Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix trong hoạt động sản xuất kinh doanh lương thực tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà

Trong 30 năm tồn tại và phát triển, công ty đã đóng góp một phần quan trọng vào việc thúc đẩy lưu thông hàng hoá trên thị trường thông qua vận chuyển lương thực trong thời kỳ bao cấp .Lúc này công ty hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ được giao . Sau này khi đất nước tiến hành đổi mới nền kinh tế công ty đã có những bước chuyển mình đi lên cho phù hợp với thời đại mới. Qui mô ngày càng lớn, đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện điều này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về thu nhập của người lao động thuế nộp ngân sách nhà nước, sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú phù hợp với người tiêu dùng.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2435 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix trong hoạt động sản xuất kinh doanh lương thực tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ống chỉ còn khoảng 50 người. Lý do là xe đã khấu hao và thanh lý toàn bộ nên cần có kế hoạch chuyển đổi kinh doanh . Sau đó đổi tên thành “ Xí Nghiệp vận tải lương thực I ” và trong thời kỳ này chuyển mình thoát dần ra khỏi cơ chế bao cấp . Lúc này công ty đã chuyển từ vận tải sang kinh doanh lương thực và số công nhân viên đã tăng lên 100 người Doanh thu đã đạt được 500 ¸ 600 triệu đồng /năm. Thu nhập bình quân đầu người/tháng là khoảng 260 ngàn đồng. Nhận xét : “Xí Nghiệp vận tải lương thực I ” tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực vận chuyển lương thực ,bước đầu làm quen với hoạt động kinh doanh và khai thác địa bàn hoạt động của công ty từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ sang hoạt động theo cơ chế tự hạch toán kinh doanh. Giai đoạn từ năm 1986 ¸ 1990 : Bao cấp bị xoá bỏ hoàn toàn dẫn đến “Xí Nghiệp vận tải lương thực I ” phải thay đổi ,đổi mới sao cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Lúc này, Không còn làm theo kế hoạch của nhà nước nên xí nghiệp đã tự vận động và tìm hướng đi mới cho mình. Nhiệm vụ của công ty vẫn là vận tải hàng hoá ,đồng thời tiến đến kinh doanh các mặt hàng lương thực trên thị trường ( chủ yếu là kinh doanh mặt hàng Gạo các loại ). Doanh thu đã đạt khoảng 810 triệu đồng. Thu nhập bình quân một công nhân trên tháng là 340 ngàn đồng. Giai đoạn từ năm 1990 ¸ 1995 công ty tiếp tục kinh doanh ngành lương thực, thực phẩm và vận tải theo tính chất bao thầu (thuê vận tải ). Cuối năm 1995 : “Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà” chính thức được thành lập với các nhiệm vụ cơ bản sau : kinh doanh lương thực (chủ yếu) : Bán buôn ,bán lẻ góp phần bình ổn về lương thực ở thị trường Miền Bắc. kinh doanh vận tải đường bộ . Đại lý vận tải . Nhưng kinh doanh vận tải gặp khó khăn do phương tiện cũ dần, đầu tư của tổng công ty lương thực xuống cũng giảm dần và tiến đến cắt hẳn. Đời sống của cán bộ công nhân viên lại rất khó khăn , tình trạng chờ việc xảy ra . Để giải quyết vấn đề này qua thăm dò nhu cầu thị trường , được phép của tổng công ty lương thực miền bắc .Công ty đi đến quyết định mở thêm xưởng bia với công nghệ hiện đại của nước ngoài , sản phẩm bia được thị trường ( chủ yếu là thành phố Hà Nội ) chấp nhận .Nhờ đó đã giải quyết được thêm việc làm và đời sống cho cán bộ công nhân viên được nâng lên . Doanh thu tăng lên là 1360 triệu đồng. Thu nhập bình quân một công nhân trên tháng là : 420 ngàn đồng. Giai đoạn đến năm 1996 ¸ 1997 nhà nước thành lập những tổng công ty để phát huy vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước .Đồng thời giảm đầu mối tổ chức tập trung vốn có trọng điểm nên quyết định sáp nhập “công ty vật tư bao bì ” vào công ty kinh doanh vận tải - lương thực . Đây là vấn đề làm cho ban lãnh đạo phải cân nhắc làm thế nào để tạo thêm công ăn ,việc làm cho thêm khoảng 100 LĐ đang cần việc . Từ đó ban lãnh đạo quyết định đi đến việc mở thêm một xưởng chế biến Gạo chất lượng cao và sản xuất sữa đậu nành . Ngoài việc, tạo thêm được việc làm cho cán bộ công nhân viên thì công ty đã tận dụng được hiệu quả mặt bằng của mình đó là công ty còn cho thuê nhà kho, xưởng sản xuất(mỗi năm thu được khoảng 200 triệu đồng/ năm) và Thu nhập bình quân một công nhân trên tháng đã tăng lên là 470 ngàn đồng. Khẩu hiệu kinh doanh của công ty lúc này là : “ Đoàn kết, việc làm, đời sống và tự hào”. Giai đoạn đến năm 1999 sáp nhập thêm với “ công ty xây lắp ” của tổng công ty và số công nhân viên lúc này đã tăng lên là hơn 300 người . Sau đó còn liên doanh với công ty “BIG TUNGSHING” của HONGKONG . Tổng vốn tự có cũng tăng lên là 17.3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân một công nhân trên tháng là : 700 ngàn đồng. Doanh thu đạt 71 tỷ đồng Năm 1999 là giai đoạn đột biến của công ty số lượng về nhân sự tăng cao và đó cũng là thách thức rất lớn đối với công ty . Giai đoạn đến năm 2000 ¸ 2001 sáp nhập 4 công ty ở Hà Nội đó là : Công ty lương thực Cầu Giấy, Công ty lương thực Gia Lâm, Công ty lương thực Thanh Trì , Nhà máy chế biến thực phẩm Trương Định . Với số lượng cán bộ công nhân viên lúc này đã là 500 người . Điều này đã gây ra những xáo trộn về tổ chức và tâm lý người lao động ,đây là một thách thức không nhỏ đối với công ty . Bởi vì công ty có chủ trương là không cho ai về và mức lương vẫn như vậy . Mặt khác diễn biến thuận lợi công ty là trên Tổng công ty đã cho phép mở rộng thị trường . Do đó đến cuối năm 2001 công ty đã triển khai thêm xưởng sản xuất bột canh và xí nghiệp sản xuất nước tinh khiết đóng chai. Tạo thêm được việc làm cho người lao động , tăng được thu nhập cho họ và cũng tăng được doanh thu cho toàn công ty lên. Doanh thu bình quân là 63,26 tỷ đồng. Thu nhập bình quân một công nhân trên tháng là : 720 ngàn đồng. Giai đoạn đến năm 2002 ¸ 2003 Tổng công ty cho phép tách “ Nhà máy chế biến thực phẩm Trương Định ” và lúc lượng công nhân viên đã giảm xuống chỉ còn 400 người .Nhưng số lượng công nhân viên hoạt động thực tế khoảng 250 người (Những công nhân lái xe trong biên chế cũ chờ việc). Cuối năm 2002 công ty bắt đầu triển khai thêm xí nghiệp nuôi trồng thuỷ sản ở Sóc Trăng. Cuối năm 2003 thực hiện “chế độ 41” đã tiến hành cho 150 người ra khỏi biên chế của công ty. Tổng số vốn tự có của công ty lúc này đã đạt ở mức 36,03 tỷ đồng (trong đó : tiết kiệm phí để lại qua các năm trước là 10tỷ đồng). Thu nhập bình quân một công nhân trên tháng : 1,1triệu đồng. Hiện nay Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một trong số 35 công ty thành viên của tổng công ty lương thực miền bắc . Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên là 251 người , với tổng lượng vốn công ty đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh là 45.37 tỷ đồng . Nếu xét về tổng lượng vốn và qui mô hoạt động của công ty là ở mức khá cao so với các công ty thành viên khác trong tổng công ty lương thực miền bắc. Công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh thêm chủng loại mặt hàng mới là gạo các loại, thức ăn gia súc, sữa đậu nành , bia, bột canh và kết hợp với nuôi trông thuỷ sản . Việc mở rộng qui mô hoạt động này giúp cho công ty khai thác được thị trường kinh doanh mới, giải quyết được số dôi dư trong quá trình sắp xếp lại cơ cấu lao động trong công ty và tăng được doanh thu (đạt khoảng 150 tỷ đồng), thu nhập bình quân (Người/Tháng) tăng lên là 1.1triệu đồng. 1. Xét về tài chính của công ty : Nếu chỉ xét riêng về phương diện vốn , thì công ty được xếp vào những công ty đứng đầu trong tổng số 35 công ty thành viên thuộc tổng công ty lương thực Miền Bắc giá trị doanh thu đạt bình quân 65 ¸ 70 tỷ đồng. Tổng số vốn kinh doanh tự có của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà đến ngày 31/12/2003 là 36,03 tỷ đồng . Trong đó : Vốn cố định là 23 tỷ đồng : phần lớn là để đầu tư vào nhà xưởng , Máy móc thiết bị . Vốn lưu động là 13,03 tỷ đồng . Tuy nhiên, vấn đề còn đang tồn tại đối với công ty là lượng vốn hoạt động dựa vào một phần nhỏ lượng vốn tự có của công ty , còn phần chủ yếu là dựa vào hình thức vay vốn ngắn hạn của nhân hàng . Chính điều đó đã gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty ,gây khó khăn cho công ty trong việc theo đuổi các mục tiêu dài hạn do phải đảm bảo thực hiện các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn để giúp công ty tồn tại và hoàn trả các khoản lãi suất cho ngân hàng. Do thiếu vốn cho nên quá trình đổi mới công nghệ sản xuất của công ty bị chậm lại, đông thời những hạn chế về vốn cũng ảnh hưởng đến việc phát triển và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty .Do vậy mà để nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty thì vấn đề cần giải quyết là nâng cao khả năng về vốn để cung cấp cho các hoạt động của công ty theo các đòi hỏi của thị trường . Sản phẩm sản xuất đã và đang tham gia vào sản xuất kinh doanh Từ năm 1995 trở về trước công ty kinh doanh mặt hàng Gạo, vận chuyển gạo và phân phối lưu thông hàng hoá là chủ yếu . Gạo thì để phục vụ chế biến, chăn nuôi,... Đến năm 1997 do sáp nhập với công ty Vận Tải –Bao Bì Miền Bắc nên có thêm mặt hàng mới đó là sản xuất Bia, Sữa đậu nành. Đến năm 2001 do yêu cầu của thị trường thì công ty đã đầu tư thêm vào hoạt động sản xuất kinh doanh mới như : Nước đóng chai tinh khiết và Bột canh. Đột biến đến cuối năm 2002 công ty đã đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh mới đó là nuôi trồng thuỷ sản ở Sóc Trăng. (chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu) Đến nay thì công ty vẫn phát triển kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực kể trên như : gạo ,bia, sữa đậu nành ,nước tinh khiết, bột canh và thuỷ sản. 3. Các thành tích đã đạt được của doanh nghiệp . Trong 30 năm tồn tại và phát triển, công ty đã đóng góp một phần quan trọng vào việc thúc đẩy lưu thông hàng hoá trên thị trường thông qua vận chuyển lương thực trong thời kỳ bao cấp .Lúc này công ty hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ được giao . Sau này khi đất nước tiến hành đổi mới nền kinh tế công ty đã có những bước chuyển mình đi lên cho phù hợp với thời đại mới. Qui mô ngày càng lớn, đời sống của cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện điều này được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về thu nhập của người lao động thuế nộp ngân sách nhà nước, sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú phù hợp với người tiêu dùng. Năm 1996 công ty được nhà nước tặng “ Huân chương lao động hạng 3 ” Năm 2003 công ty được nhà nước tặng “ Huân chương lao động hạng 2 ” và riêng GĐ công ty được nhà nước tặng “ Huân chương lao động hạng 3 ”. Công đoàn, đoàn thanh niên được khen thưởng tiên tiến xuất sắc . Doanh thu của công ty tính đến hết ngày 31/12/2003 là 149,892 tỷ đồng (trong đặc biệt có 7.1 tỷ doanh thu từ thuỷ sản mới được đầu tư năm 2002) 4. Các khó khăn ,thuận lợi của doanh nghiệp hiện nay : 4.1. Thuận lợi : a. Công ty có Cơ sở vật chất nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi (nằm trên quốc lộ 1 ,trung tâm Hà Nội ) tiện cho việc giao dịch buôn bán, và nề nếp kinh doanh đã đi vào truyền thống . b. Xét về mặt vốn : Năm 1973 được nhà nước cấp 1tỷ đồng (trong đó có 700 triệu là vốn cố định và 300 triệu là vốn lưu động) so với thời kỳ lúc đó là 1 lượng vốn rất lớn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh . Hiện nay lượng vốn tự có của công ty là 36.03 tỷ đồng đó cũng là lượng vốn lớn thuận lợi cho kinh doanh mà không phải quan tâm nhiều lắm đến chuyện phải trả lãi vay. c. Công ty có bộ máy tổ chức quản lý ổn định, đội ngũ cán bộ công nhân viên có tri thức, kinh nghiệm quản lý sản xuất và luôn được đào tạo ,nâng cao nghiệp vụ - trình độ tay nghề hàng năm. Đặc biệt tập thể những người lao động giữ vững truyền thống đoàn kết trên mọi lĩnh vực Đời sống –tư tưởng –việc làm để nhằm thực hiện hiệu quả kế hoạch đề ra. d. Các tổ chức lãnh đạo của đảng ,đoàn thanh niên, công đoàn luôn ủng hộ phương thức và hoạt động kinh doanh của công ty. e. Có uy tín lâu năm trên thị trường nhờ tổ chức tốt công tác kiểm tra,giám định chất lượng sản phẩm . f. Công tác bán hàng và sau bán hàng của công ty được thực hiện tốt nhờ có đội nguc Marketing có năng lợc chuyên môn và nhiệt tình , luôn coi trọng và làm hài long khách hàng . Do vậy công ty tạo mối quan hệ khăng khít với khách hàng trong và ngoài nước, duy trì được thị trường quen thuộc của mình. g. Công ty đã chú trọng đến việc tổ chức kênh phân phối rất chu đáo, những tiêu chuẩn (số lượng-chất lượng-thời gian) được coi là yếu tố hàng đầu để cung cấp hàng hoá cho bạn hàng. h. Được sự giúp đỡ của tổng công ty lương thực miền bắc về thị trường xuất khẩu gạo. à Tất cả những thuận lợi trên giúp công ty luôn hoàn thành tốt các kế hoạch và chỉ tiêu đề ra, duy trì tốt mối quan hệ với bạn hàng và đó là cơ sở để thúc đẩy mở rộng thị trường tiềm năng, mục tiêu đối với sản phẩm của công ty . 4.2. Khó khăn : a. Xét về mặt nhân sự : bộ máy hành chính- nhân sự còn khá cồng kềnh và lực lượng lao động vượt quá yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.Do đó có một lượng rất lớn cán bộ công nhân viên phải chờ việc (chuyển công tác). Do cơ chế bao cấp để lại, trình độ không đáp ứng được yêu cầu của công việc hiện nay. b. Mặt hàng truyền thống không được độc quyền nên phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm cùng loại của hãng khác và các sản phẩm thay thế. c. Sản phẩm bia và sữa đậu nành vẫn chỉ dừng lại ở các sản phẩm bình dân chưa ,có phân cấp cao để phục vụ nhu cầu cao của người tiêu dùng .Do đó việc mở rộng thị trường tiêu thụ của hai loại mặt hàng này là rất khó khăn. d. Công ty chưa có chính sách về giá cả linh động, chính sách giá cả áp dụng vẫn cứng nhắc nên chưa khuyến khích được số đông người tiêu dùng . e. Công tác nghiên cứu thị trường vẫn còn hạn chế ,chưa được coi trọng để có chiến dịch mở rộng nhu cầu thị trường . Vì vậy chưa xây dựng được thị trường mục tiêu cho từng sản phẩm . Thị trường nhìn chung vẫn mang tính rời rạc. f. Công tác quảng cáo- tiếp thị vẫn chưa được đầu tư đúng mức. g. Công ty đã và đang duy trì, giữ vững được thị trường quen thuộc nhưng việc xâm nhập thị trường mới ,tiềm năng còn rất chậm chạp. h. Ảnh hưởng của “ vụ kiện phá giá tôm” nên sản lượng xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ bị giảm sút . à Tất cả khó khăn trên đều ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ, duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty . Để có được những biện pháp để khắc phục thì cần phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các mặt tiêu cực kể trên. II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LƯƠNG THỰC VÀ TÌNH HÌNH KINH DOANH LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY VẬN TẢI XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ. 1. Tình hình thu mua lương thực tại công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Nhìn chung cây lương thực và các mặt hàng lương thực rất đa dạng, phổ biến ở nước ta. Tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cải tiến cây giống (kích thích tăng trưởng năng suất cây trồng), phương thức gieo trồng, phân bón chỉ dẫn chăm sóc nên năng suất sản lượng lương thực ngày càng cao. Tuy nhiên chủng loại lương thực gieo trồng lại phụ thuộc chủ yếu vào từng vùng. Ví dụ: loại gạo 203, gạo Mộc Tuyền phân bổ ở Nam Định, Thái Bình, Nếp Thuỷ Tiên, Bắc Hương, Tám ấp bẹ thì được trồng nhiều ở Bắc Ninh, Hà Nam…ngô, mỳ màu tập trung ở các tỉnh như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Tây nguyên, Đồng Tháp. Sản lượng lương thực được đánh giá là dồi dào nhưng với cơ chế kinh tế như hiện nay vẫn chưa thể hiện được hành vi của người sản xuất, hành vi đầu tư tích trữ của một số đơn vị ngành kinh doanh lương thực, thông qua giá mua mà vô hình dung đã tạo nên sự cạnh tranh ban đầu giữa các đơn vị kinh doanh. Vì vậy, ngay từ ban đầu ban lãnh đạo Công ty đã giao nhiệm vụ tổ chức lập kế hoạch thu mua lương thực của các phòng ban trực thuộc (phòng xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh tiếp thị). Sau đó những cán bộ chức năng được điều động tới những khu vực đã được nghiên cứu về giá cả, tình hình cạnh tranh sẽ diễn ra. Đồng thời dự kiến tồn kho cuối quý bình quân 8000 tấn, đây là nhiệm vụ nặng nề đối với cán bộ Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Những kho hàng để sao cho chi phí nhập kho và xuất kho là thấp nhất. Còn đối với mặt hàng gạo xuất khẩu sẽ được vận chuyển đến cảng Sài Gòn hoặc cảng Hải Phòng. Bảng thu mua lương thực 3 năm gần đây của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Đơn vị: Tấn Năm Tên mặt hàng 2001 2002 2003 Quý I 2004 1. Gạo 6.200 8.652 8.820 2.360 2. Thóc 38.650 39.000 40.720 12.100 3. Tấm 1.865 648 227 107 4. Mỳ màu 4.275 4.155 3.709 1.183 5. Thức ăn gia súc 2.410 2.600 2.307 750 6. Tổng sản lượng 53.400 55.055 55.783 16.500 2. Kết quả kinh doanh của Công ty Lương thực là loại mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty (lương thực bao gồm : Gạo, thóc, tấm, mỳ mầu, thức ăn gia súc). Trong những năm gần đây mặt hàng lương thực đã đạt được một số kết quả sau : KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG 3 NĂM Chỉ tiêu Đơn vi 2001 2002 2003 1. Doanh thu tr. đồng 78.830 82740 88532 2. Tổng sản lượng tấn 44.000 46102 47200 - Gạo - 32.660 34642 38570 - Thóc - 3.250 3860 3800 - Tấm - 1.470 600 280 - Mỳ mầu - 4.530 4500 2250 - Thức ăn gia súc - 2.100 2500 2300 3. Thuế tr.đồng 2.207,24 2316,72 2478,9 4. Lợi nhuận tr.đồng 13189,4 14306,9 14889,89 5. Tổng tài sản tr.đồng 15619,8 18260,4 18836 6. Số lao động người 48 52 61 Trong những năm qua, sản lượng tiêu thụ và doanh về sản phẩm lương thực không ngừng tăng lên đóng góp rất quan trọng trong các tổng doanh thu của Công ty. Năm 2002, sản lượng lương thực tiêu thụ tăng 2.092 tấn (tức là tăng 4,75%) so với năm 2001. Trong đó : - Sản lượng gạo tăng 1.982 tấn (tăng 6,06%) - Sản lượng thóc tăng 610 tấn (giảm 18,77%) - Sản lượng tấm giảm 870 tấn (giảm 40,81%) - Sản lượng mì mầu giảm 30 tấn - Thức ăn gia súc tăng 400 tấn (tăng 19,05%) Năm 2003, sản lượng lương thực tiêu thụ đã tăng 1098 tấn (tức là tăng 2,38%) so với năm 2002. Trong đó : - Sản lượng gạo tăng 3928 tấn (tăng 11,34%) - Sản lượng thóc giảm 60 tấn (giảm 1,55%) - Sản lượng tấm giảm 870 tấn (giảm 40,81%) - Sản lượng mỳ mầu giảm 30 tấn (giảm 0,66%) - Thức ăn gia súc tăng 400 tấn (tăng 19,05) Năm 2003 sản lượng lương thực tiêu thụ đã tăng 1098 tấn (tức là tăng 2,38%) so với năm 2002. Trong đó : - Sản lượng gạo tăng 3928 tấn (tăng 11,34%) - Sản lượng thóc giảm 60 tấn (giảm 1,55%) - Sản lượng tấm giảm 320 tấn (giảm 46,67%) - Sản lượng mỳ màu giảm 2250 tấn (giảm 50%) - Thức ăn gia súc giảm 200 tấn (giảm 8%) Như vậy, có thể nhận thấy rõ tốc độ tiêu thụ lương thực của Công ty không ngừng gia tăng, đặc biệt là mặt hàng gạo đã được Công ty chú trọng đầu tư kinh doanh. Điều này chứng tỏ Công ty đã chiếm được ưu thế trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay. Đồng thời, Công ty cũng đã rất quan tâm đến việc đầu tư vào máy móc thiết bị, các dây chuyền công nghệ cũng như các nguồn lực khác, nó thể hiện qua sự tăng lên của giá trị tài sản các năm. Nếu như năm 2001 tổng tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh lương thực là 15619,8 triệu đồng thì năm 2002 tổng giá trị tài sản tăng thêm 2.640,6 triệu đồng (tức là tăng 16,9%). Năm 2003 tổng giá trị tài sản còn tăng thêm 575,6 triệu đồng (Tức là tăng 3,15%). Cùng với sự tăng lên không ngừng của doanh thu, lợi nhuận tài sản thì số lao động ở các phân xưởng chế biến gạo cũng tăng lên để phục vụ quá trình sản xuất (chế biến). Hiện nay số công nhân lao động ở các phân xưởng là 61 người, điều này góp phần giải quyết được công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động ở Công ty. Quá trình tồn kho lương thực tại Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh. Tồn kho hợp lý giúp cho doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh (về thu mua, bán, chính sách giá…) không bị phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài. Lấy ví dụ năm 1999, do sự cạnh tranh của các đối thủ trong ngành Công ty đã rất khó khăn trong việc dự trữ hàng trong kho dẫn đến việc thu mua ở những nơi quen biết đều không thể suôn sẻ, thậm chí cán bộ công nhân viên phải nằm vùng 3 -4 tháng mới mua được hàng. Từ đó dẫn đến cơ hội kinh doanh và những hợp đồng kinh doanh hàng tỷ đồng bị bỏ lỡ. Đây là bài học khá đắt đối với Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà nói riêng và những Công ty kinh doanh nói chung, vì vậy công tác tồn kho sản phẩm lương thực được giao cho phòng kế hoạch và đầu tư nên kế hoạch hàng năm nhờ vậy mà việc thực hiện tồn kho cuối năm của Công ty vẫn đảm bảo trong nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của thị trường. Bảng tồn kho các mặt hàng lương thực tại Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà Đơn vị: tấn Sản phẩm Mua Bán Tồn kho Năm - Gạo - Thóc - Tấm - Mỳ màu - Thức ăn gia súc - - - - - - - - - - 7.605 - 92 1.231 847 2000 - Gạo - Thóc - Tấm - Mỳ màu - Thức ăn gia súc 6.200 38.650 1.865 4.675 2.410 32.660 3.250 1.470 4.530 2.100 8.757 - 487 1.376 1.157 2001 - Gạo - Thóc - Tấm - Mỳ màu - Thức ăn gia súc 8.652 39.000 648 4.155 2.600 34.642 3.860 600 4.500 2.500 10.176 - 535 1.031 1.257 2002 - Gạo - Thóc - Tấm - Mỳ màu - Thức ăn gia súc 8.820 40.720 227 3.709 2.307 38.570 3.800 280 2.250 2.300 9.223 - 482 2.490 1.264 2003 Sản lượng gạo = sản lượng thóc x hệ số chế biến bình quân Hệ số chế biến bình quân » 78% Tuy nhiên sản lượng tồn kho nếu vượt mức cũng sẽ ảnh hưởng tới tình hình vốn của Công ty. Do đó công tác Marketing về cầu thị trường và sự biến động giá cả của mặt hàng lương thực có ý nghĩa quan trọng đối với Công ty. 3. Thực trạng thị trường lương thực 3.1. Nhu cầu về lương thực trên thị trường ; Trong những năm gần đây nhu cầu về lương thực ở nước ta cũng như ở thị trường thế giới có những biến chuyển cả về qui mô và cơ cấu, đó là do rất nhiều nguyên nhân. - Lương thực đặc biệt là gạo vốn rất phổ biến ở các nước Châu Á, còn Đông Nam Á là vựa lúa của thế giới và tập tính nông nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá ẩm thực của người Á Châu, và loại lương thực phục vụ chủ yếu cho các bữa ăn là ngô, khoai, lúa gạo. Mặt khác, Việt Nam là một thị trường đầy sức hấp dẫn với khoảng 80 triệu dân. Trong thời gian từ năm 1997 đến nay tỷ lệ tăng dân số và thu nhập bình quân của người dân cũng tăng theo (khoảng 270USD/năm). - Cơ cấu dân cư thay đổi không đồng đều, xuất hiện những người có thu nhập cao nên nhu cầu của họ cũng có phần phong phú hơn, không chỉ đơn giản về chất lượng mà còn về chủng loại, nhãn hiệu bao bì và dịch vụ. Tuy nhiên, số lượng những người có thu nhập từ trung bình và thấp lại chiếm tỷ lệ rất lớn. - Bên cạnh đó, tình hình chính trị toàn cầu cũng rất biến động trong thời gian vừa qua. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế và đời sống của người dân ở những nước này, đặc biệt là các nước trước đây thường xuyên nhập khẩu lương thực của Việt Nam (Bắc Triều Tiên - Irắc, các quốc gia Châu Phi) làm cho tình hình giá cả trên thị trường thường xuyên lao động. Do vậy, nếu các đơn vị nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và có chính scáh kích thích hợp lý thì chắc chắn hiệu quả SXKD còn lớn hơn nữa. * Đặc tính cầu về lương thực - Yếu tố tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng về từng loại lương thực. Ví dụ : gạo là loại lương thực được sử dụng thường xuyên trong mỗi bữa ăn của người dân Việt Nam. - Yếu tố mùa vụ cũng ảnh hưởng đến lượng cầu về mặt hàng lương thực. Ví dụ : Lương thực được tiêu thụ nhiều hơn vào mùa đông, lượng lương thực cũng bán chạy vào mùa du lịch tuỳ theo địa lý. - Hành vi của người tiêu dùng : Người tiêu dùng thường không trung thành với một nhãn hiệu, hay loại lương thực nào, những chi dẫn giới thiệu của người bán hàng và những tác động của quảng cáo, tiếp thị mới nhất sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của họ. 3.2. Tình hình cung cấp lương thực trên thị trường Ngành sản xuất kinh doanh lương thực là một trong các ngành đem lại lợi nhuận tương đối cao kèm theo sự tiến bộ và mức đầu tư vốn hợp lý. Các cường quốc xuất khẩu lương thực trên thế giới là Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc... trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên về mặt chất lượng của các sản phẩm lương thực có thể thấy rõ Việt Nam chưa thể cạnh tranh được với Thái Lan, Mỹ, Nhật, Trung Quốc (các sản phẩm : lúa gạo, ngô, khoai tây...). Điển hình như Thái Lan và Mỹ là hai quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất, sản phẩm của họ với chất lượng và số lượng chủng loại đã xâm nhập được thị trường Châu Âu và các nước phát triển khác ở Châu Á, riêng ở thị trường Châu Phi và những quốc gia nghèo ở Châu Á và Nam Mỹ sản lượng lương thực không đáp ứng được nhu cầu của con người đa phần là nhập khẩu lương thực của Việt Nam, Trung Quốc... (mức gía bình quân 220-250USD/tấn). Bên cạnh đó tại thị trường Việt Nam lương thực không phải là loại mặt hàng phải nhập khẩu và rất phổ biến trong ngành sản xuất kinh doanh nên đã thu hút rất nhiều đơn vị kinh doanh tham gia vào. Mỗi địa phương đều có ít nhất một đơn vị kinh doanh lương thực (trực thuộc tỉnh, thành phố) cho nên tình hình cạnh tranh của các đơn vị này diễn ra rất quyết liệt. Nhiều đơn vị không đứng vững đã rút lui khỏi thị trường hoặc tham gia liên doanh liên kết với đơn vị khác vã đã tạo thành những thế lực nhất định ở một số thị trường khu vực. Riêng ở thị trường thành phố Hà Nội là một ví dụ, trước đây có : Công ty lương thực Hà Nội, nhà máy xay Lương Yên (nay đã sáp nhập với Công ty vận tải xây dựng về chế biến lương thực Vĩnh Hà). Tháng năm các đơn vị này phải cung cấp bình quân 9000 tấn lương thực cho thị trường Hà Nội. Một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Tên Công ty Công suất tiêu thụ bình quân (1000tấn) Nội địa Xuất khẩu - Công ty lương thực Hà Nội 6,7 8 - Công ty lương thực Sài Gòn 18 2.500 - Công ty Lương thực Long An 19,2 3.000 - Công ty TNHH Đức Thành 16 1.800 - Công ty XNK Lương thực Đồng Tháp 18,5 2.700 TỶ TRỌNG TIÊU THỤ LƯƠNG THỰC CỦA CÔNG TY VẬN TẢI XÂY DỰNG VÀ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC VĨNH HÀ Chỉ tiêu Thị trường Gạo Thóc Tấm Mỳ nấu Thức ăn GS Tỷ trọng Năm SLTT TT SLTT TT SLTT TT SLTT TT SLTT TT Hà Nội 4833,7 14,8 2112,5 65 338,1 23 113,25 2,5 252 12 2001 Các tỉnh khác 15807,4 48,4 1137,5 35 1131,9 77 4416,75 97,5 1848 88 Xuất khẩu 12018,9 36,8 - - - - - - - - + Cung ứng 10810,5 33,1 + Trực tiếp 1208

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1895.doc
Tài liệu liên quan