Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ

Năm 2006 nguồn vốn huy động tăng mạnh. Trong 5906 tỷ đồng tổng nguồn vốn thì có 584 tỷ đồng là huy động trái phiếu AGRIBANK 2006. Như vậy tổng nguồn tăng 1882 tỷ đồng so với năm 2005 tương đương 147% và đạt 121% kế hoạch năm 2006. Trong đó so với năm 2005, nguồn vốn từ dân cư tăng 284 tỷ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn ( huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 4 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá là 229 tỷ đồng), nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tăng 2061 tỷ và chiếm 59% tổng nguồn ( mua giấy tờ có giá là 120 tỷ, trái phiếu AGRIBANK 2006 là 330 tỷ), nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng tăng 538 tỷ chiếm 11% tổng nguồn ( tiền gửi là 46 tỷ, mua giấy tờ có giá là 330 tỷ và mua trái phiếu AGRIBANK 2006 là 250 tỷ)

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh lập Chi nhánh, nguồn vốn ban đầu chỉ có hơn 10 tỷ đồng, nhận bàn giao từ Ngân hàng phục vụ nguời nghèo, nay là Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (đơn vị cùng Tòa nhà 44 Láng Hạ - nay là 24 Láng Hạ) trụ sở hoạt động của Chi nhánh gồm một phần tầng I toà nhà (phần còn lại do Công ty Vàng bạc đá quí thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý sử dụng làm nơi chế tác và kinh doanh vàng bạc đá quí) và một phần tầng II gồm cả nơi làm việc của Ban giám đốc, phòng Kế hoạch kinh doanh (phần còn lại của tầng II do Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam quản lý, sử dụng). Cán bộ viên chức 13 người, ngoài các đồng chí trong Ban Giám đốc, Trưởng các phòng Kế hoạch kinh doanh, Kế toán ngân quỹ đã từng có kinh nghiệm trong nghiệp vụ kinh doanh và số cán bộ phòng Kế toán ngân quỹ đã trải qua quá trình công tác, thì số cán bộ viên chức còn lại đều bắt đầu làm quen với công việc hoàn toàn mới mẻ. Vào thời điểm lúc đó tài liệu phục vụ hoạt động kinh doanh hầu như chưa có gì, cẩm nang cho cán bộ làm công tác tín dụng lúc bấy giờ chỉ có văn bản 1789/NHNo-05 ngày 11/11/1996 của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về hướng dẫn cho vay doanh nghiệp để học tập nghiên cứu. Đây là một trong những khó khăn ban đầu mà Chi nhánh phải từng bước khắc phục trong quá trình triển khai các hoạt động. Bắt đầu từ năm 2001 Chi nhánh đã có sự chuẩn bị tốt trong công tác đào tạo cán bộ nhằm củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức cho một số cán bộ viên chức cũ, đào tạo kịp thời trên cơ sở kèm cặp thực hành với một số cán bộ mới (thời gian đào tạo bình quân trong năm cho số cán bộ viên chức cơ quan đạt 30 ngày/1 người/năm), do vậy trong năm 2001 Chi nhánh đã vững tin để thực hiện công tác mở rộng mạng lưới đạt kết quả đáng khích lệ. Ngày16/4 Chi nhánh Bà Triệu ( Chi nhánh cấp II) chính thức khai trương đi vào hoạt động. Ngày 25/9/2002 các phòng giao dịch tại 29 ngõ Trạm- Hàng Giang, quận Hoàn Kiếm và số 36 Doãn Kế Thiện- Cầu Giấy chính thức được thành lập. Ngày 26/11/2002 Phòng giao dịch Trung Kính - Quận Cầu Giấy thành lập. Bên cạnh việc hình thành các Chi nhánh mới thì các phòng chức năng cũng được thành lập đáp ứng được yêu cầu mô hình tổ chức mới. Qua gần 10 năm hoạt động, Chi nhánh huy động được một khối lượng nguồn vốn lớn từ 202 tỷ năm 1997 (685 tỷ năm 1998; 1131 tỷ năm 1999; 2043 tỷ năm 2000; 2630 tỷ năm 2001; 3812 tỷ năm 2002; 4037 tỷ năm 2003; 4470 tỷ năm 2004; 4023 tỷ năm 2005) đến 5905 tỷ đồng năm 2006. Năm 2005 vốn huy động giảm nhưng nhìn chung lượng vốn huy động qua các năm đều tăng. Về dư nợ tăng trưởng từ 51 tỷ năm 1997 đến 2057 tỷ đồng năm 2006 với 100% là dư nợ lành mạnh. Công tác thanh toán quốc tế tại Chi nhánh cũng đạt được những tiến bộ vượt bậc với doanh số thanh toán quốc tế từ 2,5 triệu USD năm 1997 đến 550 triệu USD năm 2006. Bên cạnh đó các công tác khác cũng đạt được mức tăng trưởng đều hàng năm. Những kết quả đó không những đã góp phần giúp Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh các năm theo định hướng của Chủ tịch Hội đồng quản trị-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam mà còn đáp ứng ngày càng hiệu quả hơn các yêu cầu cần thiết hợp lý của khách hàng. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Ph.Kế toán NQ Tổ Tiếp Thị Tổ NG.Vu Thẻ Ph. KDNT&TTQT Tổ KTKTNB Ph. Thẩm đinh Ph. N.vốn &KHTH Ph. Tín dụng Ph. TCCB &Đtt Ph. H.Chính Qtri Ph. Tin học P.giám đốc P.giám đốc P.giám đốc GIÁM ĐỐC 2.1.2.1 Ban lãnh đạo Trong Chi nhánh Ngân hàng thì điều hành Chi nhánh là giám đốc và giúp việc có 3 phó giám đốc. 2.1.2.2 Các phòng ban nghiệp vụ Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các Chi nhánh trên địa bàn, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Phòng tín dụng Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khếp kín : sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền, thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân cấp uỷ quyền, thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục. Phòng thẩm định Thu thập, quản lý, cung cấp thông tin phục vụ cho thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua-bán, chuyển đổi), thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định, thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế, các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài. Phòng kế toán-ngân quỹ Có chức năng, nhiệm vụ: thu, chi kiểm đếm toàn bộ đồng Việt nam, ngoại tệ của khách hàng có mở tài khoản hoạt động tại Chi nhánh, giúp các đơn vị nhận biết ngoại tệ thật, giả, tham gia quản lý quỹ ATM, quản lý kho quỹ của Chi nhánh. Phòng hành chính Phòng Hành chính có nhiệm vụ sau đây: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc Chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ Chi nhánh, tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánh. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo Xây dựng lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước. Tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo. Tổ kiểm tra, kiểm toán nội bộ Biên chế có 6 người, kiểm tra trưởng chiụ trách nhiệm chung, trực tiếp tham gia kiểm tra hoạt động tín dụng – bảo lãnh. 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ 2.1.3.1 Công tác nguồn vốn Ngay từ khi mới thành lập Chi nhánh đã rất quan tâm đến việc huy động vốn. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, trên địa bàn Hà Nội lại có một số lượng lớn chưa từng thấy các tổ chức tín dụng thuộc các loại hình khác nhau cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và cạnh tranh nhau quyết liệt. Do đó đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn đủ lớn, ổn định đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn Hà Nội và hoàn thành chỉ tiêu thừa vốn do ngân hàng cấp trên giao để điều hoà vốn chung cho toàn hệ thống. Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ ( 2003-2006 ) (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 TG dân cư & GTCG 1031 1153 1491 1775 TG các tổ chức kinh tế 1475 1551 1444 3505 TG các TCTD & Quỹ hỗ trợ 630 766 88 626 TG uỷ thác đầu tư 900 1000 1000 Tổng 4036 4470 4023 5906 (Nguồn: báo cáo tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ) Nhìn chung vốn huy động qua các năm đều tăng tuy nhiên mức tăng của từng năm có khác nhau. Năm 2004 tăng 11% so với năm 2003 (đạt 81% kế hoạch năm) trong đó tiền gửi dân cư và giấy tờ có giá tăng 121 tỷ và chiếm 25% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi các tổ chức kinh tế tăn 83 tỷ, chiếm 35% trong tổng nguồn, tiền gửi các tổ chức tín dụng tăng 136 tỷ chiếm 17% tổng nguồn. Năm 2005 giảm 446 tỷ đồng so với năm 2004 chủ yếu là do sự sụt giảm của tiền gửi các tố chức tín dụng và quỹ hỗ trợ. Tuy nhiên so với kế hoạch đề ra thì số vốn huy động này đạt 101%. Tiền gửi dân cư tăng 338 tỷ so với năm 2004 và chiếm 36% tổng nguồn. Tiền gửi các tổ chức kinh tế giảm 107 tỷ và tiền gửi các tổ chức tín dụng giảm 678 tỷ đồng so với năm 2004. Năm 2006 nguồn vốn huy động tăng mạnh. Trong 5906 tỷ đồng tổng nguồn vốn thì có 584 tỷ đồng là huy động trái phiếu AGRIBANK 2006. Như vậy tổng nguồn tăng 1882 tỷ đồng so với năm 2005 tương đương 147% và đạt 121% kế hoạch năm 2006. Trong đó so với năm 2005, nguồn vốn từ dân cư tăng 284 tỷ chiếm 30% trong tổng nguồn vốn ( huy động trái phiếu AGRIBANK 2006 là 4 tỷ đồng, phát hành giấy tờ có giá là 229 tỷ đồng), nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế tăng 2061 tỷ và chiếm 59% tổng nguồn ( mua giấy tờ có giá là 120 tỷ, trái phiếu AGRIBANK 2006 là 330 tỷ), nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng tăng 538 tỷ chiếm 11% tổng nguồn ( tiền gửi là 46 tỷ, mua giấy tờ có giá là 330 tỷ và mua trái phiếu AGRIBANK 2006 là 250 tỷ) Để đạt được kết quả trên Chi nhánh đã làm tốt công tác khách hàng và marketing để giữ được các khách hàng truyền thống đồng thời đưa thêm đuợc một số đơn vị có nguồn tiền gửi thanh toán về hoạt động tại Chi nhánh. Đối với các khách hàng truyền thống có nguồn tiền gửi hoặc dư nợ lớn, an toàn luôn được Chi nhánh đưa ra một số chính sách ưu đãi như giao dịch tận nơi về tiền mặt và chứng từ...Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã áp dụng các hình thức huy động hấp dẫn như tiết kiệm dự thưởng, kì phiếu lãi suất cao để hướng vào các tầng lớp dân cư nhằm lôi kéo khách hàng đến gửi tiền tại Chi nhánh. Các đợt tiết kiệm dự thưởng bằng vàng 3 chữ A của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được triển khai hiệu quả giúp tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư trong năm 2005 tăng lên 338 tỷ đồng ( chiếm tỷ trọng 37% tổng nguồn vốn) 2.1.3.2 Công tác tín dụng Bảng 2.2: Tình hình dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ ( 2003-2006 ) (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Dư nợ 1515 100 2200 100 1876 100 2057 100 Theo thành phần kinh tế DNNN 1238 81,1 1752 79 1161 62 1245 61 DNNQD 267 17,6 400 19 660 35 757 36 Dư nợ khác 38 2,5 48 2 55 3 56 3 Theo thời gian Nợ ngắn hạn 642 42 1200 54 988 53 1269 62 Nợ trung, dài hạn 873 58 1000 46 888 47 788 38 Theo loại tiền VNĐ 1005 66,3 1066 48 1101 59 978 48 Ngoại tệ 510 33,7 1134 52 775 41 1079 52 ( Nguồn: báo cáo tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ) Năm 2005, tổng dư nợ tại Chi nhánh bằng 85% so với năm 2004 và chỉ đạt 78% so với kế hoạch năm 2005 TW giao. Dư nợ của Chi nhánh chiếm 2,2% thị phần các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội, tăng 0,1% so với thị phần năm 2001. Sang năm 2006 tổng dư nợ đã tăng 10% so với năm 2005 tuy nhiên vẫn chưa bằng năm 2004, dư nợ có sự tăng trưởng về thị phần trong tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội. 2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế Bảng 3.2: Tình hình kinh doanh ngoại tệ & thanh toán quốc tế tại Chi nhánh Láng Hạ ( 2003-2006 ) (Đơn vị: triệu USD) Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 Về kinh doanh ngoại tệ Mua ngoại tệ 361,802 565 299 369 Bán ngoại tệ 377,571 569 313 372 Về thanh toán quốc tế Doanh số 527,36 589 442 550 (Nguồn: báo cáo tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ) Về kinh doanh ngoại tệ, năm 2003 số ngoại tệ mua vào, bán ra nói chung vượt mức kế hoạch là 30% và phí thu được từ hoạt động này là 535 triệu đồng. Năm 2004 việc kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh rất khả quan, doanh số mua bán ngoại tệ tăng gần gấp đôi năm 2003, vượt mức kế hoạch 41%. Lãi thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 875 triệu đồng, đạt 109% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên năm 2005 thì doanh số mua bán ngoại tệ sụt giảm rất mạnh, chỉ bằng 53% so với năm trước và đạt 43% kế hoạch năm 2005. Lãi ròng chỉ còn 535 triệu đồng trong đó đã bù đắp khoản phí mua bán nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Năm 2006 việc kinh doanh ngoại tệ có khá hơn năm trước nhưng vẫn không đạt bằng năm 2004 với lãi ròng thu được là 212 triệu đồng, đạt xấp xỉ 110% kế hoạch năm. Về thanh toán quốc tế, năm 2004 có doanh số tăng so với năm 2004 đạt 117% kế hoạch do triển khai một số dự án lớn của Tổng công ty lắp máy Việt Nam, công ty Lắp máy Hà Nội...Phí thu được từ thanh toán quốc tế là 1,681 tỷ VNĐ tăng 12% so với kế hoạch năm 2004 và tăng 14% so với năm 2003. Năm 2005 sụt giảm so với 2004, chuyển tiền là 72 triệu USD và thanh toán L/C là 370 triệu USD_ bằng 73% so với năm 2004 và đạt xấp xỉ 60% kế hoạch năm 2005. Doanh số thanh toán quốc tế giảm so với năm 2004 nhưng tăng thêm 20 khách hàng mới và phí thu được từ hoạt động này lại tăng cao hơn so với năm 2004. Năm 2006 đạt 550 triệu USD bằng 124% so với năm 2005, đạt 112% kế hoạch năm 2006 do Chi nhánh triển khai một số dự án lớn của các khách hàng tuyền thống. Trong đó chuyển tiền là 98 triệu USD và thanh toán L/C là 452 triệu USD. 2.1.3.4 Công tác kế toán, ngân quỹ và phát triển dịch vụ thanh toán Mặc dù doanh số thanh toán lớn, lại là đầu mối thanh toán của gần 29 tỉnh thành cho hệ thống ngân hàng nông nghiệp nhưng công tác thanh toán của Chi nhánh luôn đảm bảo an toàn, chính xác. Ngoài ra Chi nhánh đã triển khai thành công một số dịch vụ mới như dịch vụ chuyển tiền nhanh WESTERN UNION, dịch vụ trả lời tự động PHONE BANKING. Cho đến năm 2006 tổng số thẻ ghi nợ ATM đã phát hành đạt 26.947 thẻ tăng 70% so với năm 2005, thẻ tín dụng nội địa là 04 thẻ. Về công tác ngân quỹ, với việc áp dụng giao dịch một cửa, các giao dịch viên vừa thu, chi với lượng tiền rất lớn, vừa phát hiện tiền giả đồng thời giao dịch chứng từ chuyển khoản rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của doanh số thanh toán là 38.86%, trong đó tỷ trọng doanh số tiền mặt trên tổng doanh số thanh toán giảm đáng kể từ 4.34% năm 2003 xuống còn 2.93% năm 2006. 2.1.3.5 Các hoạt động khác Kiểm tra kiểm toán: hằng năm tại Chi nhánh điều có các cuộc kiểm tra thường xuyên nhằm tìm và khắc phục những điểm còn yếu kém trong hoạt động của Chi nhánh, Chi nhánh cũng thường xuyên tự kiển tra và giám sát hoạt động của bản thân mình cụ thể năm 2005 Chi nhánh đã được các đoàn kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về thanh kiểm tra 04 đợt. Ngoài ra trong năm 2006 Chi nhánh đã thực hiện 06 đợt tự kiểm tra. Công tác tổ chức và đào tạo cán bộ cũng được Chi nhánh quan tâm, năm 2006 Chi nhánh có hơn 206 người, trong đó 4% có trình độ trên đại học, đại học cao đẳng chiếm 80%, trung cấp chiếm 4%, số người chưa qua đào tạo là 12%. 2.2 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ 2.2.1 Quy tắc chung trong hoạt động Bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, ban hành kèm theo quyết định số 23/QĐ-NH14 ngày 21/2/1994, quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2006. Các quy chế này đã quy định chi tiết việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng: Tổ chức tín dụng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh; Các loại bảo lãnh: Vay vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, các loại bảo lãnh khác; Điều kiện bảo lãnh; Cam kết bảo lãnh... Như vậy, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng đã được luật hoá cụ thể trong các văn bản cao nhất của ngành Ngân hàng. Các loại hình bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ Bảo lãnh trong nước gồm có : - Bảo lãnh đảm bảo tham dự thầu - Bảo lãnh thực hiện hợp đồng - Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm - Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh bảo hành - Bảo lãnh phát hành trái phiếu - Bảo lãnh vay vốn dưới hình thức tín dụng thương mại Bảo lãnh ngoài nước bao gồm: - Bảo lãnh thư tín dụng trả chậm ( L/C trả chậm ) - Ký Bảo lãnh cho hối phiếu nhận nợ nước ngoài - Xác nhận Bảo lãnh cho các ngân hàng nước ngoài 2.2.3 vQuy trình bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ xin bảo lãnh Tiếp nhận yêu cầu bảo lãnh, tư vấn và hướng dẫn cho khách hàng lập hồ sơ xin bảo lãnh. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng gồm: - Đơn đề nghị bảo lãnh theo mẫu - Tờ khai khách hàng theo mẫu - Hồ sơ về năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng: + Đối với cá nhân: Hộ khẩu, CMND, Hộ Chiếu + Đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể là hồ sơ pháp lý, bao gồm: Quyết định thành lập, Giấy đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm Giám đốc - Kế toán trưởng Các hồ sơ liên quan đến nội dung xin bảo lãnh: Thông báo mời thầu (đối với bảo lãnh dự thầu ), thông báo trúng thầu và các hợp đồng kinh tế có liên quan (đối bảo lãnh khác ), phương án sản xuất kinh doanh, BCTC, BCKQKD… Ngoài ra, khách hàng đã ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh và các chi phí liên quan được miễn phí các tài liệu về BCTC, BCKQKD. Các tài liệu, tờ khai hồ sơ khách hàng và pháp lý chỉ áp dụng cho khách hàng giao dịch lần đầu. Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh Quá trình thẩm định tối đa là 45 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. - Kiểm tra ngành nghề kinh doanh xem có hợp lý không, yêu cầu bảo lãnh có nằm trong khả năng thực hiện của ngân hàng không. Cán bộ tín dụng phải kiểm tra tất cả tính đủ của hồ sơ giấy tờ như con dấu chữ kí. - Tiếp theo, phân tích hồ sơ để làm rõ năng lực tài chính của khách hàng dựa trên báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm gần nhất của khách hàng: xem xét tình hình hoạt động sản xuất, khả năng trả nợ,....thông qua các chỉ tiêu tài chính. - Thu thập thông tin khách hàng thông qua đối tác của khách hàng. Sau đó so sánh thông tin đó với hồ sơ của khách hàng để xác định lại. Sau khi ghi chép đầy đủ các đánh giá, cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định phải trung thực rõ ràng, không được tẩy xoá và phải rõ những nội dung sau: - Sự hợp lệ của hồ sơ: + Phân tích đánh giá tình hình tài chính của khách hàng + Khả năng thực hiện hợp đồng của khách hàng + Các vấn đề pháp luật có liên quan đến khoản bảo lãnh + Ý kiến về khoản bảo lãnh có đồng ý hay không và nêu rõ lý do nếu đồng ý nêu giá trị bảo lãnh và thời gian bảo lãnh - Trưởng phòng duyệt báo cáo thẩm định, nêu rõ quan điểm có đồng ý với cán bộ tín dụng hay không. Bước 3: Ra quyết định bảo lãnh Sau khi nhận báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh do cán bộ tín dụng trình, người được uỷ quyền ra quyết định bảo lãnh sẽ kiểm tra lại thông tin nêu trên và ra quyết định đồng ý hay từ chối hay yêu cầu bổ sung hồ sơ, yêu cầu tái thẩm định thông qua hội đồng thẩm định. Bước 4: Thực hiện quyết định bảo lãnh Bước 5: Xử lý sau khi kí kết hợp đồng và phát hành bảo lãnh Cán bộ thực hiện bảo lãnh theo dõi việc phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh đối với các loại bảo lãnh như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Trường hợp bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn phải theo dõi việc giải ngân, thực hiện nhận nợ. Với hình thức mở L/C trả chậm cần theo dõi việc giao nhận chứng từ, ký hối phiếu, giấy nhận nợ của khách hàng để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, đầy đủ và chính xác. Cán bộ bảo lãnh thường xuyên theo dõi, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh như theo dõi việc trả nợ gốc và lãi, thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư; theo dõi số dư bảo lãnh và việc nộp phí bảo lãnh của khách hàng theo hợp đồng. Bước 6: Kết thúc bảo lãnh Sau khi khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh, ngân hàng bảo lãnh thông báo thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho khách hàng. Đồng thời thông báo với các bộ phận có liên quan để xuất toán số dư bảo lãnh, giải toả tài khoản ký quỹ và tài sản bảo đảm bảo lãnh, xử lý các vấn đề có liên quan khác và tiến hành lưu giữ hồ sơ bảo lãnh của khách hàng. Kết quả hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ trong những năm gần đây Đánh giá kết qua hoạt động bảo lãnh căn cứ vào các chỉ tiêu chính: Dư nợ bảo lãnh, doanh thu từ hoạt động bảo lãnh và tỷ trọng các loại hình bảo lãnh. Dư nợ Bảo lãnh Bảng 4.2: Kết quả hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ trong các năm 2004-2006 ĐVT: Tỉ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Dư nợ BL đầu năm 1120 1823 2003 Phát hành BL 1853 2160 2404 Giải toả BL 1150 1980 2215 Dư nợ BL cuối năm 1823 2003 2190 (Nguồn: Phòng tín dụng) Dư nợ BL cuối năm = Dư nợ BL đầu năm + Phát hành BL - Giải toả BL Nhờ có được một số lượng không nhỏ khách hàng truyền thống, cộng với sự kế thừa uy tín từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, kết quả hoạt động bảo lãnh ở Chi nhánh trong 3 năm qua tương đối cao. Năm 2004 dư nợ là 1120 tỷ đồng, năm 2005 tăng lên 1823 tỷ đồng, năm 2006 tiếp tục tăng một cách ổn định lên 2003 tỷ đồng. Do năm 2005 và năm 2006 có rất nhiều đơn vị mở L/C thanh toán qua Chi nhánh, cộng với việc Chi nhánh bảo lãnh cho một số công trình lớn như công trình tổng công ty xây dựng số 3, công ty xây dựng số 8, các công trình xây dựng cầu đường liên tỉnh, các dự án xây dựng khu chung cư, khu đô thị. Vì vậy doanh số bảo lãnh tăng rất nhanh, năm 2006 đạt 2404 tỷ đồng tăng 12% so với năm 2004 là 1853 tỷ đồng. Chi nhánh ngày càng có uy tín và thu hút được nhiều khách hàng với những món bảo lãnh lớn. Chi nhánh đạt được như vậy là nhờ có sự cố gắng nỗ lực của mọi bộ phận trong Chi nhánh nhằm đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh, hợp lý đến mức tối đa mức phí bảo lãnh, giữ gìn tốt mối quan hệ với khách hàng cũng như khai thác được nhu cầu bảo lãnh của các khách hàng. Mặc dù vậy thì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ vẫn phải có những định hướng cụ thể để hoạt động bảo lãnh ngày càng phát triển trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay. Doanh thu từ Bảo lãnh Bảng 5.2: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ 2004-2006 ĐV:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng doanh thu(1) 315.2 414.2 586.6 Doanh thu từ BL(2) 6.8 7.43 11 Tỉ trọng (2)/(1) 2.2% 1.79% 1.87% (Nguồn: Phòng tín dụng) Từ bảng số liêu cho thấy doanh thu từ hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên : năm 2005 chỉ tiêu này tăng khoảng 10% so với 2004, nhưng sang năm 2006 doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng nhanh lên đến 11 tỷ đồng tăng khoảng 61% so với năm 2005, 82% so với năm 2004. Mặc dù doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tăng khá đều trong các năm nhưng tỷ trọng doanh thu từ bảo lãnh so với tổng doanh thu lại giảm qua các năm. Năm 2004 tỷ trọng là 2.2%, năm 2005 giảm xuống còn 1.79%, đến năm 2006 tỷ trọng chỉ còn 1.87%. Như vậy doanh thu từ hoạt động bảo lãnh vẫn còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn và có xu hướng giảm qua các năm trong tổng thu từ dịch vụ. Tỉ trọng loại hình bảo lãnh trong các năm 2004- 2006 Bảng 6.2: Phân theo mục đích bảo lãnh 2004-2006 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Bảo lãnh thanh toán 77.826 4.2 92.88 4.3 1,09 0,045 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 1020 55.04 1126.56 52.15 1252.91 52.12 Bảo lãnh dự thầu 542.929 29.3 628.56 29.1 800 33.27 Bảo lãnh khác 212.24 11.46 312 14.45 350 14.565 Tổng 1853 100 2160 100 2404 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) Qua bảng số liệu đó cho ta thấy, tại Chi nhánh thì hai loại bảo lãnh là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng luôn chiếm tỷ lệ cao. Trong đó tỷ trọng bảo lãnh thực hiện hợp đồng là rất lớn, năm 2004: 55.04%, năm 2005, 2006 tỷ trọng mặc dù có giảm song vẫn ở mức rất cao lần lượt là: 52.12%, 52.15%. Đối với bảo lãnh dự thầu, năm 2004 là 29.3% sang năm 2005 và 2006 có tăng hơn so với năm 2004 lần lượt là 29.1% và 33.27%. Còn đối với bảo lãnh thanh toán thì lại có sự suy giảm , trong năm 2004 tỷ trọng bảo lãnh thanh toán là 4,2% ,năm 2005 là 4,3% nhưng đến năm 2006 thì tỷ trọng bảo lãnh thanh toán lại giảm đi rất lớn , xuống chỉ còn 0,045%, rất nhỏ so với hai loại bảo lãnh còn lại, có nhiều nguyên nhân khiến tỷ trọng bảo lãnh thanh toán giảm đi, trong đó nguyên nhân do loại hình bảo lãnh này chứa đựng nhiều rủi ro và ngày càng có nhiều ngân hàng mọc lên, môi trường cạnh tranh trở lên gay gắt hơn. Dư nợ bảo lãnh quá hạn Dư nợ bảo lãnh mà Ngân hàng đã thực hiện thanh toán cho khách hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán trở lại cho Ngân hàng, đã qua thời hạn và Ngân hàng không gia hạn nợ. Bản chất của dư nợ bảo lãnh chính là dư nợ tín dụng. Dư nợ bảo lãnh của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ đều giảm qua các năm. Hầu như trong các năm gần đây đều không xuất hiện dư nợ bảo lãnh quá hạn. Đây có thể được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ.doc
Tài liệu liên quan