Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân

Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự: Các tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực hợp đồng dân sự liên quan đến sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và tập trung nhiều ở các thành phố lớn, địa bàn kinh tế trọng điểm.

VKSND tối cao chỉ đạo toàn Ngành bố trí cán bộ, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm về kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án trong giải quyết các vụ, việc dân sự; đồng thời có biện pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên trong việc kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án. Số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị đều tăng. VKS các cấp ban hành 1.171 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm về dân sự (tăng 469 kháng nghị so với năm 2008); Toà án cấp phúc thẩm đã đưa ra xét xử 608 vụ do VKS kháng nghị, chấp nhận 528 vụ, đạt tỷ lệ 86,8%. Toà án đưa ra xét xử 314 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm do VKS kháng nghị, chấp nhận 279 kháng nghị, đạt tỉ lệ 88,8%; trong đó, VKSND tối cao đã kháng nghị 215 vụ án, Toà án đã xét xử 180 vụ, chấp nhận 175 vụ, đạt tỉ lệ 97,2%.

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính của ngành Kiểm sát nhân dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g và nhiệm vụ như sau: 2.1. Chức năng. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. 2.2. Nhiệm vụ. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức của Ngành kiểm sát nhân dân. Theo điều 30 và 31 Luật của Quốc hội số 34/2002/QH10 ngày 02/04/2002 về tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, cơ cấu của Ngành kiểm sát nhân dân và chức năng của các bộ phận được quy định như sau: 3.1. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm có: (1). Viện kiểm sát nhân dân tối cao. (2). Các VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. (3). Các VKSND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. (4). Các Viện kiểm sát quân sự. VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO Viện kiểm sát quân sự trung ương. Viện kiểm sát quân sự khu vực Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh Viện kiểm sát quân sự cấp thứ 2 Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 3.2. Chức nằng của các bộ phận: - Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. - Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. - Các Viện kiểm sát quân sự được tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. 4. Đôi nét về tình hình hoạt động của Ngành kiểm sát nhân dân trong năm 2009. Quán triệt các Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2009, ngay từ đầu năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xác định các nhiệm vụ công tác trọng tâm, đề ra các biện pháp về nghiệp vụ, kiện toàn tổ chức bộ máy, đề cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Ngay từ đầu năm, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp với Ban Cán sự Đảng Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Thường vụ đảng uỷ Công an Trung ương và Uỷ ban Tư pháp, Uỷ ban pháp luật của Quốc hội để thống nhất chỉ đạo công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng, chống vi phạm tội phạm và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Với sự cố gắng phấn đấu của cán bộ, công chức trong toàn Ngành, sự quan tâm lãnh đạo của các tổ chức Đảng, sự kiểm tra giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền các cấp, năm qua ngành Kiểm sát đã đạt kết quả tích cực trên các mặt công tác. 4.1. Về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Thực hiện chỉ đạo của VKSND tối cao, VKS các địa phương chủ động kiểm sát trực tiếp và vận dụng các biện pháp kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra, góp phần nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm, hạn chế bỏ lọt tội phạm. Qua công tác kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố điều tra 190 vụ án, 209 bị can, trong đó có những vụ án được dư luận quan tâm, đồng tình; trực tiếp khởi tố yêu cầu điều tra 28 vụ án, 19 bị can. Những đơn vị có kinh nghiệm trong khâu công tác này là Viện kiểm sát Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Quảng Bình. VKS các cấp chủ động kiểm sát chặt chẽ ngay từ khi khởi tố và trong suốt quá trình điều tra, xử lý vụ án. VKS đã chủ động họp bàn hướng điều tra nhiều vụ án trọng điểm, đề ra yêu cầu điều tra để Cơ quan điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ; việc phê chuẩn các quyết định của Cơ quan điều tra đảm bảo thận trọng, có căn cứ. Do đó, các vụ án hình sự được giải quyết vẫn giữ tỉ lệ cao, chất lượng điều tra truy tố được nâng cao hơn. Toàn ngành đã thực hành quyền công và kiểm sát điều tra 62.685 vụ án/ 109.445 bị can (giảm 409 vụ, tăng 143 bị can so với năm 2008); đã giải quyết được 60.347 vụ án/ 103.520 bị can, đạt tỉ lệ 96,3% số vụ và 94,6% số bị can, trong đó, quyết định truy tố 59.486 vụ/ 101.616 bị can, chiếm tỉ lệ 98,6% về số vụ và 98,2% về số bị can so với số đã giải quyết. Với sự chỉ đạo quyết liệt của VKSND tối cao, việc triển khai đồng bộ các giải pháp nên chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra có chuyển biến mạnh mẽ, đã giảm đáng kể các vụ án oan, sai và việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Năm qua, VKS trả 2.189 hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung, chiếm tỷ lệ 3,5% số phải xử lý (giảm 1,5% so với năm 2008); Toà án trả 2.692 hồ sơ vụ án cho VKS yêu cầu điều tra bổ sung, chiếm tỷ lệ 4% số vụ thụ lý (giảm 0.3% so với cùng kỳ năm 2008), đình chỉ điều tra 104 bị can do không phạm tội (giảm 115 bị can so với năm 2008). VKS các cấp đã tập trung chỉ đạo, xử lý đối với các vụ án trọng điểm về an ninh quốc gia, án ma tuý, tham nhũng và các vụ án nghiêm trọng, phức tạp khác; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng tìm biện pháp khắc phục những vướng mắc về chứng cứ để giải quyết dứt điểm các vụ án trọng điểm đã được khởi tố điều tra, như vụ “Tham ô tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban quản lý dự án xây dựng Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ “Tham ô tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ban điều hành Đề án Tin học hoá quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001- 2005 (Đề án 112); vụ “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty vật tư nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Đại lộ Đông tây và Môi trường nước, Tp. Hồ Chí Minh. Toàn ngành đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 67.155 vụ án theo thủ tục sơ thẩm (giảm 1.190 vụ so với cùng kỳ năm 2008), 15.673 vụ theo thủ tục phúc thẩm (tăng 194 vụ so với cùng kì năm 2008) và 276 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (tăng 24 vụ so với năm 2008). 4.2. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự: Các tranh chấp dân sự xảy ra ngày càng nhiều, chủ yếu trong lĩnh vực hợp đồng dân sự liên quan đến sở hữu nhà, quyền sử dụng đất và tập trung nhiều ở các thành phố lớn, địa bàn kinh tế trọng điểm. VKSND tối cao chỉ đạo toàn Ngành bố trí cán bộ, tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm về kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án trong giải quyết các vụ, việc dân sự; đồng thời có biện pháp nâng cao trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát viên trong việc kiểm sát các bản án, quyết định của Toà án. Số lượng, chất lượng kháng nghị, kiến nghị đều tăng. VKS các cấp ban hành 1.171 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm về dân sự (tăng 469 kháng nghị so với năm 2008); Toà án cấp phúc thẩm đã đưa ra xét xử 608 vụ do VKS kháng nghị, chấp nhận 528 vụ, đạt tỷ lệ 86,8%. Toà án đưa ra xét xử 314 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm do VKS kháng nghị, chấp nhận 279 kháng nghị, đạt tỉ lệ 88,8%; trong đó, VKSND tối cao đã kháng nghị 215 vụ án, Toà án đã xét xử 180 vụ, chấp nhận 175 vụ, đạt tỉ lệ 97,2%. Viện kiểm sát các cấp đã có nhiều cố gắng giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm về dân sự nên số việc được giải quyết tăng so với cùng kỳ năm 2008. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý 4.367 việc, đã giải quyết 1.075 việc, đạt tỷ lệ 24,6%, trong đó ban hành 215 kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chiếm tỉ lệ 20% so với số vụ đã giải quyết. Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc kinh doanh, thương mại, lao động, vụ án hành chính: Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại, lao động được tăng cường; chất lượng, hiệu quả có tiến bộ. VKS các cấp đã phát hiện vi phạm và ban hành 20 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, Toà án đã xét xử 12 vụ, chấp nhận 12 kháng nghị, đạt tỉ lệ 100%. Toà án cấp giám đốc thẩm đã xét xử 39 vụ án do VKS kháng nghị, đã chấp nhận 26 kháng nghị đạt tỉ lệ 66,6%. Năm 2009, khởi kiện hành chính tăng về số lượng, tính chất ngày càng phức tạp; tập trung chủ yếu là những loại việc đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. VKS các cấp thụ lý kiểm sát 1.141 vụ án theo thủ tục sơ thẩm; 479 vụ án theo thủ tục phúc thẩm; 74 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm. VKS đã ban hành 21 kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, trong đó, Toà án đã xét xử 07 vụ, chấp nhận 04 kháng nghị; xét xử 13 vụ án do VKS kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, chấp nhận 11 kháng nghị, đạt tỉ lệ 84,6%. 4.3. Công tác kiểm sát thi hành án. Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: VKS các cấp chủ động phối hợp với các ngành hữu quan kiểm sát chặt chẽ số bị án bị phạt tù, án có hiệu lực pháp luật chưa thi hành để có biện pháp thi hành. Năm 2009, có 72.142 bị án đã có hiệu lực pháp luật, đã thi hành 65.798 bị án (đạt tỉ lệ 91,2%). Qua kiểm sát việc phân loại, tổ chức việc thi hành án, VKS các cấp đã ban hành 214 kiến nghị, kháng nghị yêu cầu Toà án, cơ quan Công an khắc phục vi phạm, như: chậm ra quyết định thi hành án, hoãn thi hành án không đúng; chậm áp giải, chậm ra lệnh truy nã đối với các bị án trốn thi hành án. Chú trọng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quản lý, giáo dục người được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại UBND cấp xã. Đã ban hành 926 bản kiến nghị, kháng nghị yêu cầu cơ quan hữu quan khắc phục vi phạm, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án treo, cải tạo không giam giữ. Trên cơ sở tổng hợp vi phạm, VKSND tối cao kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cấp chính quyền khắc phục tình trạng buông lỏng quản lý và giáo dục người đang thi hành án tại địa phương. Công tác kiểm sát thi hành án dân sự: VKS các cấp chú trọng kiểm sát việc ra quyết định, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự, rà soát các bản án, quyết định của Toà án tuyên không rõ ràng, còn nhận thức khác nhau để tổng hợp kiến nghị biện pháp giải quyết; yêu cầu cơ quan hữu quan thi hành đúng các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Năm 2009, tổng số việc phải thi hành 719.522 việc, đã thi hành 346.095 việc, đạt tỉ lệ 48,1% so với số phải thi hành. VKS đã phát hiện một số quyết định thi hành án không đúng với nội dung bản án, quyết định hoãn thi hành án, việc cưỡng chế, kê biên, định giá tài sản không đúng pháp luật. Đã ban hành 494 kháng nghị, kiến nghị yêu cầu Cơ quan thi hành án khắc phục vi phạm. 4.4. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các hoạt động tư pháp. Trong năm 2009, số lượng công dân đến khiếu nại, tố cáo tại VKS các cấp tăng nhưng khiếu nại đông người giảm nhiều so với năm 2008. Toàn ngành đã thụ lý 12.562 việc, trong đó, nội dung chủ yếu đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về dân sự, hình sự và tập trung nhiều ở VKSND tối cao; đã giải quyết 8.189 việc, đạt trên 65,2%. Các cấp kiểm sát đã chú trọng giải quyết các vụ, khiếu nại, tố cáo do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, báo chí chuyển đến. 4.5. Công tác tài chính và đầu tư cơ sở vật chất. Trên cơ sở kinh phí được Nhà nước giao, VKSND tối cao đã kịp thời phân bổ và giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 cho các đơn vị trong toàn ngành, trong đó, tập trung cho công tác nghiệp vụ, chi thực hiện các nhiệm vụ chính trị của năm 2009, nhiệm vụ cải cách tư pháp. Kinh phí xây dựng cơ bản được sử dụng để tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, gồm 100 trụ sở VKS các cấp đang tiếp tục đầu tư xây dựng; 55 trụ sở khởi công xây dựng mới; tiếp tục thực hiện việc đầu tư chống xuống cấp, sửa chữa lớn trụ sở làm việc, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác. VKSND tối cao tiến hành kiểm tra về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại nhiều VKS địa phương. Qua kiểm tra cho thấy, VKS các cấp đã quán triệt và thực hiện đúng chế độ mua sắm tài sản theo quy định của Nhà nước, đã tiết kiệm được 2.112 triệu đồng. Các đơn vị tiết kiệm nhiều trong mua sắm là VKS Bạc Liêu, Vĩnh Long, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Tóm lại: Trong năm qua, toàn ngành Kiễm sát đã nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt các nhiệm vụ và đạt được kết quả tích cực: đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; tập trung hoàn thiện hồ sơ để giải quyết dứt điểm các vụ án trọng điểm đã được khởi tố điều tra; nâng cao trách nhiệm trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, làm giảm đáng kể việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, các trường hợp điều tra, truy tố oan, sai; tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác kiểm sát các hoạt động tư pháp. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; mở rộng, tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế; nâng cao chất lượng công tác tham mưu, quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. 4.6. Một số hạn chế còn tồn tại. Tuy đạt được nhiều thành tựu như đã kể trên, song công tác của ngành Kiểm sát trong năm qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định như sau: - Chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp về hình sự của một số Viện kiểm sát địa phương chưa cao; chưa chủ động kiểm sát đầy đủ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của Cơ quan điều tra; việc phối hợp với các Cơ quan điều tra để nắm chắc tình hình tội phạm chưa tốt. Công tác điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao chậm đổi mới, kiện toàn, chất lượng còn hạn chế. - Kỹ năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa của một số Kiểm sát viên chưa đáp ứng yêu cầu. Ở một số VKS địa phương, số bản án hình sự, dân sự bị cấp phúc thẩm sửa, huỷ còn chiếm tỷ lệ cao, như kháng nghị còn ít, chất lượng thấp. Công tác kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hình sự kết quả chưa cao. Một số vụ việc thi hành án còn tồn đọng hoặc khiếu kiện phức tạp, nhưng chậm được giải quyết, trong đó có trách nhiệm của VKS. Công tác nghiên cứu, giải quyết các đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với bản án, quyết định về dân sự còn chậm, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn. - Ở một số địa phương, việc bố trí, điều động cán bộ cho VKS cấp huyện và khâu công tác kiểm sát hoạt động tư pháp còn chậm, chưa hợp lý; công tác quản lý cán bộ chưa chặt chẽ; việc chấp hành các Quy chế nghiệp vụ, Quy chế về thông tin báo cáo và quản lý công tác trong ngành chưa nghiêm. 4.7. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. - Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên, trước hết là do trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của Viện trưởng VKSND các cấp có lúc, có nơi chưa sâu sát, chưa có quyết tâm cao, chưa quan tâm đúng mức đến quản lý nghiệp vụ, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đối với cán bộ. Một số cán bộ, Kiểm sát viên chưa đề cao trách nhiệm trong thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp; năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ, Kiểm sát viên, Điều tra viên còn hạn chế. - Một số quy định của pháp luật còn có vướng mắc, bất cập, nhất là các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ chế đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của VKS chậm được khắc phục, sửa đổi bổ sung. 4.8. Một số kiến nghị để hoàn thiện hoạt động của VKSND tối cao. (làm lại) Từ những kết quả tích cực, những hạn chế, tồn tại nêu trên, các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát địa phương cần tiếp tục phân tích kỹ những nguyên nhân, tìm ra những giải pháp nhằm phát huy những thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế, tồn tại, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát trong thời gian tới. II. Thực trạng quản lý tài chính trong Ngành kiểm sát nhân dân. 1. Chủ thể quản lý tài chính. Chủ thể đứng ra quản lý hoạt động tài chính cho toàn Ngành kiểm sát nhân dân là Viện kiểm sát nhân dân tối cao, mà cụ thể là Vụ Kế hoạch – Tài chính của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Vụ này sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch và tiến hành phân bổ nguồn kinh phí này cho hoạt động của toàn Ngành kiểm sát nhân dân. 2. Thực trạng quản lý nguồn thu. Do Ngành kiểm sát là đơn vị do Nhà nước lập ra với chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi ích, cũng không kinh doanh, do đó, nguồn thu của Ngành kiểm sát nhân dân là kinh phí của Ngân sách nhà nước cấp. Sau khi lập các kế hoạch cần chi tiêu, Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ trình lên cho Bộ Tài chính xét duyệt. Bộ Tài chính sẽ xem xét và trình duyệt Thủ tướng Chính phủ cấp kinh phí cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong năm 2008, kinh phí nhà nước cấp cho Ngành là 880.470,0 triệu đồng. Đến năm 2009, nguòn kinh phí được cấp là 1.029.152,68 triệu đồng, tăng 11,68% so với năm 2008. 3. Quản lý việc chi. 3.1. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước tại Ngành kiểm sát nhân dân. Vụ kế hoạch – Tài chính đã tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện, quản lý sử dụng ngân sách nhà nước trong 2 năm 2008 – 2009 như sau: Bảng 1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN KINH PHÍ DO NGÂN SÁCH CẤP TRONG NĂM 2008 – 2009. Đơn vị: triệu đồng. Nội dung Năm 2008 Năm 2009 1. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản 165.300 171.000 2. Kinh phí quản lý hành chính. 692.438,4 830.442,5 3. Kinh phí giáo dục đào tạo. 8.667,6 12.695 4. Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ. 6.525 9.539,2 5. Kinh phí sự nghiệp khoa học – công nghệ. 2.180 2.270 6. Kinh phí sự nghiệp đảm bảo xã hội. 160 160 7. Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. 1450 + Chương trình phòng chống ma tuý. 300 + Chương trình phòng chống tội phạm 150 + Chương trình giáo dục – đào tạo. 1.000 8. Kinh phí viện trợ. 1.870 9. Kinh phí viện trợ học sinh Lào. 516 10. Kinh phí oan sai theo NQ 138 3.329 1.079,98 Tổng 880.470,0 1.029.152,68 (Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Chính phủ” của VKSND tối cao) Từ bảng số liệu trên ta có thể rút ra một vài nhận xét sau: - Kinh phí quản lý hành chính chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kinh phí do nhà nước cấp, chiếm 78,64% năm 2008 và 80,69% năm 2009. Chi phí tăng lên không đáng kể. - Có sự tăng lên của đáng kể của kinh phí giáo dục đào tạo tăng lên giữa 2 năm (tăng 4.027,4 triệu đồng tương ứng với 46,47%), và kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ (tăng 3.014,2 triệu đồng tương ứng với 46,19%). Sự tăng lên này là do trong năm 2009, ngành Kiểm sát nhân dân chú trọng vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên. Điều này rất có ý nghĩ và cần được tiếp tục chú trọng và khuyến khích trong thời gian tới, để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của các nhiệm vụ đạt ra. - Kinh phí oan sai theo NQ 138 đã giảm 2.249,02 triệu đồng, tương ứng với 67,55% (từ 3.329 triệu đồng năm 2008 xuống 1.079,98 năm 2009). Đây là một con số đáng mừng, từ đó cho ta thấy, trong năm 2009 vừa qua, số vụ án xử oan, xử sai đã giảm hẳn so với năm 2008. Bảng 2. Chi quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên. Đơn vị: triệu đồng. Năm Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ Trong đó Quỹ tiền lương Chi hoạt động thường xuyên Năm 2007 493.757,6 287.707,4 (chiếm 58,3% kinh phí tự chủ) 206.050,2 (chiếm 41,7% kinh phí tự chủ) Năm 2008 587.926,2 365.128,7 (chiếm 62,1% kinh phí tự chủ) 222.797,5 ((chiếm 37,9% kinh phí tự chủ) Năm 2009 734.543,67 451.637,2 (chiếm 61,5% kinh phí tự chủ) 282.906,5 (chiếm 38,5% kinh phí tự chủ) (Nguồn: Báo cáo “Tổng kết đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008 – 2009 và sơ kết 3 năm (2007 – 2009) thực hiện Nghị định 130, Nghị định 43 của Chính phủ” của VKSND tối cao) - Từ bảng trên ta thấy, trong tổng kinh phí do nhà nước cấp, chi cho quỹ tiền lương chiếm tỉ trọng cao, trong khi đó, kinh phí dành cho hoạt động thường xuyên chiếm chỉ trọng còn thấp và có xu hướng giảm dần theo các năm, nhưng tỷ lệ nghịch với kinh phí này thì tổng kinh phí tiết kiệm được của các đơn vị ngày càng lớn, toàn ngành năm sau tiết kiệm lớn hơn năm trước. Song có một thực tế đặt ra là, do lượng chi cho hoạt động thường xuyên giảm để tiến hành tiết kiệm cho nên nhiều hoạt động, nhiệm vụ của ngành không được đáp ứng đủ kinh phí, thiếu trang thiết bị cần thiết. Vấn đề này sẽ được phân tích kĩ hơn trong phần sau của bài. Tuy nhiên, đây là một vấn đề bức xúc cần phải xem xét lại trong hoạt động của ngành kiểm sát. Tình hình quản lý chi tiêu cụ thể của ngành Kiểm sát nhân dân như sau: 3.1.1. Công tác thực hiện dự toán kinh phí hành chính sự nghiệp và các nguồn kinh phí khác. Để xác định định mức phân bổ dự toán chi Ngân sách nhà nước, ngày 24/12/2007, VKSND tối cao đã ban hành Quyết định số 1206/QĐ – VKSTC – V11 về định mức phân bổ dự toán ngân sách nhà nước. Quyết định này được áp dụng thống nhất trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân. Trong phân bổ dự toán chi Ngân sách nhà nước ưu tiên thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tăng cường kinh phí hoạt động cho các đơn vị núi cao, hải đảo. Ngành đã tập trung bố trí kinh phí tăng định mức chi thường xuyên và chi đặc thù cho cấp tỉnh và cấp huyện năm sau cao hơn năm trước, nâng định mức chi thường xuyên của tất cả các vùng miền, các cấp dự toán, giãn khoảng cách định mức phân bổ dự toán giữa các vùng miền theo hướng ưu tiên định mức phân bổ cho vùng núi cao, hải đảo, trung du, núi thấp, đơn vị biên chế thấp, địa bàn rộng. 3.1.2. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư được Nhà nước giao đầu năm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư cho các dự án đúng quy định, không có dự án nào khi phân bổ vốn đầu tư mà chưa có đủ thủ tục đầu tư theo quy định. Từ bảng số liệu trên ta thấy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tăng từ 165.300 triệu đồng năm 2008 lên 171.000 triệu đồng năm 2009 (tăng 3,4%). Trong năm 2009, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã đề nghị và được Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư ứng vốn xuống cấp số tiền 171.000 triệu đồng và đã phân bổ vốn cho 139 dự án trong toàn ngành. Trong quá trình thực hiện, Viện kiểm sát nhân dân tối cao luôn theo dõi đôn đốc, hướng dẫn để các dự án thực hiện đúng tiến độ, thanh toán khối lượng; nắm vững tình hình giải ngân của các dự án theo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm để điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án kịp thời, đảm bảo các dự án thanh toán hết kế hoạch vốn được giao nên tỷ lệ giải ngân của ngành luôn đạt cao. 3.1.3. Công tác đầu tư trang bị phương tiện làm việc, quản lý sử dụng tài sản Nhà nước. *Về thực hiện kinh phí “Đề án đầu tư trang thiết bị phương tiện làm việc”. Tổng số kinh phí đã bố trí mua sắm trang thiết bị theo Đề án trong 2 năm 2008 – 2009 là 99.990 triệu đồng, trong đó: + Xe máy: 381 chiếc x 20 triệu/xe. + Máy vi tính để bàn: 3.589 bộ x 15 triệu/bộ. + Máy photocopy: 860 chiếc x 40 triệu/chiếc. + Giá lưu trữ: 1.560 chiếc x 02 triệu/chiếc. + Máy ghi âm kĩ thuật số: 71 chiếc x 05 triệu/chiếc. + Máy quay camera: 01 chiếc x 20 triệu/chiếc. + Trang thiết bị phục vụ cho Cục điều tra: 640 triệu. *Về quản lý, sử dụng trang phục, xe ô tô, xe máy công. - Về trang phục: Năm 2008 – 2009 việc cấp phát trang phục ngành vẫn được thực hiện cấp phát theo niên hạn. - Về ô tô: Theo đề án được duyệt là 90 xe, đã mua 37 xe. - Xe máy và các trang thiết bị khác theo Đề án: Kinh phí Đề án được cấp để mua xe máy và các tài sản khác, nhìn chung đã được các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc, trong quá trình mua sắm, kinh phí còn thừa do không sử dụng hết, một số đơn vị đã có văn bản báo cáo đề nghị được tiếp tục sử dụng để mua tài sản có trong danh mục Đề án; khi nhận được báo cáo của đơn vị, VKSND tối cao đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo đúng quy định. 3.1.4. Thực hiện việc tiết kiệm kinh phí tự chủ. Thực hiện theo Nhị định số 130/2005/NĐ – CP của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước ra ngày 17/10/2005, ngành Kiểm sát nhân dân đã tiến hành thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại tất cả các đơn vị. Kinh phí tiết kiệm được là do đơn vị quản lý sử dụng kinh phí chặt chẽ trên tất cả các mặt công tác. Để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ngoài việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết về vấn đề này, các đơn vị sử dụng ngân sách còn có những biện pháp quản lý chặt chẽ trong chi tiêu như qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31600.doc
Tài liệu liên quan