòng kinh doanh và phòng tài chính kế toán. Phụ trách quản lý và báo cáo lên giám đốc về hoạt động kinh doanh về tài chính công ty, tài chính các dự án…một cách thường xuyên. Lập và đề xuất các kế hoạch hoạt động các kế hoạch dự án…Đồng thời điều phối hoạt động kinh doanh của công ty. Phó giám đốc nội chính. Có nhiêm vụ quản lý hoạt động của Phòng tổng hợp và phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm và báo cáo trước giám đốc. Phó Giám đốc nội chính được Giám đốc phân công chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn công ty, quản trị và xây dựng cơ bản; văn thư hành chính; thực hiện chế độ chính sách , tiền lương và công tác đời sống cho nhân viên; công tác bảo vệ nội bộ và an ninh quốc phòng tại địa phương nơi công ty đóng trụ sở; tổ chức thanh tra; tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống, an ninh, nội bộ thường kỳ cho Giám đốc. 2.3.2.6 Văn phòng đại diện, Các đơn vị thành viên và các dự án đang thực hiện A, Văn phòng đại diện Hà Nội : Có nhiệm vụ đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch với khách hàng tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, thực hiện các nhiệm vụ mà giám đốc điều hành giao cho. B,Các thành viên. Tính đến cuối năm 2007 Công ty CP Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh là một hệ thống bao gồm các công ty thành viên, là công ty con và công ty góp vốn như sau. Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 01, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 03, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 05, Công ty cổ phần Công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh 09, Công ty cổ phần vận tải xây dựng VINAHA, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và thương mại đông đô. Trường trung cấp công nghiệp tàu thủy IV C,Các dự án đang triển khai bao gồm: khách sạn VINASHIN, Đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Thịnh Long. Đầu tư xây dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20137.doc
Tài liệu liên quan