Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty xăng dầu khu vực I

LỜI NÓI ĐẦU

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

 I. Lý luận chung về quản trị nhân sự

 1. Khái niệm và vai trò của quản trị nhân sự

 1.1. Khái niệm quản trị nhân sự

 1.2. Vai trò của quản trị nhân sự

 1.3. Nội dung của quản trị nhân sự

 2. Một vài học thuyết về quản trị nhân sự

 3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị nhân sự

 II. Nội dung của quản trị nhân sự

 1. Phân tích công việc

 2.Tuyển dụng nhân sự

 3. Đào tạo và phát triển nhân sự

 4. Sắp xếp và sử dụng lao động

 5. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự

 III. Các nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết hoàn thiện quản trị nhân sự

 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị nhân sự

 2. Sự cần thiết của việc hoàn thiện quản trị nhân sự

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I

 I. Khái quát chung về doanh nghiệp

 1. Lịch sử hình thành Công ty xăng dầu khu vực I

 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

 3. Cơ cấu tổ chức của Công ty

 4. Nghành nghề kinh doanh của Công ty

 5. Môi trường kinh doanh của Công ty

 II. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

 1. Phân tích kết quả nhập khẩu của Công ty

 2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

 III. Thực trạng quản trị nhân sự của Công ty

 1.Tình hình quản trị nhân sự tại Công ty

 2. Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Công ty

 3.Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự tại Công ty

 3.1. Đào tạo nhân sự

 3.2. Phát triển nhân sự

 4.Thực trạng đánh giá và đãi ngộ nhân sự tại Công ty

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC I

 I.Tổng hợp đánh giá về quản trị nhân sự tại Công ty

 1. Phân tích công việc

 2.Tuyển dụng nhân sự

 3. Đào tạo và phát triển nhân sự

 4. Đánh giá và đãi ngộ nhân sự

 II. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

 1.Phương hướng và mục tiêu phấn đấu của Công ty trong thời gian tới

 2. Định hướng quản trị nhân sự của Công ty trong thời gian tới

 III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty xăng dầu khu vực I

 1. Các giải pháp đối với Công ty xăng dầu

 2. Các giải pháp thuộc về nhà nước

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc85 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị nhân sự tại Công ty xăng dầu khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nơi nhận hàng hoá từ các nơi nhập về và là đầu mối xuất hàng đi các nơi. Là nơi dự trữ hàng hoá của Công ty và đảm bảo tiêu dùng của thị trường trong vòng 3 tháng. * Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và Cơ Khí. Điện thoại: 048751106 – 048751103 - Fax: 048751158 Nhiệm vụ: Cung ứng xăng dầu cho các Quận huyện phía Bắc Sông Hồng như: Quận Long Biên, Đông Anh, Sóc Sơn, Gia Lâm. Chế tạo các sản phẩm cơ khí phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. * Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu Hà Nội. Địa chỉ: 36 Phố Hàng Cầu Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 045574454 – 045574465 - Fax: 045574467 Nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho Thủ đô Hà Nội( Các quận nội thành) - Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc Địa chỉ: Mê Linh – Thi xã Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc Điện thoại: 0211 862714 – 0241 828740 – Fax: 021186271 Nhiệm vụ: Cung ứng xăng dầu cho tỉnh Vĩnh Phúc * Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh: Địa chỉ: Xã Võ Cường – Thị xã Bắc Ninh – Tỉnh Bắc Nin Điện thoại: 0241 828146 - 0241 828740 – Fax: 0241 829211 Nhiệm vụ: Cung ứng xăng dầu cho tỉnh Bắc Ninh 4. Nghành nghề kinh doanh của công ty Với định hướng lấy xăng dầu là hoạt động kinh doanh chính, chuyên sâu ; đồng thời, chọn lọc một số mặt hàng, ngành nghề kinh doanh mới có hiệu quả để đa dạng hoá hoạt động kinh doanh. Đến thời điểm hiện nay, công ty đã tổ chức các hoạt động kinh doanh sau: - Kinh doanh xăng dầu: Đây là hoạt động kinh doanh chính và truyền thống với doanh thu năm 2006 là 21.770 tỷ đồng, chiếm khoảng 75% thị phần xăng dầu trên địa bàn Hà Nội, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm gần 9%. Công ty có hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật lớn và hiện đại nhất trong các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở nước ta, với hệ thống kho, bể sức chứa trên 8.6 m3 và trên 105 cửa hàng bán lẻ. Công ty giữ vững được vai trò chủ đạo trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, là công cụ hữu hiệu của nhà nước để điều tiết vĩ mô về cung cầu, giá cả xăng dầu đối với sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, điều này được khẳng định trong thực tiễn điều hành thị trường xăng dầu của chính phủ từ năm 2006 đến nay - Kinh doanh hoá chất: Dự báo trước nhu cầu các sản phẩm hoá chất rất lớn đối với các ngành kinh tế; Công ty đã đầu tư hệ thống kho, bể, công nghệ xuất nhập tự động tại các địa bàn trọng điểm của toàn quốc như: Nẵng để cung ứng các sản phẩm hoá chất như xăng dung môi, LAS, Toluen, xylene, PP, PU, TDY...cho khách hàng là những nhà sản xuất lớn về sơn, chế biến cao su, da dày... Kinh doanh mỡ nhờn:. Các sản phẩm dầu mỡ nhờn có thương hiệu riêng, đạt tiêu chuẩn quốc tế, cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm dầu mỡ nhờn của các cửa hàng xăng dầu lớn trên thế giới; Đồng thời, Công ty là tổng đại lý phân phối các sản phẩm dầu mỡ nhờn của các hãng xăng dầu lớn trên thế giới như: BP, ELF, PLC...Hiện nay, công ty chiếm được 24% thị phần dầu mỡ nhờn toàn quốc. - Kinh doanh nhựa đường: Công ty là nhà cung cấp nóng dạng xá đầu tiên ở Việt Nam; với hệ thống kho bể, đường ống chuyên dùng tại các địa bàn trọng điểm, sản phẩm nhựa đường chất lượng cao, dịch vụ hoàn hảo đã đáp ứng đượcyêu cầu khắt khe của các nhà thầu trong và ngoài nước với các sản phẩm đa dạng gồm nhựa đường đặc, nóng, nhựa đường đóng phuy, nhựa đường nhũ tương. - Kinh doanh GAS: Đây là hoạt động kinh doanh có tốc độ tăng trưởng cao trên 20%/năm; công ty đã đầu tư năm kho lớn với dây chuyền đóng nạp hiện đại để cung cấp cho thị trường, công ty đã cung cấp các sản phẩm GAS bình các loại và cung cấp GAS cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. Hiện nay, công ty chiếm 30% thị phần, đang đứng đầu trong 20 doanh nghiệp kinh doanh GAS trên toàn quốc, chiếm được uy tín và lòng tin đối với khách hàng Kinh doanh vận tải xăng dầu: với gần 300 ô tô xitec, vận tải đường ống; hoạt động vận tải của công ty đã đáp ứng toàn bộ nhu cầu vận tải của khách hàng trong nước; Cơ khí xăng dầu, thiết kế, xây lắp: công ty đã đầu tư các dây chuyền sản xuất các sản phẩm thùng phuy, phát triển cơ khí xăng dầu để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu xã hội. Đồng thời, thực hiện các hoạt động tư vấn, thiết kế và xây lắp các công trình xăng dầu, dầu khí chuyên ngành và dân dụng đáp ứng yêu cầu của công ty và xã hội. Mạng lưới bán lẻ: Bán lẻ xăng dầu là phương thức bán hàng quan trọng nhất, quyết định sự phát triển bền vững của Công ty/ Chi nhánh/ Xí nghiệp. Sản lượng bán lẻ xăng dầu của Công ty chiếm tỷ trọng cao và ổn định. Tạo ra doanh thu cao nhất, tạo ra lãi gộp lớn nhất, tạo ra quỹ lương nhiều nhất giúp đảm bảo ổn định việc làm và thu nhập cho ngườ lao động. Hệ thống cửa hàng xăng dầu của Công ty rộng khắp, được đầu tư đồng bộ với đội ngx nhân viên bán hàng được đào tạo chính quy sẽ giúp Công ty khẳng định được vị thế và đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình hội nhập. Đến thời điểm tháng 9/2007, toàn Công ty có 105 cửa hàng xăng dầu, trong đó: Xí nghiệp bán lẻ có 44 cửa hàng; Xí nghiệp Dịch vụ xăng dầu và Cơ khí có 24 cửa hàng; Chi nhánh xăng dầu Bắc Ninh có 15 cửa hàng; Chi nhánh xăng dầu Vĩnh Phúc có 22 cửa hàng. 5. Môi trường kinh doanh của công ty - Đối thủ cạnh tranh Mặc dù đóng vai trò chủ đạo và có quy mô toàn quốc, bảo đảm 75% thị phần xăng dầu trên địa bàn Hà Nội, nhưng trong những năm gần đây khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Và theo thời gian các doanh nghiệp đó cũng đã phát triển mạnh, trở thành những đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty trong việc trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu như: Saigon Petro, công ty xăng dầu quân đội, công ty xăng dầu hàng không, Vinapeco, petec Petro Mekong... Ngoài ra, công ty vẫn phải kinh doanh trong môi trường không bình đẳng, mặt hàng càng lỗ càng phải cung cấp nhiều ( như Mazut), thời kì bị lỗ càng phải tăng nhập khẩu để ổn định thị trường, nhưng khi kinh doanh có lãi, mặt hàng có lãi thì bị cạnh tranh gay gắt, chưa kể mặt hàng nội địa với giá thuế ưu đãi, công ty không được “ mua bán’’ dùng pha chế xăng 83/90 để có lợi nhuận bù mặt hàng lỗ. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường, công ty đã đánh giá lại thị trường, phân tích khả năng cạnh tranh của mỗi đơn vị để xếp loại công ty và có hướng khắc phục thích hợp ( kể cả giải pháp về tổ chức cán bộ). Nhờ các biện pháp này mà công ty đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong cả nước. - Nhà cung cấp Công ty xăng dầu khu vực I là đơn vị sản xuất kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm liên quan, nên nguồn để kinh doanh và phục vụ cho các nhu cầu của đất nước chủ yếu là nhập khẩu. Các nguồn xăng dầu này chủ yếu được nhập từ Singapo, Trung Đông, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... Thực hiện phương châm “ xây dựng mối quan hệ với các nhà cung cấp truyền thống và mở rộng đa dạng hoá mặt hàng”, đồng thời mở rộng thị trường nhập khẩu, thực hiện chào giá cạnh tranh để chủ động về nguồn và lựa chọn đối tác có giá cạnh tranh. Trong những năm qua, cơ cấu nguồn nhập khẩu xăng dầu có sự thay đổi tích cực. Qua đó giảm nguồn Singapo từ 50-60% xuống còn 30- 40% . Duy trì nguồn Trung Đông 25%; tăng tỉ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và mở rộng thêm thị trường Đài Loan. Nhiệm vụ trọng tâm của Công ty là đảm bảo nguồn và kinh doanh xăng dầu, trong đó chú trọng xăng ô tô và diesel. Công ty đã đảm bảo lượng hàng nhập và xuất vượt chỉ tiêu kế hoạch, đáp ứng đầy đủ yêu cầu thường xuyên và đột xuất của sản xuất, đời sống, Quốc phòng ở khu vực Hà Nội, Sơn La và các tỉnh biên giới phía Bắc. Công ty đã giữ vững vị trí chủ đạo của Petrolimex Hà Nội trên địa bàn khu vực và sẵn sàng giúp đỡ chi viện các đơn vị bạn trong Tổng Công ty. - Khách hàng Do đặc thù của những mặt hàng kinh doanh cho nên lượng khách hàng của công ty rất lớn. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu đi lại của các phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất, các hoạt động về quốc phòng....Thị trường của công ty còn được mở rộng ra nước ngoài bằng việc tái xuất sang Lào, Campuchia, Trung Quốc. Nhờ luôn đảm bảo uy tín chất lượng, hình thức kinh doanh phù hợp cho nên công ty luôn giữ được uy tín với khách hàng - Điều kiện tự nhiên , địa lý Ngoài văn phòng công ty đặt tại số Đức Giang - Quận Long Biên -Hà Nội, rất thuận tiện cho việc giao dịch, kí kết hợp đồng kinh tế. Mạng lưới các Chi nhánh, Xí nghiệp và các cửa hàng bán lẻ cũng được đặt tại những vị trí thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Công ty có 105 cửa hàng bán lẻ được phân bố trên cảc trục đường chính của 3 tỉnh thành, là cửa ngõ cho việc kinh doanh xăng dầu trong thị trường nội địa - Môi trường bên trong Công ty có một bộ máy tổ chức phù hợp, đơn giản, không cồng kềnh. Điều này là một lợi thế của công ty. Mọi quyết định trong công ty đều có sự bàn bạc cụ thể và có sự nhất trí cao giữa các thành viên trong hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc.Công ty có một đội ngũ lãnh đạo năng động, nhiệt tình, có trình độ cao. Công ty là một tập thể đoàn kết, vững mạnh. Bầu không khí văn hoá trong công ty rất tốt . Công ty thường xuyên tổ chức thi đua giữa các công ty thành viên và các phòng ban chức năng để tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn. Ngoài ra công ty còn có một điểm thuận lợi là công nghệ, máy móc phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đã được hiện đại hoá, do đó, năng suất lao động của công nhân được tăng nhiều so với trước kia. Với hơn 80 tỷ đồng tiền vốn kinh doanh mục tiêu là tập trung tiềm lực về vốn tại văn phòng Công ty để thực hiện tốt các mục tiêu trong năm qua. Thực tế để tăng hiệu quả sử dụng của đồng vốn Công ty đã thường xuyên xác định lại mức sử dụng vốn trong từng đơn vị trực thuộc. Thực hiện tốt các nghiệp vụ trong kinh doanh như: Bán hàng không dây dưa công nợ, thực hiện tốt chuyển tiền nhanh về Ngân hàng sở tạiđẩy mạnh bán hàng tăng nhanh vòng vốn, khai thác tiềm năng của các đơn vị tổ chức hoặc các nhân có thể liên doanh, liên kết để phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm làm giảm lượng vốn đầu tư cho công trình, năng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty xăng dầu khu vực I nói riêng và Tổng công ty xăng dầu Việt Nam nói chung có thuận lợi rất lớn là chữ tín trên thị trường, với thương hiệu Ptrolimex và biểu tượng chữ P Công ty đã cung cấp ra thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng cao, giá cả hợp lý, tạo diều kiện thuận lợi đối với khách hàng đặc biệt là khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Đây là cơ hội để công ty củng cố vững chắc chữ tín của mình trên thị trường. Ngoài nhiệm vụ kinh doanh chính, Công ty còn mở rộng dịch vụ kinh doanh hàng giữ hộ, dịch vụ vận tải sang Lào, dịch vụ xây dựng và sửa chữa cơ khí và mở rộng đa rạng hoá các mặt hàng kinh doanh, mở rộng dịch vụ tại các cửa hàng ii. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực I 1. Phân tích kết quả tiêu thụ của Công ty theo kết cấu mặt hàng kinh doanh Biểu 1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ chính qua các năm Mặt hàng Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh ( %) 2006/2005 2007/2006 Xăng Diezel Dầu hoả Mazut m3 m3 m3 m3 1.220.400 2.870.190 235.510 1.417.746 1.445.824 2.453.370 295.549 1.416.797 1.700.000 2.400.000 205.000 1.450.000 118,50 88,60 125,50 99.90 117,60 94,36 69,36 102,30 Nhìn vào biểu trên ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty như sau: - Xăng: Năm 2006 so với năm 2005 tăng 225.424 m3, tương đương tăng 18,5%; năm 2007 so với năm 2006 tăng 254.176 m3, tương đương tăng 17,6% - Diezel: năm 2006 so với năm 2005 giảm 326.820 m3, tương đương giảm 11,4%; năm 2007so với năm 2006 giảm 143.370 m3, tương giảm 5,64% - Dầu hoả: Năm 2006 so với năm 2005 tăng 60.039 m3, tương đương tăng 25,5%; năm 2007 so với năm 2006 giảm 143.370 m3 tương đương giảm 5,64% - Mazut: năm 2006 so với năm 2005 giảm 949 m3, tương đương giảm 0,1%; năm 2007 so với năm 2006 tăng 33.203 m3, tương đương tăng 2,3% Có thể nói tổng lượng xuất bán năm 2007 có sự tăng trưởng phù hợp với mức tăng nhu cầu xăng dầu thực tế của toàn bộ nền kinh tế trong năm 2005 và năm 2006 bình quân xấp xỉ 12%/ năm. Tuy nhiên ở thị trường nội địa xét theo từng mặt hàng có sự tăng trưởng không đồng đều so với năm 2004 ( là năm được lấy làm mốc để xác định mức tăng trưởng), biểu hiện rõ rệt ở mặt hàng Diezel cạnh tranh cao, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5%/ năm, nguyên nhân của thực trạng này là: + Lãi gộp năm trước lớn, việc lỗ một mặt hàng chỉ làm giảm lợi nhuận chung. Khi nhà nước “ xiết chặt” quản lý nguồn thu, lãi gộp chỉ còn đủ bù đắp cho chính mặt hàng đó giữa các thời kỳ, không còn khả năng bù cho các mặt hàng khác. Đây là một bất lợi của Công ty do phải thực hiện vai trò chủ đạo ( Phải kinh doanh mặt hàng FO bị lỗ liên tục trong 9 tháng đầu năm) song không được bảo đảm nguồn lực bù đắp, không có đủ khả năng cạnh tranh ở các thời kỳ và ở các mặt hàng có lợi nhuận buộc phải giảm giá mới có thể duy trì thị phần hoặc giảm thị phần ở mức thấp nhất. + Diezel ở thị trường phía nam có 7 tháng bị lỗ, trong đó có 3 tháng đã bán đạt giá tối đa mà vẫn bị lỗ, còn lại 4 tháng do giá thị trường thấp nên buộc phải điều chỉnh giảm giá theo thị trường dẫn đến lỗ. Mặc dù Công ty giao giá thấp hơn giá thành mà vẫn không thể cạnh tranh được. Từ hiện tượng này có thể thấy giá nhập của Công ty tại thời điểm này cao hơn các đối thủ khác và họ đã tận dụng được cơ hội giá thị trường thế giới giảm để nhập nhiều hơn. trong khi đó Công ty phải cân đối bảo đảm nguồn hàng nên khó có thể quyết định mua thêm nữa và do không có kho chứa. Mặt khác, các phòng nghiệp vụ Công ty cũng cần đánh giá cân nhắc kỹ khi ký hợp đồng mua Diezel dài hạn, vì mặt hàng này rất nhạy cảm về giá và tính chất cạnh tranh quyết liệt, độ ổn định thị phần rất thấp. Theo đó độ ổn định thị phần là không chắc chắn thì đầu vào ổn định là không thích hợp. 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua thể hiện ở biểu sau: Biểu 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 2 3 4 5 Sản lượng xăng dầu Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách Thu nhập bình quân 1000 m3 Tỷ Đồng Tỷ Đồng Tỷ Đồng 1000Đ/ng_tháng 5.743 18.833 -800 3.800 1.578 5.701 20.047 150 5.360 1.684 6.731 24.545 120 7.135 1.600 Qua số liệu biểu trên chúng ta thấy: - Sản lượng xăng dầu bán tăng trưởng bình quân gần 9%/ năm. Mức tăng trưởng về sản lượng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, mặc dù trong môi trường kinh doanh hiện nay rất khó khăn giá xăng dầu cao sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nhưng Công ty vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, chiếm giữ 75% thị phần, giữ vững vị trí là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. - Doanh thu bán hàng cũng đạt mức tăng trưởng tương ứng, trong đó sự tăng trưởng doanh thu các hoạt động kinh doanh khác cũng rất mạnh ( năm 2006 đạt 2200 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 30%) - Lợi nhuận: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty không ổn định phụ thuộc rất nhiều về chính sách giá, thuế của nhà nước; Lợi nhuận năm 2004 đạt rất cao nhưng năm 2005 lại lỗ 400 tỷ Đồng do giá xăng dầu thế giới tăng cao, việc điều chỉnh giá bán tối đa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành sản xuất khác và đời sống nhân dân nên nhà nước không điều chỉnh giá bán mà chủ động dùng lãi của xuất khẩu dầu thô để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa. Tuy nhiên, lợi nhuận các hoạt động kinh doanh khác của Công ty luôn tăng trưởng ( năm 2005 lợi nhuận hoạt động kinh doanh khác đạt 134 tỷ Đồng) - Nộp ngân sách: Công ty là một trong những doanh nghiệp nhà nước có số nộp ngân sách lớn nhất mỗi năm từ 4000 đến 7000 tỷ đồng, số nộp ngân sách mỗi năm phụ thuộc chủ yếu vào chính sách thuế, phụ thu của nhà nước. - Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên qua các năm; tiền lương bình quân năm 2005 tăng lên 80% so với tiền lương bình quân năm 2004, thu nhập bình quân năm 2005 tăng 74% so với năm 2004. Như vậy, mức tiền lương và thu nhập trên đảm bảo đời sống cho người lao dộng ổn định ở mức trung bình khá so với mặt bằng của xã hội, làm cho người lao động yên tâm thực hiện tốt công việc được giao và đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng giúp Công ty hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đặt ra. Trong những năm qua Công ty không những đảm bảo mục tiêu ổn định và duy trì mức thu nhập thoả đáng cho người lao động mà thường xuyên nghiên cứu việc đổi mới việc phân phối tiền lương và thu nhập giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi ích giữa các đơn vị thành viên với nhau và giữa những người lao động trong từng đơn vị thành viên nhằm từng bước đưa tiền lương thực sự trở thành động lực chính kích thích người lao động. Công ty là một doanh nghiệp lớn, chịu sự điều tiết rất chặt chẽ của nhà nước về chính sách giá, thuế, phụ thu; Do vậy, kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm không thể hiện rõ nét. Chỉ tiêu sản lượng xuất bán và doanh thu tăng trưởng ở mức cao qua các năm đã phần nào phản ánh sự cố gắng của Công ty nhưng chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách hàng năm không ổn định là phản ánh thiếu chính xác hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp Thực trạng quản trị nhân sự tại công ty xăng dầu khu vực i Tình hình quản trị nhân sự tại Công ty ( Xem biểu 4) Biểu 3: Cơ cấu nguồn nhân lực Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 * Số lượng lao động - Lao động trực tiếp - Lao động gián tiếp * Trình độ - Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp/ CNKT - Chưa đào tạo * Giới tính - Nam - Nữ 1 900 1 480 420 22 500 420 806 152 1065 835 1 848 1 450 398 28 700 800 215 105 1040 808 1 800 1420 380 35 800 650 315 0 1050 750 Qua số liệu ở biểu ta thấy, tổng số lao động trong Công ty có sự thay đổi, cụ thể năm 2006 là 1850 người giảm 52 người so với năm 2005; Năm 2007 là 1800 người giảm 48 người so với năm 2006. Nguyên nhân của việc giảm lao động là do một số lao động của Công ty được chuyển sang các công ty cổ phần và do chủ trương giảm biên chế đồng thời giải quyết và khuyến khích cán bộ công nhân viên nghỉ chế độ của Công ty và Công ty đi vào cơ chế khoán chi phí và định biên lao động đến từng cửa hàng. Đi sâu phân tích ta thấy: Xét theo vai trò lao động - Lao động trực tiếp của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động ( xấp xỉ 78.4%) Số lao động trực tiếp giảm dần qua các năm. Năm 2006 giảm 30 người so với năm 2005, năm 2007 giảm 30 người so với năm 2006. Nguyên nhân giảm là do: Số lao động trực tiếp được chuyển sang các dịch vụ tổng hợp kinh doanh khác ngoài kinh và hàng năm Công ty đưa thêm các thiết bị tự động hoá vào hoạt động. - Số lao động gián tiếp của Công ty tập trung ở các bộ phận chức năng và cũng có sự suy giảm qua từng năm, cụ thể: năm 2006 giảm 22 người so với năm 2005, năm 2007 giảm 18 người so với năm 2006 Xét theo trình độ nhân sự Số lượng cán bộ công nhân viên ở Công ty có trình độ đại học và trên đại học chiếm khoảng 29% ( năm 2005) và thường giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh đạo cấp cơ sở. Qua biểu ta thấy số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học tăng dần qua các năm còn số lượng cán bộ công nhân viên có trình độ sơ cấp/CNKT giảm mạnh năm 2007. Nguyên nhân là do công tác đào tạo của Công ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là do số lượng tuyển dụng lao động đầu vào tăng. Xét theo giới tính Nói chung lao động nam chiếm tỉ trọng lớn trong Công ty và giữ tương đối ổn định qua các năm. Lao động nam chiếm khoảng 57% chủ yếu tập trung ở các đơn vị như: Cảng, Tổng kho Đức Giang, cũng như ở các công việc có độ phức tạp như: Cơ khí, vận tải Còn lao động nữ trong Công ty chiếm tỉ trọng ít hơn khoảng 43%, thường là lao động gián tiếp, tập trung ở các khối phòng ban chức năng và công nhân bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ. Xét theo cơ cấu tuổi Biểu 4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi của Công ty Khoảng tuổi Tổng số Phần trăm ( %) 20 – 30 31 – 40 41 – 50 51 – 60 520 831 350 99 28.45 46.61 19.44 5.50 Tổng 1800 100,0 Đội ngũ lao động của Công ty có tuổi đời khá trẻ. Khoảng tuổi 20 – 40 của Công ty chiếm 28.45%. Do đặc điểm của Công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh nên đến sau năm 2005 độ tuổi người lao động trong khoảng 20 – 40 chiếm đa số là phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế điều mà rất cần thiết cho cạnh tranh trên thị trường. Nhóm tuổi 51 – 60 còn chiếm tỉ lệ cao 5.5%, những người do đủ năm về hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu và chưa muốn về nên họ vẫn tiếp tục làm việc. Vì vậy cơ cấu tuổi như trên có ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả quản trị nhân sự của Công ty. Thực trạng tuyển dụng nhân sự tại Công ty Biểu 5: Tình hình tuyển dụng qua các năm Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 * Tổng số lao động * Tổng số lao động tuyển dụng Đại học Trung cấp CNKT Lao động phổ thông 1900 60 20 10 30 0 1848 50 25 15 10 0 1800 10 5 3 2 0 Qua biểu ta thấy: Trong 3 năm qua, tổng số nhân sự của Công ty thay đổi từ 1900 người năm 2005 xuống còn 1800 người năm 2007, giảm 100 người. Số lượng giảm này chủ yếu do Công ty động viên cán bộ công nhân viên về nghỉ hưu trước tuổi có hỗ trợ kinh phí, mở rộng kinh doanh tổng hợp giải quyết cho lao động nghỉ chế độ Trong 3 năm qua số lượng lao động tuyển dụng cũng tăng cao trong 2 năm 2005 và 2006, cụ thể là 60 và 50 người. Nguyên nhân của việc giảm lao động là: - Do Công ty thiết chặt kỷ luật, giảm bớt lao động dôi dư, điều tiết người giữa các Chi nhánh, Xí nghiệp. Từ đó tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động và tiết kiệm được chi phí kinh doanh. Năm 2007, số lượng lao động tuyển dụng giảm còn 10 người, nguyên nhân: Công ty đã có những quy định quản lý lao động phù hợp với chủ trương, chính sách của nhà nước và yêu cầu quản lý nhân lực của Công ty, do đó công tác quản lý lao động đã đi vào nề nếp, các đơn vị thành viên dã có ý thức tiết giảm và sử dụng hợp lý lao động để tăng năng suất. Các trường hợp tăng tuyệt đối về lao động đều được cân nhắc, xem xét cụ thể, báo cáo Công ty trước khi thực hiện, với những nhu cầu cụ thể cũng phải có phương án báo cáo và thống nhất với Công ty. Công tác tuyển dụng được Công ty đặc biệt quan tâm vì mục tiêu của Công ty đặt ra là tăng chất lượng tuyển dụng chứ không đơn thuần là tăng số lượng lao động. Tăng chất lượng lao động đồng nghĩa với việc tuyển người đúng chỗ, đúng công việc, để nhân viên có thể phát huy mọi khả năng của mình, hoàn thành tốt mọi công việc được giao, giúp Công ty đạt được các mục tiêu đã đề ra. Điều này được thể hiện qua biểu trên, ta thấy rằng số lượng nhân sự được tuyển qua các năm tăng về chất lượng, cụ thể là số lượng lao động có trình độ đại học và trung cấp năm sau tăng cao hơn năm trước. Hình thức tuyển dụng của Công ty: Thi tuyển trực tiếp Các bước tiến hành như sau: Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng Đây là công việc của phòng tổ chức cán bộ, phòng tổ chức cán bộ quản lý tình hình nhân sự nói chung của Công ty có nhiệm vụ cố vấn cho ban lãnh đạo trong công tác tuyển chọn nhân sự, tuyển chọn cán bộ kịp thời vào những khâu thiếu hụt để ổn định tổ chức. Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tổng công ty, Tổng công ty sẽ đề ra các tiêu chuẩn càn thiết cho công tác tuyển dụng là: chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ; tin học; sức khoẻ Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự Thông báo tuyển dụng nhân sự được dán ở bảng thông báo của trụ sở đơn vị tuyển dụng và tông báo trong nội bộ Công ty. Đối với những vị trí quan trọng, thông báo được đăng tải trên báo. Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Phòng tổ chức cán bộ sẽ tổ chức thu nhận hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của các ứng viên để loại bỏ những ứng viên không đạt yêu cầu đã đề ra, nhằm giúp cho Công ty giảm chi phí cho các quá trình tuyển dụng nhân sự ở các bước tiếp theo. Bước 4: Tổ chức phỏng vấn và thi tuyển Công ty chỉ tiến hành phỏng vấn các ứng viên đạt yêu cầu về hồ sơ. Tham gia việc phỏng vấn là một hội đồng xét tuyển gồm trưởng phòng tổ chức cán bộ, trưởng phòng hoặc trưởng đơn vị nơi cần tuyển nhân viên và một số đại diện của các phòng ban liên quan. Các ứng viên sau khi phỏng vấn sẽ được tổ chức thi tuyển gồm 3 môn: chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học Bước 5: Tổ chức khám sức khoẻ Các ứng viên sau khi vượt qua việc phỏng vấn và thi tuyển phải kiểm tra sức khoẻ. Nếu ai không đủ sức khoẻ sẽ bị loại Bước 6: Thử việc Các ứng viên đạt tiêu chuẩn sẽ được thử việc 2 tháng. Nếu trong quá trình thử việc được đánh giá tốt thì được kí hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 năm. Sau 2 năm, ứng viên sẽ được đánh giá lại một lần nữa. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị cắt hợp đồng, còn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ thì sẽ được kí tiếp hợp đồng lao động theo đúng quy định của Công ty. Bước 7: Ra quyết định Giám đốc Công ty là người ra quyết định tuyển dụng lao động. Hợp đồng lao động chính thức sẽ được kí kết giữa Giám đốc Công ty và người lao động 3. Thực trạng đào tạo và phát triển nhân sự Để sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7481.doc
Tài liệu liên quan