Công ty TNHH Tân Phát được thành lập ngày 18/9/1999 theo quyệt định số GP/TLDN của UBND thành phố Hà Nội. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là hoạt động kinh doanh thiết bị kiểm định, sửa chữa ô tô.
Đứng trước xu hướng phát triển chung củ nền kinh tế thị trường: Từ sau năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, nước ta đã trải qua thời kỳ bao cấp kéo dài. Điều đó đã kìm hãm tính chủ động và sáng tạo của các đơn vị kinh doanh. Cho đến nay cơ chế nền kinh tế đã bắt đầu và mới hình thành chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước có sự điều tiết và quản lý của nhà nước. Mọi thành phần kinh tế đều hoàn toàn bình đẳng với nhau trong cạnh tranhtrước pháp luật, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp tư nhân phải khẳng định được vị trí của mình trước sự thay đổi của nền kinh tế để tồn tại và phát triển ngày càng mạnh hơn.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán thanh toán tại công ty TNHH Tân Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53, 156, 211,…: giá thực tế hàng hoá, vật tư, TSCĐ
Có TK 3331(33312): thuế GTGT phải nộp
Có TK 3333: số thuế xuất , nhập khẩu phải nộp
Có TK 111, 112, 331,…: tổng số tiền phải thanh toán
Nếu được giảm thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 3331: số thuế được giảm trừ vào thuế phải nộp trong năm
Nợ TK 111, 112: tiền thuế được trả lại
Có TK 771: tông số tiền được giảm
Khi nộp thuế GTGT ghi:
Nợ TK 333
Số thuế đã nộp
Có TK 111, 112
Hạch toán thuế nhập
Thuế nhập khẩu đánh vào hàng, hoá vật tư, TSCĐ nhập khẩu lằm trong danh mục phải chiụ thuế nhập khẩu. Giá tính thuế nhập khẩu là giá CIF bao gồm giá mua, cước phí vận tải ngoài nước và bảo hiểm quốc tế của hàng hoá nhập khẩu. Trong trường hợp giá CIF ghi bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam giống như quy đổi giá tính thuế của hàng xuất khẩu ở trên.
Căn cứ vào chứng từ hoá đơn nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả cho người bánvà giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu theo giá đã có thuế này bằng bút toán:
Nợ TK 152, 156, 221: giá mua, chi hpí thu mua, thuế nhập khẩu
Có TK 333(chi tiết cho từng loại thuế nhập khẩu): thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 331: tổng số tiền phải thanh toán
Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.
Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế dựa trên thu nhập chịu thuế và thuế suất.
Thuế TNDN phải nộp = Tthu nhập chịu thuế suất trong kỳ ´ Tthuế suất
Trong đó:
Thu nhập Doanh thu tính Chi phí Thu nhập
chịu thuế = t huế thu nhập – hợp lý + chịu thuế
trong kì trong kì trong kì khác
Định kỳ căn cứ vào thông báo của cơ quan thuế về số thuế TNDN tạm phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 421(4212)
Số thuế TNDN tạm nộp
Có TK 333(3334)
Khi nộp thuế, căn cứ vào chứng từ nộp thuế kế toán ghi:
Nợ TK 333(3334)
Số thuế đã nộp
Có TK111, 112
Sang năm khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính trước được duyệt, xác định số thuế TNDN phải nộp. Nếu số thuế phải nộp lớn hơn số đã tạm nộp, kế toán ghi sổ phải bổ sung:
Nợ TK 421(4211)
Số thuế TNDN phải nộp thêm
Có TK 3334
Trường hợp số thuế TNDN phải nộp nhỏ hơn số đã tạm nổptong năm thì số nộp thừađược chuyển sang nộp cho năm nay, kế toán ghi:
Nợ TK 3334
Số thuế nộp thêm
Có TK 421(4211)
Hạch toán lao động, tiền lương
Các khái niệm về tiền lương.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế ngắn liền với lao động tiền tệ và sản suất hàng hoá. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩm xã hội. Mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mìnhtrong quá trình sản xuất( tái sản xuất sức lao động).
Dưới chế độ xã hội Chủ Nghĩa tiền lương là một phần thu nhập quốc dân ,biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước thống, quản lý và phân phối công bằng theo số lương và chất lượng có kế hoạch từ cấp Trung Ương đến cơ sở, không phân biệt đối tượng lao động. Cách phân phối tiền lương không phải là tiền công theo đúng giá trị của sức lao động, không ngang giá sức lao động theo quan hệ cung cầu, không ưu đãiđược người có côngvà vì thế không kích thích được sản xuất phát triển.
Trong nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà Nước, sức lao động của con ngườiđược quan niệm như một hàng hoácủa thị trường và tiền lương được hình thành trên cơ sổ thoả thuận giữa hai bên là người lao động và người sử dụng lao động trong điều kiện kinh tế thị trường.
ý nghĩa và nhiệm vụ của hạch toán lao động tiền, tiền lương
ý nghĩa của hạch toán lao động và tiền lương
Sức lao động là một trong ba yếu tố cơ bảncủa quá trình sản xuất. Nhờ tác động của lao động mà các vật tự nhiên bị biến đổi trở thành các vật phẩm có ích cho cuộc sống của con người. Trong quá trình sử dụng sức lao động, doanh nghiệp phải chia các khoản chi phí để bù đắp và tái tạo sức lao động dưới hình thức tiền lương. Khoản chi phí này được tính vào giá thành sản suất ra. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiềncủa chi phí nhân công mà doanh nghiếp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà họ đã cống hiếncho doanh nghiệp. Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động. Trả lương hợp lý là đòn đẩy mạnh kinh tế để kích thích người lao động làm việc tích cựcvới năng suất, chất lượng và trách nhiệm cao. Hạch toán tốt tiền lương và sử dụng lao động hợp lý là một trong những biện pháp giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Việc hạch toán tốt tiền lương sẽ góp phần tăng cường chế độ hạch toán nội bộ trong doanh nghiệp.
Nhiệm vụ của hạch toán tiền lương.
Hạch toán lao động và tiền lương trong doanh nghiệp có nhiệm vụ sau:
Tổ chức, hướng dẫn các nhân viên hạch toán tiền lương ở các bộ phận sản xuất và các phòng ban thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền.
Ghi chếp, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng, thời gian và kết quảlao động. Tính và phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Lập và phân tích các báo cáo về tình hình sử dụng lao động và tiền lươn, năng suất lao động nhằm giúp doanh nghiệp sử dụng cho lao động có hiệu quả cao.
Phân loại lao động, tiền lương
Lao động và tiền lương trong nghiệp gồm nhiều loại khác nhau. Để quản lý và hạch toán tốt lao động và tiền lương trong nghiệp cần phải phân loại chúng một cách chi tiết.
4.3.1. Phân loại lao động
Lao động trong doanh nghiệp được phân loại dựa trên các căn cứ khác nhau. Dưới góc độ của hạch toán kế toán, lao động được phân loại dựa theo các căn cứ sau:
Theo nhiệm vụ vủa người lao động
Trong các doanh nghiệp công nghiệp thường có các loại lao động sau:
Công nhân chính: là những người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị để sản xuất ra sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất chính. Tiền lương của số công nhân này được hạch toán vào tiền lương trực tiếp(TK 622 – nhân công trực tiếp)
Công nhân phụ: là những người phục vụ cho sản xuất ở các phân xưởng sản xuất chính hoặc công nhân sản xuất ở các bộ phận sản xuất phụ hoặc phục vụ sản xuất. Tiền lương của số công nhân nàyđược hạch toán và phân bổ vào chi phí của bộ phận sử dụng lao động(TK 627 – chi phí sản xuất chung).
Thợ học nghề: học kỹ thuật sản xuất dưới sự hướng dần của công nhân lành nghề. Tiền lương của họ được tính và phân bổtheo công việc mà học thực hiện hoặc tính vào chi phí chung của doanh nghiệp như tài khoản chi phí đào tạo công nhân.
Nhân viên quản lý, kỹ thuật: là những người làm các công việc quản lý hoặc hướng đẫn và kiểm tra kỹ thuậ, nghiệp vụ ở các phân xưởng, bộ phận trong doanh nghiệp.
Theo mối quan hệ sản xuất
Lao động trực tiếp: là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, dịch vụ.
Lao động gián tiếp: là những người làm các công việc quản ký, tổ chức chỉ đạo sản xuất hoặc hướng dẫn kỹ thuật,…
Các cách phân loại này phục vụ cho việc phân tích cơ cấu hoạt động để có biện pháp sử dụng lao động hợp ký.
4.3.2. phân loại tiền lương
Theo tính chất lương. Tiền lương trả cho người lao động gồm:
Lương chính: trả cho CNV trong thời gian làm việc thực tế làm công việc chính.
Lương phụ: trả cho CNV tronh thời gian không, làm công việc chính nhưng vẫn được hưởng lương( đi học nghề, nghỉ phép, đi họp,…).
Phụ cấp lương: trả cho CNV trong thời gian làm công việc đêm, lam thêm ngoài giờ hoặc làm trong môi trường độc hại,…
Theo đối tượng trả lương
Tiền lương trực tiếp: trả CNV trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Tiền lương chung: trả cho CNV quả lý, phục vụ sản xuất ở các phân xưởng.
Tiền lương quản lý: trả cho các CNV ở bộ phận quản lý.
Theo hình thức trả lương.
Lương thời gian
Lương thời gian trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tếcùng với công việc và trình độ thành thạocủa mỗi người lao động. Mỗi ngành thường quy định các thang lương vụ thểcho các cônng việc khác nhau. Trong doanh nghiệp sản xuấtcông nghiệp thường có các thang lương như thang lương của công nhân cơ khí, thang lương lái xe, thang lương nhân viên đánh máy,… Trong từng thang lương chia thành các bậc lương căn cứ vào trình độ thành thạo kỹ thuật, nghiệp vuj hoặc chuyên môncủa người lao đông. Mỗi bậc lương ừng với tiền lương nhất định. Tiền lương thời gian được tính trên cơ sở bậc lương của người lao độngvà thời gian làm việc của họ. Lương thòi gian được tính như sau:
Tiền lương phải trả Mức lương Số ngày thực tế lam
= ´
trả trong tháng ngày việc trong tháng
Trong đó:
Mức lương Mức lương tháng theo bậc´Hệ số các loại phụ cấp( nếu có)
ngày Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ
M ức tính theo cách trên là lương thời giangiản đơn.cách trả lương này chưa chú ý đến chất lượng của công tác người lao độnglên chưa kích thích được tính tích cực và tinh tinh thần trách nhiệm của họ. Khắc phục được nhược điểm lên trong một số doanh nghiệp áp dụng hình thức hình thức trả lương theo thời gian có thưởng. Hình thức trả lương này vẫn dược trên cách tính lương theo thời gian kếp hợp với hình thức có thưởng căn cứ vào thàh tích của người lao động trong công việc. Cách trả lương có tác dụng kích thích người lao động tiết kiệm vật tư, nêu coa tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tuy vậy, hình thức trả lương theo thời gian có nhiều nhược điểm vì nó mang tính bình quân và không kiểm soát đượchiện tượng lãn côngcủa ngườilao động. Hình thức này chỉ lên áp dụngở những doanh nghiệp chưa có đủ điều kiệnáp dụng hình thức trả lương khác.
Lương công nhật là hình thức đặc biệt của lương thời gian. Đây là tiền lương trả cho những người làm việc tạm chưa được xếp vào thang lương,bặc lương. Theo cách trả lương này người lao động làm việc ngày nào được hưởng lương ngày ấy theo mức quy định cho từng công việc. Hình thức trả lương này chỉ áp dụngvới công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.
Hình thức trả lương theo sản phẩm.
hình thức này tính lương dựa trên số lượng và chất lượng và người lao động hoàn thành.
Thực hiện hình thức trả lương theo sản phẩm trên cơ sở xác định đơn giá lương hợp lý, việc kiêmt tra, nghiệm thu sản phẩm được thực hiện chặt chẽ. Hình thức trả lương theo sản phẩm bao gồm các hình thức cụ thể sau:
Trả lương theo sản phẩm trực tiếp.
Mức lương được tính theo đơn gía cố định không phụ thuộc vào định mức số lượng sản phẩm hoàn thành.
Lượng sản phẩm = Số lượng sản phẩm ´ Đơn gíá lương
trực tiếp hoàn thành
Trả lương theo sản phẩm có thưởng, phạt.
Hình thức này trả lương theo sản phẩm trực tiếp kết hợp với thưởng nếu có thành tích tiết kiệm vật tư, nâng cao năng xuất lao động hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu người lao động làm lãng phí vật tư hoặc sản xuất ra sản phẩm với chất chất lượng kém sẽ bị phạt lương.
Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
Sử dụng để tính lương cho các công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất hoặc các nhân viên gián tiếp. Mức lương của họ được căn cứ vào kết quả sản xuất của công nhân trực tiếp.
Trả lương theo sản phẩm lũy tiến.
Mức lương trả ngoài phần tính theo lương sản phẩm trực tiếp còn có phần thưởng thêm căn cứ vào số lượng sản phẩm. Hình thức này áp dụng trong trường hợp cần đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Tiền lương của công nhân được tính như sau:
Tiền lương sản phẩm có = Lượng sản phẩm + Thưởng
thưởng của mỗi CNSX trực tiếp vượt mức
Trong đó
Lương sản phẩm = Số lượng sản phẩm ´ Đơn gía
trực tiếp hoàn thành lương
Thưởng = Tỷ lệ thường ´ Số lượng sản phẩm
vượt định mức vượt định mức của số vượt mức
+ Hình thức trả lương khoán theo khối lượng công việc
Hình thức này thường được áp dụng cho những công việc lao động giản đơn có tính chất đột xuất như vận chuyển, bốc vác,… Mức lương được xác định theo từng khối lượng công việc cụ thể
+ Tiền lương sản phẩm tập thể
Trường hợp một số công nhân cùng làm chung một công việc nhưng không hạch toán riêng được kết quả lao động của từng người thường áp dụng phương pháp trả lương này. Tiền lương của cả nhóm được tính như sau:
Tiền lương = Đơn giá ´ Khối lượng sản phẩm
của cả nhóm lương (công việc) hoàn thành
Phần II:
Thực trạng công tác hạch toán thanh toán tại công ty TNHH Tân Phát
I. Giới thiệu về công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Tân Phát.
Công ty TNHH Tân Phát được thành lập ngày 18/9/1999 theo quyệt định số GP/TLDN của UBND thành phố Hà Nội. Với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là hoạt động kinh doanh thiết bị kiểm định, sửa chữa ô tô.
Đứng trước xu hướng phát triển chung củ nền kinh tế thị trường: Từ sau năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, nước ta đã trải qua thời kỳ bao cấp kéo dài. Điều đó đã kìm hãm tính chủ động và sáng tạo của các đơn vị kinh doanh. Cho đến nay cơ chế nền kinh tế đã bắt đầu và mới hình thành chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước có sự điều tiết và quản lý của nhà nước. Mọi thành phần kinh tế đều hoàn toàn bình đẳng với nhau trong cạnh tranhtrước pháp luật, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp tư nhân phải khẳng định được vị trí của mình trước sự thay đổi của nền kinh tế để tồn tại và phát triển ngày càng mạnh hơn.
Cho đến thời điểm đầu năm 1999, hoà bình lập lại đã được 24 năm. Nền kinh tế đã có nhiều bước phát triển quan trọng và thu được nhiều thành quả lớn lao. Nhiều công ty mới được thành lập, nhiều ngành nghề kinh doanh mới ra đời. Nhiều ngành nghề cạnh tranh được với các đối thủ nước ngoài. Nền kinh tế bước vào giai đoạn cạnh tranh gay gắt.
Song song với việc đi lên của nền kinh tế đất nước là trình độ dân trí và mức thu nhập bình quân trên đầu người cũng tăng theo. Chính vì vậy mà nhu cầu của người dân cũng tăng lên rõ rệt. Từ chỗ chỉ đủ ăn, đủ mặc bây giờ người dân đã có cuộc sống ấm no hơn, dư giả hơn nên yêu cầu của cuộc sống cần phải cao hơn. Ngày xưa, người dân chỉ monh có được chiếc xe đạp để đi hàng ngàyđể không phải đi xa bằng chân bộ.
Khi xe đạp được phổ biến, nhà nhà đều có xe đạp để đi thì người ta sinh ra lại sinh ra lười đạp xe đạp. Vì thế mà nảy sinh ra nhu cầu đi xe mà không cần đạp, trước nhu cầu thiết yếu đó thì ngành kinh doanh xe máy ra đời. nhưng mong muốn của con người không bao giờ có điểm dừng. Đi xe máy người ta thấy nắngvà bụi nên họ lại mong có được chiếc xe ô tô để đỡ mệt nhọc. Quả thật nhu cầu vật chất trong đời sống con người làkhông bao giờ ngừng.
Trước xu hướng phát triển chung của thị trường thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nhu cầu về ô tô để đi lại cũng như vận chuyển tăng cao.
Nắm bắt được xu hướng phát triển chung ấy đồng thời để đáp ứng được nhu cầu thị trường Công Ty TNHH Tân Phát ra đời.
Ban đầu Công Ty được sáng lập bởi 3 thành viên:
1. Ông: Nguyễn Trung Phong
2. Ông: Nguyễn Minh Tân
3. Ông: Nguyễn Ngọc Minh
Những ngày đầu mới thành lập, trụ sở chính của Công Ty đặt tại:
37 Lạc Trung - Phường Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà Trưng - Thành Phố Hà Nội.
Vì điều kiện phải thuê địa điểm để làm trụ sở nên đến năm 2004, Công Ty chuyển trụ sở kinh doanh đến địa điểm mới:
Đoàn 384 km12 - quốc lộ 1A - thị trấn Văn Điển - Huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Ngày 15/8/2002, căn cứ vào quyết định số 15 – TB/2002. Công ty chấp thuận cho một thành viên là Ông: Nguyễn Ngọc Minh rút khỏi thành viên ban giám đốcvà rút nguồn vốn đóng góp kinh doanh ban đầu.
Tuy vậy, nhờ vào sự làm ăn có lãi của Công Ty mà số vốn của 2 thành viên còn lại ngày càng cao. Vì thế mà nguồn vốn kinh doanh của Công Ty không bị giảm đi.
Ngược lại, hai thành viên là Ông Nguyễn Minh Tân và Ông Nguyễn Trung Phong đã bổ xung thêm rất nhiều vào số vốn góp của mình nên nguồn vốn kinh doanh của Công Ty ngày càng tăng. Và ngành nghề kinh doanh ngày càng được mở rộng. Cách thức kinh doanh mỗi lúc một linh hoạt hơn.
Thời gian đầu Công Ty mới thành lập thì lực lượng tham gia lao động còn ít.
Lượng nhân viên trong Công Ty chỉ gồm 9 người.
Lượng vốn điều lệ ban đầu là 600 triệu đồng.
Doanh số mỗi năm là 5 tỷ đồng.
Nguồn cung cấp hàng còn rất hạn chế và hoạt đọng kinh doanh còn rất mới mẻ nên chưa dầy dạn trong kinh doanh.
Lượng khách hàng cũng còn rất ít vì ngành kinh doanh ô tô chưa được phát triển như bây giờ.
Phương thức kinh doanh còn chưa linh hoạt.
Quy mô kinh doanh còn nhỏ hẹp.
Sau thừi gian 5 năm, kể từ khi Công Ty mới được thành lập, đến nay Công Ty đã hoạt động rất có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Số lương nhân viên trong Công Ty đã lên đến hơn 30 người (chưa kể lượng nhân viên hoạt động không cố định, phải thường xuyên đi theo hợp đòng của Công Ty).
Vốn điều lệ ban đầu là 600 triệu đồng, sau được bổ xung lần I: 900 triệu đồng, bổ xung lần II: 1 tỷ đồng
Đến nay lượng vốn điều lệ đã lên đến 2,5 tỷ đồng.
Năm đầu doanh thu là 5 tỷ đồng bây giờ lên đền 20 tỷ đồng/ năm.
Nguồn cung cấp hàng ngày càng nhiềuvới các hãng lớn nổi tiếngthế giới như: TOYOTA, FORD, MAZDA, MERCEDES, MITSHUBISHI, BMW, DEAWOO, ISUSU, FIAT,...
Quy mô kinh doanh đã trải rộng khắp cả nước và còn mở rộng sang cả nước ngoài. Chính vì vậy mà số lượng khách hàng cũng tăng rõ rệt.
Phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng và linh hoạt hơn. Công ty cá thể bán hàng theo đơn đặt hàng lớn hay là bán lẻ cho các cá nhân. Có thểbán trực tiếp hoặc thông qua trung gian hay có thể bán hàng qua mạng truyền thông.
Ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và chủng loại hàng hoá ngày càng tăng.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công Ty TNHH Tân Phát :
Tân Phát là một trong những Công Ty hàng đầu và đầu tiên và đầu tiên ở Việt Nam chuyên kinh doanh các loại máy móc, thiết bị kiểm định và sửa chữa , lắp ráp ô tô.
Với đội ngũ cán bộ đã triển khai hoạt động rừ năm 1999 về lĩnh vực ô tô hiên đại. Công Ty cung cấp trang thiết bị cũng như tư vấn dịch vụ nhà xưởng cho các hãng xe lón ở Việt Nam như: TOYOTA, FORD, MAZDA, MERCEDES, MISHUBISHI, BMW, DEAWOO, ISUZU, FIAT, Các xưởng thuộc bộ quốc phòng, bộ công an, cục đăng kiểm, các trường đại học và đào tạo chuyên ngành ô tô và các trạm bảo dưỡng ô tô khác.
Được sự uỷ quyền của nhà sản xuất, công ty không những độc quyền cung cấp thiết bị mà Công Ty còn được nhà máy hỗ trợ đắc lực về kỹ thuật, bảo hành, bảo trì, phụ tùng thay thế. Mặt khác Công Ty càn được ưu tiên và hỗ trợ đặc biệt của nhà cung cấp về tài chính của các đơn vị đặt hàng lớn.
Lĩnh vực kinh doanh của Công Ty xoay quanh các vấn đề như:
Lập dự án đầu tư, tư vấn kỹ thuật thiết bị nhà xưởng
Cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ các thiết bị phục vụ chuyên ngành ô tô như: Thiết bị sửa chữa, lắp ráp ô tô, thiết bị phục vụ kiểm định.
Ngành nghề kinh doanh:
Qua quá trình đầu tư và phát triển quy mô kinh doanh, doanh nghiệp đã trải qua 5 lần thay đổi đăng ký ngành nghề. Mỗi một lần đăng ký là một lần tăng thêm một số ngành nghề kinh doanh mới.
Ngay từ ngày đầu mới thành lập, Công Ty tổ chức kinh doanh các ngành như:
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
Dịch vụ kỹ thuật với các thiết bị Công Ty kinh doanh
Buôn bán máy móc, thiết bị công nghiệp, thiết bị kiểm định, sửa chữa dây chuền sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, phương tiện vận tải và xây dựng.
Năm 2001, Công Ty đăng ký bổ xung thêm các ngành:
Ngày 15/08/2002, căn cứ quyết định số 15-TB/2002 Công Ty bổ xung thêm các ngành:
Tư vấn đầu tư
Sản xuất, gia công sản phẩm cơ khí.
Ngày 29/08/2003, đăng ký bổ xung thêm các ngành:
Sản xuất và sửa chữa các sản phẩm cơ khí , điện tử, tự động hoá.
Tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghiệp.
Tư vấn lập dự án đầu tư.
Đào tạo và dạy nghề: Sản xuất, sửa chữa lắp ráp ô tô, xe máy và sản phẩm cơ khí.
Ngày 27/04/2004, Công Ty đăng ký kinh doanh lại lần thứ 5. Trong đó bổ xung thêm các ngành nghề kinh doanh sau:
Khảo sát, thi công công trình thông tin liên lạc, hệ thống điện, mạng máy tính, truyền hình.
Xây dựng công trình thông tin bưu điện, công trình viễn thông.
Lắp đặt máy tính, truyền hình, hệ thống điện.
Sản phẩm chính: Cung cấp và dịch vụ kỹ thuật sau bán hàng tại thị trường Việt Nam như:
1. Thiết bị kiểm định ô tô xe máy (kiểm tra phanh – giảm chấn – trượt bên - đèn pha – khí xả - độ ồn – tốc độ).
2. Thiết bị nâng, hạ các loại cầu, nâng ô tô hai trụ – 4 trụ và di động.
3. Máy cân, bơm cao áp và thiết bị phục vụ sửa chữa động cơ.
4. Thiết bị ra vào lốp, cân bằng lốp, kiểm tra góc đặt bánh xe.
5. Phòng sơn, sấy ô tô và dây truyền sơn sấy ô tô đồng bộ.
6. Thiết bị thông rửa hệ thống turbo cung cấp nhiên liệu và nạp ga điều hoà.
7. Máy doa, máy đánh bóng xi lanh và máy mài trục khuỷu…
8. Máy rửa áp suất cao
9. Thiết bị, công cụ chuyên dùng tháo lắp sửa chữa ô tô…
10. Thiết bị thực hành, mô hình đào tạo và phần mềm chương trình chuyên phục vụ đào tạo ngành động cơ, ô tô hiện đại cho các trường dạy nghề, cao đẳng đại học …
Công Ty TNHH Tân Phát là Công Ty tư nhân, hoạt động độc lập và tự quyết định mọi vấn đề kinh doanh. Chính vì vậy mà nhiệm vụ của Công Ty cũng như nhiệm vụ củ từng thành viên trong Công Ty là làm thế nào để thu được lợi nhuận tối đa mà không vi phạm đến pháp luật. Cụ thể ta có chức năng và nhiệm của từng bộ phận như sau:
a. Ban giám đốc: Gồm giám và phó giám đốc.
- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động kinh doanh của Công Ty.
- Phó giám đốc: Chỉ huy, điều hành một số chức năng quản trị và chịu trách nhiệm cùng giám đốc về hoạt động kinh doanh của Công Ty.
b. Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ xay dưng kế hoạch kinh doanh cho từng tháng, quý, năm. Tổ chức tiếp nhận hàng về, tên cơ sở đó xây dựng kế hoạch tiêu thụ cho hợp lý.
c. Phòng kế toán
Có trách nhiệm tham mưu tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực hoạt động tài chính. Chịu trách nhiệm điều hành tài chính kế toán trong Công Ty, có trách nhiệm ghi chép, tính toán, quản lý phản ánh trung thực tình hình tài chính, hàng hoá, TSCĐ, tiền vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời phải phân tích được hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực hoạt động.
d. Phòng kỹ thuật, bảo hành:
Có nhiệm vụ triển khai thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng về mặt kỹ thuật và kiểm tra kỹ thuậtkhi hàng về nhập kho. Hỗ trợ ban giám đốc điều hành về kỹ thuật máy mócthiết bị cua Công Ty. Kiểm tra kỹ thuật công nghệ của từng mã hàng, tính toán và xác định mức khấu hao hàng hoá trong kho. Tiến hành bảo trì, bảo dưỡng những sản phẩm đang tồn khocũng như đã đi vào vận hành.
e. Bộ phận xuất nhập khẩu:
Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng từ nước ngoài về và nhập hàng từ trong nước sang các nước khác. Phụ trách mọi vấn đề xuất nhập khẩu. Lượng hàng hoá của Công Ty có đến 95% là nhập về từ nước ngoài nên đối với Công TyTNHH Tân Phát thì bộ phận xuất nhập khẩu là cực kỳ quan trọng.
d. Bộ phận kho:
Có nhiệm vụ lưu giữ hàng hoá về chờ tiêu thụ.
Bảo quản tại kho và chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi sự thiếu hụt hàng trong kho.
Mỗi bộ phận trong Công Ty có một chức năng riêng biệt. Nhưng mỗi phòng ban đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hộ trợ nhau trong việc trao đổi thông tin và số liệu kinh doanh.
3. Một số chỉ tiêu kinh tế của Công Ty trong những năm gần đây.
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1
Vốn điều lệ
1.7 tỷ đồng
2.0 tỷ đồng
2.5 tỉ đồng
2
Lao động
20 người
25 người
29 người
3
Tiền lương
1.000.000 đ/ng
1.200.000 đ/ng
1.700.000đ/ng
4
Doanh thu
8.5 tỷ đồng
15 tỷ đồng
20 tỉ đồng
5
Nộp ngấn sách nhà nước
542 triệu đồng
542 triệu đồng
810 triệu đồng
6
Lợi nhuận
750 triệu đồng
750 triệu đồng
1.000 triệu đồng
II. Tình hình hạch toán tại Công Ty TNHH Tân Phát
Công ty TNHH Tân Phát kinh doanh các ngành nghề về lĩnh vực ô tôvà dịch vụ ga ra ô tô. Nguồn hàng chủ yếu của Công Ty là nhập từ các nước Châu Âu như: Anh, Mỹ, Italya, Thuỵ Sỹ, Đức…Chính vì vậy khi nói về kế toán vốn bằng tiền tại Công Ty TNHH Tân Phát thì không thể không kể đến ngoại tệ và ngân hàng.
Vì Công Ty phải thường xuyên nhập khẩu hàng và thanh toán bằng chuyển khoản. Về phần tiền mặt thì không thể thiếu được trong các doanh nghiệp kinh doanh. Quy định của Công Ty là không giao dịch bằng vàng bạc, đá quý nên trong hạch toán không đề cập đến phần này.
áp dụng hình thức kế toán “ nhật ký chung” tại Công Ty TNHH Tân Phát ta có:
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú: Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu
II. Thực trạng hạch toán thanh toán thanh toán tại công ty TNHH Tân Phát.
Công ty TNHH Tân Phát, luôn coi trọng khâu thanh toán của mình, từ đó công ty đưa ra cho mình tình hình tài chính trong tháng, tăng cường nguồn vốn cho hoạt động tài chính của công ty. Một số hình thức thanh toán mà công ty Tân Phát đã thực hiện tốt nhiệm vụ các khoản thanh toán của mình.
Một số hình thức thanh toán của công ty.
Thanh toán với khách hàng
Khi xuất hàng giao cho khách, thủ kho lập hoá đơn chứng từ dịch vụ bán ra để làm căn cứ, tất cả các dịch vụ bán ra đã thu được một phần tiền trưốchặc chưa thu đề phản ánh trên tài khoản 131.
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh: ngày 10/5/2004 xuất kho bán cho Cty TM Nam Cường một lô hàng. Giá bán chưa thuế 71.917.600 đồng (thuế GTGT 5%) chưa thu tiền.
Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra
(Kèm theo tờ khai thuế GTGT)
Tháng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TE356.DOC