MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 3
I. Hợp đồng thương mại quốc tế và hợp đồng nhập khẩu 3
1. Khái niệm về hợp đồng 3
1.2 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng thương mại quốc tế: 3
1.3. Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế: 5
1.4. Một số hợp đồng thương mại quốc tế: 6
1.4.1. Hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá dịch vụ: 6
II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 7
1. KHÁI NIỆM VỀ LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 7
1.1. Khái niệm về đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 7
1.2. Luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 10
1.2.1. Điều ước quốc tế: 10
1.2.2. Tập quán thương mại quốc tế: 12
1.2.3. Tiền lệ pháp (án lệ) về thương mại 12
1.2.4. Luật quốc gia 13
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của công ước viên (1980) 15
2.1. Phạm vi áp dụng 15
2.2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 16
2.2.1. Hình thức của hợp đồng 16
2.2.2. Ký kết hợp đồng 16
2.2.3. Một số lưu ý khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo công ước Viên 18
2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng 19
2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán 19
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua 21
2.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên. 22
2.4.1 Tiếp tục thực hiện hợp đồng thực sự 22
Chương II: PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY ARTEX 24
I. Tổng quan về công ty 24
1. Sơ lược quá trình phát triển. 24
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội (ARTBX HA NOI). 24
2.1. Chức năng của công ty 24
2.2. Nhiệm vụ của công ty. 25
3. Tổ chức Bộ máy Quản lý của công ty. 25
3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Công ty. 27
3.2. Tổng giám đốc. 28
3.3. Nghĩa vụ của Tổng Giám đốc. 30
3.4. Bộ máy giúp việc. 31
3.5. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty. 31
4. Quyền và nghĩa vụ người lao động trong công ty 33
II. Thực trạng, thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại CN công ty ARTEX HN: 34
2.1. Nghiên cứu thị trường: 34
2.2. Lựa chọn đối tác để nhập khẩu: 35
2.3. Nghiên cứu các bản chào hàng để đi đến quyết định lựa chọn: 35
2.4. Lập phương án kinh doanh: 37
2.5. Giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng: 38
2.6. Thực hiện hợp đồng: 38
2.6.1. Mở L/C và các bước tiến hành của công việc mở L/C: 38
2.6.2. Đôn đốc người bán về thông tin ngày hàng sẽ nhập cảng: 38
2.6.3. Nhận các chứng từ thanh toán từ người bán: 39
2.6.4. Làm thủ tục hải quan, giám định hàng hoá và nhận hàng: 39
2.6.5 Giao nhận cho người mua, giấy xác nhận của người mua (Biên bản giao nhận ) 39
2.6.6. Thanh lý hợp đồng là bươc cuối cùng của việc nhập khẩu một lô hàng hoá máy móc thiết bị vật tư nào đó. 41
Chương III: GIÀI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 42
I.Triển vọng mục tiêu phương hướng hoạt động của của công ty trong những năm tới 42
1.1. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 42
1.2. Mục tiêu của công ty chi nhành công ty 42
II. Đánh giá việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở CN công ty XNKvà đầu tư thủ công mỹ nghệ hn: 43
2.1. Những thành tựu đạt được: 44
2.1.1. Về công tác nghiệp vụ đối với hoạt động nhập khẩu: 44
2.1.2 Về hiệu quả: 44
2.1.3. Về thị trường nhập khẩu: 44
2.2. Đánh giá điều kiện thuân lợi trong hoạt động nhập khẩu của CN công ty ARTEX: 45
2.2.1 Những thuận lợi: 45
2.2.2.Những khó khăn: 47
III.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hoá 48
3.1. Xác định thị trường thực hiện hợp đồng nhập khẩu 49
3.2. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và có đối pháp cạnh tranh hợp lý nhằm đưa hoạt động qui trình hợp đồng nhập khẩu của công ty đạt hiệu quả cao. 49
3.3. Giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ có liên quan đến công tác thực hiện hợp đồng nhập khâủ 51
IV Kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng 51
KẾT LUẬN 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
59 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu tại CN công ty TNHH nhà nước một thành viên xuất nhập khẩu và đầu tư thủ công mỹ nghệ HN - ARTEX Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng hoặc nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng hoặc nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Nếu các bên không thoả thuận vào điều kiện cụ thể mà thoả thuận một 6thời gian thì bên bán đựơc coi là giao hàng đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong khoảng thời gian đó (Điều 33)
- Bên bán cso nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng. Hàng hoá được coi là không phù hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại thường đáp ứng hoặc không thích hợp với bất kỳ mục đích sử dụng nào mà bên bán đã ký kết vơi hợp đồng hoặc hàng không có tính chất của hàng mẫu hay kiểu dáng mà bên bán đã cung cấp cho bên mua và hàng không được đóng gói thông thường cho các hàng hoá cùng loại hoặc theo cách thích hợp có thể bảo vệ hàng hoá đó(Điều 35)
- Bên bán cso nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ 3 trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp hoặc sở hữu trí tuệ (Điều 41)
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thoả thuận về địa điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại điều 31 theo công ước sau:
* Nếu hợp đồng mua bán quyđịnh cả vệi vận chuyển hàng hoá thì bên bán phải giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho bên mua.
* Nếu hàng hoá là hàng đặc định hoặc hàng được chế tạo theo một phương thức đặc biệt mà địa điểm giao hàng không thuộc phạm vi quyđịnh trên thì bên bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại nơi sản xuất.
* Trong các trường hợp khác, bên bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại nơi bên bán có trụ sở thương mại tại thời điểm ký kết hợp đồng.
2.3.1.2 Quyền của bên bán
Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý theo quy định tài công ước. Đó là:
- Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền và thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua (Điều 62 công ước);
- Cho phép bên mua một thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn chỉnh (Điều 63);
- Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp công ước quy định (Điều 64 công ước);
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 74 công ước);
- Yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán (Đièu 78 Công ước)
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua
2.3.2.1 Nghĩa vụ của bên mua
Theo quy định tại Điều 53 Công ước, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước.
- Thanh toán tiền hàng
Bên mua có nghĩa vụ trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng hoặc theo công ước mà không cần có yêu cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục vào về phía bên bán (Điều 59 Công ước). Nghĩa vụ thành toán tiền hàng của bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thành toán tiền hàng tại địa điểm nhất định. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể địa điểm trả tiền thì địa điểm trả tiền sẽ là nơ bên bán có trụ sở thương mại hoặc nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Nếu trong hợp đồng không quy định thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán đặt hàng hoá hoặc chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua.
- Nhận hàng
Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua gồm việc thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá (Điều 60) theo đúng quy định trong hợp đồng và Công ước.
2.3.2.2 Quyền của bên mua
Khi bên bán thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình:
Yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Đó có thể là việc cung cấp hàng hoá đúng với thoả thuận trong hợp đồng (Nếu hàng hoá chưa phù hợp) hoặc tiếp tục bổ sung hàng hoá (nếu còn thiếu về số lượng) hoặc sửa chữa hay đổi hàng mới (nếu hàng hoá được cung cấp có khuyết tật)...
Nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bê mua có quyền yêu càu bên bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy (Điều 46)
Nếu bên bán không đảm bảo được thời hạn giao hàng thì bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng (Điều 47)
Tuyên bố huỷ hợp đồng nếy trong những trường hợp việc bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời hạn bổ sung này (Điều 49)
2.4. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo Công ước Viên.
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hơp đồng đã cam kết. Các hình thức trách nhiệm pháp lý theo Công ước Viên bao gồm.
2.4.1 Tiếp tục thực hiện hợp đồng thực sự
Khi một bên vi phạm một nghĩa vụ nào đó trong hợp đồng nhưng nếu bên bị vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đó thì bên vi phạm phải tiếp tục thực hiện. Đó là những trường hợp:
- Khi người bán chậm giao hàng: Đây là hành vi vi phạm hợp đồng. Nếu người mua yêu cầu người bán tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì sẽ định ra một thời hạn để người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và người bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng trong thời hạn này. Nếu người mua không chấp nhận giao hàng chậm hơn thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng, người mua có thể yêu cầu huỷ hợp đồng và bồi thường thiệt hại. nhưng người mua vẫn không trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm do người bán chỉ định hoặc người mua tuyên bố không trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm đó (Điều 64 khoản 1b) Tuy nhiên, bên bị vi phạm mất quyền huỷ hợp đồng nếu họ không làm điều đó của Công ước
Người bán cũng mất quyền huỷ hợp đồng khi người mua đã trả tiền mà chậm thực hiện các nghĩa vụ khác, nếu người bán không tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trước khi biết được nghĩa vụ đó đã được thực hiện hoặc trong các trường hợp khác, tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một thời hạn hợp lý kể từ khi người bán đã biết hoặc lẽ ra phải biết về sự vi phạm đó hoặc sau khi hết mọi thời hạn mà người mua yêu cầu để thực hiện nghĩa vụ của mình đã được người bán chấp nhận hoặc sau khi người mua tuyên bố sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung (Điều 63 khoản 2)
Chương II
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY ARTEX
I. Tổng quan về công ty
1. Sơ lược quá trình phát triển.
Xuất nhập khẩu là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đặc biệt trong ngành kinh tế mở cửa hiện na. Giao lưu hàng hoá giữa các quốc gia, các vùng trong một nước là rất cần thiết. Nơi cung ứng cần có thị trường và người tiêu dùng việc tìm kiếm là khâu khó khăn đối với mỗi công ty. Chính vì việc đó rất khó khăn khi 2 công ty ở 2 quốc gia khác nhau. Thương mại không thể chuyên một, một vấn đề cụ thể (hàng hoá cụ thể). Chính vì thế quản lý ban nhân dân thành phố Hà Nội và công ty TNHH Nhà nước (NNTNHHVN) một thành viên Xuất Nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội. Kể từ ngày 01/10/2005. Một trong số chi nhánh hiện nay nằm ở 201 Khâm Thiên – Văn Chương - Đống Đa Hà Nội. Trước đây chi nhánh này có trụ sở tại 172 – Ngọc Khánh – Phường giảng Võ – Quận Ba Đình Hà Nội. Trong quá trình kinh doanh chi nhánh làm ăn có hiệu quả và chuyển về 201 Khâm Thiên hiện nay để thuận tiện cho tiến trình hoạt động và kinh doanh XNK và Đầu tư người tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ. XNK giúp cho việc lưu chuyển hàng hoá đạt hiệu quả kinh tế và phù hợp với luật định các văn bản dưới đây đảm bảo khả năng nhập khẩu có thể “gặp” được nhau dễ dàng, thuận lợi.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty xuất nhập khẩu và Đầu tư hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội (ARTBX HA NOI).
2.1. Chức năng của công ty
- Kinh doan và xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ và đầu tư vào nó.
- Công ty có khả năng ký kết các hợp đồng kinh tế XNK. Ví dụ: Ký bán sắn lát cho Trung Quốc, nhập khẩu bột dinh dưỡng.
- Kinh doanh và Đầu tư các ngành nghề khác theo luật định và chủ sở hữu đầu tư cho phép.
- Liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài, trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế để phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại và đầu tư và đầu tư trong phạm vi pháp luật cho phép.
- Sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng Nhà nước không cấm, ưu tiên các mặt hàng dành cho xuất khẩu.
- Kinh doanh các dịch vụ, du lịch, khách sạn, văn phòng cho thuê.
- Kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu lao động.
- Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn đầu tư, giáo dục.
- Đầu tư xây dựng các máy, công xưởng.
2.2. Nhiệm vụ của công ty.
- Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư trong và ngoài nước nhằm mục đích thu lợi nhuận góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế góp phần thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tạo việc làm, đảm bảo quyền lợi của công ty và người lao động trong công ty.
- Đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, duy trì thị trường truyền thống mở rộng tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường mới.
- Bảo toàn và phát triển nguồn vốn
- Thực hiện nghĩa vụ đóng góp Ngân sách Nhà nước
- Báo cáo tài chính hàng năm với Nhà nước
3. Tổ chức Bộ máy Quản lý của công ty.
Đơn vị này độc lập về kinh doanh XNK và Đầu tư, tự chịu trách nhiệm trong kết quả kinh doanh của mình. Tự do tìm kiếm bạn hàng và các hoạt động khác.
*Khối quản lý gồm:
- Văn phòng công ty
- Phòng kế toán tài chính
- Phòng kế hoạch tổng hợp
- Phòng đầu tư xây dựng
* Khối kinh doanh
- Phòng kinh doanh 1
- Phòng kinh doanh 2
- Phòng kinh doanh 3
- Phòng kinh doanh 4
- Phòng kinh doanh 5
- Phòng kinh doanh 6
- Phòng kinh doanh 7
- Phòng kinh doanh 8
* Khối chi tral:
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hải Phòng
- Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
* Khối trung tâm Thương Mại
- Trung tâm Thương Mại XNK hàng tiêu dùng và thủ công Mỹ Nghệ Hà Nội (ARTEX HANOI).
- Trung tâm Thương Mại và XNK Tổng hợp Hà Nội (GENEXIM).
* Khối xí nghiệp
- Xí nghiệp sản xuất Chè xuất khẩu thủ đô
- Xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phú Diễn
- Xí nghiệp Thương Mại và bao bì Hà Nội
* Chức năng nhiệm vụ của các thành viên, phòng ban trong bộ máy tổ chức của công ty.
* Chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch công ty như trong bản in.
3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Công ty.
* Chức năng:
Chủ tịch Công ty thực hiện chức năng quản lý Công ty, trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty.
* Nhiệm vụ, quyền hạn
+ Nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn, phát triển số vốn được giao. Chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu Công ty, Hội đồng quản trị Tổng Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch, mục tiêu được Chủ sở hữu Công ty và Hội đồng quản trị Tổng Công ty giao.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm của Công ty, thực hiện công khai báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của nhà nước.
+ Ban hành và giám sát thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, nhan hiệu hàng hoá, giá thành sản phẩm và dịch vụ của công ty trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước. Thực hiện đơn giá tiền lương sau khi được Hội đồng quản trị Tổng Công ty và các ngành có liên quan phê duyệt.
+ Quyết định chién lược phát triển, kế hoạch dài hạn, quyết định các dự án đầu tư, hợp tác mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất.
+ Quyết định cơ cấu tổ chức, biên bản bộ máy quản lý, thành lập các đơn vị trực thuộc: quyết định ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty theo đề nghị của Tổng Giám đốc Công ty trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quyết định mức lương và giải quyết các chế độ khác đối với Phó Tổng Giám đốc Công ty sau khi có ý kiến chấp thuận của hội đồng quản trị Tổng Công ty.
+ Kiểm tra, giám sát Tổng Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng công ty trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao,sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
+ Đề nghị hội đồng quản trị Tổng Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức quyết định mức lương và giải quyết các chế độ khác đối với Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty quyết định cử người tham gia quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Quyết định bổ nhiệm, miến nhiệm, luân chuẩn, điều động, cách chức quyết định mức lương tiền thưởng đối với Trưởng phòng, ban chức năng và Giám đốc các đơn vị trực thuộc công ty.
+ Đề nghị Hội đồng quản trị Tổng Công ty báo cáo Chủ sở hữu Công ty quyết định những vấn đề sau:
- Phê duyệt báo cáo quết toán, phương án sử dụng lợi nhuận của Công ty.
- Phê duyệt các dự án đầu tư, hợp đồng mua bán tài sản, cho vay, vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của Công ty tại thời điểm gần nhất.
- Xử lý lỗ của Công ty
- Điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty
- Bổ sung, sửa đổi Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, tổ chức sắp xếp lại Công ty.
+ Các quyền và trách nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.2. Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc
a. Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, xây dựng phương án huy động vốn, dự án đầu tư, phương án liên doanh, đề án tổ chức quản lý Công ty trình Chủ tịch Công ty quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chủ tịch Công ty báo cáo Hội đồng quản trị tổng Công ty, Chủ sở hữu quyết định.
b. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Chủ tịch Công ty phân cấp, hoặc uỷ quyền.
c. Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch Công ty về kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư của Công ty nhằm sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.
d. Quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ và ký hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Chủ tịch Công ty.
đ. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, quyết định mức lương, cho nghỉ chế độ và các quyền lợi khác đối với Phó phòng, ban, phó giám đốc các đơn vị trực thuộc và các chức danh quản lý khác của Công ty theo phân cấp của Chủ tịch Công ty.
e. Quyết định mức tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty theo quy định hiện hành của nhà nước.
g. Đề nghị Chủ tịch Công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và các quyền lợi khác đối với Phó Giám đốc Công ty.
h. Kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đơn giá theo quy định của Công ty.
i. Định kỳ hàng tháng, quý, cả năm báo cáo Chủ tịch Công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty.
k. Chịu sự kiểm tra giám sát của Chủ tịch Công ty và Hội đồng quản trị Tổng Công ty về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ đươc giao trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
m. Thực hiện các quyền hạn khác theo phân cấp của Chủ tịch Công ty và theo quy định hiện hành của pháp luật.
3.3. Nghĩa vụ của Tổng Giám đốc.
a. Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, mẫn cán vì lợi ích của Công ty.
b. Không được lạm dụng địa vị, quyền hạn để sử dụng tài sản của Công ty nhằm mục đích thu lợi riêng cho bản thân, gia đình và cho người khác, thực hiện các quy định về bảo quản và cung cấp thông tin theo quy định của Nhà nước và Công ty.
c. Trường hợp vi phạm Điều lệ Công ty, quyết định vượt thẩm quyền hoặc lạm dụng quyền hạn gây thiệt hại cho Công ty và Nhà nước thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra theo quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.
d. Trường hợp điều hành Công ty không đạt chỉ tiêu về kế hoạch kinh doanh được Chủ tịch Công ty giao hoặc để Công tykinh doanh thua lỗ, mất vốn, không đảm bảo lương tối thiểu cho người lao động, để xẩy ra các sai phạm hoặc vi phạm nguyên tắc về quản lý vốn, tài sản, chế độ kế toán, kiểm toán và các chế độ khác của Nhà nước thì bị xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
đ. Trường hợp triển khai thực hiện, dự án đầu tư không đúng kế hoạch, tiến độ, chất lượng gây thiệt hại cho Công ty, thì tuỳ theo mức độ bị cách chức bồi thường theo quy định của của pháp luật.
e. Khi Công ty không thanh toán được các khoản nợ phải trả, các nghĩa vụ tài sản thì phải báo cáo với Chủ tịch Công ty, chủ nợ biết và đề xuất các giải pháp để giải quyết khó khăn về tài chính của Công ty, trong trường hợp này, không được tăng lương, trả tiền thưởng cho người lao động, cán bộ quản lý Công ty. Nếu không thực hiện các biện pháp này mà gây thiệt hại cho chủ nợ, cho nhà nước thì phải bồi thường và chịu trách nhiệm cá nhân đối với các thiệt hại đã gây.
g. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Chủ sở hữu và trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các khoản vốn vay, vốn huy động của Công ty theo thẩm quyền phân cấp, chịu trách nhiệm về vật chất với những thiệt hại do mình gây ra, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của số liệu báo cáo tài chính và các tông tin tài chính khác.
h. Các nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của Pháp Luật.
3.4. Bộ máy giúp việc.
1. Phó Tổng Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công lao động của Tổng Giám đốc. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
2. Kế toán trưởng Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Công ty, giúp Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty giám sát tình hình tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật tài chính, kế toán, chịu trách nhiệm trước sở hữu, Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
3. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của Công ty có chức năng tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch Công ty và Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý điều hành Công ty theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc Công ty và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao.
3.5. Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty.
- Tuỳ theo quy mô sản xuất kinh doanh từng thời kỳ mà số lượng các đơn vị trực thuộc công ty có thể thay đổi. Các đơn vị trực thuộc Công ty là các đơn vị có pháp nhân không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc, hoạt động theo sự phân cấp và uỷ quyền của Công ty. Đơn vị trực thuộc có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
- Nguyên tắc hoạt động của các đơn vị trực thuộc trong các lĩnh vực, cụ thể:
* Sản xuất kinh doanh
+ Được xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở đảm bảo được các mục tiêu, chỉ tiêu, các định mức kinh tế kỹ thuật, tổ chức thực hiện kế hoạch đã được Công ty phê duyệt.
+ Được ký kết các hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty.
* Tài chính và hạch toán kinh tế
+ Đơn vị được nhận, sử dụng vốn, các nguồn lực khác do Công ty giao và có trách nhiệm bảo toàn, phát triển vốn, nguồn lực được giao.
+ Được huy động các nguồn vốn để phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nuớc và trên cơ sở phân cấp của Công ty cho đơn vị.
+ Đơn vị có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với Công ty và các nghĩa vụ khác đối với nhà nước (nếu có).
* Đầu tư
Tuỳ theo tính chất, quy mô của dự án, Công ty có thể uỷ quyền cho đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện và quản lý dự án do Công ty đầu tư. Đơn vị có trách nhiệm tuân thủ pháp luật của nhà nước, quy định của Công ty về vệc thực hiện nhiệm vụ được giao.
* Tổ chức lao động
- Trình Công ty xem xét, quyết định việc thành lập, giải thể hoặc tổ chức lại các bộ phận sản xuất kinh doanh của đơn vị.
+ Việc chuyển chọn, sử dụng, quản lý động thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước và trên cơ sở phân cấp của Công ty cho đơn vị.
+ Căn cứ vào kế hoạch, đơn giá, quỹ lương được Công ty phê duyệt, đơn vị có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương cho lao động của đơn vị.
- Tuỳ theo tình hình thực tế trong từng giai đoạn, nguyên tắc hoạt động của các đơn vị trực thuộc sẽ được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và được quy định cụ thể trong quy chế quản lý nội bộ của Công ty.
4. Quyền và nghĩa vụ người lao động trong công ty
* Quyền của người lao động trong Công ty.
- Người lao động có quyền tham gia quản lý Công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau:
+ Đại Hội toàn thể goặc đại hội đại biểu CNVC của Công ty
+ Tổ chức công đoàn của Công ty
+ Ban Thanh tra nhân dân của Công ty
+ Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Người lao động hoặc người đại diện của lao động có quyền tham gia thảo luận góp ý kiến trước khi Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc Công ty ra quyết định các vấn đề sau:
+ Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch, giải pháp sắp xếp, tổ chức lại để phát triển sản xuất kinh doanh, sắp xếp và bố trí lại lao động của Công ty.
+ Chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động và chuyển đổi sở hữu Công ty.
+ Các nội quy, quy chế của Công ty liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, theo quy định của pháp luật.
+ Các biện pháp: bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động của Công ty.
+ Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm bổ nhiệm cán bộ theo quy định hiện hành của nhà nước và Thành phố về công tác cán bộ.
- Ngoài ra người lao động trong Công ty còn được thảo luận và biểu hiện quyết các vấn đề sau:
II. Thực trạng, thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại CN công ty ARTEX HN:
2.1. Nghiên cứu thị trường:
Hiện nay hoạt động trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu buộc công ty phải luôn theo sát, định hướng nắm bắt thị trường. Ngoài một số khách hàng quen thuộc, công ty phải năng động tìm kiếm và lôi kéo những khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá về phía mình. Bên cạnh đó công ty huy động khuyến khích sự năng động và mọi mối quan hệ xã hội của cán bộ công nhân viên nhằm tìm kiếm đem lại những khách hàng đầu ra cho cn công ty. Mục đích đạt được của công ty ở đây đó là họ đã tạo ra được uy tín trên thị trường. những khách hàng nhập khẩu hàng hoá biết rằng đây là hoạt động phức tạp. Vì vậy họ phải lựa chọn những chủ thể có uy tín trên thị trường, có nhiều kinh nghiệm trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu để làm đối tác nhằm loại bỏ những rủi ro không cần thiết và những khách hàng đó đã tự tìm đến công ty khi họ có nhu cầu về bất kỳ một loại máy móc, thiết bị nào đó mà không cần cho việc chào hàng của công ty. Đa số những khách hàng đó là khách hàng cũ, đã nhiều lần làm việc với công ty và họ tin tưởng hoàn toàn vào khả năng uy tín, chẳng hạn như công ty TIEN ĐAT,bột dinh dưỡng Ninh Bình,nhap khẩu hạt nhựa... Tuy nhiên trong nghiên cứu thị trường, đôi khi CN công ty còn có những cán bộ xuất nhập khẩu làm việc một cách cẩu thả, nghiên cứu thị trường một cách chung chung. Họ thường sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu tuy ít tốn kém nhưng lại mang nhiều nhược điểm, thông tin không cập nhật và độ tin cậy không cao dẫn đến CN công ty đang ứ đọng một số mặt hàng đã nhập khẩu về nhưng chưa thu hồi được vốn,do vậy công ty cần tập trung vào việc nghiên cứu thị trường quan sát một cách thực tế tuy tốn kém nhưng nó mang lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.2. Lựa chọn đối tác để nhập khẩu:
Hiện nay việc lựa chọn đối tác nhập khẩu của công ty được lựa chọn theo cách sau:
chủ yều là càc doanh nghiệp,công ty có nhu cầu nhập khẩu các nguyên vật liệu hàng hoá theo yau cầu.CN công ty ARTEX sẽ làm đại diẹn pháp lývà các thủ tục nhập khẩu theo quy định.
2.3. Nghiên cứu các bản chào hàng để đi đến quyết định lựa chọn:
Xác định được nhu cầu thì mới nhập khẩu hoặc nhập khẩu bằng tiền đặt cọc của khách hàng. Họ đã đặt khách hàng vào vị trí trung tâm cho mọi hoạt động của công ty. Việc tìm kiếm nhu cầu hay nhận dược nhu cầu từ phía khách hàng thường theo một số phương thức sau:
2.3.1. Nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động của khách hàng trong nước: Trong quá trình hoạt động, các công sẽ phát sinh những nhu cầu về hàng hoá,các nguyên vật liệu... Vì vậy các công ty này sẽ uỷ thác cho ARTEX mua nhữnghàng hoá cần thiết.
2.3.2. Nhu cầu phát hiện ra do việc nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32198.doc