Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tổng nộp ngân sách, quỹ lương, lương lao động bình quân đều tăng khá cao điều đó chứng tỏ Công ty đang làm ăn có hiệu quả và tăng trưởng mạnh. Trong năm 2005 này, sẽ khó giữ vững mức tăng trưởng đó, vì thị trường sẽ không được như các năm trước, yêu cầu của thị trường sẽ khắt khe và đa dạng hơn. Thị trường vật tư thế giới biến động sẽ khó có việc ổn định giá của các sản phẩm, vấn đề cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Năm 2005 là năm đầu hội nhập AFTA nên sự cạnh tranh với các sản phẩm trong khu vực sẽ rất quyết liệt. Hơn nữa, năm 2005 cũng là năm Công ty chuyển đổi mô hình tổ chức doanh nghiệp từ công ty Nhà nước sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên phải đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, đầu tư nhiều hơn nữa thì Công ty mới ổn định và phát triển được.
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH nhà nước một thành viên thiết bị đo điện – Bộ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều bằng khen, giấy khen, cờ luân lưu của Chính phủ và Bộ Công nghiệp. Đặc biệt năm 2001, công ty đã vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng hai do Nhà nước trao tặng.
II. cơ cấu tổ chức bộ máy công ty
Sơ Đồ: Tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Giám đốc
đại diện lãnh đạo vế chất lượng
p.giám đốc
P.giám đốc
k.s bình minh
p.tổ chức
p.x cơ dung
p. kỹ thuật
p. quản lý c. lượng
p.x đột dập
p. tài vụ
p.x ép nhựa
p.x cơ khí
p. lao động
p. bảo vệ
p.x lắp ráp 1
p. hành chính
p.x lắp ráp 2
p. kế hoạch
p.x lắp ráp 3
p. vật tư
1. Tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Tổ chức bộ máy quản trị Công ty theo mô hình trực tuyến từ Giám đốc xuống thẳng các phòng ban mà không qua trung gian, gồm có:
- Giám đốc là người có quyền cao nhất và cũng đồng thời là người chịu mọi trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phụ trách chuyên sâu về tổ chức, lao động, kỹ thuật, công nghệ.
- 1 P.Giám đốc phụ trách chuyên sâu về SX và tiêu thụ sản phẩm.
- 1 Phó Giám đốc kiêm kế toán trưởng, phụ trách về vấn đề tài chính Công ty.
- 9 Phòng ban chức năng với cán bộ quản lý được đào tạo chuyên môn hoá giúp đỡ Ban giám đốc kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
2. Cơ cấu sản xuất của Công ty: gồm 7 phân xưởng
- Phân xưởng Cơ điện dụng cụ: chế tạo khuôn mẫu cung cấp cho các phân xưởng trên, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.
- Phân xưởng đột dập:
- Phân xưởng ép nhựa:
+ Sản xuất các chi tiết nhựa; sơn phủ các chi tiết đảm bảo mỹ thuật và chống gỉ tốt.
+ Tổ chức dây chuyển sản xuất hợp lý, khoa học, bố trí lực lượng lao động hợp lý, hiệu quả. Phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị, phòng chức năng đảm bảo chi tiết bán thành phẩm đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật cao, cung cấp cho các đơn vị bạn đúng tiến độ đề ra.
+ Quản lý và khai thác tốt nhất các thiết bị để đảm bảo độ chính xác gia công các chi tiết gia công và lắp ráp chính xác, đúng kỹ thuật, tổ chức chuyên môn hoá chi tiết cho từng cá nhân để đạt trình độ thành thạo về kỹ thuật với từng chi tiết sản phẩm.
+ Đảm bảo đúng quy trình công nghệ cho từng loại nhựa, loại sơn để chi tiết sản xuất đúng yêu cầu kỹ thuật (độ cách điện, độ co ngót, tốc độ lão hoá chậm). Quản lý và sử dụng tốt các loại khuôn mẫu đảm bảo tuổi thọ và độ chính xác cao.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất (và nhiệm vụ đột xuất) của công ty giao ban. Đảm bảo dây chuyền sản xuất liên tục, đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị, tiết kiệm vật tư nguyên nhiên liệu, tránh lãng phí .
+ Phản ánh kịp thời với các đơn vị khác những vướng mắc cần giải quyết và cải tiến.
- Phân xưởng Cơ khí: Công nghệ chủ yếu là: Bào, tiện, nguội, phay, gia công cơ khí các chi tiết sản phẩm, lắp ráp cầu chì rơi để đưa sang phân xưởng Hoá.
- Phân xưởng lắp ráp 1:
+ Lắp ráp thành phẩm công tơ 1 pha các loại.
+Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, khoa học, bố trí lực lượng lao động hợp lý, hiệu quả. Thực hiện lắp ráp các chi thiết và hiệu chỉnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình để đảm bảo các sản phẩm đều có tính năng kỹ thuật và chất lượng như nhau.
+ Phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng; luôn tiếp cận và lắng nghe ý kiến của khách hàng để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, luôn phản ánh chất lượng sản phẩm, những vướng mắc tồn tại đề xuất cùng các đơn vị có biện pháp giải quyết. Thực hiện các quy định của công ty đề ra trong quản lý SX-KD.
+ Có biện pháp cải tiến và tham gia quản lý CLSP; đúc kết các kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý CLSP. Quản lý tốt các thiết bị hiệu chỉnh, lắp ráp, định kỳ kiểm tra để chất lượng ổn định. Giữ gìn VSCN không để bụi lọt vào sản phẩm.
+ Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và nhiệm vụ đột xuất của Công ty giao cho. Đảm bảo ATLĐ, tiết kiệm khi sử dụng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu.
- Phân xưởng lắp ráp 2:
+ Lắp ráp công tơ 3 pha, đồng hồ Vôn ampe, máy biến dòng.
+ Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, khoa học, bố trí lực lượng lao động hợp lý, hiệu quả, thực hiện lắp ráp các chi tiết và hiệu chỉnh theo đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình để đảm bảo các sản phẩm đều có tính năng kỹ thuật và chất lượng như nhau.
+ Phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, luôn tiếp cận và lắng nghe ý kiến của khách hàng để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng; luôn phản ánh chất lượng sản phẩm, những vướng mắc tồn tại đề xuất cùng các đơn vị có biện pháp giải quyết. Thực hiện các quy định của công ty đề ra trong quản lý SX-KD
+ Có biện pháp cải tiến và tham gia quản lý CLSP, đúc kết các kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý CLSP. Quản lý tốt các thiết bị hiệu chỉnh, lắp ráp, định kỳ kiểm tra để chất lượng ổn định. Giữ gìn VSCN không để bụi lọt vào sản phẩm.
+ Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và nhiệm vụ đột xuất của Công ty giao cho. Đảm bảo ATLĐ; tiết kiệm khi sử dụng vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu.
- Phân xưởng lắp ráp 3:
+ Thực hiện chế tạo và xuất xưởng hoàn chỉnh các loại TU,TI, cầu chì rơi…
+ Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, khoa học, bố trí lực lượng lao động hợp lý, hiệu quả. Thực hiện lắp ráp các chi tiết đúng quy trình công nghệ, đảm bảo các sản phẩm đều có tính năng kỹ thuật và chất lượng như nhau.
+ Phối kết hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng; luôn tiếp cận và lắng nghe ý kiến của khách hàng để đảm bảo sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, luôn phản ánh chất lượng sản phẩm, những vướng mắc tồn tại đề xuất cùng các đơn vị có biện pháp giải quyết. Thực hiện các quy định của công ty đề ra trong quản lý SX-KD.
+ Có biện pháp cải tiến và tham gia quản lý CLSP, đúc kết kinh nghiệm thực tế về công tác quản lý CLSP. Quản lý tốt nhiệm vụ đột xuất của công ty giao cho. Đảm bảo ATLĐ; tiết kiệm khi sử dụng vật tư, nguyên, nhiên liệu.
3. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban :
- Phòng tổ chức: có nhiệm vụ làm tham mưu cho Giám đốc về quản lý, sắp xếp đội ngũ công nhân viên chức, thực hiện các chính sách đào tạo, đề bạt cán bộ.
- Phòng Kỹ thuật: thiết kế kỹ thuật, chỉ đạo đến từng phân xưởng về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, theo dõi kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất. Phụ trách nâng cấp tay nghề cho công nhân và tham gia giám sát việc thực hiện ISO -9001.
- Phòng quản lý CL: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, theo dõi thường trực ISO - 9001 chịu trách nhiệm về hệ thống màu chuẩn, thiết bị đo lường và tham gia giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Phòng Tài vụ: Tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn, xây dựng các kế hoạch tài chính cho sản xuất kinh doanh, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc ký kết, thực hiện các hợp đồng.
- Phòng lao động tiền lương: Phối hợp với phòng Tổ chức quản lý lao động, thực hiện các nghiệp vụ về trả công cho người lao động, tổ chức việc thực hiện trả lương hàng năm, thực hiện các nội quy, quy chế lao động.
- Phòng bảo vệ: Tổ chức việc bảo vệ an toàn tài sản, giám sát việc chấp hành nội quy kỷ luật của Công ty.
- Phòng Hành chính: Quản lý các công trình nhà cửa, hội trường…. phục vụ hội nghị, in ấn tài liệu. Tổ chức công tác vệ sinh môi trường khám sức khoẻ cho công nhân viên.
- Phòng Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, có biện pháp khắc phục những mặt mất cấn đối trong sản xuất.
- Phòng Vật tư : Quản lý và lập kế hoạch vật tư, ký kết các hợp đồng khai thác vật tư và gia công các chi tiết phụ với bên ngoài.
III. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện là một trong 7 thành viên thuộc Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện hoạt động theo điều lệ được hội đồng quản trị Tổng Công ty duyệt và ban hành.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm và kinh doanh các ngành nghề sau:
- Sản xuất, buôn bán, bán lẻ đồng hồ đo đếm điện, thiết bị điện cao thế, hạ thế, máy biến dòng, cầu chì rơi, các loại công tơ 1 pha, 3 pha…
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao
- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ với Nhà nước
- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên
IV. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty:
1. Tình hình sản xuất:
Sơ đồ tổ chức quy trình sản xuất của công ty
PX Hàn gò
PX cơ khí
PX ép nhựa
PX lắp ráp I,II
Kho thành phẩm
KCS
Kho vật liệu
PX cơ dụng
Nhìn chung trong 3 năm qua 2002 - 2003 - 2004 sản phẩm của Công ty luôn chiếm được lòng tin của khách hàng về giá cả và chất lượng, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều đó được phản ánh qua Biểu 1 về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Biểu1:Tình hình sản xuất của Công ty trong 3 năm
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2002
2003
2004
KH
TH
TT%
KH
TH
TT%
KH
TH
TT%
Doanh thu
Tỉ đồng
121
140
15,7
161
220
36,6
264
317
20%
Số lượng SP
Chiếc
9860000
11072000
12.3
12500000
16731000
33.85
20900000
24640000
17
Nguồn: Công ty tnhh Thiết Bị Đo Điện
Ta thấy các chỉ tiêu: Doanh thu, lợi nhuận, tổng nộp ngân sách năm sau đều tăng cao so với năm trước nhưng tốc độ tăng lại không đồng đều. Nhất là chỉ tiêu lợi nhuận năm 2003 so với năm 2002 tăng 47% nhưng năm 2004 so với năm 2003 thì chỉ tăng có 25%. Tốc độ tăng lợi nhuận năm 2004 chậm hơn năm 2003. Đó là do mở rộng quy mô sản xuất nên các chỉ tiêu đều tăng. Còn lợi nhuận tăng chậm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, chiến tranh giữa các quốc gia (Mỹ - Irắc) làm tỉ giá ngoại tệ tăng mà Công ty lại phải nhập khẩu nguyên vật liệu nên giá thành tăng trong khi giá bán không đổi. Việc quản lý chi phí của Công ty chưa có hiệu quả, một số phân xưởng còn tình trạng lãng phí nguyên vật liệu. Quy mô sản xuất, địa điểm sản xuất được mở rộng thì số lao động tăng là tất yếu và Công ty vẫn đảm bảo được mức lương bình quân cao so với mặt tiền bằng tiền lương chung của khối doanh nghiệp Nhà nước.
Như vậy có thể nói tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua là tương đối tốt. Có được thành công này là do Công ty có thuận lợi về vị trí kinh doanh, về sự quan tâm của Nhà nước và còn phải kể đến tinh thần của toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty và đội ngũ lãnh đạo có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết.
Mục tiêu chiến lược của Công ty trong năm 2005
- Tiếp tục củng cố các mặt quản lý để đạt hiệu quả cao chú trọng công tác quản lý KHKT.
- Tiếp tục phát huy hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9001
- Đẩy mạnh công tác đầu tư chiều sâu, trang bị thêm các thiết bị công nghệ, và kiểm tra hiện đại cao để nâng cao năng suất và chất lượng.
- Tổ chức nghiên cứu các sản phẩm mới, tổ chức sản xuất hàng loạt các loại công tơ điện từ 1 pha, 3 pha đa chức năng và các loại đồng hồ điện tử.
- ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống giữ vững thị trường nội địa và tăng cường xuất khẩu. Phấn đấu xuất khẩu trực tiếp.
- Thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi doanh nghiệp thành Công ty TNHH một thành viên.
- Củng cố tăng cường công tác cán bộ tạo ra một lực lượng mạnh về phẩm chất và năng lực để tiếp tục đưa Công ty ngày càng phát triển.
Biểu 2: Chỉ tiêu kế hoạch 2005
Chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị
Chỉ tiêu
- Tổng sản lượng
- Doanh thu
- Lợi nhuận
Các sản phẩm chủ yếu
- Công tơ một pha
- Công tơ ba pha
- TI hạ thế
- TI Trung thế
- TU Trung thế
- Đồng hồ Vol + Ampe
Các sản phẩm mới
- Công tơ một pha điện tử
- Công tơ ba pha điện tử
- Đồng hồ điện tử các loại
ĐVN
ĐVN
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
195.000.000.000
330.000.000.000
15.500.000.000
24.500.000
180.000
100.000
85.000
12.000
48.300
100.000
5.000
10.000
Nguồn: Công ty tnhh Thiết Bị Đo Điện
Biện pháp thực hiện kế hoạch SXKD năm 2005
- Coi trọng công tác đầu tư đổi mới công nghệ với các thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, đẩy mạnh phong trào KHKT, tổ chức phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật mạnh mẽ.
- Tăng cường công tác quản lý kế hoạch vật tư, lao động, kỹ thuật để giảm chi phí, hạ giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh.
- Tăng cường sự phân cấp xuống các phòng ban phân xưởng để từng đơn vị chủ động trong công tác đem lại hiệu quả cao.
- Thông tin đầy đủ tình hình nhiệm vụ của Công ty hàng tháng hàng quý để mọi người biết cùng bàn bạc, tìm các giải pháp tích cực để thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm:
Sản lượng tiêu thụ phần nào phản ánh nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm của Công ty, phản ánh mức độ thích ứng của sản phẩm với yêu cầu cầu của khách hàng và điều quan trọng nhất là qua đó có thể đánh giá được kết quả tiêu thụ của Công ty trong một khoảng thời gian cụ thể.
Căn cứ vào Biểu 2, có thể thấy tình hình sản lượng tiêu thụ tăng khá nhanh với tốc độ khoảng 45% mỗi năm. Xét về cơ cấu sản lượng tiêu thụ thấy có sự biến chuyển dần qua các năm, cụ thể là: Công tơ điện 1 pha là sản phẩm chiếm nhiều ưu thế (hơn 80%) tổng sản phẩm tiêu thụ) và có xu hướng tăng về số tuyệt đối. Qua 2 năm, sản lượng công tơ tiêu thụ được năm 2003 so với năm 2002 đã tăng lên gấp đôi nhưng tốc độ tăng đã giảm ở năm 2004. Nếu năm 2003 tốc độ tăng sản lượng là 51% thì đến năm 2004 chỉ còn 47%. Công tơ 3 pha tăng đều đặn mỗi năm hơn 13.000 cái, nhưng tỉ trọng trong kết cấu tổng số sản phẩm tiêu thụ đã giảm đáng kể TU, TI hạ thế đang có xu hướng tăng dần cả về số tuyệt đối và số tương đối TI, TU Trung thế năm 2004 có sự tăng đột biến về sản lượng tiêu thụ đạt 502% so với năm 2002. Đồng hồ U - A đang giảm sút về sản lượng tiêu thụ mặc dù năm 2004 sản lượng đã tăng lên 8% so với năm trước nhưng vẫn chỉ bằng 76% năm 2002.
Tóm lại, qua phân tích tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty ta thấy được phần nào nhu cầu của thị trường trong những năm vừa qua. Đó là nhu cầu lớn về công tơ 1 pha, TI, TU trung thế nhu cầu về đồng hồ giảm đi đáng kể.
3. Chi phí lợi nhuận của các năm
Nhìn vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua ta thấy các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tổng nộp ngân sách, quỹ lương, lương lao động bình quân đều tăng khá cao điều đó chứng tỏ Công ty đang làm ăn có hiệu quả và tăng trưởng mạnh. Trong năm 2005 này, sẽ khó giữ vững mức tăng trưởng đó, vì thị trường sẽ không được như các năm trước, yêu cầu của thị trường sẽ khắt khe và đa dạng hơn. Thị trường vật tư thế giới biến động sẽ khó có việc ổn định giá của các sản phẩm, vấn đề cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Năm 2005 là năm đầu hội nhập AFTA nên sự cạnh tranh với các sản phẩm trong khu vực sẽ rất quyết liệt. Hơn nữa, năm 2005 cũng là năm Công ty chuyển đổi mô hình tổ chức doanh nghiệp từ công ty Nhà nước sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nên sẽ gặp không ít khó khăn. Do đó, tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên phải đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, đầu tư nhiều hơn nữa thì Công ty mới ổn định và phát triển được.
Biểu 3: Phân tích tình hình sản lượng tiêu thụ
Đơn vị: Chiếc
Sản phẩm
2002
2003
2004
So sánh
SL
TT %
SL
TT %
SL
TT %
2003/2002
2004/2003
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Công tơ 1 pha
10.850.000
82
16.475.000
86
24.325.000
88
5625.000
151
7850
147
Công tơ 3 pha
95.000
7.3
127.000
6.7
162.000
5.9
32.000
134
35.000
127
TI hạ thế
92.500
7.2
105.000
5.5
117.500
4.3
12.500
110
12.500
111
TI trung thế
1422
0.1
1622
0.08
8155
0.3
200
114
6533
502
TU trung thế
630
0.04
330
0.01
1747
0.06
-300
52
1417
529
Đồng hồ V - A
33.335
2.5
23.047
1.2
25.000
09
-10.288
69
1953
108
Tổng
100
100
100
Biểu 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2002 - 2003 – 2004
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
So sánh năm 2002 và 2003
So sánh năm 2003 và 2004
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Doanh thu
Trđ
140.000
220.000
317.000
80.000
56
97.000
45
Chi phí
Trđ
122.000
195.000
285.000
73.000
58
90.000
47
LN sau thuế
Trđ
6.200
9.200
11.700
3.000
47
2.500
25
Nộp NS
Trđ
11.200
15.000
19.000
3.8000
34
4.000
30
Quỹ lương
Trđ
12.500
17.500
20.000
5.000
31
2.500
21
Số lao động
Người
506
610
668
104
20.5
58
11.5
Lương bình quân
Ngđ
2.280
2.495
2.775
215
10.9
280
11.2
Nguồn: Công ty tnhh Thiết Bị Đo Điện
V. Tình hình quản trị nhân sự
1. Cơ cấu lao động hiện nay:
Biến động nhân sự theo cấu trúc tổ chức nhằm xem xét việc phân bố lao động của từng bộ phận.
Do mở rộng quy mô sản xuất, do mở rộng phân xưởng lắp ráp và tách thành ba phân xưởng nên số lao động tăng nhiều trong 3 năm qua. Năm 2003 so với năm 2002 tăng 104 người, năm 2004 so với năm 2003 tăng 58 người. Số nhân viên các phòng ban biến động không nhiều - chỉ tăng ở phòng vật tư, phòng kỹ thuật và phòng KCS. Sự biến động nhân sự qua 3 năm chủ yếu tăng ở các phân xưởng sản xuất do tuyển thêm lao động sản xuất trực tiếp - chủ yếu ở phân xưởng lắp ráp.
Biến động theo vai trò lao động nhằm xác định hiệu quả lao động của từng bộ phận.
Lao động gián tiếp giảm về tỷ trọng vì tổng số lao động tăng cao. Lao động sản xuất tăng nhiều là do nhu cầu sản xuất sản phẩm của Công ty luôn trong tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu thì Công ty phải tăng thêm lao động sản xuất là cần thiết.
Biến động theo giới tính.
Lao động nam tăng về số lượng nhưng giảm vể tỷ trọng, ngược lại, lao động nữ có xu hướng tăng lên. Trong một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Thiết bị đo điện thì tỷ trọng lao động nam lớn hơn tỷ trọng lao động nữ là hợp lý.
Biến động hình thức tuyển dụng.
Lao động theo hình thức hợp đồng ngắn hạn và dài hạn đều tăng qua mỗi năm nhưng lao động có hợp đồng ngắn hạn tăng rất lớn làm tỷ trọng lao động theo hợp đồng dài hạn giảm xuống từ 85% năm 2002 xuống còn 70,4% năm 2003. Công ty ký hợp đồng dài hạn với nhân viên có trình độ và năng lực bổ xung cho bộ máy kinh doanh. Công nhân trực tiếp sản xuất chỉ ký hợp đồng ngắn hạn từ 1 đến 3 năm vì việc đầu tư máy móc hiện đại có công suất lớn có thể dẫn đến giảm số lượng công nhân trực tiếp sản xuất nhưng nếu công nhân tỏ ra có năng lực và trình độ thì sau một thời gian công ty sẽ ký tiếp hợp đồng dài hạn cho họ.
Biến động theo tuổi tác.
Số lao động trong từng độ tuổi đều tăng nhưng mạnh nhất là lao động ở tuổi 35, lao động từ 55 tuổi trở lên chủ yếu là nam giới. Bộ phận lãnh đạo chỉ có 40 người. Công ty áp dụng chế độ hưu trí: nam 60 tuổi, nữ 50 tuổi. Với cơ cấu lao động trẻ như vậy, Công ty có thể dễ dàng khai thác khả năng sáng tạo của nhân viên và nhanh chóng bắt nhịp cùng cơ chế thị trường, nơi mà sự cạnh tranh diễn ra gay gắt.
Biến động theo trình độ chuyên môn.
Ba năm qua số lao động của Công ty biến động rất lớn nhưng số nhân viên có trình độ cao tăng rất ít mà chủ yếu là tăng số công nhân. Trong công ty không ai có trình độ cao học, trình độ đại học chỉ có khoảng 57 người. Điều đó chỉ ra rằng kỹ năng nghề nghiệp của nhân sự trong Công ty chưa đạt trình độ cao. Hơn nữa, số người tốt nghiệp đại học khối kinh tế và kỹ thuật cũng không nhiều. Tỷ trọng lại giảm từ 10,9% xuống còn 5,83% so với tổng thể. Số lao động có trình độ trung cấp cũng giảm từ 6,5% xuống còn 5,3% so với tổng số. Số công nhân tăng mạnh trong 3 năm gồm cả công nhân kỹ thuật và lao động thủ công tăng từ 8,2% năm 2002 so với tổng thể lên đến 86,17% năm 2004. Điều đó là hợp lý đối với một doanh nghiệp sản xuất.
2. Tuyển dụng nhân viên, công nhân:
+ Xác định mục đích nhu cầu tuyển dụng:
Thực tế hàng năm Công ty luôn có một lực lượng lao động đến tuổi về hưu, hết hạn hợp đồng hay chuyển công tác khác, do đó vị trí trước đây của họ giờ bị trống hoặc do nhu cầu cần thiết phải có vị trí công tác mới để đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ những yêu cầu cụ thể đó Công ty đi đến quyết định tuyển người.
Khi nhu cầu về nhân sự nảy sinh Phòng lao động tiền lương, Phòng tổ chức cán bộ sẽ kết hợp với các phòng ban có liên quan đưa ra 1 phiếu yêu cầu về nhân sự. Phiếu này ghi rõ: Chức danh công việc, tên bộ phận, và ngày tháng cần nhân viên đó bắt đầu làm việc. Sau đó căn cứ vào bản mô tả công việc mà phòng Tổ chức cán bộ cùng với Ban giám đốc sẽ đưa ra một bản tiêu chuẩn về: trình độ, ngoại hình, yêu cầu sức khoẻ mà người dự tuyển phải có.
+ Nguồn tuyển dụng:
Công ty tuyển dụng nhân viên từ nguồn bên ngoài chủ yếu thông qua thông tin bạn bè, đồng nghiệp, con em trong Công ty. Các nhân viên đang làm trong Công ty biết số người thân của mình đang cần việc làm và biết khả năng của những người mà họ giới thiệu. Hơn nữa, nhân viên trong Công ty yêu thích công việc của mình nên đương nhiên cũng muốn người thân bạn bè vào làm việc cùng 1 công ty.
Việc tuyển dụng nhân viên từ nguồn này giảm bớt chi phí tuyển dụng vì Công ty không phải đăng báo, ti vi, quảng cáo để tìm người. Công ty chỉ thông báo trong nội bộ để tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty được biết cụ thể nhu cầu tuyển người chỉ sau một thời gian ngắn Công ty đã nhận được hồ sơ các ứng cử viên.
+ Tiêu chuẩn tuyển dụng: Theo quy chế của Công ty.
+ Số lượng tuyển dụng qua các năm: chỉ tuyển khi có nhu cầu thật cần thiết. Năm 2003, do nhu cầu sản xuất phát triển Công ty tuyển thêm 104 nhân viên: 3 kỹ sư cho phòng kỹ thuật, 3 nhân viên cho phòng KCS số còn lại là công nhân, nhân viên của các phân xưởng. Năm 2004, Công ty tuyển thêm 58 người chủ yếu là cho các phân xưởng sản xuất.
+ Phương pháp tuyển dụng:
Trong công tác tuyển dụng công nhân sản xuất cũng như nhân viên hành chính, Công ty thường tiến hành chủ yếu qua phương pháp kiểm tra hồ sơ, làm bài kiểm tra chính thức, phỏng vấn trực tiếp.
Sau khi ứng cử viên nộp hồ sơ xin việc tại phòng tổ chức, bộ phận làm công tác tuyển dụng của phòng sẽ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ của từng ứng cử viên xem đã có đầy đủ các giấy tờ cần thiết theo đúng yêu cầu mà Công ty đặt ra chưa.
Những hồ sơ sau khi đựơc xem xét sẽ được phân ra làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Gồm những bộ hồ sơ không đạt yêu cầu
Nhóm 2: Gồm những bộ hồ sơ tạm thời chấp nhận được. Sau đó Ban Giám đốc cùng phòng tổ chức và bộ phận làm công tác tuyển dụng sẽ cùng họp và nghiên cứu hồ sơ của nhóm 2 trước khi tổ chức kiểm tra kiến thức của các ứng cử viên.
Việc cho thí sinh làm bài kiểm tra sẽ giúp Công ty kiểm tra được trình độ chuyên môn, khả năng hiểu biết về lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời khi làm bài viết, thí sinh có đủ thời gian để viết đầy đủ và chính xác những suy nghĩ, kiến thức khả năng của mình, tạo được sự tự tin, bình tĩnh mà ở một số người thường hay mắc phải là bị mất bình tĩnh trong phỏng vấn. Bài kiểm tra sẽ được tất cả các thành viên Ban giám khảo chấm một cách độc lập để đảm bảo tính khách quan cho thí sinh.
Sau đó các thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn sẽ cho Ban giám khảo những nhận định chính xác hơn về từng ứng cử viên như: hình dáng, cách ăn nói, ứng xử, tính năng động… Cuộc phòng vấn được tiến hành theo hình thức hội đồng, tức là từng thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi của Ban Giám khảo. Thành viên Ban Giám khảo gồm có:
- Đại diện của Ban lãnh đạo Công ty
- Trưởng phòng Tổ chức
- Thủ trưởng đơn vị có liên quan
Ban giám khảo sẽ cho điểm riêng với từng thí sinh.
Trong quá trình phỏng vấn, Ban giám khảo của Công ty luôn tạo cho thí sinh cảm giác thoải mái, tự tin để nói rõ về bản thân mình cũng như trình độ của mình.
Cuối cùng Ban giám khảo sẽ đưa ra những đánh giá riêng về từng ứng cử viên. Căn cứ vào điểm số đã cho và đối chiếu với bản tiêu chuẩn đã đề ra mà quyết định sẽ chọn ứng cử viên nào.
* Tuyển dụng nhà quản trị:
Trong bất kỳ công ty nào, vai trò của nhà quản trị rất quan trọng. Họ phải chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề liên quan đến sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Do vậy nhà quản trị phải có khả năng trình độ về cả tổ chức và chuyên môn để có thể theo dõi, nắm bắt được tình hình và đưa ra những quyết định chính xác nhất. Vì vậy việc tìm kiếm, lựa chọn, tuyển dụng được những người như trên là cả một vấn đề phức tạp, giữ vai trò quyết định đến sự thành công của một tổ chức.
Các cấp quản trị trung gian từ cấp phó phòng, phó quản đốc trở lên đều tuyển chọn trong nội bộ doanh nghiệp.
Đây là cách làm đúng vì những người được thăng chức là người đủ năng lực, hiểu được những tồn tại trong Công ty nêu sẽ thích ứng nhanh trong vị trí mới.
3. Phân công bố trí sử dụng lao động:
Phòng tổ chức sẽ bố trí công việc cho nhân viên mới. Nhưng Công ty sẽ tiến hành thử việc với công nhân là 1 tháng, với kỹ sư, nhân viên hành chính là 2 tháng. Đây cũng chính là thời gian để nhân viên mới hoà nhập được vào môi trường làm việc. Công ty luôn tạo bầu không khí vui vẻ, thân thiện để nhân viên mới cảm thấy hứng thú với công việc, với Công ty.
Công ty cử người hướng dẫn giúp đỡ nhân viên mới để họ làm quan việc và tự tin hơn. Luôn luôn nhớ rằng: chi phí cho tuyển dụng nhân viên là rất lớn vì vậy cần tránh tình trạng sau thời gian thử việc nhân viên mới cảm thấy chán nản, không còn hứng thú làm việc tại Công ty và sẽ bỏ việc.
Cũng trong thời gian thử việc này, Công ty có thể biết được năng lực trình độ của nhân viên mới, từ đó có kế hoạch đào tạo thêm. Công ty sẽ chính thức nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34061.doc