Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trong những năm tới

MỤC LỤC

 

Lời nói đầu 5

Chương 1: Lý luận chung về quản lý quỹ tiền lương 6

1. Tổng quan về tiền lương 6

1.1. Khái niệm và bản chất của tiền lương 6

1.1.1. Khái niệm tiền lương 6

1.1.2. Bản chất của tiền lương 8

1.2. Chức năng của tiền lương 10

1.3. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 13

2. Quỹ tiền lương là gì? 14

2.1. Khái niệm quỹ tiền lương 14

2.2. Phân loại quỹ tiền lương 15

2.3. Kết cấu hình thành quỹ tiền lương 17

3. Quản lý quỹ tiền lương 19

3.1. Khái niệm quản lý quỹ tiền lương 19

3.2. Vai trò của quản lý quỹ tiền lương 20

3.3. Mục tiêu của quản lý quỹ tiền lương 22

3.4. Nội dung của quản lý quỹ tiền lương 22

3.4.1. Lập kế hoạch quỹ tiền lương (xây dựng quỹ tiền lương) 23

3.4.2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý quỹ tiền lương 30

3.4.3. Thực thi (sử dụng) quỹ tiền lương 31

3.4.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác quản lý quỹ tiền lương 32

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý quỹ tiền lương 32

Chương 2: Thực trạng quản lý quỹ tiền lương tại công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 34

1. Một số đặc điểm của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất có ảnh hưởng tới công tác quản lý quỹ tiền lương 34

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 34

1.1.1. Giai đoạn 1: năm 1956-1983 35

1.1.2. Giai đoạn 2: Năm 1984 – 1987 39

1.1.3. Giai đoạn 3: Năm 1988 - 1993 39

1.1.4. Giai đoạn 4: Tháng 4/1993 – 2002 40

1.1.5. Giai đoạn 5: Năm 2002 đến nay 41

1.2. Đặc điểm và chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 42

1.2.1. Đặc điểm sản phẩm 43

1.2.2. Chức năng nhiệm vụ 45

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Diêm Thống Nhất 46

1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 46

1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 48

1.4. Đặc điểm lao động của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 55

1.4.1. Cơ cấu lao động 55

1.4.2. Trình độ đào tạo lao động 57

1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trong ba năm gần đây 58

2. Phân tích thực trạng quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất từ năm 2005 – nay 60

2.1. Thực trạng xây dựng định mức và đơn giá tiền lương 60

2.2. Thực trạng xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch 65

2.3. Tình hình thực hiện quỹ tiền lương 67

2.3.1. Phân phối tổng quỹ tiền lương cho các đơn vị thành viên 67

2.3.2. Quỹ tiền lương thực hiện 69

2.4. Kiểm tra và đánh giá công tác thực hiện quỹ tiền lương 72

2.5. Những mặt mạnh và tồn tại của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất có tác động đến công tác quản lý quỹ tiền lương hiện nay 74

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trong những năm tới 79

1. Chiến lược phát triển 79

1.1. Mục tiêu chiến lược 79

1.2. Chiến lược phát triển 80

2. Một số giải pháp 81

2.1. Hoàn thiện việc xây dựng định mức lao động và đơn giá 81

2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện quỹ tiền lương 84

2.3. Giải pháp thu nhập cho người lao động 85

2.4. Các giải pháp mang tính chất hỗ trợ 86

Kết luận 89

Tài liệu tham khảo 90

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1682 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý quỹ tiền lương tại Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gâm gỗ… Nhờ sự hỗ trợ của Nhà máy gỗ Cầu Đuống, ngày 19/ 8/1969, nhà máy lại tiếp tục đi vào hoạt động. Năm 1970, nhà máy được phía Trung Quốc đầu tư thêm trang thiết bị mới tăng năng lực sản xuất và được sự hướng dẫn và vận hành của các chuyên gia Trung Quốc. Từ năm 1971, nhà máy bắt đầu xuất khẩu diêm sang CHLB Đức và Mông Cổ. 3 năm sản xuất chưa kịp ổn định thì giặc Mỹ lại tiếp tục ném bom bắn phá miền Bắc trở lại. Tháng 6/1972, một lần nữa nhà máy phải sơ tán một nửa lên Lãng Ngâm, Hà Bắc, một nửa còn lại di chuyển sang khu vực nơi ở của cán bộ nhà máy, sản xuất theo kiểu du kích. Năm 1973, sau khi Hiệp định Pari được ký kết, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 của Mỹ. Cơ sở sơ tán ở Hà Bắc của Nhà máy lại được chuyển về Hà Nội. Kể từ năm 1975, miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất hoàn toàn, nhà máy lại một lần nữa đi vào khôi phục và ổn định sản xuất. Đây cũng là giai đoạn nhà máy có sự chuyển biến lớn trong khâu quản lý và đầu tư. Liên tục nhiều năm liền, nhà máy Diêm Thống Nhất đều hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao. Đội ngũ quản lý, kỹ thuật của nhà máy được tăng cường. Nhiều cán bộ có trình độ tay nghề cao được tuyển dụng làm cho nhà máy, các cán bộ có trình độ chuyên môn được bố trí ở những điểm “chốt” để giám sát và quản lý thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, trong thời gian này nhà máy cũng gặp không ít những khó khăn tồn tại và những khó khăn trong thời gian tới như khó khăn trong khâu cung ứng vật tư, khó khăn do cơ chế cũ không phù hợp với thực tiễn sản xuất. 1.1.2. Giai đoạn 2: Năm 1984 – 1987 Từ năm 1984 – 1987, Bộ Công nghiệp quyết định sáp nhập nhà máy gỗ Cầu Đuống và Diêm Thống Nhất thành Xí nghiệp liên hợp Gỗ Diêm Cầu Đuống, đã làm cho Nhà máy Diêm Thống Nhất dần mất đi tính chủ động trong hoạt động sản xuất. Trong giai đoạn này, công ty hạch toán theo hình thức phụ thuộc, là một phân xưởng thành viên trong Xí nghiệp. Lúc này hình thức hoạt động của công ty giống như một phân xưởng. Thời kỳ này cũng là giai đoạn cuối của cơ chế quản lý máy móc, đồng thời mô hình hoạt động nhà máy bị thu hẹp. Vì vậy, hiệu quả sản xuất thấp, mặt hàng diêm không còn được coi trọng như trước đây, thiếu vắng sự quan tâm và đầu tư đúng mức. 1.1.3. Giai đoạn 3: Năm 1988 - 1993 Đến giữa năm 1987, cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, Chính phủ Thụy Điển (do tổ chức SIDA) thực hiện chương trình viện trợ nhằm phục hồi một số nhà máy trong thời gian 3 năm từ năm 1987 - 1990, trong đó có nhà máy Diêm Thống Nhất. Đầu năm 1988, Nhà máy Diêm Thống Nhất được tách ra khỏi Xí nghiệp liên hợp Gỗ Diêm Cầu Đuống. Lúc này cũng là thời kỳ nền kinh tế nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường. Vì vậy tình hình của nhà máy lúc này là cực kỳ khó khăn và đó cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp trong những năm đầu thực hiện đổi mới. Giai đoạn này, công ty hạch toán theo hình thức thanh toán độc lập theo mô hình một nhà máy. Nét nổi bật nhất trong hoạt động của công ty lúc này là thực hiện đổi mới công nghệ sản xuất. Tháng 9/1989, các thiết bị đầu tiên đã về tới nhà máy (chương trình tài trợ của chính phủ Thụy Điển). Tuy nhiên cũng phải đến tháng 3/1990, sau khi các chuyên gia Thụy Điển căn chỉnh thiết bị, hướng dẫn công nhân vận hành và chạy thử, đến tháng 5, dây chuyền mới đi vào sản xuất chính thức. Những năm đầu sau đầu tư, sản xuất tiêu thụ của nhà máy gặp nhiều thuận lợi. Ngoài việc sản xuất diêm phổ thông, nhà máy thường xuyên có đơn hàng xuất khẩu, sản xuất diêm cao cấp theo đơn hàgn cung cấp cho các khách sạn nhà hàng như Hanoi Restaurant, Queen Hotel, Hanoi Hotel… Bên cạnh đó, nhà máy vẫn duy trì các sản phậm phụ, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người lao động như nẹp bao bì, giấy bao gói, phôi nút phích, bánh đa nem, xà phòng kem… 1.1.4. Giai đoạn 4: Tháng 4/1993 – 2002 Nhà máy chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp với tên gọi mới: Công ty Diêm Thống Nhất theo tinh thần quyết định 388/HĐBT. Công ty Diêm Thống Nhất hoạt động theo hình thức hạch toán mô hình công ty trực thuộc Bộ Công Nghiệp Nhẹ quản lý. Giai đoạn này, công ty đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiêu thụ sản phẩm và đã tập trung cho công tác duy trì và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đội ngũ bán hàng được chuyên môn hoá và được trang bị kiến thức bán hàng, tiếp thị sản phẩm. Do đó, lượng hàng bán ra tăng lên rõ rệt. Sau khi có quyết định mở cửa rừng trở lại của Chính phủ, từ năm 1995, Công ty đã chủ động hơn trong thu mua nguyên liệu, sản lượng tăng gấp đôi so với năm 1994. Tổng doanh thu đạt 22 tỷ đồng, tăng 40% so với trước, doanh thu nội bộ tăng 20% so với năm trước. Đây là một năm thắng lợi lớn sau một chuỗi những năm dài khó khăn. Quý 4/năm 1996, hàng xuất khẩu của Công ty chiếm 40% tổng doanh thu. Sản phẩm “made in Việt Nam” đã có mặt trên các thị trường Địa Trung Hải, Châu Phi, Nam Mỹ với chất lượng tương đương với các chủng loại nước ngoài. Từ năm 1998, do xác định chất lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu trong giai đoạn mới là yếu tố quyết định trong cạnh trành của sản phẩm thị trường, nên Công ty đã xây dựng lộ trình công nghệ đổi mới đến năm 2005. Năm 1998 cũng là năm Công ty tạo được mức thu nhập bình quân cho CBCNV đạt xấp xỉ 1 triệu đồng/người/tháng, tăng 10% so với năm trước. Năm 2000, giá trị tổng sản lượng đạt hơn 22 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng gần 22%. Đây cũng là năm mà Tổng công ty giấy Việt Nam có quyết định chọn Công ty Diêm Thống Nhất để cổ phần hoá, thời điểm hoàn tất vào cuối tháng 3 năm 2002. Cuối năm 2000, Công ty tiến hành đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, tuyên truyền phổ biến kiến thức về công ty cổ phần, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về CPH, những chế độ ưu đãi đối với người lao động, thăm dò khả năng và vận động mọi người tham gia mua cổ phần của CBCNV… Giai đoạn đầu cổ phần hoá, công ty cũng gặp phải không ít những khó khăn, đặc biệt là tư tưởng của CBCNV về cổ phần hoá. 1.1.5. Giai đoạn 5: Năm 2002 đến nay Công ty đổi tên thành công ty cổ phần Diêm Thống Nhất theo tinh thần quyết định QĐ 1130/TTG ngày 27/8/2001 của thủ tướng chính phủ, điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty đã được đại hội cổ đông thành lập thông qua 5/12/2001. Công ty trở thành một công ty hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ theo mô hình CPH của Đảng và nhà nước đề ra. Năm 2002 – năm đầu tiên công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp công ty cổ phần, giá trị tổng sản lượng của công ty đã đạt trên 24,5 tỷ đồng, tăng 4% so với năm trước, đó là bước khởi đầu khá thành công của công ty sau khi chuyển đổi sang hình thức hoạt động mới này. Trong thời gian này, do cơ chế thị trường cạnh tranh hết sức đa dạng và phong phú nên đây cũng là giai đoạn hết sức khó khăn của một công ty cổ phần mới như công ty cổ phần Diêm Thống Nhất. Sản phẩm của công ty không những bị ảnh hưởng bởi đối thủ là sản phẩm diêm giả, nhai nhãn mác “Diêm Thống Nhất” có giá bán chỉ bằng nửa giá Diêm Thống Nhất, mà sản phẩm còn chịu ảnh hưởng lớn hơn bởi các sản phẩm thay thế trên thị trường như các sản phẩm bật lửa ga với mẫu mã vô cùng phong phú và tiện lợi. Đứng trước tình trạng đó, công ty vẫn từng bước đứng vững và tiếp tục phát triển bằng những sản phẩm truyền thống của mình đã được khẳng định thành thương hiệu Diêm Thống Nhất qua hàng chục năm tồn tại và phát triển. Đồng thời để tạo thế vững chắc trên thị trường nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài công ty còn đa dạng hoá sản phẩm nhằm tận dụng tối đa năng lực và mặt bằng sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận. Tuy rằng hiện nay sản phẩm diêm không còn giá trị lớn song giá trị sản lượng của nó vẫn còn khá lớn, với số vốn đầu tư tuy ít nhưng công ty vẫn có thể tự túc nguồn vốn mình đây là một nền tảng vô cùng vững chắc để công ty cổ phần Diêm Thống Nhất có thể tự tin đưa ra những chiến lược phát triển mới để làm tăng giá trị sản lượng sản phẩm của mình. 1.2. Đặc điểm và chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Trải qua hơn 50 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đứng vững đến ngày hôm nay là nhờ sản xuất sản phẩm diêm truyền thống - sản phẩm diêm Thống Nhất ngày nay đã trở thành thương hiệu được khẳng định trên thị trường. Sản phẩm diêm Thống Nhất đã trải qua một giai đoạn dài và phát triển cùng với những tiến bộ của KH&CN vì vậy ngay trong bản thân nó đã mang những đặc điểm đặc thù hết sức độc đáo. 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Sản phẩm diêm là một mặt hàng tiêu dùng khá phổ biến trong đời sống con người. Nó đáp ứng mục đích lấy lửa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của mỗi gia đình: để hút thuốc, để nấu ăn, để lấy ánh sáng… Đặc biệt là nhân dân ở các vùng nông thôn, các vùng cao, rừng núi, vùng xa hẻo lánh, các ngư dân sống trên sông biển… thì diêm càng trở nên cần thiết hơn. Từ thủa xa xưa, khi con người còn “ăn lông ở lỗ” để có một chút lửa sưởi ấm, họ phải dùng hai hòn đá đánh vào nhau cho toé lửa lên, bắt cháy vào lá khô, cành cây. Cách lấy lửa này thường rất khó khăn nhất là vào những lúc thời tiết ẩm ướt, lạnh lẽo. Vào cuối thế kỷ 18, người La Mã đã nghĩ ra cách làm ra những que diêm đầu tiên bằng cách: họ bọc lên một đầu que gỗ nhỏ hỗn hợp của Kalyclorat (KCLO3) với keo để kết dính. Sau đó phơi khô khi cần lấy lửa thì nhúng đầu hỗn hợp đó vào dung dịch H2SO4 đặc nó sẽ bốc thành lửa. Loại diêm này rất đắt và nguy hiểm vì vậy nó không được sử dụng phổ biến. Về sau khoảng thế kỷ 19, ở Thụy Điển xuất hiện một loại diêm mới mà khi dùng người ta phải quẹt diêm lên một vật cứng nào đó, hỗn hợp ở đầu que diêm gồm có S, P trắng, PbO, MnO2 và KCO nhựa cây. Loại diêm này có nhiều tiện lợi song do P trắng dễ bốc cháy ở to 40oC và là chất rất độc hại cho sức khoẻ con người nên loại diêm này dần bị cấm sản xuất. Cho đến năm 1885, người Thụy Điển đã nghĩ ra sáng kiến thật đơn giản là đem trộn hỗn hợp KclO3 với keo rồi phủ lên đầu que gỗ, còn P đỏ thì quét lên mặt giấy dán vên cạnh bao diêm, khi sử dụng chỉ cần quẹt mạnh đầu que diêm lên mặt bao diêm có quét P là que diêm bốc cháy. Như vậy, vừa an toàn, vừa đảm bảo không độc. Loại diêm này đã nhanh chóng được cả thế giới chấp nhận và gọi là diêm an toàn. Từ đó diêm an toàn đã được đưa vào sản xuất với quy mô công nghiệp ở một số nước Châu Âu như Thụy Điển, Đức, Anbani, Liên Xô, Tiệp Khắc,… sau đó lan sang khắp các Châu khác. Và cũng từ đó sản phẩm diêm an toàn được đặc trưng bởi hai thành phần đó là: Que diêm – là que gỗ nhỏ với các kích thước được tiêu chuẩn hoá, một đầu được bọc một hỗn hợp của KClO3 hình quả trám; Hộp diêm – hình khối hộp chữ nhật cùng với các kích thước được tiêu chuẩn hoá, được làm bằng gỗ hoặc bìa carton, ở bên cạnh được quét phủ một lớp mỏng hỗn hợp P đỏ. Ở Việt Nam hiện nay, có ba doanh nghiệp sản xuất diêm đó là: Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất – là công ty có truyền thống lâu đời nhất; Công ty Diêm Hoà Bình và Công ty Diêm Đồng Nai. Cả ba công ty cùng sản xuất và cung cấp cho nhu cầu sử dụng diêm toàn quốc với tổng sản lượng của cả ba công ty trong những năm trước gần đây khoảng 160 triệu bao/năm, trong đó sản lượng của Công ty Diêm Thống Nhất chiếm 70%. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đã được đông đảo người dân trong nước cũng như bạn bè thế giới biết đến bởi tính đặc thù trong sản phẩm diêm truyền thống của công ty. Sản phẩm diêm đã cùng người dân Việt Nam qua bao năm tháng chiến tranh và hoà bình, nó mang lại hơi ấm không chỉ cho người dân Việt Nam mà cho cả người dân trên khắp thế giới, mang lại sức sống và đáp ứng một phần nào nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của con người. Trên bao bì sản phẩm Diêm Thống Nhất luôn có hình ảnh chim bồ câu tung cánh – đó là biểu tượng của hoà bình, hữu nghị. Hiện nay, sản phẩm Diêm Thống Nhất tuy đã có nhiều sản phẩm thay thế và phần nào bị hạn chế bởi tính công nghệ hiện đại và tiện nghi của nó nên giá trị của sản phẩm diêm Thống Nhất đã giảm so với trước đây. Tuy nhiên, sản phẩm diêm truyền thống này vẫn đứng vững trên thị trường ngày nào mà mọi người còn cần đến nó và sử dụng nó, nó sẽ còn phát triển không chỉ bởi công dụng của nó mà còn bởi nó mang trong mình nét văn hoá của con người Việt Nam. 1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất * Chức năng của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất Để tiếp cận với nền kinh tế thị trường vô cùng sôi động như ngày nay, nhà nước ta đang chuyển đổi và khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hoá. Đó là bước tiến vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất cũng theo sự hối thúc của thị trường và định hướng của nhà nước, tháng 6/2002 chính thức thành lập công ty cổ phần có tư cách pháp nhân đầy đủ. Là một công ty cổ phần vì vậy Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất cũng mang trong mình những chức năng chung của một công ty cổ phần. Hiện nay, chức năng chính và trọng tâm của Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất là sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người. Đó là các sản phẩm diêm Thống Nhất mang tính chất truyền thống của công ty, ngoài ra để tiếp cận gần hơn với thị trường và tồn tại, cũng như phát triển cùng thị trường thì công ty còn đa dạng hoá sản phẩm của mình như sản xuất các sản phẩm: - Diêm tiêu dùng, diêm quảng cáo - Giấy vở - Sản phẩm in các loại - Bao bì cartông sóng 3 lớp, 5 lớp. Để tồn tại và phát triển được trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất trên nền tảng sản phẩm diêm Thống Nhất truyền thống, đã và đang tiếp tục đa dạng hoá sản phẩm và mẫu mã của mình cho phù hợp với thị trường. * Nhiệm vụ của Công ty Diêm Thống Nhất Mỗi công ty để hoạt động được đều phải dựa trên những chiến lược và mục tiêu của mình. Và nhiệm vụ của mỗi công ty cũng gắn trên những mục tiêu của công ty đó ở từng thời điểm khác nhau. Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất với tư cách là một công ty cổ phần nên nhiệm vụ của nó cũng được gắn với những bản kế hoạch của một công ty cổ phần ở từng thời kỳ, từng quý, từng năm. Nhìn chung một công ty cổ phần phải thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình như: - Thảo luận và quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của toàn công ty; phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá và báo cáo hàng kỳ về kết quả hoạt động kinh doanh với đại hội cổ đông; quyết định một số biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường;… - Tuân thủ các quy định của pháp luật và các chính sách của nhà nước về hoạt động kinh doanh; tuân thủ thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước như đóng thuế, BHXH, BHYT, KPCĐ… và nghĩa vụ đối với khu vực nơi công ty sản xuất… - Thực hiện tốt công tác nhân sự; củng cố bộ máy quản lý hoạt động một cách có hiệu quả nhất; có những kế hoạch về công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá lao động; đảm bảo đời sống công nhân viên được đầy đủ… 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Diêm Thống Nhất 1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG P. Kỹ thuật P. Tổ chức Văn phòng P.Bảo vệ P. Kinh doanh P. Tài vụ Xí nghiệp Que diêm Xí nghiệp hộp bao Xí nghiệp Cơ điện Xí nghiệp In giấy Xí nghiệp Bao bì Carton Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Sơ đồ: Bộ máy quản lý của công ty cổ phần Diêm Thống Nhất 1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban Mỗi phòng ban trong cơ cấu bộ máy quản lý đều mang những nhiệm vụ chiến lược của riêng mình, tuy vậy mục đích cuối cùng của nó suy cho cùng đều hướng vào mục tiêu và chiến lược chung của toàn công ty. Mỗi phòng ban trong Công ty cổ phần Diêm Thống Nhất đều cùng cố gắng hoàn thành xuất sắc chức năng nhiệm vụ của mình, từ đó góp phần cho sự tồn tại và phát triển của công ty. * Chức năng nhiệm vụ của văn phòng công ty - Quản lý các văn bản pháp quy, quy chế của nhà nước thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty, kiểm tra các tính pháp quy các loại văn bản của công ty trước khi gửi đi. - Xây dựng nội quy, quy chế về công tác hành chính pháp chế trong toàn công ty. - Tổng hợp và đôn đốc các đơn vị thực hiện chương trình công tác. - Lập kế hoạch báo cáo đoàn ra, đoàn vào công ty. - Lập kế hoạch mua sắm thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm – báo chí… - Tổ chức công tác lễ tân, hội nghị, hội họp của công ty. - Quản lý con dấu, thực hiện đúng nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu. - Viết giấy giới thiệu, theo dõi công văn nội bộ của công ty, tiếp nhận công văn đi đến theo nguyên tắc của công tác văn thư. - Lưu giữ, tra cứu tài liệu theo yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Giữ bí mật hồ sơ, tài liệu của công ty. - In – pho to, gửi các tài liệu cho công ty. - Phục vụ công tác tạp vụ - vệ sinh trong khu vực công ty. * Chức năng nhiệm vụ của phòng tổ chức - Xây dựng kế hoạch tiền lương cho công ty và giao chỉ tiêu tiền lương cho đơn vị trong toàn công ty. - Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn viên chức, các định mức lao động tổng hợp và các đơn giá tiền lương sản phẩm của công ty. - Xây dựng và ban hành các nội quy, quy chế về nội quy lao động thoả ước, lao động tập thể, quy chế tiền lương, quy chế tuyển dụng, quy chế khen thưởng danh hiệu thi đua. - Cân đối nhu cầu sử dụng lao động hàng năm để có kế hoạch bổ sung cân đối nguồn lao động trong công ty và trong từng thởi điểm. - Giải quyết các chế độ cho người lao động như tuyển dụng, thôi việc, hưu trí, thuyên chuyển công tác. - Theo dõi xử lý kỹ thuật lao động, khen thưởng hàng năm. - Báo cáo quyết toán tiền lương và báo cáo lao động tiền lương với cơ quan chức năng đầu kỳ 6 tháng, năm. - Lập hồ sơ lao động cho các lao động mới được tuyển dụng. - Phân phối nguồn tiền lương cho người lao động trong công ty. - Kiểm tra, phân phối nguồn tiền lương của các đơn vị trong công ty. * * Chức năng nhiệm vụ của phòng tài vụ - Quản lý, giám sát các nguồn vốn, tài sản của công ty. Tổ chức khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. - Tham gia xây dựng các phương án giá bán sản phẩm của công ty. - Thanh toán, quyết toán các hợp đồng kinh tế với khách hàng. - Thực hiện công tác kế toán, thống kê trong toàn công ty. - Thực hiện và hướng dẫn thực hiện các chế độ tài chính bao gồm: chế độ quản lý cổ phần, chế độ hoá đơn chứng từ, chế độ thuế, phí… - Thực hiện thanh toán nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cơ quan bảo hiểm và người lao động. - Tổng hợp phân tích thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty theo các yếu tố chi phí. - Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán và thống kê các đơn vị thành viên. - Lập báo cáo theo quy định gửi các cơ quan chức năng. - Lưu trữ các chứng từ kế toán. * Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật - Lập kế hoạch xây dựng lịch xích bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị hàng năm. - Nghiên cứu, thiết kế và hướng dẫn chế tạo, lắp đặt các thiết bị đơn chiếc, dụng cụ sản xuất phục vụ các công nghệ mới hoặc theo kế hoạch. - Nghiên cứu soạn thảo các quy trình, quy phạm kỹ thuật, nội quy an toàn lao động, vận hành và bảo dưỡng máy móc thiết bị. - Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật cho nguyên vật liệu, sản phẩm, bán thành phẩm cho các sản phẩm sản xuất. - Kiểm tra, theo dõi chất lượng nguyên vật liệu và sản phẩm nhập kho. - Xây dựng và chỉ đạo chương trình nghiên cứu phát triển KHCN của công ty. - Lập kế hoạch cho việc sản xuất thử sản phẩm mới khi thay đổi kiểu dáng và chất lượng sản phẩm. - Xây dựng, giám sát, đánh giá hiệu quả việc thực hiện định mức tiêu chuẩn kỹ thuật cho các sản phẩm tại các đơn vị hàng tháng, hàng quý, hàng năm. - Kiểm tra, theo dõi chất lượng sản phẩm, tổng hợp báo cáo chất lượng sản phẩm gửi các đơn vị liên quan. - Lập phương án về quy hoạch mặt bằng nhà xưởng, đất đai của công ty phù hợp với kế hoạch phát triển của công ty. - Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp và làm mới. - Thống kê, lập dự toán các công trình sửa chữa trong công ty. - Tổ chức việc theo dõi, giám sát kỹ thuật nghiệm thu công trình bàn giao chương trình đưa vào sử dụng. Cùng với phòng tài vụ lập thủ tục thanh toán, quyết toán công trình. - Xây dựng, định hướng chất lượng về toàn bộ kỹ thuật, kỹ thuật an toàn lao động. - Lập kế hoạch đăng kỹ nhãn hiệu hàng hoá. - Tổng hợp, phân tích, báo cáo các sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng trong sản xuất. - Lập kế hoạch, xây dựng chương trình về công tác bảo hiểm lao động hàng quí, hàng năm. - Tham gia hướng dẫn đào tạo công nghệ, an toàn lao động định kỳ cho công nhân và thi nâng bậc hàng năm. * Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh - Nghiên cứu thị trường, hoạch định chi tiết chính sách bán hàng, kinh doanh của công ty cho từng thời điểm cụ thể, từng khu vực thị trường. - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh – XNK hợp tác với các tổ chức kinh tế theo chiến lược kinh doanh của công ty. - Xác nhận, lập các hoạt động kinh tế và theo dõi các hoạt động kinh tế. - Lập kế hoạch tiêu thụ định kỳ hoặc đột xuất, giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ. - Tổ chức tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm và giám sát việc bán hàng, thu hồi công nợ bán hàng. - Lập kế hoạch thu mua, NK thường xuyên định kỳ các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, các loại thiết bị nhỏ lẻ, phụ tùng thay thế cho máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. - Đánh giá thu thập thông tin về tình hình vật tư, đề xuất về phương án dự trữ và dự phòng. - Xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm. - Xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm hàng tháng cho các đơn vị thành viên. - Lập luận chứng KTKT về sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm mới. - Quản lý điều hành phương tiện vận tải của công ty. - Quản lý - bảo quản nguyên liệu, vật tư, sản phẩm đúng quy trình, quy phạm an toàn kỹ thuật. * Chức năng nhiệm vụ của phòng bảo vệ - Lập các kế hoạch bảo vệ, đảm bảo an ninh nội bộ và xung quanh khu vực công ty. - Tổ chức thực hiện nghĩa vụ quân sự của cán bộ công nhân viên. - Lập phương án phòng cháy chữa cháy và tổ chức phương án phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên trong công ty, huấn luyện kiểm tra đội xung kích và dân quân tự vệ theo định kỳ hàng năm. - Xây dựng lực lượng bảo vệ, tự vệ, kiểm tra giám sát việc thực hiện các quy định về công tác bảo vệ, tự vệ cấp công ty và các đơn vị thành viên trong công ty. - Tổ chức phối hợp với cảnh sát phòng cháy chữa cháy để huấn luyện, theo dõi kiểm tra giám sát lực lượng phòng cháy chữa cháy, xây dựng nội quy, quy định về công tác phòng cháy chữa cháy. - Tổ chức kiểm tra, bồi dưỡng thường xuyên các phương tiện thiết bị, dụng cụ phục vụ phòng cháy chữa cháy, quản lý vũ khí, khí tài. - Tuần tra canh gác, bảo quản vũ khí và phương tiện trang bị trong công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn công ty. - Kiểm tra ghi sổ và hướng dẫn lao động, phương tiện ra vào công ty theo đúng quy định, phát hiện các hiện tượng tiêu cực vi phạm tài sản của công ty. - Xây dựng phương án phòng chống và ngăn chặn tệ hàng giả mang nhãn hiệu Diêm Thống Nhất… - Lập kế hoạch ban quản lý thị trường, cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý tệ làm hàng giả Diêm Thống Nhất. - Lập phương án phòng chống lụt bão hàng năm và trực tiếp chỉ đạo đội xung kích của công ty khi xảy ra các tình huống xử lý. * Chức năng nhiệm vụ của các xí nghiệp Mỗi xí nghiệp mang những chức năng riêng bởi nó sản xuất ra những sản phẩm riêng có của nó như: - Xí nghiệp que diêm tổ chức sản xuất các loại sản phẩm: que mộc, que diêm. - Xí nghiệp hộp bao tổ chức sản xuất hoàn thiện các loại sản phẩm: diêm nội địa, diêm XK, diêm quảng cáo… - Xí nghiệp cơ điện tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch của công ty giao. - Xí nghiệp in và giấy tập tổ chức sản xuất in ấn các loại tem nhãn, giấy vở, giấy bao gói… phục vụ sản xuất của công ty và gia công ngoài. - Xí nghiệp bao bì carton tổ chức sản xuất sản phẩm bao bì carton dóng và các loại vỏ hộp bao bì. Tuy nhiên các xí nghiệp đều cùng thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn chung đối với toàn bộ công ty vì mỗi xí nghiệp được coi là một bộ phận sản xuất của công ty. Mà mỗi bộ phận - mỗi xí nghiệp suy cho cùng cũng chỉ là hoạt động trên phương hướng chung của toàn bộ công ty và hướng tới mục tiêu chung của toàn bộ công ty mà thôi. Vì vậy mỗi xí nghiệp phải thực hiện những nhiệm vụ chung như: - Tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp theo chỉ tiêu kế hoạch của công ty. - Quản lý và thực hiện các chỉ tiêu về định mức lao động. - Báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện định mức KTKT tại đơn vị hàng tháng. - Quản lý và thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất. - Quản lý điều hành lao động, tổ chức công tác phân công hiệp tác lao động hợp lý để nâng cao năng suất lao động. - Quản lý bồi dưỡng thiết bị theo lịch xích sửa chữa hàng năm để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị. - Tổ chức, kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm tại đơn vị theo tiêu chuẩn quy định. - Tổ chức hướng dẫn cán bộ công nhân viên xí nghiệp thực hiện tốt nội quy lao động – quy phạm lao động và pháp lệnh bảo hộ lao động. - Tổ chức hướng dẫn đào tạo quy trình công nghệ - thực hành nghề cho công nhân mới – công nhân chuyển đổi nghề theo chương trình đào tạo của công ty. - Thực hiện công tác hạch toán kinh tế nội bộ. - Tập hợp các số liệu chứng từ thanh toán nguồn tiền lương hàng tháng gửi về phòng tổ chức. - Lập các báo cáo thống kê định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20347.doc
Tài liệu liên quan