MỞ ĐẦU 4
Chương 1: Thực trạng quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An
I. Giới thiệu tổng quan về Điện lực Nghệ An 7
1. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An 7
1.1.Quá trình hình thành Điện lực Nghệ An 7
1.2.Về cơ cấu chức năng nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An 9
1.2.1. Cơ cấu bộ máy quản lí của Điện lực Nghệ An 9
a. Cơ cấu bộ máy quản lí của điện lực Nghệ An 9
a1. Cơ cấu chung 10
a2. Bộ phận quản lí 10
a3. Bộ phận sản xuất trực tiếp 14
b. Cơ cấu tổ chức các chi nhánh trong đơn vị 15
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Điện lực Nghệ An 17
a. Chức năng 17
b. Nhiệm vụ 17
1.2.3.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại điện lực Nghệ An 18
2. Một số đặc điểm kinh tế - kĩ thuật của điện lực Nghệ An ảnh hưởng tới hiệu quả quản lí dự án lưới điện trong ngành điện 26
2.1.1. Đặc điểm về mặt hàng 26
2.1.2. Đặc điểm về thị trường 27
2.1.3. Đặc điểm về nguồn vốn 28
2.1.4. Đặc điểm về lao động 31
3. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An 33
II. Thực trạng quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An 34
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lí dự án ngành điện 34
2.Giới thiệu về hoạt động đầu tư 36
3. Đặc điểm của các dự án 40
4. Nhân sự cho các dự án 42
5. Thực trạng quản lí dự tại Điện lực Nghệ An trong những năm qua 43
5.1. Thực trạng về công tác quản lí tiến độ dự án 43
5.1.1.Thực hiện thi công xây lắp 45
5.1.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiến độ dự án 46
5.1.3. Giám sát, kiểm tra nhà thầu trong thực hiện tiến độ thi công xây lắp 46
5.1.4. Đánh giá công tác quản lí tiến độ thực hiện dự án lưới điện 49
5.2. Thực trạng về công tác quản lí chất lượng dự án lưới điện 51
5.2.1. Lập kế hoạch chất lượng 51
5.2.2.Đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng 51
5.2.3. Đánh giá công tác quản lí chất lượng 57
5.2.4.Quản lý thanh toán chi phí đầu tư xây l
5.3. Thực trạng về công tác quả lí chi phí dự án 59
5.3.1. Về đơn giá xây lắp 59
5.3.2 Quản lí thanhh toán chi phí đầu tư xây lắp 64
5.3.3.Đánh giá công tác quản lí chi phí dự án 65
III. Đánh giá chung về công tác quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An 65
Chương II. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lí dự án
I. Phương hướng mục tiêu phát triển của điện lực Nghệ An trong những năm tới 68
1. Phương hướng 68
2. Mục tiêu trong giai đoạn 2006- 2010 70
3. Các dự án lưới điện đã và đang thực hiện năm 2009 72
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An 72
1. Các giải pháp 72
1.1.Nhóm giải pháp về con người 72
1.2.Nhóm giải pháp về công tác lập kế hoạch 76
1.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lí tiến độ dự án 80
1.4. Nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác quản lí chất lượng dự án lưới điện 83
1.5 Nhóm giải pháp về công tác hoàn thiện quản lí chi phí dự án 85
1.6 Giải pháp về đấu thầu 90
1.7. Nhóm giải pháp về tài chính 85
1.8. Nhóm một sô giải pháp khác 90
2. Một số kiến nghị 91
2.1. Đối với cơ quan nhà nước 91
2.2. Đối với điện lực Nghệ An 93
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1755 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uồn (do Tập đoàn Điện lực Việt Nam bán) và đầu ra chính là việc ghi điện tại các công tơ của các hộ tiêu thụ điện. Việc mua bán điện diễn ra đồng thời ở nhiều nơi nên rất khó khăn trong quá trình quản lý.
Bên cạnh đó là việc khách hàng sử dụng trước trả tiền sau cũng là đặc tính riêng của hoạt động kinh doanh bán điện. Sau khi khách hàng tiêu thụ một lượng điện năng nhất định thể hiện trên công tơ đo đếm điện năng thì ngành điện mới xác định được doanh thu và từ đó mới tiến hành công tác thu tiền bán điện.
+ Về phương diện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, mỗi khách hàng phải dùng công tơ đo đếm riêng. Công tơ này được niêm phong, cặp chì sau khi đã qua thí nghiệm cân chính đạt được tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Nhà nước. Với tầm quản lý rộng và hết sức khó khăn, vì thế chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng điện bán ra.
+ Điện là ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp nặng, do vậy cũng như các ngành công nghiệp nặng khác ngành điện đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Ngoài các chi phí đầu tư để xây dựng các công trình phát điện ra, còn bao gồm chi phí đầu tư để xây dựng hệ thống truyền tải (máy biến áp + cột + hệ thống dây dẫn), chi phí về công tơ điện, chi phí về nhân sự v.v…
Hiện nay, ngành điện đang phải đứng trước một thực tế là đầu tư rất lớn để phát triển lưới điện lên vùng cao, hẻo lánh phục vụ nhân dân các dân tộc ít người, biên giới, an ninh quốc phòng, hải đảo,… thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước nhưng hiệu quả kinh doanh không cao do chi phí lớn mà nguồn thu không đáng kể. Vì vậy Nhà nước cần có chính sách phù hợp để ngành điện thực hiện hai nhiệm vụ này của ngành trong thời gian sắp tới.
Nhân sự cho công tác quản lí dự án:
Về cơ cấu lao động: Lực lượng lao động là đại học, trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật đã được đào tạo, tự đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trên tổng số lao động. Xu hướng tăng tỷ lệ lao động đại học và trên đại học, lao động là công nhân kỹ thuật có trình độ cao chuyển biến tốt tạo khả năng tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả SXKD cao, phù hợp với tiến trình phát triển. Mặt khác, quản lí dự án đầu tư mạng lưới điện như chúng ta đã biết là để thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo vì vậy nhân sự cho công tác quản lí dự án cần phải có kinh nghiệm, trình độ về lĩnh vực chuyên môn
Về giới tính: Do Điện lực Nghệ An là doanh nghiệp kinh doanh điện năng - một ngành kinh doanh đặc thù nên vấn đề giới tính trong tuyển dụng cũng như trong biên chế rất quan trọng. Số CBCNV nữ chủ yếu đảm nhận những công việc nhẹ và không phải trèo cao nên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng số CBCNV của đơn vị từ 24 - 27%. Tuy nhiên số lao động nam vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trên tổng số lao động
Thực trạng quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An trong những năm vừa qua
Thực trạng về công tác quản lí tiến độ dự án lưới điện
Yếu tố thời gian có quan hệ chặt chẽ với chi phí và chất lượng của dự án. Khi thời gian thực hiện dự án càng rút ngắn sẽ góp phần làm giảm chi phí. Thời gian rút ngắn đòi hỏi phải phân bố các nguồn lực hợp lí hơn, phải sử dụng lao động trực tiếp cũng như lao động quản lí có trình độ cao để nâng cao chất lượng dự án. Vì vây, quản lí thời gian hay tiến độ dự án là cơ sở để giám sát chi phí và chất lượng dự án. Quản lí tốt mặt này sẽ góp phần quan trọng hơn trong việc hoàn thành tốt công tác quản lí dự án. Sau đây là quy trình quản lí dự án đấu tư :
Trách nhiệm
Sơ đồ quá trình thực hiện
Th«ng
b¸o.
Th«ng b¸o
Th«ng b¸o.
Kế hoạch đấu thầu
Phê duyệt kết qủa
Xét thầu
Phê duyệt
Chuẩn bị các điều kiện gọi thầu
Tổ chuyên gia
Hồ sơ mời thầu
Tiêu chuẩn xét thầu
Phê duyệt
Lập báo cáo khả thi
Phê duyệt
Phê duyệt
Lập báo cáo tiền khả thi
Tiếp nhận yêu cầu / Xác định nhu cầu/ Kế hoạch thực hiện
Th«ng
b¸o.
GĐTT
Trưởng các bộ phận
TCT
Phòng Quản lý Dự án
TCT hoặc theo phân cấp
Phòng Quản lý Dự án
TCT hoặc theo phân cấp
Phòng Quản lý Dự án
Phòng Quản lý Dự án
TCT hoặc theo
phân cấp
Tổ chuyên gia
Phòng Quản lý Dự án, Ban GĐ và bộ phận liên quan
Tổ chuyên gia
Theo dõi thực hiện dự án
Nghiệm thu, quyết toán dự án
Lập HĐ và thương thảo hợp dồng
Phê duyệt HĐ
Th«ng b¸o.
TCT
Phòng Quản lý Dự án
Phòng Quản lý Dự án, Ban GĐ và bộ phận liên quan
Thực hiện thi công xây lắp :
Lập kế hoạch thi công là giai đoạn đầu tiên trong quy trình quản lí tiến độ. Kế hoạch về tiến độ thực hiện dự án là cơ sở để đánh giá các nhà thầu dựa vào đó xây dựng bảng tiến độ chi tiết, cụ thể của từng nhóm công việc, công việc riêng biệt một cách hợp lí và phù hợp với tổng tiến độ của từng công việc.
Căn cứ vào đề án kĩ thuật được duyệt, phòng kế hoạch lập kế hoạch tiến độ thi công dự án. Sản phẩm của giai đoạn này đó là một bản kế hoạch tiến độ với hai nội dung chính :
Tổng thời gian thực hiện toàn bộ dự án
Thời gian thực hiện các hạng mục công việc chính
Tổ chức thực hiện kế hoạch tiến độ dự án
Tổ chực đấu thầu kế hoạch dự án
Căn cứ vào kế hoạc tiến độ dự án, phòng Quản lý đầu tư xây dựng tổ chức đấu thầu dự án. Tổ chuyên gia xét thầu sẽ tiến hành phân tích HSDT và xét thầu. Chỉ những nhà thầu đáp ứng được kế hoạch thực hiện trong HSMT thì mới được lựa chọn thi công dự án.
Kế hoạch tiến độ của nhà thầu được lựa chọn phải là kế hoạch tối ưu nhất trong các kế hoạch của các nhà thầu tham gia đấu thầu.
Nhà thầu được lựa chọn phải đệ trình một kế hoạch thi công trong đó chỉ ra tiến độ thực tế đạt được cho mỗi hạng mục và ảnh hưởng đối với thời gian của các công việc còn lại, kể cả các thay đổi về trình tự các hạng mục. Kế hoạch đó cộng với sơ đồ tổ chức hiện trường ( bố trí nhân lực) cần phải được thuyết minh một cách chi tiết.
Bố trí cán bộ điện lực tham gia quản lí tiến độ
Trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ dự án có ảnh hưởng lớn tới việc thi công công trình
Với các dự án lớn, độ phức tạp cao đòi hỏi cán bộ dự án phải có năng lực chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chủ đầu tư và nhà thầu trong việc đảm bảo tiến độ thi công.
Khi xảy ra sự cố hay sự sai lệch phải có sự thống nhất để điều chỉnh kế hoạch tiến độ kịp thời.
Giám sát, kiểm tra nhà thầu trong thực hiện tiến độ thực hiện thi công xây lắp
Bàn giao mặt bằng :
Công tác giải phóng mặt bằng bao gồm :
+ Giải phóng mặt bằng thi công như đào móng, dựng cột và kéo dây.
+ Giải phóng mặt bằng vận chuyển nguyên vật liệu tới vị trí thi công công trình
+ Giải phóng mặt bằng làm kho tập kết nguyên vật liệu.
Trong quá trình lập đề án các đơn vị tư vấn sẽ bố trí tuyến đường dây, vị trí đặt biến áp hợp lí nhất để hạn chế thấp nhất việc thiệt hại hoa màu, tài sản nhân dân, tài sản tập thể.
Với địa bàn phức tạp nhiều đồi núi, đông dân cư, nhiều ngõ ngách, nhận thức của người dân về vấn đề giả phóng mặt bằng cũng bao gồm nhiều mức độ khác nhau, giải phóng mặt bằng là một công việc khó khăn cần nhiều thời gian giả quyêt, giải phóng mặt bằng là vấn đề được quan tâm đúng mức trong thực hiện dự án
Với các công trình xây dựng mới ở khu vực thành phố Vinh, khu công nghiệp, khu đô thị mới, việc giải phóng mặt bằng được tiến hành khá thuận lợi vì khu vực này có ít liên quan tới các hộ gia đình định cư lâu năm trên địa bàn. Do vậy, thời gian bàn giao mặt bằng sẽ không tốn nhiều thời gian, các công trình xây dựng đã nằm trong quy hoạch thì tiến độ dự án trong địa bàn này ít có ảnh hưởng do việc giải phóng mặt bằng
Còn đối với các dự án cải tạo, nâng cấp hay xây dựng mới trong các khu dân cư, các quy nông nghiệp nông thôn ở đây dân cư đã định cư lâu năm nên việc giải phóng mặt bằng gặp tương đối nhiều khó khăn :
+ Việc tiến hành giải phóng mặt bằng thường đi đôi với việc thực hiện các hạng mục công việc của nhà thầu. Do vậy, có nhiều trường hợp bất khả kháng hoặc những rủi ro không lường trước làm chậm tiến độ dự án.
+ Giải phóng mặt bằng liên quan đến nhiều cơ quan chức năng : chủ đầu tư, nhà thầu, công an, ủy ban nhân dân, công ty môi trường đô thị, sở giao thông công chính, các hộ dân cư…nhưng thường thì lợi ích giữa các chủ thể tham gia giải phóng mặt bằng khó hài hòa nên quá trình giải phóng mặt bằng trong sự thỏa thuận thường kéo dài.
+ Vướng mắc các công trình ngầm ( cáp bưu điện, cống thoát nước, hố ga…….)
Giám sát tiến độ thực hiện thi công :
Cán bộ giám sát dự án phải ghi lại nhật kí giám sát thi công xây lắp công trình để xem xét giám sát tiến độ thi công của dự án
+ Trong kế hoạch thi công xây lắp của nhà thầu mới đưa ra thời gian thực hiện các hạng mục công việc chính mà chưa chỉ rõ thời gian thực hiện các công việc cụ thể trong ngày. Vì vậy cán bộ giám sát thi công yêu cầu đơn vị thi công đăng kí tiến độ thực hiện trong ngày, giờ đồng thời giám sát việc thực hiện công việc theo lịch đã đăng kí đây là công việc đầu tiên trong việc giám sát tiến độ thi công, nếu bước này thực hiện tốt thì việc quản lí tiến độ ở những bước sau có kết quả cao hơn.
+ Sau khi cán bộ giám sát yêu cầu thực hiện dự án theo bước 1 tức là đúng tiến độ thực hiện trong ngày theo công việc đã đăng kí đồng thời phải báo cáo công tác giám sát từng ngày được giao. Nếu có vướng mắc khó khăn trong quá trình giám sát tiến độ thi công phát sinh cần phải báo ngay cho lãnh đạo để có hướng giải quyết.
Ta thấy rằng tiến độ thi công thực hiện tốt đã đem lại cho dự án kết quả tốt trong việc quản lí tiến đô của mạng lưới điện. Với việc nhận thực được tầm quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí thì đã đưa ra một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ như :
+ Trong quá trình thực hiện thi công, căn cứ vào tình hình cụ thể, nếu nhà thầu cung cấp các biện pháp đề xuất về biện pháp và giá cả để cần thiết đẩy nhanh tiến độ thi công cán bộ điện lực và đặc biệt là cán bộ giám sát cần tiếp nhận và báo cáo ngay với chủ đầu tư xem xét kế hoạch điều chỉnh tiến độ dự án. Có sự phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu
+ Khi nhà thầu đưa ra kế hoạch đẩy nhanh tiến độ dự án với các biện pháp hợp lí, đồng thời hoàn thành các hạng mục công việc theo đúng ngày dự kiến mới, chủ nhiệm dự án có thể có những kế hoạch khen thưởng hợp lí để phát huy tinh thần trách nhiệm sáng tạo trong công việc.
Bên cạnh đó cũng có những trường hợp chậm tiến độ, trong trường hợp chậm tiến độ khi đó sẽ được xử lí như sau :
+ Nếu chậm tiến độ do các nguyên nhân bất khả kháng như : mưa, bão, lũ lụt, giải phóng mặt bằng…… Hai bên cần tiến hành thương thảo để đưa ra kế hoạch điều chỉnh tiến độ một cách hợp lí nhất.
+ Nếu chậm tiến độ do bên lỗi của điện lực như : vật tư, thiết bị điện lực không cung cấp đúng thời gian, do sai thiết kế, do lỗi chủ quan thiếu trách nhiệm của điện lực …thì nhà thầu không chịu trách nhiệm
+ Nếu chậm tiến độ do bên nhà thầu thì bên nhà thầu phải chịu những hình thức phạt như trong luật đấu thầu quy định của luật đấu thầu
Đánh giá công tác quản lí tiến độ thực hiện dự án lưới điện
a. Khái quát Việc quản lí dự án lưới điện tại điện lực Nghệ An trong những năm qua đã có những thành quả sau :
Đã có chú ý tới khâu lập kế hoạch tiến độ dự án. Đã vận dụng biểu đồ gantt trong khâu lập kế hoạch tiến độ một cách có hiệu quả. Đó là cơ sở lựa chọn nhà thầu cũng như giám sát tiến độ thi công dự án .
Cùng với việc tổ chức lựa chọn nhà thầu do vậy trong công tác đấu thầu lựa chọn được những nhà thầu thi công có uy tín và có năng lực, kinh nghiệm với kế hoạch tiến độ được xây dựng và thuyết minh rõ ràng, bố trí hiện trường khá hợp lí.
Có sự phối hợp giữa các phòng ban trong việc lựa chọn cán bộ tham gia giám sát tiến độ thi công xây lắp công trình.
Các điều khoản trong hợp đồng xây lắp với nhà thầu mang tính pháp lí và trách nhiệm cao
+ Điều khoản hợp đồng đã nâng cao được tinh thần trách nhiệm của các bên trong quá trình thi công xây dựng công trình
+ Điều khoản hợp đồng đã khắc phục được các hạn chế của quá trình thi công xây dựng của giai đoạn trước, rút ngắn được thời gian thi công xây dựng công trình đồng thời một số dự án được đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án những kết quả trên đã được đưa vào chế độ khen thưởng hợp đồng cho những nhà thầu đưa ra biện pháp đẩy nhanh cho tiến độ dự án với chi phí hợp lí nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình
b.Khái quát về một số hạn chế trong quản lí tiến độ dự án
Chủ quan trong việc lập kế hoạch tiến độ dự án, trong lập kế hoạch tiến độ thi công dự án, mới chú trọng tới việc lập kế hoạch thi công cho các hạng mục công trình chính mà chưa chú trọng tới việc xác định thời gian dự trữ cho các hạng mục công việc. Bên cạnh đó, chưa có sự chú trọng đến việc phân tích các nhân tố biến động của thị trường mà các dự án lưới điện thường là các dự án đầu tư ngắn hạn. Chẳng hạn, sự biến động của nguyên vật liệu( nguồn cung ứng, quá trình vận chuyển lưu trữ), yếu tố thiên nhiên ( mưa, bão, lũ ) các yếu tố này làm cho tiến độ thi công của nhiều hạng mục công trình bị chậm lại dẫn đến ảnh hưởng chung đến tiến độ thực hiện của cả dự án.
Trong quá trình giám sát thi công, sự phối hợp giữa cán bộ giám sát điện lực và cán bộ giám sát nhà thầu còn chưa đồng đều. Do tinh thần trách nhiệm của cán bộ giám sát.
Quá trình lựa chọn nhà thầu xây lắp, kế hoạc thi công còn thiếu chặt chẽ như là chỉ mới chú ý tới kế hoạch thi công chi tiết theo tháng theo tuần chứ chưa chú trọng đến kế hoạch thi công chi tiết theo ngày.
Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp phải rất nhiều khó khăn đây là một nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công xây lắp. Mà nguyên nhân của việc giải phóng mặt bằng chậm trễ đó là
+ Sự thiếu ý thức của người dân, những người có liên quan đến công việc giải phóng mặt bằng
+ Thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan với điện lực Nghệ An.
Như chúng ta đã thấy thì với các dự án cải tạo, nâng cấp, xây mới diễn ra trong các khu dân cư đông đúc, khu nhà dân, khu nông nghiệp, khu nhiều ngõ ngách thì nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thì việc thi công gặp rất nhiều khó khăn.
Thực trạng về công tác quản lí chất lượng dự án lưới điện
Lập kế hoạch chât lượng
Điện lực Nghệ An không có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng riêng mà việc kiểm chứng chất lượng của công trình xây lắp căn cứ vào hệ thống tiêu chuẩn xây lắp của Bộ xây dựng bao gồm các quy chuẩn và các tiêu chuẩn xây lắp.
Các công trình điện do Điện lực Nghệ An quản lý là các công trình xây dựng chuyên ngành, vì vậy ngoài các tiêu chuẩn chung, Điện lực còn căn cứ vào các tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành điện do Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành.
Đối với từng dự án cụ thể, Điện lực căn cứ vào các tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành để xây dựng kế hoạch chất lượng cho từng hạng mục công việc.
Nhìn chung việc lập kế hoạch chất lượng cho các dự án lưới điện tại Điện lực không gặp mấy khó khăn do hệ thống các tiêu chuẩn của ngành điện đã được định sẵn. Điều quan trọng là trong quá trình thi công cần phải thực hiện tốt công tác quản lý để đảm bảo các tiêu chuẩn đó.
Đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng
Quản lí chất lượng thi công xây lắp công trình
*. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây lắp với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây lắp
- Kiểm tra nhân sự của nhà thầu thi công xây lắp
Năng lực chuyên môn cũng như năng lực tài chính và kinh nghiệm trong thi công xây lắp của nhà thầu sẽ quyết định tới chất lượng của các dự án lưới điện. Nhà thầu được lựa chọn phải đưa ra đựơc một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của thiết kế, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây lắp.
Trong các HSDT, việc bố trí hiện trường và nhân lực được xây dựng và thuyết minh khá rõ ràng. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng các yếu tố trên mới chỉ là hình thức. Còn chất lượng của đội ngũ nhân lực nhà thầu hoàn toàn chưa được kiểm nghiệm ngoài thực tế.
Vì vậy, một bản kê khai số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhân lực của nhà thầu trong HSDT là hết sức cần thiết.
Thực tế chỉ ra rằng một số nhà thầu còn yếu về năng lực nhân lực so với HSDT và hợp đồng xây lắp. Đó là một yếu điểm trong việc lựa chọn nhà thầu do công tác kiểm tra nhân lực nhà thầu chưa được chú trọng đúng mức. Sự tin tưởng vào một số “ bạn hàng quen” đó cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
- Kiểm tra giấy phép sử dụng
Năng lực của nhà thầu một phần thể hiện ở số lượng máy móc thiết bị mà họ sở hữu trong quá trình thi công công trình. Các máy móc thiết bị đó là phương tiện mà nhà thầu sẽ dử dụng để tiến hành các công việc theo kế hoạch. Vì vậy nguồn gốc cũng như số lượng, chất lượng của chúng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các hạng mục công trình
các máy móc thiết bị, vật tư phục vụ thi công
- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu phục vụ thi công xây lắp của nhà thầu thi công xây lắp công trình.
Đây là một yêu cầu đối với Điện lực Nghệ An khi lựa chọn nhà thầu. Tuy nhiên công việc này tiến hành rất khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí. Do vậy, mới chỉ dừng lại ở việc xem xét trong HSDT của nhà thầu.
*. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư thiết bị lắp vào công trình.
Nguồn vật tư và thiết bị phục vụ cho xây lắp lấy từ hai nguồn chính:
Nguồn do Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội cấp
Nguồn do nhà thầu thi công xây lắp công trình cung cấp theo hợp đồng
Ngoài ra một phần là do Điện lực Nghệ An cung cấp.
*. Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công xây lắp công trình
Cán bộ giám sát trong quá trình thi công cần thực hiện các nhiệm vụ sau :
Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công.
Kiểm tra và giám sát thường xuyên, có hệ thống quá trình nhà thâu thi công xây lắp công trình triển khai các công việc trên công trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật kí thi công giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
Việc ghi nhật kí thi công của cán bộ giám sát là một yếu tố quan trọng. Cán bộ giám sát cần phải ghi nhật kí thi công theo từng ngày đối với công trình được giao giám sát. Nhật kí thi công cần phải ghi chi tiết,cụ thể. Nếu có vướng mắc, phát sinh so với thiết kế cần báo ngay cho chủ nhiệm dự án để có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Thời gian giám sát công việc không đều, chưa cụ thể cho từng ngày.
Nhật kí thi công mới chỉ dừng lại ở các công việc chính, chưa chi tiết
b. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây lắp công trình
Các công trình điện do Điện lực Nghệ An thực hiện phần lớn là các công trình ngắn hạn, quy mô đầu tư trung bình. Do vậy, thiết kế xây lắp công trình là do đội ngũ kĩ sư Phòng thiết kế thực hiện.
Để đảm bảo chất lượng công trình, cần có sự phối hợp giám sát của người thiết kế đối với tất cả các công đoạn :
Nguời giám sát thiết kế phải ghi nhật kí giám sát. Khi phát hiện thi công sai với thiết kế cần lập biên bản, yêu cầu thực hiện đúng thiết kế.
Kĩ sư thiết kế cũng phải tham gia giai đoạn nghiệm thu. Qua giám sát, nếu phát hiện hạng mục công trình không đủ điều kiện nghiệm thu thì cần có văn bản gửi chủ nhiệm dự án nêu rõ lý do từ chối nghiệm thu.
Nhìn chung có sự phối hợp, chặt chẽ giữa Chủ nhiệm dự án với phòng thiết kế trong việc giám sát chất lượng công trình. Các sai sót trong thiết kế được điều chỉnh kịp thời.
c. Tổ chức nghiệm thu công trình
Nghiệm thu là công việc quan trọng trong quản lý chất lượng công trình. Chỉ những công việc, hạng mục công trình đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng thì mới được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
Nghiệm thu cần được tiến hành từ hai phía : Cả chủ đầu tư và nhà thầu :
Nghiệm thu của nhà thầu xây lắp : Nhà thầu phải tổ chức nghiệm thu các hạng mục công trình, các công việc xây dựng, đặc biệt là các công việc, bộ phận bị che khuất trước khi yêu cầu Điện lực Nghệ An nghiệm thu. Việc nghiệm thu phải được lập thành văn bản, làm tài liệu để phục vụ nghiệm thu của Điện lực Nghệ An.
Điện lực Nghệ An có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây lắp kịp thời ngay sau khi có phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu.
Điện lực Nghệ An dựa vào các căn cứ sau :
Căn cứ vào thiết kế kĩ thuật được duyệt
Căn cứ vào hợp đồng xây lắp được kí kết giữa Điện lực Nghệ An và nhà thầu trong đó có các điều khoản cụ thể về khối lượng và chất lượng của nguyên vât liệu và các thiết bị vật tư.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn kĩ thuật chung của ngành xây dựng
Căn cứ vào nhật kí giám sát thi công của cán bộ giám sát
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu nội bộ của nhà thầu và các văn bản khác có liên quan.
* Nghiệm thu công việc xây lắp
Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường
Kiểm tra móng cột
Kiểm tra số lượng thiết bị lắp đặt
Kiểm tra vị trí lắp đặt của thiết bị
Kiểm tra chất lượng của thiết bị lắp đặt
Kiểm tra kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công xây lắp thực hiện :
Thí nghiệm hệ thống tiếp địa
Thí nghiệm cáp lực
Thí nghiệm máy biến thế lực
…
Trong quá trình kiểm tra :
Nếu phát hiện sai sót do lỗi của nhà thầu : Nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi trách nhiệm về chi phí khắc phục.
Nếu sai sót do Điện lựcNghệ An: Điện lực phải có trách nhiệm khắc phục và đền bù mọi chi phí
* Nghiệm thu bộ phận công trình xây lắp giai đoạn thi công xây lắp
Nghiệm thu giai đoạn này cũng giống với nghiệm thu công việc xây lắp, tuy nhiên có một sự khác biệt là các công việc được tập hợp lại thành từng nhóm ( hạng mục công việc )
*. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và toàn bộ công trình đưa vào sử dụng
Phòng Quản lý đầu tư xây dựng cùng với những người đại diện hợp pháp của nhà thầu thi công xây lắp và kĩ sư thiết kế tiến hành nghiệm thu giai đoạn này.
Nghiệm thu giai đoạn này cần phải có sự xem xét thống nhất của các nhà thầu bên về tất cả các mặt trước khi đưa công trình vào sử dụng. Vì vậy đòi hỏi phải nghiên cứu, đối chiếu kĩ lưỡng tất cả các tài liệu phục vụ nghiệm thu đặc biệt là các biên bản nghiệm thu công việc và nghiệm thu bộ phận công trình giai đoạn thi công xây lắp.
Bảng nghiệm thu hoang thành giai đoạn xây lắp :
TT
Nôi dung công việc
Mã hiệu
Đơn vị
Khối lượng thiết kế
Nguồn gốc vật tư
I. Phàn dựng cột và lắp thiết bị đường dây
1.
Cột bê tông ly tâm
LT-14B
Cột
4
BTLT Thình Liệt
2
Cột bê tông ly tâm
LT-12B
Cột
29
BTLT Thịnh Liệt
3
Cột bê tông ly tâm
LT-12A
Cột
20
BTLT Thình Liệt
4
Cột bê tông ly tâm
LT-16C
Cột
2
BTLT Thịnh Liệt
5
Cột bê tông ly tâm
LT-18C
Cột
6
BTLT Thịnh Liệt
6
Xà đỡ thẳng
XĐT-10-3N
Bộ
21
Thép TN
7
Xà đỡ vượt
XĐV-10-3N
Bộ
11
Thép TN
8
Xà néo
XN-10-3N
Bộ
5
Thép TN
9
Xà rẽ nhánh
XN-10-2
Bộ
2
Thép TN
10
Xà đỡ góc
XĐG-10-3N
Bộ
4
Thép TN
11
Xà néo góc
XNG-10-3N
Bộ
1
Thép TN
12
Xà néo hình cổng 4M
XNII-4M
Bộ
5
Thép TN
13
Xà néo II + giằng chéo cột
XNII-6M
Bộ
1
Thép TN
14
Xà néo 3 thân
XCD-10
Bộ
6
Thép TN
15
Xà cầu giao phân đoạn
XN-10-3L
Bộ
2
Thép TN
16
Xà rẽ nhánh
XN3T-1L
Bộ
1
Thép TN
17
Xà đỡ chống sét
XCSV-10
Bộ
2
Thép TN
18
Tiếp địa
RC-2a
Bô
29
Thép TN
19
Tiếp địa
RC-4
Bộ
4
Thép TN
20
Tiếp địa bổ sung
RBS-1
Bộ
11
Thép TN
21
Tiếp địa bổ sung
RBS-2
Bộ
26
Thép TN
II. Dựng cột trạm
1.
Cột bê tông ly tâm
LT10B
Cột
6
BTLT Thịnh Liệt
Nguồn : Trích biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp đường dây trung thế và TBA huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An
Đánh giá về công tác quản lí chất lượng
Khái quát những kết quả đạt được :
Công tác quản lý chất lượng dự án lưới điện tại Điện lực Nghệ An thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể.
Trong công tác lập kế hoạch chất lượng, đã có sự vận dụng và cập nhật được các văn bản, thông tư hướng dẫn quản lý chất lượng công trình của bộ xây dựng cũng như của ngành điện, áp dụng tốt trong việc xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng các công trình điện do đơn vị quản lý.
Trình độ của cán bộ thiết kế tại Điện lực được nâng cao, do vậy các đề án thiết kế kĩ thuật được lập ra sát với thực tế. Đây là cơ sở để tạo ra một công trình điện đạt tiêu chuẩn cả về chất lượng và kĩ thuật.
Đã có sự phối hợp tương đối tốt giữa các phòng ban chức năng, đặc biệt là Phòng thiết kế, Phòng quản lý đầu tư xây dựng, Phòng kĩ thuật an toàn trong việc quản lý chất lượng dự án lưới điện, do vậy đã giảm được một phần sự quá tải trách nhiệm với cán bộ phòng Quản lý đầu tư xây dựng.
Đã có sự chỉ đạo sát sao của cấp trên đối với công tác bảo hành, bảo trì công trình nhằm đảm bảo tốt hơn chất lượng công trình.
Những tồn tại trong quản lí chất lượng dự án lưới điện
- Trong quá trình kiểm tra sự phù hợp của năng lực nhà thầu, các nhà thầu đã đưa ra được sơ đồ tổ chức hiện trường và thuyết minh rõ ràng. Tuy nhiên trong một số hồ sơ dự thầu chưa chỉ rõ số lượng cũng như trình độ cụ thể của cán bộ sẽ tham gia thi công, giám sát thi công dự án. Nguyên nhân là do trong HSMT chưa quy định cụ thể điều này
- Các máy móc thiết bị mà nhà thầu đưa vào công trình thi công là tương đối đầy đủ, nhưng trong một số HSDT được phê duyệt, nguồn gốc xuất xứ và quy định về thời hạn của chúng không được trình bày cụ thể trong danh sách máy móc thiết bị đưa vào thi công.
- Nguồn vật tư thiết bị dùng cho thi công xây lắp các dự án lưới điện bị phân tán : Nguồn do công ty cấp, nguồn do Điện lực Nghệ An thực hiện, nguồn do nhà thầu thực hiện. Trong đó nguồn do công ty cấp chiếm tỉ lệ cao, điều này gây ra sự bị động đối với Điện lực Nghệ An. Tờ trình đề nghị cấp vật tư thiết bị có thể đã được Công ty phê duyệt, tuy nhiên vật tư thiết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5445.DOC