Mười lăm năm đổi mới chuyển tư nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các tổ chức kinh tế đã có những thay đổi lớn lao, có doanh nghiệp phát triển vượt bậc, có doanh nghiệp lao đao đang chờ phá sản, nhưng cũng có doanh nghiệp vẫn còn đang trong quá tình tìm một hướng đi. ELMACO đã tiến hành đổi mới rất sớm, có thể nói là một trong những doanh nghiệp đầu tiên bước vào sân chơi mới và đã tạo dựng được những thành công đang kể. Nhưng phát triển là cả một quá trình, sự tìm tòi, sáng tạo và đổi mới không ngừng. đó là sự vận động hợp với quy luật phát triển, dưng lại là tụt hậu, la bị đào thải, gặt hái những thành công và gặp phải những bài học xương máu nhu là bạn đồng hành của quá trình đó. Không đổ mồ hôi thì không thể có hoa thơm trái ngọt, và có lẽ đó cung chẳng phải chỉ riêng ELMACO, chỉ có điều mức độ thành công và cái giá phải trả thì khác nhau. Mỗi lần thành công, mỗi lần vấp váp lại càng thôi thúc ELMACO phải tiếp tục đổi mới và hướng tới tương lai. Con đường tiến tới thành công đang rộng mở cho tất cả những ai những doanh nghiệp nào dám nghỉ dám làm, chấp nhận thách thức để nắm lấy thời cơ.
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Elmaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhạy bén và sát thực tế với quá trình sản xuất. Đây chính là những tài sản vô hình đã tích luỹ được của ELMACO trong thời kỳ bao cấp và phát huy tác dụng khá rõ trong những năm đầu chuyển đổi cơ chế, không chỉ trong việc tạo nguồn mà cho cả toàn bộ quá trình marketing. Mặc dù những thành công chưa đáng kể, nhưng trên bình diện chung của thời kỳ bao cấp ELMACO luôn là một doanh nghiệp hàng đầu về thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và các nhiệm vụ chính trị khác. Trong suốt 15 năm của thời kỳ này, ELMACO liên tục hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước trên 10%, có năm tới gần 20% và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cùng với việc thực hiện tốt các mặt hoạt động khác. Thành tích và công lao của tập thể những người lao động trong Công ty đã được xác nhận, năm 1986 ELMACO đã vinh dự được nhà nước trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương lao động hạng ba.
Năm 1986 là năm khởi đầu của đổi mới tư duy kinh tế, có thể nói đây cũng là năm đầu tiên của giai đoạn chuyển đổi của ELMACO. Với tinh thần đổi mới mạnh mẽ, trong điều kiện cơ chế chưa hình thành đầu đủ, ELMACO đã mạnh dạn và tự tin bước vào một chặng đường mới, chặng đường mà sự bao cấp của nhà nước sẽ không còn và sự vận động của doanh nghiệp quyết định chính sự tồn tại và phát triển của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, ELMACO đã phải làm và làm được nhiều việc mà trước đó khó có thể thực hiện được, từ việc thay đổi cơ cấu tổ chức, lao động, hệ thống mạng lưới và phương thức kinh doanh, tìm kiếm tạo nguồn cung cấp mới, xúc tiến phát triển mặt hàng mới và phát triển thị trường. Tất cả đều mới mẻ trên nền xuất phát điểm rất thấp, nhưng nhờ triển khai đồng bộ và khá cơ bản từ tư duy đến cách thức tổ chức thực hiện nên cho dù cơ chế còn nhiều vướng mắc, ELMACO đã trưởng thành vượt bậc. Cho đến năm 1991 có thể nói ELMACO đã có một vị thế khá vững chắc trên thương trường như một hình mẫu của tổ chức thương nghiệp, vật tư tự chủ kinh doanh và hạch toán. Doanh thu năm 1991, đã gấp 140 lần so với năm 1986 và cho đến hết năm 1991, ELMACO đã tự tích luỹ bổ sung thêm được một số vốn bằng 20% vốn ngân sách cấp. Nhưng vượt lên trên tất cả những con số đó là hình ảnh một ELMACO đi trước về nhiều mặt, đột phá về tư duy kinh doanh sáng tạo, năng động, không chỉ đứng vững mà còn phát triển ngay trong thời kỳ khó khăn của những năm đầu sau khi chuyển đổi cơ chế đồng thời tự tạo cho mình những hành trang cơ bản để tiếp tục phát triển vững chắc trong kinh tế thị trường. Xác nhận thành công nhiều mặt của ELMACO, nhiều phần thưởng của các cấp đã dành cho ELMACO và đặc biệt chỉ sau 5 năm đổi mới đúng vào năm 1991 ELMACO đã vinh dự được tặng Huân chương lao động hạng nhì, Huân chương của lòng dũng cảm vượt khó, năng dộng, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và hội nhập với kinh tế thị trường.
Sau giai đoạn thành công có tính đột phá, những dấu hiệu trì trệ và bất ổn trong hoạt động kinh doanh của ELMACO đã xuất hiện. Trước hết là sự mất cân đối giữa tiềm lực và quy môt hoạt động, với số vốn mà nhà nước giao năm 1991 chỉ đáp ứng được trên 20% nhu cầu vốn kinh doanh và trong quá trinhf hoạt động khi mở rộng quy mô thì số vốn đó trong những năm tiếp sau chỉ đáp ứng từ 7 đến 15% nhu cầu. Như vậy sự mất cân đối này là khá lớn, và nếu xét đến phần vốn chết thuộc danh mục hàng hoá tồn động từ cơ chế cũ đã được phê duyệt cùng danh mục hàng hoá tồn động khác chưa được phê duyệt cũng nằm trong số vốn đựơc giap đã chiếm tới trên 60% tổng số vốn thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu thực tế sử dụng được cho kinh doanh giai đoạn 1991-1994 chỉ đáp ứng được từ 3 đến 7%. Mặc dù để hoạt động với quy mô như trên ELMACO đã phải tập trung mọi nổ lực tìm kiếm các nguồn vốn chính thức và phi chính thức để đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, nhưng với số vốn chủ sở hữu ở mức quá thấp như thế thì khả năng ổn định kinh doanh và tăng trưởng bền vững cũng như hiệu quả cuối cùng khó đạt được.
Cùng với việc mở rộng quy mô kinh doanh, do cơ sở vật chất nghèo nàn, văn phòng làm việc của Công ty phải sử dụng những nhà kho cũ (kho tàng vẫn còn sử dụng cả kho xưoửng thu hồi từ những năm 1950) phương tiện vận tài cũ nát nên ELMACO phải từng bước đầu tư nâng cấp, cải tạo, mua và xây dựng mới để đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động của mình. Không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động kinh doanh, việc tiếp tục đầu tư để mở rộng sản xuất là một chủ trương chiến lược trong sự phát triển của ELMACO cũng được đồng thời tiến hành. Do những yêu cầu phát triển đó, sự mất cân đối nguồn lực và quy mô ngày càng tăng lên gay gắt hơn, ELMACO không thể duy trì được quy mô quá lớn và buộc phải thực hiện quá trình cắt giảm quy mô hoạt động, bắt đầu diễn ra từ năm 1995 đến 1997, doanh thu của Công ty giảm liên tục cho đến năm 1997 chỉ còn 240 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp kinh doanh vật tư nên ELMACO chưa chú trọng đúng mức đến thị trường ngoài nước nên không phát triển được xuất khẩu. Với cơ cấu kinh doanh có từ 75-80% hàng nhập khẩu không phát triển được hoạt động xuất khẩu nên sự mất cân đối trong cán cân thanh toán là cực kỳ nghiêm trọng, hầu như các nguồn ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu đều mua của các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác. Cũng trong thời gian này, dấu hiệu suy giảm tăng trưởng của các nền kinh tế trong khu vực đã xuất hiện và đỉnh điểm là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ELMACO. Do sự tăng giá của USD so với đồng Việt Nam, ELMACO đã rơi vào một tình thế không lối thoát khi giá bán vật tư bằng nội tệ không tăng, các khoản vay ngoại tệ để nhập khẩu vật tư trước đó đã đến hạn trả nợ, khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh không thể bù đắp ngay được.
Thành công, phát triển, suy giảm rồi lại vững bước trên chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, trước mắt ELMACO sẽ còn nhiều chặng đường, nhưng cả lịch sử 30 năm ELMACO và đặc biệt là 15 năm đổi mới qua những giai đoạn phát triển, đã là thực tiễn sinh động, chứng minh một.
xu thế không thể đảo ngược là ELMACO sẽ phát triển bền vững và trường tồn trong mọi thử thách của thương trường.
3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh tại Công ty vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Công ty do Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm, Giám đốc là người phải chịu trách nhiệm toàn diện và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của toàn Công ty trước pháp luật
- Giúp việc cho Giám đốc là Phó giám đocó Công ty đề bạt và Bộ trưởng Bộ thương mại bổ nhiệm và miễn nhiệm.
+ Phó giám đốc: Giám đốc uỷ quyền duyệt các phưong án kinh doanh, các phòng kinh doanh và các chi nhánh ký duyệt thu chi tài chính, ký các hợp đồng kinh tế về nhập khẩu và bán hàn khối kinh doanh khu vực miền Bắc.
- Phòng tổ chức: Có khả anưng tham mưu cho Giám đốc về việc sắp xeeps bố trí cán bộ đào tạo và phân loại lao động để bố trí đúng người, đúng ngành nghề công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của nhà nước và quy chế của Công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Ghi chép phản ánh toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó Giám đốc tình hình tài chính của Công ty cũng như việc sử dụng có hiệu quả tiền vốn, lao động vật tư, giám đốc việc chấp hành chế độ hạch toán, các chi tiêu kinh tế tài chính theo quy định của nhà nước, lập báo cáo tổng hợp, xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tài chính và hiệu lực của Công ty.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: thực hiện việc lập kế hoạch và thống kê từng ngành hàng, kỹ thuật quản lý kho, chuyên viên.
- Phòng thanh tra: Là một bộ phận trong cơ cấu Công ty, giúp giám đốc Công ty thực hiện quyền thanh tra mọi hoạt động trong phạm vi quản lý của Công ty. Phòng thanh tra chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty thông qua các hướng dẫn.
Các phòng sản xuất kinh doanh và chi nhánh: Là đơn vị trực thuộc sản xuất kinh doanh theo ngành hàng được phân công. Thực hiện các chế độ ghi chép ban đầu, thực hiện chế độ thông tin báo cáo tiếp thị và cung ứng trực tiếp hàng hoá cho mọi đối tượng, quản lý tiền hàng, cơ sở vật chất
do Công ty giao. Mọi hoạt động của các phòng sản xuất kinh doanh và chi nhánh được tiến hành theo phương pháp hạch toán kinh tế
- Phòng kho vận: Bao gồm quản lý kho, bảo quản kho tàng và toàn bộ hàng hoá trong khi kể cả số lượng và chất lượng, kiểm soát hàng hoá vào kho theo nguyên tắc. thực hiện chức năng giao nhận và vận chuyển hàng hoá phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty và các chi nhánh.
4/ Hệ thống tổ chức kinh doanh của ELMACO
Trên cơ sở các hình thức tổ chức phù hợp , đầu tư cho từng mặt hàng và phát triển mặt hàng đó thành từng nhóm hàng chuyên môn hoá , tách dần từng bộ phận kinh doanhchuyên môn hoá đó để tổ chức thành các đơn vị kinh doanh độc lập bằng các hình thức kinh doanh phù hợp mà chủ yếu là cổ phần hoá bộ phận thành công ty cổ phần , góp vốn thành lập công ty cổ phần mới trên cơ sở đầu tư đã có của nhóm hàng , mặt hàng ,ELMACO tổ chức kinh doanh theo hình thức hệ thống các chi nhánh công ty ,đóng ở các tỉnh toàn quốc :
1. Trung tâm kinh doanh vật liệu điện và dụng cụ cơ khí
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng chủ yếu của ELMACO ngoài việc tổ chức tiếp thị để cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn là chủ yếu. Trung tâm còn tổ chức một số quầy hàng giới thiệu và bán lẻ đối với một số mặt hàng có tiêu dùng nhỏ lẻ.
Cáp điện (ĐT: 8515972, 8271730)
Thiết bị và dụng cụ đo lường cơ khí chính xác
(ĐT: 5115349)
Vòng bi (ĐT: 8515704, 8215424)
Săm lốp ô tô (ĐT: 8515976)
2. Trung tâm xuất khẩu và kinh doanh hoá chất:
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh xuất khẩu tổng hợp và kinh doanh hoá chát.
3. Xí nghiệp kinh doanh vật liệu điện
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của ELMACO thuộc ngành hàng vật liệu và thiết bị điện, được tổ chức theo các nhóm kinh doanh chuyên môn hoá theo mặt hàng. Các nhóm chuyên doanh này đều có quày hàng giới thiệu và bán lẻ.
Động cơ điện, máy bơm nước, tổ máy phát điện, tổ máy nén khí, dụng cụ cơ điện cầm tay (ĐT: 8516452)
Thiết bị và khí cụ điều khiển bảo vệ (ĐT: 8513994)
Thiết bị và khí cụ đo lường điện, dây điện (ĐT: 5113211)
Thiết bị chiếu sáng, phụ kiện điện dân dụng (ĐT: 5112548)
Vật liệu cách điện, cách nhiệt (ĐT: 8515974)
4. Xí nghiệp kinh doanh dụng cụ cơ khí
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh các mặt hàng không chủ yếu của ELMACO thuộc ngành hàng dụng cụ cơ khí, thiết bị và vật liệu hàn, được tổ chức theo các nhóm kinh doanh chuyên môn hoá theo mặt hàng. Các nhóm chuyên doanh này đều có quày hàng giới thiệu và bán lẻ.
5. Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp I
Địa chỉ: 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng theo phương thức bán lẻ là chủ yếu và theo hướng đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng khi cung cấp các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Xí nghiệp có một hệ thống các cửa hàng,bao gồm:
- Cửa hàng tổng hợp 240 Tôn Đức Thắng, ĐT: 8516022
- Cửa hàng sản phẩm cao su, ĐT: 8514700
- Cửa hàng 129 đường Nguyễn Trãi, ĐT: 8581893
- Cửa hàng 125 đường Giải Phóng, ĐT: 8692168
- Cửa hàng Khu chợ Nguyễn Công Trứ, ĐT: 8216940
- Cửa hàng 117 Nguyễn Công Trứ, ĐT: 9783378
6. Xí nghiệp kinh doanh vật tư tổng hợp II
Địa chỉ: Số 2 phố Long Biên, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh tổng hợp các mặt hàng theo phương thức bán lẻ là chủ yếu và theo hướng đáp ứng đồng bộ nhu cầu của khách hàng trên cơ sở các mối quan hệ bạn hàng khi cung cấp các mặt hàng vật liệu điện và dụng cụ cơ khí.
Xí nghiệp có một hệ thống cửa hàng, bao gồm:
- Cửa hàng số 2 phố Long Biên 2, Gia Lâm, Hà Nội, ĐT: 8733484
- Cửa hàng dốc Cẩm, thị trấn Gia Lâm, ĐT: 8273025
- Cửa hàng số 15 Nhà máy xe lửa Gia Lâm, ĐT: 8273075
- Cửa hàng số 170 Ngô Gia Tự, Đức Giang, ĐT: 8771642
7. Nhà máy dây và cáp điện:
Địa chỉ: Số 92 đường Đức Giang, Đức Giang, Gia Lâm - Hà Nội
Là đơn vị đầu tiên trong Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO - 9002
Tổ chức sản xuất dây và cáp điện lực, xây lắp đường dây và trạm biến áp lưới điện phân phối.
Ngoài việc tổ chức cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn, tổ chức cung cấp qua hệ thống các đại lý ở miền Bắc và miền Trung, nhà máy có một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm.
Cửa hàng 240 Tôn Đức Thắng - Hà Nội
- Cửa hàng số 2, phố Long Biên 2, Gia Lâm ĐT: 8732828
8. Xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Địa chỉ: Số 2 phố Long Biên 2, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội
Tổ chức sản xuất máy hàn điện, quạt chống nóng, choá đèn cap áp và một số khí cụ, phụ kiện khác.
Ngoài việc tổ chức cung cấp thẳng đến khách hàng và bán buôn, xí nghiệp có một số cửa hàng giới thiệu và bán lẻ sản phẩm đồng thời kết hợp kinh doanh tổng hợp vật tư hàng hoá.
Cửa hàng số 2, phố Long biên 2, Gia Lâm - Hà Nội: ĐT: 8730300
Cửa hàng 240 Tôn Đức Thắng, ĐT: 8512228
Cửa hàng số 2 Quốc Bảo, ĐT: 8614564
9. Xí nghiệp kho vận:
Địa chỉ: Số 2 phố Long Biên 2, thị trấn Gia Lâm - Hà Nội
Tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển.
X. Chi nhánh ELMACO thái nguyên
Địa chỉ: 238/1 cách mạng tháng tám thành phố Thái Nguyên
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.
10. chi nhánh elmaco hạ long
Địa chỉ: 28 Kênh Liêm, Hồng Hà, thành phố Hạ Long
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn khu công nghiệp Quảng Ninh.
11. Chi nhánh elmaco đông hà
Địa chỉ: Số 111 đường Lê Duẩn, Đông Hà Quảng Trị
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn nam Đèo Ngang - Bắc Hải Vân và triển khai kinh doanh qua khu kinh tế cửa khảu Lao Bảo.
12. chi nhánh elmaco đà nẵng
Địa chỉ: Số 272 Điện Biên Phủ, thành phố Đà Nẵng.
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn miền trung từ nam đèo Hải Vân và khu vực Tây Nguyên.
XIV: chi nhánh elmaco thành phố hồ chí minh
Địa chỉ: Số 49A Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh. TP Hồ Chí Minh
Tổ chức kinh doanh trên địa bàn các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ.
II/ Đặc điểm phân loại và tổ chức hạch toán chi tiết lao động tại công ty elmaco:
1/ Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời nó là yếu tố quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu thiếu một trong các yếu tố này hoạt động sản xuất kinh doanh không thể tiến hành. Để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao thì doanh nghiệp cần quản lý lao động trên cả 3 mặt: số lượng, thời gian và kết quả. Muốn quản lý lao động tốt nhà quản lý phải phân chia lực lượng lao động của mình ra từng nhóm, theo các tiêu thức khác nhau.
Sau đây là bảng tổng hợp số lượng, chất lượng, lao động 3 năm gần đây, số lao động trong công ty không thay đổi 420. Đây là yếu tố rất thuận lợi.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
I. ồ lao động trong diện quản lý
- Nữ
420
175
420
172
420
170
II. Phân theo trình độ
- Lao động có trình độ CĐ trở lên
- Trung học chuyên nghiệp
- CNKT bậc 4 trở lên
- CNKT dưới bậc 4
- CNKT chưa qua đào tạo
110
146
73
36
55
117
151
73
34
45
119
150
73
34
44
III. Theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi
+ Nữ
70
36
86
40
88
41
- Tuổi 31 - 40 tuổi
+ Nữ
130
48
135
52
136
52
- Tuổi 41 - 50 tuổi
+ Nữ
120
35
110
31
108
28
- Tuổi 51 - 60 tuổi
+ Nữ
100
50
89
49
88
47
IV. Phân theo cơ cấu
- Thương mại dịch vụ
+ Lao động trực tiếp
+ Lao động gián tiếp
- Lao động sản xuất
+ Lao động gián tiếp
+ Lao động trực tiếp
210
80
25
105
220
70
20
110
223
67
18
112
Qua bảng dưới đây cho ta thấy lao động có trình độ cao đẳng trở lên của công ty chiếm gần 1/3 đây là con số cao đối với các công ty Nhà nước (Quốc doanh) mà càng ngày công ty càng đòi hỏi nhưng người có chuyên môn cao (năm 1999, lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm 26% nhưng đến năm 2001 thì nó chiếm tới ằ 28%). Đồng thời công ty ngày càng trẻ hoá đội ngũ lao động. Năm 1999 dưới 30 tuổi chỉ có 17% nhưng đến năm 2001 lên tới 20,9% vì những lao động trẻ hăng hái, kiến thức để phát triển công ty.
Nếu xét theo góc độ cơ cấu thì công ty cũng chú trọng hơn tới việc kinh doanh như năm 1999 ngành Thương mại dịch vụ chiếm 69% thì đến năm 2001 đã lên tới 70%. Đâylà một sự cải tổ về cơ cấu tổ chức cũng như con người nhằm đưa công ty phát triển hơn.
2/Tổ chức hạch toán tiền lương tại công ty :
a/ Hình thức tiền lương đang áp dụng tại Công ty elmaco:
+ Tiền lương giữ vai trò to lớn trong vấn đề kích thích sản xuất, song chỉ là khả năng. Khả năng đó trở thành hiện thực thì cần phải áp dụng một cách linh hoạt các hình thức trả. Mỗi hình thức tiền lương cụ thể đều có ưu điểm và hạn chế riêng, vì vậy việc áp dụng tổng hợp các hình thức trả lương là một tất yếu khách quan của quản lý kinh tế.
+ Đặc điểm của quá trình lao động, yêu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh và tính chất của sản phẩm cũng như mặt hàng kinh doanh là những căn cứ để lựa chọn hình thức trả lương. Hình thức trả lương được áp dụng phải bảo đảm việc tuân theo pháp luật phân phối theo lao động một cách nghiêm ngặt và kích thích người lao động tích cực hăng say lao động sản xuất. Trong công tác quản lý kinh tế người ta áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
+ Hiện nay Công ty cũng đang áp dụng 2 hình thức trả lương này.
- Đối với hình thức trả lương theo thời gian.
+ Đây là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Nhược điểm của hình thức trả lương này các chỉ tiêu như: năng suất lao động, không ảnh hưởng đến tiền lương.
+ Nhìn chung, việc trả lương theo thời gian chỉ nên áp dụng cho những người lao động mà công việc của họ không thể định mức và theo dõi chặt chẽ được hoặc áp dụng đối với người lao động mà công việc của họ không đòi hỏi tăng năng suất lao động mà vẫn phải đảm bảo chất lượng hay nói cách khác là chỉ nên áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho những người lao động mà việc tăng năng suất ít phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân họ mà nó do các yếu tố khách quan quyết định.
- Cách tính lương thời gian tại Công ty :
Công ty thương áp dụng hình thức trả lương theo thời gian với cách thanh toán làm 2 lần:
* Lần 1: tạm ứng (được tính trên cơ sở ước tính số công mà người lao động làm được trong tháng).
* Lần 2: số tiền còn lại, sau khi kế toán tiền lương đã trừ các khoản phải khấu trừ.
Lương =
Ngoài ra phụ cấp trách nhiệm được tính như sau:
Phụ cấp trách nhiệm = Mức lương tối thiểu hệ số phụ cấp.
Ngày nghỉ phép, nghỉ lễ được 100% lương.
Ví dụ 1:
* Lương của chị Lê Thu Hằng được tính như sau:
Lương =
Trong đó:
+ Hệ số lương của chị Hằng là 2,55.
+ Mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành theo Nghị định 10/CP ngày 01/01/2000 là: 180.000đ/ tháng.
+ Ngày công trung bình trong tháng là 22.
* Phụ cấp trách nhiệm = 180.000 x 0,15 = 27.000 đồng
Trong đó:
+ Hệ số phụ cấp là: 0,15.
+ Mức lương tối thiểu là 180.000đ/ tháng.
* Tiền công một ngày lễ hưởng 100% lương:
Trong đó:
+ Hệ số bản thân (theo qui định của BQP) là: 2,68.
+ Số ngày lễ nghỉ là: 1
+ Ngày công trung bình trong tháng là: 22.
=> Thu nhập của chị Lê Thu Hằng = 417.278 + 27.000 + 21.927 = 466.214đ.
- Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất, nó có ưu điểm là: có tác dụng kích thích người sản xuất quan tâm đến kết quả lao động của mình, cố gắng tăng năng suất lao động và có trách nhiệm với sản phẩm của mình làm ra.
Tại Công ty elmaco hình thức trả lương theo sản phẩm cũng được chia ra làm 2 kỳ thanh toán:
+ Kỳ 1: tạm ứng (được ước tính trên cơ sở sản phẩm làm được trong tháng).
+ Kỳ 2: số tiền còn lại sau khi đã trừ các khoản phải khấu trừ (tùy theo số lượng thực tế để tính được lương thực tế) chi phí tiền lương cho mỗi công nhân như sau:
Lương = Số sản phẩm x Đơn giá
b/ Quỹ Tiền lương:
Đó là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường.
Phương pháp xác định qũy lương tại doanh nghiệp
Q = Lãi gộp - Chi phí (chưa chia lương) - Kinh phí nộp Công ty
Lãi gộp = Doanh thu - Giá vốn
Bảng tính quỹ lương tại công ty
TT
Các trường hợp P
Dự phòng D
Quỹ lương Q
1
P < 0
Không có dự phòng
Vay Q = LTT x N
2
0 Ê (P/N) < LTT
Không phải dự phòng
Vay để đủ Q = LTT x N
3
LTT Ê (P/N) < 1.000.000
Không phải dự phòng
Q = P
4
1.000.000 Ê (P/N) < 4.300.000
Dự phòng = P.k%
Q = P (100-k)% = P - D
5
4.300.000 Ê (P/N)
Dự phòng = P - Q
Q = 2700.000 x N
Đơn vị tính lương: đồng Thời gian: tháng
P: Lợi nhuận trước khi chia lương
P = Lãi gộp - ồCP - Vay lương - Kinh phí nộp
N: Tổng số người
Q: Quỹ lương được hưởng
T: Quỹ khen thưởng
D: Quỹ dự phòng
Q = P - (Đ + T)
T: Được xác định khi có quy chế khen thưởng (T = 0)
Hệ số k = (P/N - 600.000)/100.000 lấy nguyên dương
LTT: Lương tối thiểu
* Chi phí trích lương cho lễ tân là 900.000đ/người/năm được xác định và trích trên bản quyết toán lương hàng tháng. Chi phí này nằm ngoài kinh phí nộp công ty.
* Chi phí dự phòng
Khi lương bình quân của đơn vị đạt 1.000.000đ/người/tháng trở lên thì bắt đầu phải trích dự phòng. Trưởng đơn vị có quyền sử dụng quỹ dự phòng này khi lương CBCNV còn thấp (nó được tính như bảng trên).
* Quỹ lương đơn vị được chi trong tháng (quý) là số Q nói trên, quỹ lương này đã bao gồm cả lương ngoài giờ ca 3 phụ cấp chức vụ, hệ số chức vụ của trưởng phó đơn vị.
* Riêng đối với trung tâm kinh doanh, trường hợp sau khi nộp đủ kinh phí theo chỉ tiêu khoán công ty giao mà
O Ê (P/N) < 700.000 thì TTKD sẽ được hưởng
Q = 700.000 x N
* Sau khi có quyết toán năm mà vẫn còn quỹ dự phòng đơn vị sẽ bổ sung quỹ lương để đảm bảo lương bình quân đạt 2.700.000đ/người/tháng. Nếu còn sẽ trích nộp các quỹ như quỹ công.
* Đối với các đơn vị kinh doanh: Nguồn trả lương (kể cả lãnh đạo) được xác định chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện của đơn vị.
Điều kiện để xác định nguồn trả lương hàng tháng, quỹ năm là có báo cáo quyết toán lương theo mẫu của đơn vị. Quyết toán của kế toán trưởng, công ty và của cán bộ lao động tiền lương của công ty, đồng thời để trả lương phải xác định mức lao động, phương pháp chia lương của đơn vị trên cơ sở nguyên tắc chung gửi về phòng Tổ chức hành chính.
* Trừ trường hợp quỹ lương thực chi của đơn vị Q Ê LTT x N dẫn tới việc bình bầu A, B, C (phải có chữ ký đầy đủ của đại diện công đoàn, đoàn thể, chính quyền trong biên bản bình bầu). Lúc này trưởng đơn vị chỉ được hưởng hệ số hoàn thành công việc là 0,7 trong kỳ lương liền kề.
* Ngay sau khi chia lương đơn vị phải gửi 1 bảng chia lương về phòng TCHC.
Tất cả sự chia lương đều phải theo quy định của Nhà nước.
* Phương pháp chia lương
Đơn vị nào không xây dựng phương pháp chia lương riêng và đăng ký với công ty được giám đốc công ty và trưởng phòng Tổ chức - lao động tiền lương ký duyệt thì phải áp dụng cách chia lương chung sau:
+ Lương cơ bản = Hệ số lương cơ bản x 100.000đ
+ Quy định hệ số chức danh
- Nhân viên tạp vụ: 0,9
- Nhân viên bảo vệ, bốc xếp, thủ kho, lái xe, thợ sửa chữa xe, văn thư, y tá cơ quan, công nhân mậu dịch viên, nhân viên giao nhận hàng hoá, nhân viên mua bán hàng hoá, nhân viên phòng nghiệp đơn vị trực thuộc công ty: 1,0.
- Chuyên viên, tổ trưởng (tổ kho, tổ xe, tổ bảo vệ): 1,1
- Cửa hàng trưởng trực thuộc đơn vị, tổ trưởng, kế toán, quản đốc phân xưởng: 1,3
- Cửa hàng trưởng trực thuộc công ty: 1,4
- Phó phòng, phó giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc chi nhánh: 1,4 - 1,5.
- Trưởng phòng, phó giám đốc xí nghiệp, phó giám đốc chi nhánh 1,5 - 1,8.
- Phó giám đốc công ty kiêm trưởng các khối, phòng 1,8 - 2,0.
* Hệ số hoàn thành công
+ Xếp loại A: Hệ số 1,1 - 1,3: Hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch, vượt mức khoán. Những CBCNV được xếp loại A phải là người hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao, có ngày giờ công cao, có năng lực, có tay nghề...
+ Xếp loại B: Hệ số 1,0. Hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch hoặc mức khoán. Những CBCNV được xếp loại B là người hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo ngày giờ công, thực hiện đúng nội quy, quy chế của công ty.
+ Xếp loại C: Hệ số từ 0,9 - 0,7 không hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch hoặc mức khoán. Những CBCNV được hưởng hệ số C là những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu lương trung bình tháng của đơn vị không đạt 700.000đ/người hoặc đơn vị không hoàn thành kế hoạch thì trưởng, phó đơn vị chỉ được hưởng hệ số C.
* Đối với người lao động thử việc và lao động ký hợp đồng thời vụ
+ Việc trả lương cho lao động đang trong thời gian thử việc do trưởng đơn vị trực tiếp thoả thuận với người lao động nhưng lương thử việc không được thấp hơn 70% mức lương cấp bậc của người lao động cùng làm việc đó.
+ Lao động ký hợp đồng thời vụ (dưới một năm). Hệ số hoàn thành công việc do đơn vị bình bầu. Hệ số chức danh từ 0,85 - 1,0 nhưng tổng lương người làm hợp đồng thời vụ không thấp hơn mức lương cấp bậc của công việc đó (Lương cấp bậc = Hệ số lương cấp b x LTT).
* Cách tính lương kinh doanh
+ Tổng lương kinh doanh = Q(quỹ lương) - Tổng lương cơ bản
+ 01 đơn vị lương kinh doanh = ồlương KD/ồhệ số thực trả
+ Lương kinh doanh (của A) = 01 đơn vị lương K
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34457.doc