Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ

 Kế toán hàng hoá xuất - nhập: Kiểm kê hoàng hoá nhập theo hoá đơn, giá thành hàng hoá để theo dõi và chuyển nhập vào kho. Căn cứ vào giá thành hàng hoá nhậo, định mức giá hàng hoá bán ra. Viết phiếu nhập, xuất

kho hàng hoá, theo dõi thường xuyên và liên tục sự biến động, giảm vật tư hàng hoá, kết hợp với thu kho kiểm kê hàng hoá tồn kho và có trách nhiệm tính

giá thành thực tế vật liệu xuất kho.

Kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí: Có nhiệm vụ tâp hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, đồng thời tổng hợp doanh thu để báo cáo lên kế toán trưởng.

Phòng kế toán có 04 người, Kế toán trưởng và 03 kế toán viên.

Công tác quản lý công nợ được công ty đặc biệt chú ý, việc phân công giám sát công nợ phải thu và phải trả được quản lý tập trung, có 1 người chịu trách nhiệm thực hiện, kế toán hệ B đồng thời thực hiện trách nhiệm này.Và kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám sát, đốc thúc và hỗ trợ kế toán viên này hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

doc79 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Phòng tài chính - kế toán : Tiến hành hạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tập hợp toàn bộ chi phí phục vụ cho việc tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh và các khoản thu chi một cách hợp lý, thực hiện thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng, quyết toán tài chính, thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. - Phòng Hành chính - Tổng hợp: Phụ trách công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng lao động, thi đua khen thưởng, công tác y tế, trong giữ xephân công công tác trong đơn vị để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Công ty theo đúng quy định. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng Kho: Là Phòng chịu trách nhiệm lưu trữ - bảo quản máy móc, hàng hoá đồng thời thực hiện các chức năng như : xuất - nhập hàng hóa, báo cáo kiểm kê, thống kê hàng hóa. - Phòng kỹ thuật: Xây dựng quy trình kỹ thuật, kế hoạch báo dưỡng định kỳ toàn bộ máy móc, thiết bị. Mua sắm ohụ tùng phục vụ công tác sữa chữa thiết bị, hỗ trợ kho vật tư xây dựng hệ thống thẻ kho. Xây dựng quy trình, quy phạm về kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm, tiêu chuẩn vật tư phù hợp với yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng vật tư: Tìm nguyên vật liệu, vật tư, nhiên liệu đảm bảo chất lượng để mua sắm kịp thời phục vụ sản xuất. Lập phiếu yêu cầu mua sắm vật tư các loại hàng đã xây dựng Max - Min được Giám đóc duyệt, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp đồng kinh tế mua vật tư, phụ tùng trình Giám đốc ký kết theo quy định. 2.1.4. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận Các bộ phận trong Công ty có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hữu cơ, không thể tách rời nhau, bộ phận này là tiền đề hay hệ quả của bộ phận kia. Để cho Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì không thể được thiếu bộ phận nào, một bộ phận hoạt động kém hiệu quả thì các bộ phận khác sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại. Chẳng hạn, khi phòng thị trường hoạt động kém hiệu quả, sản phẩm của Công ty không bán được, các xưởng sản xuât sẽ không có việc làm, quá trình sản xuất bị ngưng trệ dẫn đến doanh thu thấp. Mặt khác, các chi phí cố định không đổi, dãn đến lợi nhuận thấp. Ngược lại, nếu phòng thị trường họat động tốt mà trong khi đó, các xưởng sản xuất không đáp ứng được thì rõ ràng không thể thực hiện được các đợ đặt hàng và tiếp đóa ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Các bộ phận khác cũng vậy, ví dụ phòng kỹ thuật không đưa ra được các quy trình kỹ thuật hợp lý thì ảnh hưởng tới quá trình sản xuất ở phân xưởng gia công. Nếu mẫu mã sảm phẩm không tốt thì lại ảnh hưởng tới phòng thị trường. Tóm lại, các bộ phận trong Công ty tạo thành một guồng máy hoạt động lien tục và quan hệ khăng khít với nhau, để guồng máy này hoạt động tốt thì tất cả các bộ phận cần hoạt động tốt 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý kế toán của đơn vị Về tổ chức bộ máy kế toán: Công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa, được hoạt động trên một địa bàn tập trung nên công ty tổ chức kế toán theo hình thức kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính - Kế toán. Tại các phòng ban khác không bố trí nhân viên kế toá mà chỉ có các nhân viên làm nhiệm vụ thu thập lưu trữ chứng từ ban đầu và gửi về phòng Tài chính - Kế toán tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ quản lý vừa đảm bảo sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban giám đốc xí nghiệp với công tác quản lý công nợ nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung, Mô hình kế toán này tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân công chuyên môn hoá công việc với kê toán viên, đồng thời tiện cho việc trang bị sử dụng máy vi tính trong quản lý và hạch toán Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung. Bộ máy kế toán được tóm tắt qua sơ đồ sau KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN HỆ A KẾ TOÁN HỆ B KẾ TOÁN THUẾ, THANH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG KẾ TOÁN HÀNG HOÁ XUẤT - NHẬP KẾ TOÁN TỔNG HỢP DOANH THU VÀ CHI PHÍ Trong sơ đồ trên + Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, kiểm tra giám sát việc hạch toán của kế toán viên, lập kế toán thu chi tài chính, dự toán chi phí và giám đốc tình hình thực hiện dự toán, chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác kế toán, cùng với Ban giám đốc công ty phân tích tình hình hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. * Kế toán hệ A + Kế toán thuế - thanh toán: Chịu trách nhiệm về vấn đề khai thuế GTGT hàng tháng, tổng hợp báo cáo thuế TNDN tạm nộp theo quý, thuế TNDN năm và các khoản thanh toán theo hoá đơn, theo dõi các số phát sinh liên quan đến các khoản phải thu, phải trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. + Kế toán tiền lương: Thực hiện việc ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác số ngày công, dựa vào quỹ lương và các định mức tính toán chính xác số tiền lương phải trả cho nhân viên và các khoản trích phụ cấp liên quan đến người lao động. * Kế toán hệ B Kế toán hàng hoá xuất - nhập: Kiểm kê hoàng hoá nhập theo hoá đơn, giá thành hàng hoá để theo dõi và chuyển nhập vào kho. Căn cứ vào giá thành hàng hoá nhậo, định mức giá hàng hoá bán ra. Viết phiếu nhập, xuất kho hàng hoá, theo dõi thường xuyên và liên tục sự biến động, giảm vật tư hàng hoá, kết hợp với thu kho kiểm kê hàng hoá tồn kho và có trách nhiệm tính giá thành thực tế vật liệu xuất kho. Kế toán tổng hợp doanh thu và chi phí: Có nhiệm vụ tâp hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm, đồng thời tổng hợp doanh thu để báo cáo lên kế toán trưởng. Phòng kế toán có 04 người, Kế toán trưởng và 03 kế toán viên. Công tác quản lý công nợ được công ty đặc biệt chú ý, việc phân công giám sát công nợ phải thu và phải trả được quản lý tập trung, có 1 người chịu trách nhiệm thực hiện, kế toán hệ B đồng thời thực hiện trách nhiệm này.Và kế toán trưởng chịu trách nhiệm giám sát, đốc thúc và hỗ trợ kế toán viên này hoàn thành tốt nhiệm vụ. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Năm năm hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Tây Hồ đã thu được những thành tựu đáng kể, sau đây là một số kết quả kinh doanh trong những năm vừa qua. 03 bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 5 năm BẢNG II - 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2004, 2005 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2004 Năm 2005 (1) (2) (3) (4) (5) 1. Doanh thu thuần 11 1.139.319.856 2.263.365.688 2. Giá vốn hàng bán 12 1.100.244.869 2.019.386.353 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 13 30.334.909 240.458.082 4. Chi phí tài chính 14 5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (20 = 11 - 12 - 13 -14) 20 8.740.078 3.521.253 6. Lãi khác 21 7. Lỗ khác 21 8. Tổng lợi nhuận kế toán (30 = 20 + 21 – 22 ) 30 8.740.078 3.521.253 9. Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận để XĐLNCTTNDN 40 10. Lợi nhuận chịu thuế TNDN (50 = 30 + (-) 40) 50 8.740.078 3.521.253 11. Thuế TNDN phải nộp 60 2.447.222 985.950 12. Lợi nhuận sau thuế 70 6.292.856 2.535.303 (Nguồn số liệu trên lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ) BẢNG II - 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006, 2007 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm 2006 Năm 2007 (1) (2) (3) (4) (5) 1. Doanh thu bán hàng và C/c DV 01 3.472.545.218 5.093.100.918 2. Các khoản giảm trừ 02 3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV (10 = 01 - 03) 10 3.472.545.218 5.093.100.918 4. Giá vốn bán hàng 11 VI.27 2.887.093.990 3.709.593.972 5. Lợi nhuận gộp về từ BH C/c DV ( 20 = 10 - 11) 20 585.451.228 1.383506946 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 22 23 VI.28 9.100.000 9.100.000 146.377.333 146.377.333 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 544.387.814 1.131.094.281 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30 = 20 + 21 – 22 - 24) 30 31.963.414 106.035.323 10. Thu nhập khác 31 7.284.696 6.980.251 11.Chi phí khác 32 (1) 12. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 ) 40 7.284.697 6.980.251 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 + 40 ) 50 39.248.111 113.015.583 14. Chi phí thuế TNDN. 11.068.302 31.700.363 15. LN thuế TNDN(60 = 50 - 51- 52) 28.179.809 81.315.220 (Nguồn số liệu trên lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ) BẢNG II - 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2008 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Cuối năm Đầu năm (1) (2) (3) (4) (5) 1. Doanh thu bán hàng và C/c DV 01 9.371.254.000 5.093.100.918 2. Các khoản giảm trừ 02 3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV (10 = 01 - 03) 10 9.371.254.000 5.093.100.918 4. Giá vốn bán hàng 11 VI.27 5.789.635.214 3.709.593.972 5. Lợi nhuận gộp về từ BH C/c DV ( 20 = 10 - 11) 20 2.636.258.987 1.383.506.946 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 7. Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 22 23 VI.28 256.357.409 256.357.409 146.377.333 146.377.333 8. Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 1.946.371.845 1.131.094.281 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( 30 = 20 + 21 – 22 - 24) 30 356.372.635 106.035.323 10. Thu nhập khác 31 8.673.394 6.980.251 11.Chi phí khác 32 12. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 ) 40 8.673.394 6.980.251 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( 50 = 30 + 40 ) 50 365.046.029 113.015.583 14. Chi phí thuế TNDN. 51 51.389.510 31.700.363 15. LN thuế TNDN(60 = 50 - 51) 60 313.656.519 81.315.220 (Nguồn số liệu trên lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây Hồ) Dựa vào bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh trên ta thấy + Doanh thu của năm 2005 so với 2004 tăng 1.124.045.832 đồng tăng không đáng kể tăng - Lợi nhuận năm 2005 so với 2004 âm 3.757.553 đồng + Doanh thu của năm 2007 so với 2006 tăng 1.20.555.700 đồng tăng tương đối - Lợi nhuận năm 2007 so với 2006 là: 53.135.412 đồng + Doanh thu của năm 2008 so với 2007 tăng 4.278.153.082 đồng tăng tuyệt đối - Lợi nhuận năm 2008 so với 2007 là: 232.341.299 đồng Lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây tăng không đáng kể nguyên nhân chủ yếu là do phải chi phí khá lớn vào việc vay vốn để đầu tư mua máy máy, trang thiết bị, công tác quản lý, hoa phí nguyên vật liệu, tình trạng lạm phát 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ, TUYỂN CHỌN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM GẤN ĐÂY Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Tây hồ là công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu là lĩnh vực xây dựng và máy móc công nghiệp, do thời gian thực tập tại công ty có hạn nên em chỉ xin nghiên cứu về vấn đề tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay công ty không phân định rõ giữa tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực mà gộp hai họat động này là một và gọi chung là tuyển dụng. Công tác tuyển dụng trong những năm gần đây đã dần được công ty quan tâm nhiều hơn tuy nhiên nó vẫn còn nhiều bất cập. 2.3.1. Thực trạng công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại Công ty * Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực của công ty - Thị trường: Ngày nay sự xuất hiện của các công ty xây dựng ngày càng nhiều, đặc biệt trong quá trình hội nhập các nhà thầu nước ngoài với sức mạnh về vốn, công nghệ, trình độ quản lý đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nó cũng bắt đầu len lỏi đến các tỉnh thành trong toàn nước.Vì vậy cũng giống như các công ty khác công ty Tây hồ đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, điều đó đòi hỏi công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa, phải có những chiến lược quyết định giúp công ty có thể tồn tại và phát triển. - Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, máy móc ngày càng hiện đại nên rất cần những nhân lực có trình độ để có thể vận hành được máy móc. Tuy nhiên hiện nay chúng ta còn chịu nhiều ảnh hưởng của quan niệm cũ thích con em mình học tại các trường đại học, cao đẳng ít chú ý tới các trường dạy nghề, do vậy đã xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Mặt khác đội ngũ kỹ sư và lao động có trình độ tay nghề cao chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh - Mức lương của công ty nhìn chung tương đối thấp, các chế độ thăng tiến chưa được rõ ràng nhiều khi việc đề bạt do ý kiến chủ quan của chủ tịch hội đồng quản trị, dẫn tới tình trạng so sánh với các công ty khác vì thế nó không khuyến khích được nhiều người muốn vào làm việc. - Hàng năm căn cứ vào yêu cầu công tác và yêu cầu về quy mô sản xuất công ty sẽ tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi đào tạo học tập dưới dạng ngắn hạn hoặc áp dụng hình thức kèm cặp đào tạo tại chỗ đối với công nhân tại các đội để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và thu nhập cho người lao động. Đó là một chính sách mà công ty áp dụng rất tốt để tăng khả năng làm việc và sức hút đối với ứng viên. 2.3.1.1. Trách nhiệm của bộ máy làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại công ty Việc tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực trong công ty được quan tâm và đặt ra kế hoạch rất cụ thể rõ ràng. Khi có nhu cầu tuyển thêm nhân lực vào vị trí việc làm mới, thủ trưởng các đơn vị hoặc trưởng các phòng ban sẽ lập phiếu xác định nhu cầu tuyển dụng ghi chi tiết về nội dung công việc cần tuyển, số lượng cần tuyển, tuyển theo hình thức nào? kinh phí dự kiến là bao nhiêu? trong khoảng thời gian nào? Tất cả những thông tin này được lập theo mẫu của công ty. Sau đó, phiếu này được chuyển về phòng Tổ chức - Hành chính. Trên cơ sở đó phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn trong năm và lập bảng Kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn năm. Sau đó, phòng Tổ chức - Hành chính lập kế hoạch chi tiết theo mẫu trình Tổng giám đốc công ty phê duyệt. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt phòng Tổ chức - Hành chính tổng hợp danh sách liên hệ với các nguồn và ra thông báo tuyển tuyển mộ, tuyển chọn. Khi có nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn đột suất, phòng Tổ chức - Hành chính trực tiếp liên hệ với các nguồn lực khác để thực hiện tuyển mộ, tuyển chọn. Quá trình tuyển mộ, tuyển chọn phải thông qua Hội đồng tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn ( do Tổng giám đốc ra quyết định thành lập) gồm: + Đ/c Phó tổng giám đốc công ty làm Chủ tịch hội đồng; + Đ/c Chủ tịch công đoàn Công ty làm Phó Chủ tịch hội đồng; + Đ/c Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính làm ủy viên thường trực; Cùng một số chuyên viên của các phòng tham gia làm ủy viên không thường xuyên của hội đồng (tùy theo ngành nghề cần tuyển hội đồng tuyển chọn sẽ mời tham gia). Như vậy trách nhiệm tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực là trách nhiệm chung của nhiều thành phần, phòng ban chứ không chỉ riêng của phòng Tổ chức - Hành chính. Tuy nhiên, trong tiến trình tuyển mộ, tuyển chọn thì phòng Tổ chức - Hành chính vẫn có vai trò quan trọng nhất, từ khâu tuyển mộ cho đến khi tuyển được nhân viên mới và sắp xếp bố trí họ vào làm việc. Với quy mô tổng số cán bộ của cả công ty là 40 người, thì bộ máy làm công tác tuyển mộ, tuyển chọn như vậy là phù hợp và đủ khả năng thực hiện tốt công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực cho cả công ty. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn được quy định khá rõ ràng về trách nhiệm của từng bộ phận, từng người cụ thể. Tuy nhiên, phòng Tổ chức - Hành chính của công ty chỉ có hai người thực hiện công tác liên quan đến hoạt động nhân lực, như vậy khối lượng công việc là tương đối lớn, điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình tuyển mộ, tuyển chọn. 2.3.1.2. Lưu đồ tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực tại Công ty Tây hồ Nhu cầu CBCNV Định hướng Công ty K.Quả đánh giá nguồn lực Xác định nhu cầu tuyển dụng Định hướng Công ty Lập kế hoạch tuyển chọn Phê duyệt của lãnh đạo Thực hiện tuyển chọn Hồ sơ tuyển chọn Nhu cầu đột xuất (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính năm 2008) Nhìn vào lưu đồ tuyển chọn nhân lực trên của công ty ta có thể chia quá trình tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực thành hai giai đoạn gồm: + Giai đoạn thực hiện tuyển mộ: là giai đoạn tổng hợp nhu cầu cán bộ công nhân viên; định hướng công ty; và kết quả đánh giá nguồn lực để xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn. Trên cơ sở đó phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành lập kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn và trình lên Tổng giám đốc phê duyệt. Khi hoàn tất những thủ tục trên thì phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tiến hành thu hút ứng viên xin việc vào công ty bằng những phương pháp khác nhau. Từ đó sẽ xác định được một lượng ứng viên xin việc nhất định để tiến hành quá trình tuyển chọn. + Giai đoạn thực hiện tuyển chọn nhân lực: giai đoạn này được thực hiện sau khi đã có được một tập hợp ứng viên nhất định xin việc vào công ty. 2.3.1.3. Xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực Trưởng bộ phận có nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc hiện tại và tương lai, bảng cân đối nhân lực hàng tháng, hàng quý lập đề xuất tuyển mộ, tuyển chọn lên phòng Tổ chức - Hành chính (Phiếu xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn ).Từ đó phòng Tổ chức - Hành chính xem xét và xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn , được sự đồng ý của Tổng giám đốc công ty, tiến hành lập kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn Trong phiếu xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn gồm thông tin về đơn vị lập phiếu, Nội dung tuyển mộ, tuyển chọn , số lượng tuyển mộ, tuyển chọn , hình thức tuyển mộ, tuyển chọn , kinh phí dự kiến, thời gian tuyển mộ, tuyển chọn. Phòng Tổ chức - Hành chính thu thập phiếu xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn của các đơn vị và căn cứ vào định hướng phát triển của công ty, kết quả đánh giá nguồn nhân lực hiện tại. Từ đó sẽ xác định được nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn cho từng quý, từng năm một. Hiện tại, việc xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn của công ty chỉ được tiến hành từng năm một, tức là việc lập kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn mới chỉ là kế hoạch ngắn hạn, mang tính chất tự phát là chính chứ chưa có một chương trình mang tính chất dài hạn dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn. Do đó công tác xác định nhu cầu tuyển mộ, tuyển chọn còn thiếu tính chủ động. Vì vậy số lượng cán bộ khoa học nghiệp vụ của Công ty được tuyển mới trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Có thể thấy thực tế này qua số lượng cán bộ khoa học nghiệp vụ được tuyển và kế hoạch trong năm tới của công ty như sau: Bảng II - 4: Báo cáo nhân lực của công ty qua các năm từ 2007 - 2009 (đơn vị: người) Năm loại cán bộ Năm 2007 Năm 2008 Cân đối nhân lực năm 2009 Hiện có Thừa Thiếu Tổng số CBKHNV 15(tuyển 05) 20 (tuyển 20) 40 - 10 1. CB quản lý 04 06 11 - - 2 CB kỹ thuật 02 07 10 - 02 3. CB nghiệp vụ 12 27 19 - 08 (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính, 2007 - 2008) Khi có nhu cầu tuyển người vào vị trí việc làm mới thì công ty luôn tiến hành theo một quy trình chuẩn được quy định theo QĐ - TCHC - 008 của công ty. Sau khi xác định được số lượng và nội dung tuyển mộ, tuyển chọn thì phòng Tổ chức - Hành chính tiến hành công tác tuyển mộ. 2.3.1.4. Nguồn và phương pháp tuyển mộ, tuyển chọn Cán bộ phụ trách tuyển dụng căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn đã được thông qua và tiến hành xác định nguồn cho hoạt động tuyển mộ. Tùy vào từng trường hợp tuyển dụng cụ thể mà công ty xác định nguồn nội bộ, bên ngoài hay kết hợp cả hai nguồn trên. * Nguồn nội bộ tổ chức Đối với nguồn nội bộ tổ chức, công ty thường sử dụng để tuyển người vào những vị trí quản lý cao trong công ty, phòng, ban, xí nghiệp và thường là giải quyết những trường hợp thiếu người do nghỉ chế độ, cơ cấu lại bộ máy, luân chuyển công việc, đề bạt, thăng chức Cán bộ phụ trách tuyển dụng căn cứ vào yêu cầu tuyển dụng (thường xác định qua bản quy định yêu cầu cho các vị trí quan trọng được ban hành theo quy định QĐ - CTTC - 002 của công ty) Ví dụ như quy định yêu cầu về tiêu chuẩn chung của các cán bộ lãnh đạo, quản lý của công ty là: + Có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc được giao; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước. + Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, không cơ hội. Gắn bó mật thiết với người lao động, được CBCNV tín nhiệm. + Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. + Có bản lĩnh vững vàng, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước tập thể. + Phong cách làm việc dân chủ, quan hệ chân tình và bình đẳng với đồng nghiệp, đồng sự, gần gũi với quần chúng. + Đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh, làm việc có hiệu quả. Không vi phạm luật pháp và các quy định của Nhà nước, nội quy của cơ quan. Hoặc ví dụ như tiêu chuẩn của Tổng giám đốc công ty: + Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, phù hợp với nhiệm vụ SXKD chính của doanh nghiệp. + Có bằng tốt nghiệp lý luận chính trị sơ cấp trở lên. + Có chứng chỉ ít nhất 01 ngoại ngữ (bằng B) trở lên. + Có ít nhất 5 năm công tác trong cương vị lãnh đạo từ trưởng phòng công ty, giám đốc các xí nghiệp, chi nhánh trở lên. + Được tập thể lãnh đạo đơn vị đánh giá có năng lực, kinh nghiệm trong SXKD của đơn vị. + Tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 45 đối với nam và 40 đối với nữ. Quy định trên còn được áp dụng đối với Phó Tổng giám đốc công ty, Kế toán trưởng công ty, Trưởng các phòng ban của công ty, Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc, cán bộ kỹ thuật giám sát. Dựa vào những thông tin trên, cán bộ phu trách tuyển mộ, tuyển chọn sẽ xem xét và đánh giá tai công ty đã có những cá nhân nào đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu trên hay không? Nếu đạt yêu cầu thì sẽ tiến hành xem xét bước tiếp tiếp theo trong quá trình tuyển mộ, tuyển chọn. Cán bộ phụ trách nhân sự sẽ tiến hành đàm phán với cá nhân đó và quản lý cấp trên (nếu có) để đề nghị điều chuyển. Khi được chấp thuận thì sẽ tiến hành làm các thủ tục nhân sự tiếp theo. Để có thể nắm bắt được thông tin chi tiết về nhân sự trong công ty, Phòng Tổ chức - Hành chính có thực hiện việc ghi sổ theo dõi nhân sự do nhân viên quản lý nhân sự đảm nhiệm. Việc thực hiện tuyển mộ, tuyển chọn theo nguồn này không tránh khỏi những nhược điểm vốn dĩ của nó như không thay đổi được chất lượng nhân lực dễ hình thành những nhóm “ứng cử viên không thành công” những người này thường có biểu hiện không phục, không hợp tác với lãnh đạo mới và thường làm nẩy sinh những mâu thuẫn nội bộ, chia bè phái trong nội bộ công ty. Hơn nữa, việc thực hiện tuyển mộ dựa trên đánh giá nhân viên qua sổ theo dõi nhân sự cũng chưa thật sự được chính xác, vì thông tin trong sổ này chưa được cập nhật thường xuyên và chi tiết cụ thể. Điều này là không thể tránh khỏi vì công tác này chỉ là một nhiệm vụ mà nhân viên nhân sự đảm trách. Do khối lượng công việc lớn nên chỉ một người theo dõi là rất khó khăn. Tuy nhiên, việc thực hiện tuyển mộ theo nguồn này cũng có những điểm ưu việt của nó như nó có tác dụng kích thích, tạo động lực lao động cho những người đang làm việc trong tổ chức vì họ biết rằng như vậy là họ có cơ hội được thăng tiến trong công ty. Hai nữa, nguồn này đã được làm quen với công việc, đặc điểm của công ty, thử thách về sự trung thành đối với công ty nên rủi ro do tuyển nhầm nhân sự hầu như là không có. Trong khi đó, kinh phí trong quá trình tuyển mộ là không đáng kể và thời gian cũng không kéo dài, tiếc kiệm cho công ty về nhiều mặt. * Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài công ty Nguồn tuyển mộ từ bên ngoài chính là những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học và dạy nghề; những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ; hoặc những người đang làm việc tại các tổ chức khác. Trong những năm gần đây, do Công ty Tây hồ luôn có sự chuyển đổi về cơ cấu do cổ phần hóa, bên cạnh đó là quá trình mở rộng địa bàn hoạt động, lĩnh vực hoạt động làm cho yêu cầu về nguồn nhân lực mới là rất cấp bách. Dựa vào kế hoạch tuyển mộ, tuyển chọn hàng năm đã được xây dựng, phòng tổ chức sẽ tiến hành ra thông báo tuyển mộ. Những vị trí mà công ty tuyển mộ ở nguồn bên ngoài thường là nhân viên các phòng ban; các kỹ sư cần thiết cho công việc mới. Đối với nguồn tuyển mộ bên ngoài, phòng tổ chức thường sử dụng các phương pháp tuyển mộ sau: + Phương pháp thứ nhất là sử dụng sự giới thiệu của những nhân viên đang làm việc tại công ty. Những nhân viên này sẽ giới thiệu bạn bè cũng như người thân của mình tham gia dự tuyển tại công ty. + Phương pháp thứ hai công ty thường sử dụng đó là cử cán bộ trực tiếp đến các cơ sở đào tạo để thông báo tuyển người. Cán bộ tuyển mộ, tuyển chọn nhân lực được cử đi sẽ liên hệ với những trường đào tạo có uy tín, có chuyên ngành phù hợp với yêu cầu của công việc, từ đó có thể liên hệ với lớp, với khoa và các trung tâm của trưởng để tiến hành thông báo. Các trường được tiến hành theo phương pháp này thường là những trường như: Đại học Bách khoa, đại học Xây dựng, đại học Giao thông vận tải vì những trường này đào tạo các chuyên ngành rất phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà công ty dùng phương pháp tuyển mộ cho phù hợp với thực tế. Khi số lượng cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2258.doc
Tài liệu liên quan