Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương

Ở Việt Nam hiện nay, đối tượng thu BHXH được quy định ở một số văn bản như:

 -Nghị định 12/Cp ngày 26/1/1995 của Chính phủ, quy định về việc ban hành Điều lệ BHXH

 - Điều lệ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998

 - Nghị định số 01/2003/NĐ- CP của Chính phủ ban hành vào ngày 9/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ BHXH ban hành kềm theo nghị định 12/CP.

 -Luật BHXH ban hành năm 2006

 - Các văn bản hướng dẫn thi hành khác

 

doc58 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế xã, phường, thị trấn. - Các cơ quan, tổ chức của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhưng ngoại trừ các tổ chức được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết có quy định khác. - Các tổ chức khác có sử dụng lao động. b, Cán bộ, công chức, viên chức được quy định theo pháp lệnh cán bộ, công chức c, Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp. d, Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tãc xã thành lập, và hoạt động theo luật hợp tác xã ở Việt Nam e, Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn được quy định tại Nghị định số 152/1999/ NĐ- CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ. g, Các cán bộ xã, phường hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại nghị định 09/1998/ NĐ- CP của chính phủ f, Đại biểu hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn. h, Các đối tượng nộp BHXH một lần hoặc tự nộp BHXH diện tinh giảm biên chế theo quy định của chính phủ Đặc điểm của các đối tượng nộp BHXH bắt buộc là : - Các đối tượng này đều thuộc các khu vực lao động có tổ chức ổn định và tốt. - Các yếu tố liên quan đến Người lao động tham gia BHXH bắt buộc (thu nhập, việc làm, môi trường làm việc…) thường ổn định, rõ ràng, tương đối chính xác và cụ thể cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan BHXH xác định mức đóng góp và mức trợ cấp hợp lý. - Thông tin về các đối tượng lao động này thường có sẵn, dễ thu thập. Bên cạnh những đối tượng phải nộp BHXH bắt buộc theo quy định của nhà nước thì còn có những đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đó là những người lao động và người sử dụng lao động không thuộc diện quy định tham gia BHXH bắt buộc như ở trên. Họ tự nguyện tham gia BHXH cho chính bản thân mình. Đặc điểm của các đối tượng này được thể hiện : - Những người lao động tham gia BHXH tự nguyện thường thuộc các khu vực kinh tế phi chính thức. Công việc của họ không ổn định, thay đổi liên tục thất thường và thu nhập thường khá thấp và không ổn định - Tự bản thân họ phải bỏ tiền ra để đóng góp BHXH cho chính mình Những người lao động này bao gồm: -Người lao động là việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp,khu chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài. - Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp các tổ chức thuộc lực lượng vũ trang. - Người giữ các chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng đoàn thể từ trung ương đến địa phương. - Công chức, viên chức nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, người làm việc trong các cơ quan đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Mức thu BHXH Theo quy định thu BHXH hiện nay của Chính phủ Việt Nam thì mức thu BHXH bao gồm: 2.1. Mức thu 3% tiền lương hoặc trợ cấp hàng tháng - Người được hương lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng. - Người lao độgn thuộc đối tượng thu mức 23% tiền lương nhưng đang trong thời gian nghỉ ốm dài, nghỉ thai sản ( đối với nữ) hoặc nghỉ chờ việc không hưởng lương mà chưa trả lại thẻ khám chữa bệnh - Lưu học sinh (thu 3% học bổng) 2.2. Mức thu 3 % tính trên lương tối thiểu: - Người hưởng chế độ ưu đãi theo pháp lệnh của người có công - Các đối tượng bảo trợ xã hôk , thân nhân liệt sĩ, đối tượng nhiễm chất độc hóa học. - Thành viên hôk đồng nhân dân xã phường không thuộc đối tượng của nghị định 09/1998/ NĐ-CP 2.3.Mức thu 15% tiền lương - Người đi hợp tác lao động ở nước ngoài không hưởng tiền lương ở trong nước bao gồm: + Nếu người lao động trước khi ra nước ngoài là cán bộ công nhân viên chức nhà nước thì phải đóng 15% theo mức tiền lương đang hưởng. + Nếu là lao động mới tuyển dụng thì mức đóng BHXH được tính theo hai lần mức tiền lương tối thiều do Nhà nước quy định. -Đối tượng thuộc điện tinh giảm biên chế được đóng BHXH theo quy định tại nghị quyết số 16/2000/NĐ-CP ra ngày 18/10/2000 của chính phủ - Đối tượng tự nguyện đóng bổ sung BHXH để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản b, điều9, mục II, thông tư 07/2003/TT-BLĐTBXH ra ngày 12/3/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội 2.4. Mức thu 18% sinh hoạt phí và phụ cấp: Cán bộ xã phường, thị trấn được đề cập đến tại nghị định số 09/1668/NĐ-CP 2.5. Mức thu 20% tiền lương, tiền công - Người lao động đi học tập, làm việc, công tác ở nước ngoài vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan đơn vị. - Người lao động trong các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động 2.6. Mức thu 23% tiền công tiền lương Toàn bộ lao động còn lại ngoại trừ các đối tượng đã được nhắc đến ở trên đều phải nộp 23% tiền công, tiền lương Mức thu này tính trên cơ sở mức tiền lương ghi trên hợp đồng lao động Phụ cấp chức vụ Phụ cấp thâm niên Phụ cấp khu vực Phụ cấp đắt đỏ Hệ số chênh lệch bảo lưu 2.7. Mức thu ấn định 50000 đồng/ người/ năm: áp dụng với những người nghèo theo quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2000 của chính phủ Phân cấp tổ chức quản lý thu BHXH: Theo quy định hiện nay,ngành BHXH là ngành hoạt động theo ngành dọc vì vậy công tác tổ chức thu cũng được phân cấp theo ngành dọc từ TW đến địa phương : Bộ máy quản lý thu Ban quản lý thu BHXH Việt nam Phòng thu tại BHXH các tỉnh, thành phố Bộ phận quản lý thu BHXH tại các quận, huyện Theo sơ đồ trên: - Cấp Trung ương chính là ban quản lý thu BHXH Việt Nam có nhiệm vụ quản lý chung về tất các các hoạt động liên quan đến công tác thu ở tất cả các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố, quận, huyện trong cả nước. - Cấp khu vực là phòng thu BHXH của các tỉnh, thành phố có trách nhiệm thu BHXH tại các đơn vị sau: + Các tổ chức, doanh nghiệp thuọc quyền quản lý của Nhà nước + Các đơn vị TW, cơ quan HCSN- Đảng, Đoàn thể đóng trên địa bàn của tỉnh, thành phố + Các đơn vị, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Các đơn vị xuất khẩu lao động + Các đơn vị có số lượng lao động lớn - Cấp địa phương: bộ phận quản lý thu của BHXH quận, huyện có trách nhiệm thu BHXH ở: + Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động thuộc quyền quản lý của quận, huyện + Các đơn vị có số lượng lao động không lớn + Cán bộ xã phường, thị trấn + Những đơn vị được BHXH tỉnh ủy quyền thu. Khi tiến hành phân cấp quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương thì cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương cùng với BHXH các huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có những vai trò riêng trong việc thực hiện công tác thu BHXH ở các đơn vị, các địa phương.Cụ thể như sau: BHXH tỉnh Hải Dương: - Hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam trên địa bàn tỉnh. - Lập kế hoạch báo cáo tổng hợp kết quả thu BHXH hàng tháng, quý , năm, kỳ theo yêu cầu của ngành. - Thực hiện thu – nộp BHXH theo chế độ tài chính đã quy định. Quản lý theo dõi kết quả đóng BHXH của từng đơn vị sử dụng lao động. Cung cấp thông tin cho tổng giám đốc,ủy ban nhân dân tỉnh về số tiền từng đơn vị và toàn ngành đã nộp BHXH từ đó làm căn cứ xác định đối chiếu số thu BHXH. - Đối với những đơn vị mới tham gia BHXH thì BHXH tỉnh Hải Dương có nhiệm vụ xác nhận danh sách lao động mới tham gia BHXH, cung cấp mã số đơn vị mới, phân công cán bộ thu quản lý, đồng thời lập danh sách đề nghị cấp thẻ khám chữa bệnh cho các lao động ở những đơn vị mới sau khi đã có kết quả thẩm định củ BHXH các huyện, kết quả khám sức khỏe của các cơ sở y tế. - Hàng năm lập kế hoạch thu BHXH trên từng địa bàn, theo dõi đôn đốc việc thu nộp BHXH của từng đơn vị - Quản lý hồ sơ của các đơn vị tham gia BHXH ở thành phố huyện các ban ngành, đoàn thể trực thuộc tỉnh Hải Dương - Kiểm tra thẩm định và yêu cầu các huyện, thành phố xử lý các sai lệch trong hồ sơ thu của từng đơn vị - Xác nhận tổng thời gian đóng BHXH( chốt sổ, ky giai đoạn) cho các đối tượng di chuyển đi ngoại tỉnh, các đối tượng chấm dứt hợp đồng, nghỉ ốm, nghỉ thai sản trên cơ sở xác nhận của BHXH các huyện, thành phố đến thời điểm người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội hoặc bắt đầu nghỉ. - Xử lý các vướng mắc phát sinh trong công tác thu BHXH trên địa bàn tỉnh, thành phố, huyện theo đề nghị của BHXH huyện, thành phố, các đơn vị sử dụng lao động và người lao động. - Trình ban giám đốc để có hướng giải quyết các trường hợp truy thu hoặc thoái thu BHXH. BHXH thành phố và các huyện thuộc tỉnh Hải Dương - Lập kế hoạch thu BHXH theo tháng, quý, năm theo sự phân cấo của BHXH tỉnh và BHXH Việt Nam - Thực hiện quản lý thu BHXH đối với cơ quan, đơn vị tham gia đóng BHXH bắt buộc - Tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia BHXH của các đơn vị theo phân cấp quản lý thu, thực hiện kiểm tra sau đó chuyển về BHXH tỉnh để được cung cấp mã số thu BHXH cho các đơn vị mới. - Hướng dẫn các đơn vị ghi và xác nhận trên sổ BHXH theo định kỳ hành năm hoặc khi có những thời gian biến động trong công việc ( nghỉ việc, nghỉ ốm, nghỉ thai sản, tăng lương, giảm lương…) - Hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn lập danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH hàng tháng, quý; lập danh sách lao động điều chỉnh mức lương và phụ cấp nộp BHXH theo mẫu quy định. - Đối chiếu, kiểm tra số phải thu BHXH hàng tháng với cơ quan, đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở danh sách lao động, quỹ lương và các yếu tố tăng giảm hàng tháng của từng đơn vị tham gia BHXH - Tổ chức lưu trữ, khai thác hồ sơ thu BHXH của các đơn vị sử dụng lao động - Đối chiếu chứng từ nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ dưỡng sức để cùng đơn vị lập hồ sơ thanh toán chế độ BHXH theo quy định. - Thông báo, đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động đóng BHXH hàng tháng theo đúng quy định tại điều lệ BHXH - Ghi chép sổ, biểu, lập báo cáo kết quả thực hiện công tác thu BHXH trên địa bàn huyện theo quy định của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam. Kết quả thu của BHXH tỉnh Hải Dương Đặc thù của nghiệp vụ thu - Theo quy định của pháp luật, tham gia BHXH bao gồm ba bên: người lao động – người sử dụng lao động – cơ quan BHXH. Mối quan hệ ba bên này có sự ràng buộc giám sát lân nhau: khi người lao động và người sử dụng lao động tham gia đóng BHXH đầy đủ về mức đóng, thời gian đóng thì dựa vào cơ sở đó cơ quan BHXH sẽ thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động khi không may rủi ro xảy ra với người lao động. Đây là đặc thù riêng của nghiệp vụ thu, khác hẳn với các nghiệp vụ khác. - Từ đặc thù trên, việc theo dõi kết quả đóng BHXH của từng cơ quan, từng đơn vị, từng doanh nghiệp phải diễn ra hàng tháng, quý, kỳ để từ đó ghi nhận kết quả đóng BHXH cho từng người, tương đương với mức lương làm căn cứ đóng BHXH cho từng người đã đăng ký trong danh sách đóng BHXH. Đây là ccông việc đòi hỏi độ xác xuất cao, thường xuyên, liên tục, kéo dài hàng năm, lại có sự viến động về mức đóng. Đồng thời, việc theo dõi ghi chép kết qủ đong BHXH là căn cứ pháp lý để thực hiện chế độ BHXH, do đó mỗi lần giải quyết chế độ BHXH là một lần kiểm ta xác định độ chuấn xác của nghiệp vụ thu BHXH - Trong nghiệp vụ quản lý thu BHXH, ngoài nghiệp vụ kế toán thực hiện quản lý thu theo chế độ thu tập trung vào một tài khoản của BHXH tỉnh, thành phố rồi chuyển lên quỹ BHXH trung ương đúng, kịp thời, còn nghiệp vụ quản lý thu BHXH theo danh sách lao động đăng ký đóng BHXH do các cấp quản lý là: + BHXH thành phố quản lý danh sách lao động , tiền lương đơn vị, cơ quan đăng ký đóng BHXH có báo tăng, báo giảm hàng tháng để ghi nhận kết quả đóng lập thành hồ sơ gốc. + BHXH quận, huyện có nhiệm vụ đôn đốc, đối chiếu kết quả đóng của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và ghi kết quả đóng của từng người lao động . Đây là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH sau này. + Cơ quan đơn vị có trách nhiệm quản lý giải quyết sổ BHXH để ghi nhận kết quả đóng BHXH của từng lao động có sự giám sát, thẩm định của cơ quan BHXH. Quy trình tiến hành thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương Muốn làm tốt công tác thu thì phải xây dựng một quy trình thu hợp lý, thích hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Quy trình thu BHXH ở tình Hải Dương đựoc thể hiện qua các buớc sau: Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu Đối với công tác thu BHXH thì kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức, thực hiện, quản lý, theo dõi công tác thu BHXH ở từng đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH nói riêng và của toàn ngành BHXH nói chung. Lập kế hoạch thu cũng góp phần tổ chức thực hiện quản lý các công tác khác của ngành BHXH như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài của toàn ngành, hoàn chính chế độ chính sách, quản lý và phát triển quỹ BHXH. Kế hoạch thu lập ra càng chính xác, càng phù hợp với thực tiễn thì công tác tổ chức thực hiện thu, điều hành quản lý công tác thu càng chủ động và đạt kết quả tốt bấy nhiêu. Chính vì thế, đây là bước quan trọng nhất trong các khâu của BHXH và phải được thực hiện hàng năm ở tất cả các đơn vị từ trung ương tới địa phương. - BHXH các huyện dựa vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị, các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp, lập 02 bản ké hoạch thu BHXH, BHYT năm sau rồi gửi về BHXH tỉnh trước ngày 20/10 -BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị thuộc quyền quản lý của BHXH tỉnh tiến hành kiểm tra, đối chiếu và lâp kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau của tất cả các huyện gửi lên BHXH Việt Nam. -BHXH Việt Nam dựa vào tình hình thực hiện kế hoạch của năm trước, tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH,BHYT do BHXH các tỉnh lập ra giao số kiểm tra vể thu BHXH,BHYT cho BHXH các tỉnh trước ngày 15/11 hàng năm Bước 2: Xác định đối tượng tham gia BHXH và xác định mức thu BHXH Bước 3: Tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH Bước 4: chuyển tiền về BHXH cấp trên Bước 5:thống kê số liệu và lập báp cáo gủi lên cấp trên Kết quả thu tại BHXH tỉnh Hải Dương Được sự chỉ đạo tốt công tác BHXH, BHYT bắt buộc của ban giám đốc BHXH tỉnh Hải Dương và của BHXH Việt Nam, xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy trình thu BHXH, phối hợp chặt chẽ với liên đoàn lao động tỉnh, bộ lao động thương binh và xã hội, cùng với sự làm việc tích cực của 12 cán bộ trực tiếp quản lý theo dõi, đôn đốc các đơn vị chấp hành việc nộp BHXH đúng và đủ thì từ năm 2003 đến năm 2007 hoạt động thu BHXH ở BHXH tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng nói, cụ thể: Năm Số thu BHXH thực hiện(đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn Tốc độ tăng liên hoàn 2003 144.693.694.143 2004 151.826.344.639 1.049295 0.049295 2005 199.663.489.066 1.315078 0.315078 2006 275.306.233.527 1.378851 0.378851 2007 381.085.064.757 1.384222 0.384222 Bình quân 230.514.965.200 Qua bảng số liệu trên ta thầy từ năm 2003-2007 BHXH tỉnh Hải Dương đã hoàn thành nhiệm vụ thu với kết quả khá cao. Cụ thể số thu BHXH năm sau luôn cao hơn năm trước - năm 2004 so với năm 2003 số thu BHXH tăng 7.132.650.496 đồng tương ứng tăng 4.92% - năm 2005 so với năm 2004 số thu BHXH tăng 47.837.144.427 đồng tương ứng 31.51% - năm 2006 tăng so với năm 2005 là 75.542.744.461 đồng, tốc độ phát triển liên hoàn là 1.379 lần - năm 2007 so với năm 2006 tăng 38.42% Như vậy từ năm 2003-2007 BHXH tỉnh Hải Dương đã tạo được nguồn quỹ BHXH rất lớn, trung bình là …/ năm. Đây là một con số rất có ý nghĩa đối với BHXH tỉnh Hải Dương. Con số này đã phản ánh được sự nỗ lực, sự cố gắng, tình thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm chuyên môn nghiệp vụ thu nói riêng và của tất cả các cán bộ, công chức, viên chức, ban lãnh đạo của cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương nói chung. Đặc biệt năm vừa qua (2007) số tiền thu BHXH đã tăng 1.384 lần so với năm 2006, thu được 381.085.064.757 đồng tiền BHXH. Đây là kết quả rất đáng mừng và đáng biểu dương của BHXH tỉnh Hải Dương. Để đạt được những kết quả trên, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ thì còn có sự tác động của một số yếu tố sau: Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hàng năm đều tăng.Do sự phát triển của nền kinh tế nước ta, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu cho cuộc sống ngày càng tăng đòi hỏi thu nhập ngày càng lớn vì vầy qua 5 năm, nhà nước ta đã 4 lần điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu Năm Mức tiền lương tối thiểu (đồng) 2003 290.000 2005 350.000 2006 450.000 2007 540.000 Do mức đóng BHXH được tính dựa trên quỹ lương của các đơn vị, cho nên khi mức lương tối thiều mà nhà nước quy định tăng lên các năm cũng kéo theo số tiền đóng bảo hiểm cũng tăng qua các năm. Bên cạnh đó, đối với các lao động làm việc trong khối doanh nghiệp Nhà nước và khối hành chính sự nghiệp thì càng làm việc lâu năm thì mức lương càng tăng dẫn đến hệ số lương để tính nộp BHXH cũng tăng cũng làm tăng quỹ BHXH. Chính vì vậy, mặc dù chỉ tiêu mà BHXH Việt Nam giao cho tỉnh Hải Dương luôn cao nhưng hầu như năm nào, BHXH tỉnh Hải Dương luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ đọng BHXH. Đây là điểm hạn chế của BHXH tỉnh Hải Dương nói riêng và của toàn ngành BHXH Việt Nam nói chung. Số tiền đóng BHXH tại tỉnh Hải Dương năm sau luôn cao hơn năm trước một phần cũng do số đối tượng thu BHXH ngày càng tăng và số tham gia BHXH cũng đông hơn.Điều này có được là do kinh tế trên toàn tỉnh, ở các huyện, thành phố phát triển, công tác tuyên truyền đã tác động tích cực đến ý thức về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH của người lao động và người sử dụng lao động . Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu mà BHXH Việt Nam giao cho BHXH tỉnh Hải Dương, BHXH tỉnh Hải Dương giao cho BHXH các huyện thành phố trực thuộc tỉnh cũng phải kể đến sự nỗ lực cố gắng hét mình của bộ phận cán bộ làm nghiệp vụ thu và của tất cả cán bộ ngành BHXH Hải Dương. Thêm vào đó là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của UBND tỉnh, thành phố, huyện, các cơ quan đơn vị có liên quan và của BHXH Việt Nam. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần lớn vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu của BHXH tỉnh Hải Dương. Tình hình lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc qua các năm Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và đơn vị sử dụng lao động. Đây là một trong những bên tham gia BHXH. BHXH chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có sự tham gia của họ. Do đó, để thu có hiệu quả và chính xác các cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thu phải luôn nắm rõ được đối tượng trên địa bàn mình quản lý. Hiện này, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang có một số lượng lớn các doanh nghiệp, đơn vị sử đụng lao động với một khối lượng lao động lớn. Số lượng lao động này thuộc các khu vực như: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khối HCSN- Đảng- Đoàn thê, hợp tác xã… Bảng số lao động và số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc ở BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) Năm Số đơn vị tham gia Số lao động tham gia Tổng quỹ lương Số BHXH phải thu 2003 1754 288766 1.023.217.396.633 154.573.393.122 2004 1937 225552 826.447.625.856 158.708.268.854 2005 2161 211882 978.413.655.698 187.469.417.183 2006 2544 387374 1.456.822.247.236 278.075.637.850 2007 2846 408497 1.469.303.538.260 413.961.338.196 Qua bảng số liệu trên ta thấy số đơn vị lao động và số người lao động tham gia BHXH có xu hướng tăng qua các năm năm. Từ năm 2003 – 2007 số đơn vị lao động đã tăng từ 1754 lên 2846 đơn vị tương ứng với tăng 119731 lao động. Tuy năm 2004 và 2005 cả số đơn vị và số lao động tham gia BHXH đều giảm so với năm 2003 kéo theo quỹ tiến lương giảm nhưng số tiền đóng BHXH vẫn tăng. Có hiện tượng đó bởi qua 2 năm 2004,2005 nhà nước đã có sự điều chỉnh về tiền lương, có sự thay đổi cơ cấu tổ chức cán bộ ở các cơ quan hành chính trong tỉnh, có sự biến động lớn về số lượng lao động trong các doanh nghiêp. Mặc dù gặp khó khăn trong 2 năm liên tiếp nhưng với sự cố gắng vận động tuyền truyền người lao động tham gia BHXH thì đế năm 2006,2007 số lượng đơn vị và lao động đã tăng mạnh - Năm 2006 so với 2005 tăng 383 đơn vị, 175875 người tham gia BHXH ( tức đạt 183%) - Năm 2007 so với năm 2006 tăng 302đơn vị ứng với 111.87% và đạt 105.45% số lao động của năm 2006( tăng 21123 người) Nguyên nhân của sự biến động lao động và số đơn vị lao động tham gia BHXH là do sự phát triển tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương và do công tác tuyên truyền vân động của đội ngũ cán bộ cơ quan BHXH tỉnh Hải Dương nói chung và của các cán bộ làm BHXH các huyện, thành phố nói riêng. Nhờ có sự vân động tuyên truyền về các chế độ BHXH mà người lao động và người sử dụng lao động đã nhận thức rõ ràng hơn về quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH của mình. Ngoài ra BHXH tỉnh cũng đã tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương nơi có các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở. Để thấy rõ hơn tình hình biến động về số đơn vị và số lao động tham gia BHXH chúng ta đi xem xét cơ cấu của chúng. Cơ cấu lao động tham gia BHXH bắt buộc từ 2003-2007 Bảng: Cơ cấu số người lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) Khối đơn vị tham gia Số người lao động tham gia BHXH bắt buộc Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số người Cơ cấu (%) Số người Cơcấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) DNNN 24973 8.65 22180 9.83 17712 8.36 13265 3.42 12857 3.15 DN NQD 6270 2.17 11409 5.06 15222 7.18 25044 6.47 30893 7.56 DN có vốn đầu tư nước ngoài 3129 1.08 7874 3.49 14574 6.88 17789 4.59 33469 8.19 HCSN-Đảng-Đoàn thể 28957 10.03 29944 13.28 30250 14.28 30169 7.79 31339 7.67 Ngoài công lập 1786 0.62 2389 1.06 2560 1.21 2976 0.77 3694 0.9 Hợp tác xã 0 0 644 0.29 1414 0.67 2009 0.52 2474 0.61 Xã – thị trấn 4758 1.65 4521 2.00 4403 2.08 5537 1.43 5629 1.38 Mức đóng 3% 218501 75.67 146591 64.99 125742 59.35 290120 74.89 105570 25.84 Khác 392 0.14 0 0 5 0 15 0 182572 44.69 Tổng cộng 288766 100 225552 100 211882 100 387374 100 408497 100 Từ bảng số liệu trên ta thấy: số lao động ở các khu vực đều tăng qua các năm, chủ yếu tập trung ở khối HCSN- Đảng- Đoàn thể. Điều nhận thấy rõ nhất là cơ cấu lao động ở khu vực ngoài quốc doanh là tăng mạnh. Năm 2003 khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới chỉ chiếm 2.17% thì qua 5 năm đã tăng lên 7.56%. Tiếp theo đó là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 1.08 lến 8.09 %. Điều đó cho thấy đây là hai khu vực thu hút được số lao động nhiều nhất hiện nay. Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc từ 2003-2007 Bảng : Cơ cấu số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) Khối đơn vị tham gia Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số đ.vị Cơ cấu (%) Số đ.vị Cơ cấu (%) Số đ.vị Cơ cấu (%) Số đ.vị Cơ cấu (%) Số đ.vị Cơ cấu (%) DNNN 110 6.271 104 5.370 87 4.026 73 2.869 68 2.389 DN NQD 149 8.495 169 8.725 261 12.078 387 15.212 560 19.677 DN có vốn đầu tư nước ngoài 22 1.254 38 1.962 46 2.129 51 2.005 81 2.846 HCSN-Đảng-Đoàn thể 873 49.772 923 47.651 938 43.406 949 37.303 961 33.767 Ngoài công lập 34 1.938 41 2.117 43 1.900 48 1.887 55 1.933 Hợp tác xã 0 0 116 5.989 238 11.013 322 12.657 376 13.211 Xã – thị trấn 263 14.994 263 13.578 263 12.170 263 10.338 263 9.241 Mức đóng 3% 290 16.534 283 14.610 281 13.003 440 17.299 464 16.304 Khác 4 0.228 0 0 4 0.185 11 0.432 18 0.6325 Tổng cộng 1754 100 1937 100 2161 100 2544 100 2846 100 Ta nhận thấy: số đơn vị tham gia ở khu vực HCSN-Đảng-Đoàn thể chiểm tỷ lệ cao nhất. Số đơn vị doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng tăng qua các năm. Công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Hải Dương Công tác cấp sổ BHXH Tính đến ngày 10/9/2007 tỉnh Hải Dương đã cấp được 18358 sổ BHXH mới, chốt sổ BHXH các loại 3.481 sổ. thẩm định ký bổ sung 1078 sổ. công tác cấp sổ BHXH đã giúp các cấp chính quyền đơn vị, người lao động tham gia BHXH hiêu đay đủ rõ ràng hơn về trách nhiệm nghĩa vụ của mình đối với việc đóng và hưởng chế độ BHXH. Thông qua công tác cấp sổ giúp các cán bộ BHXH trong việc quản lý, theo dõi, tổng hợp được tình hình thực hiện BHXH cho ngừoi lao động trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của mình. 5.2.Tình hình nợ đọng tiền BHXH Tuy đạt kết quả thu tốt nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ đọng tìền BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Số tiền nợ đọng( nợ xấu) ảnh hưởng rất nhiều đến quỹ BHXH, đến quyền lợi của người lao động Bảng tình hình nợ đọng tiền thu BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Hải Dương (2003-2007) Năm Số phải thu BHXH (đồng) Số thu BHXH thực hiện(đồng) Số nợ đọng Tỷ lệ nợ đọng (%) 2003 154.573.393.122 144.693.694.143 9.879.698.979 6.83 2004 158.708.268.854 151.826.344.639 6.881.924.215 4.53 2005 199.969.417.183 199.663.489.066 305.428.117 0.15 2006 278.075.637.850 275.306.233.527 2.769.405.323 1.01 2007 413.961.338.196 381.085.064.757 32.876.273.439 8.63 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy hàng năm vẫn còn tồn tại một số tiền nợ đọng phải chuyển sang kỳ sau nhưng nhìn chung tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH ở Hải Dương tương đối thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do vào cuối năm, các doanh nghiệp đơn vị chưa kịp chuyển tiền cho cơ quan BHXH. Từ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32968.doc
Tài liệu liên quan