MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC 2
1.1. Những khái niệm cơ bản về đào tạo và phát triển NNL 2
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 2
1.1.2. Khái niệm Đào tạo nguồn nhân lực 2
1.1.3. Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực 2
1.1.4. Mục tiêu và vai trò của đào tạo vào phát triển nguồn nhân lực 3
1.1.5. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức 7
1.2.1. Các nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài doanh nghiệp 7
1.2.2. Các nhân tố thuộc về bên trong tổ chức 8
1.3. Trình tự xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 9
1.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 9
1.3.2. Xác định mục tiêu đào tạo 11
1.3.3. Xác định đối tượng đào tạo 11
1.3.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo 11
1.3.5. Dự tính chi phí đào tạo 12
1.3.6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên 13
1.3.7. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo 13
1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL trong tổ chức 14
1.4.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL trong tổ chức nói chung 14
1.4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 16
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NNL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ 17
2.1. Một số đặc điểm cơ bản của Công ty có ảnh hưởng tới công tác đào tạo và phát triển NNL 17
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 17
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty 22
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ 27
2.1.4. Quy trình công nghệ sản phẩm 31
2.1.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực 32
2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 35
2.2. Phân tích thực trạng và kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 36
2.2.1. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty 36
2.2.2. Kết quả đào tạo và phát triển NNL của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009 40
2.2.3. Kết quả thu được sau khóa đào tạo 48
2.2.4. Đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 49
2.2.5. Đánh giá chung về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 51
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ SƠN HÀ 53
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tới 53
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển NNL tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà 55
3.2.1. Mở rộng nội dung chương trình đào tạo 55
3.2.2. Hoàn thiện hơn chế độ khuyến khích vật chất, tinh thần cho người lao động và giáo viên hướng dẫn trong quá trình đào tạo 58
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 59
3.2.4. Xây dựng chính sách sử dụng lao động sau đào tạo 59
3.2.5. Xây dựng và hoàn thiện công tác phân tích công việc 60
KẾT LUẬN 62
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng Điều lệ và Quy chế quản trị của Công ty. Tổng Giám đốc là người đại diện trước pháp luật của Công ty.
Các phòng ban chức năng:
Ban Kiểm toán nội bộ:
+ Kiểm soát toàn bộ các hoạt động của các bộ phận, phòng ban, các đơn vị trực thuộc trong Công ty tuân thủ theo các Quy chế, quy định hoạt động nội bộ và theo các quy định của pháp luật.
+ Giám sát, đánh giá tính tuân thủ theo hệ thống của toàn bộ Công ty.
Ngành hàng gia dụng:
Có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng gia dụng bao gồm: bồn nước, chậu rửa, thiết bị nhà bếp, máy nước nóng năng lượng mặt trời (Thái dương năng).
Ngành hàng công nghiệp:
Có trách nhiệm quản lý và kinh doanh các sản phẩm trong ngành hàng công nghiệp bao gồm các sản phẩm: Ống thép Inox trang trí, công nghiệp, thép cuộn cán nguội, cán nóng, thép góc, thép hình.
Phòng Marketing & PR:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong lĩnh vực tiếp thị sản phẩm và phát triển thị trường.
- Duy trì và phát triển hình ảnh thương hiệu trên thị trường.
- Phân tích đánh giá hiện trạng, triển vọng quan hệ cung cầu sản phẩm trên thị trường, xu thế giá cả trong và ngoài nước.
- Điều tra nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin thị hiếu khách hàng và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh, từ đó tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như phát triển thị trường.
Phòng Logistic:
Có nhiệm vụ quản lý hệ thống kho hàng, vận chuyển hàng hóa, lắp đặt, bảo hành và chăm sóc khách hàng. Có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý mọi thông tin liên quan đến yêu cầu của khách hàng, tư vấn dịch vụ trực tiếp. Việc chăm sóc khách hàng được xây dựng và thực hiện theo một quy trình chuẩn, bao gồm đầy đủ các thủ tục và chính sách nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng.
Phòng Hành chính – Nhân sự:
- Tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển Công ty.
- Quản lý hồ sơ lý lịch CBCNV toàn Công ty, giải quyết các thủ tục và chế độ tuyển dụng, thôi việc, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, hưu trí.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho CBCNV, bảo hộ lao động.
- Quản lý lao động, tiền lương CBCNV, xây dựng các định mức lao động, đơn giá tiền lương.
- Quản lý công văn đi, đến, sổ sách hành chính và con dấu.
Phòng Tài chính - Kế toán:
- Quản lý công tác tài chính kế toán tại Công ty theo Luật kế toán và các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước về lĩnh vực tài chính kế toán.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của Công ty.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo qui định của pháp luật.
Phòng Kế toán quản trị:
Xử lý các dữ liệu từ phòng Tài chính kế toán, nghiên cứu và đánh giá tình hình hoạt động của Công ty dựa trên các số liệu Tài chính – Kế toán; Cùng các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong việc ký kết các hợp đồng kinh tế.
Phòng kỹ thuật cơ điện:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, điện, điện tử, động lực... (gọi tắt là lĩnh vực cơ điện) của Công ty.
- Quản lý duy tu, bảo dưỡng các dây chuyền máy móc, thiết bị, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị cơ khí của Công ty vận hành an toàn, hiệu quả.
Ban An toàn lao động & Phòng cháy chữa cháy:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về nội quy lao động, đảm bảo an toàn trong quá trình lao động.
- Kiểm tra việc tuân thủ nội quy an toàn lao động của CBCNV trong quá trình sản xuất, vận hành máy móc.
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về nội quy Phòng cháy chữa cháy, đảm bảo công tác Phòng cháy chữa cháy tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn cho CBCNV về các nguyên tắc đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ.
Các phân xưởng sản xuất:
- Tổ chức, quản lý phân công lao động, điều hành sản xuất; quản lý các phân xưởng nhằm hoàn thành các kế hoạch được Ban Tổng Giám đốc công ty giao đúng kế hoạch, đúng số lượng, đảm bảo chất lượng.
- Tiếp nhận các đơn hàng từ Công ty, tổ chức điều hành sản xuất.
- Tiếp nhận và quản lý các nguyên vật liệu phục vụ kế hoạch sản xuất của nhà máy.
- Phân công bố trí lao động theo quy trình sản xuất.
- Tổ chức các lĩnh vực phục vụ và phụ trợ sản xuất.
- Trực tiếp khai thác năng lực máy móc thiết bị trong nhà máy nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
- Tổ chức quản lý kho tàng liên quan.
Phòng Vật tư Xuất nhập khẩu:
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về kế hoạch nhập nguyên vật liệu đầu vào, đảm bảo cung ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Trực tiếp triển khai kế hoạch cung ứng vật tư nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất và cung ứng hàng hoá phục vụ kinh doanh.
- Giám sát việc sử dụng nguyên vật liệu tại các đơn vị trong hệ thống.
- Điều phối nguyên vật liệu, hàng hoá giữa các chi nhánh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Tổng Giám đốc yêu cầu.
Phòng công nghệ thông tin:
- Tư vấn cho Ban Tổng Giám đốc triển khai sử dụng các máy móc, phần mềm trong lĩnh vực tin học.
- Phụ trách hệ thống tin học trong toàn Công ty.
- Thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin.
Ta có thể thấy cơ cấu tổ chức của Công ty gồm nhiều tầng cấp, nhiều bộ phận. Mà mỗi bộ phận lại yêu cầu kiến thức, kỹ năng, tay nghề khác nhau. Do đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết đối với Công ty. Chỉ có đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thì người lao động mới có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công việc.
2.1.3. Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ
2.1.3.1. Sản phẩm
Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm làm từ thép không gỉ (Inox) với sản phẩm chính gồm: Bồn nước Inox, chậu rửa Inox, thép cuộn cán nguội, ống thép không gỉ, các thiết bị nhà bếp.
Sản phẩm tiêu dùng: dao kéo, chậu rửa, lồng máy giặt, lưỡi dao cạo…
Kiến trúc và xây dựng dân dụng: lan can, ống thép trang trí…
Giao thông: hệ thống xả khí thải, thùng chứa chuyên trở hoá chất…
Hoá chất, dược: bình nén, ống xử lý hoá chất…
Dầu khí: dàn khoan dầu, ống dẫn dầu, ống dẫn dưới biển…
Y tế: thiết bị phẫu thuật, thiết bị cấy ghép…
Thực phẩm: thiết bị chế biến lương thực, thực phẩm, chưng cất rượu, bia.
Xử lý nước: thiết bị xử lý nước thải, thùng chứa nước nóng.
Thiết bị khác: lò xo, ốc vít…
Bồn nước Inox:
Bồn chứa nước Inox của Sơn Hà hiện được sản xuất bằng vật liệu SUS 304, trên dây chuyền công nghệ của Nhật Bản và hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008, giúp sản phẩm có độ cứng vững và độ bền rất cao. Sản phẩm bồn nước Inox hiện nay được sản xuất dưới 2 dạng: dạng đứng và dạng ngang, với dung tích từ 500-30.000 lít. Sản phẩm gọn nhẹ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, rất phù hợp với nhu cầu chứa nước sinh hoạt của mỗi gia đình và các công trình xây dựng lớn.
Sản phẩm bồn nước dung tích 1.000 lít và 1.500 lít là chủng loại được tiêu thụ mạnh nhất, chiếm hơn 80% số lượng bình tiêu thụ. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất bồn nước bằng nhựa, tuy nhiên sản phẩm này được sản xuất không nhiều.
Mặt hàng ống thép không gỉ:
Mặt hàng ống thép không gỉ bao gồm ống thép công nghiệp và ống thép trang trí. Ống thép không gỉ công nghiệp được dùng cho các nhà máy lọc dầu, gas, nhà máy bia, thực phẩm, dược phẩm và hệ thống ống nước cao cấp… Hiện nay Sơn Hà là nhà sản xuất ống Inox công nghiệp lớn nhất Việt Nam.
Sản phẩm ống Inox có chất lượng cao và đồng đều nhờ dây chuyền công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Ngoài ra Sơn Hà còn có các chuyên gia nước ngoài trực tiếp điều hàn và kiểm tra chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 và tiêu chuẩn PED-EU.
Ống thép không gỉ trang trí được ứng dụng trong các ngành xây dựng, dân dụng công nghiệp, thiết bị y tế, trang trí nội, ngoại thất.
Sản phẩm được sản xuất đa dạng về chủng loại: Hình tròn, hộp vuông, hộp chữ nhật… giúp thoả mãn các nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Mặt hàng chậu rửa:
Sản phẩm chậu rửa của Sơn Hà rất đa dạng về mẫu mã, chủng loại với hơn 30 dòng sản phẩm khác nhau, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của khách hàng. Sản phẩm của Công ty bao gồm các loại chậu rửa một ngăn, hai ngăn, chậu góc vuông… được thiết kế và sản xuất theo công nghệ hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ cao cũng như độ bền của sản phẩm.
Mặt hàng thiết bị nhà bếp:
Mặt hàng thiết bị nhà bếp mang nhãn hiệu Casterix được Sơn Hà nhập khẩu và phân phối ra thị trường nội địa. Hiện tại doanh nghiệp nhập khẩu bộ trọn thiết bị nhà bếp bao gồm: bếp ga, máy hút mùi, bồn rửa , máy sấy bát, vòi nước và phân phối ra thị trường Việt Nam. Nhãn hiệu thiết bị nhà bếp Casterix được định vị là bộ sản phẩm nhà bếp cao cấp với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường thiết bị nhà bếp cao cấp.
Các sản phẩm khác:
Ngoài các sản phẩm chính nói trên, các Công ty liên kết của Sơn Hà còn phát triển sản phẩm: Bình nước nóng năng lượng mặt trời (với thương hiệu Thái dương năng - do Công ty Cổ phần Năng lượng Sơn Hà sản xuất và CTCP Quốc tế Sơn Hà phân phối) và Đá dân dụng (với thương hiệu Sonhastone - do Công ty Cổ phần Minh Tân sản xuất).
Ta thấy Công ty Sơn Hà sản xuất rất nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng lại có tính chất, công dụng và cách thức sản xuất khác nhau. Do đó, để người lao động có đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật và tay nghề sản xuất được các mặt hàng đó đòi hỏi Công ty phải đầu tư lớn cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2.1.3.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Bồn chứa nước Inox, nhựa: Thương hiệu Sơn Hà đã được khẳng định về uy tín và chất lượng trên thị trường nên sản phẩm bồn chứa nước của Công ty đã chiếm được sự quan tâm và tin tưởng của đa số người tiêu dùng. Sản phẩm bồn chứa nước Inox mang thương hiệu Sơn Hà hiện chiếm khoảng 65% thị phần bồn chứa nước tại miền Bắc và khoảng 35% thị phần toàn quốc.
Chậu rửa Inox: Đây là sản phẩm mới của Công ty đưa ra thị trường. Do tính chất tiêu dùng của sản phẩm cũng khá đồng nhất với bồn chứa nước nên việc phát huy kênh phân phối cũ và tận dụng lợi thế của thương hiệu Sơn Hà là những yếu tố quan trọng giúp Công ty từng bước chiếm lĩnh được thị phần của dòng sản phẩm trên thị trường miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Hiện nay, sản phẩm chậu rửa Inox Sơn Hà được đánh giá cao về chất lượng và mẫu mã, kết hợp với mức giá sản phẩm ở mức hợp lý nên sản lượng hàng bán tăng với tốc độ cao. Thị phần của chậu rửa khoảng 47% toàn quốc, còn lại là các doanh nghiệp khác.
Ống thép không gỉ và thép cuộn: Sản phẩm có đặc thù là một nguyên liệu cho quá trình sản xuất các sản phẩm phục vụ dân dụng, công nghiệp, y tế. Kinh nghiệm quản lý sản xuất lâu năm, khả năng kỹ thuật của công nhân cộng với việc sử dụng hệ thống máy móc thiết bị sản xuất hiện đại sẽ là những thế mạnh để Công ty có khả năng thâm nhập và mở rộng thị trường của dòng sản phẩm này.
Mạng lưới phân phối của Công ty đã không ngừng được mở rộng trên khắp cả nước. Hiện nay, Sơn Hà có hơn 500 nhà phân phối và hơn 5.000 đại lý trải đều từ Lào Cai cho đến các tỉnh thành miền Nam. Công ty sử dụng chính sách tín dụng thương mại linh hoạt để hỗ trợ tài chính cho các đại lý. Tùy theo quy mô và năng lực bán hàng của từng đại lý, hàng tháng Sơn Hà đều nghiên cứu và cấp cho đại lý một hạn mức trả chậm (tín dụng thương mại), tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đại lý bán sản phẩm của Sơn Hà. Trong thời gian tới, Sơn Hà dự kiến sẽ bằng uy tín và mối quan hệ tốt của mình với các ngân hàng để phối hợp với các ngân hàng cấp tín dụng cho các đại lý, nhằm giảm bớt rủi ro thanh toán cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tránh tình trạng ứ đọng vốn lưu động ở mức khá lớn như hiện nay.
Bên cạnh đó, Sơn Hà quy định các nhà phân phối sẽ chỉ được cấp phép bán duy nhất sản phẩm của Sơn Hà và có vai trò độc quyền trong khu vực. Tại mỗi nhà phân phối, Sơn Hà đều cử 1 đại diện bán hàng khu vực để hỗ trợ nhà phân phối phát triển mạng lưới đại lý trong khu vực, đồng thời đại diện bán hàng này cũng có vai trò giám sát hoạt động của nhà phân phối.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty phân phối rộng trên khắp ba miền của tổ quốc, mỗi vùng miền lại có đặc điểm khác nhau vì thế đòi hỏi Công ty phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để người lao động có đủ trình độ, kỹ năng, kiến thức, tay nghề để sản xuất sản phẩm đáp ứng với yêu cầu của thị trường.
2.1.4. Quy trình công nghệ sản phẩm
Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất bồn INOX
Kiểm tra
- Nguyên vật liệu
- Bán thành phẩm
Hàn điểm dọc
Hàn lăn dọc thân
Lốc gân kép
Lốc gân đơn
- Nắp bồn c420
- TC-YK-KK-BL
Đầu bồn
Đột lơ vào phao
Lắp lơ
Đầu bồn
Đột lơ xả
Lắp lơ
- Nắp c300, c380
- TC-YK-KK-BL
- Cổ áo 300, 380
Hàn đầu bồn
Bồn đứng
Đột lơ phao, vào, xả
Bồn
Lắp lơ
Cắt cửa
Hàn cổ áo
Đầu bồn
Đáy bồn
Bịt c420
Hàn đáy bồn
Hàn khổ nối (nếu có)
Bồn đứng
Bồn ngang
Hàn đầu bịt
Không đạt
Đạt
Tẩy rửa-thử nước-in BH
Kiểm tra
Bao giấy - Dán chữ
Bóc chữ-dán tem
Phun sơn
Kiểm tra
Nhập kho
Không đạt
Đạt
Không đạt
Đạt
- Hiệu chỉnh
- Sửa chữa
- Loại bỏ
- Hiệu chỉnh
- Sửa chữa
- Loại bỏ
- Hiệu chỉnh
- Sửa chữa
- Loại bỏ
Qua sơ đồ trên ta thấy, để sản xuất ra một sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại đòi hỏi kiến thức, tay nghề khác nhau vì thế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là rất cần thiết đối với người lao động trong Công ty.
2.1.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực
2.1.5.1. Cơ cấu lao động theo giới
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo giới của Công ty
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Người
%
Người
%
Người
%
Nam
417
89.7
469
89.3
569
87.6
Nữ
63
10.3
56
10.5
80
12.4
Tổng
510
100
535
100
649
100
(Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số lượng lao động nam giới tăng dần qua các năm. Năm 2007, số lượng lao động nam là 417 người, chiếm 89,7%. Năm 2008, số lao động nam này tăng lên là 469 người, chiếm 89,3% còn năm 2009, con số này là 569 người, chiếm 87,6%.
Và số lượng lao động nam giới chiếm ưu thế tuyệt đối so với số lao động nữ (gấp khoảng 8 lần) . Điều này là do đặc điểm sản xuất của công ty (chủ yếu là công việc nặng nhọc) đòi hỏi công nhân là lao động nam có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn để việc sản xuất diễn ra đúng nhịp độ, đạt hiệu quả cao.
Số lượng lao động nữ của Công ty ít, chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10 %) , chủ yếu làm trong lĩnh vực văn phòng.
Đối với cơ cấu lao động theo giới của Công ty thì việc đào tạo cho lao động nam được ưu tiên hơn do lao động nam ít chịu ràng buộc bởi công việc gia đình và thời gian.
2.1.5.2. Cơ cấu lao động theo tuổi
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo tuổi của Công ty
STT
Nhóm tuổi
2007
2008
2009
Người
%
Người
%
Người
%
1
< 30
70
13.7
85
15.9
195
30.1
2
30 – 45
365
75.6
370
69.2
422
65
3
45+
75
10.7
80
14.9
32
4.9
4
Tổng
510
100
535
100
649
100
(Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự)
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, lao động của Công ty chủ yếu là ở độ tuổi 30 đến 45 tuổi. Năm 2007, số lao động ở độ tuổi này là 365 người , chiếm 75,6%. Năm 2008 là 370 người, tăng hơn năm 2007 là 5 người. Năm 2009, có 422 người ở độ tuổi này, chiếm 65% trong tổng số lao động. Có thể thấy, lực lượng lao động độ tuổi này ít biến động.
Đây là lực lượng lao động chủ chốt, có trình độ và nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong Công ty như: lãnh đạo, quản lý, trưởng phó phòng các bộ phận.
Đối tượng lao động này trong Công ty có nhu cầu được đào tạo thường xuyên, chủ yếu là đào tạo nâng cao và đào tạo nâng bậc.
Lao động nhóm tuổi dưới 30 có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2009, số lao động trong độ tuổi này tăng tuyệt đối so với năm 2007 và 2008 lần lượt là 125 và 110 lao động tương ứng với 2.78 và 2,29 lần.
Điều đó cho thấy, lực lượng lao động trong Công ty đang được trẻ hóa vì thế nhu cầu đào tạo mới là rất cần thiết.
2.1.5.3. Cơ cấu lao động theo trình độ và theo tính chất hợp đồng
Bảng 3: Cơ cấu lao động theo trình độ và theo tính chất hợp đồng
Tiêu chí
Số lượng (người)
Tỷ lệ(%)
Phân theo trình độ
649
100
Trình độ ĐH trở lên
90
13,9
Trình độ cao đẳng
39
6,01
Trình độ trung cấp
82
12,8
Trình độ sơ cấp
303
46,7
Công nhân
134
20,59
Phân theo tính chất hợp đồng lao động
649
100
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
433
66,7
Hợp đồng lao động xác định thời hạn (1 – 3 năm)
22
3,4
Hợp đồng lao động xác định thời hạn (dưới 1 năm)
194
29,9
(Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự)
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, Công ty có số lượng cán bộ, công nhân viên có trình độ trên ĐH và Cao đẳng còn thấp (19%), chủ yếu là những người làm việc trong khối văn phòng.
Trong khi lực lượng lao động có trình độ sơ cấp vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (46,7%) làm việc trong các phân xưởng, đây là lực lượng chính tạo ra sản phẩm và đem lại doanh thu cao cho Công ty.
Với trình độ của cán bộ, công nhân viên trong thời gian tới Sơn Hà cần có những kế hoạch tuyển dụng nhân lực hợp lý, bố trí đúng người đúng việc, đặc biệt chú trọng tới công tác đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Có thể thấy trình độ lao động của Cán bộ công nhân viên không chỉ ảnh hưởng tới sự hoàn thành công việc, hiệu quả hoạt động của Công ty mà đây còn là căn cứ để công ty xây dựng các bậc lương. Từ đó làm cơ sở để xây dựng khung lương khởi điểm chung cho từng chức vụ trong công ty, làm căn cứ cho việc tính lương.
2.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2007 – 2009
Bảng 4: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
% tăng/giảm
9 tháng/2009
Tổng giá trị tài sản
451.121.105.532
584.521.746.458
29,57
749.017.609.551
Doanh thu thuần
760.986.510.888
844.463.727.658
10,97
608.309.969.143
Lợi nhuận từ HĐKD
32.958.263.630
23.112.656.782
-29,87
32.992.258.767
Tiền lương bình quân
2.058.000
3.982.000
93,48
4.998.000
Tổng số lao động
510
535
4,91
649
(Nguồn: BCKT năm 2007, 2008 và BCQT 9T/ 2009 của Sơn Hà)
Trong những năm trở lại đây, Sơn Hà luôn đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng. Đặc biệt năm 2007, tổng doanh thu của Công ty tăng tới 102,8%, đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của Công ty.
Năm 2008, dù gặp nhiều khó khăn do sự biến động chung của nền kinh tế nhưng doanh thu của Sơn Hà vẫn đạt 844 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2007.
Năm 2009, dưới sự hỗ trợ của chính sách kích cầu của chính phủ cũng như những diễn biến có lợi của giá nguyên vật liệu đầu vào, chỉ trong 9 tháng đầu năm công ty đã đạt được mức lợi nhuận sau thuế hơn 25,5 tỷ đồng, tăng cao hơn năm 2007 và gấp rưỡi so với năm 2008.
2.2. Phân tích thực trạng và kết quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà
2.2.1. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty
Sơ đồ 4: Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Công ty
Kế hoạch đào tạo năm
Yêu cầu đào tạo
Xem xét
Lập kế hoạch đào tạo
Phê duyệt
Tổ chức thực hiện
Đánh giá kết quả đào tạo
Lưu hồ sơ đào tạo
* Mô tả lưu đồ quá trình đào tạo:
Kế hoạch nhu cầu đào tạo năm:
Trước ngày 20/12 hàng năm, Phụ trách đơn vị chịu trách nhiệm lập kế hoạch nhu cầu đào tạo nhân sự dự tính cho cả năm sau gửi Phòng Hành chính-Nhân sự theo biểu mẫu "Kế hoạch đào tạo năm". Phòng Hành chính-Nhân sự căn cứ vào kế hoạch của các Phụ trách đơn vị lập kế hoạch đào tạo nhân lực tổng thể cho toàn Công ty.
Trưởng phòng Hành chính-Nhân sự chịu trách nhiệm đề xuất bổ xung kế hoạch đào tạo nhân lực tổng thể cho toàn Công ty.
Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo và ngân sách đào tạo hàng năm trình Tổng giám đốc phê duyệt vào tháng 12 của năm trước.
- Yêu cầu đào tạo:
Phụ trách đơn vị căn cứ vào yêu cầu của công việc và năng lực thực tế của nhân viên để xác định nhu cầu đào tạo.
Đối với những nội dung đào tạo đơn vị tự tổ chức được thì Phụ trách đơn vị tổ chức lập chương trình đào tạo, biên soạn bài giảng và báo cáo Giám đốc Nhân sự chấp thuận cho đơn vị tự tiến hành đào tạo.
Đối với những nội dung đào tạo đơn vị không tự tổ chức được thì Phụ trách đơn vị ghi thông tin yêu cầu Công ty tổ chức đào tạo hỗ trợ vào biểu mẫu “Phiếu yêu cầu đào tạo”.
Chuyển phiếu yêu cầu đào tạo cho Phòng Hành chính-Nhân sự.
Xem xét:
Phòng Hành chính-Nhân sự xem xét và trình Giám đốc Nhân sự phê duyệt yêu cầu đào tạo của các Phụ trách đơn vị để lập kế hoạch tổ chức đào tạo.
Lập kế hoạch tổ chức đào tạo:
Phòng Hành chính-Nhân sự lập kế hoạch tổ chức đào tạo theo biểu mẫu “Kế hoạch đào tạo”.
Phê duyệt:
Giám đốc Nhân sự ký duyệt kế hoạch tổ chức đào tạo.
Tổ chức thực hiện:
Đào tạo ban đầu trước khi tuyển dụng:
Nhân viên mới được tuyển dụng trước khi được bố trí công việc phải tham gia Chương trình đào tạo ban đầu do Công ty tổ chức. Ngay sau khi kết quả phỏng vấn được phê duyệt, phụ trách đơn vị lập phiếu yêu cầu đào tạo gửi cho phòng Hành chính-Nhân sự. Phòng Hành chính-Nhân sự xem xét và trình Giám đốc Nhân sự phê duyệt.
Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm chỉ đạo Phụ trách đơn vị có nhân viên mới xây dựng Chương trình đào tạo ban đầu có thời lượng tối đa không quá 01 tháng nhằm đảm bảo nhân viên mới có đủ kiến thức tối thiểu để bắt đầu làm việc.
Các nhân viên mới được tuyển dụng trong thời gian tham gia Chương trình đào tạo ban đầu nói trên chưa được hưởng các chế độ đãi ngộ của Công ty.
Sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo ban đầu, những nhân viên mới tuyển vượt qua được kỳ thi sát hạch mới được bố trí công việc và bắt đầu được hưởng các chế độ đãi ngộ của Công ty. Những nhân viên mới tuyển không vượt qua được kỳ thi sát hạch sẽ phải tham gia lại Chương trình đào tạo ban đầu hoặc sẽ bị Công ty từ chối tuyển dụng.
Đào tạo nhân viên mới trong quá trình làm việc:
Trong quá trình làm việc, nhân viên mới tuyển tiếp tục tham gia Chương trình đào tạo cơ bản của Công ty theo mô hình vừa học-vừa làm.
Giám đốc Nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng Chương trình đào tạo cơ bản cho nhân viên mới tuyển trình Tổng giám đốc phê duyệt.
Phòng Hành chính-Nhân sự chịu trách nhiệm chuẩn bị đề thi và tổ chức sát hạch nhận thức về những nội dung đào tạo. Đề thi và kết quả sát hạch phải trình Giám đốc Nhân sự phê duyệt.
Đào tạo bổ sung và sát hạch định kỳ trong quá trình làm việc:
Trong quá trình làm việc, nhân viên có trách nhiệm tham gia các đợt sát hạch định kỳ về từng nội dung nghiệp vụ được quy định trong Chương trình đào tạo do Công ty ban hành. Khi xét thấy cần thiết phải soát xét lại kiến thức nghiệp vụ của nhân viên thuộc một hay một số nhóm nghề nhằm phục vụ cho công tác quy hoạch tài nguyên nhân sự của Công ty, Giám đốc Nhân sự có quyền quyết định tổ chức các cuộc kiểm tra, sát hạch bất thường.
Phòng Hành chính-Nhân sự chịu trách nhiệm chuẩn bị đề thi và tổ chức sát hạch lại theo định kỳ các nội dung nghiệp vụ mà Công ty đã đào tạo cho nhân viên. Đề thi và kết quả sát hạch phải trình Giám đốc Nhân sự phê duyệt.
Những nhân viên không vượt qua được kỳ sát hạch hoặc trong quá trình làm việc mắc những lỗi nghiệp vụ sẽ phải tham gia đào tạo lại, trường hợp nghiêm trọng có thể bị tạm thời đình chỉ công việc để tham gia đào tạo lại. Thời gian nhân viên bị tạm đình chỉ công việc để tham gia đào tạo lại sẽ không được hưởng các chế độ đãi ngộ của Công ty.
Đào tạo kèm cặp tại chỗ:
Phụ trách đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo kèm cặp nhân viên tại nơi làm việc, hướng dẫn, phổ biến và giám sát nhân viên và kết quả được ghi nhận vào biểu mẫu.
Đào tạo bên ngoài:
Nếu do yêu cầu công việc phải nâng cao kiến thức cho nhân viên bằng cách gửi đi đào tạo bên ngoài qua các lớp dài hay ngắn hạn, Phụ trách đơn vị có nhu cầu đào tạo phải ghi rõ nội dung đào tạo và kết quả đào tạo vào biểu mẫu.
Lưu hồ sơ đào tạo:
Bằng, chứng chỉ hoặc kết quả hiện vật thu được sau các khoá đào tạo được lưu trữ trong hồ sơ nhân sự;
Phòng Hành chính-Nhân sự chịu trách nhiệm lập và xin đầy đủ chữ ký xác nhận danh sách nhân viên đã tham gia các khóa đào tạo vào biểu mẫu và lưu trong hồ sơ đào tạo.
Phòng Hành chính-Nhân sự chịu trách nhiệm việc lưu trữ và theo dõi bằng sổ “Hồ sơ theo dõi đào tạo”.
2.2.2. Kết quả đào tạo và phát triển NNL của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2009
2.2.2.1. Quy mô đào tạo nhân sự công ty CPQT Sơn Hà giai đoạn 2007 – 2009
Bảng 5: Quy mô đào tạo nhân sự công ty CPQT Sơn Hà giai đoạn 2007 – 2009
STT
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1
Tổng số lượt lao động được đào tạo
-
579
510
426
373
731
2
Tổng thời gian đào tạo (h)
-
7237.5
5100
3761.6
3730
10065.6
3
Trung bình thời gian đào tạo / ngày (h)
10
12.5
10
8.83
10
13.77
(Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự)
Theo quy mô đào tạo nhân sự của Công ty Sơn Hà ta thấy: tổng số lao động được đào tạo là chưa cao. Năm 2007 có 579 lao động được đào tạo. Năm 2008 là 426 người và năm 2009 là 731 người được đi đào tạo.
Số lượt l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31537.doc