Ngoài những tiêu chuẩn đảm bảo cây giống, phương pháp tái canh, để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã áp dụng những biện pháp quản lý chất lượng
nghiêm ngặt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao về sản phẩm. Hiện nay, Công ty
quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được tổ chức QMS(Austraylia) và
QUACERT (Việt Nam) đồng chứng nhận. Ngoài ra, bộ phận kiểm phẩm của Công ty
được Văn Phòng Công Nghệ Chất Lượng Viêt Nam (VILAS) công nhận phòng thí
nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17205:2004
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hàm lượng chất bay hơi, %m/m, không lớn hơn : 0,80
- Dộ dẻo đầu (Po) không nhỏ hơn : 30
- Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn : 50
- Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : -
- Dộ nhớt Mooney ML (1’+4’) 1000C
Mủ cao su SVRCV 50.
Các chỉ tiêu hóa lý của cao su SVR 50 theo TCVN 3769 :2004
- Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45mm, % m/m, không lớn hơn : 0,02
- Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,40
- Hàm lượng nito, % m/m, không lớn hơn : 0,60
- Hàm lượng chất bay hơi, %m/m, không lớn hơn : 0,80
- Dộ dẻo đầu (Po) không nhỏ hơn : -
- Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn : 60
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 30
- Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : -
- Dộ nhớt Mooney ML (1’+4’) 1000C: 50+-5
Mủ cao su SVRCV 60.
Các chỉ tiêu hóa lý của cao su SVR 60 theo TCVN 3769 :2004
- Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45mm, % m/m, không lớn hơn : 0,02
- Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,40
- Hàm lượng nito, % m/m, không lớn hơn : 0,60
- Hàm lượng chất bay hơi, %m/m, không lớn hơn : 0,80
- Dộ dẻo đầu (Po) không nhỏ hơn : -
- Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn : 60
- Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : -
- Dộ nhớt Mooney ML (1’+4’) 1000C: 60+-5
Mủ cao su SVR 20.
Các chỉ tiêu hóa lý của cao su SVR 20 theo TCVN 3769 :2004
- Hàm lượng chất bẩn giữ lại trên rây 45mm, % m/m, không lớn hơn : 0,16
- Hàm lượng tro, % m/m, không lớn hơn : 0,80
- Hàm lượng nito, % m/m, không lớn hơn : 0,60
- Hàm lượng chất bay hơi, %m/m, không lớn hơn : 0,80
- Dộ dẻo đầu (Po) không nhỏ hơn : 30
- Chỉ số duy trì độ dẻo (PRI), không nhỏ hơn : 40
- Chỉ số màu Lovibond, mẫu đơn, không lớn hơn : -
- Dộ nhớt Mooney ML (1’+4’) 1000C.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 31
Tình hình kiểm tra chất lƣợng:
Ngoài những tiêu chuẩn đảm bảo cây giống, phương pháp tái canh, để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty đã áp dụng những biện pháp quản lý chất lượng
nghiêm ngặt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật cao về sản phẩm. Hiện nay, Công ty
quản lý sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đã được tổ chức QMS(Austraylia) và
QUACERT (Việt Nam) đồng chứng nhận. Ngoài ra, bộ phận kiểm phẩm của Công ty
được Văn Phòng Công Nghệ Chất Lượng Viêt Nam (VILAS) công nhận phòng thí
nghiệm hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17205:2004
2.1.5. Cơ cấu tổ chức công ty
Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức công ty
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 32
(Nguồn:
Công ty Cổ phần cao su Đồng Phú đã xây dựng cơ cấu tổ chức theo sơ đồ trực
tuyến chức năng. Nhờ các phòng ban, và đơn vị trực thuộc được phân công nhiện vụ
cao hơn và phối hợp hoàn thành công việc một cách thuận lợi. Bên cạnh đó, công ty
cũng tránh được việc chồng chéo và đùn đẩy trách nhiệm, hạn chế mâu thuẫn nội bộ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 33
Đây cũng là yếu tố giúp cho công ty đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao trong thời
gian qua.
Chức năng nhiệm vụ chính của các phòng ban.
Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lưc cao nhất, có quyền bầu ra hội đồng
quản trị và ban kiểm soát, có quyền quyết định định phương án phân chia lãi, lỗ và phát
hanh cổ phiếu, quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đại hội
đồng còn duyệt, bổ sung, sửa đổi một số điều lệ của doanh nghiệp khi cần thiết.
Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát là do đại hội đồng bầu ra và quyết định nhiệm kỳ hoaatj động.
Thường ban kiểm soát có 3thanhf viên và hoạt động độc lập với hội đồng quản trị,
giám đốc và kế toán trưởng, chịu trách nhiệm quản lý tài chính cho công ty. Đồng thời
ban kiểm soát còn kiểm tra, giám sát hoạt động của đại hội đồng cổ đông và hội đồng
quản trị.
Đại hội đồng quản trị.
Đại hội đồng quản trị là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công ty theo đúng
phương hướng do đại hội đồng cổ đông quyết định, đứng đầu là chủ tịch, thường có
nhiệm kỳ 5 năm. Đây là cơ quan duyệt báo cáo tài chính hàng năm và quyết định tài
chính của công ty, chuẩn bị báo cáo tổng kết hằng năm trình cho đại hội đồng cổ đông,
triệu tập đại hội đồng cổ đông theo định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của ban kiểm
soát.
Tổng giám đốc.
Người đại diện pháp lý của công ty về toàn bộ hoạt động kinh doanh cùa công ty
và được sự giám sát của hội đồng quản trị. Tổng giám đốc là người trưc tiếp chỉ đạo,
xét duyệt và phê chuần các mặt hàng sản xuất và kinh doanh của công ty. Đây cũng
chính là người trực tiếp ký hợp đồng trong nước và ngoài nước. Hơn nữa, tổng giám
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 34
đốc là người có quyền quyết định bổ nhiệm trưởng phòng, phó phòng, quyết định khen
thưởng hoặc kỷ luật công nhân viên cùa công ty.
Phó tổng giám đốc (đại diện lãnh đạo).
Phó tổng giám đốc là người hỗ trợ đắc lực cho tổng giám đóc trong việc điều hành
công ty và đề xuất phương án kinh doanh, các chương trình và kế hoạch kinh doanh.
Phó tổng giám đốc hành chính.
Là người hỗ trợ cho tồng giám đốc trong việc điều hành và phân bồ nhân sự cho
công ty, xét duyệt định mức chế độ tiền lương.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật.
Phó tổng giám đốc kỹ thuật là người thay mặt tổng giám đốc điều hành kiểm tra
quy trình kỹ thuật sản xuất từ xây dựng cơ bản đến dây chuyền công nghệ của các nhà
máy chế biến mủ cao su, chịu trách nhiệm kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm
của công ty.
Phòng kế hoạch.
Phòng kế hoạch là phòng căn cứ vào nghj quyết đại hội cổ đông và chỉ đạo của
tổng giám đốc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và kế hoạch hăng năm,
nghiên cưu môi trường đầu tư và đẩy mạnh thực hiện kế hoạch đầu tư của công ty qua
nhiều lĩnh vực khác.
Phòng kỹ thuật.
Phòng kỹ thuật phụ trách hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy trình kỹ thuật
trong sản xuất từ khai hoang, trồng mới, chăm sóc vườn cây đến khai thác, chế biến và
kiểm tra chất lượng thành phẩm, tham gia quản lý vườn cây, hệ thống nhà máy chế
biến, hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008
Phòng kế toán-tài vụ.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 35
Phòng kế toán-tài vụ có chức năng quản lý tài chính của công ty và xây dựng kế
hoạch tài chính hằng năm và dài hạn. phòng xây dựng kế hoạch điều hòa và trích lập
các quỹ, hướng dẫn điều tra chế độ thống kê kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chánh.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp bộ máy quàn lý cùa công
ty và các đơn vị trực thuộc trong các thời kỳ. Mặt khác, phòng này đánh giá chất lượng
cán bộ và xây dựng chế độ tiền lương. Hơn nữa, phòng tổ chức tuyển dụng nhân sự,
quản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ công nhân viên và các chứng từ có con dấu, mộc của công
ty.
Phỏng thanh tra bảo vệ.
Phòng thanh tra bảo vệ làphongf chị trách nhiệm an ninh và trật tự lao động trong
công ty.
Phòng kinh doanh và phát triển thị trƣờng.
Phòng kinh doanh và phát triển thị trường có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc
thực hiện các hợp đồng kinh tế phù hợp với năng lực công ty. Đồng thời phòng này
chịu trách nhiệm đàm phám, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán trong nước và
ngoài nước. Hơn nữa, kinh doanh và phát triển thị trường còn thực hiện nghiên cứu thị
trường, đẩy mạnh công tác Marketing.
Các đơn vị trực thuộc.
Các nông trường và các xí nghiệp chế biến của công ty thực hiện nhiệm vụ khai
thác cao su và chế biến cao su theo kế hoạch của công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 36
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Hình 2.4: Bảng phân tích tình hình kinh doanh của công ty từ 2007 đến 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
703.796.059.207 728.795.494.932 648.310.112.778
Doanh thu thuần bán hàng,dịch vụ 703.796.059.207 728.795.494.932 648.310.112.778
Giá vốn hàng bán 448.004.011.281 476.771.343.018 414.850.230.557
Lợi nhuận gộp về bán hàng, dịch vụ 255.792.047.926 252.024.151.914 233.459.882.221
Doanh thu hoạt động tài chính 18.868.432.850 23.223.946.054 27.185.559.063
Chi phí tài chính 10.663.546.072 25.410.170.581 8.813.637.541
Chi phí bán hàng 10.676.019.145 11.243.059.269 5.643.247.432
Chi phí quản lý doanh nghiệp 27.926.942.549 29.683.160.904 28.917.172.472
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
225.393.973.010 208.911.707.214 217.271.383.839
Thu nhập khác 13.890.545.886 40.911.318.196 11.937.432.026
Chi phí khác 6.571.098.612 15.778.604.072 8.485.604.495
Lợi nhuận khác 7.319.447.274 25.132.714.124 3.451.827.531
Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 232.713.420.284 234.044.421.338 220.723.211.370
Thuế 672.897.359 9.963.593.792
Lợi nhuần thuần 230.245.088.283 234.044.421.338 210.756.396.240
( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 37
Công ty chính thức hoạt động được gần 30 năm, và cổ phần hóa được gần 3 năm
(từ cuối năm 2006) . Nên hiện nay, đội ngũ nhân sự chủ chốt thực sự có năng lực,
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng và khai thác mủ cao su. Công ty Cổ phần Cao
su Đồng Phú không chỉ cung cấp cho thị trường nội địa mà nguồn cung chủ yếu là xuất
khẩu ra thị trường nước ngoài chiếm 86% sản lượng công ty sản xuất. Vì vậy công ty
có lượng doanh thu và lợi nhuận ổn định.
Theo báo cáo tài chính năm 2009 doanh thu năm 2007 đạt gần 723 tỷ VNĐ, năm
2008 đạt gần 752 tỷ VNĐ, doanh thu tăng trưởng hơn 4% so với năm 2007 và doanh
thu năm 2009 đạt gần 675,5 tỷ VNĐ, giảm 10,2% so với năm 2008. Lợi nhuận thuần
của công ty năm 2007 là hơn 230 tỷ VNĐ, năm 2008 hơn 234 tỷ VNĐ, năm 2009 đạt
gần 211 tỷ VNĐ.
DORUCO là doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cồ phần nên hiệu
quả doanh nghiệp tương đối ổn định, mặc dầu tính cạnh tranh chưa cao. Tuy nhiên,
Công ty cổ phần cao su Đồng Phú hoạt động trong thời gian qua có nhiều thay đổi tích
cực như: đầu tư thêm vào trang thiết bị, dây chuyền chế biến hiện đại, tiên tiến tại nhà
máy chế biến Tân Lập, nhà máy chế biến sản phẩm Latex Foam. Chất lượng mủ đươc
nhiều tổ chức quốc tế chứng nhận. Tuy nhiên, theo số lượng sản phẩm mủ cao su qua
các năm cho thấy, sản lượng mủ cao su 2008 giảm 13% ứng với 2.65821 tấn so với
năm 2007. Sản lượng mủ năm 2009 thậm chí còn thấp hơn.
Nguyên nhân sản lƣợng giảm:
Việc giảm sản lượng mủ cao su năm 2008 của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú
do khủng hoảng kinh tế, giá bán cao su hạ thấp đột ngột vào cuối năm 2008 không bù
đắp được chi phí khai thác và chế biến nên công ty lưa chọn giải pháp nên công ty lựa
chon giải pháp hạn chế sản lượng tiêu thụ để nhằm giảm lỗ trong hoạt động kinh
doanh. Và quỹ đất cũng bị hạn chế đi do thanh lý vườn cây, bàn giao đất cho tỉnh Bình
Phươc quy hoạch lại thành khu công nghiệp và khu dân cư cao cấp. Đến năm 2009,
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 38
tuy sản lượng cao su có tăng so với năm 2008 là 1.402,61 tấn tương ứng với 8%, nhưng
sản lượng của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú vẫn ở mức trung bình trong toàn
ngành, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tăng sản lượng trở lại năm 2009 là công
ty tiến hành khai thác mủ ở các nông trường mới và nền kinh tế Thế Giới dần phục hồi,
giá cao su tăng trở lại vào cuối năm vì vậy công ty tăng khả năng khai thác và sản
lượng tiêu thụ cao su nhằm tằng lợi nhận.
Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và
kinh doanh cao su trong nước và ngoài nước. Đặc thù của ngành cao su là cây công
nghiệp, sản lượng cao su phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và kỹ thuật khai thác,
bên cạnh đó, diện tích cao su khai thác có xu hướng giảm xuống do nhu cầu đô thị hóa.
Làm cho sản lượng cao su giảm.
Tình hình sản xuất và kinh doanh rất ổn định, có xu hướng phát triển và tăng
trưởng rất tốt.(Công ty kinh doanh khá tốt trong những năm trước, doanh thu ổn định
và tăng đều qua các năm) thì doanh thu công ty giảm đột ngột trong năm 2009. Trong
đầu năm 2010 có dấu hiệu tăng mạnh trở lại.
Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm cho thấy, tình hình
kinh doanh của công ty thể hiện qua doanh thu và lợi nhận tương đối ổn định, tuy năm
2008 doanh thu tăng thêm 4% tương ứng với 25.000 triệu đồng, tronh khi đó lợi nhuận
tăng 4.044 triệu đồng so với năm 2007, do công ty đầu tư kinh doanh các lĩnh vực khác
đạt hiệu quả như doanh thu từ hoạt động tài chính, giảm chi phí bán hàng và quản lý
doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu và tập trung vào các dự án
đầu tư mới, doanh thu của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú giảm 11% ứng với số
tiền là 80.486 triệu đồng và lợi nhuận cũng giảm tương ứng là 23.316 triệu đồng so với
năm 2008 mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính có tăng nhưng không đáng kể. Tuy
nhiên, trong tình hình kinh tế chung, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối đầu với
những khó khăn tài chính như các khoản phải thu khách hàng khó thanh lý, nguồn vốn
đầu tư ứ đọng, khó khăn trong việc thưc hiện hợp đồng ngoại thương do biến động tỷ
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 39
giá và biến động giá thị trường cao su, thế nhưng Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú
đạt mức lợi nhận 210.728 triệu đồng là một sự cố gắng lớn đáng hoan nghênh
Nguyên nhân lợi nhuận giảm:
Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính: năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế
hết sức khó khăn do khủng hoảng tài chính toàn cầu. Việt Nam nói chung và ngành cao
su Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng. Nhu cầu cao su Thế
Giới giảm mạnh.
Trung Quốc hiện nay là thị trường mà cao su Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất,
chiếm khoảng 60% tổng sản lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, theo sau là Châu
Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Úc… các sản phẩm cao su Việt Nam được xuất khẩu được
dùng chế tạo vỏ xe, ruột xe hơi là chủ yếu(các bạn hàng là những công ty chế tạo xỏ xe
hàng đầu Thế Giới). Trong khi đó ngành công nghiệp xe hơi Thế Giới đả bị cơn bãn tài
chính tàn phá ghê gớm. Nên cao su Việt Nam bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
Giá cả: không những nhu cầu giảm, giá cao su Thế Giới cũng giảm mạnh. 4 tháng
đầu năm 2009, giá cao su Thế Giới tăng nhẹ, nhưng vẫn thấp hơn gần 700USD/tấn so
với cùng kỳ năm 2008, một sự giao động giá rất lớn. Nhưng cuối năm 2009, giá cao su
Thế Giới tăng mạnh trở lại, cùng với sự phục hồi khá nhanh của kinh tế thế giới, dẫn
đến xuất khẩu cao su của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú tăng mạnh trở lại cả về số
lượng lẫn chất lượng.
Kết luận: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn
nhưng tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây vẫn khá ổn định, có
xu hướng phát triển tăng trưởng khá tốt trong những năm tới. Năm 2008 năm tình hình
kinh tế hết sức khó khăn với cuộc khủng hoảng toàn cầu thì Việt Nam không thể tránh
khỏi bị ảnh hưởng. Tuy tình hình công ty lợi nhuận có giảm nhưng vẫn có lợi nhuận
cao như vậy. Chứng tỏ công ty hoạt động hiệu quả và quản lý rủi ro khá tốt. Dấu hiệu
tốt cho cho sự phát triển hiện nay và tương lai của công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 40
2.2. Thực trạng về hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty Cổ Phần Cao
Su Đồng Phú.
2.2.1. Tổng quan về ngành cao su .
Nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh thời gian qua, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển như Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo theo nhu cầu đối với các sản phẩm có sử
dụng nguồn nguyên liệu cao su tăng lên. Nhu cầu nguyên liệu cho ngành sản xuất xe
ôtô, điện điện tử và các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm cao su khác như; găng
tay, sản phẩm y tế… luôn ở mức cao trong khi nguồn cung của các nước sản xuất cao
su chính tuy vẫn tăng liên tục qua các năm nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Thêm vào đó, giá dầu mỏ tăng cao làm giá cao su tổng hợp cũng biến động cùng chiều
khiến các nhà sản xuất phải tìm kiếm nguồn cao su tự nhiên để thay thế. Điều này càng
góp phần làm tăng giá cao su tự nhiên vốn đã cao do nguồn cung ít.
Việt Nam một quốc gia có sản lượng cao su tự nhiên đứng hàng thứ năm trên Thế
Giới cũng có được những ảnh hưởng chung của Thế Giới. Cao su Việt Nam sản xuất
chủ yếu chỉ để xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu trong những năm qua luôn đạt trên 1,2
tỷ USD.
Ngành cao su vẫn được dự báo tăng vững ít nhất cho tới năm 2012.
Giá cao su tự nhiên vẫn giữ ở mức cao nhờ sự hỗ trợ của 3 yếu tố:
Thứ nhất, nhu cầu sử dụng cao. Sản lượng tiêu thụ cao su tự nhiên trong các năm
tới tuy không nhiều như trước nhưng theo dự báo, nhu cầu cao su thế giới sẽ tiếp tục
tăng nhẹ. Thị trường ôtô vẫn là nhân tố chính cho sự tăng trưởng. Dẫn đầu về nhu cầu
là Trung Quốc được dự báo sẽ tăng khoảng 8%, tiếp đến là Mỹ với 4,1%, và Liên minh
châu Âu với 2%.
Thứ hai, nguồn cung từ các nước sản xuất cao su chính năm nay cũng khá hạn
chế. Thời tiết diễn biến thất thường là nguyên nhân chính làm giảm sản lượng khai
thác. Thái Lan, quốc gia sản xuất cao su lớn nhất thế giới dự báo trong năm nay cũng
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 41
khó có thể tăng sản lượng trong khi diện tích trồng cao su ở Malaysia được chuyển
sang trồng cây cọ,
Yếu tố thứ 3 ảnh hướng đến giá cao su tự nhiên là giá dầu mỏ. Tuy cung cầu vẫn
là yếu tố chính quyết định đến giá cả cao su tự nhiên nhưng giá dầu vẫn có những tác
động lớn đến giá cao su. Giá dầu theo dự báo của cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)
vẫn tăng do nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông sẽ tiếp tục tăng
nhanh; những biến động chính trị ở các nước sản xuất dầu lớn như Iran, Iraq, Nigeria,
khiến cho giá dầu không thể hạ nhiệt.
Cao su Việt Nam đối diện với những thách thức lớn.
Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cho biết: Giá cao su Việt
Nam trong năm 2010 có thể đạt mức kỷ lục 3000USD/tấn. Do nhu cầu cao su tự nhiên
của thế giới tăng và giá cả thuận lợi. Tuy đầu ra sản phẩm khá ổn định nhưng việc
trồng và khai thác cao su gặp không ít khó khăn.
- Cao su là một ngành phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nhất là ảnh hưởng của
mưa bão, nắng nóng. Là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên những ảnh
hưởng từ thiên tai là khó tránh khỏi.
- Diện tích đất thích hợp để trồng cây cao su không những không thể mở rộng
mà còn phải đối diện với nguy cơ bị thu hẹp chuyển sang sử dụng cho những mục đích
khác. Thêm vào đó, các vườn cao su lại đang trong thời kỳ năng suất giảm do hết tuổi
khai thác, một số vườn cây phải thanh lý trồng lại, nên sản lượng chung của toàn ngành
đang có chiều hướng giảm dần.(ít nhất là trong 2-3 năm nữa).
- Diện tích dành cho phát triển cây cao su trong nước hầu như rất hạn chế. Các
doanh nghiệp cao su đang có hướng phát triển sang các nước lân cận nơi có nhiều tiềm
năng phát triển cây cao su. Tuy nhiên, việc trồng cao su tại Lào và Campuchia cũng
không hoàn toàn thuận lợi do cũng có rất nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc và Thái
Lan sang đầu tư trồng cao su.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 42
- Tuy là 1 trong 6 nước sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới, nhưng so
với 3 nước Thái Lan, Malaysia và Indonexia (Tổng sản lượng của 3 nước này chiếm tới
75% lượng cao su tự nhiên thế giới) thì sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam là rất
nhỏ, mà sản lượng cao su sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu chiếm tới 80% tổng sản
lượng sản xuất. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 60% tổng lượng xuất
khẩu. Chính vì vậy Việt Nam không thể quyết định được giá cao su và phụ thuộc rất
nhiều vào thị trường Trung Quốc.
2.2.2. Vị thế của Công ty cổ phần cao su Đồng Phú:
Trong lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến cao su Công ty cổ phần cao su Đồng
Phú luôn là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy diện tích cao su của Công ty
trong những năm qua không cao nhưng lại có được năng suất khai thác khá tốt.
Tình hình cạnh tranh trong ngành:
Đặc trưng của ngành cao su là mức độ cạnh tranh không cao mặc dầu số lượng
công ty trong ngành là khá nhiều và có quy mô lớn như cao su Đồng Nai, cao su Dầu
Tiếng, cao su Phước Hòa, Cao su Phú Riềng… nhưng do hầu hết là thành viên của tập
đoàn cao su Việt Nam nên chịu sự chi phối chung từ tập đoàn. Hơn nữa với nguồn
cung hạn chế vì quỹ đất không còn nhiều trong khi nhu cầu ngày càng tăng nhanh làm
cho giá cả cao su ngày càng phục hồi nhanh chóng sau khi trải qua cơn khủng hoảng
về giá năm 2008.
2.2.3. Sơ lƣợc về bộ phận Marketing của Công ty CP cao su Đồng Phú.
Phòng Kinh doanh và nghiên cứu thị trường được thành lập năm 2007. Do đặc thù
của ngành cao su nên công tác Marketing với các hoạt động xúc tiến còn nhiều hạn chế
chỉ tập trung vào thị trường đã có hoặc giới thiệu một số chủng loại sản phẩm khi có
khách hàng yêu cầu. Phò ng kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng giám đốc,
trưởng phó phòng và nhân viên tập trung nghiên cứu marketing, tổ chứ tiêu thụ, quảng
cáo, lập kế hoạch giao hàng và chăm sóc khách hàng.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 43
Nghiên cứu khách hàng, thị trường hiện nay Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú
cơ bản là tìm hiểu xem hành vi khách hàng sử dụng sản phẩm có phản ứng ra sao đối
với sản phẩm của công ty sau thời gian thử nghiệm cũng như quá trình sử dụng. Họ
đánh giá sao về chất lượng, số lượng, cung cách phục vụ, sự chấp nhận hay những ý
kiến phản hồi của khách hàng. Những phản ứng của đối thủ cạnh tranh, xem lại mức
tiêu thụ của thị trường mục tiêu, mức độ tăng giảm sản lương của khách hàng hiện tại ,
tìm hiểu những lý do mà khách hàng không mua hàng nữa, khách hàng mong muốn
những gì. Vì vậy, hàng năm công ty có thực hiện nghiên cứu ý kiến khách hàng để có
thể thu nhận được những thông tin phản hồi từ khách hàng. Để từ đó công ty có thể
nắm bắt được yêu cầu của khách hàng và đưa ra chiến lược phù hợp, có hoạt động xúc
tiến bán hàng đúng đắn.
2.2.4. Phân tích hoạt động xúc tiến của Công ty.
Trước năm 2007, Công ty cổ Phần Cao su Đồng Phú thậm chí còn không có
chương trình, hoạt động xúc tiến cho các sản phẩm của mình, việc tìm khách hàng tất
cả dựa vào Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Công ty mới chỉ có phòng kinh
doanh, nghiên cứu thị trường trong đầu năm 2007 khi công ty cổ phần hóa. Mà nhiệm
vụ chính khi nghiên cứu thị trường là bước đầu tìm kiếm khách hàng tiềm năng nước
ngoài, những khách hàng lớn và ổn định ở Nhật, Châu Âu, Mỹ… nhằm tránh sự phụ
thuộc qua lớn vào thị trường cao su Trung Quốc. Thứ hai là tìm hiểu khách hàng, hành
vi cũng như các giá trị mà họ đề cao: Chất lượng và uy tín là những giá trị mà các
Công ty Nhật, cũng như Châu Âu hết sức quan tâm. Trong khi đó yếu tố mà các nhà
nhập khẩu Trung Quốc quan tâm nhiều hơn.
Tuy nhiên tất cả hoạt động không có một kế hoạch rõ ràng, chỉ là những chỉ thị từ
ban giám đốc truyền xuống. Điều này cho thấy hoạt động Marketing bắt đầu được ban
giám đốc công ty bước đầu chú ý, và Công ty có kế hoạch lập phòng Marketing trong
tương lai không xa.
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.S Đinh Tiên Minh
SVTH: Nguyễn Văn Duy – Marketing 03 – K32 Trang 44
Công ty vẫn luôn có những hoạt động xúc tiến, nhưng mục đích cuối cùng của
một số hoạt động không phải là nhằm tiêu thụ sản phẩm.
Như xây dựng nhà tình thương cho người nghèo, đây là một nghĩa cử cao đẹp của
Công ty mà có truyền thống từ lâu. Theo sự chỉ đạo đạo của Đảng nhằm giúp đời sống
nhân dân bớt khó khăn hơn (từ khi Công ty còn là một Công ty nhà nước), tinh thần đó
vẫn phát huy cho đến bây giờ.
Hay phong trào thể thao nhằm nâng cao đời sống thể chất cho nhân dân trong
vùng. Vẫn diễn ra hằng năm.
Một số công cụ xúc tiến mạnh của công ty:
Wep 2.0, đây là cổng thông tin quan trọng khi khách hàng muốn tìm đến Công ty
để tìm hiểu sản phẩm cũng như phương thức mua bán.
Cataloge.
Đài truyền hình, tăng độ hiểu biết của mọi người về Công ty…
Một số hoạt động xúc tiến của Công ty
a. Quảng cáo
- Quảng cáo trên nhóm phương tiện in ấn: báo , tạp chí… Công ty thực hiện
quảng cáo trên tạp chí chuyên ngành Cao su Việt Nam do Cơ quan ngôn luận của Tập
đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam xuất bản một tháng 2 kỳ. Dùng để quảng cáo, giới
thiệu các Công ty thuộc tập đoàn.
- Quảng cáo trên đài truyền hình Bình Phước (BPTV), quảng cáo được phát
trước tin tức thời sự về tin tức nông nghiệp tỉnh Bình Phước như tin tức về cao su, tiêu,
điều, cà phê…
- Q
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến bán hàng của Công ty Cổ phần Cao su Đồng Phú.pdf