Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Cầu Xây

-Thợ bậc 3: năm 2007 số thợ bậc 3 của công ty không đổi so với năm 2006, nhưng sang năm 2008 số thợ bậc 3 tăng 4 người so với năm 2007.

-Thợ bậc 4 và 5: là mức bậc thợ tương đối cao trong công ty và cũng có một số sự thay đổi đáng kể qua từng năm. Giải thích lý do giảm sút thợ bậc 4 và 5 trưởng phòng kỹ thuật sản xuất cho biết đó là vào năm 2008 số thợ bậc 6 trong công ty có sự gia tăng đáng kể.

-Thợ bậc 6: là mức thợ cao nhất trong công ty để đánh giá trình độ của công nhân trong phân xưởng. Năm 2006 số thợ bậc 6 là 8 người, năm 2007 là 15 người và năm 2008 là 24 người. Giải thích có sự gia tăng đáng kể này, cán bộ công ty cho biết do phát động phong trào thi đua trong các phân xưởng về trình độ tay nghề, các công nhân thi đua học hỏi, kết quả là bậc thợ của công nhân trong công ty không ngừng được nâng cao.

Qua biểu bậc thợ trong sản xuất của công ty ta thấy: do có sự quan tâm thích đáng của cán bộ các cấp trong công ty, trình độ của người công nhân trong công ty ngày càng được nâng cao, số bậc thợ thấp ngày càng giảm đi và số bậc thợ cao ngày càng tăng lên.

 

doc36 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Cầu Xây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xuất: việc phân bổ nhân sự tuy không đòi hỏi các nhân sự phải có trình độ đại học nhưng nó cũng có một vài tiêu chuẩn riêng ở các phân xưởng sản xuất như: phân xưởng đột, phân xưởng cơ khí, phân xưởng mạ, phân xưởng lắp giáp . Đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm chính về chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, do vậy quản đốc phải là người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm và thâm niên công tác. Quản đốc chính là nhà quản trị cấp cơ sở là người trực tiếp quản lý công nhân làm việc vì vậy quản đốc phải là người trung thực, vô tư, công bằng để tránh không khí ghen tị lẫn nhau giữa các công nhân trong cùng một phân xưởng. Các công nhân trong cùng phân xưởng là người trực tiếp làm ra các sản phẩm, thường thì lực lượng lao động trong các phân xưởng là các lao động lành nghề hay là các lao động phổ thông. 2.Tình hình tuyển dụng nhân sự trong công ty Biểu 6: Tình hình tuyển dụng nhân sự của công ty Các chỉ tiêu 2007 2008 Tổng số lao động 130 145 Tổng số lao động tuyển dụng 10 15 Trong đó: -Đại học 3 -Trung cấp 3 -Thợ bậc 6 2 4 - Thợ bậc 5 3 - Thợ bậc 4 2 2 - Thợ bậc 3 2 2 -Lao động phổ thông 1 1 (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty) Nghành hàng, mặt hàng công ty đang kinh doanh có chiều hướng đi xuống ở các thành phố lớn, nên mục tiêu công ty đặt ra trong thời gian tới là hướng tới thị trường nông thôn. Vì thế cho nên đứng trước các khó khăn của nghành xe đạp nói chung, công ty vẫn cố gắng duy trì sự tồn tại và phát triển của mình cho dù kết quả kinh doanh đạt được là không cao. Ban Giám Đốc của công ty luôn xác định nguồn nhân tố quý giá nhất trong công ty là nhân sự vì thế cho nên công tác nhân sự trong công ty luôn được ban lãnh đạo quan tâm, cụ thể là vấn đề tuyển dụng nhân sự. Trong 3 năm qua tổng số nhân sự của công ty thay đổi từ 120 người năm 2006 đến năm 2007 là 130 người và năm 2008 là 145 người. Vì đây là một doanh nghiệp sản xuất, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn cho nên trong 3 năm qua công ty chủ yếu tuyển dụng lao động vào làm việc trong các phân xưởng. Sự gia tăng về tổng số lao động này tuy không lớn nhưng lại được ban giám đốc công ty rất quan tâm, vì mục tiêu mà ban giám đốc công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự chứ không phải đơn thuần là tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng tuyển dụng nhân sự đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được thể hiện qua bảng biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân sự được tuyển dụng qua các năm được ra tăng về chất lượng cụ thể là số lượng thợ bậc cao năm sau tăng hơn năm trước. Công tác tuyển dụng nhân sự của công ty trải qua các bước sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng nhân sự. Đây là công việc của phòng tổng hợp. Phòng tổng hợp quản lý tình hình nhân sự nói chung của công ty, của từng phòng ban và đơn vị cụ thể. Hàng năm căn cứ vào tình hình chung của công ty và tình hình của từng bộ phận giám đốc công ty sẽ là ngươì ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho công ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới phát sinh do yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau khi xác định được nhu cầu tuyển dụng nhân sự, công ty sẽ đề ra các têu cầu tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng nhân sự. Đó là các yêu cầu về: trình độ chuyên môn, về tay nghề người lao động, về kinh nghiệm, về sức khoẻ Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự Công ty thường thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự bằng cách dán bảng thông báo ở trụ sở cơ quan của công ty và thông báo trong nội bộ công ty. Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Sau khi nghiên cứu nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phòng tổng hợp sẽ tiến hành việc thu nhận hồ sơ, sau đó là nghiên cứu hồ sơ và các ứng cử viên. Việc nghiên cứu hồ sơ để loại bỏ các ứng cử viên không đạt tiêu chuẩn yêu cầu mà công ty đã đề ra theo công việc cần tuyển. Việc nghiên cứu thu nhận hồ sơ được các cán bộ công nhân viên trong phòng tổng hợp thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, vì xác định đây là một nhiêm vụ rất quan trọng, giúp công ty giảm được chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các giai đoạn tiếp theo. Bước 4: Thi tay nghề và phỏng vấn Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn với các ứng cử viên được tuyển dụng cho công việc ở các phòng ban chức năng, giám đốc sẽ là người trực tiếp phỏng vấn các ứng cử viên đó. Thi tay nghề được áp dụng cho việc tuyển dụng các công nhân ở các phân xưởng. Bài thi tay nghề do phòng kỹ thuật sản xuất ra đề và chấm điểm. Việc thi tay nghề được giám sát bởi các cán bộ trong phòng kỹ thuật sản xuất, kết quả bài thi sẽ phản ánh về trình độ tay nghề của mỗi công nhân. Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ Sau khi vượt qua được các vòng thi tay nghề và phỏng vấn, những người còn lại sẽ phải đi khám sức khoẻ, nếu ai đủ sức khoẻ thì sẽ được nhận vào làm việc. Bước 6: Thử việc Số nhân viên mới được tuyển dụng phải trải qua thực tế ít nhất là một tháng. Nếu trong quá trình thử việc, họ tỏ ra là người có khả năng hoàn thành tốt mọi công việc được giao thì sẽ được ký hợp đồng lao động với công ty, ngược lại nến ai vi phạm kỷ luật hoặc lười biếng hoặc trình độ chuyên môn quá kém so với yêu cầu của công việc thì sẽ bị sa thải. Nói chung do thực hiện khá tốt các bước trên nên công ty hầu như không phải sa thải ai sau khi tuyển dụng. Bước 7: Ra quyết định Người ra quyết định cuối cùng là giám đốc công ty, sau khi các ứng cử viên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng lao động chính thức. Hợp đồng lao động sẽ được ký kết chính thức giữa giám đốc công ty và người lao động. 3.Tình hình đào tạo và phát triển nhân sự trong công ty Để sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất và để thích ứng với sự thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh cũng như để nắm bắt được sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì mỗi công ty phải thường xuyên chăm lo tới công tác đào tạo và phát triển nhân sự. Nhận thức đúng đắn được vấn đề này công ty cổ phần Cầu Xây đã có một số sự quan tâm nhất định tới công tác này. 3.1.Đào tạo nhân sự trong công ty Những lao động có trình độ chuyên môn cao là một nhân tố quý của quá trình sản xuất xã hội nói chung, nó quyết định việc thực hiện mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy phải thường xuyên tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhân sự. Mục đích của việc đào tạo nhân sự trong công ty là nhằm khắc phục các tồn tại nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, tạo ra đội ngũ lao động chuyên môn có chất lượng cao, xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc sử dụng nguồn nhân lực. Trong quá trình đào tạo mỗi một cá nhân sẽ được bù đắp những thiếu sót trong kiến thức chuyên môn và được truyền đạt thêm các kiến thức, kinh nghiệm mới, được mở rộng tầm hiểu biết để không những hoàn thành tốt công việc được giao mà còn có thể đương đầu với những thay đổi của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến công việc. Do xác định được như vậy nên công ty thường xuyên tiến hành công tác đào tạo và đào tạo lại nhân sự, đặc biệt là công tác đào tạo nhân sự nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người công nhân. *Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật Công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật được công ty tiến hành đều đặn hàng năm cho các công nhân kỹ thuật bậc cao và cho các lao động phổ thông. Biểu 6: Bậc thợ trong sản xuất của công ty Bậc thợ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Bậc 1 20 15 5 Bậc 2 12 15 17 Bậc 3 9 9 13 Bậc 4 10 11 10 Bậc 5 9 9 16 Bậc 6 8 15 24 (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty) Nhìn vào biểu trên ta thấy: bậc thợ của công nhân trong công ty có sự gia tăng đáng kể về chất lượng, cụ thể như sau: -Thợ bậc 1: năm 2006 là 20 người, năm 2007 là 15 người đến năm 2008 là 5 người. Sự giảm đáng kể này chứng tỏ rằng tay nghề chuyên môn của người lao động ngày càng được nâng cao, số thợ bậc 1 là bậc thấp nhất ngày càng giảm, số bậc thợ cao hơn ngày càng tăng. -Thợ bậc 2: số người có bậc thợ 2 của công ty cũng có sự giảm sút qua 3 năm nhưng với số lượng không lớn. -Thợ bậc 3: năm 2007 số thợ bậc 3 của công ty không đổi so với năm 2006, nhưng sang năm 2008 số thợ bậc 3 tăng 4 người so với năm 2007. -Thợ bậc 4 và 5: là mức bậc thợ tương đối cao trong công ty và cũng có một số sự thay đổi đáng kể qua từng năm. Giải thích lý do giảm sút thợ bậc 4 và 5 trưởng phòng kỹ thuật sản xuất cho biết đó là vào năm 2008 số thợ bậc 6 trong công ty có sự gia tăng đáng kể. -Thợ bậc 6: là mức thợ cao nhất trong công ty để đánh giá trình độ của công nhân trong phân xưởng. Năm 2006 số thợ bậc 6 là 8 người, năm 2007 là 15 người và năm 2008 là 24 người. Giải thích có sự gia tăng đáng kể này, cán bộ công ty cho biết do phát động phong trào thi đua trong các phân xưởng về trình độ tay nghề, các công nhân thi đua học hỏi, kết quả là bậc thợ của công nhân trong công ty không ngừng được nâng cao. Qua biểu bậc thợ trong sản xuất của công ty ta thấy: do có sự quan tâm thích đáng của cán bộ các cấp trong công ty, trình độ của người công nhân trong công ty ngày càng được nâng cao, số bậc thợ thấp ngày càng giảm đi và số bậc thợ cao ngày càng tăng lên. *Một số hình thức đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho công nhân của công ty -Do yêu cầu của kỹ thuật sản xuất cho nên tất cả các công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ít nhất 1 tháng ngay tại công ty về công nghệ sản xuất, vận hành máy móc thiết bị, an toàn lao động -Phương pháp đào tạo tại nơi làm việc: Các lao động có tay nghề vững, bậc thợ cao sẽ kèm cặp chỉ bảo hướng dẫn các lao động mới hoặc các lao động có trình độ thấp hơn. -Hàng năm công ty có tổ chức thi tay nghề: Tất cả mọi người đều phải thi, ai tiến bộ sẽ được tăng bậc thợ và tăng lương. *Đào tạo nâng cao năng lực quản lý áp dụng với tất cả các cấp quản trị, từ quản trị viên cấp cao đến quản trị viên cấp cơ sở. Một số phương pháp được áp dụng để nâng cao năng lực quản trị trong công ty -Cán bộ cao cấp trong công ty được cử đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý. -Cử kế toán trưởng đi học lớp kế toán trưởng và tham gia các khoá học để nắm bắt được các thay đổi trong các luật thuế của Nhà nước. 3.2.Phát triển nhân sự trong công ty Trong 3 năm gần đây nói chung việc quy hoạch nhân sự và cán bộ trong công ty ít có sự thay đổi đáng kể. Năm 2006 công ty có hai sự đề bạt cất nhắc: -Phó phòng tổng hợp lên trưởng phòng tổng hợp, lý do là trưởng phòng cũ về hưu. -Phó phòng kinh doanh lên trưởng phòng kinh doanh, lý do là trưởng phòng cũ chuyển nơi công tác. Mọi sự đề bạt cất nhắc trong nội bộ công ty đều được các cán bộ công nhân viên trong công ty ủng hộ nhiệt tình. -Ngoài ra còn có một số sự cất nhắc khác trong các phân xưởng sản xuất của công ty. -Trong 3 năm qua công ty đã tuyển dụng một số lao động vào các công việc khác nhau. 4.Tình hình đãi ngộ nhân sự trong công ty 4.1.Đãi ngộ vật chất Đãi ngộ vật chất trong công ty được thể hiện qua : tiền lương, tiền thưởng, một số phụ cấp và các thu nhập khác. *Tiền lương Có hai cách tính lương khác nhau trong công ty: -Đối với khối phân xưởng sản xuất: Bao gồm các công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân chế tạo khuân cối, phục vụ công nghệ và phục vụ quản lý ở phân xưởng thì sẽ sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cuối cùng. Việc phân phối tiền lương trực tiếp cho người lao động được giao cho quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm trên nguyên tắc: +Gắn với hiệu quả lao động. +Sản phẩm làm ra phải đạt chất lượng đến khâu cuối cùng và dựa trên đơn giá tiền lương công nghệ. +Phân phối tiền lương hàng tháng phải được thực hiện công khai tránh sự bình quân chủ nghĩa. +Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải được ghi vào sổ lương theo quyết định củ BLĐTBXH. +Không được sử dụng quỹ tiền lương vào các mục đích khác ngoài việc phân phối tiền lương cho người lao động. -Đối với khối phòng ban: Đối tượng áp dụng là các cán bộ quản lý, phục vụ, bảo vệ, công nhân kho công ty. áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, thanh toán trực tiếp cho từng người lao động. *Tiền thưởng và phụ cấp -Công ty có quỹ khen thưởng phụ cấp cho các cá nhân, các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. -Ngoài ra công ty còn có một số quỹ khác: quỹ phúc lợi và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên khi bị đau ốm, phụ cấp cho các trường hợp làm thêm, phụ cấp độc hại Biểu 7: tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty Đvị:1000đ Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%) 07/06 08/07 Tiền lương bình quân 500 480 540 -4 12.5 Tiền thưởng bình quân 80 70 90 -12.5 28.6 Thu nhập khác bình quân 100 110 110 10 - Tổng thu nhập bình quân 680 660 740 -2.9 12.1 (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty) Qua biểu 7 ta thấy: tổng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty có sự tăng giảm đáng kể qua từng năm, cụ thể là: -Năm 2007 so với năm 2006: do tình hình sản xuất kinh doanh có sự giảm sút cho nên tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên năm 2007 giảm 4% so với năm 2006. Trong công ty bộ phận sản xuất có thu nhập cao hơn các bộ phận khác vì thế khi sản xuất giảm sút thì doanh thu cũng giảm đi do vậy tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên cũng giảm theo. Trước tình hình giảm sút của tiền lương ban giám đốc công ty đã nỗ lực cố gắng cải thiện thu nhập cho các cán bộ công nhân viên trong công ty bằng các khoản thu nhập khác. -Năm 2008 so với năm 2007: do có sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh thu của công ty tăng mạnh cho nên tiền lương bình quân của cán bộ công nhân viên tăng 12.5% so với năm 2007 do vậy tổng thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng 12.1% đạt 740000đ. Qua biểu trên ta thấy thu nhập chủ yếu của cán bộ công nhân viên trong công ty chủ yếu là tiền lương, tiền thưởng trong công ty rất thấp. Công ty nên cải thiện chế độ tiền thưởng để khuyến khích hơn nữa các cán bộ công nhân viên. 4.2.Đãi ngộ tinh thần -Thường xuyên tổ chức các phong trào trong nội bộ công ty như: +Phong trào người tốt, việc tốt. + Phong trào lao động giỏi trong sản xuất. + Phong trào phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà. + Phong trào sinh đẻ có kế hoạch. + Phong trào thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ. -Tổ chức các cuộc vui chơi, liên hoan, tham quan nghỉ mát cho các cán bộ công nhân viên. Công tác này được tổ chức hàng năm nhằm tạo cho các cán bộ công nhân viên có được những giờ phút nghỉ ngơi sau một thời gian làm việc căng thẳng, mệt mỏi và tạo sự đoàn kết giữa các khối phòng ban, các tổ sản xuất. -Cuối năm họp biểu dương gương người tốt, việc tốt, tặng các giấy khen để khuyến khích tinh thần. 5.Hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm(2006-2007-2008) Qua biểu số 7 ta thấy: hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: -Năng suất lao động. -Khả năng sinh lời của một nhân viên. -Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương *Năng suất lao động So sánh năm 2007 so với năm 2006 ta thấy: năng suất lao động năm 2007 giảm 11.2 (trđ/ng) tương đương giảm 16.6%. Năm 2008 so với năm 2007 thì năng suất lao động tăng 6.7(trđ/ng) tương đương tăng 11.9%. Chỉ tiêu năng suất lao động là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của một công ty. Năng suất lao động thể hiện sức sản xuất của lao động và được đo lường bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động mà cao thì sẽ giảm được thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị hàng hoá tiêu thụ, giảm được hao phí lao động và giảm được giá thành sản xuất. Thông qua chỉ tiêu năng suất lao động ta thấy hiệu quả sử dụng lao động năm 2006 là cao nhất và thấp nhất là năm 2007. Đi sâu vào phân tích nguyên nhân giảm năng suất lao động ở năm 2007 ta thấy: +Doanh thu thuần năm 2007 giảm, tỷ lệ giảm là 9.6% tương ứng với số tiền là 780 trđ, điều này làm cho năng suất lao động giảm theo vì doanh thu thuần là một trong các yếu tố có sự ảnh hưởng quyết định tới năng suất lao động. +Trong khi doanh thu thuần có sự giảm sút thì tổng số nhân viên trong công ty có sự gia tăng. Năm 2007 tổng số nhân viên trong công ty tăng thêm 10 người, tỷ lệ tăng là 8.3% so với năm 2006. Tuy tỷ lệ tăng này không cao nhưng trong tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn cho nên nó cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động của công ty. Sang năm 2008 năng suất lao động của công ty tăng 11.9% tương ứng tăng 6.7 (trđ/ng). Đạt được tỷ lệ tăng này là do doanh thu thuần năm 2008 của công ty tăng đáng kể so với năm 2007, tỷ lệ tăng 24.8% trong khi đó tỷ lệ tăng về tổng số nhân viên là 11.5%. Do vậy, nếu so sánh năm 2008 và năm 2007 thì hiệu quả sử dụng lao động của năm 2008 được đo lường bằng chỉ tiêu năng suất lao động là tốt. *Khả năng sinh lời của một nhân viên So sánh năm 2007 và năm 2006 ta thấy khả năng sinh lời của một nhân viên năm 2007 giảm 41.8% so với năm 2008, giảm đi 0.7(trđ/ng). Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tổng lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 37% trong khi đó tổng số lao động lại tăng 8.3%. Năm 2008 so với năm 2007 khả năng sinh lời của một nhân viên tăng 74% tương đương tăng 0.7(trđ/ng). Năm 2008 khả năng sinh lời của một nhân viên tăng vì do tổng lợi nhuận sau thuế tăng 94% trong khi đó tổng số nhân viên trong công ty cũng có sự gia tăng nhưng với số lượng nhỏ hơn 11.5%. Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của công ty, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Vậy qua sự phân tích trên ta thấy: thông qua khả năng sinh lời của một nhân viên để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động qua từng năm ta thấy hiệu quả sử dụng lao động năm 2007 là thấp nhất còn năm 2006 và năm 2008 là bằng nhau. *Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. Năm 2007 hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm13.3% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần năm 2007 giảm mạnh trong khi đó tổng quỹ lương lại tăng vì tổng số lao động tăng, do vậy hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương là không tốt. Năm 2008, hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm 0.5% so với năm 2007. nguyên nhân là do tỷ lệ tăng của tổng quỹ lương là 25.5% tăng cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là 24.8%. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của công ty trong 3 năm qua, năm 2006 hiệu quả sử dụng lao động của công ty là tốt nhất, sau đó giảm dần vào 2 năm sau. Chương 3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần Cầu Xây I. đánh giá về công tác quản trị nhân sự của công ty. 1. Ưu điểm: *Ban lãnh đạo -Ban lãnh đạo trong công ty có trình độ năng lực cao do vậy đã nhận định đúng đắn, thấy được hết khó khăn mà công ty phải vượt qua đặc biệt là cuộc cạnh tranh gay gắt có phần thiếu cân sức với sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc, bên cạnh đó còn phải cạnh tranh không kém phần quyết liệt với các sản phẩm của nhiều đơn vị trong nước nên đã đề ra các chính sách rất hợp lý cho sự phát triển của công ty. -Có sự phân công mỗi đồng chí trong Ban Giám Đốc phụ trách từng công việc cụ thể để nắm vững tiến độ sản xuất kinh doanh hàng ngày, chỉ đạo phòng ban chức năng sử lý kịp thời những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. -Có chủ trương định hướng phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, để nâng cao năng suất lao động tạo tiền đề cho sự phát triển. *Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty -Cán bộ kỹ thuật giám sát có trình độ kỹ thuật cao tay nghề vững, chịu trách nhiệm giám sát từng phân xưởng sản xuất, trực tiếp theo dõi tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. -Các nhân viên trong các phòng ban chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất. Cân đối đồng bộ, xây dựng và giao kế hoạch tác nghiệp kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất trong các phân xưởng. -Đội ngũ công nhân trong công ty có tay nghề cao, có sức khoẻ tốt. -Các nhân viên trong công ty đoàn kết tương thân tương ái giúp đỡ nhau trong hoạn nạn khó khăn. *Công tác tổ chức lao động -Có nhiều linh hoạt và hợp lý, đảm bảo số lao động phục vụ kịp thời kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đặc biệt những tháng thời vụ sản xuất có nhiều biến động đã có sự điều phối lao động thích hợp, đảm bảo không gây ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. Trên cơ sở đó đã giải quyết đủ việc làm thường xuyên cho người lao động. Chấm dứt tình trạng người lao động phải nghỉ việc do thiếu việc làm đồng thời đáp ứng cung cấp đủ lao động cho việc thực hiện kế hoạch của từng đơn vị sản xuất cũng như kế hoạch chung của toàn công ty. -Bộ phận lao động gián tiếp đã được bố trí phù hợp với công việc của từng phòng ban, không còn tình trạng dư thừa lao động. Hiệu quả quản lý và chất lượng lao động tăng lên rõ rệt. *Công tác đời sống -Người lao động trong công ty có đủ việc làm đều đặn, điều kiện làm việc cho người lao động được cải thiện. -Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo luật định, không gây ảnh hưởng gì đến việc làm, chế độ cho cán bộ công nhân viên khi đến tuổi nghỉ hưu cũng như các chế độ khác của người lao động. -Quan tâm đầy đủ đến công tác tinh thần cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty bằng rất nhiều các hình thức khác nhau: thăm hỏi động viên công nhân viên nhân các dịp lễ tết, ốm đau. -Hàng năm tổ chức nghỉ mát cho các cán bộ công nhân viên, tạo cho họ có thời gian nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng. -Phát động nhiều phong trào thi đua cho toàn thể anh chị em trong công ty: “ Người tốt việc tốt”, “Lao động giỏi”, hàng năm đều có tổng kết khen thưởng. 2. Nhược điểm -Mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất cũng như giữa các phòng ban chức năng còn chưa được chặt chẽ, do đó có lúc còn xảy ra sự mất đồng bộ ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất. -Công tác quản lý đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thợ có tay nghề cao còn lỏng lẻo chưa khai thác hết được khả năng của họ, dẫn đến trong sản xuất còn trì trệ và kém nhạy bén. -ý thức vệ sinh công nghiệp còn yếu, tác phong công nghiệp của công nhân lao động chưa cao. -Quản lý chất lượng lao động còn chưa chặt chẽ, vẫn còn tồn đọng cơ chế tư tưởng bao cấp ở một số cán bộ công nhân viên dẫn đến hiệu suất lao động chưa cao. -Tính tự giác dân chủ của cán bộ công nhân viên chưa được phát huy nên chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay. -Chưa cân đối được lao động theo giờ máy để nâng cao năng suất lao động. -Ngoài ra còn có một số cán bộ công nhân trong công ty có trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn non kém, chất lượng làm việc chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, ý thức trách nhiệm trong công việc chưa cao. -Công tác khuyến khích vật chất như tiền lương, tiền thưởng chưa phát huy được vai trò của mình vì tiền thưởng còn quá ít. Không có tác dụng kích thích mạnh mẽ. Đi sâu vào phân tích công tác quản trị nhân sự trong công ty ta thấy: 1/Phân tích công việc -Công ty chưa coi trọng việc phân tích công việc. Phân tích công việc chưa được thực hiện chuyên sâu, không có cán bộ chuyên trách đảm nhận, không được tiến hành một cách khoa học. -Đây là một nội dung quan trọng trong quản trị nhân sự cho nên công tác này chưa được thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng tới một số công tác khác. -Việc nghiên cứu phân tích công việc chỉ dừng lại ở sự nhìn nhận khách quan bên ngoài và ý kiến chủ quan của người phân tích vì vậy nó ảnh hưởng tới việc đánh giá chất lượng công việc. Đó chính là việc dẫn đến tình trạng là một số cán bộ trong công ty có trình độ chuyên môn kém, không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của công việc. -Vì công tác phân tích công việc chưa được thực hiện tốt cho nên nó cũng ảnh hưởng tới công tác chuẩn bị nội dung đào tạo bồi dưỡng trình độ để đáp ứng các yêu cầu của công việc. 2/Tuyển dụng nhân sự -Nguồn tuyển dụng nhân sự chủ yếu là từ bên ngoài doanh nghiệp và chủ yếu là tuyển các lao động trực tiếp làm việc trong các phân xưởng. Năm 2007 công ty có tuyển dụng thêm một số lao động trong khi tình hình kinh doanh của công ty không mấy khả quan điều này là hoàn toàn bất hợp lý, do đó nó đã ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của công ty. - Do công ty chỉ dán thông báo tuyển dụng nhân sự ở tại công ty và thông báo nội bộ cho nên có sự hạn chế về số lượng người tham gia dự tuyển và công ty không có nhiều cơ hội chọn lựa những nhân sự có trình độ cao hơn. -Ban giám đốc trong công ty luôn xác định nhân tố quý giá nhất của công ty là con người, mỗi một cá nhân trong công ty mà tốt thì sẽ làm cho công ty tốt lên. Từ nhận định đó cho nên trong mấy năm gần đây tuy số lượng được tuyển dụng vào công ty không nhiều nhưng chất lượng của công tác tuyển dụng là tương đối cao. -Do được sự quan tâm của Ban giám đốc cho nên các bước tuyển dụng được tiến hành tương đối tốt vì vậy cho nên số người được tuyển dụng vào công ty đa phần là các công nhân có tay nghề cao, có sức khoẻ tốt. -Quá trình tuyển dụng được các cán bộ nhân viên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2632.doc
Tài liệu liên quan