MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
1. Sự cần thiết của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu. 2
3. Đối tượng nghiên cứu. 2
4. Phương pháp nghiên cứu. 2
5. Kết cấu và nội dung 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUYẾN NÔNG 4
1.1. Một số khái niệm về khuyến nông 4
1.2. Vai trò của công tác khuyến nông. 4
1.2.1.Khuyến nông là cầu nối giữa khoa học và công nghệ với sản xuất của nông dân và thị trường. 4
1.2.2.Huy động các nguồn lực và cán bộ kỷ thuật tham gia vào phát triển nông nghiệp nông thôn. 5
1.2.3. Góp phần liên kết nông dân và thúc đẩy sự hợp tác lại với nhau. 5
1.3.Quá trình hình thành khuyến nông 6
1.3.1. Quá trình phát triển khuyến nông Thế Giới 6
1.3.2.Một số tổ chức khuyến nông trong khu vực. 6
1.3.3. Thực trạng khuyến nông ở Việt Nam 7
1.3.4. Nội dung hoạt động. 8
1.3.4.1. Thông tin và tuyên truyền. 9
1.3.4.2. Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo. 9
1.3.4.3. Xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao công nghệ. 10
1.3.4.4. Tư vấn dịch vụ khuyến nông. 13
1.3.4.5. Hợp tác quốc tế. 14
1.4. Nhu cầu về dịch vụ khuyến nông và khả năng đáp ứng của tổ chức khuyến nông. 14
1.4.1. Nhu cầu 15
1.4.2. Khả năng 17
2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của Tỉnh Nghệ An. 18
2.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Khí hậu. 19
2.2.2.1. Công tác xây dựng mô hình trình diễn 33
2.2.2.2. Công tác tập huấn và đào tạo. 46
2.2.2.3.Công tác về thông tin tuyên truyền. 56
2.2.2.4. Một số hạn chế và nguyên nhân tồn tại. 57
CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG. 61
3.1. Định hướng phát triển khuyến nông tỉnh Nghệ An. 61
3.2. Giải pháp tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ khuyến nông ở tỉnh Nghệ An. 63
3.2.1. Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông. 63
3.2.2. Củng cố phát triển tổ chức hệ thống Khuyến nông tỉnh. 63
3.2.3. Tuyển chọn KNV ở xã thôn, bản ưu tiên là nữ và là người bản địa 64
3.2.4. Về vấn đề tài chính. 65
3.2.5. Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế. 65
3.2.6. Xã hội hóa công tác khuyến nông. 66
KẾT LUẬN 67
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác khuyến nông tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lộ. mạng lưới điện , nước và hệ thống đê điều ngày một được cải tạo và
Giao thông vận tải
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thánh và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.
Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh.
Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.
Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất (và ngược lại)
Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm đầu mối giao lưu quốc tế
Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong).
Dịch vụ bưu điện
Về bưu chính - phát hành báo chí: Xây dựng, phát triển mới 11 bưu cục 3 gồm: Bưu cục đường 3-2, chợ Vinh, đại học Vinh, Nghĩa Thái, Tây Thành, Công Thành, Nghĩa An, Xuân Hoà, Nam Anh, Chợ Vạc. Toàn tỉnh có 120 bưu cục 3, 391/434 xã có báo trong ngày (90,09% tổng số xã) 100% số huyện mở dịch vụ EMS, 100% số huyện mở dịch vụ tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền nhanh. Mở thêm dịch vụ khai giá, đang nghiên cứu mở thêm các dịch vụ phát thanh nội hạt. Mạng bưu chính có 122 bưu cục (1 bưu cục tỉnh, 18 bưu cục trung tâm huyện thị, 103 bưu cục khu vực); 51 kiốt và 336 đại lý; 376 điểm bưu điện văn hoá xã; 5 tuyến/ 460 km đường thư cấp II; 119 tuyến/ 3.981 km đường thư cấp III. Có 32 đầu xe ôtô phục vụ bưu chính và phát hành báo chí.
Viễn thông - Tin học: Lắp đặt POP đạt 8 luồng cả đi, về cho dịch vụ 171. Xây lắp cáp quang đoạn Nam Đàn - Thanh Chương; Anh Sơn - Con Cuông. Đã lắp đặt và triển khai mạng điện thoại di động vùng CDMA vùng Vinh, Nghi Lộc, Cửa Lò, Nghĩa Đàn phát triển được 1.083 thuê bao, lắp đặt mạng DNN trên toàn tỉnh phát triển 26 thuê bao. Lắp đặt điểm nút Internet tại Vinh và hệ thống giao diện tổng đài 5.2
Mạng viễn thông: Có 105 tổng đài các loại đang hoạt động với tổng số 170 nghìn thuê bao, dung lượng tổng đài đạt 230 nghìn thuê bao. (Trong đó, tổng số thuê bao ở Nông thôn 103.557, thành phố, thị xã 66.443, đạt 5.7 máy / 100 dân, dự kiến năm 2005 đạt 6,2 máy/ 100 dân (MT 6 máy). Hiện nay, đang chuẩn bị lắp đặt và hoà mạng 2 host AXE và các tổng đài RLU trong dự án ODA. Toàn tỉnh có 416/456 xã, phường có máy điện thoại (92%); có 22 trạm thông tin di động Vinaphone (gồm: Cửa Lò; Nam Đàn; Kim Liên; Thanh Chương; Đô Lương; Anh Sơn; Nghi Lộc; Diễn Châu; Quỳnh Lưu; Hoàng Mai; Ngò; Nghĩa Đàn; Yên Thành và Vinh 4 Trạm); Tổng số trạm truyền dẫn là 121 trạm (71 trạm viba, 74 trạm có lắp đặt thiết bị quang cáp), tổng số chiều dài quang 722,66 km, thiết bị SDH 155: 64 đầu, SDH 622: 3 đầu. Có 2 vòng ring (Vòng 1: Vinh, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Kim Liên, Hưng Nguyên, Vinh). Vòng 2: (Diễn Châu, Diễn Ngọc ....KCN Hoàng Mai .... Diễn Châu).
Điện năng
- Nguồn điện :Tỉnh Nghệ An nhận nguồn cung cấp điện, chủ yếu từ nhà máy thuỷ điện Hoà Bình cấp điện cho trạm 220 KV Hưng Đông bằng đường dây 220 KV, dây dẫn AC-300 dài 471 km. 7 trạm 110 KV được cấp điện chính từ trạm Hưng Đông và một phần trạm Thanh Hoá. + Thuỷ điện: Hiện nay, thuỷ điện Bản Cánh huyện Kỳ Sơn công suất 300 KW/h, điện áp 0,4/ 10 KV, cấp điện cho huyện Kỳ Sơn, kết hợp với lưới điện quốc gia qua đường dây 35 KV Cửa Rào - Kỳ Sơn
- Hệ thống lưới điện :Hệ thống lưới điện chuyển tải 110 KV Nghệ An được cấp điện chính bởi 2 trạm 220 KV Hưng Đông và Thanh Hoá qua 264 km đường dây 110 KV và 7 trạm biến áp 110 KV/ 35/ 22/ 110 KV.
- Hệ thống cung cấp điện qua lưới điện trung áp 35, 10, 22 và 6 KV:
ĐDK - 35 KV: 1.106,77 km
ĐDK - 22 KV: 749,48 km
ĐDK - 6,10 KV: 1.206,75 km
- Tình hình sử dụng điện năng: Đến nay, 19/ 19 huyện, thành, thị đã sử dụng điện lưới quốc gia.Tổng số xã, phường, thị xã, thị trấn có điện là 429/ 469, đạt tỷ lệ 91,47 %. Trong đó, số xã có điện: 394/ 434; số xã chưa có điện 40/ 434. Tỷ lệ xã có điện đạt 90,78 % tổng số xã. Số hộ sử dụng điện: Tổng số hộ sử dụng điện toàn tỉnh: 598.585/ 626.999 hộ, đạt tỷ lệ 95,47 % hộ có điện trong tổng số hộ. Trong đó, hộ dân nông thôn sử dụng điện: 511.756/ 540.161 hộ, đạt tỷ lệ 94,74 % hộ có điện trong tổng số hộ dân nông thôn.
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt
Hiện tại nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và nông nghiệp nhờ hệ thống sông ngòi, hồ, đập có ở Nghệ An nhiều và lượng mưa hàng năm tương đối cao so với cả nước. Riêng nước sinh hoạt cho đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống Nhà máy nước phân bố đều trên toàn tỉnh đảm bảo. Nhà máy nước Vinh công suất 60.000 m3/ ngày đêm, hàng năm cung cấp gần 18,5 triệu m3 nước sạch cho vùng Vinh và phụ cận, đang chuẩn bị nâng công suất lên 80.000 m3/ ngày đêm. Ngoài 13 Nhà máy nước ở các thị xã và thị trấn đang hoạt động, đến năm 2007 sẽ nâng công suất Nhà máy nước Quỳnh Lưu và xây dựng thêm 5 Nhà máy nước ở các thị trấn Yên Thành, Nam Đàn, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn cùng với hệ thống nước sạch ở nông thôn đảm bảo cung cấp cho 85 – 90% số dân và 100% cơ sở sản xuất công nghiệp.
Hệ thống y tế
Hiện nay Nghệ An có 26 bệnh viện; 43 phòng khám đa khoa khu vực (trong đó có 1 trung tâm chăm sóc bà me trẻ em) và 469 trạm y tế xã, phường. Tổng số giường bệnh có 6.175 giường, trong đó bệnh viện tuyến tỉnh có 1.700 giường, tuyến huyện có 1.725 giường bệnh, phòng khám đa khoa khu vùc có 430 giường, trạm y tế xã - phường - thị trấn có 2320 giường... Tổng số cán bộ trong biên chế nhà nước đến 31/12/2003 là 6.218 người, trong đó có 1252 người có trình độ bậc bác sỹ trở lên. Hàng năm, các cơ sở y tế đã khám và điều trị cho trên 1,8 triệu lượt người, trong đó điều trị nội trú là 21,7 vạn người. Có 02 công ty đang hoạt động trong ngành dược, y tế: Công ty Cổ phần Dược phẩm và vật tư y tế; Công ty Vật tư thiết bị y tế và dược phẩm.Có 164 phòng khám tư nhân.
- Hệ thống các bệnh viện, 6 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Nhi tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc Nghệ An ,Bệnh viện Lao Nghệ An ,Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nghệ An ,Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tỉnh Nghê An
- Bệnh viện thuộc Bộ, Ngành: Bệnh viên Quân Khu 4, Bệnh viện Giao thông, Bệnh viện phong ,Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng tỉnh Nghệ An
11 trung tâm , trạm y tế thuộc tỉnh
1 bệnh viện Thành phố ( Vinh)
19 Trung tâm y tế huyện, thành, thị xã.
469 trạm y tế xã, phường, thị trấn
43 phòng khám đa khoa khu vực .
Chỉ tiêu kinh tế:
Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 1994
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
GDP trong tỉnh
Tỷ đồng
7.654
8.524
9.386
10.282
11330
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh theo giá so sánh 1994
Nguồn : Niên giám thống kê của Tỉnh Nghệ An 2007- Chi cục Thống kê tỉnh Nghệ An.
Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Công nghiệp và Xây dựng
%
23,35
25,88
28,73
29,30
26,39
Nông - Lâm - nghiệp và Thuỷ sản
%
41,01
37,95
36,92
34,41
33,09
Dịch vụ
%
35,65
36,18
34,35
36,29
37,52
Niêm giám thống kê năm 2007 tỉnh Nghệ An – Biên soạn Chi cục Thống kê Nghệ An
Bảng 2.2. : Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế
2.2.1.Khái quát sự hình thành trung tâm khuyến nông tỉnh Nghệ An.
Hoạt động khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có từ lâu, với một nền nông nghiệp nước Văn Lang và nền văn minh lúa nước. hoạt động khuyến nông trở thành hệ thống từ năm 1993. ngày 11/9/1993 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 1862/QĐ.UB thành lập trung tâm khuyến nông Nghệ An trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ cho trung tma khoa học nônng nghiệp và đổi tên thành Trung tâm khoa học và khuyến nông trực thuộc sở nông nghiệp. Ngày 20/2/1995 ,UBND tỉnh ban hành quyết định số 321/QĐ.UB về việc thành lập trung tâm khuyến lâm trên cơ sở Công ty giống lâm nghiệp. ngày 15/10/1998 UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 3771 QĐ về việc sát nhập 2 trung tâm: khuyến nông và khuyến lâm thành Trung tâm khuyến nông- khuyến lâm (KN-KL). Ngày 12/12/1994 UBND tỉnh Nghệ An ban hành quyết định số 1808 QĐ/UB về quyết định số 324 QĐ-UB-TCCQ ngày 16/01/1999 về thành lập và bổ sung chức năng nhiệm vụ của trung tâm khuyến ngư Nghệ An. Ngày 20/7/1995 UBND tỉnh ban hành quyết định số 2203/QĐ về việc thành lập Trạm khuyến nông cấp huyện bao gồm: khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư và đến năm 1998 toàn tỉnh có18/19 trạm khuyến nông huyện được thành lập trực thuộc UND huyện ( riêng Kỳ Sơn công tác khuyến nông Phòng nông nghiệp thực hiện). khuyến nông , khuyến lâm, khuyến ngư là tổ chức mới thành lập, thời gian hoạt động chưa nhiều, đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông chưa được đào tạo chuyên môn về nghiệp vụ, kinh nghiệm hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế.
Khuyến nông cấp tỉnh đã được tổ chức trên cơ sở bổ sung nhiệm vụ, chia tách, sáp nhập từ nhiều cơ quan khác nhau nên số lượng nhiều mà chuyên môn chưa đảm bảo. đó là những người hoạt động từ lĩnh vực khác không hiểu rõ vê nông nghiệp nay được bổ sung vào công tác tại một lĩnh vực mới. Chính vì vậy mà kết quả hoạt động khuyến nông trong những năm đầu còn thấp và nhiều hạn chế. Trong khi đó trạm khuyến nông của các huyện, thành thị được tách từ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Do chưa phân biệt rõ chức năng và nhiệm vụ giữa các tổ chưucs nên nhiều nội dung hoạt động trùng lặp,phương pháp,nội dung hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế và hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó đối tượng của khuyến nông là nông dân nhưng khuyến nông từ các doanh nghiệp, các câu lạc bộ, khuyến nông ngoài nhà nước còn chưa có, hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước mới có đến cấp huyện. khuyến nông cấp xã là cầu nối giữa khuyến nông nhà nước với nông dân chưa được thành lập.
Như chung ta đã biết khuyến nông được quyết định thành lập căn cứ vào nhu cầu chứ không phải tự nó xây dựng nên. Các cán bộ trong khuyến nông là những người được điều từ các bộ phận làm trong bộ và sở nông nghiệp cho nên đội ngũ có đủ số lượng nhưng năng lực còn nhiều hạn chế. Tổ chức xây dựng mô hình cà phương pháp tuyên truyền, hướng dẫn các tiến bộ kỷ thuật cho nông dân vẫn theo cách cổ truyền, nặng về chỉ đạo từ trên xuống nên hạn chế đến kết quả. Hoạt động khuyến nông mới chỉ phục vụ tập trung cho sản xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày là chủ yếu, nhiều lĩnh vực khác như khuyến quản lý , khuyến công, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm... chưa làm được nhiều, một số chưa đủ năng lực để làm.
Trung tâm khuyến nông của tỉnh với 42 người trong biên chế nhà nước được tổ chức thành 3 phòng chuyên môn chỉ mới được trang bị 2 bộ máy vi tính, 1 máy photo copy và 1 máy fax dùng cho đánh máy và in ấn tài liệu phục vụ công tác chung và 1 máy Ovevhead phục vụ cho báo cáo các đề tài khoa học để lại. Trang thiết bị cho làm việc của cán bộ còn thô sơ, máy vi tính do bộ phận đánh máy quản lý, sử dụng. Trung tâm khuyến ngư chỉ có 5 người chuyển từ sở thủy sản sang, chưa có phòng chuyên môn, được trang bị một máy tính, 1 máy poto, 1 máy fax, in ấn tài liệu. và một trạm thực nghiệm nuôi thịt tại xã Hưng Hòa TP Vinh. Các trạm khuyến nông huyện đang được thành lập là đơn vị sự nghiệp,phòng làm việc của Trạm bố trí trong UBND huyện chưa có trạm nào được trang bị máy tính.
Đội ngũ cán bộ khuyến nông chủ yếu được hình thành từ các đơn vị khác nhau ( Nông hóa thổ nhưỡng, trung tâm khoa học nông nghiệp, công ty giống lâm nghiệp....) là những người hoạt động từ cơ quan có chức năng nhiệm vụ khác nhau về làm khuyến nông nhưng chưa được tập huấn đào tạo và đào tạo lại.
Phần lớn kinh phí khuyến nông được tập trung cho xây dựng mô hình , một tỷ lệ ít trong đó thực hiện một số nội dung khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng và tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và khuyến nông để triển khai chủ trương sản xuất trong các vụ sản xuất. Do nhiều lần chia tách và sát nhập, tồn tại của lịch sử nên đội ngũ cán bộ của trung tâm khuyến nông và khuyến lâm của tỉnh có bằng cấp học từ nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Để thực hiện tinh thần chỉ thị nêu trên của ban thường vụ tỉnh ủy và Quyết định số 49/2001/ UB.NN của UBND tỉnh, trung tâm khuyến nông và khuyến lâm thực hiện tinh giảm từ 42 người xuống 25 người ( tức giảm 40,5% biên chế). Đồng thời sát nhập Trạm dược liệu Mường Lống và đổi tên thành Trạm thực nghiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp Mường Lống, Kỳ Sơn, về tổng số cán bộ công nhân viên đã có 58 người. Trong đó biên chế: 35 người, thu hút 4 người, tự trang trải 19 người. Trong đó: + thạc sỹ: 1 người, + đại học: 37 người, + trung,sơ cấp: 20 người
Kết quả về việc nâng cao trình độ hiện nay gần 100% cán bộ làm công tác khuyến nông của trung tâm khuyến nông và khuyến lâm đều là kỹ sư tốt nghiệp trường đại học đào tạo kỹ thuật chuyên ngành hệ chính quy. Trong đó có một thạc sỹ và 4 kỹ sư đang học đào tạo thạc sỹ tập trung do trường Đại học nông nghiệp I và Đại học nông lâm Huế đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo hướng chuyên sâu,đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công tác khuyến nông khyến lâm theo tinh thần nghị định số 56 CP ngày 26/04/2005 của chính phủ về công tác khuyến nông và quyết định số 960/QĐ.UBND ngày21/03/2007 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm khuyến nông khuyến lâm.
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Kỹ thuật
Phòng tổ chức – hành chính
Phòng thông tin- huấn luyện
Phòng Tổ chức – Hành chính
Phòng Kế hoạch –Tài vụ
Trạm thực nghiệm
Tổ dịch vụ vườn ươm
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của trung tâm Khuyến nông Nghệ An.
So với chỉ thị 05 Ct/TU thì tổ chức bộ máy được tổ chức theo hướng tăng cường công tác thông tin tuyên truyền- thành lập thêm phòng thông tin tuyên truyền- huấn luyện. tăng cường công tác tư vấn dịch vụ khuyến nông găn với đơn vị sự nghiệp có thu- thành lập thêm tổ dịch vụ- vườn ươm, tổ chức khảo nghiệm và đưa vào sản xuất một số giống cây ôn đớn phục vụ cho chuyển dịch cây trồng của vùng Mường Lống , Kỳ Sơn gắn với nhiệm vụ trạm thực ngiệm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương.
Về khuyến ngư: để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo tinh thần Quyết định 324 QĐ-UB-TCCQ ngày 16/01/1999 về bổ sung chức năng nhiệm vụ của trung tâm khuyến ngư. Năm 2004, trung tâm khuyến ngư được nhận đầy đủ 12 biên chế : đại học 8 người, cử nhân 3 người, trung cấp 1 người. Được tổ chức như sau: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. và có 2 phòng chuyên môn: Phòng kỹ thuật – thông tin tuyên truyền và Phòng kế hoach- tài vụ - tổ chức hành chính.
Đến năm 2002 tất cả các huyện trong tỉnh đã thành lập đủ trạm khuyến nông trực thuộc UBND huyện với 127 người, trong đó có một thạc sỹ, 110 đại học và cao đẳng, và 16 trung cấp. Bình quân một trạm huyện có 5-7 người, nhiều nhất là 12 người.
Thực hiện quyết định số 49/2001/QĐ. UB mạng lưới khuyến nông xã đã được thành lập. Đến nay, cả tỉnh có 475 xã, phường trong đó có 465 xã phường có sản xuất nông nghiệp được bố trí mỗi xã, phường một cán bộ khuyến nông. Trong đó nam: 424 người, đại học và cao đẳng có 55 người , dân tộc thiểu số có 86 người. Đội ngũ cán bộ này được lựa chọn ưu tiên trước cho những người đã có bằng cấp chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc khuyến nông. Trong tháng 2 năm 2006 và 2007 , Nghệ An là một tỉnh trong 40 tỉnh cả nước tham gia dự án nâng cao năng lực khuyến nông cơ cở với vốn vay ADB. Trong đó có tiểu hợp phần tăng cường năng lực khuyến nông cơ sở đã hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ khuyến nông xã với mức 300.000 đồng/ tháng. Nghệ An thì 1005 cán bộ khuyến nông được hưởng phục cấp từ nguồn kinh phí này.
+ khuyến nông viên xóm bản
Toàn tỉnh đã tuyên bố chọn bố trí 5.443 người làm khuyến nông viên thon bản. Đây là cầu nối cuối cùng trong quá trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chủ trương chính sách của đảng và nhà nước thông qua hệ thống khuyến nông tới người nông dân. Phụ cấp khuyến nông việc xóm bản được hỗ trợ theo tinh thần Quyết định số.
Năm năm qua, Trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã tổ chức được 261 lớp tập huấn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, xã và thôn bản với 20.701 người tham gia. Trung tâm khuyến ngư tỉnh đã tổ chức được 135 lớp tập huấn với 4.060 lượt người tham gia. Ngân sách trung ương thông qua Trung tâm khuyến nông quốc gia và tiểu phần hợp dự án nâng cao năng lực khuyến nông cấp cơ sở đã cấp cho trung tâm khuyến nông khuyến lâm tỉnh là gần 600 triệu đồng mở 12 lớp tập huấn và đào tạo giảng viên chính TOT và tiểu giảng viên chính TOFT, trong đó có 50 giảng viên TOT được trung tâm khuyên nông quốc gia cấp chứng chỉ.
2.2.2. Thực trạng công tác khuyến nông tỉnh Nghệ An.
2.2.2.1. Công tác xây dựng mô hình trình diễn
Nông nghiệp nông thôn nói chung và khuyến nông khuyến lâm nói riêng luôn được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp các ngành, của khuyến nông trung ương, ngay từ ngày đầu mới thành lập mặc dù trong điều kiện đang là một tỉnh có nguồn thu khó khăn, Ngân sách đã đầu tư cho hoạt động của công tác khuyến nông và đến nay là trên 14 tỷ đồng, bình quân mỗi năm khoảng 1,4 tỷ đồng. Ngân sách trung ương đầu tư gần 4.400 triệu đồng, bình quân một năm là 440 triệu đồng. Như chúng ta đã biết cách tiếp cận “ mô hình” là một phương pháp chuyểm giao công nghệ được ưa chuộng và hiệu quả. Chấp nhận một công nghệ mới là một quá trình phức tạp nhất là đối với nông dân Việt Nam với truyền thống sản xuất dựa vào kinh nghiệm từ xưa thì việc thay đổi là rất khó. Đồng thời người dân lại có một trình độ hạn chế nhất định . Cách tiếp cận này phải đi cùng với một chương trình tuyên truyền rộng rãi. Khi người dân được tận mắt chứng kiến kết quả mà mô hình mang lại thì mới có thể thuyết phục được họ
- Giai đoạn từ 1999-2003:
Ngân sách trung ương đầu tư 3136,34 triệu đồng, xây dựng được 28 dạng mô hình với quy mô 222,98 ha cho cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả: 323 ha cho trồng rừng và Nông lâm kết hợp ; 2.972 đầu con gia súc và 9000 con gia cầm... ngân sách của tỉnh đã đầu tư trên 8.560,6 triệu đồng cho các chương trình khuyến nông khuyến lâm trong đó cho xây dựng mô hình trên 5.205.81 triệu đồng, tổ chức xây dựng được 78 mô hình với quy mô 988.3 ha diện tích cây trồng, 8.677 con gia súc và gia cầm các loại được bố trí trên 200 điểm trình diễn bao gồm các mô hình thuộc các chương trình:
+ chương trình cây lương thực, thực phẩm và rau quả : 12 dạng mô hình với quy mô 220 ha , kinh phí 597,85 triệu đồng.
+ chương trình cây công nghiệp và cây ăn quả : 17 dạng mô hình với quy mô 262,5 ha và 1264,4 triệu đồng.
+ Chương trình chuyển cơ cấu cây trồng mùa vụ : 7 dạng mô hình với quy mô 140,755 ha và 324,83 triệu đồng.
+ Chương trình chăn nuôi thú y: 13 dạng mô hình với 8677 đầu con gia súc gia cầm, 400 đàn ong với kinh phí 669,9 triệu đồng.
+ Chương trình khuyến lâm với 10 dạng mô hình với tổng diện tích 327,5 ha và kinh phí 1530 triệu đồng.
+ Chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, các hình thức kinh tế hợp tác với 16 dạng mô hình và 838,87 triệu đồng.
- Chương trình cây lương thực, thực phẩm và chuyển đổi cây trồng mùa vụ.
Thực hiện 11 mô hình với diện tích 64 ha gồm các nội dung:
Mô hình thâm canh cây lúa hương thơm đặc biệt số 1 đạt năng suất cao chất lượng tốt; lúa lai nhị ưu 838 ; thâm canh giống mới ; giống ngô ngọt; giống đậu tương ĐT84 trên sản xuất vừng bị chết ẻo. Đây là nội dung nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ của tỉnh.
Mặc dù khó khăn khi triển khai mô hình, gặp thời tiết khô hạn nhưng nhờ bám sát chỉ đạo của cán bộ trung tâm, của trạm cùng bà con nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nên mô hình đạt kết quả tốt; mô hình lúa HT1 lãi 1,4- 1,6 triệu đồng/ ha, mô hình thâm canh cây lúa nhị ưu 838 đạt năng suất 68-70 ha tăng so với đối chứng 22- 25 tạ/ ha. Giá trị thu được trên 1 ha mô hình trồng sắn KM 94 từ 16- 20 triệu đồng/ ha tăng so với đất trồng lúa cấy cưỡng 50-55%.
- Chương trình cây công nghiệp và cây ăn quả.
Thực hiện 11 mô hình với diện tích 51,05 ha, gồm các nội dung:
Mô hình thâm canh cây lạc L14 vụ Xuân bằng công nghệ che phủ nilon lai Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ kết quả thu hoạt thực tế 130 kg / sào : lạc vụ Đông tại Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu đều cho kết quả khả quân và chắc chắn sẽ được người dân mở rộng sản xuất trong những vụ Đông tới.
Các mô hình trồng và thâm canh giống Dứa Cayen thực hiện ở Quỳnh Lưu , Nghĩa Đàn; mô hình trồng ngô ngọt bố trí tại thị xã Cửa Lò cho một mô hình có hiệu quả kinh tế, tuy nhiên cần phải đầu tư thâm canh ở mức độ cao hơn nữa mới có năng suất cao vì thời gian sinh trưởng ngắn lại thu hoạch sớm hơn các giống ngô khác ; Mô hình sản xuất rau an toàn tai thành phố Vinh triển khai thực hiện chậm hơn so với dự kiến do phải thay đổi thiết kế so với ban đầu, tuy nhiên mô hình sản xuất rau trong nhà lưới hở, hệ số vòng quay sử dụng lớn hơn bình thường 3-4 lứa /1 năm do nhà lưới hạn chế được tác hại do khí hậu như mưa, thiên tai, sâu bệnh, giảm cường độ ánh sáng và chăm sóc tốt hơn cho nên rau phát triển tốt. Mô hình trồng 3 ha chè giống LĐP1 tại huyện Quế Phong chè sinh trưởng rất tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng ; mô hình trồng cây tam thất, hồng Hàn Quốc, đào Mỹ tại Trạm thực nghiệm chuyển giao kỹ thuật Mường Lống là mô hình có tính khảo nghiệm , mặc dầu trong điều kiện thực hiện canh tác ở vùng sâu, vùng xa nhưng nhờ các biện pháp kỹ thuật được thực hiện đầy đủ cho nên cây vẫn phát triển tốt, có nhiều khả quan hiện tiếp tục được đầu tư chăm sóc, chuẩn bị cho thời kỳ ra hoa kết trái trong thời gian tới để theo dõi, mô hình chăm sóc và trồng mới cam tại Công ty ăn quả Nghĩa Đàn thực hiện quy trình nghiêm túc, đầu tư chăm sóc đầy đủ nên đã hạn chế được sâu bệnh.
- Chương trình chăn nuôi thú y.
Thực hiện 4 mô hình với 200 con bò, 200 vịt bầu Quỳ và 57 con gà ác.
Mô hình tạo giống bò thịt chất lượng cao, tỷ lệ bò phối có chửa đạt trên 90 %, mặc dầu kết quả cuối cùng của mô hình còn phụ thuộc vào kết quả sinh sản của bò có chửa nhưng đây là một mô hình đáp ứng nhu cầu nông dân và kết quả thực hiện tốt. Mô hình nhân giống vịt Bầu quỳ tại huyện Quỳ Châu, Nghệ An với hệ thống ấp trứng công suất 5000 quả/ lứa, hiện đã có sản lượng trứng đưa vào ấp tỷ lệ thành con đạt trên 90%.
Bảng tổng hợp kết quả các mô hình KNKL từ năm 1999-2003 do nguồn ngân sách của tỉnh.
TT
Chương trình- mô hình
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Quy mô
Kinh phí
Quy mô
Kinh phí
Quy mô
Kinh phí
Quy mô
Kinh phí
Quy mô
Kinh phí
I
Tổng Cộng
1500.0
1635
1593.0
1780,5
2052,16
Mô hình KNKL
Ha
813.0
981
1062.0
1133
1216,81
1
Các mô hình về cây lúa
Ha
37.0
96.0
63
140.0
30
60.0
23
50
86355
Thâm canh lúa lai
Ha
21.0
51.0
20
50.0
8
20
43330
Gieo cấy lúa bằng CN mạ nén
Ha
6.0
30.0
5
20.0
Lúa tái sinh
Ha
10.0
15.0
20
20.0
Thâm canh giống lúa chịu hạn
Ha
8
30.0
Tưới tiêu hợp lý cho lúa
Ha
10
20.0
Thâm canh lúa chất lượng cao
Ha
30
60.0
15
30
5
11075.0
Thâm canh lúa- cá - lợn
Ha
7
31950.0
2
Các mô hình về cây ngô
Ha
12
51.0
Thâm canh ngô
Ha
6
19.0
Sản xuất lúa lai S6
Ha
6
32.0
3
Các mô hình ch.đổi cơ cấu mùa vụ
Ha
23.0
100.0
12
20.0
40
56.0
45
63
20,75
85835.0
Chuyển từ 2 vụ sang 3 vụ
Ha
23.0
100.0
Chuyển đất cấy sang trồng ngô
Ha
12
20.0
40
56.0
45
63
20,75
85835.0
4
Các mô hình về rau màu, cây TP
Ha
14.0
69.0
9
45,5
Trồng dưa hấu lai
Ha
10.0
29.0
4
10.0
Rau an toàn
Ha
4.0
40.0
2
20.0
Sản xuất khoai tây vụ Đông
Ha
3
15,5
5
Thâm canh sắn
Ha
4
12488.0
6
Các mô hình về cây lạc
Ha
5.0
24.0
35
108.0
31
77.0
45
39
17
74,54
Thâm canh lạc pp phủ nilon
Ha
5.0
24.0
20
78.0
15
45.0
9
38,22
Thâm canh lạc giống mới
Ha
15
30.0
16
32.0
Thâm canh lạc vụ Đông
Ha
45
39
8
36,32
7
Các mô hình về cây mía
Ha
12.0
42.0
7
23,5
15
72.0
10
48
4
88744.0
Thâm canh mía đồi vụ xuân
Ha
12.0
42.0
Thâm canh mía giống mới
Ha
7
23,5
15
72.0
10
48
Mía công nghệ cao
Ha
4
88744.0
8
Các cây ĂQ và Cn khác
Ha
7.0
60.0
141
50.0
13
138.0
54
232
30
175124.0
Thâm canh vừng V6
Ha
10
15.0
25
37,5
8
10.0
Thâm canh cam
Ha
2,5
33.0
17
84
7
20,56
Thâm canh dứa Cayen
Ha
2
16.0
2
57
4
81408.0
Thâm canh chè
Ha
2.0
20.0
0
0.0
3
25,26
Trồng và thâm canh Cafe chè
Ha
2
22.0
10
Trồng rau giống mới
Ha
2,5
20.0
8
37896.0
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả xây dựng mô hình từ 1999- 2003.
- Chương trình lâm nghiệp.
Thực hiện 8 mô hình với diện tích 61,5 ha
Mô hình nông lâm kết hợp tại huyện Anh Sơn, Thanh Chương , Tân Kỳ, Quế Phong,... và các tổng đội thanh niên xung phong cơ bản thực hiện đầy đủ quy mô, đúng thiết kế, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật cây sinh trưởng tốt; mô hình trông cây nguyên liệu giây ở huyện Đô Lương, Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, mô hình trồng sở tại Kỳ Sơn, Tương Dương ,Quế Phong,.
- Các chương trình dự án khác
Mô hình phòng trừ rệp sáp và bệnh thối nõn gây hại trên dứa Cayeen tại xã Quỳnh Vinh – Quỳnh Lưu do chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thực hiện bước đầu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33426.doc